Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đoạn 4

04 Tháng Bảy 201200:00(Xem: 8266)
Đoạn 4

TRUYỀN TÂM PHÁP YẾU GIẢNG GIẢI

HT Thích Thanh Từ

ĐOẠN 4

CHÁNH VĂN:

Phàm nhân khi sắp mạng chung chỉ quán năm uẩn đều không, bốn đại vô ngã, chân tâm không tướng, chẳng đi chẳng đến, khi sanh tánh cũng chẳng đến, khi tử tánh cũng chẳng đi, yên lặng tròn bặt, tâm cảnh nhất như. Chỉ hay quán như thế liền đó chóng liễu ngộ, chẳng bị ba đời ràng buộc bèn là người xuất thế.

GIẢNG:

Người tu thiền khi sắp lâm chung phải làm sao? Ngài dạy chỉ quán năm uẩn đều không, bốn đại vô ngã như trong kinh Bát-nhã.

Chân tâm không tướng, chẳng đi chẳng đến, khi sanh tánh cũng chẳng đến, khi tử tánh cũng chẳng đi, yên lặng tròn bặt, tâm cảnh nhất như. Nói rằng quán năm uẩn đều không, bốn đại vô ngã điều này nhiều người quán được. Nhưng tới chân tâm không tướng, chẳng đi chẳng đến làm sao biết? Đã không biết vì sao nói chân tâm không tướng, chẳng đi chẳng đến, khi sanh tánh cũng chẳng đến, khi tử tánh cũng chẳng đi? Không biết mìnhchân tâmbảo quán chân tâm làm sao quán? Đó là một vấn đề.

Ai cũng nói có chân tâm, mà nó hiện lúc nào ra sao lại không biết. Khi đọc kinh sách tưởng như mình hiểu, thật ra chỉ hiểu trên danh từ thôi, chớ thực chất chưa nắm được. Quí vị muốn thấy chân tâm thì phải dùng trí tuệ sẵn có muôn đời của mình mà nhận. Thường mọi người luôn lấy ý thức sanh diệt làm tâm mình. Như vậy tất cả nghĩ phải nghĩ quấy, nghĩ hơn nghĩ thua, nghĩ tốt nghĩ xấu v.v… đều cho là tâm mình. Người nào nghĩ khéo, nghĩ trúng thì khen tâm họ sáng, ai nghĩ trật nghĩ sai thì nói tâm họ mù mịt, đần độn quá.

Trăm người như một đều nhận suy nghĩ phân biệt đối đãi làm tâm mình, không biết đó là tâm động, tâm sanh diệt. Nó đâu có nghĩ hoài một việc mà thay đổi luôn luôn. Nó là động, là sanh diệtchúng ta nhận là tâm mình, nhận thân tứ đại sanh diệt làm thân mình thì đang sống với cái gì? Sống với cái tạm bợ, hư dối sanh diệt. Đã lấy tạm bợ hư dối sanh diệt là mình, thì cái này hoại bám cái khác, cái khác hoại bám cái khác nữa, liên tục cho nên tiếp tục trong vòng sanh tử không cùng tận. Đó là nỗi khổ của chúng sanh, cứ như vậy triền miên sanh tử kiếp kiếp đời đời, không dừng được. Cho nên đức Phật hết sức thương xót.

Ngày nay chúng ta tu muốn thoát ly sanh tử, mà cứ bám vào thân tâm sanh diệt ấy, làm sao thoát ly được. Như người muốn qua sông lớn mà nương chiếc xuồng lủng, chiếc ghe bể thì sao? Thì chết chìm. Muốn qua sông lớn ít ra cũng có thuyền chắc hay tàu lớn, cái không bền chắc mà dùng vượt sông biển thì không thế nào được. Tu hành cũng vậy, chúng ta phải biết cái gì là chân tâm, cái gì là vọng tâm hư dối. Nắm vững để chúng ta không bị kẹt trong tướng sanh diệt, mà nhận lấy cái bất sanh bất diệt, nhà Phật gọi là Niết-bàn. Chân tâm là nhân của Niết-bàn sẵn có nơi mỗi người, mà không ai chịu nhận. Thật đáng tiếc.

Lục Tổ hỏi ngài Huệ Minh: “Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục của Thượng tọa Minh?” Đó là Ngài đã chỉ chân tâm cho Thượng tọa Minh rồi. Chúng ta cứ nói tâm chân, tâm vọng mà hỏi tâm là gì cũng không biết, cứ cho suy nghĩ hai bên là tâm. Sự thật ngài Khuê Phong định nghĩa rõ ràng “Tâm là cái biết”. Cái biết nào thuộc về hư dối sanh diệt gọi là biết vọng. Cái biết không sanh không diệt là biết chân. Cái biết nghĩ phải nghĩ quấy, nghĩ hơn nghĩ thua là cái biết sanh diệt. Không dùng cái biết sanh diệt, mình vẫn biết đó là chân.

chúng ta không gan dạ, không dám nhìn thẳng để nhận ra cái thật, cứ chạy theo những dấy nghĩ cho là tâm mình nên quên mất cái thường biết lặng lẽ. Như vậy có tủi không? Chúng ta quả tang là chàng bất hiếu cùng tử, ông cha sung sướng giàu có mà bỏ chạy tha hương, tới chừng thức tỉnh mới tìm trở về. Đâu phải cha đuổi mà chính mình bỏ nhà đi hoang. Cũng thế, chân tâm hiện giờ ai cũng có, mà không chịu nhận. Vì vậy chúng ta ngồi thiền để dừng nghĩ phải, nghĩ quấy, dừng vọng tâm. Vọng tâm dừng lúc đó chân tâm hiện ra. Biết tất cả đó là tâm, mà không động.

Các vị Tổ hồi xưa nói “đêm đêm ôm Phật ngủ”, ôm ông Phật ngủ mà không nhớ Phật, lại gác tay gác chân đè Phật, “ngày ngày cùng Phật đi”, mà không thèm ngó ngàng tới Phật, toàn là ngó theo chúng sanh. Thấy cây dù xanh lo nhìn cây dù xanh, thấy chậu hoa đỏ lo nhìn chậu hoa đỏ, cứ phân biệt theo cảnh bên ngoài, không nhớ mình có ông Phật đang đi theo đây. Bởi vậy đi đứng nằm ngồi không rời chân tâm, mà chúng ta lại không bao giờ nhận nó, cứ nhận cảnh vật bên ngoài, trách gì không luân hồi muôn kiếp. Bây giờ muốn dừng luân hồi phải nhớ mình có tâm chân thật. Đó là cái không nghĩ suy tính toán, lặng lẽ thường biết hiện tiền. Diễn tả nó làm sao? Nó không là gì hết, vì không có hình dáng. Có hình dáng là tướng vô thường sanh diệt. Nó không phải vô thường sanh diệt nên không hình dáng mà hằng tri hằng giác.

Mỗi ngày chúng ta ngồi thiền là để sống lại với tâm thật của mình, không tìm cầu bên ngoài. Nhưng khổ nỗi nhiều người ngồi thiền mong thấy hào quang, mà không biết chính tâm lăng xăng loạn tưởng dừng, luôn luôn tỉnh sáng, đó là tâm chân thật hiện tiền. Cho nên nói ôm tâm chờ ngộ là sai. Có gì đâu phải chờ, chỉ cho bọn giặc lặng xuống, đừng rối loạn lăng xăng nữa thì cái thật hiện ra. Thiền sư lúc sống với đạo thường như ngu như ngây, khờ khạo. Khờ khạo với lanh lợi phân biệt, nhưng biết thấu tột cả vũ trụ nhân sinh, thấy tường tận cội gốc của nó. Còn chúng ta ngày nay lanh lợi quá, chỉ biết chuyện hơn thua phải quấy thôi, nên tu hoài vẫn không hết vô minh phiền não.

Chúng sanh quá khờ dại, những chuyện không có quyền can thiệp, không có quyền xử sự mà cứ muốn biết, còn cái thật đang sống với mình lại bỏ qua, đáng thương không? Vì vậy chư Phật Bồ-tát thị hiện ra đời là vì chúng sanh, muốn độ chúng thoát ly sanh tử. Thoát ly sanh tử không phải thân này, không phải tâm hơn thua phải quấy. Thoát ly sanh tửnhận ra cái chân thật mà mình bỏ quên nên cứ trầm luân mãi. Phật thương nhắc đi nhắc lại không biết bao nhiêu kinh điển, mà nào có mấy người hưởng ứng? Như tôi nói pháp mười năm nữa cũng vậy thôi. Nói qua rồi quí vị quên, chỉ nhớ chuyện bên Tây bên Tàu, chớ không nhớ mình có ông Phật chân thật ngay đây. Tu như vậy tới gần chết quýnh lên không biết mình ra sao? Tại vì cứ bám vào thân sanh diệt, tâm sanh diệt cho là mình, tới khi nó sắp hoại mất thì sợ sệt hoảng hốt. Còn biết mình sẵn tâm chân thật rồi thì thân tạm bợ này hoại diệt có sao đâu, việc gì phải khổ.

Cho nên các Thiền sư cười trước khi chết, vì thấy thân là đồ bỏ không đáng giá chi, tạm mượn nó sống tu. Bây giờ hết duyên thì đi, các ngài xem nhẹ sự sống chết như thế. Chúng sanh ngược lại, cho thân là thật nên một lần mất nó là một lần đau khổ vô cùng. Chẳng những đau khổ vì mất nó, mà đau khổ không biết sẽ đi đâu. Tổ Qui Sơn nói: “Đường trước mờ mờ chưa biết về đâu?” Vì vậy chúng ta học đạo cốt để tu, đừng phụ bạc ông chủ mình nữa. Người nào đừng để tâm chạy ngược chạy xuôi, dừng nghỉ hết lăng xăng, tỉnh táo vui vẻ đó là người sống với chân tâm. Được như vậy người đó khi nhắm mắt đi với cái không sanh diệt tức là nhập Niết-bàn. Ngược lại cứ sống với phải quấy hơn thua thương ghét, thì đi với tâm sanh diệt tạo nghiệp, dẫn trong sáu nẻo luân hồi.

Bây giờ quí vị biết quán chân tâm là sao chưa? Quán chân tâm là biết rõ tất cả niệm khởi thuộc tướng sanh diệt, cái hằng giác hằng tri không dấy động là mình. Cứ nhớ bao nhiêu đó thì sống với ông chủ, ra đi tự tại, thảnh thơi biết mấy. Tổ bảo khi sắp mạng chung chỉ quán năm uẩn không thật, bốn đại vô ngã. Cái hằng tri giác không sanh không diệt nên khi sanh tánh nó không đến, khi tử tánh nó không đi, yên lặng tròn bặt, tâm cảnh nhất như.

Người nào quán được như vậy thì liền chóng liễu ngộ, chẳng bị ba đời ràng buộc, bèn là người xuất thế. Bao nhiêu kinh điển đều chỉ một đoạn này, người thấy được đường tu thì rất gần. Nếu người còn đa mang tâm sanh diệt, luyến tiếc tướng tứ đại thì đi theo chiều sanh diệt. Còn người biết những thứ đó hư giả, chỉ nhớ tâm hiện tiền hằng tri giác bất sanh bất diệt của mình, đó là người xuất thế tức giải thoát vậy.

CHÁNH VĂN:

Dù người không được ít phần thú hướng, nếu thấy tướng lành, chư Phật đến đón và các thứ hiện trước cũng không khởi tâm đi theo; nếu thấy tướng dữ và các thứ hiện trước cũng không sanh tâm kinh sợ; chỉ tự quên tâm đồng với pháp giới liền được tự tại, đây tức là điều thiết yếu vậy.

GIẢNG:

Chỗ này rất khó. Ai nhắm mắt gần chết, thấy Phật đến đón mà không mừng. Hầu như người tu nào cũng mơ ước được Phật đón. Nhưng ở đây dạy nếu thấy tướng lành chư Phật đến đón và các thứ hiện trước cũng không khởi tâm đi theo. Phật rước cũng không đi. Tại sao vậy? Vì muốn ra khỏi sanh tử nên không đi theo các tướng trạng bên ngoài, dù đó là tướng Phật. Nếu theo Phật cũng còn sanh trong hoa sen. Muốn đi thẳng tới chỗ vô sanh, thì không theo ai kể cả Phật, huống nữa là Thánh Thần hay những người thân yêu.

Các thứ hiện trước cũng không khởi tâm đi theo, các thứ hiện trước là thân tộc bà con, anh em cha mẹ đón cũng không đi. Điều này khó số một. Đa số quí vị thấy bà con thân tộc là mừng rỡ, nói gì đến đón mình. Cho nên nếu không khéo tu, lúc sắp mất đi theo những hình ảnh này là tiếp tục thọ thân sau, có khi ma quỉ giả hình, dẫn người chết đi vào cảnh giới của chúng, chịu khổ không thể lường.

Đến khó số hai. Nếu thấy tướng dữ và các thứ hiện trước cũng không sanh tâm kinh sợ. Thấy những tướng dữ tức như thấy cọp rượt, cá sấu đuổi v.v… cũng không sợ. Tóm lại thấy tướng lành không theo, thấy tướng dữ không sợ.

Chỉ tự quên tâm đồng với pháp giới liền được tự tại, đây tức là thiết yếu vậy. Quên tâm là quên tâm sanh diệt, tâm thương, tâm ghét. Nếu còn tâm ấy thì thấy thân nhân tới đón mừng nên đi theo, tâm sợ thì thấy quỉ sứ dọa nạt, chúng chỉ đâu liền hoảng sợ chạy theo đường đó. Thấy đồng pháp giới tức trùm khắp, bất sanh bất diệt liền được tự tại. Đây là thiết yếu, tức điểm then chốt của sự tu hành. Đó là những điều người tu phải biết, mới không sợ khi nhắm mắt bị rơi vào đường tà. Như vậy cả hai thứ, vui theo tướng lành thì sanh cõi lành, sợ tướng dữ chạy trốn thì bị sanh chỗ dữ, đều đi trong con đường sanh tử. Chỉ nhớ tâm thênh thang không hình không tướng, không sanh không diệt, không sợ hãi, luôn tỉnh táo sáng suốt thì giải thoát an vui.

CHÁNH VĂN:

Nói Hoá thành đó, Nhị thừaThập địa, Đẳng giác, Diệu giác, đều là giáo quyền lập để tiếp dẫn, thảy là Hoá thành.

GIẢNG:

Đây dẫn kinh Pháp Hoa, nói Hoá thành là chỉ cho Nhị thừa, Thập địa, Đẳng giác, Diệu giác, đi từng bậc từng bậc đều là giáo quyền lập. Giáo quyền lập là giáo lý tạm lập để tiếp dẫn người, có thứ bậc cho dễ đi, dễ tiến vậy thôi. Như Bộ Giáo Dục muốn thúc đẩy học sinh học cho giỏi nên mỗi năm tổ chức thi lên cấp. Từ cấp Tiểu học lên Trung học, Đại học rồi Tiến sĩ gì gì đó, ấy là thật lập hay quyền lập? Quyền lập như thế để đo sự hiểu biết của chúng ta qua những năm học, lập ra thứ bậc để thúc đẩy nhắc nhở sự tiến bộ trong học vấn, mục đích vì muốn chúng ta biết sâu hiểu rộng, làm lợi ích cho mọi người. Đó là mục đích phương tiện lập có thứ bậc.

Cũng vậy đạo Phật muốn dạy chúng sanh tu hành để được giác ngộ thành Phật. Giác ngộ thành Phật là thế nào? Là trở lại sống thật với tâm bất sanh bất diệt hằng tri hằng giác của mình, gọi là chân tâm hay Phật tánh. Sống được với chân tâm là bước vào cảnh giới chư Phật. Nhưng nói sống với chân tâm Phật tánh, người ta nghe cao xa quá, nên Phật dạy tu hạnh này được quả bậc Thanh văn, tu hạnh này được quả bậc Duyên giác, rồi giác được phần nào là Bồ-tát Sơ địa, Bồ-tát Nhị địa v.v… tới cuối cùng cũng trở lại chân tâm Phật tánh. Như vậy giáo lý đó là phương tiện quyền lập, còn chỗ chân thật không hai. Hiểu như vậy chúng ta mới thấy trong kinh Pháp Hoa nói Hoá thành là phương tiện quyền lập, nói Bảo sở là chỉ chân tâm Phật tánh. Chỗ đó không đối đãi nên nói không Phật, không chúng sanh, không còn tình lượng, không còn kiến lập. Nói Bảo sở là chỗ quí báu, tức chỉ thẳng chân tâm Phật tánh.

CHÁNH VĂN:

Nói Bảo sở đó là bảo chân tâm, bản Phật, tự tánh, cái bảo này không thuộc về tình lượng, không thể kiến lập, không Phật, không chúng sanh, không năng không sở, chỗ nào có thành? Nếu hỏi: đây đã là Hoá thành, chỗ nào là Bảo sở? Bảo sở không thể chỉ, chỉ tức có chỗ nơi, không phải là chân Bảo sở. Cho nên nói “ở gần” mà thôi. Không thể định lượng nơi đó, chỉ chính đây khế hội là phải.

GIẢNG:

Hỏi Bảo sở chỗ nào Phật nói “ở gần”, các Thiền sư nói ở dưới gót chân ông. Chữ Hoá thành trong kinh Pháp Hoa là chỉ cho tu hành có thứ bậc từ thấp lên cao, còn Bảo sởchỉ thẳng cho chúng ta biết cái thật nằm ngay nơi mỗi người, không ở đâu xa. Chúng ta tu là để trở về cái thật của mình, đây là con đường gần nhất. Nếu đi thứ bậc thì hơi xa, hơi quanh co. Bởi vậy chỗ thật này chỉ khéo khế hội là được.

CHÁNH VĂN:

Nói xiển đề đó, lòng tin không đủ vậy. Tất cả chúng sanh trong sáu đạo cho đến Nhị thừa không tin có Phật quả, đều gọi là đoạn thiện căn xiển-đề. Bồ-tát đó, tin sâu có Phật pháp không thấy có đại thừa, tiểu thừa. Phật cùng chúng sanh đồng một pháp tánh gọi là thiện căn xiển-đề.

GIẢNG:

Chữ “xiển-đề” là tiếng Phạn, nghĩa là người không đủ lòng tin. Không đủ lòng tin thế nào? Như những chúng sanh đi trong lục đạo luân hồi không đủ lòng tin mình có tánh Phật, cho tới hàng Nhị thừa không tin có Phật quả. Các ngài tu chứng Diệt tận định là nhập Niết-bàn, không nói lên Phật quả, cho nên những hạng này gọi là đoạn thiện căn xiển-đề, tức do không tin làm mất căn lành. Còn Bồ-tát tin sâu Phật pháp, không thấy có Tiểu thừa, Đại thừa riêng, thấy tất cả chúng sanh đồng có tánh Phật, đồng một pháp tánh gọi đó là thiện căn xiển-đề, nghĩa là không tin mà không tin do có căn lành.

CHÁNH VĂN:

Đại để, nhân nghe giáo mà ngộ gọi là Thanh văn, quán nhân duyên mà ngộ gọi là Duyên giác. Nếu không hướng trong tâm mình mà ngộ, tuy đến thành Phật cũng gọi là Phật Thanh văn. Người học đạo phần nhiều đối trên giáo pháp mà ngộ, không ở trên tâm pháp mà ngộ, tuy trải nhiều kiếp tu hành trọn không phải là bổn Phật. Nếu không nơi tâm mà ngộ, chỉ đối trên giáo pháp mà ngộ tức là khinh tâm trọng giáo, bèn thành theo khối (theo hình tướng) mà quên bản tâm. Cho nên chỉ khế hội bản tâm, chẳng cần cầu pháp, tâm tức là pháp vậy.

GIẢNG:

Chúng ta tu có hai cách. Một là y nơi pháp của Phật dạy, nghe quán chiếu rồi tu, gọi đó là Thanh văn. Thấy các pháp duyên sanh quán chiếu mà tu, gọi đó là Duyên giác. Nhưng nếu chỉ nương theo pháp của Phật dạy tu mà không nhận ra tâm mình, gọi đó là quên tâm cầu Phật, hay quên tâm phápchạy theo giáo pháp. Tu như vậy không thấy được ông Phật gốc của mình. Nếu không nơi tâm ngộ, chỉ đối trên giáo pháp ngộ tức là “khinh tâm trọng giáo”. Người khinh tâm trọng giáo là chạy theo hình tướng, quên mất bản tâm.

Cho nên chỉ khế hội bản tâm, chẳng cần cầu pháp, tâm tức là pháp vậy. Ai nhận được bản tâm, người đó trở lại gốc ngay nơi mình, không chạy ra ngoài. Đa số chúng ta ngày nay tu theo pháp, ít nhận tâm, vì vậy có lỗi khinh tâm trọng pháp. Mà pháp của Phật nói cốt chỉ cái gì? Chỉ tâm. Bây giờ mình trọng pháp quên tâm tức là chạy theo ngọn mà quên gốc.

Bao nhiêu kinh điển đức Phật dạy đều chỉ cho chúng ta nhận ra bản tâm là tánh giác hằng hữu của mình, từ đó tu mới thành Phật. Chúng ta không chịu nhận, chỉ chạy theo kinh điển học hết bộ này tới bộ nọ, khen bộ này hay bộ kia đặc biệt v.v… mà không biết tất cả bộ đều chỉ tâm của mình. Không nhận tâm lại đi nhận pháp, như vậy là khinh tâm trọng pháp. Trong kinh Phật dụ pháp như ngón tay chỉ mặt trăng. Mặt trăng là gì? Là chân tâm. Vì muốn chúng sanh nhận ra chân tâm nên Phật dạy giáo pháp, chúng sanh nương pháp để nhận. Bây giờ mình lại kẹt pháp không nhận ra tâm giống như người chỉ mặt trăng hướng tây, chúng ta không chịu ngó hướng tây để thấy mặt trăng, lại nhận đầu ngón tay, hài lòng với đầu ngón tay, cho đó là mặt trăng.

Người tu ngày nay giống hệt như vậy, thích tụng kinh, tụng bộ này qua bộ kia, như vậy là tu rồi đó. Phật dạy chúng ta tu để trở về tâm, không chịu trở về tâm cứ lấy kinh đọc hoài, không khác người muốn thấy mặt trăng mà chỉ quí ngón tay, không nhìn đúng mặt trăng. Tu như vậy chừng nào thành Phật? Nói thẳng mếch lòng, mà không nói thì tội nghiệp. Gốc ở chỗ đó mà không chịu nhìn, chỉ bám ngọn ngành, phương tiện làm sao tu hành đến nơi đến chốn được.

Phật dạy cho mình nhận ra bản tâm để không còn chấp thân này là thật ngã, tâm chạy theo bóng dáng sáu trần là thật tâm. Nhờ không chấp thân, chấp tâm mới trở về với thể thật sẵn có. Bây giờ cứ đọc hoài, nhưng hỏi kinh dạy gì thì không biết. Chỉ biết tụng kinh có phước vậy thôi, chớ không biết mìnhcùng tử đã bỏ cha đi, bây giờ còn lang thang chưa nhận được cha già. Ông cha là chỉ tánh giác hằng hữu của mình. Quên tánh giác chạy theo sáu trầncùng tử nên khổ sở nghèo nàn. Khi hối hận trở về tìm cha, về tới nhà rồi cũng không dám nhận cha nữa. Cũng thế, chúng ta tu pháp gì nhỏ nhỏ lần lên, chớ không dám đi thẳng. Đó là diễn đạt người mê quên mình theo cảnh vật. Nếu trở về thì chính cha đang sẵn chờ, nhưng gã cùng tử lại không dám nhận. Như chúng taPhật tánh sẵn mà lại than mất Phật. Có cái chân thật không chịu nhớ, rồi than sao sống khổ quá, chịu không nổi. Nhiều khi tâm suy nghĩ lanh lợi quá, hết nghĩ cái này tới nghĩ cái kia, tới giờ ngủ cũng cứ nghĩ hoài, ngủ không được than khổ quá. Tại sao khổ như vậy? Tại vì chạy theo nó quen rồi, bây giờ muốn dừng nghĩ không được, ngồi thiền bữa nào cũng nghĩ bậy nghĩ bạ. Tại sao nghĩ? Vì chứa chấp, nếu buông hết thì ngồi lại chỉ còn một tâm thanh tịnh sáng suốt, khoẻ biết chừng nào. Sửa soạn ngủ thì buông hết mọi việc, ngủ cho an ổn. Tất cả nỗi khổ là vì chúng ta đuổi theo vọng tưởng sanh diệt, bám vào bóng dáng sáu trần. Bây giờ buông hết trở về bản tâm tức là Niết-bàn bất sanh bất diệt, không tìm chỗ nào hết.

CHÁNH VĂN:

Phàm nhân phần nhiều bị cảnh ngại tâm, sự ngại lý, thường muốn trốn cảnh để an tâm , đuổi sự để còn lý, không biết chính là tâm ngại cảnh, lý ngại sự. Chỉ khiến tâm không, cảnh tự không, chỉ khiến lý lặng, sự tự lặng, chớ dụng tâm lộn ngược. Phàm nhân phần nhiều không chịu không tâm, sợ rơi vào không, chẳng biết tâm mình vốn không.

GIẢNG:

Chỗ này có một số người đang mắc kẹt, cứ cho rằng cảnh ngại tâm. Ở chùa đông người, kẻ hơn người thua kẻ phải người quấy, phiền nhiễu quá nên kiếm hang hốc chui vô tu một mình cho yên. Vì quí vị ấy nghĩ cảnh ngại tâm, nên tìm chỗ không có cảnh, tu sẽ hết ngại. Nào ngờ vô trong hang hốc lại có chướng ngại của hang hốc. Bây giờ hết gạo làm sao đây? Xách dù xuống núi, xin một ít gạo về, xin một lần đủ chưa? Chưa, lại xin nữa. Có gạo thì phải có nồi, có củi… đủ thứ hết. Chừng đó gặp cảnh không? Trên núi thiếu nước, không lẽ mình xách từ hũ từ hũ uống, thôi mua cái lu lớn chứa khá một chút. Lu lớn thì nhiều người khiêng, rủ bà con phụ đưa lên, từ đó lần lần họ tới thăm nom. Nhờ Phật tử tới có tiền mua gạo, thôi cũng tiếp. Bỏ cảnh chùa nhiều người, lên núi ở một mình, té ra càng nhiều hơn. Ở chùa chia ra mười người, mình mất thì giờ chỉ một. Còn vô núi mình lãnh trọn cả mười, chừng đó phiền hơn nữa. Từ chấp cảnh tịnh biến thành trở ngại, ban đầu thấy dường như hay sau thành quá dở. Đó là chỗ lầm lẫn lớn.

Đến phần sự và lý. Nhiều người tu sợ sự ngại lý nên đuổi sự giữ lý. Vậy lý là gì, sự là gì? Thế gian thường thường ai nói chuyện nhiều, mình bảo người đó lý sự quá. Ví dụ tôi nói đồng hồ này đẹp xấu, vuông tròn… đó là nói về sự, về hình tướng. Còn lý của đồng hồ là gì? Có hai trường hợp, lý thường và lý đạo. Lý thường là đồng hồ không quí ở hình vuông hay tròn, mà quí ở chỗ nó chạy đúng giờ, nhờ đồng hồ chúng ta biết giờ. Lý đạo là đồng hồ giả tướng, do nhân duyên hợp tạm có, lý thật của nó là không. Cho nên Không chính là lý đạo.

Muốn tìm lý không, từ đâu mà tìm? Ngay nơi tướng đồng hồ thấy được lý không của nó, như vậy tướng đồng hồ có ngại gì lý đồng hồ? Tướng cái nhà có ngại gì lý cái nhà, tướng người ngại gì lý người. Ngay nơi sự mình thấu lý thì ở đâu cũng không ngại. Còn bỏ sự để tìm lý làm sao tìm được, như lý nhân duyên mà bỏ sự tướng làm sao biết nhân duyên. Phải ngay nơi sự nhận ra lý, đó là người khéo tu, còn sợ chạy trốn là không khéo. Người tu thường có hai bệnh, thứ nhất là sợ cảnh làm nhiễu loạn tâm, thứ hai sợ sự làm chướng ngại lý, nên bỏ sự tìm lý. Như vậy đều không thực tế, đều lầm cả.

Chỉ khiến tâm không, cảnh tự không, chỉ khiến lý lặng, sự tự lặng, chớ dụng tâm lộn ngược. Chỉ cần tâm không chạy theo cảnh thì ở đâu cũng là cảnh tốt, không có gì chướng ngại, chớ chẳng phải trốn vô hang sâu mới tốt. Thời này người thích làm Phật sự thì ở thành thị, người muốn tu rục ưa chui vô hang ở một mình. Cả hai đều là bệnh. Chúng ta biết tu là tạo duyên cho mình nghiền ngẫm, thấu triệt lý đạo, thấu triệt lẽ chân thật của Phật dạy, đó là gốc. Tâm không dính với cảnh thì cảnh làm gì ngại tâm. Nếu tâm như như thì lý sự đâu chướng ngại nhau. Người bỏ cái này cầu cái kia là dụng tâm lộn ngược.

Phàm nhân phần nhiều không chịu không tâm, sợ rơi vào không chẳng biết tâm mình vốn không. Đây là bệnh của người tu. Nhiều người ngồi thiền tới lúc tâm bặt hết lăng xăng, đâm hoảng không biết tâm mình đâu mất rồi. Tâm chân thật vốn không có lăng xăng, khi lăng xăng lặng thì tâm thật hiện tiền. Chúng ta thấy lăng xăng lặng, sao lại nói không tâm? Ngồi yên thấy rõ tâm lăng xăng đang bặt, tai vẫn nghe, mắt vẫn thấy, tại sao nói không tâm? Người hoảng lên nói mất tâm rồi, là vì không biết được lẽ thật. Cho nên nói chẳng biết tâm mình vốn không.

CHÁNH VĂN:

Người ngu trừ sự không trừ tâm, người trí trừ tâm không trừ sự.

GIẢNG:

Người ngu trừ sự không trừ tâm, người trí trừ tâm không trừ sự. Nhiều người nói nghe thấy thương, như bảo tôi tu rồi không đồng hồ, không cần giường tốt, không cần đồ mới, thành ra ai cho đồ mới thì bỏ không mặc. Đó là chấp hình tướng, là trừ sự không trừ tâm. Đây thuộc người ngu không phải người trí. Người trí trừ tâm không trừ sự. Đừng để tâm mình nhiễm tốt xấu, không mong mỏi quí tiện, cái gì cũng được hết. Ai cho thì nhận, cần xài cứ xài, không nói quí tiện, đó là trừ tâm không trừ sự. Đây mới gọi là người trí.

Người biết tu rồi thì tùy duyên, cái gì đến thì nhận, tâm không mong cầu, không sợ không chê. Ai cho cái xấu không chê, cho cái tốt cũng không sợ, tâm an nhiên bình thường, như vậy mới đúng. Còn sợ cái này cầu cái kia là mắc kẹt, vì vậy Tổ quở người ngu trừ sự không trừ tâm. Người trí mặc áo tốt tâm không hãnh diện, không khoe với thiên hạ, nên không có lỗi. Nếu mặc áo rách để người ta thấy mình tu khổ hạnh, tu giỏi, đó là lỗi.

đời người ta thường nhìn tướng mà không hiểu tâm. Người tu phải hiểu tâm mình, sự tướng bên ngoài không quan trọng. Đừng để tâm đòi hỏi cái tốt, cũng không có tâm sợ sệt cái tốt. Đừng để tâm khoe cái xấu, cũng đừng có tâm sợ cái xấu. Được lành mặc lành, được rách mặc rách, không để ý gì hết. Vô tâm như vậy sống thế nào cũng không tội. Nếu hữu tâm dụng ý thì có tội.

CHÁNH VĂN:

Bồ-tát tâm như hư không, tất cả đều xả, làm việc phước đức đều không tham trước.

GIẢNG:

Tâm Bồ-tát như hư không rỗng rang vì tất cả đều xả, hơn thua phải quấy khen chê… xả hết. Làm việc phước đức đều không khoe, không chấp, đó là không tham trước.

CHÁNH VĂN:

Nhưng xả có ba bậc: trong ngoài thân tâm tất cả đều xả, ví như hư không, không có chỗ thủ trước, nhiên hậu tùy phương tiện làm lợi ích chúng sanh, năng sở đều quên, ấy là đại xả.

GIẢNG:

Xả có ba bậc: đại xả, trung xả và tiểu xả. Người làm tất cả việc tốt mà tâm như hư không, không chấp trước, năng sở đều quên đó là đại xả. Trong kinh thường gọi bố thí tam luân không tịch, người thí, vật thí, kẻ thọ thí đều không chấp, được vậy gọi là đại xả.

CHÁNH VĂN:

Nếu một bên hành đạo bủa đức, một bên lại xả không có tâm mong cầu, ấy là trung xả.

GIẢNG:

Trường hợp này là một bên hành đạo bủa đức, tức làm lợi ích cho mọi người, một bên xả hết, không có tâm mong cầu. Đó là trung xả.

CHÁNH VĂN:

Nếu rộng tu các việc thiện có chỗ mong cầu, nghe pháp biết không, nên mới không trước, ấy là tiểu xả.

GIẢNG:

Người rộng tu các việc thiện, mong được phước đời sau, đó là mong cầu. Nhưng nghe pháp biết không nên như thế, mới không tham trước. Nghe pháp biết tất cả pháp tánh là không, không chấp trước. Nghĩa là ban đầu có mong cầu, sau tỉnh mới bỏ, đó là tiểu xả.

Đối với chúng ta, trong ba thứ tiểu xả còn khó huống là đại xả. Nên người học đạo tu hành phải biết thật kỹ, trên đường tu chúng ta đến đâu, làm gì cho hợp đạo lý. Đừng để tu mà đi trên đường không đúng chánh pháp.

CHÁNH VĂN:

Đại xả như cây đuốc sáng để ở trước, lại không có mê ngộ. Trung xả như cây đuốc sáng để một bên, hoặc sáng hoặc tối. Tiểu xả như cây đuốc sáng để phía sau, không thấy hầm hố. Cho nên, Bồ-tát tâm như hư không tất cả đều xả; quá khứ tâm không thể được là quá khứ xả, hiện tại tâm không thể được là hiện tại xả, vị lai tâm không thể được là vị lai xả. Nên nói “ba thời đều xả”.

GIẢNG:

Cây đuốc sáng để ở trước nên không có phía nào tối, đó là Đại xả. Cây đuốc để một bên thì sáng được bên này, bên kia tối, đó là Trung xả. Cây đuốc để đàng sau, mình đi tới không thấy đường có thể trật chân. Vì còn đắm trước danh văn lợi dưỡng, tuy sau thức tỉnh, nhưng cũng muộn. Nên nói cây đuốc đốt để phía sau, có thể sụp hầm hố, đó là Tiểu xả.

Cho nên, Bồ-tát tâm như hư không tất cả đều xả; quá khứ tâm không thể được là quá khứ xả, hiện tại tâm không thể được là hiện tại xả, vị lai tâm không thể được là vị lai xả. Nên nói “ba thời đều xả”. Quá khứ, hiện tại, vị lai tâm không thể được thì còn chấp gì nữa, rỗng rang sáng suốt nên “ba thời đều xả”. Được vậy là đại xả.

CHÁNH VĂN:

 Từ đức Như Lai trao pháp cho Tổ Ca-diếp đến nay, lấy tâm ấn tâm, tâm tâm không khác. Ấn (con dấu) in trong hư không thì in không thành dấu. Ấn in nơi vật tức ấn không thành pháp. Cho nên lấy tâm ấn tâm, tâm tâm không khác. Năng ấn và sở ấn đều khó khế hội nên người được ít. Song, tâm tức vô tâm, được tức không được.

GIẢNG:

Chỗ này nói thẳng về các Tổ Thiền tông. Từ đức Phật trao pháp cho Tổ Ca-diếp là lấy tâm ấn tâm. Ấn như con dấu, nếu con dấu ấn trong hư không thì không thành dấu. Ấn tâm là sao? Tâm của người đệ tử thế nào, vị thầy thấy đúng như thế, đó là thừa nhận, là ấn tâm. Như vậy cái ấn ấy không phải in vào cây cối, mà in hẳn trong tâm. Ví dụ trong sinh hoạt, chúng ta hay nói “tôi đang suy tính việc này mà chưa ra, giờ muốn bàn với huynh đệ giúp đỡ”. Khi đó có người đưa ra cách giải quyết đúng ý mình, chúng ta vui vẻ nói “đúng ý tôi rồi”, đó cũng là ấn tâm, nhưng ấn tâm sanh diệt, không phải ấn tâm chân thật.

Tổ Huệ Khả sau khi được Tổ Bồ-đề-đạt-ma dạy biết lối vào, Ngài tự tu cho tới một hôm trình với Tổ Đạt-ma: “Bạch Hòa thượng, con dứt hết các duyên.” Tổ Đạt-ma sợ Ngài lầm chỗ không tâm nên nói “coi chừng rơi vào không”. Ngài liền nói “rõ ràng thường biết làm sao không được”. Tổ bảo “chỗ đó chư Phật như thế, ta như thế, ông cũng như thế”, đó là ấn tâm. Ấn chứng như vậy là dùng tâm ấn tâm, ấn mà không có năng ấn, sở ấn. Ngài nói: Cho nên lấy tâm ấn tâm, tâm tâm không khác. Tâm thầy và tâm trò không khác nhau.

Năng ấn và sở ấn đều khó khế hội nên người được ít. Vì năng ấn và sở ấn cũng không có, không thể được, chỉ hai bên in hệt nhau vậy thôi. Không phải thầy là năng ấn trò là sở ấn, vì nếu có năng cũng như có dấu ấn, có sở như có tờ giấy trắng để in xuống, chỗ này không năng sở gì hết. Đệ tử trình bày đúng như cái thấy của thầy. Thừa nhận như vậy là truyền tâm pháp ấn.

CHÁNH VĂN:

Phật có ba thân: pháp thân nói pháp tự tánh rỗng suốt, báo thân nói pháp tất cả thanh tịnh, hóa thân nói pháp lục độ vạn hạnh. Pháp thân nói pháp không thể dùng ngôn ngữ âm thanh hình tướng văn tự mà cầu, không có nói, không có chứng, tự tánh rỗng suốt mà thôi. Cho nên nói “không pháp có thể nói, ấy gọi là nói pháp”.

GIẢNG:

Kinh Kim Cang nói “không pháp có thể nói, ấy gọi là nói pháp” là chỉ cho pháp thân.

CHÁNH VĂN:

Báo thân, hóa thân đều tùy cơ cảm mà hiện, có nói pháp cũng tùy sự hợp cơ để vì nhiếp hóa đều không phải là chân pháp.

GIẢNG:

Báo thân, hóa thânphương tiện tùy cơ, không phải là chân pháp.

CHÁNH VĂN:

Cho nên nói: “Báo, Hoá không phải chân Phật, cũng không phải nói pháp.”

GIẢNG:

Như vậy báo thân, hóa thân nói pháp không phải là chân Phật, vì không thể nói thẳng được pháp thân.

CHÁNH VĂN:

Nói “đồng là một tinh minh phân làm sáu hòa hợp”. Một tinh minh là một tâm. Sáu hòa hợp là sáu căn. Sáu căn này mỗi cái cùng trần hợp. Mắt cùng sắc hợp, tai cùng tiếng hợp, mũi cùng mùi hợp, lưỡi cùng vị hợp, thân cùng xúc hợp, ý cùng pháp hợp. Khoảng giữa sanh sáu thức là mười tám giới. Nếu rõ mười tám giới không thật có, trói sáu hòa hợp làm một tinh minh. Một tinh minh là tâm vậy. Người học đạo đều biết cái này. Chỉ không thể khỏi cái hiểu “một tinh minh và sáu hòa hợp”, bèn bị pháp trói không thể khế hội bản tâm. Như Lai ra đời muốn nói nhất thừa chân pháp, ắt chúng sanh không tin sanh ra hủy báng chìm trong biển khổ, nếu hoàn toàn không nói thì mắc lỗi san tham, chẳng vì chúng sanh chỉ dạy diệu đạo. Ngài bèn lập phương tiện nói có ba thừa, thừa có đại tiểu, được có cạn sâu đều không phải là bản pháp. Cho nên nói “chỉ có đạo nhất thừa, có hai chẳng phải chân”. Nhưng, vẫn chưa có thể hiển bày một tâm pháp, cho nên triệu Ca-diếp đồng trong pháp tòa riêng trao một tâm pháp rời nói năng, một nhánh pháp này khiến riêng thực hành. Nếu người hay khế ngộ liền đến Phật địa.

GIẢNG:

Nói một tinh minh sanh sáu hòa hợp, đó là dẫn trong kinh Lăng Nghiêm. Phật dạy, chúng ta có tâm trong sáng, hiện ra ở mắt gọi là cái thấy ở mắt, hiện ra ở tai gọi là cái thấy ở tai v.v… Cái chân thật đều hiển lộ qua các căn. Cho nên ở đây bảo trói sáu căn trở về với một tinh minh, tức gom sáu căn về một tinh minh. Chỗ này nếu nói một tinh minh sanh sáu hòa hợp thì bị pháp trói không thể khế hội bản tâm. Vì vậy chúng ta phải trói sáu hòa hợp thành một tinh minh. Chỗ này hết sức quan trọng, trên ngôn ngữ nghe thường nhưng trên sự tu lại tối quan trọng, trói lục hòa hợp thành nhất tinh minh. Đó là mình trói pháp, không để pháp trói mình.

Làm sao trói sáu hòa hợp thành một tinh minh? Khi mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm v.v… mỗi cái đều theo trần cảnh, vừa thấy liền khởi thức phân biệt, thành ra sáu căn, sáu trần, sáu thức hợp lại. Bây giờ trói sáu căn trở về một tinh minh là thấy nghe… sáu cái đều hoạt động, nhưng không cho dính cái gì hết. Chỉ sống với một tinh minh là thấy nghe đủ cả mà liễu liễu thường tri. Không để thức phân biệt cái này dính cái kia, như vậy là trói lại. Nếu trói sáu căn trở về một tinh minh là đến chỗ chân thật. Tinh minh thì đâu phải vô tri giác. Tổ Huệ Khả nói “tâm con dứt hết các duyên”, là không dính các pháp bên ngoài tức Ngài trói sáu căn, không cho dính với sáu trần. Từ trói sáu căn không dính với sáu trần bị Tổ Đạt-ma nói “coi chừng rơi vào không”, Ngài thưa “con rõ ràng thường biết, làm sao không được” tức là nhận một tinh minh rõ ràng thường biết, chớ đâu phải không.

Chúng ta ngày nay thích trói sáu căn hay thích thả sáu căn. Như ở đây nghe đàng kia có hoa thơm thì chịu ngồi đây hay đi tìm hoa. Hoặc đang ngồi đây mà nghe đàng kia có tiếng nhạc hay, lúc đó ngồi yên hay chạy lại coi nhạc gì vậy. Rõ ràng chúng ta thả sáu căn để cho sáu trần xỏ mũi dẫn đi. Nếu ngồi đây nghe mùi hoa thơm, nghe tiếng nhạc hay vẫn rõ ràng thường biết, không thèm dính không thèm chạy, đó là trói sáu căn trở về nhất tinh minh, hay trói sáu hòa hợp trở về nhất tinh minh. Nó hay chạy theo, bây giờ cột lại không cho chạy, đó là trói. Chúng ta tu là trói lục hòa hợp để trở về nhất tinh minh. Một tinh minh tức là một tâm. Nếu chúng ta nói một tinh minh sanh ra lục hòa hợp, đó là chạy theo pháp, bị pháp trói rồi.

Tất cả kinh điển đều là do chư Phật lập phương tiện nói có ba thừa. Thừa lại có đại thừa tiểu thừa, được có cạn sâu đều là chẳng phải là bản pháp. Bản pháp là trói lục hòa hợp trở về nhất tinh minh.

Cho nên dẫn kinh Pháp Hoa nói “chỉ có đạo nhất thừa, có hai chẳng phải chân”. Chân là chỉ có cái chân thật, còn thấy hai là đối đãi không phải chân. Trong bài “Tín Tâm Minh” Tổ Tăng Xán kết thúc “tín tâm bất nhị, bất nhị tín tâm”, nếu tin tâm thì không hai, có hai là chưa tin tâm. Ở đây nói còn hai thì không phải chân. Chúng ta thấy kinh Phật với lời Tổ không khác, khít khao, rõ ràng nhưng vì chúng ta không hiểu nên chấp câu chấp lời, cho rằng Tổ dạy khác, Phật dạy khác, thật sự không phải như vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 85)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Dịch giả Phạn-Hán: ngài Bát Lạt Mật Đế (?-?), dịch giả Hán Việt: Hòa thượng Thích Duy Lực (1923-2000)) là kinh thuộc hệ thượng thừa,
(Xem: 130)
Đức Phật dạy chúng ta nhìn bất cứ điều gì xuất hiện trước mắt cũng phải nhận biết rằng: sự vật không trường tồn.
(Xem: 378)
Người theo Đạo Phật thường tin rằng, có vô lượng Bồ tát thị hiện trong nhiều hình tướngchủng tộc, trong nhiều không gianthời gian khác nhau
(Xem: 584)
Thiền Phật giáo là chìa khóa giúp chúng tamột đời sống khỏe mạnh, là một phương thuốc trị liệu giúp chữa lành thân và tâm
(Xem: 742)
Nói một cách đơn giản: mọi khía cạnh của thiền đều tốt.
(Xem: 757)
Hãy để hơi thở trôi chảy nhẹ nhàng. Hãy để tâm trí được thoải mái. Đừng ép nén hơi thở hoặc cố gắng đưa tâm vào trạng thái định.
(Xem: 795)
Có ba phương pháp thiền chính giúp đưa chúng ta trở về với tinh túy của tâm và thân một cách cân bằng, giúp tâm thoát khỏi...
(Xem: 911)
Phật dạy chúng ta tu thiền định cốt để buông xả các niệm tạp loạn, tâm lặng lẽ thanh tịnh.
(Xem: 877)
Cơ sở của thiền định Phật giáo là sự quan sát chính xác, từng khoảnh khắc về bất cứ điều gì phát sinh trong kinh nghiệm của chúng ta.
(Xem: 1003)
Khi thực hành thiền, chúng ta đã được trao các phương pháp để đối trị các triền cái (tham dục, sân hận, hôn trầm thụy miên, trạo cử hối quáhoài nghi).
(Xem: 786)
Để dập tắt ngọn lửa mà chúng ta đang phải chịu đựng, cần phải có dòng nước mát của thiền tập.
(Xem: 1120)
Theo giáo thuyết Thiền tông, quán tưởng là tập trung tư tưởng để quan sát, phân tích và suy nghiệm một vấn đề, giúp cho thân an và...
(Xem: 1329)
Từ xưa, Phật giáo Trung Hoa cho hệ thống những người chuyên tâm tọa thiềnThiền tông bao gồm cả hai hệ thống Thiên ThaiTam Luận
(Xem: 1070)
Ở đâu có pháp, ở đó có nhân. Thế giới chúng ta trải nghiệm đến từ tâm, là nhân của nó. Nếu tâm tốt, thế giới sẽ tốt đẹp. Nếu tâm xấu, thế giới sẽ xấu.
(Xem: 1352)
Học giả Sarah Shaw giải thích tại sao chánh niệm phải kết hợp với đạo đức, từ bitrí tuệ - trong Phật giáo và trong cuộc sống.
(Xem: 1211)
Đây là bài cuối cùng trong số ba bài viết về chủ đề được thảo luận trong Hội nghị chuyên đề về “Cảm thọ” (Thọ, Vedanā)...
(Xem: 1157)
Để đánh giá cao thái độ khác biệt trong tư tưởng Phật giáo sơ thời đối với những cảm thọ dễ chịu, bản tường thuật về hành trình giác ngộ của chính Đức Phật đưa ra những chỉ dẫn hữu ích.
(Xem: 1380)
Chánh niệm cho phép chúng ta nhìn thấy ba khía cạnh này của thực tại: vô thường, không toại nguyện (khổ) và chẳng-phải-ta (vô ngã).
(Xem: 1661)
Đức Phật đã dạy các vị Tỳ kheo thực hành thiền như sau, “ Này các Tỷ kheo, các ông nên thực tập để luôn luôn sống trong chánh niệm và tỉnh giác.
(Xem: 1477)
Tại sao chúng ta thiền? Khi được hỏi, những người tu thiền sẽ đưa ra nhiều lý do khác nhau cho việc tu tập thiền.
(Xem: 1580)
Hành thiền không dễ. Nó đòi hỏi thời giannghị lực. Nó cũng đòi hỏi sự kiên định, kỷ luật và đam mê.
(Xem: 2481)
Ngồi Thiền, ngồi tới lúc trong không có thân tâm, ngoài không có thế giới, xa gần đều trống rỗng thì mới đạt đến chỗ không có ngã-tướng,
(Xem: 2009)
Khi chúng ta thực hành chánh niệm mỗi ngày, chúng ta mở ra những điều tuyệt vời của đời sống, điều ấy cho phép chữa lành thế giớinuôi dưỡng chính chúng ta
(Xem: 3115)
Giả dụ như, có vị nói: Chánh niệmtỉnh thức trong giây phút hiện tại! Nếu lập ngôn như vậy, thì chánh niệm đồng nghĩa với tỉnh thức còn gì?
(Xem: 2295)
Phần lớn hành giả tưởng mình hành Thiền Vipassanā nhưng trên thực tế họ đang hành thiền Định
(Xem: 1804)
Thiền Minh Sát hay còn gọi là thiền Minh Sát Tuệ, tiếng Pāli là Vipassanā, có nghĩa là “Nhìn thấy mọi thứ như nó đang thực sự là”.
(Xem: 2661)
Lúc mới bước chân vào việc hành thiền, bạn chưa thấy rõ các chuyển biến của thân và tâm.
(Xem: 2248)
Trước nhất muốn xác định cách tu tập của dòng thiền Trúc Lâm, thì chúng ta ngược dòng lịch sử để dẫn chứng.
(Xem: 2625)
Thực hành thiền nó giúp đánh thức niềm tin của chúng ta, khôn ngoan và từ bi vốn cần và chúng ta sẵn có.
(Xem: 12396)
“Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
(Xem: 3030)
Hành thiền không dễ. Nó đòi hỏi thời giannghị lực. Nó cũng đòi hỏi sự kiên định, kỷ luật và đam mê.
(Xem: 6811)
Bài này sẽ khảo sát một số khái niệm về các hiện tướng của tâm, dựa theo lời dạy của Đức Phật và chư Tổ sư
(Xem: 4393)
Bài này dịch từ bài viết năm 2005 nhan đề “Two Styles of Insight Meditation” của Đại sư Bodhi, người đã dịch hầu hết Kinh Tạng Pali sang tiếng Anh.
(Xem: 2634)
Tôi muốn nhấn mạnh rằng Thiền, không phải là việc chúng ta chỉ làm khi rảnh rỗi, trái lại Thiền tối cần cho cuộc sống hạnh phúc, an lành của chúng ta.
(Xem: 3286)
Hôm nay đề tài mà tôi muốn nói với các bạn là tỉnh giác hay hiểu biết sáng suốt trong khi ăn.
(Xem: 2600)
Sách thuộc loại song ngữ Việt- Anh gồm 95 bài thi kệ thiền, dịch Việt bởi Thiền sư Thích Thanh Từ, Giáo sư Lê Mạnh Thát và nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn. Tác giả dịch sang Anh ngữ với lời ghi chú nơi mỗi bài. Sách đã được phát hành hạn chế tại Việt Namrộng rãi trên mạng Amazon.
(Xem: 3130)
Nếu như đi bộ là một môn thể dục không tốn tiền và lúc nào cũng có thể tập được thì thiền là một pháp tu không mất thời gian và lúc nào cũng có thể thực tập được.
(Xem: 2917)
Thiền Định nuôi dưỡng năng lượng để phòng ngừa dịch bệnh, giúp cho bạn có một đời sống Thân khỏe, Tâm an, Trí sáng.
(Xem: 3584)
Chánh niệm đã trở nên phổ biến trên thế giới trong những năm gần đây, nhưng ở Nhật Bản nó đã ăn sâu vào văn hoá hàng thế kỷ.
(Xem: 3781)
Không đoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo, không có thể chứng ngộ các pháp thượng nhân tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh.
(Xem: 3247)
Thiền Minh Sát có thể được xem như tiến trình phát triển một số tâm sở tích cực cho đến khi chúng đủ sức mạnh để hoàn toàn liên tục chế ngự tâm.
(Xem: 3097)
Dĩ nhiên chẳng ai muốn đau khổmọi người đều cố gắng tìm kiếm hạnh phúc.
(Xem: 4363)
Đây là bài thuyết pháp đầu tiên của Bồ Đề Đạt Ma tại Trung Hoa. Ngài thuyết giảng ngay tại triều đình của Lương Võ Đế có sự hiện diện của nhà vua và
(Xem: 6097)
Pháp thiền này không cửa để vào, nhưng vẫn lấy tam học (giới, định, huệ) để lìa tam độc (tham, sân, si).
(Xem: 5448)
Quá trình hóa giải sự hoang mang bối rối dựa trên việc làm cho tâm chúng ta ổn định và thêm sức mạnh cho tâm. Chúng ta thực hiện việc này bằng cách thực hành thiền.
(Xem: 5679)
Thực hành thiền đánh thức niềm tin của chúng ta rằng trí tuệtừ bichúng ta cần đã có sẵn trong chúng ta rồi.
(Xem: 3170)
Khi còn ở tuổi thiếu niên, tôi là kẻ luôn băn khoăn thao thức. Cuộc đời hình như chẳng có ý nghĩa gì đối với tôi.
(Xem: 5322)
Theo truyền thống sách vở, hình như gắn liền với Thiền là trà, chớ không phải cà phê.
(Xem: 2365)
Chánh niệm là một năng khiếu giúp chúng ta tạo một không gian giữa những cảm xúc / cảm thọ và sự phản hồi của mình.
(Xem: 2355)
Ngày mới đến với đạo, tôi không có trí để đọc học hay tham cứu các loại kinh luận bình thường, vì vậy tôi chỉ biết nương vào pháp Biết vọng không theo....
(Xem: 2667)
Trong khi thực hành thiền quán, hành giả thường hay vướng vào năm chướng ngại, mà thuật ngữ Phật học gọi là ngũ triền cái.
(Xem: 2494)
Sử dụng tư tưởng như một đề mục chánh niệm là một điều quan trọng. Nếu chúng ta không ý thức được tư tưởng của mình khi chúng vừa mới khởi lên
(Xem: 3360)
Stress : có nghĩa là sự dồn nén, cưỡng ép trên cả hai mặt sinh lýtâm lý, một trạng thái căn thẳng thần kinh, gây ra lo âu, sợ sệt và sau cùng là sự suy nhược cơ thể.
(Xem: 5104)
“Chánh niệm là tỉnh giác, tu tập bằng cách đặc biệt duy trì chú tâm: mục đích tập trung vào hiện tiền và không phán đoán.”
(Xem: 4954)
Thực tập thiền địnhchánh niệm không những giúp ích cho sức khoẻ chung trong cuộc sống cá nhân mà còn giúp cho cả bác sĩ và bệnh nhân trong việc chữa trị bệnh được hiệu quả hơn.
(Xem: 4006)
Khi còn là một chú tiểu mới mười sáu tuổi, Thầy tôi đã dạy tôi cách đóng cửa với sự chú tâm một trăm phần trăm.
(Xem: 5014)
Từ trước đến nay, trên sách báo, tạp chí, trong nhiều băng giảng, cho đến chư vị thiền sư, nhà nghiên cứu đó đây, ai cũng nói đến chánh niệm, và lại nói nhiều cách khác nhau.
(Xem: 4767)
Sự khác biệt là nhờ thiền mà bạn học hỏi về bản chất của tâm mình, thay vì thế giới giác quan của dục vọngtham ái.
(Xem: 4559)
Những năm gần đây, danh từ “chánh niệm” được xuất hiện tràn ngập khắp sách vở, báo chí, học thuyết, các khóa học...
(Xem: 3954)
Thiền là đường lối để thực hiện sự buông bỏ. Khi hành thiền, ta buông bỏ thế giới phức tạp bên ngoài, để có thể vươn đến thế giới an nhiên bên trong.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant