Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

05. Ngày thứ năm

12 Tháng Mười 201200:00(Xem: 14438)
05. Ngày thứ năm

TỨ NIỆM XỨ GIẢNG GIẢI

Tác giả: Goenka
Dịch giả: Pháp Thông


NGÀY THỨ NĂM

Ngày thứ năm của khóa thiền Tứ Niệm Xứ (Satipaṭṭhāna) đã qua. Chúng ta đã đi hết phần quán thân - kāyānupassanā.

Quán thân sẽ không hoàn tất nếu không quán thọ - vedanānupassanā, bởi vì "tùy quán" - anupassanā có nghĩa là thể nghiệm liên tục sự thực, điều này hàm ý phải cảm giác được thân. Thực sự ra vedanā hay thọ là trọng tâm trong cả bốn niệm xứ - saṭtipaṭṭhāna. Tâm và Pháp hay các nội dung tâm trí cũng phải được cảm nhận. Không cảm nhận được, việc thực hành chẳng qua chỉ là trò chơi của tri thức. Truyền thống này nhấn mạnh đến thọ vì nó cho chúng ta một sự hiểu biết cụ thể về tính chất vô thường - anicca, của sanh và diệt - samudaya, vaya. Sự hiểu biết ở mức cảm thọ này là tuyệt đối quan trọng vì không có nó sẽ không có tỉnh giác - sampajañña. Không có sampajañña sẽ không có trí tuệ - paññā. Không có trí tuệ sẽ không có minh sát - vipassanā. Không có minh sát sẽ không có Niệm xứ - satipaṭṭhāna, và cũng không có sự giải thoát.

Có thể dùng bất kỳ đối tượng của sự tập trung nào để đạt đến định sâu. Chẳng hạn hơi thở vô - ra, như đã giới thiệu ở đoạn đầu của phần niệm hơi thở - Ānāpāna, có thể được dùng để đạt đến sự an chỉ của sơ thiền (jhāna), rồi an chỉ của nhị thiền, tam thiềntứ thiền. Cùng với niệm hơi thở, cảm thọ cũng được cảm nhận là điều hoàn toàn khả dĩ; nhưng nếu không tuệ tri tính chất sanh - diệt của nó, đó không phải là minh sát - vipassanā. Rồi từ thiền thứ năm đến thiền thứ tám (các bậc thiền vô sắc) thân đã bị quên đi. Các thiền này chỉ làm việc với tâm, và do đó sự tưởng tượng được sử dụng.

Trước khi đạt đến giác ngộ, Đức Phật đã học thiền thứ bảy (vô sở hữu xứ thiền) và thiền thứ tám (phi tưởng phi phi tưởng xứ thiền) từ Āḷāra kālāmaUddaka Rāmaputtachắc chắn ở các thiền chứng này ngài đã có được sự thanh tịnh rất nhiều. Tuy nhiên ngài vẫn thấy còn những bất tịnh ăn rễ sâu xa ở bên trong, những bất tịnh mà ngài gọi là phiền não tùy miên hay phiền não ngủ ngầm anusaya kilesa. Saya có nghĩa là ngủ. Anu chỉ ra rằng chúng (phiền não) đi theo với tâm từ kiếp này sang kiếp khác. Tựa như những ngọn núi lửa đang ngủ chúng có thể phun lên bất cứ lúc nào, và một trong những tùy miên phiền não ấy luôn luôn khởi lên vào lúc chết.

Những phiền não còn lại cũng tiếp tục đi theo vào đời sống kế. Vì lý do này, mặc dù ngài đã hoàn thiện tám thiền chứng, Đức Phật vẫn không chấp nhận là mình đã giải thoát.

Hành hạ thân xác (khổ hạnh) cũng không đem lại kết quả. Ngài tiếp tục khảo sát. Từ niệm hơi thở ngài bắt đầu quan sát cảm thọ, và từ đây ngài có được sự hiểu biết về tính chất sanh - diệt. Chiếc chìa khóa đi đến giải thoát đã được tìm ra. Các bậc thiền mà ngài đã hành trước đây bây giờ có minh sát - vipassanā, cộng thêm vào. Trước đây các bậc thiền này được gọi là lokiya jhānas - các thiền hiệp thế bởi vì chúng vẫn còn đưa đến một sanh hữu mới và vì thế còn phải xoay lăn trong thế gian - loka, còn luân chuyển trong các cảnh giới của vũ trụ. Giờ đây chúng được gọi là lokuttara jhānas - các thiền siêu thế, vì với sự kinh nghiệm tính chất sanh - diệt này chúng sẽ cho quả Niết Bàn, vượt ra ngoài thế gian - loka. Đây là sự đóng góp vô song của Đức Phật cho nhân loại, và nó được đạt đến với cảm thọ - vedanā, đó là lý do vì sao thọ lại rất quan trọng đối với chúng ta.

Vedanānupassanā - Quán các cảm thọ

Vedanāsu vedanānupassī viharati - sống quán thọ trong các cảm thọ.

Thọ được quán hay quan sát trong các cảm thọ như thế nào?

Ở đây không dính líu gì đến sự tưởng tượng, vì điều đó chẳng khác gì người hành thiền đứng ở bên ngoài và đang khảo sát các cảm xúc của mình vậy. Không có ai đứng ở ngoài cả. Bạn phải tự mình kinh nghiệm trực tiếp. Đối với quán thân (kāya) và sau đó quán tâm (citta) và pháp (dhamma) cũng áp dụng như vậy. Việc quan sát phải không có bất kỳ một sự tách rời nào giữa người quan sát và (hành động) quan sát, hoặc không có một sự tưởng tượng về bất kỳ một người khảo sát ở bên ngoài nào cả.

…sukhaṃ vā vedanaṃ vedayamāno 'sukhaṃ vedanaṃ vedayāmī’ti pajānāti…

Kinh nghiệm hay cảm giác một cảm thọ lạc (sukhaṃ vedanaṃ vedayamāno) người hành thiền tuệ tri (pajānāti) đây như là sự cảm giác về một cảm thọ lạc.

…dukkhaṃ vā vedanaṃ vedayamāno 'dukkhaṃ vedanaṃ vedayāmī’ti pajānāti; adukkhamasukhaṃ vā vedanaṃ vedayamāno 'adukkhamasukhaṃ vedanaṃ vedayāmī’ti pajānāti.

Đối với cảm thọ khổ (dukkha vedanā), như đau đớn; và cảm thọ trung tính hay không khổ không lạc (adukkhamasukha vedanā) cũng áp dụng như vậy. Những chữ sukha (lạc hay dễ chịu) và dukkha (khổ hay khó chịu) nói đến những cảm thọ về thân. Đối với những cảm xúc tâm lý dễ chịu (lạc) hay khó chịu (khổ), Đức Phật dùng somanassa (hỷ) và domanassa (ưu). Sukhadukkha vedanā vì thế nói đến cảm thọ trên thân. Mặc dù thân tự nó không thể cảm giác (lạc, khổ), mà chúng được cảm giác bởi một phần của tâm; tuy thế thân vẫn là nền tảng (phát sinh cảm thọ).

Sāmisaṃ vā sukhaṃ vedanaṃ vedayamāno 'sāmisaṃ sukhaṃ vedanaṃ vedayāmī’ti pajānāti; nirāmisaṃ vā sukhaṃ vedanaṃ vedayamāno 'nirāmisaṃ sukhaṃ vedanaṃ vedayāmī’ti pajānāti.

Một cảm thọ lạc được tuệ tri hay hiểu đúng như đang đi kèm với tham ái (sāmisa) hay không đi kèm với tham ái (nirāmisa). Ở Ấn Độ ngày nay chữ nirāmisa có nghĩa là thực phẩm chay và sāmisa có nghĩa là thực phẩm không phải chay (tức mặn). Song ở đây, ý nghĩa của chúng lại là thanh tịnh hay bất tịnh.

Một cảm thọ lạc phát sinh do hành thiền minh sát đúng, nếu nó được quan sát không có tham ái hoặc chấp thủ, sẽ dẫn đến sự thanh tịnh. Cũng cảm thọ lạc, có thể bắt gặp do dính líu đến dục lạc, nếu nó được phản ứng với ái và thủ, hay với một cố gắng muốn làm tăng trưởng nó, là bất thiện và sẽ dẫn đến bất tịnh. Cảm thọ này sẽ dẫn đến sự luân chuyển trong khổ đau. Theo nghĩa này, một cảm thọ lạc có thể là tịnh hay bất tịnh. Một cảm thọ đi kèm với tham ái (sāmisa) chỉ cần quan sát, nhờ thế sự phản ứng sẽ yếu đi và dừng lại.

Một cảm thọ không đi kèm với tham ái (nirāmisa), đối với cảm thọ ấy chỉ có thái độ xả, và không phản ứng, cũng chỉ cần quan sát. Tất nhiên theo quy luật, khả năng quan sát khách quan này sẽ tăng trưởng. Bạn không phải làm gì cả. Pajānāti (tuệ tri) là sự quan sát thuần túy, dựa trên trí tuệ.

Sāmisaṃ vā dukkhaṃ vedanaṃ …nirāmisaṃ vā dukkhaṃ vedanaṃ… pajānāti.

Sāmisaṃ vā adukkhamasukhaṃ vedanaṃ… nirāmisaṃ vā adukkhamasukhaṃ vedanaṃ vedayamāno 'niramisaṃ adukkhamasukhaṃ vedanaṃ vedayāmī’ti pajānāti.

Tương tự, thọ khổ (dukkha vedanaṃ) được kinh nghiệmbất tịnh do có hay không có sự phản ứng với nó. Thọ ấy cũng chỉ được quan sát, tuệ trichấp nhận đúng như nó là. Đối với thọ không khổ không lạc hay trung tính cũng hiểu theo cách như vậy.

Iti ajjhattaṃ vā vedanāsu vedanānupassī viharati,bahiddhā vā vedanāsu vedanānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā vedanāsu vedanānupassī viharati.

Cũng như trong mỗi đoạn, những trạm tương tự giờ đây được nối tiếp theo sau. Các cảm thọ được cảm giác ở bên trong và trên bề mặt của thân, và rồi cảm giác cả bên trong lẫn bề mặt cùng một lúc ở khắp toàn bộ cấu trúc vật lý (thân).

Truyền thống khác giải thích ajjhattaṃ này là sự cảm giác trên thân mình, bahiddhacảm giác trên thân người khác, còn ajjhatta-bahiddhā là lúc thì cảm giác trên thân mình và lúc thì cảm giác trên thân người khác. Như trước, truyền thống (thiền) của chúng ta không chấp nhận điều này. Người hành thiền đang hành thiền một mình, hoặc trong rừng, hoặc dưới một gốc cây, hay trong một căn phòng. Người ta lý luận rằng, khi đi khất thực vị sư gặp những người khác và có cơ hội cảm giác hơi thởcảm thọ của họ này. Tuy nhiên, phải nhớ rằng khi đi ra ngoài mắt của người hành thiền nghiêm túc luôn luôn ngó xuống (okkhitta-cakkhu) và quá lắm họ cũng chỉ thấy được chân của người khác khi họ đi mà thôi: vì thế sự giải thích này dường như không hợp lý. Dĩ nhiên, ở một giai đoạn rất cao của sự quan sát người hành thiền cũng sẽ rất nhạy cảm đối với các cảm thọ của người khác, với những rung động của môi trường chung quanh và của những vật hữu tình và vô tình khác. Có thể hiểu ý nghĩa của đoạn kinh theo cách này cũng được. Ngoài ra thì để thực hành trên hơi thở hay cảm thọ của người khác là điều không thể làm được. Bởi thế tốt hơn hết hãy xem ajjhattaṃ như "bên trong" và bahiddhā như "trên bề mặt của thân bạn".

…Samudayadhammānupassī … vayadhammānupassī … samudayavajadhammānupassī vā vedanāsu viharati…

Trạm này và những trạm sau, được thấy ở mỗi đoạn kinh, rất là quan trọng. Người hành thiền phải trải qua những trạm ấy. Sự sanh khởi của thọ, sự diệt của thọ, và sự sanh và diệt tức thời của thọ phải được cảm giác.

…'atthi vedanā’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti.

Trong phần quán thân - kāyānupassanā - giai đoạn 'atthi kāyo’ti – “đây là thân” xảy đến khi thân trở thành chỉ thuần một khối các hạt hạ nguyên tử hay kalapas (tổng hợp sắc), không có sự đánh giá hay phán xét; tưởng (saññā) không còn nhận thức nó (thân) như người hay thú, giống đực hay giống cái, đẹp hay xấu nữa. Thân chỉ là thân, không có sự phân biệt nào cả. Tương tự, thọ - vedanā - giờ đây được thấy chỉ như thọ, không lạc cũng không khổ. Không có sự phán xét, không có sự đánh giá, không có tưởng tri (saññā). Niệm lúc này được thiết lập về thọ kể như các cảm thọ. Sau đó các trạm tương tự cũng diễn ra cho đến mục tiêu cuối cùng.

Yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati.

Vai trò của thọ - vedanā được xem là khám phá vĩ đại của Đức Phật cho nhân loại. Nó là giao lộ quan trọng từ đó hai con đường khởi sự: hoặc dukkha-samudaya-gāminī paṭipadā - khổ tập đạo, con đường trong đó khổ đau được tạo ra liên tục, hoặc dukkha-nirodha gāminī paṭidanā - khổ diệt đạo, con đường trong đó khổ đau hoàn toàn bị diệt trừ. Ngài đã khám phá ra rằng mọi phản ứng, mọi hành (saṅkhāra) chỉ có thể phát sinh với việc cảm giác một cảm thọ - dù cho đó là lạc, khổ hay bất khổ bất lạc thọ. Ở mức thâm sâu tâm luôn luôn phản ứng lại với cảm thọ ở khắp toàn thân, trong từng phân tử, bất cứ chỗ nào có sự sống. Trừ phi thọ - vedanā - được kinh nghiệm, bằng không bất kỳ sự giải thoát nào khỏi tham ái hay sân hận cũng chỉ là ở bề mặt của tâm. Đó chẳng qua là ảo tưởng về sự không phản ứng mà thôi bởi vì nó chỉ liên quan đến các đối tượng bên ngoài, đến ngoại trần - sắc, thinh, hương, vị, xúc. Cái bị bỏ quênthực tại về phản ứng của bạn bởi vì mỗi xúc chạm của đối tượng với một căn môn chắc chắn phải tạo ra một cảm thọ trên thân, có thể đó là lạc, khổ hay trung tính. Điều này đã bị bỏ quên.

Bạn phải đi vào chiều sâu, nơi mà bạn cảm giác các cảm thọ và vẫn chưa phản ứng đó. Chỉ khi bạn chánh niệm về các cảm thọ và giữ thái độ xả đối với chúng, bạn mới có thể thay đổi được lề thói quen của tâm ở mức thâm sâu nhất. Các hành - saṅkhāra ăn rễ sâu xa giống như những đường khắc trên đá do búa và đục tạo ra vậy - các phiền não tùy miên (anusaya kilesa) này lúc đó có thể trồi lên và diệt. Ngược lại tiến trình sinh sôi nảy nở (của tùy miên phiền não) sẽ tiếp tục. Do đó, thọ (vedanā) đóng một vai trò rất quan trọng trong niệm xứ - sati paṭṭhāna.

Cittānupassanā - Quán tâm

citte cittānupassī viharati

Người hành thiền thực hành quán tâm trong tâm như thế nào?

"Trong tâm" (citte) có nghĩa là bằng kinh nghiệm trực tiếp, như "trong thân" và "trong thọ" vậy. Để tránh bất kỳ một sự tưởng tượng nào có thể có về tâm thì một điều gì đó phải xảy ra trong tâm bởi vì khi một điều gì xảy ra và rồi diệt, nó có thể được cảm giác như một cảm thọ.

Sarāgaṃ vā cittaṃ 'sarāgaṃ cittaṃ’ti pajānāti, vītarāgaṃ vā cittaṃ 'vītarāgaṃ cittaṃ’ti pajānāti.

Sarāgaṃ nghĩa là với tham hay có tham, sa-rāga. Nếu tham ái đã khởi lên trong tâm, tham ái này chỉ được quan sát. Khi nó diệt, và tâm thoát khỏi hay không có tham ái (vīta-rāgaṃ) điều này cũng chỉ được quan sát, tham ái sanh lên và diệt.

Sadosaṃ vā cittaṃ … vītadosaṃ vā cittaṃ 'vitadosaṃ cittaṃ’ti pajānāti.

Samohaṃ vā cittaṃ 'samohaṃ cittaṃ’ti pajānāti, vītamohaṃ vā cittaṃ 'vītamohaṃ cittaṃ’ti pajānāti.

Thực tại của một cái tâm có hay không có sân (dosa) được quan sát và khi sân diệt tâm thoát khỏi nó. Tương tự moha (si, ảo tưởng, lầm lẫn, vô minh) được quan sát: khi si diệt tâm thoát khỏi nó.

Saṅkhittaṃ vā cittaṃ … vikkhittaṃ vā cittaṃ …

mahaggataṃ vā cittaṃ … amahaggataṃ vā cittaṃ …

sa­-uttaraṃ vā cittaṃ … anuttaraṃ vā cittaṃ …

samāhitaṃ vā cittaṃ … asamāhitaṃ vā cittaṃ …

vimuttaṃ vā cittaṃ … avimuttaṃ vā cittaṃ 'avimuttaṃ cittaṃ’ti pajānāti.

Dù cho tâm được tập trung và thâu nhiếp (saṅkhitta) hay tán loạn (vikkhitta) điều này chỉ được quan sátchấp nhận. Trong các bậc thiền sâu hơn khi tâm được mở rộng ra, bằng cách dùng sự tưởng tượng, đến một vùng không giới hạn, nó được gọi là đại hành tâm (mahaggata). Dù đại hành hay không đại hành - tâm cũng chỉ được quan sát đúng như nó là. Sa-uttara nghĩa là có những tâm cao thượng hơn, hoặc có những phạm vi cho sự phát triển. Anuttara là khi không có gì cao hơn (vô thượng): tâm đã đạt đến giai đoạn cao tột nhất. Điều này cũng được quan sát. Dù tâm có định (samādhita) hay không có định cũng được quan sát. Dù tâm được giải thoát (vimutta) hay trong trói buộc cũng được quan sát.

Iti ajjhattaṃ vā…bahiddhā vā…ajjhattabahiddhā vā citte cittānupassī viharati.

Cũng những trạm tương tự tiếp theo sau. Tâm được quan sát bên trong và bên ngoài. Ở đây một lần nữa, truyền thống này không chấp nhận bahiddha như tâm của một người khác. Tất nhiên ở một giai đoạn thanh tịnh cao hơn người hành thiền phát triển năng lực thần thông có thể đọc được tâm của người khác, song đây không phải là trạm cuối cùng.

Tâm bên trong (ajjhattaṃ) là tâm đang kinh nghiệm một điều gì đó trong cơ cấu của thân. Tâm được xem như bên ngoài khi nó kinh nghiệm một đối tượng từ bên ngoài, tức là khi nó cảm nhận một âm thanh tiếp xúc với tai, một hình thể với mắt, một mùi với mũi, một vị với lưỡi, một cái gì đó xúc chạm với thân, hoặc một tư duy về điều gì ở bên ngoài. Tuy nhiên toàn bộ tiến trình vẫn nằm trong cơ cấu của thân. Tâm tự nó luôn luôn ở trong thân, ngay cả khi đối tượng của nó là ở bên ngoài.

Sau đó hành giả kinh nghiệm sự sanh - diệt và đạt đến giai đoạn 'atthi cittam’: chỉ có thức (viññāṇa), chỉ có tâm, không có "Tôi" hay "tâm của tôi". Niệm được thiết lập theo cách này. Rồi chỉ có trí tuệ hay chỉ có sự hiểu biết thuần túy, chỉ có sự quan sát thuần túy. Không có gì để xác nhận hay để nắm giữ.

'atthi cittaṃ’ti … na ca kiñci loke upādiyati.

Người hành thiền Minh sát (vipassanā) hiểu vì sao và khi nào chỉ thuần có chánh niệm, chỉ thuần có sự nhận thức vận hành. Không có tiến trình sinh sôi nảy nở của khổ. Hãy nhớ lại những lời Đức Phật đã nói với vị đạo sĩ già, người đã đi suốt chặng đường xa từ Bombay đến Sāvatthi để gặp Đức Phật. Những lời này là đủ: diṭṭhe diṭṭhamattaṃ bhavissati… "Trong cái thấy chỉ có cái thấy", không có gì ngoài nó, vì không có sự đánh giá hay phản ứng ở đây. "Nghe chỉ là nghe, ngửi chỉ là ngửi, nếm chỉ là nếm, xúc chạm chỉ là xúc chạm, và …viññāte viññātamattaṃ… nhận thức chỉ là nhận thức". Dĩ nhiên để đạt đến giai đoạn cao này phải có thời gian. Nhưng nó phải đạt đến để kinh nghiệm Niết Bàn.

Việc thực hành là để hiểu tiến trình này. Tất cả các giác quan hay căn môn đều ở trên thân, vì thế thântrung tâm. Có một sự xúc chạm với mắt, tai, mũi, lưỡi, thân hoặc tâm. Thức (viññāṇa) nhận biết rằng có một cái gì đó đã xảy ra. Rồi tưởng (saññā) đánh giá nó là tốt hoặc xấu, và thọ trở thành lạc hay khổ. Hành (saṅkhāra) phản ứng lại, và mối ràng buộc đã trở nên rất mạnh. Việc thực hành là để làm yếu đi hành (saṅkhāra) và tưởng (saññā) đồng thời làm cho thức (viññāṇa) mạnh thêm, cho đến khi không có cái gì khác ngoài trí hiểu biếtchánh niệm thuần túy - yāvadeva ñaṇamattāya paṭissati-mattāya.

Đức Phật, trước khi giác ngộ, đã hành tám thiền chứng. Thiền thứ tám gọi là nevasaññāsaññāyatana - phi tưởng phi phi tưởng - trong thiền này, tưởng (saññā) không thể nói là có hiện hữu hay không hiện hữu. Mặc dù tưởng đã trở nên rất yếu, nó vẫn hiện hữu, vì thế Đức Phật vẫn chưa tự gọi mình là một bậc giải thoát. Sử dụng minh sát (vipassanā) ngài phát triển các thiền siêu thế (lokuttara jhānas), dẫn đến Niết Bàn, và đã giới thiệu "thiền thứ chín", mà Ngài gọi là "diệt thọ tưởng" (saññā-vedayita-nirodha). Ở đây tưởng (saññā) và thọ (vedanā) dừng hẳn. Bao lâu tưởng còn vận hành, dù yếu ớt, nó vẫn sẽ tạo ra một phản ứng - saṅkhāra. Để kinh nghiệm được giai đoạn thức (viññāṇa) chỉ là thức, tưởng phải hoàn toàn đoạn diệt.

Dhammānupassanā - Quán Pháp (Quan sát các nội dung tâm trí)

dhammesu dhammānupassi viharati

Sống quán pháp trong các pháp

Cũng giống như quán thân (kāyanupassanā) sẽ được xem là chưa hoàn chỉnh nếu không quán thọ (vedanānupassanā) thế nào thì quán tâm (cittānupassanā) cũng sẽ chưa hoàn chỉnh nếu không quán pháp (dhammānupassanā) như vậy. Để cảm giác được tâm và thân, một điều gì đó phải phát sinh trên tâm và thân, nếu không thì việc thực hành chỉ là sự tưởng tượng. Do đó tâm chỉ có thể được kinh nghiệm khi có điều gì phát sinh và diệt ở đó, chẳng hạn như tham (rāga), sân (dosa), hoặc si (moha).

Những gì tâm chứa đựng là dhamma (pháp).

Nhiều từ Đức Phật dùng rất khó dịch, bởi vì chúng không có những tương đương trong các ngôn ngữ khác. Trong số đó, từ Dhamma là khó nhất. Tầm ý nghĩa của pháp rất rộng lớn. Nghĩa gốc của nó là dhāreti’ti dhammo: cái được chứa đựng. Đó là những gì được chứa đựng trong tâm.

Theo một nghĩa khác, pháp trở thành tính chất hay đặc tính của bất cứ những gì phát sinh trong tâm.

Attano sabhāvaṃ attano lakkhaṇaṃ dhāreti'ti dhammo.

Dhamma ở đây là tự tính (seft nature), đặc tính riêng được chứa đựng (trong nó).

Đôi khi trong cách diễn đạtẤn Độ ngày nay, người ta nói rằng pháp (dhamma) của lửa là đốt cháy. Đốt cháy là đặc tính của lửa, nếu không thì nó không phải là lửa. Pháp (dhamma) của nước đá là làm cho mát, nếu không nó không phải là nước đá. Tương tự, tham ái (rāga) chứa đựng pháp (dhamma) riêng hoặc đặc tính riêng của nó, đặc tính ấy là để tạo ra sự kích động và khổ đau. Pháp của từ ái và bi mẫn là an tịnh, hòa hợp và bình yên. Như vậy, pháp trở thành bản chất hay tính chất của một vật.

Sau một vài thế kỷ, từ Pháp (dhamma) hay bản chất, đã chia thành thiện (kusala) và bất thiện (akusala), nói đến quả của nó. Những bất tịnh chứa trong tâm - như nóng giận, sân hận, thù hận, dục vọng, sợ hãi, tự kỷ, vốn cho quả bất thiện - được gọi là akusala (bất thiện). Những phẩm chất đáng khen của một người và những phẩm chất đem lại một cuộc sống tốt đẹp hơn - như lòng bi mẫn, thiện chívị tha phục vụ - được gọi là kusala (thiện). Như vậy, trong văn chương cổ chúng ta thấy Dhamma đã chia thành "tịnh" và "bất tịnh" rồi.

Dần dần, akusala (bất thiện) trở thành adhamma - phi pháp hoặc pāpa - ác pháp hay tội, những gì khiến cho phải xoay lăn trong đau khổ. Khi đó, Dhamma (pháp) được dùng để chỉ bất cứ điều gì thuộc về thiện, chứa đựng trong một người, vốn đưa đến giải thoát.

Ý nghĩa của Pháp (dhamma) tiếp tục được mở rộng ra. Theo đó, Pháp bắt đầu được hiểu như kết quả của việc quan sát một nội dung tâm trí - chẳng hạn những gì xảy ra như kết quả của sân hận hay kết quả của lòng bi mẫn - quy luật của nhân và quả hay quy luật của tự nhiên. Do đó, dhamma có thể là bất cứ những gì được chứa đựng trong tâm, hay đặc tính của cái được chứa đựng, hay quy luật của tự nhiên - đó là, quy luật của vũ trụ.

Người hành thiền quán pháp như thế nào?

Nīvaraṇapabbaṃ - Các triền cái

dhammesu dhammānupassī viharati pañcasu nīvaranesu

Sống quán pháp trong các pháp dưới hình thức năm triền cái.

Nīvaraṇa có nghĩa là "bức màn" hay "vật che phủ", tức cái ngăn không cho thấy thực tại. Trong những khóa thiền mười ngày chúng tôi thường nói về năm triền cái này như năm kẻ thù: tham, sân, hôn trầm, trạo cử, và nghi. Xin nêu ra một ví dụ. Vào cái thời không có gương soi, người ta thường nhìn hình ảnh phản chiếu của mặt mình trong một lu nước trong có đủ ánh sáng. Nếu như nước đó dơ bẩn, có màu, hay xao động, bạn không thể thấy hình ảnh trung thực của mình được. Tương tự, năm triền cái (nīvaraṇa) này là những kẻ thù đối với tiến bộ của bạn trên con đường quan sát thực tại bởi vì chúng làm méo mó hay ngăn không cho bạn thấy thực tại.

Ở đây cũng vậy, không liên quan đến sự tưởng tượng: pháp (dhamma) phải được kinh nghiệm trực tiếp trong các pháp (dhammesu). Nó cũng không liên quan đến bất kỳ sự suy tưởng nào. Vậy những triền cái này được quán như thế nào?

santaṃ vā ajjhattaṃ kāmacchandaṃ 'atthi me ajjhattaṃ kāmacchando’ti pajānāti,

asantaṃ vā ajjhattaṃ kāmacchandaṃ 'nathi me ajjhattaṃ kāmacchando’ti pajānāti

Khi một khát khao dục lạc hay tham dục (kāmacchanda) có mặt ở trong tâm, điều này chỉ cần chấp nhận. Chỉ có chánh niệm về sự kiện này. Khi tham dục không có mặt, điều này được tuệ tri: chỉ chánh niệm về thực tại đúng như nó là; từ sátna này sang sátna khác.

yathā ca anuppannassa kāmacchandassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa kāmacchanda pahānaṃ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa kāmacchandassa ayatiṃ anuppādo hoti tañca pajānāti.

Rồi những tham dục (kāmacchandas) vốn nằm sâu bên trong ấy trước đây chưa trồi lên (anuppanna) nay trồi lên (uppāda). Điều này cũng cần hiểu rõ hay tuệ tri (pajānāti). Các pháp sanh, không sớm thì muộn sẽ diệt, samudayavaya; tương tự tham ái này sanh và sẽ diệt. Khi hết lớp này đến lớp khác sanh lên và được quan sát, chúng sẽ bị đoạn trừ (pahāna). Các lớp (tham dục) đã bị đoạn trừ (pahāna) không còn khởi lên trở lại (āyatiṃ anuppādo). Tất cả sự kiện này chỉ được quan sáttuệ tri (pajānāti) đúng như nó là.

Khi tất cả tham dục tích lũy đã bị đoạn trừ, sự giải thoát viên mãn được đạt đến. Thói quen phát ra tham ái đã chấm dứt, và giờ đây không một hành (saṅkhāra) nào như vậy có thể được tạo thêm nữa.

santaṃ vā ajjhattaṃ byāpādaṃ …

santaṃ vā ajjhattaṃ thinamiddhaṃ …

santaṃ vā ajjhattaṃ uddhaccakukkuccam …

santaṃ vā ajjhattaṃ vicikicchaṃ … tañca pajānāti.

Cũng theo cách ấy, người hành thiền tuệ tri sân (byāpādaṃ) có mặt hay không có mặt. Toàn bộ tiến trình minh sát (vipassanā) được mô tả trong những đoạn này. Bất cứ sân tùy miên nào (sân ngủ sâu trong tâm thức), giống như ngọn núi lửa ngủ ngầm bên trong phát sinh. Sự kiện này cũng được quan sát và đoạn trừ. Nếu lề thói quen này không hoàn toàn thay đổi, các hành (saṇkhāra) thuộc sân hận cùng loại sẽ phát sinh trở lại. Khi tất cả đã đã được đoạn trừ tận gốc rễ, không sân nào có thể trở lại. Đây là mục tiêu cuối cùng. Đối với một vị Alahán, việc phát ra tâm tham hay sân mới là điều không thể có.

Tương tự, hôn trầm - thụy miên hay trạng thái buồn ngủ của tâm và thân (thīna - middha); trạo cử, hối quá hay sự dao động không yên (uddhaca-kukkucca) và hoài nghi, do dự (vicikicchā) được đoạn trừ.

Hiển nhiên rằng mọi Pháp (dhamma), hay bất cứ điều gì phát sinh trong tâm - ngay cả một ý tưởng thoáng qua - cũng bắt đầu chảy cùng với một cảm thọ trong thân: vedanā samosaraṇā sabbe dhammā (tất cả pháp phát sinh trong tâm đều kèm theo bởi cảm thọ). Quy luật tự nhiên này được Đức Phật thực chứng chứ không phải tạo ra nó. Bất cứ điều gì phát sinh, dù đó là sân hận, tham dục hay một trạng thái tâm nào khác - nếu cảm thọ được quan sát thì người hành thiền đang đam làm việc đúng. Bằng không, đó chỉ là một trò chơi của tri thức. Ở trên bề mặt sân hận có thể đã ra đi, nhưng tận sâu bên trong cảm thọ vẫn còn, và tâm tiếp tục phản ứng lại cảm thọ ấy với sân hận mà người hành thiền thậm chí không biết được. Do đó, đối với truyền thống (thiền niệm thọ) này, cảm thọ trong thân không thể bị bỏ quên. Những lời dạy của Đức Phật đã quá rõ ràng: sampajaññaṃ na riñcati. Mỗi sátna phải là (sátna) chánh niệm về cảm thọ đang sanh diệt.

Dù bạn đang thực hành bất cứ phần nào của quán thân, hay quán thọ, hay quán tâm hay quán pháp, nếu không có sự tuệ tri tính chất sanh - diệt của cảm thọ, bạn chẳng thể nào đi vào cũng như đoạn trừ những bất tịnh đã tích lũy ở tận sâu trong tâm. Việc thực hành của bạn sẽ chỉ là một trò chơi trên bề mặt.

Những trạm tương tự tiếp nối theo sau:

Iti ajjhattaṃ vā dhammesu dhammānupassī viharati …'atthi dhammā’ti … na ca kiñci loke upādiyati.

Quan sát bên trong và trên bề mặt, rồi quán sự sanh và diệt, giai đoạn 'atthi dhammā’ti (đây là Pháp, hay có pháp đây), đã đạt đến: không tốt cũng không xấu, không của tôi cũng không của anh, (pháp) chỉ là quy luật của tự nhiên, chỉ là những nội dung tâm trítính chất của chúng thuần túy mà thôi. Những trạm y như trước diễn tiến theo nhau cho đến khi không còn gì để chấp thủ.

Khi tham ái đã khởi, bạn không thể đẩy nó ra với sân hận; nếu không bạn sẽ phát ra một hành (saṅkhāra) thuộc sân hận mới. Nếu bạn chỉ chấp nhận rằng có tham ái trong tâm, và quan sát nó, lúc đó phản ứng, vốn là bản chất của tham ái, sẽ không sanh sôi nảy nở được. Nó sẽ yếu đi và biến mất. Bất cứ bất tịnh nào trong tâm cũng được quan sát như thế. Ngay cả việc thực hành quán thân bất tịnh, như trong những đoạn mở đầu của phần kāyanupassanā (quán thân), cũng đã được Đức Phật giới thiệu chỉ như một bước đầu để mang người hành thiền vào trong đạo lộ chân chính mà thôi. Một khi việc minh sát (vipassanā) đã khởi sự, phải không còn ác cảm hay tâm sân đối với tấm thân xấu xí này nữa; lúc đó thân chỉ được quan sát đúng như nó là với trí tuệ (thấy rõ) sự sanh và diệt - yathābhūta-ñāṇa-dassanaṃ. Chữ ñāṇa (trí), như trong pajānāti (tuệ tri), chỉ là chánh niệm hợp với sự hiểu biết về tính chất vô thường (anicca). Bất cứ cái gì sanh dù tốt hay xấu, tịnh hay bất tịnh - cũng chỉ có sự quan sát, không cố gắng ngăn chặn hay đẩy nó ra. Đây là đạo lộ chân chánh đi đến mục tiêu cuối cùng.

Đạo lộ dù dài, nhưng nó khởi sự với bước chân đầu tiên. Đừng thối chí nếu như mục tiêu cuối cùng còn xa xăm vạn dặm. Trên đạo lộ (giải thoát) này không có nỗ lực nào uổng phí cả. Bất cứ nỗ lực nào bạn bỏ ra đều đem lại cho bạn sự lợi ích. Bạn đã khởi sự bước đi trên đạo lộ chân chánh hướng đến mục tiêu cuối cùng. Từng bước, từng bước một, khi bạn càng lúc càng đến gần hơn, chắc chắn bạn sẽ đạt đến mục tiêu cuối cùng.

Cầu mong các bạn giữ vững từng bước, từng bước đi trên đạo lộ này. Hãy tận dụng thời gianphương tiện. Hiểu rõ những lời dạy trực tiếp của Đức Phật, khai thác triệt để kỹ thuật tuyệt diệu này. Cho đến mức có thể hãy cố đừng quên tỉnh giác (sampajaññā) trong bất kỳ tình huống nào. Ngoại trừ lúc ngủ say, còn ra hãy cố gắng chánh niệm với trí tuệ tỉnh giác trong mọi hoạt động của thân, vì sự tốt đẹp, sự lợi íchgiải thoát của bạn. Cầu mong tất cả các bạn được giải thoát khỏi mọi ách phước, mọi khổ đau.

Cầu mong tất cả chúng sinh được an vui.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19455)
Sau bồ đề tâm, người ta bước vào phần chính yếu của thực hành, được gọi là triệu thỉnh, triệu thỉnh gần hơn, thành tựuthành tựu vĩ đại, ví dụ, quán tưởng, trì tụng và định.
(Xem: 18569)
Khi đã thọ nhận giáo lý, chúng ta cần tự mình quán chiếu về nó. Chúng ta cần đạt được vài sự xác quyết và tin tưởng về giá trị và những phương pháp của giáo lý.
(Xem: 16106)
Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.
(Xem: 29919)
Phật Pháp dạy chúng ta các phương tiện để tạo ra an lạc cho bản thân. Để đạt được một niềm an lạc nào đó, ta không phải lao lực, mà cần phải làm việc bằng tâm thức của mình.
(Xem: 25500)
Con đường hướng về sự nhẹ nhàng, chẳng lẽ không là hướng mở đúng đắn giữa một nhịp sống chẳng “nhẹ” chút nào, giữa bao nhiêu lực tấn công từ mọi phía...
(Xem: 21634)
Trong Mật thừa, chính nhờ đạo sư mà bạn tiến tới giác ngộ. Vị thầy gốc tối thắng giới thiệu bạn đến trạng thái thiên bẩm của trí tuệ, chỉ nó ra cho bạn.
(Xem: 17840)
Từ xưa, Phật giáo Trung Hoa cho hệ thống những người chuyên tâm tọa thiềnThiền tông bao gồm cả hai hệ thống Thiên ThaiTam Luận chớ không nhất thiết chỉ có Đạt Ma tông... Lê Sỹ Minh Tùng
(Xem: 20844)
Thấu hiểu luật nhân quả sẽ giúp chúng ta luôn đi đúng đường, luôn tỉnh giác về chính mình, những hành động mà mình đang tạo tác và con đường mình đang đi.
(Xem: 26366)
“Milarepa, Con Người Siêu Việt” là bản dịch tiếng Việt do chúng tôi thực hiện vào năm 1970 và được nhà xuất bản Nguồn Sáng ấn hành tại Sài gòn vào năm 1971
(Xem: 33376)
Phật hoàng Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm, sinh ngày 07/12/1258 (11/11/Mậu Ngọ), con trưởng của Vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh.
(Xem: 52202)
Đại Luận Về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ (Lamrim Chenmo) - Nguyên tác: Je Tsongkhapa Losangdrakpa - Việt dịch: Nhóm Dịch Thuật Lamrim Lotsawas
(Xem: 22904)
Vu Lan của người xuất thế ngoài lắng sâu trong tiềm thức tưởng nhớ mẹ cha, hiếu nghĩa ông bà còn phải làm những việc hiếu mà người ngoài thế khó có thể đảm đương nổi...
(Xem: 23428)
Với tự thân, Rahula đã có những nỗ lực tuyệt vời, với mẫu thân, Tôn giả đã thể hiện vai trò một người con hiếu rất mực cảm động.
(Xem: 39686)
Tập sách nhỏ này là tài liệu hướng dẫn tu tập minh sát, đối tượng tứ oai nghi của thiền sư Achaan Naeb, được thiền viện Boonkanjanaram biên soạn...
(Xem: 21811)
Đời sau dài hơn đời này, vì thế hãy bảo vệ kho tàng đức hạnh của con để cung cấp cho tương lai. Khi con chết, con sẽ bỏ lại tất cả; chớ tham luyến bất kỳ điều gì.
(Xem: 22403)
Trước mắt tôi hiện lên bao người Mẹ. Này đây nước mắt Mẹ mừng vui khi con khôn lớn, khi con nên vợ nên chồng; này đây dáng Mẹ cánh cò, cánh vạc xăm xăm sớm tối đi về...
(Xem: 6871)
Những trang sách “HỘ NIỆM: KHẾ LÝ - KHẾ CƠ” này được chư vị phát tâm ghi chép lại từ những buổi tọa đàm ngắn trong những buổi cộng tu tại Niệm Phật Đường A-Di-Đà ở vùng Brisbane Úc-Đại-Lợi.
(Xem: 22745)
Thường Tịch Quang Tịnh Độ là cõi ấy chỉ toàn là ánh sáng, dệt nên những tia quang phổ khi chúng sinh được sinh về đây... HT Thích Như Điển
(Xem: 69851)
Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Khi Ngài đản sinh ra đời có đầy đủ 32 tướng tốt chính của Bậc Đại Nhân...
(Xem: 44060)
Thiền dạy cho ta KHÔNG BIẾT, để lắng lòng tỉnh thức trước mọi tình huống cám dỗcon người nhận giặc làm con, nhận giả làm chơn, không thể nào vượt thoát sanh tử luân hồi...
(Xem: 23116)
Cổ đức bảo: “Kinh là lời Phật, Thiền là Tâm Phật”. Trên lộ trình Giác ngộ, hành giả cần phải thực hành cả hai mặt: Thấu ngữ và Đạt tâm... Thích Giác Nguyên
(Xem: 35072)
Tùy thuộc vào thiền quán đều đặn trên tri kiến được thâu nhận xuyên qua an lập rằng không TÔI cũng không là của tôi hiện hữutự tính, các sự tượng trưng, tên là, ngã...
(Xem: 44121)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
(Xem: 42943)
Khi buông hết tất cả, quý vị có thể tin tưởng vào Tự tánh của mình 100%. Lúc ấy tâm của quý vị trong sáng như hư không, như tấm gương trong suốt...
(Xem: 44443)
Không phải chúng ta hành thiền để được người khác mến phục, kính nể nhưng để đóng góp vào sự bình an của thế giới. Chúng ta làm theo những lời dạy của Ðức Phật...
(Xem: 24932)
"An cư để nuôi lớn tình thương cứu giúp muôn loài, Kiết hạ để nghiêm trì tịnh giới giải thoát tự thân..." HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 24401)
Đây là những bản dịch giới thiệu những tư tưởng quan trọng của những vị sáng Tổ của ba tông phái Tịnh Độ Nhật Bản. - HT Thích Như Điển
(Xem: 39265)
Đức Phật dạy Bốn Thánh Đế này cho chúng ta để đắc chứng Niết-bàn, Thánh Đế Thứ Ba, chấm dứt hoàn toàn tái sanh và do đó cũng chấm dứt luôn Khổ.
(Xem: 39275)
Cõi Cực Lạc hay cõi Tịnh Độ mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni muốn giới thiệu cho chúng sanhthế giới Ta Bà nầy là cõi: Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ... HT Thích Như Điển
(Xem: 17279)
Một vị thầy đầy đủ năng lực được gọi là “bậc trì giữ Kim Cương sở hữu ba giới nguyện.” Ngài sở hữu những phẩm tánh hoàn hảo được trao cho bên ngoài với các biệt giới giải thoát...
(Xem: 18074)
Tôn giáophương tiện, là phương pháp hoặc công cụ có thể hỗ trợ mọi người hòa nhập vào đời sống tâm linh. Điều đó nên như vậy nhưng đôi khi nó lại không được thực hiện.
(Xem: 19291)
Bài tụng giảng về tất cả các pháp đều phát xuất từ một Nguồn (Source), cũng như cành, lá, hoa, trái của một cây đều từ một gốc mà ra.
(Xem: 35717)
Thiền sư Nhật Dōgen Kigen (Đạo Nguyên Hy Huyền) (1200-1253), cũng thường được gọi là Eihei Dōgen, là vị tổ sáng lập tông Tào Động (Nh: Sōtō) tại Nhật.
(Xem: 24257)
Chúng ta ai cũng có tánh Phật nhưng chưa phải Phật quả. Phật tánh không rời mình, nhưng ta còn mê, còn quên nên làm chúng sanh.
(Xem: 19616)
Trước khi kiến lập những rào cản thể chất, ta cần phải vượt qua những rào cản tinh thần. Bạn phải cảm thấy thực sự an lạc, dù đang ở bất kỳ đâu. Bạn phải biết khoan dungchấp nhận.
(Xem: 20429)
Ngộ được các tướng không, tâm tự vô niệm; niệm khởi tức giác, giác biết tức vô. Muốn tu hành pháp môn vi diệu, duy chỉ có con đường này.
(Xem: 18330)
Trong mùa an cư, chẳng những chư Tăng Ni có điều kiện thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức, tăng trưởng Giới Định Tuệ...
(Xem: 19032)
Đạo Phật là đạo giải thoát, giải thoát cái gì? Giải thoát khổ đau, phiền nảo, giải thoát khỏi dòng bộc lưu sanh tử, hay cứu cánhgiải thoát khỏi sanh tử luân hồi.
(Xem: 18959)
Nhìn từ một chiều khác của Thiền, thường được nhấn mạnh trong Tổ Sư Thiền, là “hãy giữ lấy tâm không biết.” Nghĩa là, lấy cái “tâm không biết” để đối trị các pháp.
(Xem: 17492)
Khi chúng ta áp dụng các giáo lý của đức Phật, chúng ta tiến hành theo ba bước hay giai đoạn. Đầu tiên, chúng ta nghiên cứu giáo lý, học chúng một cách kĩ lưỡng.
(Xem: 19354)
“Ta có Chánh Pháp Nhãn TạngNiết Bàn Diệu Tâm, nay trao truyền cho ông Ca Diếp”. Thích Đức Trí
(Xem: 30871)
Phật giác ngộ nhờ con đường Bồ Tát, con đường mà ngài đã trải qua từ đầu đến cuối. Ngài nói rằng với ngài điểm khởi đầu của con đường bồ đề tâm là trong cõi địa ngục.
(Xem: 19213)
Giáo lý Phật Đà được truyền đến Tây Tạng dưới sự bảo trợ của một dòng truyền thừa cổ xưa các vị vua.
(Xem: 20551)
Kinh A Di Đà thuộc hệ tư tưởng Đại thừa, ra đời trong thời kỳ phát triển Đại thừa Phật giáo... Thích Nguyên Thành
(Xem: 19577)
Guru Rinpoche tuyên bố với Jomo Shedron rằng việc trì tụng lời cầu nguyện này cũng ngang bằng với việc trì tụng toàn thể Bài Trì tụng Hồng danh Đức Văn Thù.
(Xem: 19784)
Mục đích của việc cúng dường mạn-đà-la là xua tan sự bám chấp vào cái tôi và bất cứ kiểu thái độ quan niệm nào mà bám vào thứ gì đó như là của ai đó.
(Xem: 29857)
Rạng ngời một đóa kỳ hoa Vô cùng huyền diệu tinh ba khôn lường Linh Đàm phổ hóa tứ phương
(Xem: 17854)
Khi trí tuệ được thắp sáng, bóng tối vô minh nhiều kiếp liền được xua tan, cuộc đời hết tối tăm, cho người người đều được hưởng trọn niềm vô biên phúc lạc.
(Xem: 19431)
Đạo sư đại diện cho sự khuyến khích của sự thật; ngài đại diện cho sự kết tinh của lực gia trì, từ bitrí tuệ của chư Phật và mọi Đạo sư.
(Xem: 19900)
Chọn pháp môn Tịnh Độ Tông, niệm Phật cầu vãnh sanh Tịnh Độ... Tâm Tịnh
(Xem: 58810)
Tôi nghe như vầy: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại Trúc Y Ðạo tràng trong thành Thất-la-phiệt, cùng các vị đại Tỳ-khưu chúng gồm 1.250 người đều đầy đủ.
(Xem: 24427)
Nếu chúng ta phát triển một trái tim tốt lành, rồi thì cho dù là trên lãnh vực của khoa học, văn hóa hay chính trị, hãy nhớ là động cơ thì rất rất quan trọng...
(Xem: 23546)
Phật đản sanh nhân thế hân hoan mừng vui vì Phật là chân, là thiện, là an lạc. Phật hiền thiện an lạc nên ai nghĩ tưởng đến Phật tức là an lạc trong lòng.
(Xem: 39798)
Chùa Phật Đà - San Diego, California tổ chức Đại Lễ Phật Đản PL.2556 ngày 5/6/2012
(Xem: 26746)
Thông Điệp Phật Đản Của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon - Văn Công Hưng dịch
(Xem: 40793)
“Đường về Cực Lạc” là con đường pháp dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta Bà về đến thế giới thanh tịnh Cực Lạc. Cũng chính là “Pháp môn Tịnh độ”...
(Xem: 22898)
Tuy Ngài đã nhập diệt nhưng chánh pháp vẫn được lưu truyền mãi trong thế gian như là một con đường đưa chúng ta thoát khỏi sự khổ đau để tìm về bờ giải thoát.
(Xem: 22961)
Lịch sử Phật giáo nói rằng: Vừa sinh ra, Thái tử Tất Đạt Đa đã đi bảy bước, dưới mỗi bước chân nở một đóa sen nâng gót. Đến bước cuối cùng một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất...
(Xem: 21618)
Nhớ Phật đản là nhắc nhở chúng ta rằng trong cuộc đời ô trược này đã từng hiện sinh một Đức Phật đem tình thươngtrí tuệ soi sáng nhân gian...
(Xem: 18642)
Thế giới Bản nguyệnthế giới vượt thoát mọi ý niệm nhị nguyên, sự hiện hữu của thế giới ấy không phải là sự hiện hữu đối đãi của cái khổ và cái vui.
(Xem: 22614)
Vui thay Đức Phật ra đời chỉ con người mọi việc đều xuất phát từ duyên khởi rồi dẫn tới nhân quả. Một chiếc lá rụng ở đây biết đâu là ngọn gió từ ngoài biển...
(Xem: 21100)
Phật dạy bỏ gánh nặng thì qua được đường hiểm ba cõi, diệt vô minh thì được chân minh, nhổ mũi tên tà, đoạn dứt khát ái...
(Xem: 19239)
Lâm Tỳ Ni ngày Thế Tôn đản sanh thật huy hoàng, tráng lệ. Trên trời, chư thiên trỗi nhạc, tung hoa. Mặt đất rúng động. Chim chóc ca hát. Cây cối nở hoa. Lòng người vô cùng hoan hỷ.
(Xem: 20947)
Trở lại lịch sử cách đây hơn 25 thế kỷ, đức Thế Tôn, vị thầy của nhân thiên đã xuất hiện giữa Trung Ấn Độ để sau này trở thành một bậc Vĩ Nhân...
(Xem: 20349)
Chúng tôi được đưa vào một phòng rộng. Những gối ngồi thiền và một giỏ đồ chơi được bày ra, cũng như những cái bàn nhỏ...
(Xem: 30579)
Ngài là một bậc đại giác thị hiện giữa cuộc đời một con người bằng xương bằng thịt cho mắt trần chúng ta thấy được. Ngài đủ ba mươi hai tướng tốt...
(Xem: 20209)
Đức Phật Thích Ca là nhân vật lịch sử, cuộc đời Ngài có vô vàn điều phi thường. Mà vĩ đại nhất là, Ngài đã chứng ngộ giải thoát, và đem pháp ấy truyền dạy cho chúng sanh.
(Xem: 17484)
Bậc đại Thánh ứng hiệnthế gian với đại nguyện chấm dứt sanh tử luân hồi từ đây, đồng thời dạy chúng sanh cách giải quyết khổ đau trong ba cõi.
(Xem: 16621)
Lớn lên, mang trong mình trái tim thương yêu đạo pháp thiết tha, tôi luôn ghi đậm hình ảnh mùa Phật Đản Phật lịch 2508-1963 đầy tự hào nhưng cũng nhiều hoài vọng...
(Xem: 16881)
Hằng năm, cứ vào dịp đến những ngày tháng tư âm lịch, lòng tôi lại dâng lên một niềm hân hoan khôn tả; niềm vui ấy chính là khoảnh khắc đón chờ đến ngày Phật đản...
(Xem: 14980)
Thông Bạch Phật Đản Phật Lịch 2556 - 2012 của Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNTN Hoa Kỳ
(Xem: 14854)
Tự do là điều có thể. Chúng ta không phải bị nhốt trong đau khổ. Có con đường để thoát khổ. Và con đường đó không gì khác là thực hành bát chánh đạo.
(Xem: 22888)
Trần gian cung phụng Đản sanh Mỗi Tâm mỗi Bụt viên thành truyện xưa Quản chi tạt gió xan mưa...
(Xem: 16073)
Với tinh thần Bi-Trí-Dũng con người có thể hoàn thiện cuộc sống này và từ từ biến nó thành “niết bàn tại thế” mà không cần phải tìm kiếm Thiên Đường ảo vọng...
(Xem: 16239)
Mùa Phật Đản 1963, có máu, lửa, nước mắt và xương thịt của vô số người con Phật ngã xuống. Nhưng từ trong đó lại bùng lên ngọn lửa Bi Hùng Lực của Bồ Tát Thích Quảng Đức
(Xem: 15289)
Nói chung, sự hiện thân của đức Từ Phụ Thích Ca làm cho thế giới đang rưng rưng lệ bỗng hóa thành nụ cười rạng ngời trên khuôn mặt của vạn hữu.
(Xem: 26170)
Bao la biển rộng sông dài. Tháng Tư ấm đậm tình người Việt Nam Lũy tre hiện mái chùa làng...
(Xem: 17230)
Tướng chữ 卍 vạn là phù hiệu của điềm lành được xưng là "Cát Tường Hải Vân" hoặc là "Cát Tường Hỷ Thí".
(Xem: 15831)
Đại lễ Phật đản 2508-1964 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng và mở ra một trang sử mới trong lịch sử Phật giáo Việt Nam - Nguyên Ly
(Xem: 19803)
Ý Nghĩa Của Om Mani Padme Hum - Lạt ma Zopa Rinpoche – Thanh Liên Việt dịch
(Xem: 17699)
Hoa sen giải thoát đầu tiên là nhãn thức, giờ đây đã thành tựu rõ rệt, mà một khi một căn thức được giải thoát thì các căn thức còn lại sẽ được giải thoát.
(Xem: 14714)
Vào ngày thứ ba, trong một thông điệp nhân ngày lễ Phật Đản của Phật Giáo (Lễ Vesak), một vị Hồng Y Thiên Chúa Giáo La Mã đã ca ngợi Phật Giáo...
(Xem: 14776)
Hình ảnh Bồ Tát sơ sinh đứng trên quả địa cầu thật có nhiều ý nghĩa: Bồ Tát vào đời với nguyện lực khai sáng cho đời và hoàn thiện Ba La Mật...
(Xem: 19159)
Bởi con đã có được thân người quý giá này, với những tự dothuận duyên Xin hãy cho con thành tựu các giáo lý quan trọng nhất!
(Xem: 15156)
Nguyện cầu tất cả các nguy hại và bao động ở mảnh đất tuyết này Nhanh chóng được an dịu và xua tan hoàn toàn Nguyện cầu Bồ đề tâm cao quý tối thượng...
(Xem: 33083)
Ngài Dudjom Rinpoche sinh năm 1904, trong một gia đình cao quý ở miền Đông Nam Tây Tạng tỉnh Pemako, một trong bốn “vùng đất tiềm ẩn” của Đức Liên Hoa Sinh.
(Xem: 17518)
Xuyên qua không gianthời gian Chúa tể quyền lực của khẩu và hiện thân của trí tuệ, Đức Văn Thù tôn quý Xin hãy ngự mãi trên bông sen trong tâm con...
(Xem: 19154)
Đầu tiên cần nhớ lại định nghĩa về nghiệp xấu – bất cứ hành động nào mà kết quả là khổ đau, thông thường là một hành động thúc đẩy bởi sự ngu dốt, gắn bó hay thù ghét.
(Xem: 21843)
Lumbini…! Sáng nao bình minh xanh lấp lánh Rừng cây reo, chim muôn cành xào xạc Khấp khởi nắng vàng, rộn rã nghìn hoa
(Xem: 23054)
Kính lễ đạo sư! Với lòng sùng mộ đến bậc đạo sư, Tam Bảo vô thượng, Và đức Bổn tôn được chọn, con xin quy y [các ngài]. Để tất thảy chúng sinh, nhiều như hư không vô tận...
(Xem: 16647)
Việc thực hành Pháp là một vấn đề nghiêm túc và quan trọng, mọi người cần phải nhận ra điều này. Đây là cơ hội quý giá sắp đến, điều mà chưa bao giờ từng đến trước đây.
(Xem: 16522)
Để hoàn thiện việc thực hànhtrở thành một con người tâm linh chân chính, chúng ta cần có một sự tiếp cận bất bộ phái hay không thiên vị vào các truyền thống Phật giáo.
(Xem: 16570)
Lịch sử của dòng Sakya bắt nguồn từ các vị trời giáng sinh từ cõi Tịnh Quang trong coi trời Sắc giới đến ngự tại các rặng núi tuyết của Tây Tạnglợi lạc của chúng sinh.
(Xem: 23017)
Điều làm Phật giáo trở nên đặc biệt, và khác với tất cả những tôn giáo khác, là một sự thật rằng đây là phương pháp giúp ta có thể kết nối được với bản thể của mình.
(Xem: 26428)
Đức Kyabje Trulshik Rinpoche, Ngawang Chökyi Lodrö, là hóa thân của ngài Zhadeu Trulshik Rinpoche ở Dzarong, và cũng là hóa thân của đức Kim Cương Thủ và đức Văn Thù.
(Xem: 12769)
Chìa khóa để khơi dậy sự gia trì là lòng sùng mộ với động lực là sự ăn năn, của những cách thức cũ và từ bỏ luân hồi. Lòng sùng mộ này không chỉ là sự lặp lại đơn thuần...
(Xem: 29545)
Kim Cương thừa có nhiều phương cách thực hành khác nhau, hàng trăm hàng ngàn bản tôn khác nhau để đấu tranh với sự ô nhiễm nhiều vô kể, thông qua thiền định...
(Xem: 27753)
Bài giảng này để giúp chúng ta tin tưởng vào cảm giác của mình và tránh bị lạc lối. Bốn điều nhắc nhở ở đây vừa được áp dụng với Pháp cũng như các khía cạnh của cuộc sống...
(Xem: 25967)
Sự phân tích về cái chết không phải là để trở nên sợ hãi mà là để biết trân quý kiếp sống này, trân quý kiếp người mà qua đó bạn có thể thực hành những pháp tu quan trọng.
(Xem: 18483)
Hiện tại chúng ta niệm Phật là niệm tự tâm. Vì tự nơi mỗi chúng sanh ai cũng có Phật nhân, mà, khi đã có Phật nhân thì liền có Phật quả - là thành Phật...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant