Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

2. Tinh Yếu Lâm Tế Lục Bình Giảng

10 Tháng Mười 201000:00(Xem: 3661)
2. Tinh Yếu Lâm Tế Lục Bình Giảng

Nhất Hạnh
TINH YẾU LÂM TẾ LỤC
BÌNH GIẢNG
Lá Bối 2006

Tinh Yếu Lâm Tế Lục bình giảng

 

Tinh yếu tức là phần cốt lõi. Tinh yếu ở đây có nghĩa là trái tim. 

Trong Lâm Tế Lục, Tổ có nói rằng mục đích của Tổ là đánh phá, trị bệnh và cởi trói. Như vậy thì mục đích của Tổ không phải là đưa ra những tư tưởng uyên áo để chúng ta học hỏi, đàm luậnmắc kẹt vào đấy. Vì vậy nếu ta học Lâm Tế Lục với mục đích tìm cầu những tư tưởng uyên áo để đàm luận và để mắc kẹt vào chúng là ta đã đi ngược với ý của Tổ. Những giáo lý và những phương tiện thi thiết của người xưa (người xưa ở đây là Bụt và Tổ) sẽ trở thành những cái bẫy sập giam hãm ta, vì vậy ta hãy cẩn thận, hãy nhớ tất cả những thi thiết ấy, dù là tam thân, thập địa, thế giới hoa tạng hay Tịnh Độ..., trước hết đều là những giả danh (Tổ gọi là danh từ suông, văn cú, chữ nghĩa). Nếu ta mắc kẹt vào những thi thiết ấy, cho chúng là những thực tại khách quan có mặt ngoài ta, là ta đã bị sa vào bẫy sập.

Đoạn văn trên có nghĩa là những điều dạy trong Lâm Tế Lục không phải là một sự tập hợp của những giáo điều. Giáo điều, tiếng Anh là dogma. Điều này rất quan trọng. Những điều Tổ nói không được coi như là khuôn vàng thước ngọc để thờ phụng mà chỉ là những dụng cụ, những biện pháp để đánh phá, trị bệnh và cởi trói. Điều này rất đúng với tinh thần đạo Bụt. ‘Không được xem những điều Bụt dạy là chân lý tuyệt đối để thờ phụngbảo vệ, nhất là bảo vệ bằng những phương tiện bạo động để gây ra thánh chiến’. Đó là nội dung giới thứ nhất của mười bốn giới Tiếp Hiện. Giáo lý về vô thường, vô ngãtương tức không phải là những chân lý để thờ phụngbảo vệ mà đó là những dụng cụ để chúng ta tự cởi trói cho mình. Khi học giáo lý vô thường, vô ngãtương tức, chúng ta chỉ mới học qua ý niệm về vô thường, vô ngãtương tức mà chưa phải là có tuệ giác. Chúng ta đừng lầm cái hiểu và cái ý niệm của chúng ta về vô thường, vô ngãtương tức là những tuệ giác về vô thường, vô ngãtương tức. Hai cái rất khác nhau. Những cái mà chúng ta học được và đem đi nói tùm lum đó, không phải là tuệ giác. Đó chỉ là những dụng cụ Bụt đưa ra để chúng ta sử dụng trong thiền quánthực tập. Ví dụ, Bụt đưa cho chúng ta một cây cuốc để cuốc đất trồng khoai, để có khoai ăn. Mục đích là có khoai, chứ không phải là lấy cái cuốc đem để trên bàn thờ để thờ. Cái cuốc không bao giờ làm cho mình no được hết, mà ta phải biết dùng cái cuốc để cuốc đất trồng khoai. Cho nên quan trọng nhất là khoai mình trồng ra để ăn, chứ không phải là cái cuốc. Cái cuốc chỉ là một dụng cụ thôi. Giáo lý đạo Bụt cũng vậy, là những dụng cụ cho chúng ta sử dụng để khơi mở tuệ giác. Mục đích của giáo lý là những phương tiện mà những phương tiện đó là để đánh phá, khơi mở và chỉ bày. Ví dụ như ngón tay chỉ mặt trăng. Ta thấy rõ ràng ngón tay không phải là mặt trăng, nhưng nếu không có ngón tay thì ta không biết phương hướng để nhìn về mặt trăng. Nhờ ngón tay mà ta nhìn thấy được mặt trăng. Vì vậy những điều Bụt dạy phải coi như là những phương tiện, những chiếc bè để đưa ta qua bờ bên kia. Nhưng chiếc bè không phải là bờ bên kia, có được chiếc bè trong tay rồi không có nghĩa là ta đã qua được bờ bên kia.

Ngay câu đầu tiên này đã nói lên được tinh thần của Tổ Lâm Tế rồi. Ngài dặn rằng, những điều Bụt dạy đó là để đánh phá: đánh phá thành trì của sự cố chấp, đánh phá các chứng bệnh gọi là bệnh không tiêu, bệnh không có đức tin, bệnh đi tìm kiếm ở ngoài. Đánh phá để cởi trói cho ta từ những kiến thức, những thành kiến, những nhận thức sai lạc làm ta không cựa quậy được. Những điều Tổ nói có công dụng như vậy. Bất cứ một điều nào, một câu nói nào, hay một biện pháp nào có thể giúp ta đánh phá được thành trì của sự ngu dốt, của sự cố chấp, trị được bệnh và giúp cho ta thảnh thơi, đều là Phật Pháp, cho dù đó là của Tổ nói hay của bất cứ một người nào nói. Tuy vậy, chúng ta cũng không nên coi đó là khuôn vàng thước ngọc, không được coi là đối tượng của sự thờ phụng, không được coi là chân lý tuyệt đối. Có chiến tranh, có hận thù, phần lớn là do cuồng tíncố chấp vào một cái thấy, một cái hiểu của mình, và cho đó là chân lý tuyệt đối. Vì vậy ta cho rằng người nào không theo ta là người đó đi theo con đường tà và đáng để cho ta tiêu diệt. Nếu ta là người Tiếp Hiện xuất gia hay tại gia thì ta phải thấy rằng giới đầu tiên của mười bốn giới Tiếp Hiện đã nói lên thái độ tự do, phá chấp của đạo Bụt rồi. 

Như vậy, mục đích của Tổ không phải là đưa ra những tư tưởng uyên áo để chúng ta học hỏi, đàm luận và bị mắc kẹt vào. Tư tưởng uyên áo tức là những tư tưởng rất sâu xa, rất mầu nhiệm, rất khó hiểu. Chữ mystical thought không dịch được mấy chữ tư tưởng uyên áo. Mystical là thần bí. Tư tưởng uyên áo không phải chỉ có thần bí mà thôi. Trong khi học một kinh hay đọc một bài triết học, ta có khuynh hướng cho rằng trong kinh đó hay trong bài triết học đó có những tư tưởng rất sâu, rất khó hiểu, nó đại diện cho chân lý tuyệt đối, và mục đích của ta là phải nắm cho được những tư tưởng đó, hiểu những tư tưởng đó, vì vậy ta đã để hết tâm trí vào việc đào bới và nắm cho được những tư tưởng đó. 

Thái độ đi tìm kiếm những tư tưởng uyên áo để chất chứa làm kho tàng gia bảo của mình, làm kiến thức của mình là thái độ không nên có trong khi đọc Lâm Tế Lục. Nhưng phần lớn chúng ta đều học hỏi với tinh thần đó. Chúng ta đi kiếm chác chân lý, kiếm chác những tư tưởng uyên áo trong kinh điển để chất chứachúng ta không đi tìm thuốc để trị bệnh. Thành ra trong chữ uyên áo này có cái ý profound, mysterious, complicated, precious, absolute. Nếu đọc Lâm Tế Lục với ý niệm đi tìm những tư tưởng uyên áo để chất chứa vào kho kiến thức của mình là sai. Mục đích của Tổ không phải là đưa ra những tư tưởng uyên áo để chúng ta học hỏi, đàm luậnmắc kẹt vào đó. 

Hiện nay bên Tàu, bên Nhật, bên Việt Nam và bên Đại Hàn người ta đang học Lâm Tế Lục như đang nghiên cứu một văn bản rất bí hiểm: phân tích từng chữ, từng câu và đàm luận rất nhiều. Đó chính là chuyện Tổ kỵ nhất, ghét nhất. Rất tội nghiệp cho Tổ cũng như rất tội nghiệp cho Bụt. Những điều Bụt dạy trong các kinh điển rất đơn giản, rất thực tế, nhưng đến khi tập hợp lại những điều đó thì ta lại viết ra thành những bộ sách rất khó hiểu. Khi đọc kinh, ta thấy quá dễ dàng, quá đơn giản, nhưng đến khi đọc luận (abhidharma) thì ta thấy ‘trời ơi là nhức cái đầu’, rất khó chịu. Giống như một sợi tóc chẻ ra làm tám, rồi lấy một phần tám chẻ ra làm tám nữa, rất chi chít và rất mệt. Văn học abhidharma đã rất khô khan. Đáng lý nền văn học abhidharma là để hệ thống hóa và làm cho nền văn học của khế kinh (sutra) dễ hiểu hơn. Nhưng ngược lại, nền văn học abhidharma đã làm cho nền văn học sutra bí hiểm hơn, rắc rối hơn và khó hiểu hơn. Thành ra phận sự của ta là phải đánh phá, phải cởi trói và phải trả lại cho đạo Bụt tính đơn giản (simplicity), tính tự nhiên, tính thực dụng của nó. Đã có rất nhiều người Phật tử đi sâu vào trong công trình nghiên cứu và suy tư, và đã làm cho giáo lý đạo Bụt trở thành một cái gì rất rắc rối. Họ gọi đó là uyên áo, cho đó là mầu nhiệm, mà họ không biết là họ đã làm mất thì giờ của rất nhiều thế hệ học giảhành giả sau này. Vì vậy, nếu ta học Lâm Tế Lục với mục đích tìm cầu những tư tưởng uyên áo để đàm luận và để mắc kẹt vào là chúng ta đã đi ngược với ý của Tổ.

Đây là một tiếng chuông chánh niệm. Nếu trong khi đọc Lâm Tế Lục mà ta thấy rã ra những khối u mê, ta thấy được chứng bệnh gọi là mắc kẹt, gọi là tiêu hóa không thông bắt đầu được giải tỏa, thì chúng ta biết rằng chúng ta đang học Lâm Tế Lục đúng. Còn nếu càng đọc càng thấy khó, càng đọc càng thấy nhức đầu, đó là ta đang học sai. 

Những giáo lý và những phương tiện thi thiết của người xưa (người xưa ở đây là Bụt và Tổ) sẽ trở thành những cái bẫy sập giam hãm ta, vì vậy ta hãy cẩn thận, hãy nhớ tất cả những thi thiết ấy, dù là tam thân, thập địa, thế giới hoa tạng hay Tịnh Độ..., trước hết đều là những giả danh (Tổ gọi là danh từ suông, văn cú, chữ nghĩa). Nếu ta mắc kẹt vào những thi thiết ấy, cho chúng là những thực tại khách quan có mặt ngoài ta, là ta đã bị sa vào bẫy sập. 

Thi thiết là đặt bày ra. Đặt bày ra với mục đích là giúp người ta hiểu. Ví dụ như khi giảng về tái sinhluân hồi, ta lấy ra một cây đèn cầy và một tờ giấy rồi đốt tờ giấy đó, và nói là tờ giấy vô sinh bất diệt v.v..., thì tất cả những điều đó đều là thi thiết. Thi thiết tức là những phương tiện quyền xảo (skillful means). Tổ dạy ta là đừng bị kẹt vào những phương tiện quyền xảo đó. Tất cả những danh từ, những ngôn ngữ, những hình ảnh ta đưa ra là muốn giúp cho người kia thấy được sự thật (nhưng người kia có thể bị kẹt vào những ngôn ngữ, hình ảnh, hay tư tưởng đó), cho nên ta phải khéo léo và người nghe cũng phải khéo léo thì mới không sinh ra tình trạng hiểu lầm rồi bị mắc kẹt

Những giáo lý và những phương tiện thi thiết của người xưa (người xưa ở đây là Bụt và Tổ) sẽ trở thành những cái bẫy sập giam hãm ta, vì vậy ta hãy cẩn thận, hãy nhớ tất cả những thi thiết ấy, dù là tam thân, thập địa, thế giới hoa tạng hay Tịnh Độ..., trước hết đều là những giả danh (Tổ gọi là danh từ suông, văn cú, chữ nghĩa). Đó chỉ là chữ nghĩa, chỉ là những ý niệm. Khi đưa một ngón tay để chỉ mặt trăng, người đưa ra ngón tay có thiện ý giúp cho người kia thấy được mặt trăng, nhưng nếu người kia nhận lầm ngón tay là mặt trăng, thì có sự thất bại. Sự thất bại của người đưa ngón tay và sự thất bại của người nhìn ngón tay. Lúc đó ngón tay trở thành ngục tù giam hãm người kia. Nếu người kia nắm lấy ngón tay và nghĩ rằng đây là mặt trăng, thì người kia bị rơi vào bẫy sập. Vì vậy tất cả những lời Bụt dạy, tất cả những lời Tổ dạy, dù hay cách mấy, dù khéo cách mấy cũng có thể trở thành những ngục tù, những bẫy sập. 

Ý niệm này được diễn tả rất khéo léo trong kinh Xà Dụ, tức là kinh Người Bắt Rắn. Đức Thế Tôn nói: ‘Giáo lý của ta quý vị phải học hỏi thông minh, áp dụng một cách khéo léo thì mới đưa lại lợi lạc cho quý vị. Còn nếu quý vị không khéo léo, không thông minh thì những giáo lý ấy có thể hại quý vị, có thể trở thành những bẫy sập, những ngục tù cho quý vị. Cũng như một người bắt rắn biết dùng nạng đè lên cổ nó, rồi lấy tay nắm vào cổ nó thì nó không làm được gì người đó; còn nếu nắm lấy đuôi của nó thì thế nào nó cũng quay lại mổ người đó chết’. Chưa có một vị giáo chủ nào, một bậc thầy nào dám ví giáo lý của mình như một con rắn, có thể nguy hiểm. Dù đó là Tứ Đế, Bát Chánh Đạo, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Bồ Đề Phần, Bát Thánh Đạo Phần, cũng có thể nguy hiểm nếu không học hỏi một cách thông minh, nếu biến những giáo lý thành những giáo điều để thờ phụng. Đó là thông điệp của kinh Người Bắt Rắn, và đó cũng là thông điệp của kinh Kim Cương. Kinh Kim Cương là sự tiếp nối của kinh Người Bắt Rắn. Kinh Kim Cươngkinh Đại Thừa, còn kinh Người Bắt Rắn là kinh Nguyên Thỉ. Câu nói nổi tiếng của kinh Kim Cương là: ‘Giáo lý của ta cũng như chiếc bè để đi qua sông, mình phải có khả năng buông bỏ chiếc bè và đừng có cho chiếc bè là bờ bên kia. Cái gọi là Pháp mà còn phải buông bỏ huống hồ những cái không phải là Pháp’. Pháp thượng vị xả hà huống phi pháp (Pháp đích thật mà còn phải buông bỏ, huống hồ không phải là Pháp đích thật). Câu nói đó là một câu rất nổi tiếng của kinh Kim Cương. Tư tưởng đó nằm ngay ở trong kinh Người Bắt Rắn, một kinh Nguyên Thỉ. Một kinh được coi là kinh Tiểu thừa nhưng lại là mẹ của kinh Đại thừa bởi vì trong đó có tất cả những tư tưởng uyên áo của kinh Đại thừa. Đó là kinh nói về sự phá chấp, nói về phương pháp học hỏithực tập sao cho thông minh để đừng bị kẹt vào những cái bẫy sập của các bậc thầy. Các bậc thầy nói ra điều gì, ta đừng có mù quáng tin theo và cho đó là khuôn vàng thước ngọc. Ta phải dùng trí tuệ của mình để hiểu một cách thông minh và đem áp dụng một cách thông minh thì lúc đó ta mới là học trò giỏi.

Nếu ta mắc kẹt vào những thi thiết ấy, cho chúng là những thực tại khách quan có mặt ngoài ta, là ta đã bị sa vào bẫy sập. Điều này rất rõ. Bụt, Pháp và Tăng là ba danh từ. Khi nghe nói Bụt, Pháp và Tăng, ta cúi đầu, chắp tay lại, quỳ xuống, và nghĩ ngay đến Bụt, Pháp và Tăng là ở trên mây hay ở mười phương thế giới, còn ở trong ta chẳng có gì hết. Lúc đó là ta đã rơi vào bẫy sập rồi. Nghe nói Tịnh Độ ở Phương Tây, ta hướng về phương đó nói: ‘Thôi, mình phải phát tâm nhàm chán cõi Ta Bà này để sau khi chết qua bên đó cho khỏe’. Nói như vậy là rơi vào bẫy sập rồi. Mà bẫy sập giăng ra khắp nơi mà bước một bước là ta có thể rơi vào bẫy sập liền lập tức.

Hiện bây giờ có rất nhiều siêu thị: siêu thị tâm linh, siêu thị tôn giáo v.v..., mà ở đó bày ra biết bao nhiêu món hàng, biết bao nhiêu bẫy sập, ta chỉ cần động chân một cái là rớt vào một cái bẫy, và có thể rơi vào cái bẫy đó suốt đời. Rất nguy hiểm. Cho nên tinh thần của Tổ là tinh thần phá chấp, tinh thần bảo tồn tự do để đừng bị rơi vào những bẫy sập. Tổ Huệ Năng nói: ‘Tự quy y Phật’ - con về nương Bụt trong con. Đó là một cách chữa lại để giúp ta thoát ra khỏi bẫy sập. Cho rằng Bụt ở ngoài ta, ta cần sự nương tựa và ta phải đi kiếm sự nương tựa đó ở bên ngoài, còn trong ta thì không có gì để nương tựa hết. Đó là rơi vào bẫy sập rồi. Cho nên ‘về nương Bụt trong con’ là để thấy được trong ta có tự tánh Bụt và ta có thể Quy Y được nơi tuệ giác đó, nơi sự vững chãi đó, nơi hải đảo tự thân đó. Đó là một cách cứu chúng ta thoát khỏi một trong những cái bẫy sập. Vậy thì ta nên hỏi là ta có đang ở trong những cái bẫy sập hay không? Ta có phải là con người tự do hay không? 

Các vị đã thọ giới Tiếp Hiện, đã tụng giới Tiếp Hiện năm này sang năm khác, quý vị có thấy tinh thần này ở trong những giới đầu của mười bốn giới Tiếp Hiện hay không? Chúng ta đọc mỗi tháng hai lần, nhưng có thể chúng ta không thấy được chiều sâu của những điều này. Chúng ta đọc như những con vẹt mà không thấy được tinh thần phá chấp, không thấy được bầu trời bao la của tự do ở trong đạo Bụt. Không được vướng vào bất cứ một chủ nghĩa nào, một lý thuyết nào, một ý thức hệ nào dù là những giáo nghĩa Bụt dạy. Có tôn giáo nào, có truyền thống nào dám nói rằng ‘đừng có tin mù quáng vào kinh điển của tôi, tin mù quáng vào kinh điển của tôi có thể là nguy hiểm’ không? Nhưng trong đạo Bụt các thầy đã nói như vậy đó. Nói rằng kinh điển có thể là con rắn, không khéo là nó có thể trở lại cắn mình.

Tinh thần phá chấp trong đạo Bụt là nét rất đặc thù của truyền thống Phật Giáo. Tự do này không phải là thứ tự do chính trị, tự do này lớn hơn nhiều. Đó là tự do nhận thức, tự do đối với những ý niệm, những lý thuyết, những chủ nghĩa. Những lý thuyết, những chủ nghĩa là những nhà tù rất lớn, nó giam hãm không phải một người, hai người mà là hàng trăm triệu người. Nó làm cho hàng trăm triệu người ngất ngư trong vòng hai chục năm, ba chục năm, bảy chục năm, mà chưa có cơ hội giải tỏa. Rất dễ sợ. Liên bang Xô Viết là một ví dụ. Liên bang Xô Viết bị giam hãm trong ngục tù của ý thức hệ Mác Xít bảy mươi năm, đã tạo ra rất nhiều bi kịch cho chính người dân ở trong nước. Người nào không tin vào chủ nghĩa thì bị đày, bị phạt, bị đưa vào nhà thương điên và cho rằng bị điên mà thực tế họ không hề điên gì hết. Đảng không thể chấp nhận được những người nói ngược lại đường lối, chủ thuyết của Đảng. Để tiêu diệt người đó, Đảng nói người đó bị bệnh tâm thầnyêu cầu bác sĩ ký một tờ giấy xác nhận là ông này bị tâm thần, cần phải đưa vào bệnh viện tâm thần để điều trị. Biết bao nhiêu người đã bị đưa vào bệnh viện tâm thần. Đó là hậu quả của thái độ cuồng tíncố chấp. Vì vậy mục đích đầu tiên của giáo lý và sự thực tập của đạo Bụt là để công phá thành trì của cuồng tíncố chấp. Cho nên mục đích của Tổ là đánh phá, mà đánh phá bằng những phương tiện quyền xảo, và Lâm Tế Lục là thứ vũ khí rất lợi hại

Khi nghe một điều gì hay học một cái gì, ta có khuynh hướng muốn nắm lấy điều đó, giữ lấy cái đó, chứa chấp nó và coi như của gia bảo. Đến khi nghe người khác nói khác cái ta vừa mới học thì ta chịu không nổi, vì ta đã đồng nhất ta với ý niệm đó, giáo lý đó. Ta đã bị rơi vào trong bẫy sập. Nhưng nếu có người đến tìm cách tháo bẫy sập cho ta, ta lại giận người đó, trách người đó: ‘Tại sao tôi đang yên lành trong bẫy sập của tôi mà ông lại tới móc tôi ra khỏi làm gì?’ Sự thật là sau khi ta thoát ra khỏi cái bẫy sập này, ta có thể lại rơi vào một cái bẫy sập khác. Vì vậy con đường tâm linh có rất nhiều chướng ngại và nguy hiểm mà nếu không có minh sư, không có bạn lành thì ta có thể bị kẹt rất nhiều lần. Do đó ta phải có thái độ phóng khoáng, sẵn sàng học hỏi, sẵn sàng buông bỏ. Và thiện tri thức là để giúp ta vào những lúc đó.

Liên bang Xô Viết đã ôm lấy lý thuyết chủ nghĩa Mác xít trong vòng bảy mươi năm, đã tạo ra biết bao nhiêu khổ đau, bế tắc, và cho đến một ngày mới thấy rõ ràng là họ đã bỏ ra bảy mươi năm một cách rất oan uổng. Trong bảy mươi năm đó họ vẫn tin tưởng rằng con đường này là con đường duy nhất để đưa tới sự phồn vinh của dân tộc và của đất nước, ngoài ra không còn con đường nào khác. Người học đạo cũng vậy. Người học đạo cũng có thể giam mình bảy mươi năm trong một cái bẫy sập. Xin quý vị nghĩ lại và đặt câu hỏi rằng: Mình có đang ở trong một cái bẫy sập hay không? Mình có đang mắc vào những tiện nghi trong cái bẫy sập đó của mình hay không?

Ta không nên đi tìm cầu Bụt, Tổ, Bồ Tát, tam thân, thập địa, thế giới hoa tạng, lầu các của Di Lặc ngoài ta. Ta phải chấm dứt mọi tìm cầu. Phải ngưng sự tìm cầu ngay và hãy trở về bản thân trong giây phút hiện tại. Bản thân trong giây phút hiện tại chứa đựng tất cả những gì ta muốn tìm cầu: pháp thân, bát nhã, giải thoát, Bụt, Tổ và các cõi nước trang nghiêm. Bản thân ở đây không hẳn là năm uẩn, vì năm uẩn vô thường có đó không đó. Nhưng bản thân cũng không phải là một cái gì có thể nhận thức ngoài năm uẩn, bởi vì nhờ có năm uẩn nương nhau mà ta nhận diện được bản thân ấy vốn là con người thật của chính ta. Con người thật ấy là chân tâm sáng chói có diệu dụng nhận diệntiếp xúc với mọi mầu nhiệm của sự sống: Tổ gọi đó là cái tinh minh sáng rỡ biểu hiện thành sáu đạo thần quang: khả năng thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm và tư duy. Năm uẩnvô thường nhưng bản tâm biểu hiện nhờ năm uẩncon người thật của ta thì không sinh, không diệt, không có, không không, vượt thoát mọi khái niệm. Đó là con người thật khôngvị trí (nghĩa là không thể được đồng nhất với một uẩn trong năm uẩn hoặc cả năm uẩn). Con người thật đó là Bụt. Bụt không phải là một thực thể có ngoài con người thật đó. Bụt và chúng sinh không phải là hai thực thể riêng biệt (Phật sinh vô nhị). Nếu không thấy được điều này, nếu khôngđức tin vững chãi nơi sự thật này, thì không bao giờ chấm dứt được sự tìm cầu, phóng thể, vẫn không dừng lại được để làm một con người vô sự, vẫn còn có khuynh hướng chán phàm yêu thánh, vẫn chưa có được hạnh phúc và an vui thật sự.

Ta không nên đi tìm cầu Bụt, Tổ, Bồ Tát, tam thân, thập địa, thế giới hoa tạng, lầu các của Di Lặc ngoài ta. Đây là lời của Tổ nói. Là người học đạo, ta luôn luôn đi tìm cầu: ta đi tìm cầu Thượng Đế, ta đi tìm cầu Chúa Ki Tô, ta đi tìm cầu Allah, ta đi tìm cầu Thiên Quốc, ta đi tìm cầu Bụt và Bồ Tát v.v..., ở ngoài ta. Đó là tâm trạng của số đông. Ở các giáo lý, ta được học rằng tất cả đều nằm ở trong trái tim của ta: Thượng Đế nằm ở trong trái tim của anh, Thiên Quốc nằm ở trong trái tim của chị, Tịnh Độduy tâm, Phật ở trong tâm. Chúng ta nghe những điều đó nhưng chúng ta đâu có tin. Những giáo nghĩa đó đâu phải là không có? Có đó, nhưng vì chúng ta không chịu tin, chúng ta chỉ muốn tin rằng chúng ta là con số không, nghèo đói xác xơ, cho nên muốn đi tìm kiếm một chút tình thương, một chút trí tuệ ở bên ngoài. Đó là thái độ của đa số và đó là thái độ mà Tổ Lâm Tế muốn công phá trước tiên. Thành ra đi tìm cầu Bụt, Tổ, Bồ Tát, tam thân, thập địa ở trong tương lai và ở địa phương khác hay ở một thế giới khác, là lỗi lầm đầu tiên mà chúng ta mắc phải. Nếu chúng ta biết trở về trong giây phút hiện tại, sống cho sâu sắc với giây phút hiện tại, tiếp xúc với những mầu nhiệm của sự sống trong giây phút hiện tại, thì tất cả những gì chúng ta tìm cầu sẽ biểu hiện ra ngay trong giây phút hiện tại đó. Thiên Quốc hay Tịnh Độ, Thượng Đế hay Chúa Ki Tô, Bụt Thích Ca hay Bụt Di Lặc trong tương lai đều có mặt trong giây phút hiện tại

Ta phải chấm dứt mọi tìm cầu. Đây đích thực là giáo lý của Bụt. Đó là giáo lý Vô Tác (apranihita), một trong Ba Cánh Cửa Giải Thoát. Ba Cánh Cửa Giải Thoát là Không, Vô tướngVô tác. Vô tác tức là không đặt trước mình một đối tượng để tìm cầu và chạy theo. Chấm dứt sự tìm cầu, vì cái mà ta tìm cầu đã có sẵn trong ta, ngay trong giây phút hiện tại. Cũng như một đợt sóng: nó bất an, nó khổ đau, nó lo sợ, nó đi tìm cầu giải thoát và một nền tảng vững chãi, nó vươn tới để tìm cầu, nhưng kỳ thực cái nó đi tìm cầu lại chính là bản thân nó. Nếu nó biết nó chính là nước rồi thì nó giải thoát, nó không còn bị những ý niệm sinh, diệt, có, không, còn, mất làm cho thất điên bát đảo nữa. Vả lại, sóng mà đi tìm nước thì thật là buồn cười. Sóng đâu có cần phải vươn tới một phương trời nào khác để đi tìm nước, bởi vì sóng đã là nước ngay trong giây phút hiện tại rồi. Những cái mà chúng ta đi tìm cầu đã đang có mặt ngay trong giây phút hiện tại. Anh đang là cái mà anh muốn trở thành đó. You are already what you want to become. Niết Bàn hay Tịnh Độ đã đang nằm sờ sờ ngay trong bản thân ta và chung quanh ta trong giây phút hiện tại. Cái đó gọi là vô tác, cánh cửa giải thoát thứ ba và cũng là nền tảng của giáo lý Vô Đắc: không có đắc cũng không có sở đắc, không có tìm cầu cũng không có đối tượng của sự tìm cầu.

Ta phải chấm dứt mọi sự tìm cầu, phải ngưng sự tìm cầu ngay và hãy trở về bản thân ngay trong giây phút hiện tại. Bản thân trong giây phút hiện tại chứa đựng tất cả những gì ta muốn tìm cầu: pháp thân, bát nhã, giải thoát, Bụt, Tổ và các cõi nước trang nghiêm. Bản thân ở đây không hẳn là năm uẩn, vì năm uẩn vô thường có đó không đó, nhưng bản thân cũng không phải là một cái gì có thể nhận thức ngoài năm uẩn, bởi vì nhờ có năm uẩn nương nhau mà ta nhận diện được bản thân ấy vốn là con người thật của chính ta.

Đây là một đề tài muôn thuở trong đạo Bụt, bởi vì giáo lý đạo Bụt dựa trên tuệ giác gọi là vô ngã. Trong khi đó, ta nói tới bản thân như là một cái ngã. Chúng ta biết có nhiều quan niệm về ngã: 
- Thứ nhất, cho rằng năm uẩn này là ta, là ngã. Đó là tà kiến thứ nhất. 
- Thứ hai, cho rằng thân này không phải là ngã mà là của ngã (ngã sở) - thân này không phải là ta nhưng là của ta. Năm uẩn không phải là ta, nhưng năm uẩn là vật sở hữu của ta. Đó là tà kiến thứ hai. 
- Thứ ba, cho rằng thân này không phải là ta, nhưng ta có trong thân này và thân này có trong ta. Cái đó gọi là tương tại. Đó là tà kiến thứ ba. 

Tương tại nghĩa là có trong nhau. Ba quan niệm đó được lặp lại nhiều lần trong kinh Bụt dạy cho thầy La Hầu La. Bụt nói rằng: Thân này không phải là ta, không phải là của ta, cũng không phải ở trong ta, mà ta cũng không phải đang ở trong thân này. Đó là ba kiến chấp:

1- Ta là uẩn (ngã)
2- Ta không phải là uẩn nhưng uẩn thuộc về ta (ngã sở).
3- Ta ở trong uẩn, uẩn ở trong ta (tương tại).

Trong tiếng phạn có chữ Atma là ngã, và có chữ Pudgala là người (có khi dùng chữ Purusa). Có khi ta thấy hai cái là một: Atma tức là Pudgala. Pudgala dịch âm là Bổ đặc già la. Trong hai mươi mấy tông phái Phật giáo, có một phái gọi là Pudgalavada, chủ trương có con người và gần như là chủ trương có ngã. Nói như vậy là vì tông phái này tự xưng là căn cứ trên kinh điển và ưa trích dẫn một câu trong kinh Tăng Nhất A Hàm: ‘Có một con người trên thế gian mà sự xuất hiện của con người đó đem lại không biết bao nhiêu lợi lạc cho thế gian và cho muôn loài. Người ấy là ai? Người ấy là Bụt’. Câu đó rất nổi tiếng. Họ chỉ cần trích dẫn câu đó, đủ để chứng minh là có con người, tức là có cái ngã của Đức Thế Tôn, trong khi giáo lý của đạo Bụt là vô ngã. Tất cả các kinh sư, cũng như các giảng sư, các pháp sư đều diễn thuyết và đều dùng tất cả mọi lý luận có thể có được, để chứng minh là không có ngã, không có con người, thì phái Pudgalavada chủ trương là có con người, có ngã. Phái Pudgalavada gần như được coi là phái không chính thống, vì đã công nhận là có con người và có ngã. Nhưng phái này lại có rất nhiều người theo. Sử ghi chép lại là khi ngài Huyền Trang qua Ấn Độ thỉnh kinh, phái này rất mạnh, có ít nhất là năm mươi ngàn thầy đi theo.

Ý hướng chấp ngã là một ý hướng rất sâu dày, vì vậy tuy Bụt nói vô ngã, nhưng đệ tử của Người cũng cố tìm ra một cái ngã để bám vào. Rất khó suy tư nếu nói là không có ngã, cho nên đã sinh ra một quan niệm rất vi tế về ngã đó là: phi tức phi ly uẩn, gồm hai phần là phi tức uẩn (không phải là uẩn) và phi ly uẩn (không phải ngoài uẩn mà có). Quan niệm này rất tế nhị, nó cố gắng chứng minh là có một cái ngã và đồng thời tìm cách để thoát ra khỏi ba kiến chấp mà Bụt đã dạy trong kinh La Hầu La. Nghĩa là: cái ngã đó có, nhưng nó không phải là uẩn, và cũng không phải lìa uẩn mà có. 

Phải ngưng sự tìm cầu ngay và hãy trở về bản thân ngay trong giây phút hiện tại. Mỗi khi nghe nói tới bản thân, chúng ta có thể nghĩ là năm uẩn. Bản thân ở đây không hẳn là năm uẩn, vì năm uẩn vô thường có đó không đó. Chữ hẳn này rất khéo, nó không phải là năm uẩn, nhưng cũng không phải tìm cầu ngoài năm uẩn. Ta không đồng nhất ta với năm uẩn, nhưng ta biết rằng ngoài năm uẩn thì cũng không có bản thân. Phi tức phi ly nghĩa là không phải cái đó, nhưng cũng không phải lìa cái đó mà có được. 

năm uẩn vô thường có đó không đó, nhưng bản thân cũng không phải là một cái gì có thể nhận thức ngoài năm uẩn, bởi vì nhờ có năm uẩn nương nhau mà ta nhận diện được bản thân ấy vốn là con người thật của chính ta. Con người thật ấy là chân tâm sáng chói có diệu dụng nhận diệntiếp xúc với mọi mầu nhiệm của sự sống: Tổ gọi đó là cái tinh minh sáng rỡ biểu hiện thành sáu đạo thần quang: khả năng thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm và tư duy. Năm uẩnvô thường nhưng bản tâm biểu hiện nhờ năm uẩncon người thật của ta thì không sinh, không diệt, không có, không không, vượt thoát mọi khái niệm. Đó là con người thật khôngvị trí.

Người thật ở đây là dịch từ chữ chân nhân. Vô vị chân nhân, con người thật khôngvị trí. Vô vị nghĩa là không xác định được vị trí trong không gianthời gian. Các nhà khoa học vật lý, khi nghiên cứu về những vật thể li ti, những chất điểm (elementary particals), những hạt điện tử (electrons), hay những giới tử (mesons), cũng đã nói như vậy: không thể nào xác định được vị trí của một điện tử trong không gian và trong thời gian. Nhưng không thể nói là điện tử không có. Con người thật của chúng ta cũng vậy. Không thể nói là không có con người thật, nhưng xác định nó trong vị trí không gianthời gian như Lộc Uyển ở Escondido thì không được. Lộc Uyển thì ta có thể nói là ở South California hay Escondido, nhưng đi sâu vào bản thân thực tại của một điện tử, một trung hòa tử, một giới tử thì không thể xác định được vị trí của chúng ở trong không gianthời gian như vậy. Vị ở đây không phải là một chức vị như chức vị tổng thống, bộ trưởng, tri khố, tri xa, giáo thọ, hay thức xoa ma na. Vị ở đây không phải là một vị trí hay một chức vị. Vô vị chân nhân nghĩa là con người thật khôngvị trí, không thể được đồng nhất với một uẩn trong năm uẩn hoặc cả năm uẩn.

Bởi vì nhờ có năm uẩn nương nhau mà ta nhận diện được bản thân ấy vốn là con người thật của chính ta. Con người thật ấy là chân tâm sáng chói, có diệu dụng và có thể tiếp xúc được với mọi mầu nhiệm của sự sống. Ta có chân tâm sáng chói đó, nhưng ta không sử dụng, ta cứ lo sử dụng tâm lo sợ, tâm tìm cầu, tâm tham muốn. Chân tâm sáng chói nghĩa là có công dụng mầu nhiệm, có khả năng tiếp xúc được với tất cả mầu nhiệm của sự sống. Tổ gọi đó là cái tinh minh sáng rỡ, biểu hiện thành sáu đạo thần quang (cái thấy, cái nghe, cái ngửi, cái nếm, cái xúc chạm và cái tư duy). Khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần thì biểu hiện ra sáu thức. Với sáu thức đó, ta có thể làm ra tất cả các phép lạ mà chư Bụt và chư Bồ tát đã làm. Ví dụ, ta ngồi đây nhìn núi. Nếu ta biết sử dụng cái thấy của mình thì cái thấy đó có thể trở thành một đạo hào quang, có khả năng chiếu sáng, cho ta nhìn thấy núi là một sự mầu nhiệm. Ngày hôm qua, ngồi với thị giả bên cửa sổ, tôi chỉ cho thị giả thấy ngọn núi ở phương Tây. Tôi nói: 
- Con nhìn kìa, con có thấy tòa núi đó không? Nó là một cái chung cư vĩ đại, có biết bao nhiêu loài đang sống trong chung cư đó một cách rất tiện nghi. Có hàng triệu sinh vật đang sống ở đó, mỗi loài có chỗ cư trú riêng, có thực phẩm và có quyến thuộc riêng của nó. Nhìn đi con! 

Lúc đó, ta thấy được loài người của mình chỉ có mặt chừng năm trăm người trên núi mà thôi, một phần rất nhỏ của núi rừng Lộc Uyển. Ta cũng có một vài cư xá, có kho thức ăn, và cũng đi lên đi xuống. Trong khi đó, trên ngọn núi kia hàng trăm vạn chúng sanh cũng đang làm như vậy một cách rất im lặng. Họ có nền văn minh của họ, và họ có chỗ cư trú riêng. Khi nhìn như vậy, ta thấy rất mầu nhiệm. Ta thấy được liên hệ giữa ta và các loài sinh vật. Ta kính trọng họ, họ kính trọng ta. Vậy thì, cái thấy đó do đâu mà có? Đó là do sử dụng đạo thần quang thứ nhất: cái thấy của ta. Bụt và chư vị Bồ Tát nhìn cuộc đời như vậy. Nhìn bầu trời, nhìn ngân hà, nhìn mặt trăng, nhìn đám mây, nhìn dòng suối, nhìn ngọn núi v.v..., ta thấy được tất cả những nhiệm mầu trong thế giới Hoa Tạng đang có mặt trong giờ phút hiện tại. Cái một nằm trong cái tất cả. Sự sống của con người không thể có mặt nếu thiếu sự có mặt của các loài khác. Không khí chúng ta đang hít thở trong mỗi giây mỗi phút này là do các loài khác cung cấp. Hít vào một hơi thở, chúng ta cảm thấy rất biết ơn: nếu không có những loài cây đứng xung quanh đây và chúng cũng đang thở thì ta không có được dưỡng khí đó để thở. Đó là một phép lạ. Phép lạ đó giúp ta tiếp xúc được với những mầu nhiệm của sự sống trong giây phút hiện tại. Hoàn cảnh đó là Tịnh Độ hay là địa ngục thì cũng do ta có biết sử dụng sáu đạo thần quang của mình hay không mà thôi. Sáu đạo thần quang luôn có đó, ta không thể nói là không có. Nếu ta để tâm lo buồn, giận hờn, tìm kiếm, tuyệt vọng v.v... phát khởi và trấn ngự, đó là ta đang không biết sử dụng sáu đạo thần quang mà chịu chết trong hoàn cảnh của mình. Vấn đề là phải trở về để sử dụng một cách khéo léo sáu đạo thần quang đó, tức là sáu thức. Khi sáu thức bị những phiền não che lấp thì ta sử dụng rất khó khăn. Nhưng nếu được thầy, được bạn chỉ dẫn và nhắc nhở, thì ta bắt đầu biết sử dụng được sáu đạo thần quang đó để có thể nuôi dưỡng và làm biểu hiện thế giới của Hoa Tạng. Những lâu đài của đức Di Lặc, những hàng châu báu trang nghiêm của cõi Tịnh Độ có mặt ngay bây giờ và ngay tại đây. 

Chính bản thân năm uẩn của chúng ta cũng rất mầu nhiệm. Những phép thần thông mà chư Bụt và chư Bồ Tát làm được thì ta cũng có thể làm được, và làm được ngay bây giờ và ngay ở đây. Sở dĩ ta làm được là do ta biết sử dụng sáu đạo thần quang. Khi nó bị mê mờ, bị phiền não thì ta gọi nó là thức. Nhưng khi nó tự do thì ta gọi nó là trí. Cũng là nó mà thôi. Cũng như ly nước đục, nếu để cho lắng lại thì thành ly nước trong, nhưng nếu đổ ly nước đục đi thì không còn ly nước nữa, mà cũng không có nước trong. Vì vậy Tổ mới nói rằng: Các vị đang ngồi nghe pháp đây - chính các vị là Phật, là Tổ. Chính các vị có thể sử dụng sáu đạo thần quang để làm cho lâu đài, đền các của đức Di Lặc có mặt trong giờ phút hiện tại. Quý vị có thì giờ ngắm núi hay không? Sử dụng đạo thần quang thứ nhất để ngắm núi đi, rồi các vị sẽ thấy rằng cái mà mình đi tìm cầu nó đang nằm ngay ở tại chỗ. Và nếu ta không có hạnh phúctại vì ta chứ không phải tại vì người kia.

Con người thật đó là Bụt. Bụt không phải là một thực thể có ngoài con người thật đó. Bụt và chúng sinh không phải là hai thực thể riêng biệt (Phật sinh vô nhị). Phật tức là Bụt. Sinh là chúng sinh. Thường thường, chúng ta phân biệt hai cái khác nhau: chúng sinh thì không phải là Bụt, mà Bụt không phải là chúng sinh. Trong giáo lý này, Bụt và chúng sinh không phải là hai cái tách rời nhau: ngoài cái này thì không có cái kia, ngoài cái kia thì không có cái này; ngoài Bụt thì không có chúng sinh, ngoài chúng sinh thì không có Bụt. Vì vậy cái mà ta gọi là người, là ta, là chúng sinh đó, nếu nhìn cho kỹ thì sẽ thấy Bụt ở trong đó.

Nếu không thấy được điều này, nếu khôngđức tin vững chãi nơi sự thật này, thì không bao giờ chấm dứt được sự tìm cầu, phóng thể, vẫn không dừng lại được để làm một con người vô sự, vẫn còn có khuynh hướng chán phàm yêu thánh, vẫn chưa có được hạnh phúc và an vui thật sự. 

Đoạn văn này có thể rất hiện đại. Hiện bây giờ khoa học cũng đang đi tìm nguồn gốc của tâm thức. Có một môn khoa học tên là Neuroscience, khoa học về thần kinh não bộ, đang tìm mọi cách để nghiên cứutìm hiểu là thức được phát hiện từ những căn bản nào:

1- Thức có phải là não bộ hay không? 
2- Thức và não bộ có phải là hai thực tại khác nhau không? 
3- Não bộ nằm trong thức, hay thức nằm trong não bộ? 

Khoa học não bộ đang khám phá ra nhiều điều rất hay. Trước hết, họ khám phá ra rằng trong não bộ không có một trung tâm nắm chủ quyền và ra lệnh. Khoa học đã không tìm thấy một trung tâm như vậy ở trong não bộ. Trong quân đội thì có tổng tư lệnh, nơi đưa lệnh xuống cho các đơn vị nhỏ. Ở các đơn vị cũng vậy. Nhưng trong não bộ của chúng ta, không có một trung tâm điều khiển, không có một đại bản doanh, không có một đơn vị đưa lệnh ra. Người ta chỉ thấy có nhiều phần khác nhau của não bộ, mỗi phần có một lĩnh vực hoạt động riêng, và nếu các phần đó không hợp tác với nhau, không có truyền thông với nhau, thì không làm phát sinh được ý thức. Vì vậy khoa học bây giờ, kể cả khoa sinh lý học và khoa học về não bộ, đã cho thấy rõ sự thật về vô ngã.

Ngày xưa, các triết gia có khuynh hướng nghĩ rằng trong đầu mình có một chủ thể, một cái ngã nằm đâu đó trong óc. Cái chủ thể đó nhìn ra bằng cửa con mắt, lắng nghe bằng cửa lỗ tai, và tiếp nhận những dữ kiện của thế giới bên ngoài rồi tự tạo ra hình ảnh của thế giới bên ngoài đó. Thế giới bên ngoài đúng hay sai thì chưa biết, nhưng nhờ sáu cái cửa đó mà cái ngã nhỏ xíu ở bên trong nhận thức được thế giới bên ngoài. Bây giờ khoa học đã chứng minh rõ ràng rằng không có cái anh chàng nhỏ xíu nằm ở trong nhìn ra ngoài cửa sổ để tiếp nhận dữ kiện. Bây giờ khoa học não bộ thường dùng hình ảnh của một dàn nhạc hòa tấu gồm có những nhạc công khác nhau, sử dụng những nhạc khí khác nhau và có sự truyền thông với nhau. Nhìn vào, ta có thể thấy bản nhạc, ta có thể thấy dụng cụ, ta có thể thấy nhạc công, ta thấy đủ tất cả. Nhưng tất cả những cái đó không phải là nhạc. Chỉ khi nào bản nhạc được đánh lên thì chúng ta mới nghe được nhạc. Trước đó, ta không thể nào nhận thức được bản nhạc dù đã có những nốt nhạc, đã có những nhạc khí, đã có những nhạc công ở đó. Chỉ khi nào có sự phối hợp, chỉ khi nào nhạc khí được tấu lên, thì bản nhạc mới hình thành, lúc đó chúng ta mới nghe được bản nhạc. Ý thức (consciousness) cũng vậy. Nó không phải là một cái gì có sẵn ở bên trong, nó không trốn ở trong những tế bào hay trong bộ óc của mình, mà nó là sự truyền thông giữa những tế bào óc với nhau. Mỗi bộ phận, mỗi vùng khác nhau của bộ óc, đi về phía chuyên môn. Một vùng không làm gì được hết, nhưng khi tất cả các vùng hợp tác với nhau và phối hợp với nhau thì tự nhiên phát sinh ra thức. Vì vậy Đức Thế Tôn dạy là thức (cũng như sắc, thọ, tưởng và hành) chỉ là một trong năm uẩn thôi. Nghĩa là thức muốn được biểu hiện thì phải dựa trên sắc, thọ, tưởng, và hành; hành muốn biểu hiện thì phải dựa trên sắc, thọ, tưởng, và thức. Sắc là cơ thể của ta, nếu muốn biểu hiện cũng phải dựa trên thọ, tưởng, hành, và thức. Cho nên không có một uẩn nào trong năm uẩn mà tự mình có mặt, hay độc lập với bốn uẩn kia được. Tất cả các uẩn đều phải dựa trên các uẩn khác mà biểu hiện. Đó là lời dạy của Đức Thế Tôn trong rất nhiều kinh điển. Thông thường ta nghĩ rằng khi chết rồi, thì sắc, thọ, tưởng và hành không còn nữa, chỉ còn lại thức và thức sẽ đi đây đó để chờ dịp nhập vào một thân xác mới. Điều đó không đúng! Như vậy là trái với khoa học và Phật pháp. Theo khoa học và Phật pháp thì một uẩn dựa trên năm uẩn kia mà biểu hiện. Thức cũng vậy. Điều đó đã được chứng minh rất rõ ràng trong khoa học về thần kinh não bộ.

Khi chúng ta tư duy theo tinh thần của đạo Bụt, chúng ta sẽ không thấy rằng thức sinh khởi mà chỉ thấy thức biểu hiện. Cũng như sắc, thọ, tưởng và hành, chúng ta không nhìn chúng như có sinh khởi mà là có biểu hiện. Sinh khởi nghĩa là từ khôngtrở thành có, còn biểu hiện thì có nghĩa khác. Biểu hiện nghĩa là đang ẩn tàng trong những nhân và những duyên của nó, khi nhân duyên phối hợp với nhau đầy đủ, thì có sự biểu hiện. Biểu hiện như vậy không phải là sinh. Em không phải tạo sinh mà chỉ là biểu hiện. Khi tư duy theo tinh thần đạo Bụt, chúng ta thấy chỉ có sự biểu hiện. Những biểu hiện đó, bản chất của chúng là không sinh, không diệt, không tới, không đi. Thức không từ đâu tới, và sau khi biểu hiện rồi, cũng không đi đâu cả. Vì vậy bản chất của năm uẩn cũng là bất sinh bất diệt. Không những Bụt là bất sinh bất diệtnăm uẩn cũng bất sinh bất diệt (Phật sinh vô nhị). 

Tổ nói tới sáu đạo thần quang, tức là sáu thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức, thiệt thức, thân thứcý thức. Khi sáu thức bị che lấp, mê mờ, trĩu nặng thì chúng không phải là thần thông; khi sáu thức được giải phóng thì chúng là thần thông. Khi sáu thức bị mê mờ thì được gọi là chúng sinh; khi sáu thức được giải phóng thì được gọi là Bụt. Điều này giúp chúng ta hiểu được ý của Tổ, tức là Bụt cũng từ sáu thức đó mà chúng sinh cũng từ sáu thức đó. Vì vậy đi tìm giải thoát, đi tìm Bụt, đi tìm Tịnh Độ, đi tìm thập địa, đi tìm tam thân v.v... ở ngoài năm uẩn, ở ngoài sáu đạo thần quang là một điều không tưởng. Chúng ta phải trở về với năm uẩn, trở về với sáu đạo thần quang để nhận diện rằng những gì mình đi tìm đã đang ở ngay trong tự thân của năm uẩn và sáu đạo thần quang.

Khi đọc đoạn văn trên, chúng ta thấy rằng năm uẩn không phải là ta, sáu đạo thần quang cũng không phải là ta, nhưng Tịnh Độ có mặt trong đó. Ngày xưa có một triết gia người Pháp tên là Descartes, muốn chứng minh rằng có một cái ta, và ông đã chứng minh một cách rất toán học. Công thức toán học của ông là: ‘Je pense donc je suis’ (tôi đang tư duy, vì vậy cái tôi của tôi đang có mặt). Ông cho rằng ‘Tôi tư duy’ (je pense) là một sự thật. Điêu khắc gia Auguste Rodin có tạc một bức tượng một người đang tư duy, gọi là ‘Le penseur’ (kẻ tư duy). ‘Tôi tư duy’ - tức là ‘tôi là một con người và tôi đang suy tư’. Đó là sự thật. Rõ ràng mình thấy ông đó (Le penseur) đang trầm ngâm, đang tính toán, đang suy nghĩ, thì cái chuyện ‘tôi tư duy’ là chuyện thật chứ không phải là một chuyện bày đặt ra. Căn cứ trên nhận xét đó, Descartes đi đến kết luận: ‘donc je suis’. Nói rằng ‘tôi đang tư duy’ chứng tỏ rằng ‘tôi đang có mặt’, tức là phải có cái ngã, phải có cái tôi. Nói rằng ‘có tôi đây’ nghĩa là có cái ngã đây. Ông là nhà triết học, nhưng ông muốn làm theo kiểu nhà toán học: nếu anh công nhận là anh đang tư duy, thì anh cũng công nhận là anh đang có mặt như một cái ngã. Lý luận sắc bén giống như là không thể nào đập phá được: nếu không có tôi thì ai tư duy? 

Trong Duy Biểu học, chúng ta biết rõ là có 51 tâm sở, trong đó có những tâm sở biến hành (xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư), những tâm sở biệt cảnh (dục, thắng giải, niệm, định, tuệ). Năm tâm sở phổ biến nhất và có mặt luôn luôn trong mọi lúc là xúc, tác ý, thọ, tưởng và tư. Xúc tức là sự xúc chạm; tác ý tức là để ý tới; thọ tức là cảm thọ (feeling); tưởng tức là tri giác; tư tức là quyết định. Và những tâm sở khác như là tâm sở thiện (tín, tàm, quý), tâm sở bất thiện (tham, sân, si), tâm sở bất định (hối, miên, tầm, từ). Hối tức là hối hận. Miên tức là buồn ngủ. Hai tâm sở tầm và từ là hai tâm sở thuộc về tư duy. Tầm từ tức là tư duy. Nghĩ tới là tầm (initial thinking), đi sâu vào sự suy nghĩ là từ (applied thinking). Cái tư duy mà Descartes nói đến thuộc về tầm và từ. Trong Duy Biểu học, chúng ta thấy năm mươi mốt tâm sở này đều nằm ở trong tàng thức dưới dạng những hạt giống (chủng tử). Mỗi khi có một hạt giống được tưới tẩm, nó sẽ phát hiện trên ý thức và được gọi là tâm hành (khi nó chưa phát hiện thì gọi là chủng tử). Ví dụ ta có một cái đĩa DVD, trong đó có những dữ kiện đã được cất giữ như hình ảnhâm thanh. Cầm cái đĩa trong tay, ta không thấy tiếng và hình gì trong đó. Nhưng nếu bỏ cái đĩa vào máy vi tính và mở ra, thì hình ảnh và âm thanh sẽ phát hiện. Khi chưa phát hiện thì chúng được gọi là chủng tử. Ở dạng chủng tử thì chúng ta không thấy được, nhưng không có nghĩa là nó không có mặt đó. Nó đang ở trong thế tiềm tại (hạt giống). Bỏ vào trong máy vi tính, bấm nút hiệu lệnh một cái thì nó biểu hiện ra (hiện hành). Ý thức được ví như là màn ảnh của máy vi tính và tàng thức được ví như là cái đĩa DVD. Chúng ta có năm mươi mốt loại chủng tửchúng ta không nhận diện được, không thấy được là tại vì chúng chưa biểu hiện. Ví dụ như cái giận. Khi chủng tử giận biểu hiện thành tâm hành giận thì ta mới thấy được cái giận. Giận là một tâm hành. Khi chủng tử tầm (suy tư) biểu hiện, nó biểu hiện như một tâm hành. Trong Duy Biểu học, chúng ta thấy trong một tâm hành gồm có hai phần: kiến phần (chủ thể) và tướng phần (đối tượng). Kiến phần gọi là darsanabhaga. Tướng phần là nimittabhaga. Vậy thì tâm hành giận có chủ thể giận và đối tượng giận. Chánh niệm cũng vậy. Chánh niệm cũng có kiến phầntướng phần. Kiến và tướng nương vào nhau và cùng biểu hiện một lượt. Bất cứ tâm sở nào trong năm mươi mốt tâm sở cũng đều như vậy. Khi biểu hiện trên màn ảnh của ý thức nó chỉ là một tâm hành. Nhưng nhìn kỹ vào trong mỗi tâm hành, thì chúng ta thấy có kiến phầntướng phần, và không cần có một cái ngã nào hết. Vì vậy khi nói về tư duy thì chỉ có tư duy mà không cần có chủ thể của tư duy (there is a thought, but there is no thinker). Cái giận, khi nhìn một cách khoa học thì mình thấy chỉ có tâm hành giận biểu hiện mà không có một cái ngã nằm sẵn đó để nó giận. Cho nên, khi Descartes nói: ‘tôi tư duy vì vậy cho nên có tôi’, Bụt nói: ‘Không phải đâu! chỉ có tầm thôi, không có cái ngã nằm sau tầm; chỉ có từ thôi, không có cái ngã nằm sau từ’ (there is only the thought). Điều này rất quan trọng và quý vị có thể thực tập được. Mỗi khi cái giận nổi lên, quý vị nói: ‘A! đây là tâm hành giận. Không có ai đứng phía sau cái giận đó hết’. Ví dụ sự chứng đắc quả ‘Đã Về - Đã Tới’ thì chỉ có hiện tượng ‘Đã Về - Đã Tới’ chứ không có người chứng đắc. Có quả vị chứng đắc mà không cần có người chứng đắc; có Niết Bàn mà không cần có người đi vào Niết Bàn; có Tịnh Độ mà không cần có người đi vào Tịnh Độ. Không cần có cái ngã. Sự thật là như vậy. Và sự thật này rất khoa học. Khoa học càng ngày càng đi tới gần nhận thức đó. Vậy thì ‘je pense donc je suis’ là một lý luận sai lầm. Nó sai lầm vì không có cái tôi (je), mà chỉ có cái tư duy (pense). No thinker, only thought. Đạo Bụt dạy rằng chỉ có năm mươi mốt tâm hành thôi, mà không cần có một cái ta núp sau đó. Có hành động mà không có người hành động (there is an action, there is no actor).

Đức Thế Tôn xuất hiện như một hiện tượng mầu nhiệm: có trí tuệ lớn, có tình thương lớn. Những tâm hành tốt đẹp ấy của Đức Thế Tôn liên tiếp phát hiện như một dòng chảy mầu nhiệm, cái đó gọi là Bụt. Đức Thế Tôn không cần có ngã, nhưng ta không thể nói là Đức Thế Tôn không có mặt. Đức Thế Tôn có mặt rất rõ ràng, tại vì tâm từ ấy có thật, tâm bi ấy có thật, sự mầu nhiệm ấy có thật. Vì vậy Đức Thế Tôn vô ngã, và chúng ta cũng vậy. Chúng ta có năm mươi mốt tâm hành, chúng ta phải làm thế nào để những tâm hành tốt luôn luôn có dịp biểu hiện. Làm được như vậy thì chúng ta sẽ rất đẹp và chúng ta sẽ không khác gì Đức Thế Tôn. Khi dùng tuệ giác của đạo Bụt để quán chiếu câu ‘je pense donc je suis’, chúng ta thấy câu đó sai ngay từ lúc khởi sự. Ta giả định có cái tôi (je), và giả định có hành động tư duy (pense), và cho là hai cái đó khác nhau. Nhưng nhìn cho kỹ, ngoài tư duy không thể nào có cái tôi được và ngoài cái tôi không thể có cái tư duy được. Tác giả làm như có cái tôi (je) riêng và cái tư duy (pense) riêng. Sai lầm là ngay chỗ đó. Cho nên kinh nói rằng có sự chứng ngộ mà không cần có cái ngã để chứng ngộ (có người chứng ngộ). Có thể có niềm vui nhưng không hẳn phải có người có niềm vui đó. Sự thật là chỉ có những tâm hành phát hiện, mà những tâm hành đã phát hiện thì cái này nối tiếp cái kia, trong đó có tâm hành tuệ (hiểu biết). Tâm hành tuệ có thể hướng dẫn, đóng góp phần của nó để có thêm niệm, thêm định, và thêm những cái đẹp, cái hay. Vì vậy chúng ta có thể hy vọng rằng trong những năm kế tiếp, các nhà khoa học thần kinh não bộ có dịp làm việc chung với các nhà tu thiền, các nhà tâm lý học Phật giáo, để đi tới một cái thấy chính xác về tâm thức. Khoa học rất mong mỏi, hiếu kỳ, muốn biết và muốn trả lời được câu hỏi: Tâm thức phát hiện như thế nào? Có ngã hay không? Có ý chí tự do hay không? Nếu tất cả đều là cơ giới (mechanic) thì làm sao có ý chí tự do (free will)? Những nhà tâm lý học Phật giáo làm việc với những nhà khoa học thần kinh não bộ sẽ có thể đưa tới những kết quả rất bất ngờ, rất đẹp. 

Người nào có khả năng vận dụng được cái tâm sáng chói và sáu đạo thần quang kia thì có thể ngay tại đây, trong giờ phút này tiếp xúc được với thế giới hoa tạng, với tam thân, với hằng sa Bụt và Bồ tát, có thể ứng thân hiện vật, độ đời, giúp người, và thấy rằng tất cả những cảnh giới này cũng đều là những hình ảnh phản chiếu (quang ảnh) của cái tâm sáng chói và mầu nhiệm kia.

Mỗi ngày của cuộc sống là một cơ hội lớn. Hiện thời, năm uẩn đang phát hiện và sáu đạo thần quang đang có mặt. Nếu ta là một nhà nghệ sĩ đích thực, ta có thể làm biểu hiện ra thế giới Tịnh Độtam thân. Ta sống một cách rất mầu nhiệm và hướng dẫn một cách rất mầu nhiệm cho người khác cũng được sống như vậy. Ta có thể làm Bụt, làm Bồ Tát ngay trong cuộc sống hiện tại của mình thay vì ngụp lặn trong biển khổ đau vì ta có đầy đủ điều kiện để làm như vậy. Bụt và Bồ Tát không phải là những ý niệm mơ hồ, trừu tượng, không phải là những thực tại nằm ngoài ta. Bụt và Bồ Tát là có thật, ngay trong giây phút hiện tại, ngay trong năm uẩn và sáu đạo thần quang

Đọc đoạn này, chúng ta nên ghi nhớ hai điều: 

1. Chúng ta có thể sống mầu nhiệm ngay trong giây phút hiện tại. Không cần phải đi tìm những mầu nhiệm đó ở một thời gian khác và ở một không gian khác.

2. Chúng ta có thể sống với tuệ giác vô ngã trong từng giây phút của đời sống hàng ngày.

Tuệ giác vô ngã thiết yếu vô cùng cho sự sống của mình và cho sự sống của xã hội. Bởi vì tất cả những sợ hãi, những lo lắng, những buồn khổ, những hờn giận và những bạo động của con người đều có nguồn gốc từ ý niệm về ngã. Sở dĩ con giận cha cũng vì chưa thấy được tính vô ngã của mình và của cha mình. Mình tưởng mình và cha mình là hai thực tại tách biệt, ai ngờ mình chính là cha mình, là sự nối tiếp của cha mình. Nền văn minh của chúng ta hiện nay đang dựa trên ý niệm về ngã. Chủ nghĩa cá nhân đang trấn ngự, và chúng ta đi tìm hạnh phúc cho một cái ngã. Chúng ta không thấy được rằng hạnh phúc chỉ có được trong cái thấy vô ngã mà thôi. Ngay trong lĩnh vực của sự chữa trị tâm lý, người ta cũng sử dụng ý niệm về ngã để chữa trị. Phần lớn những triệu chứng bệnh tâm lý - người ta nói - là do mặc cảm thua kém, mặc cảm tự ti của mình mà ra (low self-esteem). Vì vậy muốn chữa trị mặc cảm tự ti, người ta dùng phương thuốc tự tôn (high self-esteem). Trong khi đó, dưới ánh sáng tuệ giác của đạo Bụt, mặc cảm tự ti cũng như mặc cảm tự tôn đều là những chứng bệnh, tại vì tất cả đều dựa trên ý niệm về ngã. Không những mặc cảm tự ti (liệt mạn) và mặc cảm tự tôn (thắng mạn) đều là bệnh mà mặc cảm mình bằng người khác (đẳng mạn) cũng là bệnh. Ba mặc cảm đó đều dựa trên ý niệm về ngã. Vì vậy chúng ta phải sống đời sống hàng ngày như thế nào để thấy được tính vô ngã của mình và của vạn hữu. Đây là nẻo thoát cho ta và cho nhân loại.

Tại Làng Mai, chúng ta đã có những phương pháp thực tập để có thể tiếp xúc được với tính vô ngã, để sống được với tuệ giác vô ngã trong đời sống hàng ngày. Khi nhìn thầy ta, chị ta, em ta, cha ta, mẹ ta, ta có cơ hội để thấy rằng mình không phải là một cái ta riêng biệt. Mỗi khi có tâm hành như tâm hành giận, tâm hành ganh, tâm hành buồn nổi lên, ta có cơ hội để thấy rằng đó chỉ là một tâm hành, không có một cái ngã nằm phía sau. Công phu của chúng ta là ở chỗ đó. Công phu của chúng ta không phải là lao tác mệt nhọc, như là lạy 1080 lạy mỗi ngày cho toát mồ hôi. Công phu của chúng ta là trong mỗi giây phút hàng ngày phải thấy được tính vô ngã. Thấy được tính vô ngã rồi thì giải thoát. Công phu hàng ngày là thấy được rằng hạnh phúc có thể có được ngay trong giờ phút hiện tại. Bụt, Thánh Chúng, Bồ Tát cũng như cõi Tịnh Độ có thể có mặt ngay trong giờ phút hiện tại. Công phu hàng ngày ở đây đưa lại những chuyển hóa, những nuôi dưỡnghạnh phúc. Công phu hàng ngày ở đây không phải là lao tác mệt nhọc, để rồi mong mỏi có một sự chứng đạo hoặc một kết quả nào đó ở trong tương lai.

Mẫu người lý tưởng trong đạo Bụt nguyên thỉ là vị La Hán, mẫu người lý tưởng trong đạo Bụt đại thừa là vị Bồ Tát, còn mẫu người lý tưởng trong thiền Lâm Tế là con người vô sự. Con người vô sự là con người không chạy theo nắm bắt bất cứ một cái gì nữa cả, dù đó là Bụt, là Tổ, là Niết Bàn, là Tam Thân, là Tịnh Độ. Con người vô sự là người đã dừng lại, không còn dính mắc vào một lý thuyết, một giáo pháp, một đường lối nào nữa hết. Con người vô sự có tự do, có khả năng sống hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại, không bị bất cứ một cái gì có thể kéo đi, kể cả lý tưởng độ sinh, cứu đời. Bởi vì lý tưởng độ sinh cứu đời cũng có thể bắt ta chạy đi tìm cầu, bỏ mất giây phút hiện tại, bỏ mất cái tâm sáng chói và sáu đạo thần quang đang có mặt, vốn là nguồn gốc của tất cả chư Bụt và các Phật độ.

Trong thời Bụt còn tại thế chưa có sự phân chia thành Đại thừaTiểu thừa. Những danh từ Đại thừaTiểu thừa mới có sau này, và do phái Đại thừa đặt ra. Thường thường, những người thuộc phái Đại thừa nói rằng người thuộc phái Tiểu thừa chỉ biết lo cho mình mà không biết lo cho người khác. Làm như là tất cả những người trong truyền thống Tiểu thừa đều là ích kỷ và những người trong truyền thống Đại thừa đều là Bồ Tát, đều là những người biết lo cho người khác. Sự thật thì dù là Tiểu thừa hay Đại thừa, cái đó tùy thuộcthái độ hơn là ở giáo lý. Chúng ta biết rằng trong giáo lý của đạo Bụt, sự thực tập vô ngãcăn bản. Nếu thực tập thành công, chúng ta trở thành vị A La Hán, chúng ta đã bỏ được ý niệm về ngã. Bỏ được ý niệm về ngã rồi thì không còn có sự phân biệt giữa ta và người nữa. Vì vậy không thể nói vị A La Hán chỉ lo cho mình mà không lo cho người. Đại thừa cũng vậy, nếu bỏ được cái ngã rồi thì không còn phân biệt ta và người nữa. Cho nên nói rằng Tiểu thừa chỉ lo cho mình mà không lo cho người là không đúng. Nếu những người Tiểu thừa thực tập thành côngbuông bỏ được ý niệm về ngã thì họ không khác gì những người Đại thừa đã thực tập thành công. Trong phái Đại thừa cũng có người thực tập thành công và có người không thành công. Thời Đạo Bụt nguyên thỉ cũng có người thành công và có người không thành công. Do đó sự phân biệt vị Bồ Tát và vị La Hán, hai mẫu người lý tưởng của hai truyền thống, là không đúng lắm. Làm như một vị Bồ Tát lớn hơn vị La Hán, trong khi Đức Thế Tôn cũng được gọi là một vị La Hán. La Hán có nghĩa là ứng cúngứng cúng có nghĩa là xứng đáng được cúng dường. Trong mười danh hiệu của Bụt thì có danh hiệu La Hán, mà Đức Thế Tôn đâu phải là kẻ chỉ biết lo cho mình chứ không lo cho người?

Thiền sư Tăng Hội là Tổ sư của dòng thiền Việt Nam. Trong những trước tác của Ngài, Ngài nói rằng: A La Hán chính là vị Bồ Tát. Trong lịch sử văn học Phật giáo thế giới, chỉ mới thấy có thiền sư Tăng Hội nói câu đó, chưa thấy ai nói câu đó cả. Còn mẫu người lý tưởng trong thiền Lâm Tế là con người vô sự. Nếu vị A La Hán chưa phải là con người vô sự, thì chưa phải là con người lý tưởng. Nếu vị Bồ Tát chưa phải là con người vô sự thì cũng chưa phải là con người lý tưởng. Vì vậy nếu những người theo phái thiền Lâm Tế cảm thấy mình thảnh thơi, không còn lo lắng gì nữa, mình là con người vô sự, mình sống an lạc hạnh phúc trong giây phút hiện tại, thì những người ấy đã thành công. Gọi mình là A La Hán cũng được, gọi mình là Bồ Tát cũng được, nhưng gọi mình là người vô sự thì mình thích hơn.

Con người vô sự là con người không chạy theo nắm bắt bất cứ một cái gì nữa cả, dù đó là Bụt, là Tổ, là Niết Bàn, là Tam Thân, là Tịnh Độ. Con người vô sự là con người Đã Về Đã Tới, không còn thấy thiếu thốn một cái gì nữa mà phải đi tìm cầu, dù đối tượng tìm cầu đó là Bụt, là Tổ, là Niết Bàn, là Tam Thân, là Tịnh Độ. Con người vô sự là con người đã tiếp xúc được với tất cả những cái đó ngay trong giây phút hiện tại và ngay trong bản thân. Con người vô sự là con người đã dừng lại, không còn dính mắc vào một giáo pháp, một lý thuyết, một đường lối nào nữa. Con người vô sự không còn đi tìm tòi học hỏi nữa. Con người vô sự là con người vô học. Vô học ở đây có nghĩa là không cần học hỏi nữa, chứ không phải là không có học vấn. Nói như vậy không có nghĩa là con người vô sự không cần đọc sách, không cần đọc kinh, bởi vì đọc sách, đọc kinh không phải là để tìm cầu mà là để tưới tẩm những hạt giống tốt của mình đã có sẵn. Khi học hỏi với tâm niệm là ta không có tuệ giác đó cho nên ta phải đi tìm tuệ giác đó trong sách vở, trong văn chương, trong kinh điển - nghĩ rằng trong kinh điển có những tuệ giác mà ta không có - thì khi đó là ta đang tìm cầu chân lýtuệ giác qua kinh điển. Nếu ta biết rằng kinh điển hay giáo lý là những phương tiện để giúp cho ta tiếp xúc được với chân lýtuệ giác có sẵn trong ta, thì kinh điểngiáo lý trở thànhích lợi. Còn khi ta cho rằng kinh điểngiáo lý chứa đựng chân lý mà ở ta không có, thì khi đó kinh điểngiáo lý trở thành có hại. Ví dụ như ngón tay chỉ mặt trăng. Ngón tay có ích lợi nếu ta biết lợi dụng ngón tay để nhìn thấy mặt trăng nhưng nếu không khéo thì ta sẽ bị kẹt vào ngón tay và ta cho ngón tay là mặt trăng. Kinh điển cũng vậy. Kinh điểngiáo lý là ngón tay. Nếu ta nghĩ rằng trong kinh điểnchân lý, có tuệ giác thì ta bị kẹt. Vì vậy khi ta đọc kinhhọc hỏi để có cơ hội đánh động được tuệ giác ở trong bản thân mình, để tuệ giác bừng mở, thì kinh điển sẽ có ích lợi. Ta phải học theo phương pháp đó, nếu không ta sẽ còn chạy theo, sẽ chưa dừng lại được.

Con người vô sự là người đã dừng lại, không còn dính mắc vào một lý thuyết, một giáo pháp, một đường lối nào nữa hết. Vì vậy con người vô sự không phải là con người cuồng tín: cuồng tín vào một giáo pháp, cuồng tín vào một chủ thuyết. Khi ta đã có tuệ giác rồi thì kinh điểngiáo lý trở thành vỏ trấu, trở thành rơm rác. Khi đó ta đã biết sử dụng kinh điểngiáo lý một cách rất thông minh, ta không còn bị kẹt vào kinh điểngiáo lý nữa. Những người đi trước ta cũng được hướng dẫn như vậy. Họ sử dụng kinh điểngiáo lý một cách rất thông minh. Họ không cho đó là chân lý, mà họ coi đó là phương tiện, là chiếc bè để đưa họ đi tới bến bờ chân lý.

Con người vô sự có tự do, có khả năng sống hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại, không bị bất cứ một cái gì có thể kéo đi, kể cả lý tưởng độ sinh, cứu đời. Bởi vì lý tưởng độ sinh cứu đời cũng có thể bắt mình chạy đi tìm cầu, bỏ mất giây phút hiện tại, bỏ mất cái tâm sáng chói và sáu đạo thần quang đang có mặt, vốn là nguồn gốc của tất cả chư Bụt và các Phật độ.

Sự kiện là ta dừng lại rồi, ta không còn đi tìm cầu nữa, làm cho ta có cơ hội tiếp xúc sâu sắc với những mầu nhiệm của sự sống trong giây phút hiện tại. Vì vậy con người vô sự là con ngườitự do: tự do đối với sự tìm cầu, tự do đối với quá khứ và tương lai, và do đó có khả năng sống hạnh phúc trong giây phút hiện tại, không bị bất cứ một cái gì kéo đi, kể cả lý tưởng độ sinh, cứu đời. Sống hạnh phúc trong giây phút hiện tại, sống có chánh niệm, không có nghĩa là ta làm ngơ trước những đau khổ đang xảy ra chung quanh mình. Một cách rất tự nhiên, như hít thở, ăn cơm, uống nước v.v..., những gì ta nói hay làm đều có thể làm vơi bớt khổ đau trong cuộc đời rồi.

Chúng ta làm việc độ sinh và cứu đời, nhưng chúng ta không bị lý tưởng độ sinh và cứu đời kéo chúng ta ra khỏi giây phút hiện tại. Chúng ta không phải là những người vì say mê một lý tưởng, say mê một lý thuyết, say mê một đường hướng, rồi đánh mất sự sống. Có lý tưởng là điều rất đẹp. Nhưng nếu ta bị lý tưởng đó cuốn đi, bỏ mất sự sống trong hiện tại, đó là điều rất đáng tiếc. Bởi vì lý tưởng độ sinh cứu đời cũng có thể bắt mình chạy đi tìm cầu, bỏ mất giây phút hiện tại, bỏ mất cái tâm sáng chói và sáu đạo thần quang đang có mặt, vốn là nguồn gốc của tất cả chư Bụt và các Phật độ. Khi say mê một lý tưởng, ta đánh mất giây phút hiện tại thì ta cũng đánh mất luôn cái tâm sáng chói của ta. Cái tâm thức mầu nhiệm, sáu đạo thần quang đang có mặt, chính là cái tâm sáng chói. Sáu đạo thần quang đó là dụng cụ, là nền tảng của sự sống, của chư Bụt và chư vị Bồ Tát. Chính nó hé mở cho ta cánh cửa Phật độ để ta có cơ hội sống an lạc trong cõi Bụt.

 Bụt không phải là đối tượng tìm cầu của ta, đừng lấy Bụt làm mục tiêu lý tưởng của mình, đừng cho Bụt là một thực thể tồn tại ngoài ta. Hình ảnh của ta xây dựng trong đầu về Bụt không phải là Bụt. Bụt ấy có sinh, có trú, có hoại, có diệt, Bụt ấy không đáng là hình ảnh lý tưởng mà ta chạy theo. Bụt ấy là một bóng Ma, gọi là Ma Bụt, có thể hớp hồn ta, vì vậy gặp Ma Bụt ta phải chém đầu liền, gặp Ma Tổ cũng vậy, ta cũng phải chém đầu. Ta phải chém đầu tất cả các loài Ma, bởi vì tất cả những tạo dựng của trí óc, tất cả những thi thiết của cổ nhân chỉ có giá trị của thuốc hay trị bệnh, nếu ta xem những cái đó là những thực tại có thật biệt lập ngoài ta, không phải là những phương tiện chữa trị các căn bệnh si mê, tham ái, sân hận và tìm cầu của ta thì chúng trở thành chướng ngại, trở thành bẫy sập, vì vậy ta phải chặt đầu chúng mỗi khi chúng xuất hiện.

Bụt phải là một thực tại trong giây phút hiện tại. Nếu chúng ta sống có tỉnh thức, có chánh niệm, có an lạc, có hạnh phúc ngay trong giây phút hiện tại, thì chúng ta là Bụt rồi. Nếu chúng ta nghĩ Bụt là cái gì mình chưa có, mình không có, Bụt là cái không thể có mặt trong giây phút hiện tại được, Bụt chỉ có thể có mặt ở trong tương lai và ở một địa phương khác, thì lúc đó Bụt trở thành một chướng ngại cho hạnh phúc của ta. Vì vậy người nào đi tìm Bụt như một thực thể ở bên ngoài và trong tương lai, thì người đó đang đi ngược với giáo lý của Đức Thế Tôn. Hình ảnh của ta xây dựng trong đầu về Bụt không phải là Bụt. Chúng ta có rất nhiều ý niệm về Bụt. Hồi còn ấu thơ, ta có một ý niệm khá ngây thơ về Bụt. Khi lớn lên, ta bỏ ý niệm hồi ấu thơ và có một ý niệm khác. Hiện bây giờ chúng ta cũng đang có một ý niệm về Bụt, và ý niệm về Bụt này cũng cần phải bỏ đi. Tất cả mọi ý niệm về Bụt đều cần phải bỏ đi, tại vì Bụt không thể nào được nhận thức qua một ý niệm. Bụt phải là một thực tại, có mặt trong giây phút hiện tại. Khi ta đi, đứng, nằm, ngồi, ăn cơm, uống nước mà có chánh niệm, có thong dong, có thảnh thơi, thì đó là Bụt đang đi, đứng, nằm, ngồi, ăn cơm và uống nước. Còn Bụt của ý niệm thì không phải là Bụt. Bụt do ta tạo ra trong đầu thì không phải là Bụt. Bụt ấy có sinh, có trú, có hoại, có diệt, Bụt ấy không đáng là hình ảnh lý tưởng mà ta chạy theo. Bụt ấy là một bóng Ma, gọi là Ma Bụt, có thể hớp hồn ta, vì vậy gặp Ma Bụt ta phải chém đầu liền, gặp Ma Tổ cũng vậy, ta cũng phải chém đầu. Ta phải chém đầu tất cả các loài Ma, bởi vì tất cả những tạo dựng của trí óc, tất cả những thi thiết của cổ nhân chỉ có giá trị của thuốc hay trị bệnh, nếu ta xem những cái đó là những thực tại có thật biệt lập ngoài ta, không phải là những phương tiện chữa trị các căn bệnh si mê, tham ái, sân hận và tìm cầu của ta thì chúng trở thành chướng ngại, trở thành bẫy sập, vì vậy ta phải chặt đầu chúng mỗi khi chúng xuất hiện.

Ý niệm về Bụt ở trong ta không phải là Bụt tự thân, không phải là Bụt đích thực, mà đó là hình ảnh về Bụt, đó là Ma Bụt. Ma Bụt có thể hớp hồn ta, khiến cho ta đánh mất sự sống trong giây phút hiện tại, đánh mất Bụt tự thân. Bụt tự thân đang có mặt trong giây phút hiện tại, trong mỗi hơi thở, trong mỗi bước chân, trong mỗi nụ cười, trong Giới, trong Niệm và trong Định. Thường thường người ta nói Ma khác với Bụt, Ma là kẻ thù của Bụt. Nhưng kỳ thực, nếu ta có ý niệm về Bụt, ý niệm đó cũng là Ma. Nếu để một ý niệm về Bụt kéo mình đi, tức là mình bị Ma Bụt hớp hồn, vì vậy gặp Ma Bụt ta phải chém đầu liền. Nếu không chém đầu Ma Bụt, thì Bụt chân thật không thể xuất hiện được. Ý niệm của ta về Bụt là Ma, bỏ ý niệm về Bụt thì ta có Bụt liền, bởi vì Bụt là Bụt tự thân mà không phải là Bụt của ý niệm. Cũng giống như ta có bản đồ của thành phố Paris và ta cho bản đồ này là Paris, thì thất bại. Paris không phải cái bản đồ Paris. Paris là một thực tại. Khi ta có ý niệm về Bụt, thì ý niệm đó không phải là Bụt. Ý niệm đó có thể trở thành đối tượng của sự vướng mắc của ta, cho nên phải chém đầu Ma Bụt. Cũng như cái bản đồ của Paris, phải đốt cái bản đồ đi, và nói: ‘Đây không phải là Paris, đây chỉ là bản đồ của Paris thôi’. Tổ cũng vậy. Nếu ta có ý niệm về Tổ, thì đó là Ma Tổ và nếu ta có ý niệm về Ta, thì đó là Ma Ta, có ý niệm về Bạn của ta, thì ý niệm đó là Ma Bạn. Khi ta có ý niệm về một cái gì đó thì cái ý niệm đó là Ma, vì ta chưa tiếp xúc được với thực tại của cái đó. Ta giận con Ma đó, ta ganh với con Ma đó, ta thương con Ma đó, ta chạy theo con Ma đó..., chứ không phải là ta tiếp xúc được với tự tánh của thực tại. Cho nên vấn đề là khi Ma xuất hiện, phải chém đầu liền. Trong Lâm Tế Lục có câu là ‘phùng Phật sát Phật’, tức là ‘gặp Bụt phải chém đầu liền’. Bụt ở đây cố nhiên là Ma Bụt, là ý niệm về Bụt mà ta có. Hồi nhỏ, có em bé tưởng Bụt là cái ông ngồi cả ngày trên bàn thờ và cứ nhìn xuống mấy nải chuối. Nếu ta không chém đầu cái ý niệm đó, thì làm sao ta có được cái thấy sâu sắc hơn về Bụt. Vì vậy tất cả những ý niệm ta có về Bụt đều phải chém đầu hết.

Ở thế kỷ thứ hai mươi, trong văn hóa Tây Phương, cũng có khuynh hướng tương tự như vậy trong Cơ Đốc giáo. Có một ngành thần học gọi là Theology of the Dead of God, tức là nền thần học nói về cái chết của Thượng Đế. Theo nguyên tắc là Thượng Đế không sinh không diệt, tại sao lại nói Thượng Đế chết? Đó là cái ý niệm của mình về Thượng Đế, và cái ý niệm đó phải chết. Chúng taý niệm về Thượng Đế, chúng ta cho đó là sự thật, và chúng ta nhân danh Thượng Đế để chúng ta đi chinh phục, để chúng ta bắt ép, thì Thượng Đế đó là Ma Thượng Đế, cần phải chém đầu liền. Vì vậy cho nên mới có tư trào thần học gọi là Theology of the Dead of God. Cái này tương tự như tinh thần của Lâm Tế. Một bên là sát Phật, một bên là sát Thượng Đế. Có một cuốn sách khác, với nhan đề là Your God is Too Small, dịch là ‘Thượng Đế của anh nhỏ xíu’ (nhỏ bằng hột đậu phộng!). Thượng Đế đó không đáng để cho anh tôn thờ, vì quan niệm của anh về Thượng Đế quá nhỏ bé. Thượng Đế đó chỉ có đi theo phe anh mà thôi: Chúa chỉ ban phúc cho nước Mỹ thôi (God bless America), Chúa không ban phúc cho các nước khác. Thượng Đế đó nhỏ xíu bằng hột đậu phộng, không đủ để cho mình chiêm ngưỡng. Chừng nào ta phá bỏ tất cả ý niệm của ta về Thượng Đế, thì Thượng Đế tự thân mới có thể biểu hiện được. Chừng nào ta phá bỏ hết ý niệm của ta về Bụt, thì Bụt tự thân mới có thể biểu hiện được. Người vô sự là người đã phá bỏ được hết mọi ý niệm, con người đó có thể an trú được trong hiện tạitiếp xúc được với Bụt tự thân, không còn bị Ma Bụt hớp hồn, và mỗi ngày không phải chạy Đông, chạy Tây, chạy Nam, chạy Bắc để tìm Bụt nữa. Bụt ấy là một bóng Ma, gọi là Ma Bụt, có thể hớp hồn ta, vì vậy gặp Ma Bụt ta phải chém đầu liền, gặp Ma Tổ cũng vậy, ta cũng phải chém đầu. Ta phải chém đầu tất cả các loài Ma, bởi vì tất cả những tạo dựng của trí óc, tất cả những thi thiết của cổ nhân chỉ có giá trị của thuốc hay trị bệnh, nếu ta xem những cái đó là những thực tại có thực, biệt lập ngoài ta, không phải là phương tiện chữa trị các căn bệnh si mê, tham ái, sân hận và tìm cầu của ta thì chúng trở thành chướng ngại, trở thành bẫy sập, vì vậy ta phải chặt đầu chúng mỗi khi chúng xuất hiện.

Tất cả những giáo lý khác cũng vậy. Các tạo tác như ý niệm về Tam Thân, Tam Bảo, Niết Bàn, Tam Pháp Ấn đều là những cái được tạo dựng để giúp đưa chúng ta đi vào trong thế giới của thực tại, của giác ngộ. Nếu chúng ta bị kẹt vào những ý niệm đó, thì chúng ta bị sập vào những cái bẫy của cổ nhân. Cố nhiên, cổ nhân (Bụt và Bồ Tát) không có ý đánh lừa chúng ta, không có ý giương những cái bẫy để chúng ta bị sập vào đó, nhưng vì chúng ta vụng về không biết sử dụng những phương tiện khéo léo của các ngài nên chúng ta mới bị sập vào. Đây cũng là tinh thần của kinh Người Bắt Rắn (Xà Dụ kinh). Trong kinh Bụt nói rằng: ‘Giáo lý của ta rất vi diệu. Nó có khả năng giúp cho quý vị đi tới giải thoát. Nhưng nếu quý vị không biết cách học hỏi, cố chấp vào hình tướng của giáo lý, thì quý vị sẽ bị kẹt vào giáo lý đó, và giáo lý đó trở thành nguy hiểm cho quý vị. Giống như người bắt rắn, không biết bắt rắn mà nắm lấy đuôi rắn thì thế nào cũng bị rắn quay lại mổ’. Vì vậy những thi thiết, những giáo lý, những phương tiện của cổ nhân đưa ra, chúng ta phải khéo léo tiếp nhận, nếu không thì những cái đó sẽ trở lại hại mình. Cũng trong kinh Người Bắt Rắn, có dùng hình ảnh của chiếc bè (sau này được kinh Kim Cương dùng lại). Chiếc bè không phải là bờ bên kia, nhưng nếu chúng ta nghĩ chiếc bè là bờ bên kia, thì chúng ta sẽ không bao giờ sang được bờ bên kia. Nếu biết rằng chiếc bè không phải là bờ bên kia, thì chúng ta có thể sử dụng chiếc bè một cách thông minh để đi qua bờ bên kia. Nghĩa là những thi thiết, những giáo lý, những phương tiện của cổ nhân (Bụt và Bồ Tát) hiến tặng, chúng ta phải khôn khéo sử dụng như khôn khéo sử dụng chiếc bè. Nếu không, chúng ta sẽ bị rắn cắn, chúng ta sẽ không bao giờ sang được bờ bên kia. Vì vậy, chúng ta cần phải có thanh gươm của trí tuệ và có thái độ sẵn sàng của chàng dũng sĩ cầm gươm trí tuệ, mỗi khi có một bóng Ma xuất hiện thì chặt đầu liền. 

Con người thật, con người vô sự không bao giờ bị cảnh vật lôi kéo, vì vậy luôn luôn giữ được tự do. Cảnh giới Ma không lôi kéo ta được đã đành, cảnh giới Bụt cũng không lôi kéo ta được. Tại vì ta đã thấy rằng Ma và Bụt tương tức, Ma và Bụt bất nhị, đó là bệnh và thuốc có mặt một lần để trị nhau, để nương nhau. Con người vô sự vì thế thấy Ma cũng mỉm cười và thấy Bụt cũng mỉm cười. Con người vô sự có thể đánh dẹp được cả Ma và cả Bụt.

Ta đã tự do rồi thì có ai lôi kéo được ta đâu. Có tự do là có Bụt. Ma lôi kéo không được mà Bụt lôi kéo cũng không được. Tại sao lại bị Bụt lôi kéo nữa? Còn bị lôi kéo tức là ta còn đang trong tình trạng thiếu thốn, tìm cầu. Tại vì ta đã thấy rằng Ma và Bụt tương tức, Ma và Bụt bất nhị, đó là bệnh và thuốc có mặt một lần để trị nhau, để nương nhau. Con người vô sự vì thế thấy Ma cũng mỉm cười và thấy Bụt cũng mỉm cười. Con người vô sự có thể đánh dẹp được cả Ma và Bụt. Con người vô sự không chạy trốn Ma và cũng không chạy theo Bụt, bởi vì con người vô sự đã dừng lại rồi. Nhìn Ma cũng không sợ tại vì ta biết đó là Ma, nhìn Bụt cũng không ham bởi vì ta biết đó chỉ là một hình ảnh có thể kéo ta đi. Ta có Bụt tự thân rồi, ta không cần phải chạy theo một hình ảnh Bụt nào khác nữa. Bụt không phải là một hình ảnh, không phải là một đối tượng tìm cầu. Cũng như ta có cái đầu rồi, tại sao ta còn đi tìm một cái đầu khác nữa? Trong lúc hoảng hốt, ta nghĩ ta không có đầu và chạy đi tìm cầu cái đầu khác, tức là ta đang bị bệnh tâm thần. Diễn Nhã Đạt Đa là một anh chàng bị bệnh tâm thần. Chúng ta cũng vậy, có thể chúng ta cũng đang bị bệnh tâm thần. Chúng ta có đủ hết vậy mà chúng ta vẫn còn chạy đi tìm: chúng ta đi tìm Thượng Đế, chúng ta đi tìm Thiên quốc, chúng ta đi tìm Niết Bàn, chúng ta đi tìm Bụt. Cũng như đợt sóng đi tìm nước. Đợt sóng mà đi tìm nước thì nghe rất buồn cười, vì đợt sóng ngay trong giây phút hiện tại đã là nước rồi. Con người vô sự là con người không còn đi tìm cầu nữa, con người đứng yên được trong giây phút hiện tại. Con người thật, con người vô sự không bao giờ bị cảnh vật lôi kéo (cảnh vật có thể là Bụt, Bụt có thể là cảnh vật. Cảnh vật này là Ma), vì vậy luôn luôn giữ được tự do. Cảnh giới Ma không lôi kéo ta được đã đành, cảnh giới Bụt cũng không lôi kéo ta được. Tại vì ta đã thấy rằng Ma và Bụt tương tức. Cũng như người làm vườn, thấy rác không sợ, thấy hoa cũng không mừng, vì biết rằng rác kia có thể làm thành hoa, hoa kia sẽ trở thành rác. Cho nên người làm vườn không kỳ thị giữa rác và hoa. Con người thật, con người vô sự cũng không kỳ thị giữa Ma và Bụt. Ma và Bụt không hai. Đó là bệnh và thuốc có mặt một lần để trị nhau, để nương nhau. Con người vô sự vì thế thấy Ma cũng mỉm cười và thấy Bụt cũng mỉm cười. Thấy Ma thì không sợ, không ngán, không ghét và thấy Bụt cũng không ham, cũng không đánh mất mình. Con người vô sự có thể đánh dẹp được cả Ma và cả Bụt. Đánh dẹp Ma đã đành rồi, nhưng đánh dẹp luôn cả Bụt, tại vì Bụt cũng có thể là một thứ Ma, nếu mình để mình kẹt vào một ý niệm về Bụt. 

Tổ khuyên mọi người đừng ỷ lại vào kẻ khác, dù họ tự gọi là Bụt, là Tổ, là đại thiền sư, là thánh tăng, đừng đi tìm kiến giải nơi từ chương, nơi kinh điển, nơi văn cú, đừng kẹt vào các danh từ, đừng hy vọng tìm giải thoáttrí tuệ nơi sự học hỏi và nghiên tầm kinh điển. Tìm giải thoátgiác ngộ nơi sự nghiên tầm kinh điển cũng như hy vọng tìm được những giọt nước mát trong một bộ xương khô. Giáo điển chỉ là những bộ xương khô. Phải trở về giây phút hiện tại, vận dụng cái tâm sáng chói đang có mặt ngay tại đây thì mới có thể tiếp xúc được với giải thoátgiác ngộ, tiếp xúc được với Bụt và Tổ đang là những thực thể sống động nơi giây phút này.

Đừng ỷ lại vào kẻ khác, dù họ tự gọi là Bụt, là Tổ, là đại thiền sư, là thánh tăng. Ta tu không phải là vì người kia tu mà vì ta tu. Nếu như thế thì khi người kia không tu nữa ta cũng sẽ không tu nữa? Không nên như vậy. Ví dụ, thầy của ta không tu nữa, không phải vì vậy mà ta không tu nữa. Thầy ta không tu nữa thì kệ thầy, ta cứ tiếp tục tu. Sư anh ta không tu nữa thì kệ sư anh, ta cứ tiếp tục tu. Ta đi tu không phải là vì một người, dù người đó là Bụt hay là thầy. ‘Bụt ơi, con đi tu là vì Ngài đó! Thầy ơi, con đi tu là tại vì con thương thầy nên con mới đi tu đó!’ - Không nên có thái độ như vậy. Đi tu là vì cái gì chứ không nên vì một người, dù người đó tự xưng là Bụt, là Tổ, là đại thiền sư, là thánh tăng.

Đừng đi tìm kiến giải nơi từ chương, nơi kinh điển, nơi văn cú, đừng kẹt vào các danh từ, đừng hy vọng tìm giải thoáttrí tuệ nơi sự học hỏi và nghiên tầm kinh điển. Ta vẫn học hỏi và nghiên tầm kinh điển, nhưng ta cần biết rõ kinh điểnphương tiện, là chiếc bè, là ngón tay. Ta có niềm tin rằng chân lýtuệ giác đã có sẵn trong ta. Học hỏi và nghiên tầm kinh điển là để có cơ hội đánh động tới những tuệ giác trong người ta và làm cho chúng phát hiện. Không nên đi tìm tuệ giác, đi tìm chân lý dưới dạng những lý thuyết, dưới dạng những tư tưởng uyên áo.

Tìm giải thoátgiác ngộ nơi sự nghiên tầm kinh điển cũng như hy vọng tìm được những giọt nước mát trong một bộ xương khô. Bộ xương khô làm sao mà cất chứa được giọt nước cam lộ? Vì vậy đi tìm tự do, giác ngộ, giải thoátlý thuyết, ở chủ nghĩa, ở kinh điển là việc không thể xảy ra. Những cái đó phải ứa ra từ trái tim. Cho nên đọc kinh là để có cơ hội trở về với trái tim. Đọc kinh với tư cách là một con người tự do chứ không phải là một con người nô lệ. Kinh điển cũng rất nguy hiểm. Không phải tất cả những gì trong kinh điển đều phản chiếu tính giác ngộ của Bụt và Bồ Tát. Nhiều khi do truyền thừa sai lầm, có những câu ngược lại với những điều Bụt nói. Khi ta đọc, ta phải mỉm cười và phải thấy được những điều đó. Có những câu nói với con nít, ta phải biết rằng câu này là để nói với con nít. Không phải câu nào được nói ra, ta cũng phải cúi đầu mà nghe, mà tin. Phải căn cứ vào tuệ giác của ta chứ đừng căn cứ vào chữ nghĩa. Cũng như khi nghe một người nói chuyện, ta đừng chấp vào những điều người đó nói, những danh từ người đó dùng để rồi ta giận, ta ganh, ta buồn, và ta hiểu lầm người đó. Phải thấy được tâm của người đó và tâm của mình. Vì vậy trong khi nói chuyện với người kia, ta phải là con người tự do. Ta không để mình trở thành nạn nhân của sự hiểu lầm, của những danh từ mình đang sử dụng, và cách thức mình tiếp nhận những danh từ đó. Giáo điển chỉ là những bộ xương khô. nhưng nếu biết sử dụng giáo điển thì ta có thể làm biểu hiện được da thịt và sự sống. Khi có tuệ giác rồi, tất cả những cái đó là trấu, là rơm, mà không phải là cái gì thần bí hay ghê gớm lắm. Thánh Augustin đã viết một bộ sách về thần học nổi tiếng là Suma Theologyca, dịch là Thần Học Đại Toàn, được nhiều người rất kính phục, vì bộ sách đó nói lên được tinh yếu của giáo lý Cơ Đốc giáo. Khi sắp tịch, Thánh có nói một câu: ‘Thôi đừng đọc cái đó nữa. Cái đó là vỏ trấu, cái đó là rơm rác của tôi thôi’. Thánh đã để hết tất cả trái tim và cuộc đời của mình để viết bộ Thần Học Đại Toàn, vậy mà đến giờ phút chót, tự nhiên Thánh có một cái thấy nào đó và từ cái thấy đó Thánh nói: Thôi đừng đọc cái đó nữa, cái đó là rơm, là rác, là vỏ trấu, không đáng để cho quý vị đọc. Vua Trần Anh Tông cũng có sáng tác nhiều bức tranh thủy mạc rất đẹp. Đến khi gần băng hà, vua đã ra lệnh đốt hết tất cả những bức tranh đó. Qua hai chuyện có cùng một thái độ, ta thấy rằng những cái mà ban đầu ta cho là nghệ thuật cao, nhưng sau đó ta lại thấy không là gì hết, bởi vì khi đó ta đã đạt được một cái thấy rất mầu nhiệm và sâu sắc.

Giáo điển chỉ là những bộ xương khô. Bộ xương khô cũng có thể có ích lợi, nhưng nó chỉ là bộ xương khô, nó không phải là sự sống. Phải trở về giây phút hiện tại, vận dụng cái tâm sáng chói đang có mặt ngay tại đây thì mới có thể tiếp xúc được với giải thoátgiác ngộ, tiếp xúc được với Bụt và Tổ đang là những thực thể sống động nơi giây phút này. Đây là sự thực tập trở về trong giây phút hiện tại, vận dụng cái tâm sáng chói (sáu đạo thần quang) đang có mặt ngay tại đây để có thể tiếp xúc được với giải thoátgiác ngộ, tiếp xúc được với Bụt và Tổ, đang là những thực thể sống động nơi giây phút này mà không cần đi tìm cầu ở đâu hết. 

Người tu đạo không cần phải dụng công mệt nhọc. Đừng đày đọa thân thểtâm trí bằng cách chạy đi tìm cầu. Trong tinh thần vô đắc ta phải thấy rằng ta đã là cái ta đang tìm cầu rồi, cũng như đợt sóng tự biết mình là nước, có thể ngưng ngay lại sự bôn ba đi tìm nước. Phương pháp thực tập là dừng lại, bởi vì giây phút hiện tại nào cũng là giây phút trở về ngôi nhà đích thực của chính mình, từ bước chân, hơi thở, cho đến hành động ăn cơm, mặc áo, uống nước, đi cầu. Không cần đi đâu hết, không cần làm gì nữa. Cái mà ta đi tìm đã có sẵn ngay ở đây. Vì vậy ta có thể thực sự là một người vô sự. Nếu ta tiếp tục đày đọa thân tâm vì sự thực tập, vì sự tìm cầu, vì sự nghiên cứu, vì sự dụng công khổ nhọc của mình thì ta đi ngược với con người của Tổ và của Bụt, và ta cách xa với Tổ và Bụt như trời xa cách đất.

Trong khi tu tập nếu ta thấy cực khổ quá, ta than thở là tại sao ta lại đi đày đọa tấm thân này như vậy, thì ta không phải là người tu đạo đích thực. Đày đọa thân thểtâm trí bằng cách chạy đi tìm cầu là điều không nên làm. Trong tinh thần vô đắc, ta phải thấy rằng ta đã là cái ta đang tìm cầu rồi, cũng như đợt sóng tự biết mình là nước, có thể ngưng ngay lại sự bôn ba đi tìm nước. Nếu sóng biết mình là nước rồi thì đâu cần đi tìm nước nữa. Ta cũng vậy, nếu ta biết ta là Niết Bàn, là giải thoát, là giác ngộ, là Tịnh Độ rồi thì ta không đi tìm cầu nữa. Không đi tìm cầu ở bên ngoài và trong tương lai, ta trở vềtiếp xúc với tất cả những cái đó trong giây phút hiện tại. Phương pháp thực tập là dừng lại (stop), bởi vì giây phút hiện tại nào cũng là giây phút trở về ngôi nhà đích thực của chính mình, từ bước chân, hơi thở, cho đến hành động ăn cơm, mặc áo, uống nước, đi cầu. Đây là giáo lý của Tổ, rất phù hợp với sự thực tập của Làng Mai. Giây phút nào cũng là giây phút trở về. Trở về ngôi nhà đích thực của chính mình. Từng bước chân, từng hơi thở, cho đến những hành động như ăn cơm, mặc áo, uống nước, đi cầu, cũng là để trở về với quê hương đích thực của mình. Không cần đi đâu hết, không cần làm gì nữa. Cái mà ta đi tìm đã có sẵn ngay ở đây, vì vậy ta có thể thực sự là một người vô sự. Nếu ta tiếp tục đày đọa thân tâm vì sự thực tập, vì sự tìm cầu, vì sự nghiên cứu, vì sự dụng công khổ nhọc của mình thì ta đi ngược với con người của Tổ và của Bụt, và ta cách xa với Tổ và Bụt như trời xa cách đất. 

Đây chính là những lời Tổ nói. Tu làm sao để mỗi giây phút đều có an lạc. Tu làm sao để đừng có cảm tưởng là mình đang lao tác mệt nhọc, mình đang đày đọa thân và tâm của mình. Điều này tùy thuộc vào nhận thức của ta. Ta đang ngồi thiền, mà nếu ta ngồi thiền với tâm niệm tìm cầu, chối bỏ giây phút hiện tại, thì ta sẽ không thấy được chính sự ngồi yên là một điều mầu nhiệm. Còn nếu ta ngồi thiền mà thấy rõ ràng ta đang là Bụt, là Tổ, sự sống mầu nhiệm đang có mặt trong giây phút hiện tại và ta đang được ngồi ở đây, thì tự nhiên buổi ngồi thiền trở thành rất thanh thản, rất nhẹ nhàng; hơi thở cũng như thế ngồi của ta trở thành những cái rất mầu nhiệm, và ta có an lạchạnh phúc ngay trong giây phút hiện tại

Đọc tới đây, chúng ta thấy rõ những điều Tổ nói là những điều có công năng đập phá, cởi tróitrị liệu. Rõ ràng là Tổ không đưa ra một lý thuyết để cho chúng ta học hỏi, tôn thờ, hay kính ngưỡng. Những điều Tổ nói có tác dụng đập phá những thái độ, những nhận thức của ta, đưa lại cho ta tự do. Vì vậy phẩm chất giải thoát trong Lâm Tế Lục rất cao. Lâm Tế Lục cũng có tinh thần của Trung Quán Luận. Trung Quán Luận không đưa ra một lý thuyết, Trung Quán Luận chỉ đập đổ tất cả những khái niệm và những lý thuyết. Các khái niệm về nhân, về quả, về trước, về sau, về tới, về đi, về một, về nhiều, v.v... đều bị đập vỡ hết. Lâm Tế Lục cũng theo tinh thần và theo truyền thống đó. Những người đi theo các truyền thống tâm linh trên thế giới, hầu hết ai cũng có sự mong cầu, ai cũng có niềm hy vọng. Hầu hết ai cũng đều có cảm tưởng rằng mình chỉ là đau khổ, mình chỉ là trống không, mình chỉ là nghèo khó, và sự thực tập hàng ngày của mình là đi tìm cầu, đi xin xỏ, đi nài nỉ, đi ăn mày một ít công đứchạnh phúc của những người khác: người đó là Bụt, là Tổ, hay là Chúa. Đa số là như vậy. Trong khi đó, Tổ dạy rằng: Con đường ấy không phải là con đường của Bụt. Con đường của Bụt là con đường chấm dứt sự tìm cầu, dừng lại và trở về trong giây phút hiện tại để khám phá bản thân mình là một thực tại mầu nhiệm, để có thể có hạnh phúc bây giờ và ở đây. Đây là tinh thần của giáo lý vô đắc.

Con người vô sự là con người tự do, ở đâu cũng làm chủ được mình. Nếu mình có được cái thấy chân thật (kiến giải chân chính) thì mình không còn bị kẹt vào những tướng sinh, trú, dị, diệt của vạn pháp, kể cả những tướng sinh, trú, dị, diệt của Bụt Thích Ca, và vì vậy mình cũng không bị kẹt vào hóa thân Bụt. Dù sự vật quanh mình và chính bản thân năm uẩn của mình có đang đi ngang qua những tướng sinh, trú, dị, diệt ấy mình cũng không trở thành nạn nhân của sự buồn vui hay thương ghét. Mình không bị cảnh đoạt. Mình luôn luôn đứng vào vị trí chủ động, đứng vững trong chánh kiến của mình và không trở nên nạn nhân của hoàn cảnh, của kẻ khác, không than phiền rằng hoàn cảnh như thế đó, người ta như thế đó cho nên tôi đã phải như thế này. Mình chuyển được hoàn cảnhhoàn cảnh không thể chuyển được mình. Mình luôn luôn là con người thật của mình trong bốn động tác đi, đứng, nằm, ngồi, mình không cần phải đóng kịch, dù là đóng vai giải thoát, đóng vai giác ngộ, đóng vai đại thiền sư. Cái này gọi là ‘tùy xứ tác chủ, lập xứ đắc chân’. Con người thật có nghĩa như thế.

Con người vô sự là con người tự do, ở đâu cũng làm chủ được mình. Chữ tự do đây không phải là tự do chính trị, hay những loại tự dochúng ta phải tranh đấu ở ngoài xã hội mới có. Tự do ở đây là tự do đối với những phiền não, những tham vọng, những thèm khát, những giận hờn, những tuyệt vọng, những ganh tị, những lo lắng, những tính toán hơn thiệt. Tất cả những tâm hành đó đều làm cho chúng ta mất tự do. Và con người vô sự trước hết là con người tự do đối với những tâm hành tiêu cực đó. Ở đâu cũng làm chủ được mình. Trong bất cứ hoàn cảnh nào con người vô sự cũng có thể an lạc, cũng có thể mỉm cười, cũng có thể cảm thấy thoải mái được. 

Nếu mình có được cái thấy chân thật (kiến giải chân chính) thì mình không còn bị kẹt vào những tướng sinh, trú, dị, diệt của vạn pháp, kể cả những tướng sinh, trú, dị, diệt của Bụt Thích Ca, và vì vậy mình cũng không bị kẹt vào hóa thân Bụt. Kiến giải chân chính là danh từ của Tổ Lâm Tế. Đó là chánh kiến. Tổ không dùng chữ chánh kiến, vì thiên hạ dùng chữ chánh kiến quá nhiều nên chữ đó đã bị lờn, cho nên Tổ đã dùng chữ kiến giải chân chính. Cũng như chữ trí tuệtừ bi, người ta đã dùng nhiều quá, nên ở Làng Mai chúng ta ưa dùng chữ hiểu và thương hơn, vì nó hiện thực, dễ đi vào lòng người và dễ hiểu hơn. Hiểu và thương tức là trí tuệtừ bi. Ở đây cũng vậy, có danh từ chánh kiến (right view, samadrsti) nhưng Tổ không dùng, Tổ dùng bốn chữ chân chính kiến giải. Đó là cái thấy chân thật, là tuệ giác. Khi có tuệ giác rồi thì ta không còn bị kẹt vào các tướng sinh, trú, dị, diệt của vạn pháp. Ví dụ, khi ta thấy bông hoa bắt đầu sinh ra, đó là tướng sinh của bông hoa. Khi ta thấy bông hoa lớn lên và nở ra, đó là tướng trú của bông hoa. Và khi ta thấy bông hoa có sinh và có trú thì ta biết thế nào bông hoa cũng có dị, tức là có biến đổi. Cho nên khi bông hoa bắt đầu tàn thì ta sẽ không buồn, và khi bông hoa không còn nữa thì ta cũng không đau khổ. Đó là ta không kẹt vào tướng sinh, trú, dị, diệt của bông hoa. Cũng như vậy, khi ta nhìn một người và nhìn bản thân ta, nếu ta không bị kẹt vào các tướng sinh, trú, dị, diệt, thì ta sẽ không lo lắng và không sợ hãi. Nếu ta có kiến giải chân chính, ta sẽ tiếp xúc được với bản chất bất sinh, bất diệt, và không còn bị lung lay bởi tướng sinh, trú, dị, diệt của người kia và của chính ta nữa. Bụt Thích Ca là một hóa thân mà không phải là pháp thân. Mà ta đã là hóa thân thì ta có sinh, có trú, có dị và có diệt. Cho nên Bụt Thích Ca cũng không phải là đối tượng tìm kiếm của ta. Thành ra Bụt Thích Ca có đó hay không có đó, ta cũng không bị kẹt vào hóa thân của Bụt. Dù sự vật quanh mình và chính bản thân năm uẩn của mình có đang đi ngang qua những tướng sinh, trú, dị, diệt ấy mình cũng không trở thành nạn nhân của sự buồn vui hay thương ghét. Ở đây, ta thấy rõ ràngkiến giải chân chính tức là cái thấy không bị kẹt vào những tướng sinh, trú, dị và diệt. Trú là tồn tại. Dị nghĩa là khác. Bắt đầu hư hoại gọi là dị. Diệt giống như là không còn nữa. Có kiến giải chân chính thì ta sẽ không còn là nạn nhân của buồn vui hay thương ghét. Đó là con người vô sự, con người tự do, con người không bị cảnh đoạt. Con người bị cảnh đoạt sẽ trở thành nạn nhân của nó. Đoạt tức là lấy đi, là chiếm hữu. Cái cảnh kia không thể làm cho ta bực mình, sợ hãituyệt vọng được nữa. Ta không còn bị cảnh làm cho xao xuyến, sợ hãi, bực bội, và mất hết nhân cách của ta được nữa.

Mình không bị cảnh đoạt. Mình luôn luôn đứng vào vị trí chủ động, đứng vững trong chánh kiến của mình và không trở nên nạn nhân của hoàn cảnh, của kẻ khác, không than phiền rằng hoàn cảnh như thế đó, người ta như thế đó cho nên tôi đã phải như thế này. Ta không đổ lỗi cho người khác. Nếu có những yếu kém, những lỗi lầmtại vì ta, chứ ta không nên đổ lỗi cho người khác: tại sư anh làm như vậy, cho nên tôi phải làm như vậy; nếu sư anh không làm như vậy, thì tôi đâu có như vậy; nếu sư chị không làm như vậy, thì tôi đâu đến nỗi như vậy. Ta không đổ lỗi cho người khác và cũng không đổ lỗi cho hoàn cảnh. Người vô sự vì vậy đứng vững trong cái thấy của mình, không tìm cách bào chữa cho mình, mình luôn luôn làm chủ chính mình.

Mình chuyển được hoàn cảnhhoàn cảnh không thể chuyển được mình. Có một thiền sư nói: Một ngày hai mươi bốn giờ đồng hồ không nắm được tôi, nhưng tôi nắm được hai mươi bốn giờ đồng hồ một ngày. Đó là vì ta có chủ quyền, ta thay đổi được hoàn cảnhhoàn cảnh không thay đổi được ta. Ta ở trong cuộc đời nhưng không bị cuộc đời làm cho chìm đắm, cũng như hoa sen ở trong bùn nhưng không bị hôi tanh mùi bùn. Đó là con người vô sự, con người tự do, con ngườikiến giải chân chính. Mình luôn luôn là con người thật của mình trong bốn động tác đi, đứng, nằm, ngồi. Trong khi đi, chính là ta đang đi; trong khi đứng, chính là ta đang đứng; trong khi nằm, chính là ta đang nằm; trong khi ngồi, chính là ta đang ngồi. Mình không cần phải đóng kịch, dù là đóng vai giải thoát, đóng vai giác ngộ, đóng vai đại thiền sư. Thành ra con người vô sự là con người thật, con người không cần phải đóng kịch. Và cái này gọi là ‘tùy xứ tác chủ, lập xứ đắc chân’. Đây là danh từ của Tổ. Tùy xứ tác chủ là bất cứ ở trong hoàn cảnh nào ta cũng làm chủ được mình, ta không tìm cách phân minh: Tôi sở dĩ mà hư hỏng, mà tệ như thế này là tại vì hoàn cảnh, tại vì những người khác. Ở đâu ta cũng làm chủ, ở đâu ta cũng có chủ quyền (sovereignty) của mình, gọi là tùy xứ tác chủ. Lập xứ đắc chân là bất cứ chỗ nào, chỗ ta đang đứng, chỗ ta đang ngồi, v.v... ta cũng là con người thật của ta, ta làm chủ hoàn cảnh và ta không cần phải đóng kịch. Đó gọi là tùy xứ tác chủ, lập xứ đắc chân. Tám chữ này là nguyên tắc của Tổ. Mà con người thật cũng có nghĩa là như vậy. 

Vì mình có khả năng sống với con người thật của mình cho nên mình không cần phải làm dáng làm điệu. Mình đâu có cần phải chứng tỏ mình là giải thoát, là giác ngộ. Mình có thể sống một cuộc sống bình thường, mình chỉ cần làm một con người bình thường. Con người bình thường này là con người vô sự, có giá trị cao hơn cả những vị Bồ Tát tự xưng là đang đi trên con đường viên đốn, đang đi ngang qua mười địa, đang đi vào Tịnh Độ, tại vì các vị này vẫn còn mang theo tâm niệm yêu thánh, ghét phàm, vẫn còn cái nhìn nhị nguyên, vẫn còn đi tìm cầu, chưa dừng lại được. Con người vô sự mới đích thực là con người đáng được chư thiên ca tụng, được địa thần nâng gót, được chư Bụt muôn phương xưng tán. Tại vì con người vô sự là con người hoàn toàn tự do, vô tướng, không làm dáng làm điệu, không cần để lại vết tích gì.

Ta không cần phải giả bộ là cái mà ta không phải. Ta không muốn chứng tỏ cho người ta thấy, ao ước cho người ta thấy ta là một người đặc biệt, một người giải thoát. Cũng như bông hoa kia nở trong ngõ ngách một cách rất tự nhiên. Nó không hề đau khổ khi không có ai nhìn ngắm, và cũng không hãnh diện khi người ta tới ngắm nhìn nó. Mình có thể sống một cuộc sống bình thường, mình chỉ cần làm một con người bình thường. Con người bình thường này là con người vô sự, có giá trị cao hơn cả những vị Bồ Tát tự xưng là đang đi trên con đường viên đốn, đang đi ngang qua mười địa, đang đi vào Tịnh Độ. Tại vì các vị này vẫn còn mang theo tâm niệm yêu thánh ghét phàm, vẫn còn cái nhìn nhị nguyên, vẫn còn đi tìm cầu, chưa dừng lại được. ‘Nếu vị Bồ Tát nào còn thấy mình là Bồ Tát thì vị đó chưa phải là Bồ Tát’, đó là một câu ở trong kinh Kim Cương. Nếu ta là giáo thọ mà ta cứ nghĩ mình là giáo thọ, thì ta chưa phải là giáo thọ. Nếu ta là thầy tu mà ta thấy mình là thầy tu, hơn người, thì ta chưa phải là thầy tu đích thực. Nếu ta tự hào với vị trí đó, danh hiệu đó, hay địa vị đó thì ta chưa thực sự đứng ở vị trí đó, chưa thật sự có danh hiệu đó, hay chưa nằm ở trong địa vị đó. Nếu một vị Bồ Tát đang đi qua mười địa mà còn thấy mình đang đi qua mười địa, thì vị Bồ Tát đó chưa phải là vị Bồ Tát đích thực; nếu một vị thấy rằng mình đã giải thoát, thì vị đó chưa phải là giải thoát, vì vị đó đã bị kẹt vào hai ý niệm giải thoátkhông giải thoát, ý niệm về thánh và về phàm, vẫn có cái nhìn nhị nguyên, vẫn còn đi tìm cầu, vẫn chưa dừng lại được. Ở đây, chúng ta thấy định nghĩa con người vô sự là con người không còn đi tìm cầu, không còn phân biệt phàm và thánh, là con người đã dừng lại được. Dừng lại được là một quả vị rất lớn, đã về đã tới, không còn đi tìm cầu nữa, không còn ham muốn nữa. Con người vô sự như vậy rõ ràngcon người đã hoàn toàn về, đã hoàn toàn tới, không có cảm tưởng là mình thấp, cũng không có cảm tưởng là mình cao. Con người vô sự mới đích thực là con người đáng được chư thiên ca tụng, được địa thần nâng gót, được chư Bụt muôn phương xưng tán. Đứng về phương diện hình thức, con người vô sự có dáng dấp rất bình thường, không có gì đặc biệt: không có hào quang, không đội mũ tì lư, không ngồi trên pháp tòa cao ngất. Nhưng chính con người vô sự đó là đối tượng yêu thương, đối tượng cung kính của chư Bụt và chư vị Bồ Tát, đáng được chư Bụt ca ngợi, đáng được địa thần nâng gót chân mỗi khi bước. Vì vậy con người vô sự là con người lý tưởng của Tổ Lâm Tế. Nếu ta là con người vô sự, thì ta có thể nhận diện được những con người vô sự khác, vì ta biết thế nào là con người vô sự, vì họ không cần có một hình tướng bên ngoài. Trong sách luận ngữ có câu: ‘Nhân bất tri, nhi bất uẩn, bất diệc quân tử hồ’, nghĩa là người ta không biết mình là ai, không thấy được cái giá trị của mình mà mình không buồn giận thì mình đích thực là người quân tử. Có rất nhiều tài năng, có rất nhiều đức tính, nhưng không cần người ta phải công nhận là mình có tài năng, có đức tính, mà vẫn có hạnh phúc. ‘Nhân bất tri, nhi bất uẩn, bất diệc quân tử hồ’ có nghĩa tương đương với con người vô sự của Tổ Lâm Tế. Tại vì con người vô sự là con người hoàn toàn tự do, vô tướng, không làm dáng làm điệu, không cần để lại vết tích gì. Đó là những chữ của Tổ dùng: không làm dáng, không làm điệu, không cần được công nhận, không cần để lại dấu vết cho hậu thế trong tương lai, không mong cầu trở thành bất tử trong văn chương, trong lịch sử. Sự nghiệp của ta là giải thoát, là chánh kiến, là trí tuệ, chứ không phải là cái danh mà ta sẽ để lại trong lịch sử. Nó khác với câu thơ của Nguyễn Công Trứ: 

Đã mang tiếng ở trong trời đất 
Phải có danh gì với núi sông

Ta không cần phải có danh với núi sông, ta chỉ cần sống hạnh phúc, sống tự do trong giây phút hiện tại. Có thể là Nguyễn Công Trứ lúc nói hai câu đó đã chưa đạt tới địa vị của con người vô sự, nhưng sau đó thì Nguyễn Công Trứ đã đạt được, và hai câu nói đó đã trở thành quá khứ. Con người vô sự không cần danh, không cần để lại tên tuổi mình trong lịch sử, vì cái đó không có nghĩa gì cả. Vấn đề là ở giây phút hiện tại: giây phút hiện tạitự do và vô sự là cái quý nhất.

Con người vô sự này chính là Bụt, là Tổ đích thực. Ngay trong giờ phút này, con người (vô sự) ấy đang ở trên quê hương của mình, không cần đi tìm cầu gì nữa. Ngay trong giờ phút này, con người ấy có thể ứng thân hiện vật, thể hiện thần thông, tiếp xúc với chư Bụt mười phương, rong chơi nơi mọi cõi nước, và dù năm uẩn của mình vẫn còn là năm uẩn có sinh có diệt, người ấy vẫn có thể ngay trong giờ phút hiện tại, biểu diễn được phép thần thông là đi an lạc ngay trên mặt đất (địa hành thần thông). Người ấy không cần đi đâu hết, không cần phải ra khỏi tam giới. Tam giới đối với người ấy chỉ là quang ảnh. Người ấy có tự do cho nên người ấy thảnh thơi ngay tại nơi này, những yếu tố của tam giới là dục, sắc và vô sắc không động được người ấy.

Con người vô sự này chính là Bụt, là Tổ đích thực. Nhận diện được Bụt và Tổ cũng rất khó, vì ta thường có khuynh hướng đi tìm Bụt và Tổ với những cái vòng hào quang và những hình tướng, trong khi con người vô sự không cần có hào quang, không cần có hình tướng. Bụt như vậy đó. Tổ như vậy đó. Bụt có thể sống ngay bên cạnh ta mà ta không biết. Tổ có thể sống ngay bên cạnh ta mà ta không biết. Tại vì con người vô sự chính là Bụt, chính là Tổ. Nhưng nếu ta không biết quý sự có mặt của con người vô sự, thì ta sẽ không thấy được Bụt và không thấy được Tổ. Ngay trong giờ phút này, con người ấy đang ở trên quê hương của mình, không cần đi tìm cầu gì nữa. Con người vô sự là con người đang có quê hương, là con người không đang đi tìm cầu nữa. Con người đó đã về tới quê hương của mình rồi. Con người vô sự tức là con người đã về, con người đã tới. Và đây là chữ của Tổ: Ngay trong giờ phút này, con người (vô sự) ấy đang ở trên quê hương của mình, không cần đi tìm cầu gì nữa. Nếu anh đang còn đi tìm cầu, thì anh chưa phải là người vô sự: anh chưa về, anh chưa tới. Ngay trong giờ phút này, con người ấy có thể ứng thân hiện vật, thể hiện thần thông, tiếp xúc với chư Bụt mười phương, rong chơi nơi mọi cõi nước. Con người vô sự có phép thần thông, và phép thần thông của người vô sự là sử dụng được sáu đạo thần quang của mình: nhìn trời xanh thấy được trời xanh, nhìn mây trắng thấy được mây trắng; mỗi bước chân có thể bước thanh thản trên Tịnh Độ được liền và mỉm cười khi nghe tiếng chim hót, thông reo, hoa nở. Đó là có Tịnh Độ ứng thân hiện vật. ¬ng thân tức là có mặt ra. Ta có mặt như một con người, ta có mặt như một cái cây, ta có mặt như một đám mây và ta có mặt như một vị Bồ Tát. Hiện vật là ta có thể biểu hiện ra bất cứ trong hình thức nào. Thể hiện thần thông, tiếp xúc với chư Bụt mười phương, rong chơi nơi mọi cõi nước. Với sáu đạo thần quang thì không có gì là không làm được: muốn có Tịnh Độ thì có Tịnh Độ, muốn có lầu các của Bồ Tát Di Lặc thì có lầu các của Bồ Tát Di Lặc, muốn có ngày quán niệm thì có ngày quán niệm, muốn có khóa tu thì có khóa tu, muốn đi thiền hành thì có đi thiền hành, muốn có trung tâm tu học thì có trung tâm tu học v.v..., muốn gì thì có đó.

Có thể ứng thân hiện vật, thể hiện thần thông, tiếp xúc với chư Bụt mười phương, rong chơi nơi mọi cõi nước, và dù năm uẩn của mình vẫn còn là năm uẩn có sinh có diệt, người ấy vẫn có thể ngay trong giờ phút hiện tại, biểu diễn được phép thần thông là đi an lạc ngay trên mặt đất (địa hành thần thông). 

Đây là bốn chữ ở trong Lâm Tế Lục: Địa hành thần thông. Địa hành thần thông tức là phép lạ đi trên mặt đất. Người ta thường nói phép lạ là đi trên lửa, đi trên nước, đi trên mây, còn Tổ nói phép lạ là đi trên mặt đất. Ai mà không đi trên mặt đất được, nhưng nếu ta đi với niềm lo lắng, niềm sợ hãi, sự tham đắm, thì ta đang không thể hiện thần thông. Nhưng nếu ta là một con người tự do, thì mỗi bước chân đi trên mặt đất là một phép thần thông. Con người vô sự, con người tự docon người có thể đi một cách hạnh phúc, đi một cách tự do trên mặt đất, và đi như vậy tức là thể hiện thần thông. Cho nên chúng ta mới có bài kệ

Đặt chân lên mặt đất
thể hiện thần thông
Từng bước chân tỉnh thức
Làm hiển lộ pháp thân

Ta có thể ứng thân hiện vật, thể hiện thần thông, tiếp xúc với chư Bụt mười phương, với tịnh độ mười phương, nếu ta là một con người tự do, nếu ta là một con người vô sự. Người ấy không cần đi đâu hết, không cần phải ra khỏi tam giới. Người ta thường nói tu học là để ra khỏi ba cõi: cõi dục, cõi sắc và cõi vô sắc. Tam giới bất an nghĩa là trong ba cõi không có sự an ổn, giống như cái nhà cháy, mình phải lập tức ra khỏi cái căn nhà cháy đó. Vì vậy mà người ta nghĩ rằng giải thoát tức là ra khỏi ba giới, ba cõi. Trong khi tất cả mọi người đều nói là chúng ta phải làm sao thoát ra khỏi ba cõi thì Tổ nói: ‘Đồ ngu, ra khỏi ba cõi thì các anh đi đâu?’. Không cần đi đâu hết, đứng ngay ở trong ba cõitrở thành con người tự do, thì đám cháy liền tắt và ba cõi trở thành nơi tự do. Điều này rất gần với bản ý của Đức Thế Tôn. Ba cõi là do tâm mình tạo ra và Tịnh Độ cũng do tâm mình tạo ra.

Trong tác phẩm Hoàng Tử Bé, hoàng tử bé yêu cầu anh chàng phi công trẻ vẽ cho mình một con cừu, tại vì trên hành tinh của hoàng tử bé chưa có một con cừu. Trong kinh Hoa Nghiêm Bụt dạy rằng: Tâm là một anh chàng họa sĩ (Tâm như họa sư). Tâm có thể vẽ ra bất cứ một cái gì. Tâm bao gồm tâm cá nhân và tâm cộng đồng. Chính tâm cộng đồng của chúng ta vẽ ra tam giới để thiêu đốt ta, cũng chính tâm cộng đồng của chúng ta vẽ ra một Tịnh Độ để ta rong chơi. Ta có thể nói tâm vẽ cho ta một trung tâm tu học, một tăng thân đẹp v.v..., tất cả đều do tâm. Vì vậy ba cõi là một tác phẩm của tâm, Tịnh Độ cũng là tác phẩm của tâm. Nếu tâm ta tự do, an lạc, thì ta vẽ ra cõi Tịnh Độ. Ta đâu cần phải đi đâu, chỉ ngồi ở đây mà vẽ, vẽ cho mình một cõi Tịnh Độ để mình sống an lạc mỗi ngày. Con người tự do, con người vô sự là con người sáng tạo ra tịnh độ cho mình, và cho những người khác. Người ấy không cần đi đâu hết, không cần phải ra khỏi tam giới. Tam giới đối với người ấy chỉ là quang ảnh. Quang ảnh tức là cái sự phản chiếu của tâm. Người ấy có tự do cho nên người ấy thảnh thơi ngay tại nơi này, những yếu tố của tam giới là dục, sắc và vô sắc không động được người ấy. 

Tổ Lâm Tế rất có ý thức là những lời nói của Tổ chỉ là những phương tiện đánh phá, cởi trói và trị bệnh, cho nên Tổ không muốn chúng ta xem những lời nói ấy là chân lý tuyệt đối để học hỏi và tôn thờ. Tinh thần này là tinh thần của kinh Kim Cương: Giáo lý của Bụt là chiếc bè để đưa ta qua bờ bên kia, chứ không phải là đối tượng của sự thờ phụng. Những lời nói của Tổ Lâm Tế không phải là những tư tưởng uyên áo để mà học hỏi, để mà trân quý, để mà cất giữ như một vật sở hữu

Tổ Lâm Tế rất có ý thức là những lời nói của Tổ chỉ là những phương tiện đánh phá, cởi trói và trị bệnh nên Tổ không muốn chúng ta xem những lời nói ấy là khuôn vàng thước ngọc để học hỏi và tôn thờ. Tổ dạy rằng những lời Tổ nói chỉ là những bức vẽ được thực hiện trong hư không, chúng ta đừng bị kẹt vào chúng. Tổ dạy: Để độ đời, có khi ta phải mặc đủ thứ áo - áo thanh tịnh, áo giải thoát, áo giới luật, áo vô phân biệt... Thấy những chiếc áo ấy người ta phát sinh kiến giải rồi bị mắc kẹt vào những kiến giải ấy. Vì vậy có khi ta phải cởi hết áo ra, để cho người ta thấy được con người. Con người có thể mặc áo. Nhưng con người không phải là áo. Chỉ khi nào thấy được con người, ta mới tiếp xúc được với con người, và với con người trong ta, và chỉ lúc ấy ta mới buông bỏ được tất cả những gông cùm mình từng mang lấy xưa nay, những gông cùm do cổ nhân (Bụt, Tổ) thi thiết và đem tới. Thấy được con người thật, họ mới đạt được quả vị vô sự.

Tổ dạy rằng những lời Tổ nói chỉ là những bức vẽ được thực hiện trong hư không, chúng ta đừng bị kẹt vào chúng. Khi vẽ trên vải hay trên giấy, người ta còn có thể cất giữ được, trưng bày được, nhưng vẽ những bức họa màu trên hư không thì không có cách gì để cất giữ. Tổ muốn nói như vậy. Những điều Tổ nói là để chữa bệnh, để tháo gỡ, và những điều đó chỉ có giá trị của những phương tiện mà không nên cất giữ những điều đó để làm gia bảo. Ví dụ như đem về một chiếc bè, rồi đặt lên bàn thờ để thờ phụng, điều đó rất tức cười. Chiếc bè ấy phải được sử dụng để qua bờ bên kia chứ không phải để cất giữ hoặc để phụng thờ. Cũng vậy, những lời của Tổ nói như là những bức họa màu vẽ ở trên hư không, không ai có thể chiếm hữu để làm của riêng, để mà tự hào. 

Tổ dạy: Để độ đời, có khi ta phải mặc đủ thứ áo - áo thanh tịnh, áo giải thoát, áo giới luật, áo vô phân biệt... Thấy những chiếc áo ấy người ta phát sinh kiến giải rồi bị mắc kẹt vào những kiến giải ấy. Vì vậy có khi ta phải cởi hết áo ra, để cho người ta thấy được con người. Con người có thể mặc áo. Nhưng con người không phải là áo. Chỉ khi nào thấy được con người, ta mới tiếp xúc được với con người, và với con người trong ta, và chỉ lúc ấy ta mới buông bỏ được tất cả những gông cùm mình từng mang lấy xưa nay, những gông cùm do cổ nhân (Bụt, Tổ) thi thiết và đem tới. Thấy được con người thật, họ mới đạt được quả vị vô sự.

Đây là nói về những giáo lý trong thánh kinh, trong kinh điển..., những cái mà Tổ gọi là thi thiết, là tạm đặt ra để giúp đời, giúp người. Tất cả những gì các vị thánh nhân thi thiết ra để cứu đời, giúp người chỉ là những phương tiện, vậy mà chúng ta lại cứ xem như là những bảo vật, như là những cứu cánh. Tất cả những điều được dạy như là Tam Thân, Tứ Đế, Bát Chánh Đạo, Thập Địa, Tịnh Độ..., đều là những phương tiện. Nếu ta có thái độ của người tín đồ là nắm bắt và thờ phụng thì ta bị kẹt. Vì vậy con người vô sự là con người có khả năng buông bỏ tất cả những thứ ấy. Những cái đó, Tổ cho là những chiếc áo. Chúng ta có khuynh hướng muốn nhận ra Bụt, nhận ra Tổ qua những chiếc áo. Muốn dạy, muốn hướng dẫn thì phải sử dụng những phương tiện. Nhưng phải dạy và hướng dẫn như thế nào để đưa người ta tới trạng thái giải thoátan lạc; để người ta thấy rằng giải thoát, an lạc không phải là những chiếc áo; để người ta phân biệt được áo và người, chứ không phải là để người ta mặc thêm vào những chiếc áo đó. Những chiếc áo, những phương tiện, những giáo hóa kia có mục đích duy nhất là giúp cho người ta khám phá ra con người thật của họ. Con người thật đó là Bụt, là con người vô sự, là con người không có lo lắng, không có buồn khổ, không có ganh tị và không có tham vọng. Bởi vậy quá trình tu tập là quá trình lột áo. Mặc vào một cái áo, ta thấy đẹp quá nên muốn mặc luôn. Rồi khi có cái áo khác, ta lại thấy cái áo mới đẹp hơn, nên cứ thay áo hoài... Và cứ như vậy, suốt đời ta chỉ là những chiếc áo thôi. Ta phải là cái gì hơn cái áo và cái gì hơn cái áo đó chính là con người thật của mình. Mục đích của Tổ là giúp cho chúng ta thấy được con người thật của mình, cho nên ta phải có can đảm để lột tất cả các áo, dù đó là áo Thiền Sư, áo Bồ Tát, áo Bụt, áo Tổ, áo Giải Thoát, áo Niết Bàn. Lột hết! Vì vậy có khi ta phải cởi hết áo ra, để cho người ta thấy được con người. Con người có thể mặc áo. Nhưng con người không phải là áo. Chỉ khi nào thấy được con người, ta mới tiếp xúc được với con người, và với con người trong ta, và chỉ lúc ấy ta mới buông bỏ được tất cả những gông cùm mình từng mang lấy xưa nay, những gông cùm do cổ nhân (Bụt, Tổ) thi thiết và đem tới. Gông cùm đó là giáo lý, là những khái niệm, những phương tiện, dù đó là Tịnh Độ, là Tam Thân, là Tam Bảo, là Thập Địa. Con người thật không phải là con người nô lệ - nô lệ cho những ý thức hệ, nô lệ cho những giáo lý

Trong giới luật Tiếp Hiện, giới thứ nhất là: Đừng bị kẹt vào bất cứ một chủ nghĩa nào hay một lý thuyết nào, dù đó là giáo nghĩa Bụt dạy. Đó là đi đúng theo tinh thần Tổ Lâm Tế. Chúng ta phải có tự do đối với những lý thuyết, với những chủ nghĩa, dù là với lý thuyết Phật giáo. Tức là phải cởi áo ra để thấy cho được con người thật của mình. Cổ nhân (Bụt và Tổ) đã thi thiết và đem tới tặng cho ta những chiếc áo đó, ta phải biết cách sử dụng để tìm ra con người thật của mình, rồi cuối cùng ta phải lột bỏ tất cả những chiếc áo đó. Thấy được con người thật, họ mới đạt được quả vị vô sự. Vô sự là quả vịchúng ta tìm cầu, nhưng không thể nào tìm cầu ở ngoài được. Vô sự tức là tự do. Vô sự có thể dịch là no bussiness, no projects, no worries, no problems. Chữ sự này có nhiều nghĩa. Ở Làng Mai có bài hát là ‘Nowhere to go, nothing to do’ (Không đi đâu nữa, có chi để làm) có thể gọi là Vô Sự. Tuy rằng chúng ta cần phải đi đây đi đó, chúng ta cần phải làm cái này cái kia, nhưng chúng ta làm và đi trong tinh thần vô sự. ‘Somewhere to go, something to do’ (đi đâu cũng tới, thấy chi cũng làm) cũng là Vô Sự. Đây là những chữ mới không có ở trong giáo điển. Khi mình có tuệ giác, có một cái thấy mới thì thường thường mình có những chữ mới để diễn tả cái tuệ giác của mình hay cái thấy của mình một cách rất tươi mát và rất thật. Chữ vô sự cũng như chữ vô vị là những chữ mới của Tổ mà Tổ đã sử dụng để nói ra được cái thấy, cái tự do của Tổ. Cố nhiên là đã có những chữ cũ như giải thoát, như vô đắc, nhưng những chữ đó được dùng nhiều quá rồi. Và vì người ta dùng nhiều quá cho nên hầu như không còn ý nghĩa nữa. Vì vậy khi ta có một kinh nghiệm mới, một cái thấy mới, ta thường có khuynh hướng tìm những chữ mới để nói ra cái kinh nghiệm, cái sở đắc đó. Đối với Tổ Lâm Tế, chúng ta thấy có những danh từ rất mới, như danh từ vô sự, danh từ phùng Phật sát Phật (gặp Bụt thì giết Bụt). Chúng ta thấy rõ là Tổ Lâm Tế có đức vô úy rất lớn. Khi đã nắm được sự thật rồi thì ta không sợ chữ nghĩa nữa, ta có thể sử dụng bất cứ chữ nào mà không ngại người ta hiểu lầm mình. Những danh từ như là địa hành thần thông, lập xứ đắc chân, tùy xứ tác chủ, vô vị chân nhân v.v... là những danh từ rất mới. Nhờ những danh từ đó, Tổ có thể truyền đi được cái thấy của Tổ.

Không nên đi tìm Văn Thù trên Ngũ Đài Sơn, không nên đi tìm Quan Âm ngoài biển Nam Hải, không nên đi tìm Phổ HiềnNga Mi Sơn. Các vị làm gì có mặt trên đó. Các vị đang có mặt tại đây, trong giờ phút này, trước mặt chúng ta, trong tâm chúng ta. Phải tiếp xúc với các vị ngay trong giờ phút này. Nếu thất bại thì sẽ thất bại mãi mãi trong tương lai, tại vì Văn Thù, Phổ HiềnQuan Âm không có trong tương lai và không thể tiếp xúc được trong tương lai. Ta là kẻ đại trượng phu, tại sao ta phải đi tìm Văn Thù, Phổ HiềnQuan Âm ngoài ta. Ta chính là Văn Thù, Phổ HiềnQuan Âm ngay tại đây, trong giây phút hiện tại.

Trung Quốc, bốn vị Bồ Tát lớn được coi như là đang trấn ngự bốn ngọn núi thiêng. Trước hết, Ngũ Đài Sơn là chỗ của Bồ Tát Văn Thù; Phổ Đà Sơn ngoài biển Nam Hải là chỗ của Bồ Tát Quan Âm; Nga My Sơn là chỗ của Bồ Tát Phổ Hiền; Cửu Hoa Sơn là chỗ của Bồ Tát Địa Tạng. Sự thực tập của phần lớn người Phật tử Trung Quốc là đi hành hương, vì họ nghĩ rằng các vị Bồ Tát đang có mặt ở các nơi linh thiêng đó. Điều này không phải chỉ đúng trong đạo Bụt mà cũng đúng trong các tôn giáo khác. Người ta đi tìm các thánh địa, người ta tin tưởng rằng các đức thiêng liêng có mặt ở tại những thánh địa đó. Ở nhiều nước Phật giáo, có nhiều người tìm tới những vùng đất thiêng liêng với tâm niệm hết sức cung kính. Có nhiều người đi ba bước lạy một lạy (tam bộ nhất bái). Đi bao nhiêu ngày cũng được, miễn là tới nơi thì thôi.

Tổ Lâm Tế dạy: Trên Ngũ Đài Sơn không có đức Văn Thù đâu, đừng đi tới đó cho uổng công. Trên Phổ Đà Sơn không có đức Quan Âm đâu, đừng đi tới đó cho mất công; Nga My Sơn và Cửu Hoa Sơn cũng vậy, ở những nơi ấy không có đức Phổ Hiền và Địa Tạng đâu, đừng đi cho mất công. Nhưng người ta vẫn đi (mà đệ tử của thiền sư Lâm Tế hình như đi còn nhiều hơn những người khác nữa!). Theo tinh thần này, Tổ dạy là các vị Bồ Tát đó đang có mặt trong giây phút hiện tại, và có mặt ngay tại đây, chúng ta không cần đi tới các nơi đó. Nếu muốn tiếp xúc với các vị bồ tát kia, chúng ta chỉ cần an trú trong hiện tại và ngay tại đây. Tại vì các vị ấy đang có mặt trong tâm của mình. Nếu tất cả mọi người đều theo lời dạy của Tổ Lâm Tế, thì các ngành hoạt động du lịch sẽ bị tê liệt. Hiện bây giờ, một số nước - nhất là Trung Quốc, rất muốn phát triển ngành du lịch (Tourism) vì người ta cho rằng những miền đất thiêng, các ngôi chùa cổ là những nguồn lợi rất lớn. Vì vậy người ta đã có những buổi hội thảo về du lịch, gọi là Đạo Bụt và Du Lịch (Buddhism and Tourism) - người ta cho rằng đạo Bụt có thể là một nguồn lợi rất lớn cho ngành du lịch. Cũng vì vậy mà những tu viện, những ngôi chùa nổi tiếng luôn đầy khách du lịch và không còn giữ được tính cách thiêng liêng của một nơi tu tập nữa. Đó là điều rất đáng tiếc! Việt Nam cũng có khuynh hướng bắt chước bên Trung Quốc, vì du lịch đem lại nguồn lợi rất lớn cho đất nước. Vì vậy nếu người Phật tử không biết gìn giữ tính cách thiêng liêng của ngôi chùa thì sẽ biến ngôi chùa của mình thành một trung tâm du lịch và điều đó rất đáng tiếc. Sự thật là khi mình tới chùa hay tới những nơi thanh tú thì cảnh vật ở những nơi ấy dễ làm cho tâm hồnthân thể mình nhẹ nhàng. Điều đó rất tốt. Chùa thường được thành lập ở trên những ngọn núi cao, cho nên khi người dân thành phố rời được thành phố để lên được chùa trên núi, thì trong thân và trong tâm của họ có sự an lạc. Hành hương cũng có ích lợi cho sức khỏe tâm linh chứ không phải không. Nhưng cái ích lợi này không dính dáng tới chuyện đi tìm các vị Bồ Tát ở những nơi đó. Sống ở thành phố, hệ thần kinh của mình bị căng thẳng nhiều, vì lo lắngvất vả, và vì cuộc đời rất nhiêu khê và khó khăn. Vì vậy những ngôi chùa ở ngoại ô thành phố hoặc ở trên núi, thanh vắngđẹp đẽ, là một nguồn an ủi rất lớn cho dân thành phố. Các ngôi chùa đó đóng một vai trò rất quan trọng là làm êm dịu hệ thần kinh của thị dân. Điều đó chúng ta phải công nhận. Có nhiều thầy trụ trì, nhiều sư cô trụ trì chăm sóc chùa rất hết lòng, đã làm cho chùa trở thành một nơi mát mẻ và êm dịu. Ta tới chùa để đi bộ, nghe tiếng chuông, nghe tiếng tụng kinh..., để tâm hồn mình dịu xuống. Chuyện này là chuyện có thật. Nhưng chuyện này không dính líu tới chuyện đi tìm các vị Bồ Tát. Còn chuyện tam bộ nhất bái (ba bước lạy một lạy) là một sự thực tập. Từ chỗ ta ở lên tới địa điểm của các vị Bồ Tát kia nhiều khi phải đi tới mười lăm hay ba mươi ngày, và nếu ta đi ba bước lạy xuống một lạy thì đó là một cơ hội để mình thực tập thiền lạy. Vị Bồ Tát hay ngôi chùa đó trở thành đối tượng thực tập của mình. Sự thực tập tam bộ nhất bái này cũng đem tới nhiều ích lợi. Nhưng chuyện này cũng không dính líu tới chuyện vị Bồ Tát kia có mặt ở đó hay không. Trước khi Đức Thế Tôn nhập diệt, ngài A Nan có hỏi: ‘Bạch Đức Thế Tôn, sau này nếu có người muốn niệm Bụt, thì những người đó làm thế nào trong phương pháp thực tập niệm Bụt (Buddhànussati)?’. Đức Thế Tôn nói: ‘Có bốn nơi mà họ có thể đi thăm: nơi ta sinh ra, nơi ta thành đạo, nơi ta chuyển pháp luân và nơi ta nhập niết bàn. Đệ tử của ta sau này, nếu muốn thì có thể tới thăm những chỗ đó’. Hiện bây giờ Phật tử trên thế giới hay đi về Ấn Độ và Nepal để thăm bốn địa điểm này: nơi Đức Thích Ca giáng sinh, thành đạo, chuyển pháp luânnhập diệt. Đến những nơi ấy là để tiếp xúc với Bụt tự thân nhiều hơn, chứ hoàn toàn không có nghĩa là Bụt chỉ có mặt ở bốn nơi ấy mà không có ở những nơi khác. Thành ra, hành hương là một sự thực tập đem lại nhiều lợi ích, nhưng không có nghĩa là các vị Bồ TátĐức Thế Tôn đang có mặt ở những nơi ấy mà không có mặt nơi mình đang cư trú hay những nơi khác. Lời dạy của Tổ rất quan trọng và có giá trị rất lớn. Nhưng có bao nhiêu người có thể làm được? Đại đa số các Phật tử Trung Quốc bây giờ đều đang thực tập hành hươngthăm viếng bốn ngọn danh sơn kia. Có một số rất ít người ngồi yên tại chỗ và nói: ‘Khỏi cần phải đi tới đấy, khỏi tốn tiền máy bay, khỏi tốn tiền xe hơi, khỏi mất thì giờ đi. Mình chỉ cần ngồi ở đây và tiếp xúc với vị Bồ Tát mà mình ngưỡng mộ’. Tổ nói: ‘Các vị Bồ Tát làm gì có mặt trên đó’. Đối với Tổ Lâm Tế, phải đi ra Phổ Đà Sơn mới gặp được đức Quan Thế Âm và phải đi lên Ngũ Đài Sơn mới gặp được đức Văn Thù là chuyện rất ngây thơ. Điều đó rất rõ ràng, nhưng có mấy ai nghe Ngài đâu. Có mấy ai thật sự là đệ tử của thiền sư Lâm Tế! Tổ nói thì Tổ nói, mình đi thì mình cứ đi. Xã hội, đất nước không thích lời khuyên này của Tổ. Làm theo lời dạy của Tổ thì sẽ không có ngành du lịch, người ta sẽ không có công ăn việc làm và ngoại tệ sẽ không đi vào đất nước của mình. Vì vậy cho nên Lâm Tế Lục không có lợi ích cho ngành du lịch.

Không nên đi tìm Văn Thù trên Ngũ Đài Sơn, không nên đi tìm Quan Âm ngoài biển Nam Hải, không nên đi tìm Phổ HiềnNga Mi Sơn. Các vị làm gì có mặt trên đó. Các vị đang có mặt tại đây, trong giờ phút này trước mặt chúng ta, trong tâm chúng ta. Phải tiếp xúc với các vị ngay trong giờ phút này. Nếu thất bại thì sẽ thất bại mãi mãi trong tương lai, tại vì Văn Thù, Phổ HiềnQuan Âm không có trong tương lai và không thể tiếp xúc được trong tương lai.

Tương lai chỉ ở trong tương lai, không bao giờ là hiện tại. Và khi nó trở thành hiện tại rồi thì nó không còn là tương lai nữa. Ta là kẻ đại trượng phu, tức là người có can đảm, vậy tại sao ta phải đi tìm Văn Thù, Phổ HiềnQuan Âm ngoài ta? Ta chính là Văn Thù, Phổ HiềnQuan Âm ngay tại đây, trong giây phút hiện tại. Nếu Văn Thùtrí tuệ, thì trong ta có hạt giống trí tuệ; nếu Phổ Hiền là hành động, thì trong ta có hạt giống của hành động; nếu Quan Âmtình thương, thì ta có hạt giống của tình thương trong tâm ta. Ta chỉ cần tiếp xúc, tưới tẩm và làm cho những hạt giống đó biểu hiện là ta đang tiếp xúc với đức Văn Thù, đức Phổ Hiền và đức Quan Âm ngay tại đây và trong giây phút hiện tại

Từ bỏ sự tìm kiếm bên ngoài không phải là để bắt đầu một sự tìm kiếm bên trong. Cái mà ta tìm cầu bên ngoài đã không có thì bên trong làm gì có! Trong và ngoài chỉ là hai ý niệm. Động cũng không phải là nó mà tĩnh cũng không phải là nó. Đừng tưởng tĩnh là cửa ngõ và bức màn vén cho ta thấy sự thật. Sự thật vượt ra ngoài động và tĩnh, vượt ra khỏi trong và ngoài. Công án cũng như mặc chiếu đều là sự tìm cầu, không thể đưa ta tới trạng thái vô sự.

Khi nghe nói không nên tìm Bụt và Tổ bên ngoài, ta sẽ tự bảo: ‘Thôi bây giờ mình nên đi tìm Bụt và Tổ bên trong mình’. Sau khi bị chặn một ngã rồi, con chuột quay lui đi ra ngã khác, thì Ngài lại giơ tay chặn luôn cái ngã còn lại. Cái mà ta tìm cầu bên ngoài đã không có thì bên trong làm gì có! Trong và ngoài chỉ là hai ý niệm. Ta nghĩ Ngũ Đài Sơn là ở ngoài, còn năm uẩn của ta là ở bên trong. Kẹt vào ý niệm về ngoài và ý niệm về trong cũng không nên. Ngoài là ngoài cái gì, trong là trong cái gì? Động cũng không phải là nó mà tĩnh cũng không phải là nó. Đừng tưởng tĩnh là cửa ngõ và bức màn vén cho ta thấy sự thật. Đi tìm sự thật ở trong cái động cũng không có, mà đi tìm ở trong cái tĩnh cũng không có. Sự thật vượt ra ngoài động và tĩnh, vượt ra khỏi trong và ngoài. Đi tìm ở ngoài là động, trở về với bản thân là tĩnh. Tìm ở cái động không có, thì người ta nghĩ rằng nên tìm ở cái tĩnh. Nhưng Tổ nói: ‘Động và tĩnh không phải là những xứ sở mà ta có thể đi tìm được’. Cũng như trong, ngoài không phải là chỗ ta đi tìm. Nếu ngoài không phải là chỗ ta đi tìm và trong cũng không phải là chỗ ta đi tìm, thì công án cũng như mặc chiếu đều chỉ là sự tìm cầu, không thể đưa ta tới trạng thái vô sự. Bây giờ, người ta vẫn còn nói tới hai khuynh hướng thiền: công án và mặc chiếu. Công án tức là đưa ra một đề tài để quán chiếu. Mặc chiếu là không cần đề tài, không cần đầu đề. Mặc chiếu tức là ngồi yên và lấy tâm của mình soi chiếu một cách yên lặng (silence shining). Đó là hai khuynh hướng thiền có từ đời Đường cho đến bây giờ. Có người nghĩ rằng, công án có gốc từ Tổ Lâm Tế (trong khi đó, Tổ Lâm Tế nói: ‘Đừng có làm vậy!’); còn mặc chiếu có gốc từ Tổ Tào Động (Tào SơnĐộng Sơn). Trong quá khứ, đã có sự kiện thiền công án lên án thiền mặc chiếuthiền mặc chiếu công kích thiền công án. Bắt đầu từ đời Đường, hai khuynh hướng đó chống đối nhau. Nhưng có một lúc trong giới thực tập thiền mặc chiếu người ta lại bắt đầu thực tập thiền công án, và trong thiền công án người ta cũng bắt đầu thực tập thiền mặc chiếu. Trong khi đó, tinh thần của Tổ: Ngoài không phải là chỗ ta đi tìm, trong cũng không phải là chỗ ta đi tìm. Động không phải là chỗ ta đi tìm, mà tĩnh cũng không phải là chỗ ta đi tìm. Nếu ta bị kẹt vào ý niệm trong và ngoài, động và tĩnh, thì ta vẫn thất bại như thường. Quan trọng là ở chỗ không còn tìm cầu, hễ còn tìm cầu thì còn thất bại, dù tìm ở ngoài hay ở trong, ở động hay ở tĩnh. Theo tinh thần của Tổ, phương pháp mặc chiếu là tĩnh, phương pháp công án là động, và cả hai phương pháp đều là sự tìm cầu. Công án là tìm cầu, mặc chiếu cũng là tìm cầu. Đã là tìm cầu thì không thể đưa ta tới trạng thái vô sự được. Còn tìm cầu tức là còn chạy. Nhưng phần lớn đệ tử của thiền sư Lâm Tế đều làm ngược lại lời dạy này, đều đang tìm cầu bằng những công án, tại vì ai cũng nghĩ rằng công ánthiền Lâm Tế. Trong khi đó, giáo lý căn bản của Tổ Lâm Tế rõ rànggiáo lý không tìm cầu.

Để độ người, ta có thể hoặc đoạt cảnh, hoặc đoạt nhân, hoặc đoạt cả cảnh và nhân, hoặc không cần đoạt cái gì hết. Đoạt cảnh là giúp cho người ta chấm dứt sự tìm cầu bên ngoài. Con chó có Phật tính không? Đại ý của Phật pháp là gì? Chủ ý của Tổ Đạt Ma là gì? Tất cả những cái ấy đều là bẫy sập. Tìm hiểu tất cả những cái đó không có ích lợi gì cho sự thực hiện tùy xứ tác chủ, lập xứ đắc chân cả. Phải đoạt tất cả những cảnh đó. Nếu cần thì đánh. Nếu cần thì hét. Nhưng học nhân có thể trở vềmắc kẹt vào chủ thể nhận thức, nghĩ rằng mình đã thoát được đối tượng nhận thức. Nhưng chủ thể làm gì có, nếu đối tượng không có? Cho nên đoạt cảnh xong cũng phải đoạt người. Đoạt cảnh mà giúp người ta đừng kẹt vào người thì hay rồi, nhưng nếu người ấy còn kẹt vào nội hướng, vào chủ thể thì phải đoạt luôn. Có khi đoạt người có thể giúp kẻ kia thoát luôn cả cảnh cùng một lúc. Đó là những phương tiện đánh phá, cởi trói, trị bệnh, có gì là thần kỳ bí hiểm?

Đoạt tức là lấy đi để không có chỗ bám víu, để có cơ hội buông bỏ nhận thức sai lầm. Đoạt cảnh là giúp cho người ta chấm dứt sự tìm cầu bên ngoài. Ví dụ như có người đi tìm cầu Bụt Thích Ca, mình nói: ‘Bụt Thích Ca có phải là đối tượng tìm cầu của anh đâu! Bụt Thích Ca là một con người sinh ra, lớn lên, già và chết. Anh đi tìm một hiện tượng sinh, trú, dị, diệt để làm gì? Có phải anh đang đi tìm cầu một cái gì tuyệt đối, một cái gì bất sinh, bất diệt, phải không?’ Mình làm cho người kia khủng hoảng tinh thần. Khủng hoảng tinh thần thì buông bỏ được sự tìm cầu và có một cơ hội mới. Đó gọi là đoạt cảnh.

Con chó có Phật tính không? Đại ý của Phật pháp là gì? Chủ ý của Tổ Đạt Ma là gì? Tất cả những cái ấy đều là bẫy sập. Đây là ba công án nổi tiếng. Có một vị thiền sinh tới hỏi: ‘Con chó có Phật tính hay không?’ Thiền sư trả lời ‘có’. Tại vì các loài đều có Phật tính, không những loài người mà loài động vật, thực vật và đất đá đều có Phật tính cả. Thiền sư nói như vậy là để cho chúng ta có thêm niềm tin, để cho chúng ta thấy được là ta cũng có thể đạt được cái mà Bụt và Tổ có thể đạt được, tức là Phật sinh bất nhị - không có sự khác biệt giữa Phật và chúng sinh. Chúng sinh giác ngộ thì thành Phật, Phật mà không giác ngộ thì là chúng sinh. Đó là một nền tảng, đó là một sự khích lệ, đó là một nhận thức căn bản, từ đó ta có niềm tin mà đi tới. Nhưng nếu ta cho đó là giáo lý cần phải học hỏi, cần phải truyền bá, cần phải đàm luận, thì câu trả lời đó trở thành giáo điều, trở thành bẫy sập. Vì vậy khi có thiền sinh thứ hai lên hỏi: ‘Con chó có Phật tính không?’ thì thiền sư thấy rằng, nếu nói có thì người này sẽ kẹt vào chữ ‘có’ và sẽ không có lợi ích gì cho anh ta hết, cho nên thiền sư đã nói không (vô). Và chữ vô đó, vô tình trở thành ra một công án rất nổi tiếng. Tiếng Nhật là Mu. Biết bao nhiêu thế hệ đã tham công án Cẩu tử Phật tánh và chữ vô đó. Làm mất thì giờ của không biết bao nhiêu người, vì trong khi tham cứu, họ đi tìm cầu. Nếu sử dụng công án để đừng đi tìm cầu nữa, thì rất hay. Nhưng nếu công án là một sự mời mọc người ta đi tìm cầu cái mà họ không có, thì điều đó đi ngược lại với tinh thần của Tổ Lâm Tế. Con chó có Phật tánh không? Đó là cái bẫy sập. Không biết bao nhiêu người đã rơi vào cái bẫy sập đó mà không biết, đã bỏ phí không biết bao nhiêu thì giờtâm lực vào trong sự tham cứu công án ấy. Công án này đã trở thành trò chơi của một số người ‘ăn không ngồi rồi’ đi tìm sự thành đạt tâm linh.

Khi người thiền sinh đến hỏi: ‘Con chó có Phật tánh không?’ vị đó tin rằng thầy mình sẽ nói có, và câu hỏi đó là để một lần nữa cho vị này xác quyết cái quan điểm của họ, cái thấy (view) của họ. Để cho người đệ tử bị kẹt vào trong cái thấy (kiến chấp) tức là hại người đệ tử đó, vì vậy thiền sư đã dùng chữ không (vô) để cho người đệ tử này thất điên bát đảo. Thái độ anh ta chắc ăn quá! Anh ta hỏi câu đó là muốn chứng tỏ cho thầy thấy là mình cũng biết giáo lý ‘tất cả chúng sinh đều có Phật tính’, thì thế nào thầy cũng khen. Ai dè thầy nói ‘không’ khiến anh ta thất điên bát đảo. Cái đó gọi là đoạt cảnh. Đoạt cảnh tức là làm cho xính vính người (nhân) hỏi. Khi đối tượng nhận thức được lấy đi, thì chủ thể nhận thức bị sụp đổ. 

Đại ý (cốt tủy) của Phật pháp là gì? Câu hỏi đó thường được đưa ra hỏi. Có cơ hội được tham vấn với một thiền sư là một điều rất quý giá, nhưng vì không biết hỏi câu gì cho đáng, cho nên cứ hỏi câu hỏi đó cho rồi. Có nhiều người trong chúng ta thật sự không có câu hỏi. Câu hỏi thật sự là mũi tên cắm vào cơ thể của ta, làm cho ta đau nhức. Câu hỏi làm cho mình mất ăn mất ngủ, câu hỏi của đời mình, cái thao thức lớn của mình, thì câu hỏi đó mới thật sự là một câu hỏi. Có những người không có câu hỏi nhưng mà có cơ hội được gặp thiền sư, và vì không biết hỏi câu gì nên cứ hỏi: Đại ý của Phật pháp là gì? Rất dại! Thường thường, ai hỏi câu đó đều bị đánh. Tổ Lâm Tế ngày xưa cũng đã bị đánh vì câu hỏi đó. 

Có một vị thiền sinh hỏi: Mục đích của Tổ Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn Độ qua bên Tàu để làm gì? Có rất nhiều câu trả lời cho câu hỏi này. Có nhiều câu trả lời rất hay. Thiền sư hỏi lại: ‘Ông ấy qua hồi nào?’ Anh thiền sinh kia khựng lại. ‘Qua hồi nào, nói tôi nghe’. Cái đó gọi là đoạt cảnh. Hoặc giả thiền sư có thể trả lời: ‘Anh hỏi như thế để làm gì? Anh hỏi Tổ qua có chủ đích gì có ích lợi gì cho anh không?’ Đó cũng là một cách trả lời trong tinh thần đoạt cảnh. Có một vị hỏi: ‘Chủ đích của Tổ Đạt Ma qua bên Tàu là gì?’ thì bị đánh. Bị đánh xong rồi nhưng cũng còn nói: ‘Đánh thì đánh, nhưng con vẫn chưa biết được chủ đích của Tổ’. Thầy bèn đánh thêm. Cứng đầu vô cùng. Cảnh đã bị đoạt rồi, lại mọc ra lần nữa. Giống như cây hẹ, cắt lá hẹ này thì lá hẹ khác mọc ra. Đó là những chứng bệnh trầm kha của con người. Lòi ra một cái đầu, vừa chặt đứt cái đầu này lại lòi ra một cái đầu khác. 

Tất cả những cái đó đều là bẫy sập. Tìm hiểu tất cả những cái đó không có ích lợi gì cho sự thực hiện tùy xứ tác chủ, lập xứ đắc chân cả. Dù biết được con chó có Phật tánh hay không có Phật tánh, dù biết được đại ý Phật pháp là gì, dù biết được chủ ý của tổ Đạt Ma là gì, thì những cái đó đều không giúp gì được cho ta trong phương diện tùy xứ tác chủ, lập xứ đắc chân (chỗ nào mình cũng làm chủ được mình, và ở vào vị trí nào mình cũng giữ được con người chân thật của mình, cũng giữ được nhân cách của mình). Đắc chân là bảo tồn được con người thật của mình. Ta không bán rẻ linh hồn của ta, dù ở địa vị nào ta cũng có thể làm được như vậy. Phải đoạt tất cả những cảnh đó. Khi người thiền sinh hỏi một câu hỏi, nếu câu hỏi đó có mục đích tìm cầu, có mục đích thỏa mãn một giáo điều, thỏa mãn những tìm cầu của tri thức, thì vị thiền sư phải chặt cho đứt, phải đoạt cho được cái cảnh đó, vì những cái đó vô ích. Người ta đã phí hết cuộc đời của họ trong sự tìm cầu, ta phải đoạt cho hết những cái đó. Nếu cần thì đánh. Nếu cần thì hét. Có khi đoạt bằng cây gậy, có khi đoạt bằng tiếng hét. Đó là những phương tiện rất mạnh. Nếu cần thì đánh, nếu cần thì hét. Đánh và hét, người ta nói đó là những thi thiết thuộc về thiền Lâm Tế. Làng Mai cũng thuộc thiền Lâm Tế, nhưng không có đánh và cũng không có hét.

Nhưng học nhân có thể trở vềmắc kẹt vào chủ thể nhận thức, nghĩ rằng mình đã thoát được đối tượng nhận thức. Khi cảnh bị đoạt rồi, ta nghĩ rằng ta đã thoát được đối tượng nhận thức. Nhưng chủ thể nhận thức làm gì có, nếu đối tượng nhận thức không có? Ví dụ, ta ăn xôi hay là ăn muesli. Cảnh tức là xôi hay muesli. Nếu bỏ xôi, bỏ muesli đi, thì không có chuyện ăn. Ăn, luôn luôn là ăn cái gì. Không có xôi, không có muesli, thì sẽ không có chuyện ăn. Thành ra, không có đối tượng nhận thức thì chủ thể nhận thức cũng không có. Cho nên trở về để bám víu vào chủ thể nhận thức cũng không được. Cho nên đoạt cảnh xong cũng phải đoạt người. Tâm của ta luôn luôn có đối tượng. Tâm không có đối tượng thì không phải là tâm. Ví dụ, khi giận là ta giận cái gì, giận ai, thì mới có cái giận được. Khi buồn là ta buồn ai, và buồn cái gì, thì mới có cái buồn được. Không thể có giận, có buồn mà không có đối tượng của cái giận, của cái buồn được. Khi nhận thức một điều gì, ta phải có đối tượng nhận thức thì mới có nhận thức. Người Tây phương cũng thấy được điều đó. Người Tây phương nói rằng: ‘Consciousness is always consciousness of something’. Tức là không thể nào có chủ thể nhận thức nếu không có đối tượng nhận thức. Điều này rất căn bản, là điều Bụt dạy. Hầu hết mọi người nghĩ rằng có một cái tâm sẵn đó: cái tâm đó đi ra ngoài để thấy, nghe, suy nghĩ và đi tìm đối tượng. Giống như ta có sẵn một cái thước ở trong túi và có thể lấy cái thước đó ra để đo bề ngang, bề dọc, bề dài, bề cao. Cái tâm không phải như cái thước. Nó không có sẵn bên trong để ta đem ra nhận thức cái này hay cái kia. Nhận thức luôn luôn bao hàm đối tượng nhận thức và chủ thể nhận thức. Chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức nương vào nhau mà có mặt cùng một lần. Cũng như là phải với trái, trên với dưới, hai cái phải đi đôi với nhau, không thể nào có một cái trước rồi cái kia có sau được. Vì vậy cho nên đoạt cảnh tức là đoạt luôn cả người (đoạt nhân). Nếu ta nghĩ rằng cảnh đã đoạt rồi, mà người vẫn còn, thì vẫn thất bại. Cho nên đoạt cảnh xong cũng phải đoạt người. Người ta không bị kẹt vào trần cảnh, nhưng người ta cũng có thể bị kẹt vào chủ thể (tâm). Tâm là kiến phần, cảnh là tướng phần. Nếu nghĩ rằng bỏ tướng phần để có thể trở về kiến phần là không đúng, vì kiến phần không thể nào có được nếu khôngtướng phần. Đoạt cảnh mà giúp người ta đừng kẹt vào người thì hay rồi, nhưng nếu người ấy còn kẹt vào nội hướng, vào chủ thể thì phải đoạt luôn. Vì vậy đoạt cảnh rồi phải đoạt nhân luôn. Có khi đoạt người có thể giúp cho người kia thoát luôn cả cảnh cùng một lúc. Đó là những phương tiện đánh phá, cởi trói, trị bệnh, có gì là thần kỳ bí hiểm? Nếu ta coi những công án, những tiếng hét, những cái đánh là thần kỳ bí hiểm, thì ta lầm. Tất cả những cái ấy đều là phương tiện để đoạt cảnh và đoạt nhân, giống như cây búa, cái cưa, không có gì là bí hiểm cả. Không có gì bí hiểm mà phải đi tìm cầu. Nếu ta đọc những đoạn văn ấy để rồi đi tìm cầu những ý nghĩa sâu sắc mà ta tin là có mặt bên trong đó là thất bại. Đọc một công án rồi đi tìm cầu những ý nghĩa triết học sâu sắc nằm trong công án, đó là một thất bại, vì đó là sự tìm cầu. Sự tìm cầu đó là cảnh. Do đó phải đoạt cảnh, đoạt cảnh xong phải đoạt luôn cả nhân. 

Kiến giải chân chính không phải là kết quả của công phu nghiên tầm học hỏi. Kiến giải chân chính là cái thấy sâu sắc về tính không sinh không diệt, không người không ta, không có không không của vạn pháp. Thấy được là thấy ngay, không thấy được thì có nói qua nói lại nhiều lần cũng vô ích. Cho nên đệ nhất cú, câu khai thị đầu, là cơ hội duy nhất. Đánh mất cơ hội này thì đánh mất hết. Đệ nhị cú là sự vớt vát. Đệ nhị cú chỉ là sự an ủi. Đệ tam cú là sự thất bại hoàn toàn. Tứ liệu giản không có gì bí hiểm thì tam huyền, tam yếu cũng như tiếng hét và cây gậy, cũng không có gì là bí hiểm. Trong quá trình học hỏitu chứng, công phu tham vấn được dựa trên nguyên tắc chủ và khách. Chủ đáng lý là phải độ được khách. Chủ là người thiện tri thức và khách là người đến tham vấn. Có khi khách giúp được chủ. Có khi khách giúp được khách. Có khi chủ giúp được khách. Có khi chủ giúp được chủ. Có khi chủ và khách đều giúp được nhau. Có khi chủ và khách làm hại cho nhau. Đó là những trường hợp ta có thể nhận diện nếu ta có được trực giác của chánh kiến. Cũng không có gì là bí hiểm trong tứ tân chủ.

Kiến giải chân chínhchánh kiến. Chánh kiến chỉ có thể có được do công phu tu chỉ và tu quán mà không phải là kết quả của công phu nghiên tầm học hỏi. Kiến giải chân chính là cái thấy sâu sắc về tính không sinh không diệt, không người không ta, không có không không của vạn pháp. Cái thấy này không phải là kiến thức khái niệm. Cái thấy này là tuệ giác. Tuệ giác về tính không sinh không diệt, không người không ta, không có không không. Mà thấy được là thấy ngay, không thấy được thì có nói qua nói lại nhiều lần cũng vô ích. Cho nên đệ nhất cú, câu khai thị đầu, là cơ hội duy nhất. Trong truyền thống thiền Lâm Tế, người ta nói tới tam cú tức là ba câu nói. Câu thứ nhất (đệ nhất cú) là phương tiện khai mở. Nhờ câu nói này mà ta có cơ hội thấy được, ta có cơ hội có được tuệ giác, có được sự giác ngộ. Nếu câu nói đầu không có khả năng giúp cho ta khai mở được cái thấy là ta thất bại rồi. Cho nên vị thiền sưcố gắng nói câu thứ hai và thứ ba cũng vô ích mà thôi. Cho nên đệ nhất cú, câu khai thị đầu, là cơ hội duy nhất, đánh mất cơ hội này thì đánh mất hết. Khi thầy nói với ta một câu mà ta ngơ ngơ ngẩn ngẩn thì cũng giống như khi ta đang chết đuối được thầy đưa cho một cây sào mà ta bắt trượt. Đó là câu khai thị đầu. Thành ra có nói qua nói lại, có giải thích cũng vô ích, vì ta đã thất bại rồi. Giống như bật đèn, nếu bóng sẵn sàng và không bị hư, thì khi bật công tắc nó sẽ sáng liền, còn nếu bóng bị hư thì có bật năm sáu lần nó cũng không sáng. Vậy thì đừng tiếp tục vô ích, đừng có hỏi đi hỏi lại. Câu đầu là đủ rồi. Câu đầu là cơ hội duy nhất của ta. Đệ nhất cú là quan trọng. Trong liên hệ với thầy, câu khai thị đầu của thầy là câu quan trọng nhất. Nếu ta không thấy, không đạt được tuệ giác ngay từ đầu, thì thầy có cố gắng nói thêm một vài câu nữa cũng vô ích

một lần, vua Lý Thái Tông đi vào gặp một vị thiền sư ở trong núi. Nhà vua hỏi: ‘Thiền sư ở trong núi này được bao nhiêu năm rồi?’ Thiền sư trả lời bằng hai câu thơ:

Đản tri kim nhật nguyệt
Hà thức cựu xuân thu?

Đản tri kim nhật nguyệt là chỉ biết ngày hôm nay, giờ hôm nay. Hà thức cựu xuân thu là tại sao phải đi tìm những mùa xuân, những mùa thu ở trong quá khứ. Ý của thiền sư là: Vua hỏi câu đó để làm gì? Quan trọng là giây phút hiện tại, chúng ta đang có cơ hội ngồi với nhau bây giờ và ở đây này. Tại sao phải hỏi những câu đó? Hỏi có ích lợi gì đâu. Ta phải biết an trú trong hiện tại. Cho nên gặp tôi mà hỏi ‘Thầy về Loubès Bernac được bao nhiêu năm rồi?’ là rất vô ích. Hỏi như vậy tức là mình không có câu hỏi nào khác. Vua lại hỏi: ‘Như vậy nghĩa là làm sao? Xin thầy cắt nghĩa cho’. Thiền sư nói: ‘Đa ngôn (nói nhiều) vô ích’. Không nói nữa. Vì vậy ăn thua là ở câu đầu. Câu đầu mà trượt rồi thì có nói thêm cũng vô ích. Nói thêm chẳng qua chỉ để cho người ta góp nhặt thêm một vài kiến thức, khái niệm, còn tuệ giác thì không có. Thấy được là thấy ngay, không thấy được thì có nói qua nói lại nhiều lần cũng vô ích. Cho nên khi pháp đàm, mình phải thấy được tinh thần đó. Người nói, phải có cái gì đó để nói thì mới nói, mà cái ta nói đó không đánh động được tuệ giác trong con người của ta và của kẻ khác thì đó là một sự thất bại, thất bại cho cả hai bên.

Đệ nhị cú là sự vớt vát. Câu thứ hai là sự vớt vát. Nó chỉ cho ta thêm một vài khái niệm. Nó làm thỏa mãn một vài nhu yếu của trí năng. Trong tinh thần của thiền, đệ nhất cú là cơ hội duy nhất. Nếu trượt qua rồi, hỏi thêm để có câu trả lời thứ hai thì đó chỉ là sự vớt vát. Đệ nhị cú là một sự an ủi, vớt vát. Đệ tam cú là sự thất bại hoàn toàn. Đó là tinh thần của tam cú

Nếu tứ liệu giản không có gì bí hiểm thì tam huyền, tam yếu cũng như tiếng hét và cây gậy, cũng không có gì là bí hiểm. Tứ liệu giản là bốn phương pháp tiếp xử và giúp cho thiền sinh: đoạt cảnh bất đoạt nhân, đoạt nhân bất đoạt cảnh, nhân cảnh câu đoạt và nhân cảnh bất câu đoạt. Thứ nhất là đoạt cảnh không đoạt người, thứ hai là đoạt người không đoạt cảnh, thứ ba là vừa đoạt người vừa đoạt cảnh và thứ tư là không đoạt người cũng không đoạt cảnh. Không đoạt cảnh cũng không đoạt người vì người đó là một cao sĩ, người đó là một thiện tri thức, người đó không cần bị đoạt cái gì hết. Đó là bốn cách tiếp xử của thiền sư Lâm Tế. Đây là những phương pháp tiếp xử của Tổ mà không phải là những tư tưởng kỳ bí khiến ta phải nặn óchọc hỏi. Có khi là tứ liệu giản, có khi là tam huyền, có khi là tam yếu và có khi là sử dụng tiếng hét và cây gậy, tất cả những cái đó đều là những dụng cụ, những phương tiện để cởi tróitrị liệu, không có gì là bí hiểm. Vì vậy một thiền sinh mà đi học hỏitìm hiểu những tư tưởng huyền bí trong đó thì người ấy đã đi lạc đường.

Trong quá trình học hỏitu chứng, công phu tham vấn được dựa trên nguyên tắc chủ và khách. Chủ đáng lý là phải độ được khách. Chủ là thiện tri thức, là thầy. Khách là thiền sinh. Chủ là người thiện tri thức và khách là người đến tham vấn. Có khi khách giúp được chủ. Đôi khi ta là giáo thọ, nhưng kỳ thực ta còn dở hơn người thiền sinh đến tham vấn mình. Có khi khách giúp được khách. Có khi chủ giúp được khách. Có khi chủ giúp được chủ. Có những trường hợp như vậy. Có khi chủ và khách đều giúp được nhau. Có khi chủ và khách làm hại cho nhau. Cột cho nhau thêm những sợi dây khác nữa. Đó là điều ta có thể thấy được trong khi ta đọc những câu vấn đáp, nghe những cuộc đàm luận. Đó là những trường hợp ta có thể nhận diện nếu ta có được trực giác của chánh kiến. Cũng không có gì là bí hiểm trong tứ tân chủ. Trong bốn liên hệ khách và chủ (tứ tân chủ) cũng vậy, không có gì là bí hiểm cả. 

Tuệ giác không phải là kiến thức khái niệm. Tuệ giác có khả năng mang tới sống độngtự do trong giây phút hiện tại. Kiến thức không làm được việc ấy. Cho nên không hiểu thì bị đòn đã đành mà hiểu cũng bị đòn như thường, nếu ‘hiểu’ chỉ là kiến thức suông mà không phải tuệ giác. Nếu thấy được điều này, ta có thể cảm thông được với những gì đang xảy ra trong các cuộc đối diện: Ta không nên cố tìm trong các mẩu đối thoại và hành xử (khám biện) ấy những tư tưởng đặc thù hoặc những ý chỉ sâu sắc. Những gì ta thấy đang xảy ra giữa các đương sự là cơ hội của họ. Nếu đứng ngoài mà quán sát ta sẽ không thấy được gì. Nếu ta bước vào trong, đem hết sự sống của ta ra tham dự thì ta có thể có một cơ hội để tuệ giác bừng mở. Nếu bước vào trong mà ta không cảm được một cái gì hết, thì có nghĩa là trường hợp đó không phải là trường hợp của ta, thế thôi. Cũng như khi ta đứng ngắm một bức tranh siêu thực, ta đừng cố tìm hiểu nghĩa lý. Ta đừng nói là ‘ta không hiểu’. Hiểu hay không hiểu ta cũng lãnh ba mươi gậy như thường. Tổ không có ý muốn khuyên ta chấm dứt sự học hỏithực tập giới, định và tuệ. Tổ chỉ muốn ta đừng mắc kẹt vào sự học hỏithực tập mà thôi. Học hỏi để trở thành học giả, tam tạng pháp sư, thuyết giảng thao thao bất tuyệt, Tổ không cần cái đó. Cái đó Tổ gọi là nghiệp địa ngục. Bản chất của nó là sự tìm cầu, không hẳn là sự tìm giải thoát mà là sự tìm cầu danh lợi. Ta cần học hỏi, ta cần hành trì, nhưng sự học hỏihành trì ấy phải có tác dụng giúp ta trở thành con người vô sự, con người giải thoát. Bằng không, những học hỏi và những thực tập đó chỉ là gông cùm.

Khi học Phật học tại các trường đại học, chúng ta có thể có được những kiến thức khái niệm về Phật pháp khá sâu sắc. Bây giờ đây, ở các trường đại học, người ta dạy một cách khá khoa học. Đứng về phương diện bác ngữ học (philology) cũng như về phương diện sử học (history), ta có thể nắm vững những gì ta đã học về Phật học, và khi nói ra có bằng cớ, bằng chứng rõ rệt. Đó là cái học ở các trường đại học. Nhưng cái học ở trong tu viện thì khác. Trong tu viện, ta đem những gì ta học ra và áp dụng ngay vào trong đời sống hàng ngày. Có thể trong tu viện, ta học không có tính khoa học bằng các trường đại học. Điều này ta cần phải sửa đổi: ta phải học cho có khoa học. Ta phải biết lợi dụng những khám phá mới của khoa học khảo cổ và khoa học bác ngữ. Điều này là điều chúng ta mong muốn sẽ xảy ra trong các Phật học viện trong những năm tới. Khoa khảo cổ học và khoa bác ngữ học soi sáng cho mình rất nhiều, đứng về phương diện tính chất xác thật của văn bản mình đang học. Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Suramgama) có hai bản: một bản là Lăng Nghiêm Tam Muội (Lăng nghiêm đại định) - có bản tiếng Phạn, phát xuất từ Ấn Độ; một bản là Đại Phật Đỉnh Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm, rất nổi tiếngTrung QuốcViệt Nam. Kinh Thủ Lăng Nghiêm được sáng chế tại Trung Quốc. Đó là một sự thật mà các nhà khảo cổ học và các nhà bác ngữ học đều công nhận. Khi ta biết được như vậy thì rất có lợi ích cho ta về phương diện hiểu được tiến trình của tư tưởng Phật giáo. Bây giờ nhờ khoa bác ngữ học (philology) và khoa khảo cổ học (archaeology) mà người ta khám phá ra được nhiều điều về các kinh điển đại thừa: kinh nào xuất hiện ở địa phương nào và vào thời điểm nào ở Ấn Độ; đồng thời khám phá ra được những đoạn nào người ta thêm vào sau, và những đoạn nào có trước. Tất cả những điều đó ngày xưa tại các Phật học viện chúng ta không biết nhiều. Hiện bây giờ, các Phật học viện cần phải cải tiến, phải biết lợi dụng những khám phá mới khoa học để mà học Phật. Tuy nhiên, tu việnđặc điểm mà các trường đại học không có được là khi mình học một kinh gì hay một giáo lý gì, chúng ta có thể đem ra thực tập liền. Thực tập như vậy có thể thay đổi được con người của ta, giúp ta chuyển hóa được những phiền não. Còn học ở trường đại học thì để có kiến thức khái niệm và bằng cấp. Ta có thể đậu bằng tiến sĩ Phật học, có thể giảng dạy được, có thể khảo cứu được, nhưng ta không có cơ hội chuyển hóa những khổ đau ở trong chính con người mình. Cho nên người tu không học theo kiểu chất chứa những kiến thức khái niệm mà là để chuyển hóa thân tâm. Trong Lâm Tế Lục, Tổ nói rằng kiến thức khái niệm là một chuyện mà tuệ giác là một chuyện khác. Tuệ giác tức là bát nhã (insight). Tuệ giác đó không thể do học mà có được, tuệ giác phải do thực tập mà có. Thực tập nhìn sâu thì có tuệ giác. Ví dụ: vô thường, vô ngã là những tuệ giác mà không phải là những kiến thức khái niệm. Chúng ta có thể học và hiểu rất thấu đáo về giáo lý vô thườngvô ngã; chúng ta có thể nói thao thao bất tuyệt về vô thườngvô ngã và có thể giảng những bài giảng rất hay về vô thườngvô ngã, nhưng chất liệu của những bài giảng đó hay những bài viết đó chỉ là kiến thức khái niệm. Trong lúc đó, trong đời sống hàng ngày, chúng ta vẫn sống như chúng ta không biết vô thường là gì, vô ngã là gì. Nhìn sự vật, chúng ta thấy sự vật là thường và chúng ta đối xử với những người khác như là những cái ngã biệt lập, và chính chúng ta, chúng ta cũng là một cái ngã. Vì vậy kiến thức khái niệm không thể chuyển đổi được con người của ta. Tuệ giác có khả năng mang tới sống độngtự do trong giây phút hiện tại. Nó làm ta trở thành con người sống động (alive) và tự do (free) trong giây phút hiện tại. Cái tự do đó, cái sống động đó xảy ra được trong giây phút hiện tại. Ta là người tu, ta phải cảm nhận được sự sống động đó và sự tự do đó trong giây phút hiện tại. Nếu trong giờ phút hiện tại mà ta bị ràng buộc, ta thấy không có sức sống, ta cảm thấy bị những phiền não sai sử, thì lúc đó tuy ta có học Phật nhiều, nhưng cái học của ta chỉ là những kiến thức khái niệm. Ta chưa biết áp dụng chúng vào trong đời sống hàng ngày. Ta không khác gì những người đi học Phật học tại trường đại học. Ta không có sự sống linh động: mắt ta không sáng, hai chân ta bước không có niềm tin, ta không có nụ cười, ta không có niềm vui và nhất là ta không có tự do, không có tự do đối với phiền não, tham, sân, và ganh tỵ. Trong giây phút hiện tại, ta không có hạnh phúc. Do đó ta biết là ta không có tuệ giác, ta chỉ có kiến thức mà thôi. Kiến thức không làm được việc đó, đó là việc của tuệ giác làm.

Ngày hôm kia, tôi có nói chuyện với một vị thượng tọa. Vị thượng tọa này nói rằng vị giáo thọ ngày xưa của ông ta nổi tiếng là một nhà khảo cứu Phật học, và công trình biên tập cũng như viết lách của vị giáo thọ đó đã được thế giới công nhận. Hiện bây giờ đến tuổi tám mươi hòa thượng đó (vị giáo thọ ngày xưa) lại không có hạnh phúc. Sức lực của vị hòa thượng đó không còn nữa, hai tay và hai chân ngài run rẩy. Những cái ngày xưa chưa thấy bộc lộ nơi hòa thượng bây giờ được bộc lộ ra. Ví dụ như cái ngã, cái sân, cái ích kỷ, cái dục v.v... Ngày xưa còn trẻ, vị hòa thượng đã tìm cách trấn ngự chúng, không cho chúng biểu lộ, nhưng không có nghĩa là chúng đã được chuyển hóatiêu diệt. Bây giờ vì sức lực thân thể không còn, vị hòa thượng đó không có khả năng kiềm chế, cho nên cái ngã và những tâm hành phiền não, ham muốn, ích kỷ, sân hận kia biểu lộ ra. Vị thượng tọa rất lấy làm thất vọng về thầy của mình.

Vị hòa thượng kia đã thành công như là một nhà học giả (scholar), một nhà hành động (activist), nhưng chưa thành công như là một người tu. Đến tuổi bảy mươi, tám mươi mà chưa thành công, thì có thể coi như là một sự thất bại. Những người tu còn trẻ phải biết điều này: mục đích của người tu không phải để trở thành một nhà học giả, tuy rằng làm một nhà học giả cũng có ích lợi cho đời. Mục đích của người tu cũng không phải để hoàn thành những sự nghiệp nghiên cứu, mặc dù hoàn thành sự nghiệp nghiên cứu cũng có ích lợi cho đời. Ta học tiếng Phạn, học chữ Nho, học tiếng Tây Tạng, ta nghiên cứu, ta sáng tác, ta giảng dạy hay v.v... cũng có ích lợi lắm. Nhưng những ích lợi đó không phải là sự giải thoát, không phải là sự chuyển hóa, vì mục đích đi tu lúc ban đầu của ta là để chuyển hóa bản thân và để giúp đời. Ta học tiếng Pali, tiếng Sanskrit, học chữ Hán hay học kinh điển; ta say mê, ta muốn thành công, ta muốn trở thành một vị pháp sư giỏi, một nhà nghiên cứu hay v.v..., chuyện đó cũng không có hại gì vì những cái đó đều có thể giúp cho sự nghiệp hành đạo của ta. Nhưng nếu bỏ chuyện tu đi, để cho sự nghiệp nghiên cứuhọc hỏi trở thành mục tiêu chính của đời mình, thì ta sẽ đánh mất mục đích chính của đời ta là chuyển hóa những phiền não, đam mê, sân hận, ích kỷ... trong con người mình. Như vậy không thể gọi ta là một hành giả thành công được. Ví dụ, quý vị đang ở dưới lầu và quý vị cần một cuốn kinh ở thư viện trên lầu. Quý vị đứng dậyđi lên cầu thang để tìm cuốn kinh đó. Mục đích của quý vị khi đi tìm cuốn kinh là gì? Quý vị đọc cuốn kinh đó là để tra cứuhiểu rõ thêm để áp dụng vào đời sống hàng ngày hay là để giảng dạy? Từ chỗ quý vị đứng dậy, rồi đi lên lầu để lấy cuốn kinh đó, quý vị đi như thế nào? Quý vị đi một cách thảnh thơi hay là quý vị sẽ chạy hoặc là nhảy một lần hai, ba bậc cấp để lấy được cuốn kinh? Lấy cuốn kinh là mục đích của quý vị lúc đó, nhưng mục đích chính của quý vị là sống an lạcthảnh thơi trong từng giây phút. Một ví dụ khác: trong lúc quý vị đang nấu ăn cho đại chúng và quý vị cần mươi trái cà chua ngoài vườn. Cái cách quý vị đi từ nhà bếp ra vườn rau để hái cà chua chứng tỏ quý vị có khả năng sống tự do trong giây phút hiện tại hay không. Nếu đi ra vườn hái cà chua mà trong mỗi bước đi có an lạc, có thảnh thơi, có tự do, có sự sống, đó là quý vị đang áp dụng cái hiểu, cái biết, cái thấy của mình về giáo lý trong từng bước chân. Điều đó quan trọng nhất. Còn nếu quý vị hấp tấp chạy ra vườn để có cà chua, thì quý vị phải tự hỏi lại mình rằng mục đích của mình là có cà chua hay là có tự do và giải thoát? Không lẽ mục đích của ta lúc đó chỉ là những trái cà chua nhỏ bé thôi sao? Cũng như vậy, mục đích của ta không phải chỉ là cuốn kinh. Mục đích của ta là có được sự sống tự do ngay trong giây phút hiện tại. Sống an lạc được trong giây phút hiện tại thì mới có cơ hội để chuyển hóa tâm hành bộp chộp và tập khí đi tìm hạnh phúc trong tương lai của ta. Vì vậy mỗi khi quý vị gấp gáp đi lấy một cái gì, đi tìm một cái gì, hay đi làm một việc gì, quý vị hãy tự hỏi mình: Mục đích của mình là cái đó, hay là an trú thảnh thơi trong giây phút hiện tại? Tôi rất cần mấy trái cà chua, nhưng không phải vì mấy trái cà chua mà tôi đánh mất sự thực tập của tôi, đánh mất sự sống của tôi. Lấy cuốn kinh cũng là quan trọng, nhưng không phải vì đi lấy cuốn kinh mà tôi đánh mất sự sống trong giây phút hiện tại, đánh mất tự do của tôi. Chỉ nghĩ tới trái cà chua hay là cuốn kinh, thì lúc đó ta đã bỏ mất mục đích chính của đời mình để đi theo mục đích phụ. Trở thành một nhà học giả cũng vậy, cũng không phải là mục đích chính của ta, dù làm một nhà học giả cũng có những niềm vui. 

Tuệ giác có khả năng mang tới sống độngtự do trong giây phút hiện tại. Kiến thức không làm được việc ấy. Vì vậy cho nên không hiểu thì bị đòn đã đành mà hiểu cũng bị đòn như thường, nếu ‘hiểu’ chỉ là kiến thức suông mà không phải tuệ giác. Khi thiền sư nói ra một câu nào đó, ta có thể hiểu hay là không hiểu. Không hiểu thì ba mươi gậy, hiểu cũng bị ba mươi gậy. Đó là một đoạn trong Lâm Tế Lục. Ta không hiểu thiền sư nói gì thì bị đánh là thường, mà ta hiểu cũng bị đánh như thường. Tại vì sao? Tại vì cái hiểu đó là cái hiểu khái niệm. Vì thế khi thầy hỏi ta một câu, mục đích của thầy là để làm cho ta khơi mở được tuệ giác. Ta chạm được tuệ giác, thì ta thành công và thầy cũng thành công. Còn nếu ta đi tìm một câu trả lời trong khái niệm, thì tìm ra hay không tìm ra cũng đều là sự thất bại của mình và của thầy, vì cái mà thầy muốn không phải là một câu trả lời, hay một cái hiểu khái niệm. Cái mà thầy muốn là tuệ giác ta đạt được. Khi thầy hỏi một câu, không phải là thầy muốn ta trả bài. Thầy không có ý kiểm tra xem ta có thuộc bài hay không, mà câu hỏi đó là để giúp ta chạm được tới tuệ giác trong con người mình. Trong trường hợp ta nói là mình không hiểu thì ta thất bại đã đành, nhưng trong trường hợp ta nói mình hiểu (hiểu theo cái hiểu khái niệm) thì cũng thất bại luôn. Những mẩu đối thoại giữa thiền sưthiền sinh thường là như vậy. Khi đệ tử của thiền sư Triệu Châu hỏi: ‘Mục đích của tổ Đạt Ma khi sang Tàu là gì?’, thì thiền sư Triệu Châu nói với đệ tử: ‘Nhìn cây tùng ngoài sân kìa!’ (Đình tiền bách thọ tử). Câu nói này là để giúp cho người đệ tử tỉnh thức, chứ không phải để cho đệ tử thấy rằng: ‘A! có một cây tùng đang đứng trước ngõ’. Thiền sư thấy chúng ta đang bị kẹt vào những suy tư và những tìm cầu kiến thức, thiền sư thấy rất tội nghiệp cho chúng ta nên thiền sư mới chỉ ra ngoài: ‘Nhìn cây tùng trước sân kìa’, hy vọng là ta có thể trở về được với giây phút hiện tại. Chạm được vào cây tùng nghĩa là chạm được tới sự sống màu nhiệm thì ta thấy được là có sự sống ở trong mình và chung quanh mình, để ta không còn bị kẹt vào những tìm kiếm, đeo đuổi. Nhìn cây tùng mà chạm được sự sống thì ta có tự do, ta có tuệ giác. Còn nếu ta nói: ‘A! Thầy vừa chỉ cho mình cây tùng, thì chắc là có ý nghĩa triết học gì sâu sắc lắm trong câu nói của thầy’. Trong trường hợp này ta cũng kẹt luôn. Câu ‘Đình tiền bách thọ tử’ đã trở thành một công án rất nổi tiếng bên Tàu ngày xưa. Câu chuyện truyền đi xa, và khắp nơi trong nước, trong giới hành giả, ai cũng đều bàn luận sôi nổi về câu ‘đình tiền bách thọ tử’. Người ta mắc kẹt vào trong câu nói đó và cứ hỏi không biết có nghĩa lý gì sâu sắc ở trong câu nói đó hay không. Ai cũng cố gắng đi tìm cái nghĩa lý sâu sắc ở trong năm chữ đó. Mục đích của thiền sưgiải phóng người đệ tử, nhưng khi nói ra năm chữ đó thì thiền sư đã trói buộc không biết bao nhiêu người. Họ đi tìm kiến thức khái niệm, họ đi tìm nghĩa lý thâm uyên của năm chữ đó. Có phải là tai hại không? Thà rằng đừng nói gì hết. 

Có một hành giả ở rất xa, tận miền Đông Nam, nghe công án đó thì rất thao thức muốn biết nghĩa lý thâm uyên của nó nên đã lên đường tìm về chùa Bách Lâm (nơi thiền sư Triệu Châu ở). Đi hết mấy tháng trời, nhưng khi vị ấy tới nơi thì thiền sư Triệu Châu đã tịch. Mục đích của vị đó là muốn gặp trực tiếp thầy Triệu Châu để hỏi cho ra ý nghĩa ‘đình tiền bách thọ tử’, vì ở địa phương của vị đó, người ta đàm luận quá nhiều mà không ai đồng ý với ai hết về nội dung của năm chữ kia. Lúc đó, một vị đệ tử lớn của thiền sư Triệu Châu ra tiếp vị khách tăng này. Cố nhiên là vị khách tăng rất thất vọng khi nghe nói thiền sư Triệu Châu đã viên tịch. Thiền sư tịch rồi thì mình đành phải hỏi vị đệ tử lớn thôi, cho nên vị ấy đã đưa công án ra hỏi:

- Bạch thượng tọa, ‘cây tùng ngoài sân trước’ là có nghĩa gì? 
Vị thượng tọa hỏi: 
- Cây tùng nào?
- Cây tùng mà thiền sư đã nói trong câu ‘cây tùng ngoài sân trước’ đó.
Vị thượng tọa nói: 
- Tôi đâu có nghe thầy tôi nói về cây tùng nào đâu.
- Đâu có lý như vậy! Cả nước đều nghe câu đó hết mà? 
Vị thượng tọa nói: 
- Thầy đừng có vu oan giá họa cho thầy tôi. Thầy tôi chưa bao giờ nói về cây tùng ở sân trước hết.

Vị thượng tọa này thấy rằng, năm chữ ‘đình tiền bách thọ tử’ đã gây ra tác hại rất nhiều, đã trói buộc rất nhiều người, vì vậy ông quyết định giết cây tùng này. Tuy rằng ông biết ngày xưa thầy mình có nói câu đó, nhưng mà ông cứ chối phăng: ‘Ông đừng có vu oan giá họa cho thầy tôi. Thầy tôi chưa bao giờ nói về cây tùng ở sân trước hết’. Đạo Bụt có mục đích giúp cho người ta đạt tới tuệ giác. Nhưng phần lớn chúng ta đều là những người đi tìm kiếm kiến thức khái niệm để rồi bị kẹt. Chúng ta phải ý thức rằng chúng ta đừng nên tiếp tục đi tìm kiến thức khái niệm nữa. Khi gặp một thiền sư thứ thiệt thì ta đừng bỏ phí thì giờ để học hỏi những kiến thức khái niệm. Cái đó học ở trường đại học đã có đủ rồi. Ta nên học những gì để có thể chuyển hóa những khổ đau và những bế tắc của mình. Những lời thầy ta nói, nếu thầy ta quả là thiện tri thức, thì những lời đó có tác dụng giúp ta chạm được vào sự sống, bỏ được những thành kiến, chuyển hóa được những phiền giận và tập khí. Vì mục đích của vị thầy là giúp người đệ tử chuyển hóa, chứ không phải để trao truyền những kiến thức khái niệm. Thiền sư (zen master) không phải là giáo sư (professor). Thiền sư Lâm Tế đã nói rất rõ: ‘Mục đích của tôi không phải là trao truyền những kiến thức khái niệm cho mấy ông. Mục đích của tôi là đánh, là phá, là cởi trói, là trị liệu cho các ông.’

Nếu thấy được điều này, ta có thể cảm thông được với những gì đang xảy ra trong các cuộc đối thoại. Đọc trong các ngữ lục, chúng ta thường thấy có những cuộc đối thoại giữa thiền sưđệ tử. Chúng ta cũng tò mò muốn biết ý nghĩa của các cuộc đối thoại đó, và nếu đọc những đoạn đối thoại đó với mục đích tìm kiếm ý nghĩa của cuộc đối thoại đó thì ta thất bại. Trong cuộc đối thoại có hai người: một vị thầy và một người đệ tử, một vị thiện tri thức và một người cầu học hay một người chủ và một người khách. Chủ, theo nguyên tắc, là phải giúp cho khách. Nhưng đôi khi cũng xảy ra trường hợp là khách giúp cho chủ, tức là người tìm học có thể giúp được cho thiền sư. Trong những trường hợp đó, hai người trực tiếp đối diện với nhau, và họ có những tâm tư đặc biệt của họ, còn ta là người đứng ngoài. Khi đọc một mẩu đối thoại giữa thiền sư và người đệ tử, ta là người đứng ngoài. Nếu đứng ngoài với tư cách một quan sát viên để tìm hiểu ý nghĩa của câu chuyện, thì mình sẽ thất bại. Nhưng nếu đặt được ta vào trong trường hợp của người hỏi, người đệ tử, thì ta có cơ hội hơn. Nghĩa là khi nghe thiền sư hỏi câu đó, ta đặt được ta vào trong trường hợp của người đệ tử tới tham học, thì ta có một cơ hội để tiếp xúc với tuệ giác của mình. Ta có thể cũng sẽ thất bại như người ở trong cuộc, nhưng ta cũng có cơ hội thành công. Ta trở thành người đệ tử kia, và thiền sư Triệu Châu hiện đang nói với ta chứ không phải là đang nói với người đệ tử kia. Người đệ tử ở trong truyện có thể thất bại, nhưng ta có thể thành công. Thiền sư nói câu đó một ngàn ba trăm năm về trước với vị thiền khách kia, nhưng vị thiền khách kia đã thất bại. Đến khi ta đọc lại câu chuyện mà ta không đọc với thái độ tìm kiếm kiến thức khái niệm, thì ta có thể có cơ hội thành công. Ta ‘làm ăn’ có thể khá hơn vị thiền khách kia nếu ta đưa tất cả tấm lòng ra đón nhận câu nói của thiền sư. Có những điều Bụt nói trong thời của Bụt mà có người không hiểu, nhưng khi ta nghe, ta có thể hiểu được nếu ta thấy rằng Bụt đang nói cho mình. Cố nhiên, khi Bụt nói cho một người nào đó là Bụt đang đối trị căn cơ của người đó, nhưng đôi khi căn cơ ta phù hợp với căn cơ đó thì ta có cơ hội thấy được, cảm được điều Bụt nói. Vì vậy khi đọc ngữ lục, phải đọc với tâm niệm mình là đương sự. Và nếu chạm được tuệ giác, thì đó là điều may mắn, còn không chạm được tuệ giác thì thôi, đừng cố tìm hiểu nghĩa lý huyền bí gì ở trong đó, vì nếu ta có tìm ra được gì đi nữa thì đó cũng chỉ là kiến thức khái niệm mà thôi. Đừng nên đi tìm! Vậy mà hầu hết các nhà học giả bây giờ đọc Lâm Tế Ngữ Lục và những ngữ lục khác với mục đích là đi tìm kiếm. Đi tìm để biết Tổ nói cái gì trong đó. Tổ có nói gì đâu. Tổ chỉ đánh, chỉ đập, chỉ hét, chỉ khai mở, chỉ cởi trói. Tổ không nói gì mà ta đi tìm cái Tổ nói là hỏng rồi. Mục đích của Tổ là đập vỡ khối u mê của ta, cởi trói cho ta. Vì vậy khi đọc những mẩu đối thoại kia, ta có một cơ hội. Nhưng nếu ta không ở vào căn cơ đó, đọc mà không cảm thấy gì hết, thì ta cứ cho qua thôi, đừng tự cho là mình dốt, mình không hiểu gì hết, mình ngu. Không nên có mặc cảm! Công án đó, câu chuyện đó có thể không phải là để cho ta. Cũng như khi nghe một bản nhạc mà thấy hay thì nó hay, còn không thấy hay thì thôi, đừng cho là mình ngu, mình không biết thưởng thức bản nhạc này. Hoặc là ta nghe nói có một bức họa bán rất đắt tiền, cả triệu đồng, ta nghĩ chắc là nó phải đẹp lắm, nên người ta mới bán với giá đó, và ta tới xem. Nhưng ta không thấy đẹp, rồi ta tự trách: tại sao mình ngu vậy, bức họa này rất đẹp, mà sao mình không thấy đẹp? Không cần phải tự trách như vậy. Nếu ta thấy nó đẹp, thì nó đẹp. Nếu ta không thấy nó đẹp, thì thôi. Đừng có đi tìm hiểu tại sao nó đẹp mà ta không thấy là nó đẹp. Đi tìm hiểu thì không khác gì ta là đồ ngu thiệt. Thành ra, khi đọc các mẩu đối thoại trong các ngữ lục thì phải coi như là ta đang đi xem trăng, đang nghe nhạc: một là cảm được, hai là không cảm thấy gì hết, và ta hãy đi qua bức tranh khác, đi qua bản nhạc khác. Như vậy ta đỡ tốn thì giờ rất nhiều.Vì vậy cho nên không hiểu thì bị đòn đã đành mà hiểu cũng bị đòn như thường, nếu ‘hiểu’ chỉ là kiến thức suông mà không phải tuệ giác. Nếu thấy được điều này, ta có thể cảm thông được với những gì đang xảy ra trong các cuộc đối thoại: Ta không nên cố tìm trong các mẩu đối thoại và hành xử (khám biện) ấy những tư tưởng đặc thù hoặc những ý chỉ sâu sắc. Những gì ta thấy đang xảy ra giữa các đương sự là cơ hội của họ. Nếu đứng ngoài mà quán sát ta sẽ không thấy được gì. Nếu ta bước vào trong, đem hết sự sống của ta ra tham dự thì ta có thể có một cơ hội để tuệ giác bừng mở. Nếu bước vào trong mà ta không cảm được một cái gì hết, thì có nghĩa là trường hợp đó không phải là trường hợp của ta, thế thôi. Cũng như khi ta đứng ngắm một bức tranh siêu thực, ta đừng cố tìm hiểu nghĩa lý. Ta đừng nói là ‘ta không hiểu’. Hiểu hay không hiểu ta cũng lãnh ba mươi gậy như thường. Tổ không có ý muốn khuyên ta chấm dứt sự học hỏithực tập giới, định và tuệ. Tổ chỉ muốn ta đừng mắc kẹt vào sự học hỏithực tập mà thôi.

 Đừng nói Tổ bảo ta không nên học. Ta phải học như thường. Ta vẫn phải học chữ Hán, tiếng Pháp, tiếng Sanskrit, tiếng Pali, và ta phải học kinh, học giớihọc luật như thường. Nhưng phải học theo tinh thần Tổ dạy: học để mà tu, chứ không phải học để thành học giả. Tổ chỉ muốn ta đừng mắc kẹt vào sự học hỏithực tập mà thôi. Học hỏi để trở thành học giả, tam tạng pháp sư, thuyết giảng thao thao bất tuyệt, Tổ không cần cái đó. Cái đó Tổ gọi là nghiệp địa ngục. Muốn trở thành, muốn làm học giả, anh cũng xuống địa ngục như thường, vì anh tham danh, vì anh muốn làm nhà lãnh đạo. Làm tam tạng pháp sư anh cũng đi xuống địa ngục như thường. Cái đó Tổ gọi là nghiệp địa ngục. Bản chất của nó là sự tìm cầu, không hẳn là sự tìm cầu giải thoát mà là sự tìm cầu danh lợi. Ta cần học hỏi, ta cần hành trì, nhưng sự học hỏihành trì ấy phải có tác dụng giúp ta trở thành con người vô sự, con người giải thoát. Bằng không, những học hỏi và những thực tập đó chỉ là gông cùm. Chuyện này ta làm được. Nếu sư cô muốn hái cà chua, thì sư cô cứ ra vườn hái, nhưng đi từ bếp ra vườn phải thảnh thơi, an lạc, giải thoát trong từng bước chân. Mục đích của sư cô không phải là trái cà chua mà mục đích của sư côthảnh thơi, an lạc. Có phải như vậy không? Sư chú lên lầu lấy cuốn kinh. Điều đó được chứ sao không. Nhưng lấy cuốn kinh không phải là mục đích của đời mình. Lấy cuốn kinh là việc thứ yếu, cái việc chính là an lạc, giải thoát. Vì vậy từ chỗ đang ngồi, đứng dậy, lên lầu lấy cuốn kinh sư chú phải đi từng bước, đi cho có giải thoát, có an lạc. Đối trị được cái tập khí muốn chạy theo danh lợi, chạy về tương lai, sự thực tập giải thoát này phải có trong từng giây từng phút. Cái gì là mục đích chính của đời ta? Mục đích chính của đời ta là trở thành người học giả, người lãnh đạo, hay mục đích chính của đời ta là có được an lạc, hạnh phúc, tự do? An lạc, hạnh phúc, tự do có thể có trong giây phút hiện tại, chứ không phải trong tương lai.

Trong khóa tu tiếng Pháp tại Làng vừa rồi, các thiền sinh rất hạnh phúc. Thiền sinh Pháp về Làng trong khóa tu giống như là con về nhà cha mẹ mỗi năm. Họ rất vui. Họ không thể không về được. Người Pháp được về dự khóa tu tiếng Pháp thì rất hạnh phúc. Cũng giống như người Việt về dự khóa tu tiếng Việt. Tạo hạnh phúc cho một người đã là chuyện may mắn, chuyện hy hữu rồi, huống hồ là có cơ hội tạo hạnh phúc cho cả sáu bảy trăm người. Trong khóa tu ấy, tất cả chúng thường trú của Làng Mai, các thầy, các sư cô, các cư sĩ, người nào cũng đem hết tài năng của mình ra để đóng góp. Ban nấu nướng làm đủ mọi cách để làm hạnh phúc cho thiền sinh. Ban văn phòng làm hết tất cả những gì mình có thể làm được để thiền sinhhạnh phúc. Ban giáo thọ cũng vậy. Và mỗi người trong chúng, trong cương vị của mình, sử dụng tài năng và trái tim của mình để làm cho thiền sinhhạnh phúc. Công trình đó là công trình của tập thể, không phải là công trình của một người trong chúng. Điều này là một điều rất đẹp. Chúng ta làm như vậy không phải là để được tiếng khen, dầu là khi nghe khen mình cũng thấy vui vui. Nhưng sự thật làm như thế là để thực tập. Khi chúng ta thấy được và biết được qua ngày thứ hai, ngày thứ ba, ngày thứ tư, ngày thứ năm, những người thiền sinhchuyển hóa, thì ta có rất nhiều niềm tin vào pháp môn của mình. Niềm tin đó được tưới tẩm. Đó là một điều ích lợi. Ta biết rất rõ là nếu ta không thảnh thơi, không an lạc, thì ta không thể nào giúp được cho những thiền sinh tới với mình. Và ta biết rằng, nếu niềm an lạc, sự thảnh thơi của ta càng lớn, thì những người thiền sinh tới với ta càng được thừa hưởng nhiều. Cho nên sự có mặt của những người thiền sinh cũng là trợ duyên cho chúng ta tu tập. Một khóa tu thành công, không phải chỉ là thành công cho những người thiền sinh mà cũng là thành công cho chính chúng ta. Chúng ta thấy được rằng chúng ta đang đi trên một con đường chân chính, một con đường đẹp, một con đường đáng đi. Chúng ta thấy được rằng, nếu muốn sự nghiệp hành đạo của chúng ta thành công hơn trong tương lai, chúng ta phải hạ thủ công phu về phương diện tu tập trong giây phút hiện tại. Bởi vì mỗi bước chân, mỗi hơi thở, mỗi nụ cười của chúng ta đều có thể đem lại hạnh phúc cho chúng ta và cho những người khác. Do đó, những buồn phiền, những giận hờn, những bế tắc của ta, ta phải biết xử lý nó. Đó chính là đối tượng của sự tu học của ta, và ta đã có những pháp môn rất rõ ràng, rất hữu hiệu để làm được chuyện này. Vì vậy mỗi ngày chúng ta đều có tiến bộ trong công trình chuyển hóa, đồng thời sự học hỏi của chúng ta sẽ có ý nghĩa hơn và sẽ giúp cho chúng ta thêm trong vấn đề tu tập chuyển hóa. Còn nếu chúng ta chỉ nghĩ đến sự học hỏi kiến thức khái niệm, thì chúng ta cũng sẽ như vị hòa thượng kia, tới bảy mươi, tám mươi tuổi rồi, có danh, có địa vị, nhưng không có giải thoát. Đó là một điều đáng tiếc.

Con người vô sự là con người tùy xứ tác chủ nên không phải là con người thụ động. Trái lại, người ấy luôn luôn đứng về phía chủ động. Ta không thể nào nói rằng: nếu người tu đạo không theo đuổi một chí hướng, không thao thức thực hiện một lý tưởng, không có mục đích theo đuổi, thì ai sẽ là người tế độ chúng sinh, cứu vớt những loài đang chìm đắm trong biển khổ? Bụt là một người vô sự, không tìm kiếm một cái gì. Nhưng Bụt là một người hoạt động độ sinh không ngừng nghỉ. Con người vô sự tuy rất tích cực trong việc giúp đời độ người, nhưng không bao giờ bị kéo theo hoàn cảnh và công việc, không bao giờ đánh mất mình trong mong cầu, trong dự án, trong công việc. Con người vô sự luôn luôn còn là mình, còn tự do, không bao giờ bị ‘burn out’ (hết xí quách), cho nên con người vô sự còn mãi thong dong.

Chữ vô sự ở đây có thể hiểu là tự do, có thể hiểu là không bị những tham muốn, những dự án kéo mình đi. Tùy xứ tác chủ là bất cứ ở đâu ta cũng làm chủ được mình. Vì vậy người nào có thể tùy xứ tác chủ thì người đó đích thực là người vô sự. Ta đã là người vô sự rồi thì ta có khả năng tùy xứ tác chủ, ta không phải là con người thụ động (passive). Thụ động tức là để cho người ta kéo đi, để cho hoàn cảnh kéo đi, ta không tự chủ được. Ta thấy ta là nạn nhân của hoàn cảnh, là nạn nhân của người khác. Ta than phiền rằng: tại vì hoàn cảnh như thế kia cho nên tôi mới như thế này; tại vì người kia như thế kia, cho nên tôi mới phải lao đao khốn khổ như thế này. Ta cảm thấy ta là nạn nhân. Và khi thấy mình là nạn nhân thì ta sẽ oán trời trách đất, nguyền rủa xã hội, nguyền rủa hoàn cảnh, nguyền rủa con người. Con người vô sự là con người không thấy mình là nạn nhân. Thấy mình là nạn nhân rồi thì ta không có ý chí, ta không còn chủ động (active), ta trở nên thụ động (passive). Trái lại con người ấy luôn luôn đứng về phía chủ động. Con người đó luôn luôn đặt ra câu hỏi: Trong tình trạng này, mình phải làm gì? Mình phải làm gì để cho tình trạng tốt đẹp ra? Mình phải làm gì để cho tình trạng chuyển đổi? Mình phải làm gì để có thể thay đổi được tình trạng, thay đổi được những người chung quanh? Nếu nhìn lại cho kỹ, ta sẽ thấy rằng không có người nào mà đã không là nạn nhân của xã hội và của những người khác. Tại vì trong xã hội có những u mê, có những bạo động, có những căm thù, có những thèm khát, và con người bị trấn ngự bởi những yếu tố đó, cho nên con người làm khổ nhau, làm khổ những loài khác, làm khổ cho hoàn cảnh. Vì vậy nói tới nạn nhân thì không có ai không là nạn nhân. Bị người ta hành hạ, bị người ta đè nén, bị người ta lạm dụng, bị người ta làm cho bầm dập..., không có người nào tránh thoát được những trường hợp như vậy, kể cả Siddhatta (Tất Đạt Đa). Siddhatta trước khi thành Phậtngay sau khi thành Phật cũng đã từng bị như vậy. Ta nên nhớ rằng trong ta cũng đang có những yếu tố của vướng mắc, của tham dục, của thèm khát, của giận hờn, của bạo động và của kỳ thị. Vì vậy có những người đã từng là nạn nhân của ta, có những người đang là nạn nhân của ta. Vì ta có u mê, có giận hờn, có vụng về và kỳ thị trong tự thân, cho nên ta đã gây khổ đau cho chính ta và cho người khác. Nạn nhân đầu tiên của ta là chính ta. Ta làm khổ mình, và ta làm khổ những người khác. Nếu nói rằng: ‘Chỉ có tôi là nạn nhân thôi, tất cả những người khác, họ không có cái đau khổ của tôi. Họ chỉ làm cho tôi đau khổ thôi’, đó không phải là cái thấy đúng, không phải là chánh kiến. Cho nên khi nào ta cảm thấy ta là nạn nhân, thì ta phải ngồi lại, suy nghĩquán chiếu để thấy rằng ai cũng có thể là nạn nhân cả. Ta có thể là nạn nhân của chính mình. Nếu ta phát tâm bồ đề, có ý chí muốn được chuyển hóa, thì ta có thể tự cứu được mình, và có thể cứu được những người và những loài khác. Khi ta phát được tâm bồ đề, phát ra được cái ý chí vĩ đại đó, thì ta không còn là nạn nhân, ta không còn thụ động nữa mà ta bắt đầu đóng vai trò chủ động. Cho nên bồ đề tâm, ý chí muốn hành động, muốn thay đổi, rất quan trọng. Ta chưa làm gì hết, ta mới chỉ có nhận thức thôi, mới có ý chí thôi, mà khổ đau đã giảm thiểu đến tám mươi, chín mươi phần trăm rồi. Vì vậy thay đổi nhận thức là một việc làm rất quan trọng. Biết bao nhiêu người chết đuối trong biển khổ của sự thất vọng, chỉ vì nghĩ rằng mình là nạn nhân. Có những người nói: Tôi bị lạm dụng từ khi còn nhỏ, bị người này hiếp đáp, bị người kia hiếp đáp; cả đời tôi, tôi chỉ là nạn nhân, nạn nhân của cha mẹ, nạn nhân của anh em, nạn nhân của bạn bè, nạn nhân của xã hội, nạn nhân của hoàn cảnh, nạn nhân của chiến tranh, cho nên bây giờ tôi mới như thế này, tôi bất lực, tôi không làm được gì cả. Những người ấy sống mà chỉ đóng vai trò của một nạn nhân và chìm ngập trong biển khổ của sự tuyệt vọng.

Mỗi lần ngã là một lần đứng dậy 
Để cuộc đời nhường một bước đi lên

Đó là thái độ của người chủ động. Tuy là có những khổ nhục, nhưng ta không bị chết chìm trong biển khổ nhục đó, ta đứng dậy. Đứng dậy như một vị anh hùng, một vị Bồ Tát, và khi cái tâm đại trượng phu ấy được phát khởi, thì tự nhiên đau khổ rơi rụng rất mau. Chưa làm gì hết, nhưng khổ đau đã rơi rụng rất nhiều. Nếu ta là nhà tâm lý trị liệu, ta phải thấy được điều này. Phần lớn những người có bệnh tâm thần cứ nghĩ rằng mình là nạn nhân của sự lạm dụng, của sự đè ép, của sự bủa vây của người khác, và cho rằng đã bị như vậy rồi thì mình sẽ phải mang những vết thương suốt đời, không thể nào lành được, cho nên mình phải khóc thật nhiều, phải biểu lộ cho được cái niềm đau nỗi khổ đó ra, thì mình mới bớt bệnh được. Nhưng sự thật là mỗi khi ta than khóc, ta biểu lộ niềm đau, ta tưới tẩm hạt giống của niềm tin rằng mình là nạn nhân, thì hạt giống của sự đau khổ càng lớn. Ta chỉ cần ý thức rằng tuy có sự vụng về từ phía mình, và có sự vụng về từ phía những người khác nhưng ta vẫn có thể đứng dậy được.

 Đứng dậy em ơi sống cõi đời
 Đời dù khổ nhục đến mười mươi
 Em nên điểm phấn tô son lại
 Ngạo với nhân gian một nụ cười

Hãy đứng dậy, đừng làm nạn nhân nữa. Đó là thái độ cần có. Khi ta có ý chí đó, thì bệnh ta bắt đầu thuyên giảm liền. Nếu ta là một nhà tâm lý trị liệu giỏi, ta có thể tạo ra được sự chuyển biến này trong tâm hồn của người bệnh. Nếu không thì ta chỉ có thể nói: ‘Anh nên khóc đi, khóc cho đỡ đau đi, nói ra đi cho nó nhẹ bớt’. Càng khóc, càng nói ra thì ta càng khổ. Nói như vậy không có nghĩa là ta không được khóc, không được nói. Khóc một lần thôi, nói một lần thôi. Tại sao ngày nào ta cũng phải khóc, ngày nào ta cũng phải nói để tưới tẩm những hạt giống đã quá chín muồi đó? Người ta chỉ có khả năng nghe ta được một vài lần thôi, lặp lại nhiều lần người ta nghe hoài cũng ngán lắm. Chỉ có những nhà tâm lý trị liệu mới chịu khó ngồi nghe, còn những người khác thì chỉ có thể nghe một vài lần là đủ. 

Khi quán chiếu ta thấy rằng không phải ta là người duy nhất có niềm đau. Người kia, người đã từng hãm hại ta, lạm dụng ta, làm tình làm tội ta, cũng có những niềm đau. Người đó có thể là cha, là mẹ, là chồng, hay là vợ của ta. Và khi quán chiếu như vậy, thấy được nỗi khổ niềm đau của người kia, thì ta làm phát sinh ra hiểu biếttừ bi. Ta thấy rằng người đó cũng đang cùng ngồi trên một chiếc thuyền với mình, đồng hội đồng thuyền, đồng khổ với nhau, thì sự hận thù, sự trừng phạt không cần nữa. Chất bạo động trong người không còn thì ta thấy rằng ta cần phải làm một cái gì đó để giúp mình, cứu mình và để giúp được người kia. Cái quán chiếu đó phát sinh tâm từ, tâm bi. Tâm từ là tâm muốn cho người kia có được hạnh phúc. Tâm bi là tâm muốn cho người kia khỏi khổ đau. Không những ta muốn cho ta không khổ, được vui, mà ta cũng muốn cho người kia cũng được như thế. Khi có tâm từtâm bi thì tự nhiên đau khổ tan rã, rơi rụng. Đó chỉ mới là kết quả của công phu quán chiếu thôi. Rất hay. Vậy thì con người vô sự là con người đứng vào trường hợp nào cũng đóng vai chủ động. Tùy xứ tác chủ, tức là chủ động, không than phiền và luôn có khả năng mỉm được nụ cười.

Ta không thể nào nói rằng: nếu người tu đạo không theo đuổi một chí hướng, không thao thức thực hiện một lý tưởng, không có mục đích theo đuổi, thì ai sẽ là người tế độ chúng sinh, cứu vớt những loài đang chìm đắm trong biển khổ? Có phải khi vô sự thì ta khỏi phải làm gì hết, khỏi phải có một kế hoạch nào, một dự án nào, vậy thì ai đứng ra lo giúp đời? Người ta hay chủ trương rằng phải có thao thức, phải có một chí hướng, phải có một lý tưởng, thì ta mới có được một nguồn năng lượng trong tự thân, thì ta mới làm việc được. 

Bụt là một người vô sự, không tìm kiếm một cái gì. Nhưng Bụt là một người hoạt động độ sinh không ngừng nghỉ. Chúng ta biết rằng trong ba cánh cửa giải thoát có một cánh cửa gọi là vô nguyện. Vô nguyện tức là không có đối tượng để theo đuổi (aimlessness). Khi ta thực hiện được vô nguyện, không tìm cầu nữa, thì ta thật sự có hạnh phúc, ta là người vô sự. Bụt là người vô sự, nhưng không phải là một người nhàn cư không làm gì hết. Trong bốn mươi lăm năm, Bụt đã làm rất nhiều, đã không ngừng công việc hóa độ của Người. Đến giờ phút lâm chung cũng còn độ được một người xuất gia. Như vậy người vô sự không phải là người không có từ, không có bi. Mà từ và bi chính là hai động lực rất mạnh, khiến cho ta trở thành một con người hành động, một con người chủ động. Người vô sự không phải là người không có năng lượng. Năng lượng của người vô sự là năng lượng từ, bi và trí tuệ. Ở đây ta thấy rõ rằng con người giải thoát, con người vô sự là một con người rất hoạt động. Lý docon người này có năng lượng của từ, của bi, và của trí tuệ. Có những người không có năng lượng từ, bi và trí tuệ, nhưng cũng rất hoạt động, vì nguồn năng lượng trong họ là nguồn năng lượng của dục. Họ thèm khát danh, cho nên họ rất siêng năng, họ rất hoạt động. Họ thèm khát giàu sang, cho nên họ rất hoạt động, làm việc cả ngày cả đêm. Họ muốn có quyền hành, vì vậy họ rất hoạt động, họ để hết thì giờ để xây dựng quyền hành của họ. Họ thèm khát sắc dục, vì vậy họ rất hoạt động, họ làm đủ mọi cách để chiếm hữu, để thành công. Cho nên ta phải phân biệt hai nguồn năng lượng: một là năng lượng dục, hai là năng lượng từ bi. Con người vô sự không có dục, nhưng có rất nhiều từ bi. Người có từ bi có thể hy sinh thân mạng của mình để cứu độ chúng sinh, vì vậy năng lượng của từ bi rất lớn. Khi ta nói một bài pháp thoại, bài pháp thoại này có thể được nói với năng lượng của từ bi, hay là với năng lượng của dục. Pháp thoạiPhật pháp, nhưng nếu ta nói pháp với tâm niệm là phô bày kiến thức của mình, để cho người ta khâm phục, để cho người ta khen ngợi, thì tuy ta cũng hăng hái nói bài pháp đó, nhưng nguồn năng lượng này không phải là một nguồn năng lượng lành. Nghe bài pháp thoại người ta cũng thấy rõ là trong bài pháp này không thật sự có từ, có bi, cho dù là đề tài của bài pháp là từ bi. Tại vì người nói pháp đã nói với cái ý muốn phô bày kiến thức của mình về từ và về bi. Khi thấy người ta khổ, ta nói một bài pháp có công năng giúp cho người ta bớt khổ, thì người ta nghe sẽ bớt khổ liền, vì người ta thấy được con đường chuyển hóa. Bài pháp không phải được nói với tâm niệm ham danh, cầu mong sự khen ngợi, mà được nói với động lực của từ bi. Một vị giáo thọ trẻ có thể nói với động lực đầu, tức là muốn cho người ta thấy mình cũng là giáo thọ giỏi, cũng không thua sư anh, sư chị của mình, không thua thầy của mình. Nói pháp như vậy chưa phải là nói một bài pháp đích thực, dầu trong bài pháp không có gì sai lạc, câu nào cũng nói đúng với kinh điển. Nhưng động lực của bài pháp chưa phải là từ, là bi đích thực, mà là sự phô trương. Khi còn trẻ, ta có thể đi qua giai đoạn đó. Nhưng khi đã lớn tuổi rồi, ta không thấy có sự cần thiết của lời khen ngợi nữa, và ta sẽ nói với tâm từ bi. Nói pháp như thế nào để có ích lợi, vì ta không muốn mất thì giờ của ta, cũng không muốn mất thì giờ của người khác. Vì vậy bài pháp của ta đích thực là một bài pháp. Khi nghe một bài pháp, ta có thể thấy được tính phô trương, tính thực tế hay mục đích cứu độ của bài pháp. Cho nên nói pháp là tốt hay là không tốt, điều đó còn tùy. Làm chùa cũng vậy. Làm chùa cũng có thể làm bằng từ bi, hoặc làm bằng tâm niệm chủ chùa, muốn chiếm hữu và muốn có niềm vui vì chùa mình đẹp, chùa mình lớn, chung quanh vùng này không có chùa nào được bằng chùa mình. Làm chùa như vậy không có phước bao nhiêu, có thể còn có tội nữa. Còn làm chùa với thao thức là có một cơ sở để người ta tới tu học, và động lực làm chùa là tâm niệm từ bi, thì làm chùa là một hành động rất đẹp. Học hỏi cũng vậy. Học hỏi để có khả năng hiểu được giáo lý, đem ra thực tập và để cứu người, thì học hỏi đó là từ bi. Còn học hỏi để có bằng cấp, có danh lợi, để chứng tỏ mình hơn người, thì cái học hỏi đó không phải là cái học hỏi của người vô sự. Người vô sự không có nghĩa là người làm biếng học. Người vô sự cũng học nhiều, nhưng học với ý chí lớn. 

Con người vô sự tuy rất tích cực trong công việc giúp đời độ người, nhưng không bao giờ bị kéo theo hoàn cảnh và công việc, không bao giờ đánh mất mình trong mong cầu, trong dự án, trong công việc. Không bao giờ đánh mất mình trong dự án, trong mong cầu, trong công việc là điều rất quan trọng. Ta làm không phải vì tiếng khen, vì danh lợi, vì quyền thế, mà vì tình thương. Sống trong chúng, ta cũng biết rằng khi ta làm với tình thương thì ta có hạnh phúc lớn, còn khi làm không có tình thương thì ta sẽ đau khổ. Ta tự hỏi tại sao việc này chỉ có một mình ta làm mà người khác không chịu làm. Như vậy dù ta có đang làm đi nữa, thì cũng không có công đức bao nhiêu, vì ta làm không phải là do động lực của tình thương đẩy tới. Quan trọng là khi hành động thì hành động đó không làm cho ta đánh mất mình. Ta vẫn ‘tùy xứ tác chủ’, trường hợp nào ta cũng tự làm chủ được. Vì vậy chàng dũng sĩ xuống núi độ đời phải là người vô sự. Nếu chàng dũng sĩ xuống núi độ đời không phải là người vô sự, thì chàng dũng sĩ cũng có thể bị kéo theo danh vọng, quyền hành và sắc dục, và chàng sẽ đánh mất mình. 

Con người vô sự luôn luôn còn là mình, còn tự do, không bao giờ bị ‘burn out’ (hết xí quách), cho nên con người vô sự còn mãi mãi thong dong. Tổ khuyên chúng ta: đừng chạy theo danh lợi, đừng chạy theo sự nghiệp, đừng bỏ thì giờ mua vui (đi tìm cái vui), đừng ham xây cất chùa lớn. Thật ra có chùa lớn cũng vui. Nếu ta xây cất chùa lớn với lòng từ bi chứ không phải để khoe khoang thì hay lắm. Đừng vận động làm tăng thống. Đừng vận động làm trụ trì, làm hòa thượng. Đừng cố thi đậu bằng tiến sĩ, đừng cầu mong chức vụ đại thiền sư. Nếu chuyện đó phải xảy ra thì cũng được, nhưng đừng có mong cầu. Đó là những cái người đời tìm kiếm, còn ta đi tu rồi, không lý ta cũng tìm kiếm cái đó hay sao? Chỉ cần mỗi ngày một bát cơm, một manh áo, một chiếc giường nhỏ. Sống đơn giản như vậy, không đòi hỏi tiện nghi nhiều, ta có rất nhiều thì giờ để làm con người tự do, để hết thì giờ vào công phu học hỏitu tập hàng ngày. Bụt đã sống như vậy, và Bụt đã dạy ta như vậy. Tổ đã sống như vậy, và Tổ cũng dạy ta như vậy. Tại sao ta lại muốn đi tìm cho nhiều? Để thì giờ để sống thật với mình. Sống thật với mình tức là lập xứ đắc chân. Ở chỗ nào ta cũng là ta. Ta không đóng kịch, ta không đóng một vai trò khác, ta muốn ta là con người thật của mình, ta muốn người ta thấy ta trong con người thật của mình, chứ không muốn người ta thấy ta là một con người khác. Tùy xứ tác chủ, lập xứ đắc chân. Đứng trong hoàn cảnh nào, địa vị nào, ta cũng vẫn là con người thật (chân nhân) của mình. Để thì giờ để sống thật với mình, để trở thành con người vô sự, giải thoát thật sự. Vô sự đây có nghĩa là giải thoát. Giải thoát đối với sự nghiệp, với những dự án v.v..., không còn có gì lôi kéo ta đi được nữa, tuy rằng ta vẫn làm, vẫn sống, vẫn phụng sự. Niềm vui của ta là do tâm từ, tâm bi đem lại. Thấy người ta bớt khổ, ta có niềm vui; thấy người ta mỉm cười được, ta có niềm vui. Ta được nuôi dưỡng bởi những niềm vui đó, chứ không phải là niềm vui được người khen ngợi và trọng vọng

Tất cả những công phu học hỏitu tập đều phải giúp cho mình trở nên thong dong, đem lại hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại. Con người vô sự là con người có khả năng sống hạnh phúc trong giây phút hiện tại, vì con người đó không còn bị những dự án, những mong cầu kéo đi. Sống hạnh phúc trong giây phút hiện tại nhưng vẫn tạo ra những lợi lạc cho các loài hữu tình. Sống hạnh phúc trong hiện tại, không gây khổ đau cho những người khác và hạnh phúc của ta lan tới người khác. Trên căn bản hạnh phúc đó, ta có thể làm được những việc khiến cho người ta bớt khổ và có niềm vui. Nếu không làm được như vậy, thì tất cả đều chỉ là gông cùm. Chùa cũng là gông cùm, pháp cũng là gông cùm, lý tưởng cũng là gông cùm, mà dự án cũng là gông cùm, vì những thứ này khiến cho ta đánh mất mình, làm ta không còn tự do, ta không còn là con người thật của mình nữa. Vì vậy cái mà ta tưởng là đẹp lắm, cái mà ta gọi là lý tưởng, cũng là gông cùm, vì cái đó làm cho ta đánh mất sự sống trong giây phút hiện tại. Con người thật của ta, vô vị chân nhân, cũng như con người thật của Bụt, đang có mặt đích thật trong giờ phút hiện tại. Đó không phải là cái ta đi kiếm trong tương lai hay ở một chỗ khác. Hạt giống đó có thật ở trong ta. Hãy trở về vận dụng cái tâm sáng chói với sáu đạo thần quang để nhận diện nó. Nó có đó. Con người thật của ta (vô vị chân nhân), con người tự do, con người thong dong đang có mặt trong ta, phải tiếp xúc với nó, phải nhận diện nó. Nhận diện bằng cái gì? Ta nhận diện bằng nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thứcý thức của ta. Đó là sáu đạo thần quang. Nó không phải là sáu trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp) đang mang tính thành, trú, hoại, không. Con người thong dong đó, con người thật đó là Phật tự thân. Nó không phải là một vật. Vì vậy gọi nó là một vật thì không đúng. Tại vì nó không phải là đối tượng của sáu giác quan. Trong khoa học thần kinh não bộ (neuroscience) bây giờ người ta cũng nói như vậy. Họ nói: Tâm thức không phải là một vật. Nó là một sự biểu hiện. Nếu ta muốn nắm bắt nó như nắm một vật thì không bao giờ nắm được, bất khả đắc. Nhưng nó có mặt thật sự. Khi ta nhận diện được nó, thì ta trở thành con người tự do. Vì ta vốn là tự do. Nhưng nó đang có mặt kia, và ta chỉ cần nhận diện nó. Nhận diện ở đây tức là thức dậyý thức được rằng cái đó đang có mặt. Cái đó không phải là một vật.

Câu cuối cùng trong phần khai thị của Lâm Tế Lục giống như là một công án. Con người thật của mình, ta gọi là vô vị chân nhân, đang có mặt. Vấn đề là ta có nhận diện được hay không? Trong khi ngồi thiền, trong khi đi thiền, trong khi hái rau, trong khi cắt cỏ, và trong khi rửa chén, ta phải ngồi thiền, đi thiền, hái rau, cắt cỏ, và rửa chén như thế nào để con người thật của mình được hiện rõ ra. Khi có thể tiếp xúc được với con người thật của mình thì ta mới chấm dứt được tất cả mọi tìm cầu, mới có được an lạchạnh phúc, và những đau khổ của ta mới rơi rụng hết.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant