Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thiền Phái Trúc Lâm Qua Đường Lối Thực Hành

19 Tháng Tư 202119:09(Xem: 2210)
Thiền Phái Trúc Lâm Qua Đường Lối Thực Hành

Thiền Phái Trúc Lâm Qua Đường Lối Thực Hành


Thích Vân Phong

Chánh Niệm Trong Đời Thường

 

Trước nhất muốn xác định cách tu tập của dòng thiền Trúc Lâm, thì chúng ta ngược dòng lịch sử để dẫn chứng.

Thái tổ Trần triều là Hoàng đế Trần Thái Tông (Trị vì: 1225-1258), ngài còn để lại những tác phẩm kinh điển, trong đó có quyển “Thiền tông chỉ Nam” (禪宗旨南), nội dung quyển sách này ngài có làm 43 câu niêm tụng kệ công án... “Tuệ Trung thượng sĩ ngữ lục” (慧中上士語語錄) cũng có niêm tụng công án...

Vua Trần Nhân Tông (Trị vì: 1278-1293) lúc còn nhỏ, trong cung được sự dạy dỗ của Tuệ Trung thượng sĩ, đối với Phật học, sách gối đầu giường là “Đại Huệ ngữ lục”.

Tam vị thánh Tổ Trúc Lâm đều lấy “Đại Tuệ ngữ lục” (大慧語錄) làm kim chỉ nam cho học chúng, (Đại Huệ thiền sư (1088-1163), đời thứ 12 phái Lâm Tế, là một thiền sư triệt ngộ, phương tiện cơ xảo rất xuất sắc nổi tiếng từ lúc đương thời cho đến ngày nay, ngài cực lực phát dương công án, thoại đầu để dạy chúng tham thiền).

Như vậy muốn tìm hiểu phương pháp thực hành của dòng thiền Trúc Lâm. Chúng ta trích dẫn lời sách tấn của nhị tổ Trúc Lâm (Pháp Loa (1284-1330) để làm sáng tỏ đường lối tu tập:

Lời khuyên xuất gia tiến đạo

         (勸出家進道言)

Kính khuyên chúng xuất gia học đạo, hãy xét kỹ những lời này: Chúng ta nghiệp dày phước mỏng, ra đời chẳng gặp thời chánh pháp, đức Thích Ca đã nhập diệt, đức Di Lặc chưa sanh, thánh hiền ẩn bóng, tà pháp thạnh hành, than ôi buồn thay!

Những vị xuất gia, vốn vì đền đáp bốn trọng ân, nghĩ cứu giúp ba đường khổ. Nếu muốn đạt được tâm Phật ý Tổ, biết sanh hiểu tử, trước phải học hai pháp. Thế nào là hai? Một, phải học ba thứ pháp. Hai, phải học pháp cầu thầy.

Ba thứ pháp là:

1. Rõ tông sư.

Kinh Bổn Hạnh nói: Từ trước tổ sư thuyết pháp những gì? Có bao nhiêu người đắc đạo nối pháp truyền tông, đến nay thầy nào, chúng nào đáng học?

2. Biện pháp chân ngụy.

Nếu pháp chân là thường giữ giới luật, y pháp tiến tu. Nếu pháp ngụy, như trong lời lục của Đại Huệ nói: Bàn luận ngoại đạo, phỏng đoán nghĩa lý, lập làm tông chỉ, rồi trao truyền cho nhau.

3. Biết thiện ác.

Nếu gần gũi bạn lành là thường khuyên mình sám hối để diệt những tội lỗi trước, siêng năng tìm thiện tri thức, tu hành tinh tấn... Nếu gần gũi bạn ác thì miệng nói xuất gia mà tâm làm theo nghiệp thế tục, tự làm và dạy người làm, tâm không biết hổ thẹn.

Trên là ba pháp nên gần gũi và không nên gần gũi.

Hai, phải học pháp cầu thầy. Như trong Lễ Tán nói: “Thường ở trong tùng lâm của thiện tri thức, hằng nằm trong khuôn vức của Tổ sư. Đó là phương pháp chọn bạn tìm thầy vậy. Nếu người đầy đủ cả hai pháp trên, tức là đạt được tâm Phật ý Tổ và biết sanh hiểu tử.

Này các người! Bên trong đã bỏ cha mẹ, bên ngoài thì không thông Phật pháp, tự xưng là tu hành, vậy tu hành là cái đạo gì? Các người nên xét kỹ lời nói này. Trong kinh Đại Báo Phụ Mẫu Ân nói: “Mười tháng mang thai, ba năm bú sú, ân nào sánh bằng” mà các ngươi còn bỏ được, huống là những kẻ bên ngoài? Thế lại bo bo chấp tình thầy trò, không thể cởi bỏ, không phược trở lại tìm phược, không trói lại cầu trói. Chỉ vì tham cầu lợi dưỡng, chẳng sợ trầm luân. Hoặc đắm mê danh vọng ở đời, hoặc tự mình không hiểu không biết, ấy đều là bọn vô minh vậy.

Từ trước, các Tổ sư hành đạo tu thiền, tâm đồng với hư không, mặc đến mặc đi, hoặc Nam hoặc Bắc, tham thiền hỏi đạo, nhân duyên hội ngộ thì tự lợi lợi tha, ấy mới thật là Phật pháp.

 Khuyên chúng thượng thừa tam học

(上乘三学劝众普说)

Là người học Phật, trước phải thấy tánh. Thấy tánh, không phải có tánh bị thấy. Nói thấy, là thấy chỗ không thể thấy mà thấy vậy. Cho nên nói thấy, thấy không phải thấy, thì Chân tánh hiện. Tánh thấyvô sanh, sanh thấy thì chẳng phải có, chẳng có cái tánh thật, mà thấy thật không dời đổi. Thế nên gọi là chân thật thấy tánh.

Sau khi thấy tánh, phải gìn giữ giới cho thanh tịnh. Thế nào là giới thanh tịnh? Nghĩa là trong mười hai giờ, ngoài dứt các duyên, trong tâm không loạn. Vì tâm không loạn động nên cảnh đến vẫn an nhàn. Mắt không vì cái sở duyên của thức mà chạy ra, thức không vì cái sở duyên của cảnh mà chun vào. Ra, vào không giao thiệp nên gọi là ngăn chặn. Tuy nói ngăn chặn mà không phải ngăn chặn. Tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng như thế. Đó gọi là giới Đại thừa, là giới vô thượng cũng gọi là giới vô đẳng đẳng. Tịnh giới này, dù Tiểu tăng cho đến bậc Đại tăng đều phải gìn giữ.

Nhân giữ giới vững chắc không động, kế đó mới tập Thiền. Cái yếu chỉ của Thiền địnhthân tâm đều xả. Trước tập định tâm, thường tự suy xét: Thân này từ đâu mà đến? Tâm này từ đâu mà có? Tâm không thật có thì từ đâu có thân? Thân tâm đều không thì pháp từ đâu mà có? Pháp không thật có, vì không có cái có, cái có có đó từ đâu mà có? Cái có có đó đã không thì không có pháp có. Mỗi pháp chẳng phải pháp, thì mỗi pháp nương vào đâu? Không có chỗ dựa nương thì pháp không phải mỗi pháp. Pháp này không thật cũng chẳng phải không thật. Chứng được thật pháp, mới hay chứng nhập thiền.

Người tu tập thiền định không được chấp dụng công, dụng mà không có chỗ dụng, gọi là Thiền thượng thừa. Ngoài tham thoại đầu không cho gián đoạn, miên mật liên tục không có kẽ hở, cũng không điên đảo, không trạo cử cũng không hôn trầm. Phải trong trẻo như viên ngọc lăn trên mâm, phải sáng suốt như gương trên đài. Đến chỗ đất này, đi cũng được, đứng cũng được, ngồi cũng được, nằm cũng được, nói hay nín đều cũng được, có chỗ nào lại không được?

Đã được thế rồi, về sau mới nêu lên những câu ngộ: Tam quan, tam huyền, tam yếu, ngũ vị, tứ liệu giản, tứ tân chủ, tứ chiếu dụng v.v... các cơ quan của Thiền tổ. Bảy phen soi tám phen dùi, nhồi đi ép lại, thấu triệt chân nguyên, chừng đó, mới hay mượn pháp tòa của Phật Đăng Vương, nắm sừng thỏ, nhổ lông rùa, tay hoa một phen chuyển, bốn chúng thảy mịt mờ. Phát sinh vô thượng Diệu Huệ, chiếu soi không cùng. Đối với Tứ vô lượng tâm, Tứ niệm xứ, Tứ vô úy, Bát chánh đạo, Thập lực của Phật, Mười tám pháp bất cọng, cho đến tám muôn bốn ngàn môn đà-la-ni, trần trần sát sát, tất cả môn tam muội đều từ nơi mình lưu xuất mỗi mỗi đều đầy đủ.

Tuệ đã đầy đủ, ban cho chúng sinh, nguyện lực không cùng tận, tự giác giác tha, tứ sanh và cửu loại, tất cả đều được thấm nhuần. Nếu tuệ mà không định gọi là càn tuệ (tuệ khô), định mà không tuệ gọi là si thiền.

Thiền có chia làm năm:

1. Phàm phu thiền.
2. Ngoại đạo thiền.
3. Tiểu thừa thiền.
4. Đại thừa thiền.
5. Thượng thừa thiền.

Đây nói thiền, chính là Thượng thừa thiền vậy. Thiền này, từ đức Phật Tỳ lô giá na trải qua số kiếp bất khả thuyết bất khả thuyết đến đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đức Thích Ca truyền xuống cho hai mươi tám vị Tổ ở Ấn Độsáu vị Tổ ở Trung Hoa, rồi Tổ Tổ trao tay cho nhau truyền bá khắp nơi, tính không thể hết được. Các vị đều do giới này, định này, tuệ này mà được chứng ngộ, thật không có pháp nào khác.

Các chú! Các chú đã vào trong chùa làm ông đạo, làm học trò, chỉ cầu danh dự mà chẳng chịu tham đến chỗ, cái gì là chỗ hạ thủ của Phật, Tổ? Cái gì là chỗ dụng tâm của ngoại đạo, Tiểu thừa? Luống để cho ngày lại tháng qua, lăng xăng tìm cầu bên ngoài. Một phen cái chết đến rồi phải làm sao? Đâu là nơi an thân lập mạng? Vả lại, ba ngàn oai nghi tám muôn tế hạnh, chính mình không có một mảy may. Một hôm nào đó, vua Diêm La đến ắt không thể tha cho ngươi. Ngươi sao chẳng chịu xét lại, chớ lấy các việc trong mộng, rồi bác không nhân quả “mênh mang bát ngát chiêu ương họa”. Như thế chẳng những làm đồi bại tông môn, mà cũng khiến suy tàn chánh pháp.

Ôi! Tôi còn biết nói gì hơn!

(Trích Thiền sư Việt Nam  -  Thiền sư Thích Thanh Từ dịch)

Sau thời gian Trịnh, Nguyễn phân tranh thì tông phái thiền Trúc Lâm tuyệt truyền rồi tiếp đến Lâm Tế, Tào Động từ Trung Hoa sang, chư vị Tổ sư cũng dạy tham công án thoại đầu, như Tổ sư Liễu Quán (1667-1742), vị cao tăng Việt Nam, nối pháp mạch dòng Lâm Tế đời thứ 35, xuất thân từ Tổ đình Ấn Tông (Từ Đàm cổ tự), ngài cũng do tham câu thoại đầu: 萬法歸一一歸何處? (Muôn pháp về một, một về chỗ nào?) mà chứng ngộ.

Sau khi đại triệt ngộ, kiến tánh rồi ngài lập tông chỉ thành một tông phái Liễu Quán truyền thừa cho đến ngày nay.

Tổ sư Liễu Quán để lại bài kệ truyền pháp sau đây:

Thiệt tế đại đạo
Tính hải thanh trừng
Tâm nguyên quảng nhuận,
Đức bổn từ phong
Giới định phúc tuệ
Thể dụng viên thông
Vĩnh siêu trí quả
Một khế thành công
Truyền trì diệu lý
Diễn xướng chính tông
Hành giải tương ứng
Đạt ngộ chân không.

Phật giáo Việt Nam trong vài thế kỷ gần đây đều chịu ảnh hưởng Tông thiền Lâm TếTào Động.

Bia tháp, long vị đều ghi: Từ Lâm Tế chánh tông - Lâm Tế gia phổ - Tào Động...

Lịch sử Phật giáo Việt Nam, đặc biệt Thiền tông luôn là chủ lực trong mọi thời đại, để gồm hoằng dương những tông khác như Giáo môn, Tịnh độ, Mật tông. Khác hẳn với Trung Quốc ở điểm này.

Một đoạn trong “Trần Nhân Tông toàn tập” (陳仁宗全集), Thiền sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát viết rằng: “Tư tưởng thiền phái Trúc Lâm như vậy đã trở thành một môn học chính quy và được các nhà vua thời Lê sơ quan tâm. Điều này nhìn từ phía mở rộng biên cương về phía Nam của dân tộc, ta thấy hoàn toàn dễ hiểu. Thiền phái Trúc Lâm ra đời là nhằm yểm trợthỏa mãn yêu cầu của chính sách Nam tiến của vua Trần Nhân Tông. Nhưng đến thời Lê sơ với những cuộc chinh phạt liên tục về phương Nam, mà đỉnh cao là cuộc viễn chinh năm 1470, khi vua Lê Thánh Tông cắm cột mốc phía Nam của tổ quốc trên núi Đá Bia ở Phú Yên, thì yêu cầu gia tăng dân số ngày càng mạnh mẽ. Chính quyền Đại Việt cần đủ số dân để khai khẩn những vùng đất mới sáp nhập và tư tưởng thiền phái Trúc Lâm thỏa mãn yêu cầu này của chính quyền Đại Việt.

Vậy là sau chủ trương và đường lối đoàn kết dân tộc cho sự nghiệp giữ nước, thì tư tưởng thiền phái Trúc Lâm cho sự nghiệp Nam tiến của dân tộc là một đóng góp khác của vua Trần Nhân Tông cho lịch sử tư tưởng Việt Nam. Như ta đã thấy tư tưởng thiền phái này bắt nguồn từ thiền phái Thảo Đường do vua Lý Thánh Tông thành lập. Nó do thế có thể nói là một nối dài hay đúng hơn là một phát triển cao hơn của thiền phái Thảo Đường, nếu không nói là một hóa thân của thiền phái này.

Điều đáng tiếc là toàn bộ tư liệu về thiền phái Thảo Đường ngày nay đã hoàn toàn bị tán thất. Ta chỉ còn một bản tên duy nhất ghi lại thế thứ của dòng thiền này và được chép vào cuối sách Thiền uyển tập anh. Vì vậy, mọi bàn cãi về hệ tư tưởng của dòng thiền này tốt lắm thì cũng chỉ là những suy đoán, từ đó dễ đưa đến những nhận định thiếu cơ sở, đôi khi sai lầm.

Dẫu thế, chỉ nhìn vào bản danh sách tên những thiền sư của phái thiền này từ người đầu tiên là vua Lý Thánh Tông cho đến vị thiền sư cuối cùng là phụng ngự Phạm Đẳng, ta thấy trong 5 thế hệ truyền thừa, thế hệ nào cũng có các cư sĩ thiền sư hiện diện và hầu như toàn bộ đều là viên chức nhà nước, tức là vua và quan. Có thế hệ, cư sĩ thiền sư chiếm tuyệt đại đa số. Thí dụ thế thứ 5 có 4 người thì 3 người là vua và quan, đó là hoàng đế Lý Cao Tông, xướng nhi quản giáp Nguyễn Thức và phụng ngự Phạm Đẳng.

Vậy nhìn vào bảng danh sách này, điểm đầu tiên đập vào mắt ta chính là sự có mặt nổi trội của các cư sĩ thiền sư. Điều này có nghĩa dòng thiền Thảo Đường là một dòng thiền thế tục, tức dòng thiền chủ yếu phục vụ cho những người có cuộc sống trần gian phải gánh vác.

Điểm thứ hai mà bản danh sách đó đập vào mắt ta là thành phần xã hội của những vị thiền sư thuộc dòng thiền thế tục này. Họ chủ yếu là vua và quan. Ngoài vua ra thì không nói như Lý Thánh Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông, những người còn lại phần lớn được ghi rõ tên họ thế tục và chức tước trại triều đình, mà cao nhất là chức thái phó và thấp nhất là chức xướng nhi quản giáp, một chức do Lý Thái Tổ thiết lập vào năm 1025.

Và chính cũng thành phần xã hội này của dòng thiền Thảo Đường đã làm cho nó phải hóa thân thành thiền phái Trúc Lâm, bởi vì không lẽ nào một dòng thiền Phật giáo lại chỉ dành riêng cho một giai tầng xã hội. Có lẽ đây là điểm hạn chế đã làm dòng thiền thế tục Thảo Đường mất đi tính hấp dẫn của nó đối với quảng đại quần chúng. Khi tách ra khỏi bộ phận quảng đại quần chúng này, dòng thiền Thảo Đường chắc không thể nào tồn tại, mà phải hoá thân vào một dòng thiền mới”.


Thích Vân Phong





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19527)
Để diệt trừ cái khổ, người ta phải nhận ra bản chất nội tại của vấn đề khổ. Mà để được vậy, trước hết người ta phải cần có một cái tâm an tịnh...
(Xem: 33414)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 34479)
Không thể có một bậc Giác Ngộ chứng nhập Niết Bàn mà chưa hiểu về mình và chưa thấy rõ gốc cội khổ đau của mình.
(Xem: 54518)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
(Xem: 37725)
Thực hành thiền trong Đạo Phật rốt ráo là để Thực Nghiệm sự thật VÔ NGÃđức Phật đã giác ngộ (khám phá). Đó cũng là để chứng thực KHÔNG TÁNH của vạn pháp.
(Xem: 21133)
Do bốn niệm xứ được tu tập, được làm cho sung mãn, thưa Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài.
(Xem: 17879)
Đức Phật khám phá ra rằng một tâm hạnh phúc nhất là tâm không bị dính mắc. Đây là một niềm hạnh phúc rất sâu sắc, khác hẳn với những gì chúng ta vẫn thường biết.
(Xem: 63650)
Đàn Kinh được các môn đệ của Huệ Năng nhìn nhận đã chứa đựng giáo lý tinh nhất của Thầy mình, và giáo lý được lưu truyền trong hàng đệ tử như là một di sản tinh thần...
(Xem: 17388)
Thiền giữ vai trò rất quan trọng trong đạo Phật. "Ngay cơ sở của Phật giáo, tất cả đều là kết quả của sự khảo sát về Thiền, và nhờ có tư duy về Thiền mà Phật giáo mới được thể nghiệm hóa...
(Xem: 49657)
Khi ta phát triển định tâm, ta sẽ có thể giữ những chướng ngại tạm thời ở một bên. Khi những chướng ngại được khắc phục, tâm ta trở nên rõ ràng trong sáng.
(Xem: 16864)
Thiền có nghĩa là tỉnh thức: thấy biết rõ ràng những gì anh đang làm, những gì anh đang suy nghĩ, những gì anh đang cảm thọ; biết rõ mà không lựa chọn...
(Xem: 16372)
Bất kì ai cũng có khả năng giác ngộ nếu có khát vọng. Khát vọng hướng về mẫu số chung “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”, khát vọng đó là minh sư vĩ đại nhất của chính mình.
(Xem: 14486)
Thiền tông, nói mây, nói cuội, nói chuyện nghịch đời… chẳng qua đối duyên khai ngộ, để phá cho được cái dòng vọng tưởng tương tục của người, hy vọng ngay đó người nhận ra “chân”...
(Xem: 22452)
Nhờ thiền sư Munindra tận tâm hướng dẫn chu đáo từng bước một nên bà tiến bộ rất nhanh chóng. Đi từ cấp thiền cổ điển đến tiến bộ trong chánh niệm (progress insight).
(Xem: 56973)
Tập sách Thiền và Bát-nhã này là phần trích Luận Năm và Luận Sáu, trong bộ Thiền luận, tập hạ, của D. T. Suzuki. Tập này gồm các thiên luận về Hoa nghiêm và Bát-nhã.
(Xem: 13837)
Giác ngộ không phải là cầu toàn, vì càng cầu toàn con càng khổ đau thất vọng, mà là cần thấy ra bản chất bất toàn của cuộc sống. Chỉ cần vừa đủ trầm tĩnh sáng suốt...
(Xem: 29013)
Đức Phật dạy rằng hạnh phúcvấn đề thiết thực hiện tại, không phải là những ước mơ đẹp đẽ cho tương lai, hay những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ.
(Xem: 33316)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
(Xem: 38385)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
(Xem: 31233)
Nếu không có cái ta ảo tưởng xen vào thì pháp vốn vận hành rất hoàn hảo, tự nhiên, và tánh biết cũng biết pháp một cách hoàn hảo, tự nhiên, vì đặc tánh của tâm chính là biết pháp.
(Xem: 13907)
Thực tế, thì căn bản của sự thực thiền của các hành giả chân chánh là khám phá ra những hành động nào đem lại khổ đau hoặc hạnh phúc. Sau đó, tránh các hành động gây nghiệp...
(Xem: 14618)
Thực hành phát triển Định Tuệ sẽ xa dần các tà kiến và các thiên chấp; sẽ sống với nhân cách tự-do-tinh-thần; cởi bỏ gánh nặng nô lệ thị phi, tập tục.
(Xem: 14302)
“Phản văn văn tự tánh” là “quay cái nghe nghe tự tánh”. Tự tánhthực thể đang nghe đang thấy đang biết, đồng thời đang tự biết tự thấy…
(Xem: 12638)
Hành thiền, cốt tuỷ nhất, là tự tri, là quán tâm. Học Thiền, tức học đạogiác ngộ, cốt tuỷ nhất là nương ngôn từ để thấy biết trạng thái tâm trí.
(Xem: 14816)
Tôi có một số kinh nghiệm vững chắc về định, tĩnh, và quán tưởng. Điều đó thúc đẩy tôi đến với Thiền Minh Sát. Các tu sĩ ở đây khuyến khích tôi xuất gia.
(Xem: 19200)
Nếu thấy tất cả con người, muôn vật đều hư giả, tạm bợ thì không còn tham sân nữa. Mình không thật, có ai chửi mình cũng không giận. Cái tôi không thật, lời chửi thật được sao...
(Xem: 13808)
Trong Phật giáo có những phương pháp dùng để thực hành Thiền từ bi. Các thiền giả nhằm khích động lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh...
(Xem: 12654)
Thế giới, với người ngộ đạo, đã được lộn trái trở lại: sanh tử lộn ngược thành Niết Bàn. Đời sốngý nghĩakhông tịch. Đời sống là sự biểu hiện của tính sáng.
(Xem: 30383)
Thiền Quán là tri nhận Giác Thức thành Giác Trí. Giác Thức và Giác Trí được quán tưởng theo thời gian. Khi Tưởng Tri thì Thức và Trí luôn nối tiếp nhau làm cho ta có tư tưởng...
(Xem: 11828)
Cuộc cách mạng thực tập Thiền Chánh Niệm bắt đầu bằng một động tác giản dị là chú ý đến hơi thở, cảm thọ trong thân và tâm, nhưng rõ ràng là có thể đi rất xa.
(Xem: 30651)
Sự giác ngộ đem lại lợi ích thực sự ngay trong kiếp sống này. Khi đề cập đến Pháp hành ta nhất thiết phải tìm hiểu qui trình tu tập hợp lý và hợp với giáo huấn của Đức Phật.
(Xem: 29391)
“Chẳng có ai cả” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
(Xem: 30571)
Thiện tri thức! Tâm lượng quảng đại, biến mãn khắp pháp giới, về dụng thì mỗi mỗi phân minh, ứng dụng ra thì biết được tất cả là một, một là tất cả... Thích Nữ Trí Hải dịch
(Xem: 31197)
Bên ngoài xa lìa các tướng gọi là “thiền”, bên trong không loạn gọi là “định”. Bên ngoài nếu như tuy có tướng, song bên trong bổn tính vẫn không loạn, thì đó là cái tự tịnh tự định bổn nguyên.
(Xem: 37083)
Thiện tri thức, khi chưa ngộ thì Phật tức chúng sanh, lúc một niệm khai ngộ, chúng sanh tức Phật. Nên biết vạn pháp đều ở nơi tự tâm...
(Xem: 32224)
Này chư Thiện tri thức, cái trí Bồ Đề Bát Nhã, người thế gian vốn tự có, nhưng bởi tâm mê, nên chẳng tự ngộ được... Minh Trực Thiền Sư Việt dịch
(Xem: 23651)
Quyển "THIỀN QUÁN - Tiếng Chuông Vượt Thời Gian" là một chuyên đề đặc biệt giới thiệu về truyền thống tu tập thiền Tứ Niệm Xứ của đức Phật dưới sự hướng dẫn của thiền sư U Ba Khin.
(Xem: 12214)
Thực tập chánh niệm có thể ảnh hưởng tích cực đến nhiều hoạt động của hạch hạnh nhân, khu vực có kích thước bằng hạt đậu nằm ở trung tâm não bộ...
(Xem: 14231)
Thiền Tiệm Ngộpháp hành từ tập trung trí và thức gom vào một đề mục duy nhất, hoặc dùng một đối tượng đặt ra do tư tưởng định trước.
(Xem: 14086)
Khi chấp nhận thực hành thiền, chúng ta phải có niềm tin sâu sắc vào khả năng của tâm chúng ta ngay từ lúc khởi đầu, và phải duy trì niềm tin ấy...
(Xem: 33964)
Nếu tâm chúng ta dịu dàng, nhân ái, hiểu biết, và có sự đồng cảm đối với tha nhân, chúng ta sẽ tu tập tâm từ đến người khác không mấy khó khăn.
(Xem: 27712)
Đức Phật bảo rằng cần có mười lăm đức tính để tự hoàn thiện, để có thể sinh lòng từ bi đối với mọi người quanh ta hay rộng hơn cho đến tất cả nhân loại...
(Xem: 12451)
Không biết tự bao giờ, Trà trở thành thân quen trong nếp sống Thiền gia Phật Giáo Bắc Truyền, rồi trà thành một phần văn hóa của Phật Giáo...
(Xem: 28629)
Sách này đặt tên "Kiến Tánh Thành Phật", nghĩa là sao? Bởi muốn cho người ngưỡng mộ tên này, cần nhận được lý thật của nó. Như kinh nói: "Vì muốn cho chúng sanh khai, thị, ngộ, nhập tri kiến Phật".
(Xem: 29349)
Những bài kinh Phật không có bài nào là không hay. Có miệt mài trên những trang kinh xưa mới cảm được sự vang động của suối nguồn trí tuệ.
(Xem: 12386)
Vị trí cực kỳ quan trọng của Lục Tổ Huệ Năng đối với sự hình thành và phát triển của Thiền tông Trung Quốc đã khiến các đệ tử Phật môn luôn nhắc về ông...
(Xem: 29212)
Trong sách này Ngài Sayadaw diễn tả đầy đủ phương pháp quán niệmgiải thích với đầy đủ chi tiết đường lối suy tư về lý vô ngã có thể dẫn đến mức độ thành tựu Niết Bàn.
(Xem: 27990)
Vào năm 1986-1987 Hòa Thượng giảng Kinh Nguyên Thủy; đối chiếu Kinh Pali (dịch ra Việt Ngữ) và A Hàm tại Thường Chiếu giúp cho Thiền sinh thấy rõ nguồn mạch Phật Pháp từ Nguyên Thủy đến Đại ThừaThiền Tông.
(Xem: 25660)
Con đường thiền tậpchánh niệm tỉnh giác, chứng nghiệm vào thực tại sống động. Khi tâm an định, hành giả có sự trầm tĩnh sáng suốt thích nghi với mọi hoàn cảnh thuận nghịch...
(Xem: 26026)
Cuốn Ba Thiền Sư ghi lại cuộc đời của Ikkyu Sojun (1394-1481), Hakuin Ekaku (1686-1768), và Ryokan Taigu (1758-1831). Mỗi vị Sư đều hiển lộ Thiền Tông trong cách riêng.
(Xem: 22257)
Với người đã mở mắt đạo thì ngay nơi “sắc” hiện tiền đó mà thấy suốt không chướng ngại, không ngăn che, nên mặc dù Sắc có đó vẫn như không, không một chút dấu vết mê mờ...
(Xem: 33125)
Thiền Tông nhấn mạnh vào mặt kinh nghiệm cá nhân, nhắm đưa từng con người chúng ta giáp mặt trực tiếp với chân lý trong ngay chính hoàn cảnh hiện tiền của chúng ta.
(Xem: 31798)
Các pháp thế gian đều kỵ chấp trước, chỗ qui kính của Thích tử không ai bằng Phật mà có khi vẫn phải quở. Bởi có ta mà không kia, do ta mà không do kia vậy.
(Xem: 39576)
Quả thật, chân lý thiền vốn ở ngay nơi người, ngay trong tự tâm chúng ta đây thôi. Vậy ai có tâm thì chắc chắc có thiền, không nghi ngờ gì nữa.
(Xem: 22413)
Bắt đầu bằng cách bỏ qua một bên tất cả những mối quan tâm ở bên ngoài, và quay vào quán sát nội tâm cho đến khi ta biết tâm trong sáng hay ô nhiễm, yên tĩnh hay tán loạn như thế nào.
(Xem: 34465)
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô.
(Xem: 27339)
Thật ra chân lý nó không nằm ở bên đúng hay bên sai, mà nó vượt lên trên tất cả đối đãi, chấp trước về hiện hữu của Nhị Nguyên. Chân lý là điểm đến, còn hướng đến chân lý có nhiều con đường dẫn đến khác nhau.
(Xem: 28350)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
(Xem: 35251)
Cuốn sách này giới thiệu với độc giả cách thọ trì đúng đắn thiền Samatha-Vipassanā (Định-Tuệ) như đã được Đức Phật giảng dạy, tu tập chánh định và thấu suốt vào các pháp chân đế...
(Xem: 31926)
Những phương pháp và lời hướng dẫn mà Đức Phật đã đề ra giúp chúng ta có thể từng bước tiến đến một sự giác ngộ sâu xa và vượt bậc, và đó cũng là kinh nghiệm tự chúng Giác Ngộ của Đức Phật.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant