Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Tinh Thần Đại Thừa Trong Sự Phát Triển Của Một Quốc Gia

26 Tháng Chín 201000:00(Xem: 7159)
Tinh Thần Đại Thừa Trong Sự Phát Triển Của Một Quốc Gia

TINH THẦN ĐẠI THỪA
TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT QUỐC GIA

Nguyễn Thế Đăng

Tinh thần Đại thừa là mong muốn người khác được hạnh phúc và làm việc cho hạnh phúc của những người khác, cho sự phát triển thân tâm của người khác, cho sự phát triển vật chấttinh thần của người khác; cho đến khi họ đạt đến cùng đích của việc làm người là sự hoàn thiện rốt ráo của con người.

Lòng mong muốn người khác được hạnh phúctinh thần sẵn sàng làm việc cho sự tốt đẹp của người khác chứa đựng một động lực căn bản có các thành phầntình thương đối với người khác (từ bi), sự hăng hái lạc quanhạnh phúc của người khác (hỷ), và sự buông xả về phần mình, ý thức chia sẻ đặt cơ sở trên sự bình đẳng giữa mình và người (xả).

Làm cho mình và người khác tốt hơn, đẹp hơn, đúng hơn, và do đó hạnh phúc hơn, chính là hướng đi chung của nhân loại. Đó cũng là điều mà chúng ta gọi là tính người, hoặc, nói theo thuật ngữ Phật giáo, là bồ đề tâm. Nhưng mọi người thường hay quên điều đó, quên sứ mạng làm người của mình, cả khi ở một mình cũng như khi trong gia đình và trong xã hội.

Tinh thần ‘vì sự tiến bộ của người khác’ này là hướng tiến bộ chung của nhân loại, sự chia sẻ đồng cảm của nhân loại. Chúng ta thấy ngay tinh thần đó là lý do tồn tại của mọi lĩnh vực xã hội; nó định hướng mục đích của mọi hoạt động, đồng thời tạo nên sự hài hòa, trong các lĩnh vực ấy: chính trị, kinh tế, y học, văn học nghệ thuật, giáo dục… Tinh thần này là bản năng cần hoàn thiện của mỗi con người.

Dĩ nhiên, một người xác lập mong muốn người khác được hạnh phúc và làm việc vì hạnh phúc của những người khác thì người đó đã và đang có hạnh phúc. Và một xã hội có nhiều người như thế, một xã hội sống trong một tinh thần mạnh mẽ lạc quan như thế, xã hội đó phải là một xã hội tốt đẹp, đúng hướng và hạnh phúc. Một xã hội chia sẻ với nhau, chung sức với nhau để thực hiện một mong muốn, một việc làm tốt đẹp nhất mà con người có thể có trên cõi đời này, được Phật giáo gọi là một Tịnh độ ngay trong thế giới này.

Chính vì cùng một mong muốn, một hành động – dù mỗi người làm việc trong lĩnh vực riêng, nghề nghiệp riêng của mình, cùng một tôn trọng con người và vì con người, mà xã hội có một sự đồng thuận tự nhiên, một thái độ cạnh tranh trong hòa hợp, một tinh thần đoàn kết tự nhiên.

Chính từ một ý chí, một mong muốn, một việc làm thống nhất đó mà nảy sinh ra mọi điều tốt đẹp khác. Tất cả mọi sức mạnh tích cực, mọi cái tốt, cái đúng, cái đẹp của con người đều được phát huy. Khi những cái tích cực được phát huy thì những cái tiêu cực lần lần tiêu tan mất.

Tinh thầnhạnh phúc chung này phải được thực hành trong mọi lúc để chuyển hóa cá nhânxã hội. Mỗi người cần phải tự hỏi; hành động này (thân), lời nói này (khẩu), ý nghĩ này (ý) phải chăng lợi mình mà hại người, hay chỉ lợi cho mình mà không (hoặc chưa, hoặc ít) hại đến người, hay lợi cho cả mình lẫn người? Giá trị chung của nhân loại được đánh giá theo những cấp độ như vậy.

Đặt trong một mong muốn và một việc làm rộng lớn vì sự tốt đẹp của người khác thì mọi khả năng tốt đẹp của từng cá nhân đều được rộng lớn theo. Trí huệtình thương mà chỉ vì tôi thì trí huệtình thương đó phải rất nhỏ. Còn trí huệtình thương vì nhiều người thì phải lớn. Như vậy, chính là trong xã hội và thông qua xã hội mà những phẩm tính tốt đẹp của một con người được phát huy.

Chẳng hạn như hành vi bố thí mà bây giờ chúng ta gọi là làm từ thiện. Chúng ta không chỉ đợi bão lụt mới đi cứu trợ. Chúng ta phải ngăn ngừa không cho lụt lớn, xả nước trong đập trước khi bão đến, trồng cây đầu nguồn từ nhiều năm trước. Chúng ta không chờ tai nạn đến mới lo tìm cách giúp đỡ. Chúng ta làm từ thiện trong mọi lúc.

Có chức vụ cao trong công ty, chúng ta làm từ thiện bằng cách nâng đời sống vật chấttinh thần công nhân lên, xem nhà ăn tập thể, phòng tắm phòng vệ sinh, việc giải trí và học tập làm sao tốt hơn. Chúng ta làm từ thiện bằng cách không tiêu xài hoang phí. Chúng ta làm từ thiện với cả cây cối, thiên nhiên, nếu xe thải nhiều khói phải thay ống bô. Chúng ta làm từ thiện bằng cách tắt bớt điện không cần thiết, từ thiện với nước ở trên nguồn. Chúng ta làm từ thiện ngay trong căn nhà của chúng ta, quét dọn sạch sẽ, giáo dục con cái… Nghĩa là chúng ta có thể làm từ thiện bất cứ lúc nào, bất cứ chỗ nào.

Chính vì tính liên tục này mà bố thí (làm từ thiện) được gọi là bố thí Ba-la-mật. Ba-la-mật để chỉ sự trọn vẹn, hoàn hảo trong thời giankhông gian. Hãy thử sống một ngày trong tinh thần bố thí ấy, tinh thần từ thiện ấy, chúng ta sẽ thấy ngày ấy hạnh phúc như thế nào, tâm ta mở rộng như thế nào.

Chẳng hạn sự bình đẳng. Luật pháp thường cố gắng tạo ra sự bình đẳng cho mọi người trong xã hội. Nhưng nếu khôngtinh thần bình đẳng trong tâm, thì chúng ta dễ dàng dùng chính luật pháp để tạo ra ưu thế, quyền lợi cho mình trước những người khác để xã hội không thể bình đẳng.

Chúng ta sẳn sàng dùng ưu thế thông minh tính toán của mình, ưu thế vốn liếng của mình, ưu thế gia đình bà con của mình để tạo ra nhiều bất bình đẳng trong xã hội. Nếu có tinh thần từ thiện, tinh thần vì người khác, tinh thần bình đẳng – ai cũng mong muốn hạnh phúc, ai cũng cần đưa thân tâm mình đến hạnh phúc tối hậuchúng ta sẽ không làm cho hố sâu ngăn cách giàu nghèo, học nhiều học ít, tài trí cao hay tài trí thấp… càng thêm sâu sắc, khiến xã hội chỉ là những vực thẳm không thể lấp đầy.

Chẳng hạn tính lạc quan yêu đời. Nếu trong một xã hộimọi người đều là đối thủ cạnh tranh của nhau, ai cũng lo giành giật phần to nhất cho mình (thay vì cùng làm cho cái bánh to ra thì phần mình cũng tự động to ra), ai cũng muốn đạp người khác xuống để mình leo lên, thì dù bề ngoài có vẻ trật tự, xã hội đó vẫn là một xã hội nghi kỵ, phân tán vì không có điều gì để thống nhất, tự động làm hao tán những nguồn năng lượng của chính xã hội đó.

Trái lại, một xã hội có chung một mong muốn, có chung một mục đích, có chung một hành động, có chung một sức sống thì đó là một xã hội lạc quan, vui sống và yêu đời.

Quyền lợi tối thượng của một con người chính là tiềm năng tự hoàn thiện vô hạn trong mọi mặt của nó, tiềm năng chân hóa, thiện hóa, mỹ hóa cả thân tâm lẫn thế giới trong đó nó đang sống. Nói theo Phật giáo, quyền lợi và bổn phận tối thượng của một người chính là Phật tính đang tiềm ẩn trong nó. Đó cũng là mục đích tối hậu, ý nghĩa tối hậu của lịch sử một con người.

Thế nên chính vì quyền lợi tối thượng đó, không chỉ của một người mà của tất cả mọi người, người ta có thể dàn xếp, thỏa hiệp, đến mức hy sinh những quyền lợi vật chất tạm thời và nhỏ mọn của mình. Nhìn thấy ý nghĩa tiến hóa đích thực của con người, chúng ta sẽ không sống vì riêng chúng ta nữa, mà chúng ta sống vì mọi người, vì sự vinh quang tối hậu của mỗi con người, vì công cuộc phát triển, tiến hóa của mọi người, vì viễn cảnh hoàn thiện rốt ráo của mọi người.

Ở đời ai cũng có tham vọng, ai cũng thấy sự hiện hữu của mình là quan trọng nhất. Nhưng nếu mọi tham vọng cá nhân đó được đặt vào một tham vọng chung, lớn nhất, cao nhất, đúng nhất, tốt đẹp nhất, là tham vọnghạnh phúc lâu dài của nhiều người, thì mọi tham vọng của mọi cá nhân sẽ hài hòa trong tham vọng lớn nhất của tất cả nhân loạiBồ đề tâm.

Như biển cả có thể dung chứa mọi dòng sông dơ sạch. Những mâu thuẫn cá nhân, những mâu thuẫn của mọi lĩnh vực xã hội chỉ có thể hài hòa chung sống trong một không gian rộng lớn nhất và cao nhất: Bồ đề tâm. Đây không phải là chuyện không tưởng: hàng mấy ngàn năm của lịch sử nhân loại đã chứng minh là nó vẫn tiến theo chiều hướng đó, mặc cho bao cản trở, bao đổ vỡ hư hỏng. Vấn đề duy nhấtchúng tacan đảm để thực hiện nó hay không, có can đảm đảm đương trách nhiệmquyền lợi cao cả nhất của cuộc sống làm người của mình hay không.

Từ ngày có xã hội, có ai có suy nghĩ mà không mong một xã hội phát triển và hài hòa? Những Khổng Tử, Platon, Aristote…chỉ là những đại biểu nổi bật cho lòng mong muốn ấy trong lịch sử, và cho đến ngày nay vẫn thế.

Nhưng xã hội chỉ phát triển hài hòa trong một nguyện vọng chung, ý chí chung hành động chung vì một quyền lợi chung bao lasiêu việt nhất. Đó là cái chung của công cuộc phát triển, tiến hóa đến Chân Thiện Mỹ của con ngườimọi người đều chia sẻ. Đó không phải chỉ là cái chung trong một quốc gia, mà là cái chung cho mọi quốc gia, nghĩa là cho hòa bình của thế giới.

Chúng ta hãy lấy một thí dụ cụ thểNhật Bản, trong chỉ vài điều sơ lược.

Hiến pháp đầu tiên của Nhật Bản do Thái tử Thánh Đức (Shotoku, 574-622) soạn thảo, gồm 17 điều, căn cứ vào kinh Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa. Các đại sư khai sáng các tông phái Phật giáo Nhật Bản đều nỗ lực ‘xã hội hóa’ Phật giáo, đưa Đạo hòa nhập với đời, như Nhật Liên (1222-1282), sơ tổ của Soka Gakkai hiện tại; Đạo Nguyên (1200-1253), tông Tào Động Nhật Bản; Pháp Nhiên (1133-1212) và Thân Loan (1173-?), Tịnh Độ Chân tông; Hoằng Pháp (thế kỷ 9) của Mật giáo với chùa Giáo Vương Hộ Quốc; Vinh Tây (thế kỷ 12) tông Lâm Tế với Hưng Thiền Hộ Quốc Luận…

Phật giáo đã ảnh hưởngthâm nhập toàn bộ các lĩnh vực xã hội Nhật, từ ngôn ngữ, văn học, đến chính trị, kinh tế. Ngày nay, Phật giáo đã hòa lẫn vào trong đời sống dân Nhật, thành thử rất khó thấy.

Cựu Thủ tướng Nhật Fukuda đã nói vào năm 2007: “Việt NamNhật Bản có những căn bản văn hóa giống nhau, đó là cùng ăn cơm bằng đũa và cùng chịu ảnh hưởng của Đại thừa”.

Cho đến những năm 70 thế kỷ 20, công đầu trong việc truyền bá Phật giáo qua Tây phương, đặc biệt ở Hoa Kỳ, thuộc về người Nhật.

Chúng ta có thể thấy tinh thần Phật giáo Đại thừa vẫn bàng bạc trong xã hội Nhật hiện đại. Chẳng hạn xe hơi Nhật: đẹp một cách tinh gọn, giản dị, tiết kiệm xăng. Đó là tinh thần Nhật Bản, và tinh thần đó chịu ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo.

Chẳng hạn một câu chuyện về Masushita KonoSuke, người sáng lập hãng National Panasonic, một công ty toàn cầu chuyên sản xuất vật dụng trong nhà, đặc biệt là trong bếp. Sau mấy mươi năm làm việc, đưa National lên hàng công ty đứng thứ 10 trong 100 công ty lớn nhất thế giới, ông mới nói trong một cuộc phỏng vấn, đại ý: Ông sáng lập công ty để giải phóng cho phụ nữ Nhật, có lẽ cho phụ nữ toàn thế giới, vì ông thấy người phụ nữ mất cả một phần lớn cuộc đời lui cui trong bếp.

Tạo ra cho họ những đồ dùng tiện lợi để họ khỏi mất phần lớn cuộc đời vào việc nấu nướng, với khói, nóng và những cái hại cho sức khỏe khác, đó là mong muốn và là đóng góp của ông cho cuộc đời. Có thể nói ông chủ tịch National đã sống hết cuộc đời mình trong tinh thần phụng sự người khác, đó là tinh thần Đại thừa.

Chúng ta có thể nói thêm, ước vọng hoàn thiện con người là một mong muốn và việc làm có tính phổ quát đối với toàn nhân loại. Nhưng sự đóng góp cho việc hoàn thành con người hoàn thiện phổ quát đó, đối với mỗi người hay mỗi dân tộc đều có phần riêng bản sắc của mình.

Cá tính và cách hành động riêng của một dân tộc đóng góp vào kho tàng ‘tính người’ chung đã làm nên sự phong phú của tổng thể nhân loại. Một tổng thể phong phú đa dạng chứ không phải là một tổng thể ‘đồng dạng’ bằng phẳng không có sự sống. Chính vì cái riêng đó mà mỗi đòng góp vẫn tồn tại như một con người hay một dân tộc mà không ai khác có thể thay thế được.

Nói theo Đại thừa, giá trị của hiện hữu là khác biệt trong đồng nhất và đồng nhất trong khác biệt. Đồng nhất trong căn bản trí hay vô sai biệt trí và sai biệt trong hậu đắc trí hay sai biệt trí.Sự khác biệt này là điều mà người Âu Mỹ hiện nay vẫn thích nói,’tạo ra sự khác biệt’. Cho đến mức hoàn thiện cuối cùng, chúng ta cũng có thể thấy rằng chư Phật đồng nhất với nhau trong Pháp thân tuy vẫn khác biệt với nhau trong Báo thânHóa thân.

Nói một cách cụ thể, vua Trần Nhân Tông của Việt Nam đồng nhất mà khác biệt với Thái tử Thánh Đức của Nhật Bản, và vua Trần Nhân Tông khác biệt mà đồng nhất với Thái tử Thánh Đức. Đại thừa Việt Nam khác biệt mà đồng nhất với Đại thừa Nhật BảnĐại thừa Việt Nam đồng nhất mà khác biệt với Đại thừa Nhật Bản. Nói theo ngôn ngữ Tây phương, đó là tính cách ‘dân chủ’ trong xã hội vũ trụ, trong pháp giới.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM