Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp

01 Tháng Mười Hai 201200:00(Xem: 18612)
Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp


TỊNH ĐỘ THỰC HÀNH VẤN ĐÁP

Thích Minh Tuệ

Chùa Tịnh Luật Ấn Tống

Free Distribution, Not For Sale

2011

tinhdothuchanhvandap-thichminhtue


Tịnh Luật Tùng Thư

1- Kinh A-di-đà - Thích Tịnh Trí dịch.

2- Kinh Dược-Sư - Thích Tịnh Trí dịch.

3- Đại-Thừa Vô-lượng-thọ Kinh

Pháp sư Tịnh Không biên soạn, Nguyên Trừng dịch.

4- Kệ niệm Phật - Hòa thượng Thích Trí Tịnh biên soạn.

5- Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh

Thích Minh Tuệ biên soạn (2010).

6- Tuyết Hư Lão Nhân Tịnh Độ Tuyển Tập

Cư sĩ Lý Bỉnh Nam biên soạn.

7- Tuyển Trạch Bổn Nguyện Niệm Phật Tập

Pháp Nhiên Thượng Nhân biên soạn, Thích Tịnh Nghiêm dịch - 2006

Niệm Phật Tông Yếu

Pháp Nhiên Thượng Nhân biên soạn, Nguyễn Văn Nhàn dịch 1997.

8-Vạn Đức Pháp Ngữ -Hòa Thượng Thích Trí Tịnh biên soạn.

9-Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp - Thích Minh Tuệ biên soạn (2011).


LỜI NHẮN NHỦ CỦA LÃO HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG

Khi tai kiếp đến người đáng ở sẽ được ở, người đáng đi thì phải đi. Sống chết đều có số, phú quý mạng đã định, tránh không được, thoát không khỏi. Người số không bị nạn, dù đại tai kiếp đến vẫn được sống sót bình an. Điều duy nhấthiện tại có thể tự cứu và độ tha chính là nghe đại Kinh giải, y giáo phụng hành, lão thật niệm Phật, buông xả vạn duyên, cầu sanh Tịnh-độ. Công đức niệm Phật bất khả tư nghì. Chỉ có niệm Phật, sửa lỗi mới giảm bớt tai nạn. Những phương pháp khác không còn kịp nữa! Diệt trừ vọng niệm. Tất cả đều tùy duyên là tốt.

Ngày 12 tháng 04 năm 2011

 

LỜI NGỎ

Nam-Mô A-Di-Đà Phật.

Vâng lệnh thầy Trụ trì và thầy Giáo thọ, Minh Tuệ tôi ra thất chia sẻ kinh nghiệm niệm Phật cho Phật tử chùa Tịnh Luật từ năm 2009. Sau hai năm làm Phật sự, tôi nhận thấy Phật tử nắm vững phương pháp hành trì, riêng bản thân tôi bị khựng lại. Do đó tôi ngỏ ý với Phật tử, sẽ vô thất trở lại. Phật tử nói: “Thầy vô thất, chúng con có khó khăn trở ngại đường tu, chúng con biết hỏi ai?”. Tôi trả lời không được. Dù rằng chùa Tịnh Luật còn lắm thầy giỏi hơn tôi nhiều, nhưng mỗi thầy có pháp tu riêng, không ai giống ai, nên có thể giải đáp không thỏa đáng chăng? Phật tử nói tiếp: “Vậy thầy giải đáp sẵn những khó khăn trở ngại, chướng nạn mà chúng con có thể gặp, để chúng con nương theo đó mà hành trì”. Đề nghị này rất có lý, mặc dù đối với khả năng hạn hẹp của tôi, thì đây không phải việc dễ làm. Trước tình thế không thể từ chối, tôi nói: “Vậy thì quý vị đặt những câu hỏi, tập trung lại đưa tôi trả lời”. Đây là lý do quyển “Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp” ra đời.

Một lần nữa, hằng ngày tôi khấn cầu đức Từ phụ A-di-đà và chư Phật mười phương gia bị cho tôi giải đáp đúng như pháp. Được sự nhiệt thành cộng tác đắc lực của chư liên hữu đã nhập tâm, đạt Bất niệm tự niệm, cộng thêm sự khích lệ và giúp đỡ quý báu của quý Thầy, Sư cô, quý liên hữu gần xa, tôi hoàn thành được quyển sách nhỏ bé này.

Nhân đây, chúng tôi thành kính tri ân: Hòa thượng thượng Trí hạ Tịnh, (viện chủ chùa Vạn Đức), Đại đức Thích Tịnh Trí (Trụ trì chùa Tịnh Luật), Đại đức Thích Pháp Quang (Giáo thọ chùa Tịnh Luật), Đại đức Thích Thiện Niệm (Chùa Khuông Việt, Pháp), Đại đức Thích Phước Tánh (C0), Sư cô Thích nữ Đồng Từ (chùa Tịnh Luật), Sư cô Thích nữ Thanh Phi (PA) cùng chư liên hữu: Phạm Khanh (KT Printing), Hoằng Minh, Hoằng Huệ, Tịnh Ngọc (Houston), Diệu Tiên, Diệu Hải, Minh An, Chúc Lượng, Minh Phúc, Diệu Thanh (CA), Quảng Âm (CA), Minh Trung (CA), Bạch Liên (KS), Phương Đoan (VA), Diệu Chánh (VA), Huệ Tâm (CA), Quảng Sa (Úc), Quảng Diên, Diệu Hiển (Canada), Thiện Tường (Canada), Minh Giác (Canada), Huệ Đức (VN), Huệ Tài (VN), Huệ Ngọc (Pháp), Huệ Tâm (Pearland), Hoàng Thái, Huệ Quang (VN), Ngọc Minh (CA), Diệu Tịnh (CO), Huệ Hạnh (C0), Diệu Hạnh (CT), Tịnh Lạc (PA), Chân Lạc (PA),Thiện Châu (MD), Thiện Duyên (MD), Đồng Huệ (FL), Diệu Thuận (IA), Nguyên Hương (GA), Diệu Huyền (MD), Diệu Phước (VA), Thanh Nhan (MD), Nguyên Châu (MA), Minh Huệ (VN), cô Ngọc Tâm (VN), cô Tú Trinh, ông Hùng Thanh, ông Nam Dương, cô Uyên Đinh, cô Tâm Lý, cô Tuyết Mai (Pháp), cô Quảng Thái (Pháp), cô Kim Nga (Canada) và nhiều

liên hữu khác đã khuyến khích, tận tâm giúp đỡ tôi hoàn thành quyển sách này.

Chúng tôi ước mong quyển sách này được phổ biến rộng rãi, hy vọng những ai có duyên được đọc, áp dụng đúng lời giải đáp, chắc chắn sẽ thỏa chí nguyện là đạt Bất niệm tự niệm bảo đảm vãng sanh Cực Lạc, thành Phật độ chúng sanh.

Tôi vẫn biết: “Trực ngôn nghịch nhĩ”, “lời thật mích lòng”, nhưng với bổn phận, trách nhiệm, tư cách người hướng dẫn chuyên tu Tịnh nghiệp, bằng Bồ-đề tâm, vì đạo pháp, vì lợi ích chúng sanh, bắt buộc tôi phải nói thẳng, nói thật theo thiển ý của tôi. Vì bất đồng pháp tu, nên quyển sách này có thể có những điều không đúng ý của một số ít quí vị, tôi thành khẩn đê đầu chịu lỗi, ngưỡng mong chư liệt vị từ bi rộng lượng tha thứ. Thành kính tri ân chư liệt vị.

Tự thiết nghĩ đức trí hạ liệt, với kinh nghiệm nhỏ nhoi hạn hẹp, không sao tránh khỏi những lỗi lầm sai sót. Chúng con thành tâm kính đê đầu đảnh lễ, ngưỡng mong các bậc Tôn túc từ bi hoan hỉ chỉ dạy cho.

Chúng tôi cũng hết lòng cầu mong các liên hữu gần xa tự nguyện hoan hỉ góp ý xây dựng để tài liệu này ngày càng phong phú hơn, hầu thật sự đem lại nhiều lợi ích cho hành giả.

Việc làm này nếu có chút ít công đức, con nguyện hồi hướng cho tất cả chúng sanh trong mười phương pháp giới đồng phát khởi, trưởng dưỡng, thành tựu Tín, Nguyện, Trì danh để cùng con đồng vãng sanh Cực Lạc, thành Phật độ chúng sanh.

Nam-mô A-di-đà Phật

Mùa an cư năm 2011

Tu viện Tịnh Luật

Thích Minh Tuệ kính ghi

Niệm Phật không khó

Khó ở bền lâu

Bền lâu không khó

Khó ở Nhứt tâm

Nhứt tâm không khó

Khó ở QUYẾT TÂM



Lời Phật dạy:

*-Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Tất cả chúng sanh đều có trí tuệ, đức tướng Như Lai, nhưng vì bị vọng tưởng, phân biệt, chấp trước che lấp nên Phật tánh không thể hiện bày”.

*-Kinh Viên Giác dạy: “Dứt Vọng, Hoàn Chơn”.

*-Chư Tổ dạy: “Một câu Phật hiệu dẹp trừ muôn vọng niệm”.

Vậy, niệm Phậtcon đường dễ đi, thẳng tắt nhất, mau chóng dẹp trừ vọng niệm, vọng tưởng để thành Phật.

*-Trong “Quán niệm mônLiên Tông Nhị Tổ Thiện Đạo đại sư dạy: “Hành giả , mỗi ngày niệm Phật A-di-đà ba vạn câu trở lên hành nghiệp Thƣợng phẩm thượng sanh”.

*-Liên Tông Cửu Tổ Ngẫu Ích đại sư dạy: “Niệm Phật A-di-đà mỗi ngày ba vạn câu trở lên, lấy cái chết làm kỳ hạn, mà không vãng sanh thì ba đời chư Phật đều nói dối”.

Muốn được tiêu chuẩn trên, phải niệm Phật đạt Niệm Lực Tương Tục tức Bất Niệm Tự Niệm.

Kinh Đại Tập dạy: “Niệm Phật ra tiếng có mười công đức:

-Đánh tan tâm hôn trầm mê ngủ.

-Thiên ma kinh sợ.

-Tiếng vang khắp mười phương.

-Ba đường ác được dứt khổ.

-Tiếng bên ngoài không xâm nhập.

-Niệm tâm không tán loạn.

-Mạnh mẽ tinh tấn.

-Chư Phật vui mừng.

-Tam muội hiện tiền.

-Vãng sanh về Tịnh Độ.


Download bản PDF: Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp - Thích Minh Tuệ

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 6164)
Phật dạy rằng tất cả nhân quả thiện ác trên thế gian như bóng theo hình, không sai chạy tơ hào. Song, những kẻ không tin tưởng luật nhân quả thì cho đó là lời rỗng tuếch.
(Xem: 7244)
Minh Tâm là một yếu pháp trong hết thảy các pháp và Tịnh Tâm là một yếu hạnh trong hết thảy các hạnh. Nhưng cái yếu pháp Minh Tâm không chi bằng niệm Phật.
(Xem: 6768)
Khi tâm mình nhẹ nhàng, thảnh thơihạnh phúc thì ba nẻo đường đen tốiđịa ngục, ngạ quỷsúc sanh không thể xuất hiện.
(Xem: 6180)
Đã mấy chục năm trôi qua, sinh ra làm người giữa cuộc đời này, cho đến hôm nay, hương linh đã chính thức kết thúc cuộc đời con người,
(Xem: 5664)
Nếu bạn có bạn bè hay người thân đang lâm trọng bệnh hoặc sắp qua đời, tôi biết là không có ai bảo bạn hãy cứ thản nhiên với họ.
(Xem: 4938)
Mục đích thứ nhất của chúng ta khi tu học Phật Pháp đương nhiên là để liễu thoát sanh tử luân hồi, ra khỏi tam giới.
(Xem: 5345)
Hành giả tu học pháp môn Tịnh Độ, tất yếu đầy đủ tư lương Tịnh Độ. Những gì gọi là tư lương?
(Xem: 6653)
Bất cứ một ai khi trì tụng thần chú Đại Bi với tất cả tâm thành, chắc chắn sẽ đạt được tất cả những điều mong cầu, ước nguyện bởi vì oai lực của Thần chú là rộng khắp, vô biên...
(Xem: 5965)
Phật Pháp đến nơi nào thời cũng làm lợi ích cho chúng sanh, làm cho chúng sanh được vui vẻ và được an vui...
(Xem: 12002)
Nguyện con sắp đến lúc lâm chung, Trừ hết tất cả các chướng ngại, Tận mặt thấy Phật A Di Đà, Liền được sanh về cõi Cực lạc.
(Xem: 5748)
Tâm thức chánh niệm hay tán loạn của con người khi lâm chungyếu tố quyết định cho sự vãng sanh Tịnh độ hay đọa lạc về các cảnh giới khổ đau.
(Xem: 7053)
Người Nhật khi nghe đến Shinran Shonin (Thân Loan Thánh Nhân) họ liền hiểu ngay gần như là Giáo Tổ của Tịnh Độ Tông Nhật Bản,
(Xem: 5504)
Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt.
(Xem: 5889)
Do chúng sinh có nhiều bệnh, nên đức Phật mới lập ra nhiều pháp môn, nhưng tất cả giáo lý đều lấy giác ngộ làm đích đến.
(Xem: 4915)
Tu học pháp môn niệm Phật là có thể mang nghiệp vãng sanh, nhưng chúng ta cũng tận lực, hy vọng có thể mang đi ít một chút.
(Xem: 4458)
Chúng ta học được từ nơi Phật Bồ Tát là ở ngay trong cuộc sống thường ngày, nhất định phải dùng tâm chân thành, chân thì không giả, thành thì không hư vọng...
(Xem: 8244)
Thiền (hay Thiền–na) là âm của tiếng Phạn "Dhyana", là pháp môn "trực chỉ Chơn tâm, kiến tánh thành Phật".
(Xem: 6534)
Một câu A Di Đà Phật làm cho chúng ta tỉnh lại. Sau khi tỉnh rồi mới biết được chính mình vốn dĩ là A Di Đà Phật, chính mình vốn dĩ là Tỳ Lô Giá Na.
(Xem: 7400)
Tất cả chúng ta đang sống trong Ánh sáng Vô lượng (Vô lượng Quang) và Đời sống Vô lượng (Vô lượng Thọ), trong bổn nguyện của Phật A Di Đà,
(Xem: 5821)
Phật giáo không phải là tôn giáo, mà là giáo dục. Giáo dục Phật giáo cứu cánh viên mãn, giúp chúng ta phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui.
(Xem: 5479)
Ở Trung Hoa, kinh Quán Vô Lượng Thọ đóng một vai trò quan yếu trong giai đoạn đầu tiên của sự truyền bá Tịnh độ tông hơn bất kỳ kinh văn nào khác của tông nầy.
(Xem: 6415)
Niệm Phật là một trong những pháp môn tu hành rất căn bản được Đức Thế Tôn chỉ dạy rất rõ ràng, hiện còn lưu lại trong các bản kinh cổ nhất,
(Xem: 6745)
Tịnh Độphương cách thích hợp nhất để đạt thành tựu trong một kiếp, và là cách tốt nhất để cứu độ chúng sinh.
(Xem: 7547)
Gặp được Phật pháp rất khó! Trên đời này không có pháp nào thoát ly sanh tử, chỉ có giáo pháp của Phật mới ra khỏi sinh tử luân hồi.
(Xem: 4879)
Tâm thường đế trụ, độ thế chi đạo, ư nhất thiết vạn vật, tuỳ ý tự tại, vi thứ giá loại, tác bất thỉnh chi hửu.
(Xem: 4629)
Học Phật trước tiên phải làm người tốt, xử lý tốt mối quan hệ giữa người với người rồi, tiến thêm một bước, chúng ta phải xử lý tốt mối quan hệ với môi trường tự nhiên.
(Xem: 5266)
Trong bộ kinh này, đức Phật dạy chúng ta phương pháp để cái tâm được thanh tịnh.
(Xem: 12639)
Vô Niệm Viên Thông Yếu Quyết nếu cắt nghĩa chung thì ta có thể nói là bí quyết thoát trần, bí quyết thoát vòng tục lụy, bí quyết giải thoát, bí quyết để chứng thẳng chơn tâm hay bí quyết để đi vào minh tâm kiến tánh.
(Xem: 9706)
Chúng ta tu học Phật pháp, mục tiêu đầu tiên tất nhiên phải thoát ly sinh tử, ra khỏi lục đạo luân hồi.
(Xem: 10467)
xem thường chúng sinh, chính mình luôn có thái độ cống cao ngã mạn khiến cơ hội vãng sinh bất thoái thành Phật.
(Xem: 10335)
Kinh Đại Tập nói rằng: ”Thời đại mạt pháp hàng trăm triệu người tu hành, ít có một người đắc đạo, chỉ nương niệm Phật sẽ qua được biển sinh tử”.
(Xem: 9910)
Phật giáogiáo dục, đích thực là giáo dục chí thiện viên mãn của Thích Ca Mâu Ni Phật đối với chúng sanh trong chín pháp giới.
(Xem: 12021)
Đức Phật dạy chúng ta niệm A Di Đà Phật, chúng ta nghe theo lời dạy của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật mà niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ.
(Xem: 10148)
Phật giáo Trung Quốc được lần lượt truyền từ Ấn Độ sang đến nay đã hơn hai nghìn năm và được truyền bá rộng rãi đến ngày nay.
(Xem: 10788)
Phật, chính là thực tướng các pháp, chân tướng của tất cả pháp. Nếu bạn trái với chân tướng thì chính là ma,
(Xem: 9902)
Chúng ta may mắn được nghe Phật Pháp, đương nhiên cần phải chiếu cố đến chúng sanh ở tận hư không pháp giới, nhất là những oan gia trái chủ của mình trong nhiều đời nhiều kiếp.
(Xem: 8774)
Phương pháp tiêu trừ nghiệp chướng tốt nhất là đoạn ác tu thiện, tích công bồi đức, một lòng niệm Phật.
(Xem: 9500)
Người niệm Phật tu hành chẳng những được phước rất lớn, mà chính mình cũng được vãng sanh Cực Lạc.
(Xem: 14529)
Yếu chỉ của tam muội trong pháp môn niệm Phật là sự " lắng nghe" chứ không cốt niệm cho nhiều mà tâm chẳng rõ.
(Xem: 8783)
Tại sao công phu niệm Phật của mọi người không được đắc lực? Nguyên nhân là vì không nhìn thấu, không buông xả, và cũng vì chưa hiểu rõ được chân tướng của vũ trụ nhân sanh.
(Xem: 9089)
Một lòng chuyên niệm không có tâm Bồ Đề, cũng không thể vãng sanh, cho nên phát tâm Bồ Đề cùng một lòng chuyên niệm phải kết hợp lại, thì bạn quyết định được sanh Tịnh Độ.
(Xem: 9338)
Niệm Phật là một pháp môn dễ hành nhưng khó tin, nhất là trong thời đại điện toán này, thời đạicon người lo cho vật chất nhiều hơn là lo cho đời sống tâm linh.
(Xem: 8811)
"Cực Lạc Thù Thắng", có nghĩa là người tu về Pháp môn Tịnh độ chuyên lòng niệm Phật A Di Đà, cầu sanh về cõi Cực lạc, được y báo chánh báo trang nghiêm thù thắng.
(Xem: 10522)
Kinh Phật nói: “Tất cả sự khổ vui đều do tâm tạo”. Vậy muốn cải thiện con người, tạo hoàn cảnh tốt, phải tìm sửa đổi từ chỗ phát nguyên....
(Xem: 9197)
Chúng sinh tận hư không khắp pháp giới, chúng ta đều phải độ. Vậy chữ “độ” này có ý nghĩa gì? Nếu dùng ngôn ngữ hiện đại, thì “độ” là quan tâm, yêu quí, dốc lòng dốc sức giúp đỡ.
(Xem: 8369)
Cần chân thật phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ, thế giới Cực Lạc trong ao bảy báu liền mọc lên một nụ hoa, chính là hoa sen.
(Xem: 9419)
Chúng ta nên tu theo pháp môn niệm Phật, ai có nhân duyên về Tịnh độ trước thì lo chuẩn bị tiếp rước người đến sau. Nếu chí thành theo con đường niệm Phật Di Đà cầu sanh tịnh độ thì dứt khoát sau nầy cả gia đình, ngay cả dòng họ sẽ gặp nhau cả
(Xem: 8990)
Phật phápchân lý của vũ trụ nhân sanh, chân thật thông đạt tường tận rồi thì hoan hỉbố thí, không chút bỏn xẻn. Bố thí càng nhiều vui sướng càng cao,
(Xem: 9593)
Ta được biết là có nhiều cõi Tịnh Độ, nhiều cõi linh thánh của những Đấng Giác ngộchúng ta gọi là chư Phật. Cõi Tịnh Độ của Đức Phật Vô Lượng Quang A Di Đà thì đúng là một nơi độc nhất vô nhị.
(Xem: 9022)
Vãng sanh nhất định phải đầy đủ tín, nguyện, hạnh. Nếu như tín nguyện của bạn không kiên định, không thiết tha, thì Phật hiệu niệm nhiều bao nhiêu đi nữa cũng không thể vãng sanh.
(Xem: 8356)
Phật cho chúng ta một lợi ích vô cùng lớn vô cùng thù thắng, đó là dạy chúng ta trong một đời này được thành Phật.
(Xem: 8954)
Tâm mình thanh tịnh, tự tại, yên ổn thì đó tức là Tịnh độ. Chư Phật và chư Tổ khai huyền xiển giáo để chúng sanh trong đời này có đường hướng để đi, mà đường hướng nào cuối cùng cũng gặp nhau nơi tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh độ.
(Xem: 8976)
Đức Thích Ca Mâu Ni khai thị pháp môn niệm Phật tức là muốn cho hết thảy chúng sinh thâu nhiếp lục căn, khiến được tịnh niệm tương tục, xưng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, niệm đến cảnh giới tâm cảnh đều vắng lặng thì Phật tánh sẽ tự hiển hiện.
(Xem: 8745)
Pháp môn Tịnh độ là một pháp môn thích đáng, khế hợp mọi căn cơ, dễ tu, dễ chứng, chư Phật trong mười phương đã dùng pháp môn này để cứu vớt hết thảy chúng sinh xa rời nẻo khổ, chứng đắc Niết bàn ngay trong một đời.
(Xem: 9373)
Pháp môn niệm Phật còn gọi là pháp môn Tịnh độ, lại được gọi là “Liên Tông”, lại được gọi là “Tịnh Tông”. Lòng từ của Đức Thích Ca Mâu Ni thật là vô hạn, Ngài quán xét căn cơ của chúng sinhcõi Ta bàban cho pháp môn tối thắng này.
(Xem: 9043)
Ái hà ngàn thước sóng xao, Muôn trùng biển khổ lấp đầu than ôi! Muốn cho khỏi kiếp luân hồi, Phải mau gấp niệm Nam mô Di Đà.
(Xem: 8778)
Pháp môn niệm Phật để cầu sanh về Tịnh độ (Cực lạc), thì phải hiểu biết lịch sử của đức Phật A Di Đà thế nào, và 48 lời nguyện ra sao.
(Xem: 4089)
Ngày nay, nhiều người niệm Phật A Di Đà để cầu vãng sinh Tây phương Cực Lạc. Điều này phù hợp với đại nguyện của đức Phật A Di Đà cứu độ chúng sinh về cõi Tịnh độ của Ngài để tiếp tục tu hành tới ngày thành Phật.
(Xem: 9051)
Kinh Dược Sư Lưu Ly bổn nguyện công đức dạy rằng: “Cứu thả các sinh mạng được tiêu trừ bệnh tật, thoát khỏi các tai nạn.” Người phóng sinh tu phước, cứu giúp muôn loài thoát khỏi khổ ách thì bản thân không gặp các tai nạn.
(Xem: 9880)
Phật pháp dạy mọi người lìa khổ được vui, điều này ai cũng đều biết. Nếu như Phật pháp dạy mọi người lìa vui được khổ thì có lẽ không có ai học.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant