Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Chương 5, 6, 7

Monday, November 15, 201000:00(View: 3981)
Chương 5, 6, 7
CHƯƠNG NĂM
CHÁNH NIỆM, TỈNH GIÁC


Gìn giữ tâm ý

1. Ai giữ giới Bồ tát
Phải giữ gìn tâm ý
Nếu không, không duy trì
Bất cứ giới luật nào.

2. Voi điên tuy gây hại
Nhưng không thể nào bằng
Con “voi tâm“ phóng dật
Mang đến bao tai ương.

3. Luôn dùng thừng chánh niệm
Cột chặt “voi tâm“ điên
Thì tai ương biến mất
Phước lành hiện đến liền.

4-5. Điều phục được tâm ý
điều phục tất cả
Sư tử, voi, gấu, rắn
Và tất cả kẻ thù
Cùng lính canh địa ngục
Quỷ Dạ xoa, La Sát
Đều bị trói tất cả.

6. Phật đã tuyên bố rằng
Hiểm họa và lo sợ
Với khổ đau vô tận
Đều do tâm phát sinh.

7-8. Hình cụ trong địa ngục
Do ai tạo tác nên?
Nền sắt nóng hỏa ngục
Nữ nhân kia từ đâu?

Phật dạy rằng tất cả
Do ác tâm biến ra
Bởi thế trong ba cõi
Tâm mình đáng sợ nhất.

9-10. Nếu bố thí cao cả
Đạt được nhờ xóa nghèo
Chẳng lẽ Phật xưa kia
Không đạt hạnh bố thí
thế gian vẫn nghèo?

Bởi vậy tâm bố thí
Cả tài sản, công đức
bố thí rốt ráo
Phát xuất từ nội tâm.

11. Lùa cá tôm đến đâu
Để khỏi bị săn giết?
Vĩnh viễn dứt ác tâm
thành tựu giới độ.

12. Sân si đầy thế gian
Làm sao hàng phục hết?
Hàng phục được tâm sân
hàng phục tất cả.

13-14. Làm sao đủ da thuộc
Để phủ kín địa cầu?
Nhưng chiếc dép da này
Sẽ bao trùm mặt đất.

Cũng vậy với ngoại cảnh
Tuy chưa làm chủ được
Nhưng làm chủ tâm mình
Có gì quí giá hơn?

15. Làm thiện bằng thân, miệng
Nhưng tâm lại tán loạn
Thì khó đạt được phước
Để lên cõi Phạm Thiên (5)
Trong khi chỉ một mình
Tâm thanh tịnh cũng đủ.

16. Phật dạy dù tụng niệm
Tu khổ hạnh lâu năm
Mà tâm cứ tán loạn
Thì cũng vô ích thôi.

17. Những ai tìm hạnh phúc
Chạy trốn mọi khổ đau
Sẽ tiếp tục lạc đường
Nếu không hiểu cái tâm
Kỳ diệu chứa mọi pháp.
 

Chánh niệm và tỉnh giác

18. Bởi thế nên cẩn thận
Gìn giữ trọn tâm ý
Giữ giới tu luyện tâm
Đâu cần tu pháp khác.

19. Giữa đám đông hỗn loạn
Ta gìn giữ vết thương
Không để ai đụng đến;
Giữa cuộc đời hung ác
Ta phải giữ tâm mình
Như ta giữ vết thương.

20. Ta gìn giữ vết thương
Vì sợ người đụng đau
Sao ta không giữ gìn
Vết thương của tâm ta
Cho khỏi bị đè bẹp
Dưới chân núi địa ngục?

21. Nếu hành trì như vậy
Ta cứng rắn, tinh tấn
Dù ở giữa người ác
Hay ở giữa người lành.

22. Thà để mất lợi dưỡng
Mất tài sản, thanh danh
Mất thân xác, mạng sống
Quyết không để mất tâm.

23. Tôi chấp tay nguyện cầu
Cho những ai ước mong
Gìn giữ được tâm ý
Đều luôn luôn duy trì
Chánh niệm và tỉnh giác.

24. Người đau không đủ sức
Làm bất cứ việc gì
Cũng vậy, bất cứ ai
Thiếu chánh niệm, tỉnh giác
Sẽ không còn đủ sức
Để làm những việc lành.

25. Người tâm không chánh niệm
Không còn ghi trong trí
Lời giáo huấn tu hành
Như nước rỉ bình nứt.

26. Biết bao người thông thái
Sùng tíntinh tấn
Nhưng vì không chánh niệm
Nên phạm tội ô uế.

27. Tên giặc không chánh niệm
Luôn rình cướp tỉnh giác
Vét sạch phước tích lũy
Đưa người vào nẻo ác.

28. Ái dục như lũ giặc
Cướp gia tài phước đức
Hủy hoại tâm chánh niệm
Phá đường đến cõi lành .

29. Tuyệt không để chánh niệm
Rời khỏi cửa tỉnh giác;
Nếu nó đi lang thang
Phải gọi nó quay lại;
Nó phải nghĩ cảnh khổ
Trong ba cõi địa ngục
Để an trú chánh niệm.

30. Hạnh phúc thay những ai
Sống cạnh thầy đáng kính
Tuân theo lời giáo huấn
Để trau dồi chánh niệm.

31-32. “Chư Phật, chư Bồ tát
Nhìn thấu suốt mọi điều
Ta đứng trước các ngài
Đâu dấu được điều chi”.

Nếu có suy nghĩ ấy
Sẽ sinh lòng hổ thẹn
Và trong tâm luôn luôn
Có mặt của chư Phật.

33. Chánh niệm như lính canh
Trước cửa ngõ của tâm
Nhờ đó mà tỉnh giác
Mãi mãi được có mặt.

34. Nếu ý xấu manh nha
Phải thấy ngay tai họa.
Vậy phải giữ chánh niệm
Như cây bám chặt đất .

35. Không bao giờ nên nhìn
Dáo dác và mông lung
Mắt thường nhìn thẳng xuống
Như trong lúc ngồi thiền.

36. Để cho mắt nghỉ ngơi
Thỉnh thoảng nhìn chân trời
Khi có người xuất hiện
Hãy nhìn thẳng chào hỏi.

37. Trên đường, nên đứng lại
Nhìn rõ khắp bốn phương
Lúc dừng nghỉ dưỡng sức
Hãy quan sát sau lưng .

38. Kiểm tra kỹ trước sau
Rồi nhận định hoàn cảnh
Tùy nhu cầu hành động
tiến tới hay lui.

39-40. Trước khi ta hành động
Nên ý thức rõ ràng
”Đây tư thế của thân”
Và trong khi hành động
Cũng luôn luôn quán xét
Tư thế của thân mình.

Cũng vậy, thường quán xét
Tâm ý như voi điên
Buộc vào trụ chánh niệm
Không cho nó chạy loạn.

41. Người tu tập thiền định
Luôn luôn giữ chánh niệm
Thường quán sát tự hỏi
Tâm ý mình ở đâu?

42. Lúc nguy, khi lễ lạc
Hoặc trong khi bố thí
Khó giữ được chánh niệm
Nên buông giới hạnh nhỏ.

43-44. Quyết định làm việc này
Không nên nghĩ việc khác
Tâm trí phải chuyên chú
Làm xong từng việc đã.

Được vậy việc mới thành
Nếu không, thì hai việc
Chẳng việc nào hoàn tất
Chánh niệm chẳng gia tăng.

45. Hãy quyết tâm từ bỏ
Xem kịch, nói chuyện phiếm
Hãy tinh tấn đoạn trừ
Tâm tham đắm thứ ấy.

46. Hãy nhớ lời đức Phật
Từ bỏ việc vô nghĩa
Như bức cỏ, vẽ đường
Đập đất đá vỡ tan.

47. Trước khi muốn đi đứng
Hoặc trước khi nói năng
Phải kiểm soát tâm ý
Đưa nó vào chánh niệm.

48. Nếu ý khởi tham ái
Tâm manh nha nổi giận
Hãy tạm dừng nói, làm
Như cây đứng lặng yên.

49-50. Khi tâm ý lăng xăng
Ngạo mạn hoặc kiêu căng
Tự mãn hoặc thô bạo
Lém lĩnh hoặc lừa dối

Tự khen và chê người
Nói những lời khinh bạc
Nói những lời gây gổ
Hãy như cây đứng yên.

51. Muốn lợi lộc, danh tiếng
Muốn sai sử người khác
Muốn kẻ khác hầu hạ
Hãy như cây đứng yên.

52. Khi muốn nói và làm
Khiến người mất lợi ích
Để mưu cầu lợi mình
Hãy như cây đứng yên.

53. Khi bồn chồn lười biếng
Nhát sợ, không biết thẹn
Nói vô nghĩa, thiên vị
Hãy như cây đứng yên.

54. Khi thấy tâm ô nhiễm
Lăng xăng việc vô nghĩa
Hãy dùng phép đối trị
Kiên trì an định tâm.

55-57. Không nên để phân tâm
Vì những việc tranh chấp
Hãy luôn đem an vui
Làm cho người hạnh phúc.
Với đức tin thâm sâu
Vững vàngkiên quyết
Biết xấu, sợ nhân quả.

Đừng sinh tâm chê bai
Kẻ ngược ngạo, ngu si
Nên mở lòng thương họ
Vì họ bị vô minh.

Vả lại tôi đã nguyện
Vì lợi mình lợi người
Tôi không nên phạm tội
Vậy phải luôn quán tưởng
Rằng tôi là vô ngã
Tôi là một ảo tưởng.

58. Nên luôn tư duy rằng
Nhiều kiếp mới thành người
Vậy phải giữ tâm sáng
Vững như núi Tu Di.
 

Thân

59. Hỡi này tâm ý ơi
Ngươi tự vệ ra sao
Khi kên kên háu đói
Mổ xé thân thể ngươi?

60. Sao ngươi xem thân này
bản ngã của ngươi?
Ngươi với nó khác nhau
Mất nó ăn nhằm gì!

61. Này tâm ý ngu si
Ngươi xem khúc gỗ sạch
Không phải là thân ngươi
Nên ngươi không bám víu
Sao lại bám bộ máy
Cấu tạo từ bẩn dơ?

62-63. Hãy dùng tâm quán tưởng
Tách da ra khỏi thịt
Dùng trí tuệ làm dao
Tách thịt rời khỏi xương.

Rồi chẻ tách xương ra
Phân tách tủy bên trong
Quan sát cho thật kỹ
Thực chất nó là gì?

64. Dẫu tìm tòi cẩn thận
Vẫn không thấy bản chất
Của bất cứ vật nào.
Tại sao còn tham luyến
Nâng niu tấm thân này?

65. Ngươi không thể nào ăn
Thân thể dơ bẩn này
Không uống máu, ăn lòng
Vậy giữ nó làm chi?

66. Tốt nhất xem thân này
thức ăn quạ, cáo
Chỉ nên giữ thân này
Giúp ta làm việc thiện.

67. Dù ngươi bám giữ thân
Thần chết cũng không tha
Cướp lấy thẩy cho quạ
Ngươi làm gì được đây?

68-69. Khi tớ bỏ ra đi
Chủ không cho cơm áo
Thân này sẽ bỏ ngươi
Cưng dưỡng nó làm gì?

Trả đủ lương cho nó
Chớ cho thêm quá mức.
Ôi tâm của ta ơi!
Đối với thân của ngươi
Hãy xử sự như thế.

70. Hãy xem thân như thuyền
Dùng để chở chúng sinh
Đưa họ từ bờ khổ
Sang bên bờ giải thoát.

71. Hãy tự chủ thân tâm
Luôn lộ vẻ vui tươi
Đừng cau mày giận dữ
Hãy làm người bạn tốt,
Chân thành của chúng sinh.

72. Khi di dời ghế giường
Đừng gây tiếng động lớn
Mở cửa cũng nhẹ nhàng
Luôn tránh tiếng ồn ào.

73. Sếu, mèo và kẻ trộm
Hành động rất lặng lẽ
Để đạt được mục tiêu
Bồ tát cũng nên thế .

74. Làm học trò tất cả
Cung kính nhận lời khuyên
Của bậc thầy hướng dẫn
Dù ta chẳng yêu cầu.
 

Nguyên tắc ứng xử

75. Ai khéo giảng chánh pháp
Ta nên ngõ lời khen
Ai làm phước làm lành
Ta vui mừng ca tụng.

76. Kín đáo khen người khác
công đức của họ
Nghe người khác khen mình
Tự xét xứng đáng không?

77-78. Ai làm được việc gì
Mang lại nguồn hạnh phúc
Không thể mua bằng tiền
Thì ta hãy cùng vui
Với công đức kẻ ấy.

Làm vậy không gây hại
Đời sau được vui hơn
Nếu sinh lòng ganh tị
Ta sẽ gặt khổ đau
Đời sau càng khổ nữa.

79. Nói năng phải minh bạch
Dễ nghe, thấm tận tim
Phát xuất nơi từ tâm
Nhu hòa và chính xác.

80. Hãy nhìn ngắm chúng sinh
Với lòng dạ từ bi
Và nghĩ rằng nhờ họ
Mà ta sẽ thành Phật.

81. Phước lớn được thành tựu
Nhờ tín tâm vững bền
Nhờ đối trị việc ác
Nhờ cúng ba ruộng phước (6)

82. Phát xuất tận đáy lòng
Ta thường làm việc thiện
Điều lành hãy tự làm
Không giao cho kẻ khác.

83. Bố thítrì giới
Phải tăng tiến mỗi ngày
Đừng chê nhỏ, theo lớn
Nên thực hiện mọi hạnh.

84. Nhận thức được như vậy
Nên hiến mình làm thiện
Có thể phạm giới cấm
Vì lợi ích chúng sinh.

85. Chỉ ăn những gì cần
Chia sớt thức ăn uống
Cho những vị tu sĩ
Cho kẻ khổ, cô đơn
Cho người rơi xuống thấp
Bồ tát cho tất cả
Trừ ba bộ áo quần.

86. Thân phục vụ chánh pháp
Nên không để tổn thương
Nhờ vậy mau thực hiện
Ước nguyện cứu chúng sinh.

87. Không hy sinh thân mạng
Cho kẻ thiếu từ bi
Bồ tát chỉ xả thân
mục đích tối thượng.

88. Không thuyết pháp cho người
thái độ bệnh hoạn
Đội mũ, không cung kính
Cầm gậy, cầm binh khí .

89. Không thuyết pháp cho người
Khác phái ở một mình
Không nói pháp thâm sâu
Cho kẻ thiếu thông minh
Nhưng cũng phải cung kính
Mọi pháp dù sâu cạn (7)

90. Không nên giảng Tiểu thừa
Cho người đủ điều kiện
Lãnh hội pháp Đại thừa
Không được thu hút người
Bằng cách giảng sai kinh
Và sai chú Mật tông (8)

91. Không được nhổ nước bọt
Và vứt tăm xỉa răng
Bừa bãi nơi công cộng
Không được phép phóng uế
Lên đất đai canh tác
Và nguồn nước sạch trong.

92. Khi ăn chớ đầy miệng
Há miệng, nhai ra tiếng
Ngồi không đong đưa chân
Không xoa tay vào nhau.

93. Không đi xe, ngủ đêm
Chung với người khác phái
Hầu tránh sự dị nghị
Khiến người mất niềm tin.

94. Không nên dùng ngón tay
Chỉ đường hoặc ra lệnh
Mà phải tỏ lịch sự
Đưa nguyên bàn tay phải .

95. Không đưa tay vẫy gọi
Trừ khi gọi gấp rút
Búng ngón tay thành tiếng
Bằng không mất uy nghi.

96. Hãy ngủ trong chánh niệm
Nằm đúng theo tư thế
Như khi Phật nhập diệt
Lúc tỉnh giấc, dậy liền.

97. Phật dạy vô số hạnh
Không thể nào kể hết
Pháp thanh lọc tâm này
Nên gắng thực hành ngay.

98. Ngày như đêm ba lần
Tụng niệm Kinh Ba Phần (9)
Y theo tâm Bồ đề
Giải trừ dần ác nghiệp.

99. Bất cứ hoàn cảnh nào
Do ta hoặc người tạo
Phải tinh tấn thực hành
Những lời đức Phật dạy.

100. Bất cứ giáo pháp nào
Đưa đến sự giải thoát
Con Phật đều thực hành
Được vậy, sẽ gặt phước.

101. Bồ tát làm mọi hạnh
Vì lợi ích chúng sinh
Trực tiếp hay gián tiếp
hồi hướng tất cả
sự nghiệp giác ngộ.

102. Dù phải mất tính mạng
Bồ tát không xa lìa
Các bậc thiện trí thức
Tinh thông nghĩa đại thừa.
 

Nguồn gốc giới luật

103. Để biết cách hầu Thầy
Nên học những phép tắc
Trong truyện Cát Tường Sinh (10)
Và thêm các kinh khác.

104. Nên đọc các tạng kinh
Có trình bày giới luật
Trước hết hãy tìm đọc
”Thánh xứ hư không tạng”.

105. Kinh “Học xứ tập yếu”
Đã diễn rộng lý do
Vì sao phải tu hành
Vậy cần đọc bộ luận
”Chúng học xứ tập yếu”.

106. Hoặc cũng nên tìm đọc
”Nhất thiết kinh tập yếu”
Và cũng cần đọc kỹ
Song luận của Long Thọ .

107. Kinh luận trên ghi rõ
Điều cấm, điều nên theo
Tu đúng lời kinh dạy
Giữ lòng tin trên đời.

108. Định nghĩa của chánh niệm
Tóm gọn lại như sau:
Luôn quán sát thật kỹ
Trạng thái Thân và Tâm.

109. Tụng niệm để thực hành
Đọc suông không có ích
Nếu chỉ đọc toa thuốc
Làm sao trị bệnh lành?
 
 

CHƯƠNG SÁU
NHẪN NHỤC


Sân hận

1. Một cơn giận phá hủy
Công đức ngàn kiếp tu
Tích lũy từ bố thí,
Từ cúng dường Thế tôn.

2. Sân hận vô cùng ác
Nhẫn nhục vô cùng lành
Bởi thế bằng mọi cách
Phải siêng tu nhẫn nhục.

3. Ngày nào trong tâm ta
Nọc hận thù tồn tại
Ta sẽ không ngủ yên
Mất an lành, hạnh phúc.

4-5. Một người chủ nổi giận
Có thể bị giết chết
Bởi kẻ được ông giúp
Mà trở nên giàu sang
Và người khác kinh trọng.

Với tấm lòng sân hận
ban ơn cho ai
Họ cũng không hạnh phúc
Bạn bè cũng lánh xa.

6. Sân hận là kẻ địch
Tạo nên nhiều khổ đau
Ai khắc phục sân hận
Vui đời này, kiếp sau .

7. Những thứ không vừa ý
Hoặc lòng tham bị chận
Đều nuôi dưỡng sân hận
Và làm khốn khổ tôi.

8. Vì vậy tôi muốn diệt
Những chất nuôi dưỡng này.
Sân hận duy chỉ biết
Làm hại tôi mà thôi.
 

Nhẫn nhục

Nhẫn nhục đối với đau khổ

9. Dù gặp cảnh ngược đãi
Nên giữ tâm an vui.
Bực tức không sinh lợi
Lại cướp mất phước lành.

10. Nếu có cách cứu chữa
Những tình huống rắc rối
Thì khổ đau làm gì?
Nếu khônggiải pháp
Khổ đau không lợi chi!

11. Ta không muốn cho mình
Cũng như cho bạn bè
Bị khổ đau, khinh dễ
Bị chửi mắng, vu oan ;
Duy chỉ có kẻ thù
Muốn chúng ta như thế.

12. Hạnh phúc khó đạt thay
Đau khổ thường xảy đến
Nhưng giải thoát chỉ đạt
Khi thắng vượt khổ đau
Bởi vậy, tâm ta ơi
Hãy dũng cảm kiên định!

13. Người nào tu khổ hạnh
Thờ nữ thần Durga (11)
Tự thiêu, xẻ thịt mình
Không hy vọng giải thoát;
Sao ta không can đảm
Chịu khổ vì giải thoát?

14. Nhờ tập luyện thường xuyên
Điều gì cũng thành tựu
Trước cố chịu khổ nhỏ
Sau chịu được khổ lớn.

15. Những loại khổ tầm thường
Do muỗi mòng, rít cắn
Hoặc đói khát, nhức ngứa
Chúng không vô dụng đâu!

16. Chẳng nên mất nhẫn nhục
Khi khổ vì nóng lạnh
Hay kiệt sức bệnh đau
Hoặc tra tấn, ngục tù
Nếu ta mất nhẫn nhục
Đau khổ càng tăng thêm.

17-18. Có người thấy máu chảy
Lòng dũng cảm càng tăng;
Có người thấy máu chảy
Lại té xỉu bất tỉnh.

Điều ấy tùy thuộc tâm
Vững mạnh hay yếu đuối
Bồ tát phải tự chủ
Vượt qua mọi khổ đau.

19. Dù trải qua thống khổ
Bậc trí vẫn an nhiên
Quyết đánh giặc phiền não
Không lo sợ tật nguyền.

20. Kẻ anh hùng hiển vinh
Nhờ chiến công oanh liệt
Còn chiến sĩ nhát gan
Chỉ đâm thây đã chết.

21. Khổ cũng có điều hay:
Giúp ta trừ kiêu mạn
Mở lòng thương chúng sinh
Bỏ ác và kính Phật.
 

Nhẫn nhục trước bất công

22. Ta không giận gan, tim
Và bộ phận trong người
Dù chúng là nơi sinh
Bao đau đớn, bệnh tật
Sao đối với hữu tình
Lại nổi lòng sân hận?
Họ cũng là nạn nhân
Của đau đớn tật nguyền.
 

23. Dù không ai muốn bệnh
Bệnh vẩn đến hoành hành;
Dù không mong sân hận
Sân hận vẫn phá phách.

24. Nào có ai nghĩ trước:
“Bây giờ ta nổi sân”
Và sân đâu toan tính:
”Bây giờ ta xuất hiện”

25. Tất cả mọi lỗi lầm
Và hành động độc ác
Đều do nhân duyên sinh
Không có gì tự phát.

26. Nhân duyên lúc tập hợp
Không hề có ý nghĩ:
“Ta sinh một thứ gì”
Một cái gì được sinh
Trước đó đâu có nghĩ:
“Ta phải được sinh ra”

27. Những gì được gán gọi
Là chất liệu nguyên sơ
Hoặc gán là “Cái Ta”
Đều không tự sinh ra
Sau khi nghĩ: “Ta sinh”.

28. Bởi vì trước khi sinh
Không có gì hiện hữu
Vậy cũng không có gì
Khởi ý muốn được sinh
Bởi vì luôn bám víu
Vào cái Ta vĩnh cửu
Nếu không thể tách rời
Đối tượng của “Cái Ta”
Là chất liệu nguyên sơ
mãi mãi như vậy.

29. Nếu cái ta vĩnh hằng
Thì nó phải bất động
Giống như là hư không;
Làm sao cái bất động
Lại có thể hành động
Ngay trong khi nối kết
Với những nhân duyên khác.

30. Nếu tiếp xúc duyên khác
Cái ta vẫn như xưa
Vậy thì trong hai thứ
Cái Ta và duyên khác
Ai tác động ai đây?
Nếu bảo “Ta” tác động
Thì điều này không đúng;
Cái Ta không tác động
Vì nó không thể có
Một lúc hai tự tánh
[Bất độngbiến đổi].

31. Như vậy mọi sự vật
Đều sinh từ nhiều duyên
Và bất cứ duyên nào
Cũng lệ thuộc duyên khác;
Ý thức được như vậy
Ta không bị phiền nhiễu
Vì tất cả hiện tượng
Đều chỉ là ảo tưởng
Sinh từ những ảo thuật!

32. (Hỏi) Nếu mọi vật là ảo
Thì “Ai” chế ngự giận?
Và nếu nói chẳng có “ai”
Thì cần chi trừ giận?

(Đáp) Thực ra cần trừ giận
Vì dòng thác nhân quả
Vẫn luôn luôn tiếp diễn
Nhờ chế ngự được giận
Mà cắt đứt khổ đau .

33. Bởi vậy khi nhận thấy
Bạn, thù muốn hại ta
Hãy nghĩ là duyên sinh
Và giữ tâm thanh tịnh.

34. Nếu mọi sự phát sinh
Do ý muốn con người
Thì thế giới an lạc
Bởi chẳng ai chọn khổ.

35-36. Vì vô ý tự hại
Bởi vật nhọn, gai đâm
Vì giận, đói nữ sắc
Nên cấu xé lẫn nhau
Chịu đói khát khổ sở;

Có kẻ lại tự tử
Như thắt cổ, nhảy sông
Hoặc uống những chất độc
Hay gây ra tội ác.

37. Dưới bạo lực ái dục
Con người tự hủy mình
 - Hủy cái thân quý báu -
Thế thì sao tránh khỏi
Làm hại những người khác?

38. Kẻ điên vì ái dục
Luôn tìm cách tác hại
Nếu không thương xót được
Thì đừng nên giận họ .

39. Nếu bản chất kẻ ấy
Là chuyên hãm hại người
Giận họ cũng vô lý
Khác nào giận lửa đốt .

40. Nếu bản chất họ lành
Phạm lỗi vì vô tình
Giận họ cũng vô lý
Khác nào giận không khí
Bị nhiễm khói sặc sụa.

41. Khi bị đánh bằng gậy
Ta oán người cầm gậy
Song chính là cơn giận
Đã sai khiến họ đánh
Vậy nên ghét cơn giận.

42. Xưa tôi làm khổ người
Nay người hãm hại tôi
Tôi đành phải nhận lãnh
Quả báo tôi đã gieo.

43. Vũ khí của kẻ kia
Và thân này của tôi
Cả hai là nguyên nhân
Tác thành sự đau khổ
Kẻ kia có vũ khí
Còn tôi có thân này
Vậy phải giận ai đây?

44. Thân như vết thương nặng,
Chạm nhẹ cũng đau điếng
Mù quáng tôi ôm giữ
Thử hỏi khi nó đau
Tại sao tôi tức giận?

45. Tôi không muốn khổ đau
Nhưng vì sự ngu muội
Mà tạo ra nguyên nhân
Gây nên sự đau khổ.
Đó là lỗi của mình
Sao lại giận người khác?

46. Chính hành động của tôi
Đã tạo nên địa ngục
rừng kiếm, núi đao
Vậy nên giận ai đây?

47. Chính hành động của tôi
Đã khiêu khích người khác
Và khiến họ hại tôi
Họ bị đọa địa ngục
Vậy tôi đã hại họ.

48. Nhờ những kẻ hại tôi
Mà tôi tu nhẫn nhục
Trừ được nhiều tội lỗi;
Vì tôi đã nhẫn nhục
Nên họ sa địa ngục
Chịu đau khổ lâu dài.

49. Chính tôi làm hại họ
Khi họ làm lợi tôi
Sao tôi còn lật lọng
Hỡi cái tâm hồ đồ.

50. Nhờ tâm được thanh lọc
Tôi không đoạ địa ngục
Tôi đã tự cứu mình
Kẻ kia được thứ chi?

51. Nếu ăn miếng trả miếng
Tôi chẳng cứu vớt họ
Họ phải chịu đọa đày
Còn tôi thì thất bại
Trên con đường tu tập.
 

Nhẫn nhục qua nhận thức thực tại

52. Tâm không có hình thể
Nên không bị tổn thương
Nếu bám chắc vào thân
Khi thân này đau khổ,
Tâm sẽ bị khổ đau.

53. Lời khinh khi, thô ác
Tiếng mắng chưởi, vu oan
Không làm hại thân được
Sao tâm lại nổi sân?

54. Có kẻ dèm pha ta
Nhưng sự “không ưa “ ấy
Từ nay đến đời sau
cắn xé ta đâu
Sao ta ganh ghét họ?

55. Nếu ta ganh ghét họ
Vì sợ mất lợi lộc
Lúc chết lợi cũng mất
Nghiệp ác vẫn còn hoài.

56. Tốt nhất thà chết sớm
Hơn sống làm nghề ác
Sống lâu đâu thoát được
Khổ đau của cái chết .

57-58. Hai người nằm chiêm bao
Kẻ thấy vui trăm năm
Người sướng trong khoảnh khắc
Nhưng khi bừng tỉnh giấc
Hạnh phúc đều biến tan .

Cuộc đời như giấc mộng
Dù tuổi thọ ngắn dài
Khi sinh mạng chấm dứt
Hạnh phúc đều tiêu tan.

59. Dù tiền rừng bạc biển
lạc thú lâu dài
Lúc chết tay trống trơn
Mình trần như bị cướp.

60. Có kẻ quan niệm rằng
Nhờ của để mà sống
Để giải ác, tích thiện
Nhưng nổi sân vì lợi
Thì phước mất, tội sinh.

61. Nếu chỉ vì mưu sinh
Mà làm chuyện thất đức
Một đời sống như vậy
Cuối cùng lãnh ác đọa
Sống như thế ích chi?

62. Ta ghét kẻ nói xấu
Làm ta mất tín nhiệm
Sao ta không ghét kẻ
Nói xấu bao người khác?

63. Sao ngươi vẫn bình thản
Với kẻ chê người khác
Bởi ngươi không dính vào;
Sao ngươi không nhẫn nhịn
Với kẻ vu oan ngươi
Mà chính ngay kẻ ấy
Bị ái dục chi phối?

64. Đối với người phá tượng
Đập chùa, chê chánh pháp
Ta không nên nổi giận
Bởi vì bậc Giác ngộ
Không vì vậy khổ đau.

65. Với kẻ xúc phạm Thầy
Và người thân của ta
Ta nên dằn cơn giận
Mà nên quán chiếu rằng
Đó là nhân duyên sinh.

66. Khổ sinh từ nhân duyên
Cố ý hay vô tình
Chúng sinh không thể thoát
Chỉ chúng sinh hữu tình
Mới ý thức được khổ
Vậy ta nên nhẫn chịu.

67. Người làm ác bởi si
Kẻ nổi giận vì mê
Vậy ai người có lỗi
Vậy kẻ nào vô tội?

68. Xưa ta đã tạo nghiệp
Nay ta nhận quả báo
Mọi sự sinh từ nghiệp
Sao ta trách giận người?

69. Khi đã hiểu như vậy,
Ta cố làm việc lành
Cầu mong mọi chúng sinh
Biết yêu thương lẫn nhau.

70-71. Một ngôi nhà bốc lửa
Có thể lan nhà bên
Ta phải rút tranh rạ
Và thứ dễ bắt lửa;
Cũng vậy phải loại ngay
Bao ý niệm tham đắm
Bắt mồi cho lửa sân
Thiêu rụi kho công đức.

72. Kẻ tử tù được thả
Sau khi bị chặt tay
Phải chăng là bất hạnh?
Kham chịu khổ thế gian
Để thoát khổ địa ngục
Phải chăng là bất hạnh?

73. Nay ta không chịu nổi
Một chút khổ nho nhỏ
Sao ta không diệt sân
Vì nó là nguyên nhân
Sinh ra khổ địa ngục?

74. Vì sân nên ngàn lần
Tôi đã bị đau khổ
Vì lửa địa ngục đốt.
Điều này chẳng lợi gì
Cho ta và kẻ khác!

75. Đau khổ của đời này
So ra tương đối nhẹ
Mà còn đem lợi lớn;
Vậy ta nên vui vẻ
Nhẫn chịu khổ nhỏ này
Vì nó giúp xua tan
Đau khổ của chúng sinh.
 

Ganh tỵ

76. Có những kẻ hân hoan
Và không ngớt ca ngợi
Công đức của người khác.
Tâm ý của ta ơi!
Sao không biết hân hoan
Nhập cuộc khen ngợi này!

77. Đó là một niềm vui
Không thể nào chê trách
Đó là nguồn hạnh phúc
thánh nhân không chê
Đó cũng là phương tiện
Để thu phục lòng người.

78. Nếu ngươi không chấp nhận
Niềm an vui kẻ khác
[Bởi vì ngươi ganh tỵ]
Thì ngươi sẽ mất sạch
Tất cả những phước đức
Hiện rõ hay ẩn tàng.

79. Ai khen công đức ta
Ta mong họ an vui
Ai khen công đức người
Sao ngươi lại thờ ơ?

80. Ta phát tâm Bồ đề
Cầu mọi loài an vui
Nay chúng sinh hạnh phúc
Sao ngươi lại sân hận?

81. Lúc đầu ngươi phát tâm
Cầu mọi người thành Phật
Được ba cõi cúng dường;
Nay sao ngươi sầu khổ
Khi người khác được cúng?

82. Đối với gia đình ngươi
Ngươi phải lo cấp dưỡng
Nay kẻ khác cung phụng
Sao ngươi lại nổi sân?

83. Không cầu mong chúng sinh
Được một chút toại ý
Thì sao cầu mong chúng
Được thành tựu giác ngộ?

84. Các lễ vật cúng dường
Không đến tay khất sĩ
Ắt còn tại thí chủ
Chúng không thuộc phần ta
Ta bận tâm làm gì
Với việc cho hay không?

85. Khất sĩ có nên chăng
Bỏ phước báo cúng dường?
Thí chủ có nên chăng
Kềm hãm hạnh bố thí?
Ngươi còn hận nỗi gì!

86. Ngươi chẳng hối lỗi mình
Do nghiệp ác gây ra
Lại tranh chấp với người
Biết tô bồi phước đức?

87-88. Kẻ thù ngươi gặp nạn
Có gì để ngươi vui?
Không phải vì ngươi muốn
tai nạn xảy ra.

Dù kẻ kia bị nạn
Theo ý ngươi mong muốn
Thì ngươi được lợi gì?
Và nếu ngươi nói rằng
“ Thế là tôi mãn nguyện”
 Thì tai ương lớn hơn
Bám chặt ngươi sau này.

89. Đó là lưỡi câu sắc
ái dục tung ra
Lúc cá đã cắn câu
Ngục tốt mua nấu nhừ
Trong nồi đồng địa ngục.

90-91. Khen ngợi và vinh quang
Không tăng thêm công đức
Không nâng cao tuổi thọ
Và khỏe mạnh, sống lâu
Cũng không khiến thân thể
Được vui thú, khinh an.

Tuy chúng là những thứ
Mà người khôn ở đời
Tìm thấy được lợi thế
Và với kẻ mua vui
Thì rượu chè bài bạc.

92. Vì mưu cầu danh vọng
Mà mất của, tán mạng.
Danh vọng nuốt được chăng?
Chết rồi ai vui hưởng ?

93. Khi lâu đài cát sụp,
Trẻ nít liền khóc than
Tâm ta như tâm chúng
Khi danh vọng suy tàn.

94. Lời khentiếng vang
Nó chẳng có trí óc
Vậy thì nó làm sao
Có thể khen tôi được?
Nhưng với ý nghĩ rằng
Ai đó vui vì tôi
Thì đó là lý do
Khiến cho lòng tôi vui.

95. Nếu niềm vui của tôi
Đến từ vui của người
Thì dù trường hợp nào
Tôi vẫn được vui tươi
Vậy sao tôi không vui
Khi có người sung sướng
Mở lời khen kẻ khác?

96. À thế ra cuối cùng
Ta vui vì được khen
Một thái độ như vậy
Khác gì trò trẻ con?

98. Danh vọnglời khen
Quấy nhiễu tâm thanh tịnh
Làm suy nỗi lo sợ
Trước sinh tử luân hồi
Chúng nẩy sinh ganh tỵ
Đối với người đức độ
Vì vậy bao công đức
Được chính tôi tạo ra
Sẽ trở thành mây khói.
 

Kẻ thùân nhân

99. Những kẻ nào chống đối
Và chôn danh vọng tôi
Chính họ là những người
Ngăn tôi vào nẻo ác.

100. Người tầm cầu giải thoát
Không để lợi danh buộc
Sao ta lại tức giận
Kẻ cởi trói cho ta?

101. Khi tôi muốn đi đến
Một nơi đầy thống khổ
Nhờ phước lành của Phật
Khiến người muốn hại tôi
Đóng cửa chận đuờng đi
Không cho vào chốn khổ
Tai sao tôi giận họ?

102. Bảo rằng: “Họ cản trở
Công đức tôi muốn làm”
Cũng không nên giận họ
con đường tôi chọn
Là tu hạnh nhẫn nhục
Vậy sự ngăn chận ấy
điều kiện rất tốt
Giúp cho tôi tu hành.

103. Tự mình đã gây lỗi
Lại không nhẫn nhịn người
Là tôi tự cản trở
Việc tu tạo phước đức.

104. Cái này không thể có
Nếu cái kia không có
Và nếu cái này có
Thì cái kia là nhân;
Kẻ hại ta là nhân
Giúp ta tu nhẫn nhục
Sao bảo họ phản phúc?

105. Người xin đến đúng thời
Không ngăn việc bố thí
Khất sĩ đi truyền giới
Không phải là trở ngại
Cho người muốn xuất gia.

106. Những kẻ đi ăn xin
Có mặt khắp mọi nơi
Ngược lại rất khó tìm
Những kẻ muốn hại người
Đâu có ai hại tôi
Nếu tôi không hại ai.

107. Kẻ thù tự đến tôi
Như kho báu trong nhà
Không nhọc công tìm kiếm
Kẻ thù ấy giúp tôi
Trên đường đến giác ngộ!

108. Có kẻ thù và tôi
Mới tác thành hạnh nhẫn
Quả báo công đức ấy
Nên dành cho kẻ thù
Đã tạo duyên tu nhẫn.

109. Nếu nghĩ rằng kẻ thù
Không có ý giúp tôi
Để triễn khai hạnh nhẫn
Nên không đáng coi trọng
Thì tôi cũng không nên
Cung kính với chánh pháp
chánh pháp vô tư
Trong việc tôi tu hành.

110. Nếu không trọng kẻ thù
Bởì muốn hãm hại tôi
Vậy làm sao tu nhẫn?
Tu với y sĩ ư
Kẻ hết lòng chữa bệnh?

111. Khi nhận biết ác ý
Của kẻ thù nghịch ta
Hãy phát khởi nhẫn nhục
Họ là nguồn nhẫn nhục
Vậy nên cung kính họ
Như cung kính chánh pháp.
 

Yêu thương chúng sinh

112. Bởi vậy đức Phật dạy
Chúng sinh và chư Phật
Đều là ruộng phước tốt
Nhờ cúng dường cả hai
Nhiều người sẽ giác ngộ.

113. Nhờ chúng sinh và Phật
Mà ta đạt hạnh Phật
Sao chỉ cung kính Phật
Mà không kính chúng sinh?

114. Chủ trương của chư Phật
Không đồng với chúng sinh
Song tác động ngang nhau
Đều giúp ta thành Phật.

115. Chúng sinh không số lượng
Nên cúng dường tất cả
Nhờ vậy mà nhận được
Phước đức lớn vô biên
Công đức Phật vô lượng
Nhờ cúng dường đức Phật
Cũng được phước không lường.

116. Chư Phật và chúng sinh
Tất cả đều giúp ta
Thành tựu được hạnh Phật
Song không chúng sinh nào
Có thể so với Phật
Vì biển công đức Phật
Vốn vô lượng vô biên.

117. Tuy vậy với chúng sinh
Có chút ít công đức
Thì ba cõi hợp lại
Không đủ để cúng dường.

118. Tất cả mỗi chúng sinh
Đều có sẵn Phật tính
Nên cúng dường chúng sinh
cúng dường Phật tính.

119. Phật là bạn chúng sinh
Ban vô lượng ân đức.
Vậy muốn báo ơn Phật
Hãy cứu giúp chúng sinh.

120. Hãy làm lợi chúng sinh
Mới đủ báo ơn Phật
Phật từng bỏ thân mạng
Tự vào ngục Vô gián
Để cứu độ chúng sinh
Vậy ta nên cứu độ
Cho tất cả sinh linh
Và ngay cả kẻ thù.

121. Phật cứu độ chúng sinh
Không tiếc nuối thân mình
Sao tôi vẫn ngạo mạn
Không phục vụ chúng sinh?

122. Người vui, Phật vui theo
Người khổ, Phật thương xót
Giúp muôn loài hạnh phúc
Thì Phật cùng hân hoan
Làm đau khổ chúng sinh
Tức làm tổn thương Phật.

123. Khi thân bị lửa vây
Làm sao vui sướng được
Khi thấy chúng sinh khổ
Các bậc Đại Từ Bi
Không thể nào an lạc.

124. Quá khứ tôi gây khổ
Cho bao nhiêu chúng sinh
Vô tình làm buồn Phật
Nay tôi xin sám hối
Xin Phật tha thứ cho.

125. Để dâng Phật niềm vui
Từ nay đến tương lai
Tôi phục vụ muôn loài
Với trái tim thành khẩn
Dầu tôi bị chà đạp
Vẫn ráng làm Phật vui.

126. Phật với tâm Đại bi
Xem chúng sinh như mình
Tất cả có Phật tính
Sao ta không tôn kính?

127. Tôn thờ Đức Thế tôn
Đạt mục tiêu giải thoát
Xoá đau khổ trần gian
nhiệm vụ của tôi.

128-129. Vị đại thần của Vua
Đàn áp, hại dân chúng
Kẻ nhìn xa trông rộng
Chẳng thay đổi được gì
Bởi sau lưng ông ấy
Còn thế lực của Vua.

130. Đối với kẻ yếu đuối
Đã gây nên tội lỗi
Cũng không nên tiêu diệt
Bởi vì sau lưng hắn
thế lực quỷ sứ
Đang giữ cửa địa ngục
cửa Phật từ bi
Bởi vậy với chúng sinh
Ta cần phải phục vụ
Như ta là kẻ hầu
Của vị vua dễ cáu.

131. Sự trừng phạt của vua
Được so sánh nổi chăng
Với thống khổ địa ngục
Do quả báo hành động
Ngược đãi hại chúng sinh?

132. Sự ban ơn của vua
Đủ so sánh được chăng
Với thành tựu Phật quả
Từ hành động lợi tha
Giúp chúng sinh an lạc?

133-134. Khoan nói đến Phật quả
Kết tựu từ hành động
Quý trọng mọi chúng sinh
Ngay trong cõi đời này
Kẻ nhẫn nhục nhận được
Bao hạnh phúc tràn đầy
Của một vị Đế vương
Ví như được danh vọng
Được sắc đẹp, vui tươi
Được sức khỏe, trường thọ.
 
 

CHƯƠNG BẢY
TINH TẤN


1.Sau khi đạt nhẫn nhục
Phải tu hạnh tinh tấn
Sức mạnh của chuyên cần
Là nguồn gốc giác ngộ
Nếu tinh tấn không có
Công đức sẽ không sinh
Như khi gió lặng thinh
Thì không có chuyển động.

2.Vậy Tinh tấn là gì ?
- Là làm lành, tránh dữ.
- Đối nghịch là lười biếng,
Chán nản, không tự tin,
Hướng về nẻo bất chính.
 

Những lực đối kháng

3. Nhàn rỗi, ham hưởng lạc
Ưa ngủ, thích dựa người
Khiến cho lòng thờ ơ
Trước luân hồi thống khổ.

4.Bị tật xấu săn đuổi
Sụp vào bẩy thọ sinh
Sao ngươi không biết mình
Rơi vào miệng thần chết?

5.Ngươi thấy chăng đồng bạn
Lần lượt bị giết hại
Sao ngươi vẫn dửng dưng
Như trâu trước đồ tể ?

6.Bị tử thần rình rập
Lối thoát bị phủ vây
Sao ngươi vẫn thích thú
Ăn ngủ và yêu đương ?

7.Thần Chết chuẩn bị xong
Liền tìm ngay đến ngươi
Khi ấy bỏ biếng lười
Cũng đã là quá muộn!

8-10. “Việc này tôi chưa đạt
Việc kia vừa khởi công
Việc khác còn dang dở“
Tử thần đột nhiên đến
Khiến lòng tôi suy nghĩ:
“Ôi! Mạng ta hết rồi“

Nhìn người thân tuyệt vọng
Lệ đẫm má u sầu
Thấy sứ giả tử thần
Ray rức nhớ tội ác
Tai vang tiếng địa ngục
Cuống quít biết làm gì?

11. Như cá nằm cát nóng
Thống khổ biết dường nao
Kinh thay lửa địa ngục
Dành riêng cho tội nhân!

12. Như da non trẻ thơ
Bỏng nước sôi đau xót
Làm sao an nhiên được
Trước quả báo địa ngục?

13. Lười mà muốn được thưởng
Khác nào đứa trẻ thơ
Thích được nước sôi dội.
Thần chết đến thình lình
Lại tưởng mình trường sinh!
Ngươi đương nhiên phải chết!

14. Hãy sử dụng thân này
Như một chiếc bè con
Để mau vượt biển khổ;
Chiếc bè này mai sai
Thật vô cùng khó kiếm
Này hỡi kẻ ngu ơi
Đừng ngủ trong lúc này!

15. Hãy theo Pháp cao thượng,
Nguồn an lạc tuyệt đỉnh
Hãy bỏ thói hư hèn
Dẫn đưa đến khổ đau.
 

Phương pháp hỗ trợ cho sự
tu tập Tinh tấn

16. Hãy tu tập thiền định
Hãy can đảm tự tin
Và làm chủ chính mình
Hãy thực hành bình đẳng (12)
Đổi vị trí cho nhau
Đặt người vào chỗ ta
Ta đổi chỗ với người
Xem người cũng như ta.
 

Tự tin

17-18. Đừng để nhụt ý chí
lo lắng băn khoăn
“Mình giác ngộ được chăng?“
Bởi vì Phật tuyên bố
Điều chân thật sau đây:
Nhờ sức mạnh Tinh tấn
Mà côn trùng, ruồi muỗi
Có ngày được giác ngộ.

19. Tôi được sinh làm người
Biết phân biệt xấu tốt
Nếu sống hạnh Bồ Tát
Chẳng lẽ không giác ngộ ?

20. Nếu nói : “Tôi lo sợ
Phải bố thí tay chân”
Đó là thiếu suy xét
Không cân phân nặng nhẹ.

21.Trải qua vô số kiếp
Tôi đã muôn triệu lần
Bị đâm, đốt, cưa, xẻ
Song vẫn chưa giác ngộ.

22. Ngược lại, khổ hôm nay
Giúp tôi được giác ngộ;
Khổ này có giới hạn
Như thể lấy gai đâm
Phải chịu đau khi mổ

23. Y sĩ muốn trị bệnh
Dùng liệu pháp gây đau
Vậy cố chịu khổ nhỏ
Để diệt trừ khổ lớn.

24. Người y sĩ tài ba
Không cần liệu pháp ấy;
Bằng phương pháp dịu êm
Cũng chữa lành bệnh nặng.

25. Đấng Y Vương dạy rằng
Đệ tử lúc ban đầu
Nên bố thí thực phẩm,
Khi tu tập nhuần nhuyễn
Mới bố thí thịt da.

26. Khi tâm đã thuần thục
Xem thân như cỏ cây
Thì khó chi bố thí
Thân thể và thịt xương!

27. Lúc ấy bậc Bồ Tát
Thoát ly mọi khổ đau
Của cả thân và tâm.
Chính tà kiến chấp ngã
Làm thân tâm khổ sầu.

28. Nhờ tạo được phước đức
Nên thân hưởng khinh an
Nhờ tinh tấn tu tập
Nện tâm hưởng thanh tịnh;
Vì lợi ích chúng sinh
Bồ Tát vào sinh tử
Nhưng chẳng hề khổ đau.

29. Nhờ năng lực bồ đề
Tẩy trừ nghiệp ác xưa
Tạo vô lượng công đức
Nên hơn hàng Thanh Văn.

30. Có bậc Hiền giả nào
Lại sinh lòng chán nản
Khi cỡi xe Bồ đề
Lướt qua mọi mỏi mệt
Đi từ hạnh phúc này
Đến bao hạnh phúc khác?
 

Các năng lực

31. Để cứu độ chúng sinh
Cần có bốn năng lực:
Là nguyện vọng, quyết tâm
Hoan hỷđiều độ;
Qua thể nghiệm khổ đau
quán sát lợi ích
Phát sinh từ việc thiện
Mà nguyện vọng lớn lên.

32. Muốn tăng trưởng tinh tấn
Hãy trừ lực đối nghịch
Bằng sáu lực sau đây:
Nguyện, tự tin, hỷ, xả
Hy sinhgiới hạnh.
 

Nhu cầu làm điều thiện

33. Phải diệt trừ vô số
Lỗi của mình và người;
Trong việc thanh lọc này
Để diệt mỗi một lỗi
Phải cần vô số kiếp.

34.Trong khi tôi chưa có
Một mảy may tinh tấn
Để thực sự diệt lỗi,
Song không hiểu tại sao
Tim tôi không vỡ tung
Trước vô số khổ đau?

35. Khó thay việc góp nhặt
Hằng hà sa công đức
Cho tôi và cho người
Trong khi chỉ để đạt
Mỗi một công đức thôi
Phải tu vô lượng kiếp.

36. Vậy mà tôi chưa hề
Tu được công đức nào
Vô ích thay cái kiếp
Được mang thân con người!

37. Tôi chưa được hạnh phúc
Dâng lễ cúng dường Phật
Vẫn chưa cung kính Pháp
Chưa cứu giúp người nghèo.

38. Tôi chưa đem an toàn
Đến những người lo sợ
Và chưa đem hạnh phúc
Đến người bị đọa đày.
Tôi trở thành bào thai
Cũng chỉ để đau khổ.

39.“Vì trong kiếp quá khứ
Không hướng về Phật Pháp
Nên nay chịu thiệt thòi!“
Ai nhận thức như vậy
Sẽ không ngơ Chánh Pháp.

40. Đức Phật chỉ dạy rằng
Thệ nguyện làm điều lành
Là nguồn gốc phước đức
Nguyện này được khởi sinh
Từ quán chiếu thường xuyên
Về nhân quả hành động.

41. Hành động của kẻ ác
Luôn đem lại hậu quả
hy vọng tiêu tan
Là khổ đau, ngao ngán.

42. Do tâm nguyện hướng thiện
Mà làm nhiều việc lành
Đến đâu cũng gặp được
Những phước báo hiện tiền.

43. Những kẻ làm điều ác
Dù cầu mong hạnh phúc
Đến đâu cũng khổ đau
Do gặp quả báo ác.

44. Nhờ luôn làm việc lành
Nên Bồ tát hóa sinh
Trong lòng sen thơm ngát (13)
Với thân thể đẹp tươi
Trong hào quang chư Phật
Được nuôi nấng vinh quang
Bằng pháp âm vi diệu
Và sống như con Phật
Trước mặt đấng Như Lai.

45. Nhưng khi gieo nghiệp ác
Hậu quả sẽ bi đát
Bị ngục tốt Diêm Vương
Lột da, lóc thịt xương
Uống nước đồng sôi sục
Quỵ ngã trên sàn nóng
Bị gươm dao nung đỏ
Chém băm thịt nát nhừ.
 

Quyết tâm

46. Qua quán sát nhân quả
Ta cần phải phát nguyện
Quyết chí tu hạnh lành
Theo Kinh Kim Cương Tràng.

47. Trước khi làm việc gì
Hãy xét mọi khả năng;
Tốt hơn thà không làm
Hơn bỏ dở công việc.

48. Nếu cứ bỏ dở việc
Sẽ trở thành thói quen
Suốt đời đời kiếp kiếp;
Từ nghiệp ác như vậy
Đau khổ mãi gia tăng
Việc nào cũng dở dang
Thì giờ đành lãng phí!

49. Cần giữ ba quyết tâm :
Vì công việc của mình
phiền não của mình
năng lực của mình
“Tôi phải làm một mình“.
Đó chính là ý chí
Thúc đẩy tôi hành động.

50. Đời không thể tự giúp
Bởi bị phiền não buộc
Vậy tôi phải giúp đời
Vì có khả năng hơn
So với kẻ lang thang.

51.Thấy người làm việc hèn
Sao tôi nỡ ngồi yên
Phải chăng tôi ngã mạn
Nghĩ mình hơn kẻ khác
Tốt nhất đừng kiêu căng.

52. Đối với cắc kè chết
Con quạ lầm tưởng mình
Là đại bàng dũng mãnh
Khi tâm ta yếu hèn
Thì một buông lung nhỏ
Cũng đủ làm hại ta.

53. Tại sao lại buông lung
Không tinh tấn hành thiện?
Tôi cần phải tự tin
hăng hái tu hành
Dù gặp trở ngại lớn
Đều có thể vượt qua.

54. Với tín tâm kiên cố
Tôi khắc phục buông lung
Nếu không thể thắng nó
Không thể vượt Tam giới.

55. “Tôi phải thắng tất cả
Tôi không để bị thua“
Chính kiến tôi như thế.
Tôi là sư tử con
Con của đấng Chiến thắng.

56. Bất cứ chúng sinh nào
Bị kiêu căng chế ngự
Đều thật sự yếu hèn.
Kẻ nào vững tự tin
Sẽ không để gục thua
Trước kẻ thù kiêu ngạo.

57.-58. Kiêu ngạo dẫn ta đến
Số phận rất tồi tệ
Dù rằng được làm người
Cũng chẳng được vui tươi
Ăn cơm thừa canh cặn
Xấu xísuy nhược
Bị khinh chê khắp nơi
Đó chính là số phận
Của những kẻ kiêu căng.

(Hỏi) “Còn những kẻ khiêm tốn
Thuộc hạng người tự tin
Thì họ như thế nào?“

59.( Đáp) Họ là những anh hùng
Đầy chiến công oanh liệt
Thắng kẻ thù kiêu ngạo
Phá hủy sự lớn lên
Của ngã mạn đáng sợ
Rồi họ sẽ tuyên bố
Chiến công họ trọn thành
Cho thế gian đều biết (14).

60. Dù phiền não phủ vây
Họ không hề chiến bại
Hùng dũng như sư tử
Đứng giữa một bầy chồn.

61. Họ không để phiền não
Chiến thắng chế ngự mình
Như giữ gìn đôi mắt
Lúc cấp bách gặp nguy.
 

Hoan hỷ

62. Khi quyết làm việc gì
Bồ Tát say mê làm
Tâm để trọn vào đó
Giống như người đánh bạc
Mê say quyết ăn thua.

63. Vì mưu cầu hạnh phúc
Không ngại làm công đức
Hạnh phúc đến hay không
Lòng tự tại thong dong;
Duy chỉ có việc làm
Mới chính là hạnh phúc;
Vậy nếu không làm gì
Làm sao đạt hạnh phúc?

64. Lạc thú của trần gian
Như mật trên dao bén
Người đời nếm không chán;
Nhưng đối với công đức
Dẫn dắt đến an vui
Bồ Tát chán sao được?

65. Vì vậy xong việc này
Bồ Tát làm việc khác
Như voi bị nắng thiêu
Bắt gặp được ao mát
Liền ào ngay xuống tắm.
 

Quên mình

66. Say sưa làm kiệt sức
Bồ Tát nghỉ xả hơi
Để rồi lại tiếp tục;
Công đức nào hoàn thành
Bồ Tát để sang bên
Sẵn sàng nhận việc khác.
 

Hoàn toàn quên mình

67. Bồ Tát luôn đề phòng
Cú đòn của lạc thú
Và phản công hữu hiệu
Như kiếm sĩ tài ba
Trước kẻ địch lão luyện.

68. Trong trận, kiếm lỡ rơi
Kiếm sĩ vội nhặt lại
Bồ Tát cũng như vậy
Khi kiếm chánh niệm rơi
Liền nhặt lại tức khắc
Vì sợ sa địa ngục.

69. Như thuốc độc vào máu
Sẽ lan khắp toàn thân
Phiền não gặp tà kiến
Sẽ ngập tràn trong tâm.

70. Kẻ tu hạnh Bồ Tát
Phải hết sức chú ý
Như người mang bát dầu
Bị dọa chém rơi đầu
Nếu làm rơi một giọt.

71. Như rắn bò lên bụng
Tức tốc hất nó đi
Cũng vậy, phải xua ngay
Cơn lười biếng, uể oải.

72. Mỗi khi lỡ buông lung
Nên tự trách bản thân
suy nghĩ chín chắn
Về lỗi lầm đã làm
Để không còn tái phạm.

73. Vì vậy nên thân cận
Các bậc thiện tri thức
Để học cách tu tập
Giữ gìn được chánh niệm.

74. Trước khi làm công đức
Phải chú tâm nhớ lại
Lời dạy về chánh niệm
Và sẵn sàng tinh tấn.

75. Như bông tơ nhẹ nhàng
Bay thuận theo làn gió
Mọi việc của Bồ Tát
Tất cả đều thuận theo
Sức mạnh của Tinh Tấn
Nhờ vậy lực nhiệm mầu
Cũng được tự phát huy.
Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant