Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nụ cười xuân - Vĩnh Hảo

30 Tháng Chín 201000:00(Xem: 7402)
Nụ cười xuân - Vĩnh Hảo
Đón giao thừa tại Tu viện Pháp Vương. Hai phong pháo nổ giòn tan trên đỉnh đồi, bên cạnh điện Phật Ngọc. Bốn con lân múa đẹp trong tiếng trống dồn, sinh động. Người người hoan hỷ cười vui giữa phút thiêng. Sau lễ, mọi người thay nhau lễ bái, chụp hình, nhiễu quanh điện Phật Ngọc. Gọi điện về quê hương, thăm mẹ già những phút đầu năm. Chúc mẹ trường thọ an vui cùng con cháu. Mong sẽ được thăm mẹ một ngày rất gần nơi ngôi nhà cổ kính hơn trăm tuổi ấy. Mùi pháo hòa lẫn với hương hoatrầm hương đêm giao thừa. Đức Phật mỉm cười.

Suốt nhiều giờ sau đó, thầy trụ trì đứng phát lộc cho người hành hương lễ bái đầu năm. Tiếng người cười, nói, chúc Tết, rộn ràng, râm ran. Đến hai giờ khuya mới thưa thớt khách, rồi dần dần im vắng. Kẻ cùng tử bắt đầu ngủ êm trong một phòng bên cạnh chánh điện. Ba giờ khuya thức dậy, một mình mon men đến trước Phật đài. Sương đổ xuống đồi trong niềm tịch lặng của đêm sâu. Trầm hương phảng phất. Cây cỏ rung nhẹ những tấu khúc êm đềm trong gió khuya. Hai ngọn nến lung lay, chập chờn, rồi đọng lắng ánh vàng ấm áp. Trong vùng sáng huyền ảo của điện ngọc, những cành hoa xuân rực rỡ vươn lên. Cùng tử đứng lặng. Như cây khô trải bao mùa nắng quái khốc liệt của sa mạc cuộc đời. Đã từng có khi cây không còn lá, không còn hoa. Đã từng có khi cả thân cây đổ gập xuống bên đường. Đã từng có khi như gỗ mục trôi theo dòng nước lũ. Đã từng có khi như ngọn đuốc cháy ngụt giữa đồng hoang. Những lúc như vậy, đớn đau cùng tận, nào biết nói với ai; giả như có nói, cũng không lời nào tả xiết. Nỗi đau và sự chết, âu lo và sợ hãi, là những khách không mời nhưng luôn có mặt trong cuộc sống, dù là cuộc sống bạt mạng của cùng tử, hay cuộc sống nghiêm túc mô phạm của kẻ sĩ tại gia. Ngạo nghễ khinh bạc trước khổ đau chẳng qua chỉ là cách tự dối mình để tạm thời vượt qua nó. Bên dưới các chiến thắng vẻ vang là những xác khô chồng chất của hoài bão khôn nguôi, của những mơ ước chưa thành, và ngay cả những niềm đau chưa thể gột rửa. Những xác khô ấy vẫn còn đó, mục ủ trong sương móc thời gian, sinh sôi thành những men đời khổ lụy khác.

 

Kẻ cùng tử đứng đây, lòng rưng rức một nỗi gì mơ hồ. Một nỗi buồn, hay một nỗi oan. Một lầm lỡ, hay niềm tiếc nuối. Đôi mắt viễn thị không mang kiếng, chẳng nhìn rõ được dung nhan cha lành. Chỉ thấy được nụ cười từ bi mở ra nơi đôi môi sơn đỏ như trái tim, nổi bật trên khuôn mặt phết màu vàng nhũ. Người ngồi đó, tự tại an nhiên. Tôi, một cùng tử đi hoang, nhọc nhằn trên từng dặm đường trần gian. Thăng-trầm, vinh-nhục đã có đủ. Bụi bặm chưa phủi hết. Râu tóc bạc phơ hơn nửa đời giong ruổi. Trán cằn khô những vết hằn tháng năm. Đuôi mắt chân chim dẫm mòn những con đường mịt mù sương khói. Một mình đối trước người, chẳng biết phải làm gì, nói gì. Đứng lặng giữa đêm đen. Người là ai? Tôi là ai? Người ta nói đã có hào quang tỏa chiếu từ nơi người vào những ngày trước. Người ta nói có thiên hoa mạn-đà-la rải xuống nơi này. Mắt trần cùng tử nhìn không thấy. Đôi mắt này, đã từng rơi những giọt lệ cho con người, cho cuộc đời thống khổ, và rơi cho những niềm đau cùng tột của mình. Nay muốn khóc dưới chân người mà lệ khô đi, không khóc được. Đôi mắt này, đã đục lờ. Muốn nhìn thấu những hảo tướng trang nghiêm của người cũng không được. Ngước lên, lúc thì thấy một khối ngọc bích tinh tuyền, lúc thì thấy dung nghi một bậc đại hùng đại lực đại từ bi. Là tượng ngọc hay là tượng Phật? Là Phật hay là ngọc? Là Phật hay là tượng? Đức Phật mỉm cười.

Cùng tử vẫn ngông nghênh lặng đứng giữa đêm trường. Vẫn thắc mắc. Vẫn đầy những nghi vấn. Người là ai? Là trời, là đất, là gió, là lửa, là nước, là mây, là trăng, là sao, là ngọc, là kim cương? hay chỉ là một thoáng chớp lòe của ánh sáng, của cơn ba động vô hình vô tích trong vũ trụ bao la? Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai... Không thể dùng mắt để thấy người, không thể dùng tai để nghe người. Vậy thì ai đối diệncùng tử này? Cha lành và ngọc bích, là một hay là hai? Nếu là một, sao không cử động, nói năng? Nếu là hai, sao uy nghiêm rạng rỡ, từ bi vô lượng khiến cho mọi người tôn kính cúi lạy? Đức Phật mỉm cười.

Bước tới, bước tới. Gã cùng tử bước đến gần hơn. Vẫn lặng lẽ. Ngước nhìn người. Ồ, đúng là tôn tượng một bậc giác ngộ. Người đẹp quá. Một biểu tượng. Không phải một vị Phật bằng xương bằng thịt; nhưng là một biểu tượng thật đẹp. Đừng nhìn người bằng cái nhìn của nhãn căn. Đừng nghe người bằng âm thanh từ nhĩ căn. Đừng để tâm vọng động, rung cảm, lung lay bởi những lời đồn đãi, ca tụng hay chỉ trích, tán thán hay phỉ báng, của bất kỳ nhân vật thân hay sơ nào… Cùng tử đối trước Phật tượng. Tháo giày bước vào khu vực trải chiếu. Chân không. Hai bàn tay không. Đầu óc rỗng không. Đức Phật mỉm cười.

Nếu thực là người ngồi đó, như hơn hai nghìn năm trăm năm trước, ta sẽ làm gì, nói gì, hỏi một câu gì? Trình bày về những kiến vănsở tri của ta? Hỏi những điều ta còn nghi vấn? Hay là buông bỏ tất cả mọi suy nghĩ, nói năng, chỉ im lặng và sụp lạy với niềm tôn kính? Nếu thực là người ngồi đó, phải chăng người sẽ nhìn, sẽ quan sát nhất cử nhất động của ta, lắng nghe tiếng thở và giọng nói của ta? Người sẽ đoán biết ta muốn nói những gì và che giấu những gì. Người sẽ nghe ra những gì ta không nói hết. Người sẽ thấu đạt những gì ta nghĩ và những gì ta tưởng là không thể nghĩ đến... Đối với một bậc giác ngộ như thế, quả tình là chẳng có gì đáng phải nói. Và hạnh phúc thay, khi được im lặng ngồi xuống bên cạnh một kẻ thấu suốt cả tâm tư, trí tuệ, hành nghiệp, nỗi khổ đau và niềm an lạc tự tâm của mình. Ta sẽ được ngồi với cảm giác yên bình, gần gũi và tràn ngập niềm yêu thương. Ta sẽ không bị thúc bách phải nói hay hỏi một điều gì.

cùng tử ngồi xuống. Đức Phật mỉm cười.

Hai ngàn năm trăm năm trước, trong tám mươi năm người có mặt trên đời và chu du hóa độ, không biết con đang trôi giạt nơi nao? Không nhớ lúc ấy con đã từng diện kiến người hay không? Có thể là qua kiếp sống của một sinh vật nhỏ bé nào đó, như con kiến, con bọ, con thằn lằn. Hay là một con nai lơ đễnh nhai cỏ ven suối. Hay một con chim mải mê đuổi theo tiếng gọi của bầy đàn. Hay đã từng là một sa môn lười biếng, chểnh mảng việc tu tập. Hay là một cư sĩ lãng mạn, vừa siêng học đạo lý mà cũng vừa cuồng nhiệt theo đuổi những cuộc tình diễm ảo gió trăng. Hai ngàn năm trăm năm đã trôi qua rồi, người đã hóa thân, phân thân khắp phương xứ, cứu độ hằng sa chúng sinh; trong khi con vẫn còn là kẻ cùng tử lang thang, đi vào nẻo đạo thì không chịu nổi sự gò bó, khuôn khổ, bước vào cuộc đời thì chẳng giống ai… Suy nghĩ thì không thực tế, hành động thì lừng khừng không quyết liệt, lời nói thì lặp bặp chẳng trôi. Dường như lúc nào cũng muốn thụt lùi, hoặc đi quanh. Dù rằng đã có lúc con giốc cả sinh mệnh của mình vào con đường giải thoát, giác ngộ; nhưng những nỗ lực ấy, chỉ bùng lên trong nhất thời, chẳng bao giờ bền bĩ, liên tục. Con không thể nào là một con người tinh tấn, chuyên cần, kiên trì. Con không bao giờ thích cái gì vuông tròn, thẳng tắp, đều đặn, lặp đi lặp lại… Con người của con là như thế, người nghĩ xem, ngoài những gì người đã từng giảng dạy, như tám thánh đạo, bảy phần bồ-đề, năm căn, năm lực, bốn chánh cần, bốn như ý túc, bốn niệm xứ… có con đường nào thích hợp cho con đi chăng? Đức Phật mỉm cười.

Ngước nhìn dung nhan từ phụ. Người im lặng. Cùng tử im lặng. Ánh mắt người nhìn xuống, chứa chan lòng từ. Môi cười của người tỏa niềm hoan hỷ. Ánh mắt ấy, nụ cười ấy, chưa bao giờ cùng tử bắt gặp trên cuộc đời. Trong cái nhìn của người, dường như tất cả đều là một thể. Cùng tử ngay tức khắc, nhận ra cái điều mà người từng dạy; ngay tức khắc, thấy mình chính là người, chẳng khác. Lòng trần u mê bất chợt như một khối băng tan chảy dưới ánh mặt trời. Ta là Phật đã thành, con là Phật sẽ thành. Vâng, điều này con đã từng học, và đã từng nói với người khác. Nhưng bây giờ, ngay phút giây này, con mới trực thức được nó như thế nào. Nó không phải là điều có thể bàn nói. Chính từ sự trực thức này mà môi cười của người mở ra. Đức Phật mỉm cười.

Cùng tử sụp lạy. Đêm thiêng bừng tỏa niềm vui của một lữ hành lang thang. Nơi đây, giây phút này, có thể được dừng chân, có thể được ngồi xuống với lòng an tịnh. Một lạy này, kính lạy tất cả chư Phật. Nhất thân phục hiện sát trần thân. Nhất nhất biến lễ sát trần Phật. Một thân hiện thành vô lượng thân. Mỗi thân cùng lúc đảnh lễ hằng hà sa số chư Phật ở khắp tam thiên giới. Một lạy này, con lạy pháp thân vô tướng của người. Nguyện cho tất cả chúng sanh thành tựu được Phật thân, chứng đắc pháp vô tướng. Thân Phật không phải là thân Phật, mới đúng là thân Phật. Pháp thân vô tướng mới đúng là chân thực tướng. Một lạy này, con lạy tất cả chúng sanh, tất cả những vị Phật tương lai trong khắp mười phương, ba cõi. Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Chẳng một ai, chẳng một sinh vật hữu hình hay vô hình nào mà chẳng đáng tôn trọng. Đức Phật mỉm cười.

Cùng tử rời điện Phật Ngọc, trở về căn phòng tối om bên hông chánh điện, đánh một giấc ngủ an lành của một đứa con đi hoang trở về ngôi nhà êm ấm.

Những cơn ho rũ rượi kéo theo hắn suốt những ngày đầu năm khi xuống núi để về với đời thường khổ, bệnh. Vài ngày sau, có buổi lễ cung tiễn Phật Ngọc rời tu viện. Nghe nói buổi lễ diễn ra khá cảm động. Nhiều người đã khóc. Cùng tử không đến dự. Nhưng hắn vẫn còn nhớ như in, ánh mắt và nụ cười từ bi dường như chỉ thấy một lần trong suốt một đời người.

Khai bút đầu năm Canh Dần
22.02.2010
Vĩnh Hảo

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11396)
Hơn hai ngàn năm trăm năm đã qua, kể từ khi bảy bước chân của đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật đặt những dấu chấm phá trên mãnh đất thế giới này...
(Xem: 11555)
Khi đem cái “tôi” đặt xuống đất giá trị nhân cách ấy trở nên đáng quý thanh cao, khi cố công tạo dựng một cái “tôi” cho cao sang nó lại hóa ra tầm thường rẻ rúng.
(Xem: 13556)
Những giọt lệ của A Tư Đà là kết tinh của chí nguyện, ưu tư và sự tha thiết của một hành giả đã dành trọn đời mình để tầm cầu chân lý tối hậu.
(Xem: 14127)
Đức Phật ra đời là mang lại cho thế gian niềm tinhạnh phúc tuyệt đối. Ngài là người kêu gọi và khen ngợi một cuộc sống không thù hằn và cuộc sống hướng đến tiến bộ.
(Xem: 10311)
Sớm mai ấy, nơi vườn Lâm Tỳ Ni hoa Vô Ưu Mạn Đà La bừng nở và chim Ka Lăng Tần Già bay lượn, cất tiếng hót vang lừng đón mừng thái tử Tất Đạt Đa...
(Xem: 10783)
Có Phật trong lòng là có tất cả, có bầu trời trong xanh mây trắng, có phương trời giải thoát giác ngộ, có bờ kia mình vừa mới vượt qua, bờ của cứu cánh an vui…
(Xem: 11337)
nguyện lực Người chôn vùi cát bụi A-Tăng-kỳ, bao kiếp nối đường quanh Từ Đâu-suất gót mờ vang bóng nguyệt
(Xem: 11284)
Hai ngàn sáu trăm hai mươi ba năm trước Thế giới ba ngàn sinh diệt diệt sinh Cõi hồng trần kết bằng nghiệp tham ái sân si...
(Xem: 11441)
Bảy đóa hoa sen tinh khiết, là biểu hiện cho cả sức sống cao thượng ngàn đời, là hình ảnh sống động mang chất liệu yêu thương, chứa đầy hùng tâm, hùng lực vững bước độ sanh.
(Xem: 10178)
Phật dạy, cùng tôn thờ một đấng Đạo Sư, cùng tu hành theo một giáo pháp, cùng hòa hợp như nước với sữa, thì ở trong Phật pháp mới có sự tăng ích, sống an lạc.
(Xem: 9970)
Vâng, tôi có thật nhiều bậc thầy, những bậc bồ-tát. Có khi họ dạy tôi bằng lời, có khi chỉ im lặng, có khi bằng hành động, có khi bằng sự dấn thân hy sinh...
(Xem: 10716)
Kính lạy Ðức Thế Tôn bậc Giác Ngộ của loài người. Ngài thị hiện vào cõi Ta bà trong tấm thân hài nhi bé nhỏ nhưng tâm hồn Ngài vượt khỏi phàm nhân.
(Xem: 11321)
Nhật Bản, từ thời kỳ đầu của triều đại Asuka (538-645), lễ tắm Phật vào ngày mùng tám tháng tư âm lịch hằng năm đã có tổ chức tại các chùa lớn...
(Xem: 42227)
Hán dịch: Tam Tạng Sa Môn Thật-Xoa Nan-Đà (Siksananda), người xứ Vu Điền (Khotan), phiên dịch vào đời nhà Đường của Trung Hoa; Việt dịch: Ban Việt Dịch Vạn Phật Thánh Thành
(Xem: 10489)
An nhẫn là hạnh tối thắng của chư Phật. An nhẫn là thọ nhận mọi chướng duyên và khổ nạn với tâm bình lặng, giống như mặt đất thọ nhận tất cả mọi vật...
(Xem: 11865)
Ðối với Phật đạo, siêu vượt trói buộc của tử sanh phiền não, nhơn quả luân hồi là một việc rất thực tế, hoàn toàn không phải là điều viễn vông hay mơ mộng.
(Xem: 10019)
Tắm Phật không đủ, cần phải tắm mình. Cho trôi mọi thứ tập tục đời thường. ÐẠO mà Phật nói, một bộ A Hàm, Thắng Man, Pháp Hoa v.v… Biết bao kinh điển chỉ bảo phương tiện...
(Xem: 10462)
Phật tánh ấy là giao điểm trên cùng tầng số giác ngộ và đồng nhịp điệu với Pháp thân của đức Như Lai. Đón mừng Phật đản chính là để khơi cái tánh giác nơi thâm cung trong tiềm thức của mỗi chúng ta.
(Xem: 10636)
Sách Phật tổ Thống ký thuật là dưới đời Đường, vua Hỷ tông năm 873 TL, ngày tám tháng Tư, thiết lễ Phật đản bằng cách rước kiệu di tích đức Phật từ Phụng hoàng Pháp môn về Lạc dương.
(Xem: 45787)
Khi đức Phật phát ra bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết tiếng vi diệu như thế xong, thời có vô lượng ức hàng Trời, Rồng, Quỉ, Thần ở trong cõi Ta-bà...
(Xem: 32129)
Địa tạng chú trọng cả sinh và chết. Địa tạng rất trọng thị hạnh phúc nhân loại. Địa tạng hay nói Phật giáo, nhưng chữ ấy không có nghĩa tôn giáo của Phật, mà là giáo huấn của Ngài... HT Thích Trí Quang
(Xem: 11328)
Cuối cùng thì một con đường vô thường này mỗi người chúng ta đều phải đối diện! Tuy nhiên, Phật A-di-đà đã từng phát đại nguyện muốn cứu độ tất cả chúng sanh niệm Phật.
(Xem: 10707)
Trên một bình diện cao hơn, Ðức Phật dạy tất cả chúng sinh đều có khả năng thành Phật. Nghĩa là cái hạt giống giác ngộ hay cái năng lực giác ngộnăng lực tiềm ẩn...
(Xem: 11333)
Đức Phật ra đời là một dấu móc tâm linh quan trọng nhằm khai mở ánh sáng giải thoát và phát huy khả năng giác ngộ trong mỗi con người để vượt qua mọi khổ đau do vô minh chấp thủ.
(Xem: 10637)
Đạo Phật với con đường thoát khổ thiết thực, nhân bản, với phương châm từ bi hỷ xả xóa bỏ chấp thủ, hận thù sẽ tiếp tục sứ mệnh hóa giải khổ đau cho nhân loại.
(Xem: 13462)
Trong thế gian ngã chấp, lấy mình làm trung tâm của vũ trụchạy theo quyền thế, Đức Phật dạy chúng ta lý tưởng cao quý của sự phục vụ bất cầu lợi.
(Xem: 12380)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, các đệ tử đã thực hiện đúng lời di chúc của Ngài là lấy pháp làm nơi nương tựa. Do đó, việc kết tập các giáo pháp của Ngài là việc làm cấp bách...
(Xem: 11035)
Cuộc đời của Đức Phật vẫn là một gương lành, là bài ca siêu thoát, là một tác phẩm tâm linh không thể nào diễn tả hết được chiều sâu vô tận...
(Xem: 10622)
Tôi tin rằng, cội nguồn của mọi hành động, lời nóiý nghĩ thiện lành chính là tình thương yêu bao la, rộng rãi đối với mọi người, mọi vật.
(Xem: 12331)
Lâm Tỳ Ni đã từng là nơi mà những nhà chiêm bái học giả như Ngài Pháp Hiền vào thế kỷ thứ V và Ngài Huyền Trang vào thế kỷ thứ VII...
(Xem: 11175)
Sống theo đúng năm giới thì sống thọ: Ðó là lời Ðức Phật dạy, mà cũng là một Chân lý được các bậc minh triết phương Ðông khẳng định.
(Xem: 11850)
Ngược dòng lịch sử cách đây hơn 25 thế kỷ, đức Từ Tôn, cứu thế đã xuất hiện giữa Trung Ấn Ðộ để sau này trở thành một bậc Ðại Vĩ Nhân mở đầu cho một kỷ nguyên an lạc và giải thoát.
(Xem: 29287)
Trong sách này Ngài Sayadaw diễn tả đầy đủ phương pháp quán niệmgiải thích với đầy đủ chi tiết đường lối suy tư về lý vô ngã có thể dẫn đến mức độ thành tựu Niết Bàn.
(Xem: 9221)
Khi ánh sáng chiếu rọi khắp gian phòng bóng tối tự nhiên biến đi. Cũng tương tự như thế khi tâm ta, lòng từ bi hiện diện, thì hận thù không còn nơi để trú ngụ nữa.
(Xem: 10554)
Hôm nay ngày Phật đản lại về, con đứng trước dung nhan tôn tượng của Ngài, con hướng tâm về Lâm Tỳ Ni để nghe lại tiếng nói trong lòng con và nghe những âm thanh hòa reo...
(Xem: 10247)
Ðức Phật không chỉ là một nhân vật lịch sử được cả thế giới biết đến, mà còn là một bậc Giác ngộ vĩ đại, một vị Thánh nhân trong tâm tưởng của mọi người.
(Xem: 10598)
Người Ấn thường dùng hoa sen để chỉ cho sự ra đời của Đức Phật. Tổ tiên chúng ta đã đồng cảm về điều ấy, nên 2.000 năm về trước, từ những nụ sen mọc trên khắp quê hương...
(Xem: 10912)
Nhìn lên Tôn Tượng của Đức Phật, gương mặt thoáng nhẹ nụ cười mỉm, thanh thoát như toả ra một sức sống hiền dịu. Một con người bình thường siêu việt trên những con người bình thường...
(Xem: 10811)
Phật giáo là một tôn giáo được ngưỡng mộ nhất trên thế giới hiện nay, được sáng lập bởi Đức Phật Thích Ca hiệu Gautama, với niềm tin vào hòa bình, từ bitrí tuệ...
(Xem: 32153)
Đức Phật Thích Ca đã dạy rằng: “Đức Phật chân thật không ở bên ngoài mà nơi Tâm mỗi chúng ta”. Cũng như thế, chư Thiên hay Quỷ thần không ở bên ngoài mà ngay nơi tâm chúng ta...
(Xem: 27405)
Tâm tánh của chúng sinh dung thông không ngăn ngại, rộng lớn như hư không, lặng trong như biển cả. Vì như hư không nên thể của nó bình đẳng...
(Xem: 17811)
Tây phương Cực lạccảnh giới thanh tịnh giải thoát. Thanh tịnhvô nhiễm là thuần thiện, giải thoát là vượt ngoài ba cõi, vượt ngoài ba cõi là xả ly thế gian.
(Xem: 11881)
Mùa trăng tròn Tháng Tư năm Tân Mão, ngược dòng thời gian 2011 năm hết dương lịch, đi xa hơn nữa 634 năm về trước, có một đấng Cồ Đàm Thích Ca Mâu Ni ra đời tại vườn Lâm Tỳ Ni...
(Xem: 12293)
"Văn hóa Tịnh độ" được thiết lập theo các quy chuẩn, giá trị vật chấttinh thần nhất định. Thứ nhất, đây là cảnh giới không có khổ đau, chỉ có hạnh phúc...
(Xem: 10448)
Thế Tôn niêm hoa và một làn hương vĩnh cửu bay đi. Chỉ một Ca Diếp mỉm cười. Thế cũng đủ. Ðủ cho một làn hương trao. Ðủ cho Phật pháp ra đi và trở về.
(Xem: 11702)
Mỗi năm khi mùa hè sắp đến, nhân gian lại rộn rã, hân hoan chào đón ngày Phật Đản, ngày ấy người ta không thể nào không nhắc đến chữ “Lumbinī” hay “Lâm Tỳ Ni”.
(Xem: 10438)
Sự kiện đức Phật đản sanh là bức thông điệp hạnh phúc bước ra thế giới khổ đau, đánh thức sự hướng tâm vào thế giới an lạc của sự vận hành...
(Xem: 10791)
Xuất thân là một vị thái tử, nhưng không bị những xa hoa vật chất nơi cung vàng điện ngọc lôi cuốn, thái tử Tất Đạt Đa sớm tỉnh ngộ trước cảnh sinh, lão, bệnh, tử...
(Xem: 28090)
Vào năm 1986-1987 Hòa Thượng giảng Kinh Nguyên Thủy; đối chiếu Kinh Pali (dịch ra Việt Ngữ) và A Hàm tại Thường Chiếu giúp cho Thiền sinh thấy rõ nguồn mạch Phật Pháp từ Nguyên Thủy đến Đại ThừaThiền Tông.
(Xem: 10163)
Tôi bước những bước chân chậm rãi trong chánh niệm, tìm được sự an lạc trong mỗi bước chân đi, nhịp thở điều hoà làm nở hoa dưới gót chân tôi bước...
(Xem: 10289)
Trí tuệ bao giờ cũng chiếm một địa vị ưu tiên, tối thắngtối hậu trong đạo Phật. Giới-Định-Tuệ nói lên hai căn tánh sẵn có trong mỗi người...
(Xem: 10659)
Đức Phật ra đời cách đây đã hơn hai thiên niên kỷ. Thời ấy, phương tiện ghi chép lịch sử chưa được như ngày nay, chủ yếu là truyền miệng từ đời này sang đời khác...
(Xem: 10773)
Nhìn thế giới và tự nhìn mình, ta dễ có một nỗi mừng runtri ân cuộc đời. May mắn thay, ta không rơi vào một ý thức hệ độc thần...
(Xem: 11234)
Hàng năm, vào thời điểm Tháng Tư Âm lịch, chúng ta lại được nghe nói về một người siêu phàm đã đến với thế gian này, cách nay gần 2600 năm.
(Xem: 10404)
Cuộc hành trình từ vô lượng kiếp của Ðức Phật, trải qua nhiều thân Bồ Tát và đến thân tối hậu có tên là Sĩ Ðạt Ta gói trọn trong một bài kệ gồm 4 câu...
(Xem: 10697)
Ân sâu hướng đạo về thanh tịnh, Nghĩa lớn độ sinhpháp thân. Trong cõi thanh bình đầy phúc lạc Vừng dương soi nẻo, tự đưa chân.
(Xem: 11481)
Tháng tư ấy rất xưa mà mới Đóa sen hồng phơi phới mãn khai Ca Tỳ La Vệ trang đài Ngàn sao rực rỡ đẹp thay đất trời.
(Xem: 18271)
Tôi treo cờ Phật giáomục đích tôn xưng, vì bổn phận và trách nhiệm (nếu có) chứ hoàn toàn không vì ý nghĩa tâm linh mong được phù trợ nào cả - Dương Kinh Thành
(Xem: 10529)
Tồn tại trên 2500 năm lịch sử trong một thế giới có rất nhiều tôn giáo, điều đó nói lên tính ưu việt của đạo Phật, một tôn giáo không có giáo điều mà chỉ tùy duyên truyền đạt - Thích Nữ Chân Liễu
(Xem: 12857)
Ngày nào cũng vậy, lúc nào con cũng mong sẽ nhìn thấy đôi mát, nụ cười, dáng ngồi tĩnh tại của Người. Nhìn đôi mắt ấy, con có thể mỉm cười hay bật khóc mà không cần cố gắng.
(Xem: 11756)
Mùa này tháng Tư rất xưa mà rất nay, đóa đóa sen hồng thơm ngát mãn khai. Thành Ca Tỳ La Vệ thuở ấy rực rỡ muôn ngàn vì sao. Đêm mười lăm trăng treo trên đỉnh hoàng triều...
(Xem: 29207)
Giáo - Lý - Hạnh - Quả là cương tông của Phật pháp. Nhớ Phật, niệm Phật thực là đường tắt để đắc đạo. Thời xưa, cứ tu một pháp thì cả bốn (Giáo - Lý - Hạnh - Quả) đều đủ.
(Xem: 28610)
Một chủ đề chính của cuốn sách này là qua thực hành chúng ta có thể trau dồi tỉnh giác lớn lao hơn suốt mỗi khoảnh khắc của đời sống. Nếu chúng ta làm thế, tự dolinh hoạt mềm dẻo liên tục tăng trưởng...
(Xem: 28309)
Nếu ai nấy chẳng làm các điều ác thì những sự tổn hại chúng sanh đều sẽ chẳng ai làm, tham-sân chẳng đủ để tạo thành tai họa vậy!
(Xem: 13330)
Thời điểm linh thiêng nhất của ngày và đêm là giờ phút Ngài thị hiện, thực sự đã trở thành ngày trọng đại với người Phật tử, nhất là với người Phật tử làm thơ.
(Xem: 22789)
Chân thật niệm Phật, lạy Phật sám hối, giữ giới sát, ăn chay, cứu chuộc mạng phóng sinh. Đó là bốn điểm quan trọng mà sư phụ thường dạy bảo và khuyến khích chúng ta.
(Xem: 13445)
Xuân về muôn vật xôn xao, rừng mai hé nụ ngạt ngào thiền hương.
(Xem: 11582)
Tất Đạt Đa dụng Pháp lành Tay Ngài hai mở Tinh Anh muôn loài Từ Quang Phật Đản sáng soi...
(Xem: 13827)
Giữa bao tiếng niệm Phật Tiễn người về cố hương Mẹ ra đi đi mãi Cho con cháu tiếc thương!
(Xem: 25732)
Con đường thiền tậpchánh niệm tỉnh giác, chứng nghiệm vào thực tại sống động. Khi tâm an định, hành giả có sự trầm tĩnh sáng suốt thích nghi với mọi hoàn cảnh thuận nghịch...
(Xem: 26089)
Cuốn Ba Thiền Sư ghi lại cuộc đời của Ikkyu Sojun (1394-1481), Hakuin Ekaku (1686-1768), và Ryokan Taigu (1758-1831). Mỗi vị Sư đều hiển lộ Thiền Tông trong cách riêng.
(Xem: 22321)
Với người đã mở mắt đạo thì ngay nơi “sắc” hiện tiền đó mà thấy suốt không chướng ngại, không ngăn che, nên mặc dù Sắc có đó vẫn như không, không một chút dấu vết mê mờ...
(Xem: 14492)
Đức Phật, sự đản sinh, thành đạonhập niết bàn của Ngài được chúng ta kỷ niệm mỗi năm vào ngày lễ Vesak, đã để lại cho nhân loại kho tàng giáo lý rộng sâu...
(Xem: 12077)
Những giá trị cốt lõi của đạo Phật là một gia sản có thể được chia sẻ trong các cuộc hội đàm về tất cả những vấn nạn phức tạpnhân loại đang đối mặt ngày hôm nay.
(Xem: 11811)
Hạnh phúc thay cho loài người chúng con; được tận mắt chứng kiến bảy bước chân trên bảy đóa hoa sen của Ngài đang bước đến với chúng con, tỏa ánh hào quang diệu pháp...
(Xem: 11692)
Xin mời quí vị và các bạn theo dõi cuộc hội thoại bỏ túi giữa các huynh trưởng quen thuộc A, B, C bàn về những cảnh đặc biệt của chuyện phim “Little Buddha”...
(Xem: 11494)
Đức Phật xuất hiện ở cõi đời, đem ánh sáng đến với cõi đời, và ánh sáng đó được những đệ tử của Ngài trao truyền cho nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác...
(Xem: 33206)
Thiền Tông nhấn mạnh vào mặt kinh nghiệm cá nhân, nhắm đưa từng con người chúng ta giáp mặt trực tiếp với chân lý trong ngay chính hoàn cảnh hiện tiền của chúng ta.
(Xem: 31852)
Các pháp thế gian đều kỵ chấp trước, chỗ qui kính của Thích tử không ai bằng Phật mà có khi vẫn phải quở. Bởi có ta mà không kia, do ta mà không do kia vậy.
(Xem: 12043)
Xá Lợichân thân của Đức Phật, sau khi Đức Phật nhật Niết Bàn, kim thân của Ngài được trà tỳ (hỏa táng) do nhân duyênnguyện lực đại từ bi của Đức Phật...
(Xem: 39637)
Quả thật, chân lý thiền vốn ở ngay nơi người, ngay trong tự tâm chúng ta đây thôi. Vậy ai có tâm thì chắc chắc có thiền, không nghi ngờ gì nữa.
(Xem: 22505)
Bắt đầu bằng cách bỏ qua một bên tất cả những mối quan tâm ở bên ngoài, và quay vào quán sát nội tâm cho đến khi ta biết tâm trong sáng hay ô nhiễm, yên tĩnh hay tán loạn như thế nào.
(Xem: 11966)
Một mùa Phật Đản nữa lại đang đến gần chúng ta, đến với những người con Phật của một đất nước có bề dày hơn hai ngàn năm Phật giáo.
(Xem: 14243)
Ngài đi đến khắp đó đây Học tu với các vị Thầy trứ danh Mặc dù Ngài đã tựu thành Đến chỗ cao nhất, sánh bằng Tôn Sư.
(Xem: 13351)
Vào đêm ấy, canh ba, giờ đã tới Bao nhiêu người đang ngon giấc mê man Tất Đạt Đa đang ưu tư chờ đợi...
(Xem: 14309)
Một ngày ấy, Hoa Vô Ưu bừng nở Niềm hân hoan khắp thế giới ba ngàn Có bảy đóa sen hồng nâng gót ngọc...
(Xem: 12075)
Có một vị Thánh nhân tên là Siddhartha đã thị hiện ra đời cách đây 2634 năm để tiếp nối hạnh nguyện cứu độ muôn loài vượt qua khổ ải sanh tử, đưa đến bờ Giác...
(Xem: 10413)
Phát tâm bồ đềbước đầu để vận dụng năng lực tâm linh cho đúng hướng. Thi thiết từ bitrí tuệtriển khai diệu lực vô hạn của tâm bồ đề đó qua hai bình diện...
(Xem: 11237)
Tắm Phật còn là một cách nhắc nhở chúng ta tịnh hóa thân tâm, gột rửa dần tham lam, sân hậnsi mê, nhờ vậy mà chúng tathể đạt được chân hạnh phúc trong cuộc sống.
(Xem: 13328)
Nghi thức diễu hành xe hoa trong Đại Lễ Phật Đản Phật Giáo Bắc Truyền có nguồn gốc từ Ấn Độ được truyền đến Đông phương.
(Xem: 34538)
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô.
(Xem: 12634)
Khi đức Phật ra đời, ánh sáng thắp lên giữa rừng đêm tối, thả xuống sông đời chiếc thuyền cứu độ. Biết bao người nhẹ nhàng sống trong ánh sáng của bậc đạo sư.
(Xem: 12237)
Ngày Phật đản được xem là ngày Tết của những người con Phật, bởi vì đây là thời khắc lịch sử đánh dấu sự ra đời của một Bậc Siêu nhân - Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.
(Xem: 13534)
Rõ ràng, Phật đã Đản sinh ngay từ lúc phát khởi tâm niệm nguyện thay thế cho tất cả chúng sinh đang chịu khổ đau...
(Xem: 12628)
Đức Phật cho rất nhiều, mà chẳng hề đòi lại dù bao nhiêu. Thế Tôn sống đời tự tại, không toan tính muộn phiền, không lo lắng ưu tư.
(Xem: 12984)
Tuy là Bậc Đạo sư sáng lập Phật giáo, song các kỳ tích của Phật Thích Ca Mâu Ni đã vượt khỏi khuôn khổ của một vị Phật lịch sử để trở thành những biểu tượng kỳ vĩ...
(Xem: 16310)
Từ địa vị thái tử, nhờ công phu tự thân tu tập, tự thân hành trì, tự thân chứng ngộ, Ngài trở thành Bậc Giác ngộ giữa đời...
(Xem: 11759)
Tôi lặng yên ngắm nhìn bàn chân, gót hài Đức Phật bước trên đài sen. Kính cẩn chiêm bái Đức Từ Phụ đang mỉm cười và tôi cũng mỉm cười...
(Xem: 27404)
Thật ra chân lý nó không nằm ở bên đúng hay bên sai, mà nó vượt lên trên tất cả đối đãi, chấp trước về hiện hữu của Nhị Nguyên. Chân lý là điểm đến, còn hướng đến chân lý có nhiều con đường dẫn đến khác nhau.
(Xem: 28441)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant