Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đại Lễ Phật Đản Quốc tế 2015 tổ chức tại UNESCO Paris, Pháp Quốc

04 Tháng Sáu 201505:39(Xem: 19361)
Đại Lễ Phật Đản Quốc tế 2015 tổ chức tại UNESCO Paris, Pháp Quốc
Đại Lễ Phật Đản Quốc tế tổ chức tại UNESCO Paris, Pháp Quốc,
kỷ niệm Đản Sinh lần thứ 2639 của Đức Phật từ ngày 27 đến ngày 29 tháng 5 năm 2015.


Thích Như Điển

 

Cách đây hơn 10 năm tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, các thành viên của Liên Hiệp Quốc đã đồng thuận mỗi năm lấy ngày Vesak của Đức Phật làm ngày Phật Đản của thế giới. Theo truyền thống của các xứ Phật Giáo Nam Tông thì Vesak có nghĩa là lễ Tam Hợp, kỷ niệm cả ngày Đản Sanh lẫn ngày Thành Đạonhập Niết Bàn của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Đây là một điều rất đáng tán dươngca ngợi, không phải chỉ riêng cho người Phật Tử mà cho cả toàn thể nhân loại hơn 6 tỷ người hiện có mặt trên quả địa cầu nầy. Tuy quá trễ vì Đức Phật đã ra đời tại Ấn Độ, tính từ đó đến nay đã hơn 25 thế kỷ rồi, trong khi đó những Tôn Giáo khác có mặt trễ hơn, nhưng đã được thế giới nhìn nhận sớm hơn. Nếu không nhờ các nước thành viên Phật Giáo như Tích Lan, Thái Lan, Bhutan, Miến Điện  v.v... can thiệp, đề nghị với Liên Hiệp Quốc, thì chắc rằng ngày sinh ra đời của Ngài cũng chỉ có giới Phật Tử biết đến mà thôi.

Tại trụ sở Liên Hiệp Quốc (UNESCO) ở Paris, đây là lần thứ tư Tòa Đại Sứ Tích Lan cộng tác với Tịnh Tông Học Hội của Pháp Sư Tịnh Không, có trụ sở tại Brisbane Úc Châu đứng ra tổ chức trong ba ngày trên. Được biết năm 2013 khi cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm còn sanh tiền, Ngài với tư cách là Chủ Tịch Hội Đồng Tăng Già tại Pháp, đã được mời đọc diễn văn của lần tổ chức thứ hai tại trụ sở nầy. Năm 2014 Ngài đã vắng bóng và năm nay 2015 Thầy đã vĩnh viễn rời xa diễn đàn nầy để đi vào cõi không vô tướng của chư Phật. Tôi, trong sự tình cờ đến Paris lần nầy để dự tuần chung thất của Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh, được tổ chức tại chùa Linh Sơn vào ngày 28.5.2015, cũng như dự định dành nhiều thời gian để đi thăm công trình xây cất chùa Khánh Anh mới trong giai đoạn cuối, cho kịp lễ Khánh Thành từ ngày 13 đến 16 tháng 8 năm 2015 nầy, nhưng Thầy Quảng Đạo thấy tôi qua, nên rất vui để mời tôi cùng đi tham dự lễ Phật Đản Quốc Tế nầy.

Nhìn chương trình tổng quát và chi tiết của 3 ngày Đại Lễ, chúng tôi có một khái niệm chung và sẽ chọn ra những giờ giấc thích hợp để tham gia cùng với những người Phật Tử năm châu câu hội về Paris trong những ngày lễ hội quan trọng như thế nầy, lòng tôi cảm thấy hân hoan và tự cảm nhận rằng: Hình như mình cũng phải có trách nhiệm để hiện diện trong một dịp may hiếm quý như thế nầy. Trụ sở UNESCO nằm không xa chùa Khánh Anh cũ mấy, nên sau 30 phút bằng xe hơi, Đạo Hữu Minh Đức đã đưa chúng tôi đến tận nơi tổ chức. Sau khi qua kiểm tra của các khâu hành chánh, chúng tôi đã vào bên trong Hội Trường dành làm nơi tổ chức. Nhìn lên trên khán đài, người tham dự biết ngay là Phật Giáo Tích LanTịnh Tông Học Hội đứng ra tổ chức và bao biện mọi mặt cho ba ngày lễ nầy. Nào ăn uống, triển lãm, âm nhạc, cư trú v.v... tất cả  đều có sự kết nối với nhau rất hài hòa, không những chỉ có người Á Châu, mà người Âu, người Phi, người Úc, người Mỹ cũng tham gia trong nhiều diễn đàn khác nhau của Đại Lễ. Đây là những hình ảnh thật là tuyệt vời trong ngày kỷ niệm sự giáng trần của Đức Phật.

Ngày đầu tiên lễ khai mạc rất là trang nghiêmthanh tịnh. Tuy hội trường chứa 2.000 người vẫn còn trống, nhưng đâu đó sắc màu của những chiếc y vàng của Nam Tông, xen lẫn với màu đỏ tím y áo của Tây Tạng cùng với màu nâu sẩm của Phật Giáo Việt Nam, hòa quyện cùng những người da màu đến từ Phi Châu... tự nó đã nói lên được tính đa dạng của lễ hội nầy.

Chương trình của buổi sáng ngày 27 tháng 5 như sau: Vào lúc 9:20 phút chư Tăng Nam Tông lên lễ đài tụng một bài kinh Pali ngắn, sau đó một vị Tu Sĩ đại diện cho Tịnh Tông Học Hội lên tụng một bài kinh tiếng Hoa. Nghe đâu những năm trước còn có tụng kinh tiếng Việt và tiếng Tây Tạng nữa, nhưng năm nay thì hình ảnh ấy không còn nữa. Do vì Hòa Thượng Thích Minh Tâm đã vắng bóng hai năm rồi, nên sự liên lạc không được chặt chẽ như xưa kia cũng là chuyện bình thường của nhân thế vậy.

Tiếp đến là nghi lễ đốt đèn dầu cúng Phật theo truyền thống Nam Tông Tích Lan như lâu nay họ vẫn cử hành. Những vị khách quý được mời lên châm lửa vào những ngọn nến đã có sẵn, đặt trên một cây đèn có chân cao, nhằm tuyên dương ánh sáng trí tuệ trong giáo pháp của Đức Phật. Sau phần đốt đèn là diễn văn khai mạc của Ông Akila Viraj Kariyawasam, Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục Tích Lan, đương kim đặc trách thường trực của Tích Lan tại UNESCO. Những vị đọc chúc từ tiếp theo là Bộ Trưởng Bộ Tôn Giáo Tích Lan, Thông Điệp của UNESCO, của Đại Diện Thủ Tướng Macedona, của đặc trách ngoại giao UNESCO, của Ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon, của Tổng Thống Tích Lan Maithripala Sirisena và trước lời cảm tạ của Hòa Thượng Dr. Bodagama Chandima, Viện Trưởng học viện Phật Giáo Manelwatta tại Tích Lan là bài phát biểu chủ đề của lễ khai mạc hôm nay do Pháp Sư Tịnh Không đến từ Úc Châu  thuyết trình. Ngài nói bằng tiếng Phổ Thông (Hoa Ngữ) và được chuyển dịch sang Anh cũng như Pháp ngữ qua ống nghe. Nếu ai rành Hoa Ngữ thì nghe trực tiếp, ai không rành thì dùng ống nghe để nghe một trong hai ngôn ngữ kia. Ngài năm nay đã trên 84 tuổi, nhưng sức khỏe vẫn còn rất tốt, lời nói hơi khàn, có lẽ vì đường xa từ Úc đến Pháp phải cần mất ít nhất là 26 giờ ngồi trên máy bay. Nội dung xoay quanh sáu điểm then chốt từ gia đình đến xã hội, học đường, ngôn ngữ, văn hóa, niềm tin... để cuối cùng Ngài kết luận là sự “giáo dưỡng và dục thành” (giáo dục) qua con đường giáo dục  của Phật Giáo là một vấn đề rất hệ trọng. Phật Giáo sẽ giúp cho môi trường xã hội phát triển an ổn, đồng thời thế giới được hòa bình. Chúng ta người Việt Nam sống tại Úc và các nơi trên thế giới, được biết Ngài là vị sáng lập Tịnh Tông Học Hội cũng như Viện Trưởng học viện Phật Học thuộc Tịnh Độ tại Úc Châu, nhưng trong suốt bài nói chuyện của Ngài, người nghe ít được đề cập đến vấn đề cảnh giới Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà, mà thính chúng được nghe những sự hướng dẫn để giải quyết những sự xung đột trong cuộc sống theo tinh thần Phật Học và qua sự giáo dục của Phật Giáo. Đây là một đề tài hay, cần nghiên cứuthực hành. Với tuổi trên 80 mà thuyết trình hơn nữa tiếng đồng hồ ở tư thế đứng, quả là một hình ảnh đáng kính phục cho sức khỏe cũng như sự minh mẫn của Ngài.

Sau phần nầy những diễn giả được tặng sách bằng tiếng Anh nhan đề là: “Phật Đản, nền Hòa Bình và sự thân thiện, những suy tư của người Phật Tử và sự bảo hộ”. Sau phần nầy chư Tăng Nam Tông đi dùng ngọ trai còn những vị theo truyền thống Đại Thừa cũng như các Phật Tử khác thì ở lại Hội Trường để nghe các diễn giả của Thiên Chúa Giáo, Ấn Độ Giáo, Hồi Giáo, Lão GiáoPhật Giáo liên tiếp lên trình bày những quan điểm của Đạo Giáo mình qua cái nhìn về thế giới hiện thực nầy. Dĩ nhiên là mỗi một Tôn Giáo đều có những quan niệm về tinh thần, đạo đức, niềm tin khác nhau, nhưng Đạo nào cũng mong muốn cho con người thoát khổ được vui và không quên nhắn gửi đến với mọi người là hãy đến với Đạo, chứ không nên ở bên ngoài Đạo rồi phê phán thế nầy thế nọ, rốt cuộc chẳng được ích lợi gì mà còn xa rời niềm tin của Tôn Giáo của mình đang theo  nữa. Thượng Tọa Dr. Thawalama Dhammika, Viện Chủ Tu Viện Phật Giáo tại Genève Thụy Sĩ đã tóm lược nội dung của từng diễn giả một qua nhiệm vụ điều hành buổi hội thảo của mình, khiến cho những cử tọa dễ nhận bắt được những điều quan yếu mà diễn giả muốn trình bày.

Thượng Tọa Wu Shin, Phó Viện Trưởng học viện Tịnh Tông Học Hội tại Úc Châu cũng đã cho mọi người biết về năng lực của câu Phật hiệu: Nam Mô A Di Đà hay Đức Quan Thế Âm Bồ Tát và những năng lực nội tại của những hành giả tu học theo lời Phật dạy, nhằm tịnh hóa thân tâm, cải thiện xã hội, cốt yếu làm sao cho thế giới được hòa bình và nhân sinh an lạc. Chúng tôi sau đó rời phòng hội, lên từng thứ bảy để dùng ngọ trai. Tại đây các Phật Tử Nam Tông Tích Lan đứng chờ sẵn sàng cúng dường phục vụ phần trai phạn, mặc dầu các phần chay tại đây đều có thể tự mỗi người phục vụ lấy như tập tục của các nước Tây Phương khác. Mỗi người Phật Tử Tích Lan mang đến trước mỗi chư Tăng một món ăn. Nếu món nào không thích dùng thì dùng tay che đĩa lại, món nào thích dùng thì dỡ tay lên để người cúng dường để thức ăn vào đĩa. Cuối cùng chúng tôi mỗi người đều được cúng dường cho một chiếc y mới của Nam Tông và một số sách vở Phật Học bằng tiếng Anh và tiếng Pháp của Tịnh Tông Học Hội.

Chiều ngày 27.5.2015 chúng tôi không đi tham dự tiếp để nghe những bài thuyết trình của lễ Vesak nữa, mà chúng tôi sang thăm chùa mới Khánh Anh tại Evry. Thầy Quảng Đạo và Đạo Hữu Minh Đức đã đưa chúng tôi đến chùa mới như mọi khi và lần nầy chúng tôi thấy rằng tiến độ thi công của những hãng thầu người Pháp rất nhịp nhàng và nhanh chóng. Những thợ người Trung Quốc đang bắt đầu làm lan can trước Chánh Điện, trong khi những người thợ Việt Nam và những người làm công quả đang miệt mài phân chia phòng ốc cũng như lót gạch các nơi. Tôi thử đếm những phòng ngủ của ba tầng lầu, có tất cả 38 phòng, mỗi phòng chứa được hai hay 4 người. Ngoài ra còn tầng thượng, tầng dưới và tầng để xe nữa. Nếu kể chung lớn nhỏ, chắc không dưới 50 phòng, kể cả Chánh Điện, Hội trường và nhà bếp, nhà kho v.v... Nhìn chung theo Hòa Thượng Thích Tánh Thiệt cho biết trễ lắm là đến ngày 15.7.2015 nầy sẽ được nghiệm thu. Mong rằng mọi việc sẽ được trôi chảy, thông qua mau lẹ, để cho lễ Khánh Thành vào tháng 8 được tự tại vô ngại cử hành. Ni Sư Diệu Trạm cũng cho biết rằng: Bàn ghế, tủ thờ, hoành phi, liễn đối đã được xuống tàu thủy từ tháng 5 và hai container cuối cùng sẽ xuống tàu trong tháng 6 nầy. Hy vọng lễ Khánh Thành chùa sẽ có đầy đủ tất cả những pháp cụ nầy. Cô Diệu Trạm cũng cho biết rằng Kỷ Yếu của Hòa Thượng Thích Minh Tâm, dày 738 trang đã được in ấn tại Đài Loan và sách đang trên đường về Khánh Anh cũng như những châu lục khác.

Tôi đứng nhìn ngôi Phạm Vũ Khánh Anh mà chạnh lòng. Vì lẽ vô thường đã mang theo vị Thầy khả kính của tứ chúng Phật Tử Khánh Anh nói riêng và đồng bào Phật Tử khắp nơi nói chung, một sự hụt hẫng khó diễn tả bằng lời. Từ ngày Thầy quá vãng đến nay đã gần hai năm rồi (8.8.2013- 5.2015), trong hai năm ấy Tử Đệ của Thầy đã kề vai gánh vác, cốt cho ngôi chùa Khánh Anh nầy được hoàn thiện trong nay mai. Đây là một công đức không nhỏ, khi Tôn Sư của mình vắng bóng. Riêng Hòa Thượng Tánh Thiệt thì trực tiếp hơn tôi cũng như có khả năng lo việc xây dựng nhiều hơn tôi, nên Ngài ở vòng trong để chỉ đạo cho Thầy Quảng Đạo, Cô Diệu Trạm cũng như các hãng thầu ở phần bên trong của nội tự, còn phần tôi lo chạy bên ngoài để ngoại giao cũng như kêu gọi chư Tôn Đức và bà con Phật Tử khắp nơi tiếp tay cho ngôi chùa Khánh Anh sớm thành tựu. Sau lễ Khánh Thành rồi, Hòa Thượng Tánh Thiệt cũng như tôi sẽ có những Phật sự khác tại mỗi chùa của mình, nên chắc rằng sẽ không còn trực tiếp như xưa nữa. Tất cả những công việc làm của chúng tôi đều mang tính cách tự nguyện, không một điều kiện nào cả, nhằm gửi lại chút thâm tình nơi hậu thế: “Người xưa như thế đó”. Có nghĩa là: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và uống nước nên nhớ người đào giếng”. Không biết bây giờ cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm nghĩ gì và nhớ gì đến hình ảnh của ngôi Đại Tự Khánh Anh mà Tử Đệ và Huynh Đệ của mình đang lo gánh vác? Chắc chắn một điều là có nhiều việc Thầy sẽ không đồng ý, vì làm trái ý của Thầy, nhưng xin Thầy hãy an tâm nơi cõi Tịnh rằng: “Những người đi sau như chúng tôi sẽ không bao giờ làm điều gì xấu hơn xưa. Nếu có, chỉ là những việc tốt hơn để cho Đời và Đạo được gìn giữ mãi về sau cho hậu thế”.

Sáng sớm ngày 28 tháng 5 sau thời công phu khuya, Đạo Hữu  Minh Đức đưa tôi, Thầy Quảng Đạo và Cô Diệu Trạm đến nhà gare Lyon để đón Hòa Thượng Thích Tánh Thiệt lên dự tuần chung thất của Cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh. Chúng tôi đến Tự Viện Linh Sơn ở Joinville lúc hơn 9 giờ sáng, có Hòa Thượng Trí Hảichư Tăng Tự Viện đón tiếp. Khi vào phòng khách thì lần lượt được gặp Hòa Thượng Phước Đường, Hòa Thượng Giác Huệ, Hòa Thượng Giác Hoàng, Thượng Tọa Tịnh Quang, Thượng Tọa Thiện Niệm, Thượng Tọa An Chí, Thượng Tọa Nguyên Lộc, Sư Bà Như Tuấn và rất đông Tăng Ni thuộc Tự Viện Linh Sơn cũng như Đệ Tử của Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh. Qua việc cung tuyên tiểu sử của Ngài do Hòa Thượng Trí Hải đọc, chúng ta được biết Ngài gốc người Ninh Thuận thuộc dòng phái Lâm Tế Chúc Thánh đời thứ 42 với Pháp Danh là Thị Viên, Pháp Tự là Hạnh Bị. Năm 1968 sau khi tốt nghiệp cử nhân tại Việt Nam, Ngài nhận được học bổng của cả Việt NamĐài Loan, nên năm 1969 Ngài sang Đài Loan du học, đến năm 1981 Ngài tốt nghiệp Tiến Sĩ văn học tại Đài Bắc. Từ năm 1994 Ngài phát tâm chủ trương phiên dịch Đại Tạng Kinh tiếng Việt từ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh. Thật ra việc làm nầy không phải chỉ có một mình Ngài phiên dịch, mà Ngài chỉ là người đề xướng và đã quy tụ chư Tăng Ni tại Việt Nam cũng như ngoại quốc phiên dịch ra Việt ngữ.  Ngoài ra vấn đề tài chánh cũng là vấn đề  quyết định cho việc thành tựu một Đại Tạng Kinh Việt ngữ như vậy, nên Ngài đã bôn ba đây đó để cổ động mọi người đóng góp và in ấn tại Đài Loan. Cho đến nay đã xong 100 bộ in thành sách, mỗi bộ từ 1.500 trang đến 2.500 trang. Số còn lại 103 bộ nữa đã dịch và san định xong trước khi Ngài viên tịch. Những bộ còn lại nầy đang tiếp tục in ấn. Hy vọng nay mai chúng ta sẽ có một bộ Đại Tạng Kinh hoàn toàn bằng Việt ngữ gồm 203 tập. Các nước Phật Giáo Nam Tông họ đã có tạng Pali từ những năm 85 trước Tây lịch. Những bộ Đại Tạng bằng chữ Hán có từ thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Đại Hàn  có tạng Cao Ly, Nhật Bản có Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh có từ thời Đại Chánh vào đầu thế kỷ thứ 20. Riêng Việt Nam chúng ta đến đầu thế kỷ thứ 21 nầy mới chính thức có được Đại Tạng Kinh tiếng Việt. Công đức ấy có được là do Cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh, Đệ nhị Tăng Thống của Pháp Phái Linh Sơn hoàn thành. Lịch sử Phật Giáo Việt Nam sẽ ghi công của Hòa Thượng. Tuy nhiên phần Mật Giáo Hòa Thượng không cho dịch trọn vẹn, nhưng Cố Hòa Thượng Thích Viên Đức cũng đã dịch một phần và sau nầy có vị Pháp Hiệu là Huyền Thanh cũng đã dịch hầu như trọn vẹn phần Mật Giáo nầy, đã có đi trên Đại Tạng Online điện tử của các trang nhà trên thế giới. Riêng Tạng Pali đã được Cố Hòa Thượng Thích Minh Châu dày công phiên dịch ra tiếng Việt và đã hoàn chỉnh từ lâu. Đây là những dấu hiệu đáng lạc quan cho Phật Giáo Việt Nam ở mai hậu. Tuy Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh còn nhiều lỗi dịch cũng như văn phạm, nhưng dẫu sao đi nữa thì đây cũng là một công trình của lịch sử Phật Giáo Việt Nam, đáng hãnh diện vô cùng. Đó cũng là lời Đạo Từ của tôi khi đáp lại lời tác bạch trai tăng của Tử Đệ của Cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh cúng dường hôm đó. Nhìn lên di ảnh của Cố Hòa Thượng Thích Huyền Vi, đã ra đi cách đây 10 năm về trước và nay Hòa Thượng Tịnh Hạnh cũng đã ra đi ở tuổi 82, đã  để lại cho môn đồ pháp quyến của Linh Sơn nhiều trách nhiệm hơn so với khi Thầy mình còn tại thế. Sư Cô Thanh Nghiêm đệ tử của Hòa Thượng Tịnh Hạnh cũng cho biết rằng: Nhân ngày tuần 49 của Thầy mình hôm 28.5.2015 vừa qua, chính quyền thành phố Paris đã chính thức cấp giấy phép để Đại Học Linh Sơn tại Paris được đi vào hoạt động. Rõ ràng là “trong cái mất mát bao giờ cũng có những cái được và trong những cái được ấy lại bao hàm những việc sắp mất mát.”

Ngày xưa ở Âu Châu nầy có rất nhiều vị Hòa Thượng tiếng tăm như: Cố Hòa Thượng Thích Thiền Định, Hòa Thượng Thích Huyền Vi, Hòa Thượng Thích Trung Quán, Hòa Thượng Thích Chân Thường, Hòa Thượng Thích Minh Lễ, Hòa Thượng Thích Minh Tâm.  Nhưng nay thì các Ngài không còn tại thế nữa. Nếu còn chăng, chỉ là những hình bóng cũ đã vang bóng tự thuở nào và những  biến thiên của dòng đời ảo hóa ấy, khiến cho chúng ta phải chạnh lòng để nghĩ đến thân phận của mình ở một mai đây. Tất cả rồi cũng sẽ chỉ còn là một cái “KHÔNG” to tướng. Hãy ý niệm về việc nầy để chúng ta cố gắng tu hành.

Tối đó tại trụ sở UNESCO có biểu diễn Concert để mừng lễ Khánh Đản của Đức Phật, nên chúng tôi được Đạo Hữu  Minh Đức đưa đi xem. Chương trình ghi bắt đầu từ lúc 6:30 chiều, nhưng mãi đến 7:30 tối người dẫn chương trình vẫn chưa lên sân khấu. Đúng là giờ của Á Châu, mặc dầu chúng ta đang ở tại Âu Châu. Không biết đến bao giờ người Á Châu của chúng ta mới đúng giờ như người Nhật hay Âu Mỹ? Cuối cùng rồi mọi việc cũng diễn ra như đã dự định. Đầu tiên là lễ đốt đèn và sau đó có những màn vũ của những vũ công điêu luyện đến từ Tích Lan. Ngồi xem những màn trình diễn nầy, tôi liên tưởng lại ngày 8 tháng 7 năm 2011 tại Thủ Đô Colombo Tích Lan, khi cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm và tôi đến lãnh giải thưởng danh dự của Quốc Gia nầy do Hội Đồng Tăng Già đã trao cho những người có công mang ánh sáng Phật Pháp đến cho người Âu Mỹ, cũng vẫn những điệu nhảy múa na ná như vậy. Hôm ấy chúng tôi còn được Thủ Tướng D.M Jayaratne trao cho quạt đỏ của Quốc Gia, mà quý Phật Tử Việt Nam hay gọi là quạt “Quốc Sư”, vì thế giới cũng như trong nước ít có người được vinh dự ấy.

Họ nhảy múa thật là điêu luyện, thỉnh thoảng có chen vào những màn độc tấu đàn tranh của người Hoa, xen lẫn với những màn xiếc cũng như Taichi. Đặc biệt nhất phải nói là hai nhà nghiên cứu về Tích Lan, người Pháp, có lẽ Ông Bà cũng là Phật Tử, hát một bài hát dân ca bằng tiếng Shingalese rất hay, khiến cho những người Tích Lan tham dự đêm hòa nhạc hôm đó rất tự hào về quê hương của họ. Không phải chỉ họ hãnh diện về quê hương của họ, mà người Pháp đã làm cho họ hãnh diện với bạn bè năm châu nữa. Bài hát nầy bằng tiếng Tích Lan, tôi nghe không hiểu gì, nhưng những hình ảnh chiếu lên tường, đi kèm với tiếng hát lời ca đã làm cho thính giả mãn nguyện. Tiếng hát rồi cũng xa dần và trôi vào dĩ vãng, nhưng những gì nước Tích Lan đã làm được cho Phật Giáo và mang Phật Giáo ra khỏi quê hương của họ để giới thiệu cho bạn bè năm châu biết về một dân tộc hiền hòa, hơn 90% theo Đạo Phật để cho thế giới biết đến và cảm thông. Đó mới là vấn đề chính. Có lẽ Hòa Thượng Tịnh Không cũng nhờ chính quyền Tích Lan mà Ngài có được chân đứng ở UNESCO, vì họ có quốc giaTích Lan cũng nhờ có Tịnh Tông Học Hội mà họ có khả năng tài chánh để tổ chức trong 3 ngày nầy.

Khi nhìn người lại nghĩ đến ta và nhìn ta để nghĩ đến người. Vì lẽ Ngài Tịnh Không chắc cũng không còn hiện hữu bao lâu nữa trên đời nầy, không biết rằng Tịnh Tông Học Hội có thể tổ chức chung với Tích Lan đến lần thứ 5, thứ 6 hay nhiều lần như thế nữa không, chứ khi tôi nhìn về Việt Nam, chúng ta không đóng góp được một phần nào đó trong lễ hội nầy, quả thật, khi Hòa Thượng Minh Tâm đi rồi, thì uy tínảnh hưởng cũng lại bị dần quên đi ở chốn quan trọng nầy. Nhưng dẫu sao đi nữa, sự hy vọng cho một tương lai tươi sáng của Phật Giáo nói chung vẫn là một điều nên mơ ước, nhưng so ra uy tín và cách diễn tả vấn đề của Ngài Phó Hội Trưởng Tịnh Tông Học Hội trong hiện tại còn quá xa với sự hiện hữu của Ngài Tịnh Không ở nơi nầy.

Xin nguyện cầu cho một thế giới thực sự hòa bình và an lạc qua lời dạy của Đức Phật và cứ mỗi lần tham dự lễ Đản Sanh của Ngài, chúng ta không quên thông điệp “Lấy từ bi để hóa giải hận thù”. Có như vậy chúng ta mới xứng đáng là người Đệ Tử chân chính của Đức Phật.

Viết xong tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc vào một sáng mùa Hè ngày 3 tháng 6 năm 2015 của lần An Cư Kiết Hạ thứ 31 tại Tổ Đình nầy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12203)
Ngày Phật đản được xem là ngày Tết của những người con Phật, bởi vì đây là thời khắc lịch sử đánh dấu sự ra đời của một Bậc Siêu nhân - Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.
(Xem: 13510)
Rõ ràng, Phật đã Đản sinh ngay từ lúc phát khởi tâm niệm nguyện thay thế cho tất cả chúng sinh đang chịu khổ đau...
(Xem: 12593)
Đức Phật cho rất nhiều, mà chẳng hề đòi lại dù bao nhiêu. Thế Tôn sống đời tự tại, không toan tính muộn phiền, không lo lắng ưu tư.
(Xem: 12922)
Tuy là Bậc Đạo sư sáng lập Phật giáo, song các kỳ tích của Phật Thích Ca Mâu Ni đã vượt khỏi khuôn khổ của một vị Phật lịch sử để trở thành những biểu tượng kỳ vĩ...
(Xem: 16274)
Từ địa vị thái tử, nhờ công phu tự thân tu tập, tự thân hành trì, tự thân chứng ngộ, Ngài trở thành Bậc Giác ngộ giữa đời...
(Xem: 11695)
Tôi lặng yên ngắm nhìn bàn chân, gót hài Đức Phật bước trên đài sen. Kính cẩn chiêm bái Đức Từ Phụ đang mỉm cười và tôi cũng mỉm cười...
(Xem: 13369)
Phật là hoa sen, hoa sen là Phật. Khi Ngài sinh ra bước đi trên bảy đóa hoa senhình ảnh biểu đạt con đường đi đến thăng chứng qua bảy giai trình tu tập...
(Xem: 11659)
Cái biết sáng ngời hay Phật tánh, Chân tâm, Tánh giác… thật ra không có tên gọi, không thể dùng lời diễn tả, không thể tưởng tượng suy lường.
(Xem: 11172)
Ngài chào đời như ánh bình minh rực rỡ, như đoá đàm ưu bừng nở, gió nhạc êm đềm, chim hót líu lo, núi Tu di cúi đầu đón mừng bậc Thầy nhân thiên ba cõi.
(Xem: 11907)
Ngày Phật Đản hay ngày Giáng sanh của Đức Phật, tiếng Pali gọi là Vesak. Vesak là tên của một tháng, thường trùng vào tháng năm dương lịch.
(Xem: 10231)
Ngày Phật Ðản tin về mùa kỷ niệm Rộn ràng lên người con Phật năm châu Nghe niềm vui mang sắc thái nhiệm màu
(Xem: 29207)
Phật Đản người ơi Phật Đản về Cho lòng nhân loại bớt tái tê Chiến tranh thù hận mau chấm dứt Từ bi tỏa sáng khắp lối về.
(Xem: 11911)
giờ phút linh thiêng gió lặng chim ngừng trái đất rung động bảy lần khi bất diệt đi ngang dòng sinh diệt...
(Xem: 11910)
Ngài từ bi quán sát thương tưởng đến tất cả chúng sanh, bằng mọi phương tiện không phân biệt giai cấp, đem giáo pháp giải thoát tưới tẩm cho bất cứ ai cần đến.
(Xem: 10912)
Phật nói: “Hạnh phúc thay chánh pháp cao minh” tức là sau khi sinh ra ngài đã tìm được con đường tận diệt khổ đau trong cuộc đời này...
(Xem: 11349)
Tục lệ Lễ hội Liên hoa đăng (Lotus Lantern Festival) ở Hàn quốc có nguồn gốc rất lâu đời, có lẽ từ thời vương quốc Silla thống nhất Triều tiên ở thế kỷ thứ 7.
(Xem: 11442)
Đạo Phật khơi mở để giúp con người thấy được “Đạo” đang có sẵn trong chính lòng mình. Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 15895)
Hàng năm, cứ tháng Tư về là mỗi độ sen hồng lung linh sắc màu được tích tụ sâu trong lòng đất Việt. Một loài hoa có hương thơm nhẹ nhàng tinh khiết...
(Xem: 12581)
Sự tích Phật đản sanh có một chi tiết rất bình thường mà cũng rất khác thường. Đó là đức Phật đã giáng sinh dưới gốc cây vô ưu.
(Xem: 13198)
Kinh Phổ diệu là một bộ kinh có nội dung đồ sộ, mô tả cuộc đời đức Phật với những thần thông biến hóa, là một trong những bộ kinh quan trọng nhất của kinh điển Đại thừa...
(Xem: 12327)
Hàng năm cứ vào mỗi độ tháng tư âm lịchhoa sen bắt đầu nở. Hoa sen nở báo hiệu mùa Phật Ðản trở về như để đón mừng Ðức Thế Tôn ra đời.
(Xem: 15120)
Một tia sáng bừng lên như ngôi sao năm cánh trong tim anh, tim chị, tim em và trong cả tim tôi...
(Xem: 15026)
Một thân Thái tử… vào đời, Rời Đâu-suất hóa hiện người trần gian Mượn cung điện ngọc huy hoàng...
(Xem: 13011)
Về mặt lý thuyết, khi tổ chức ngày lễ, thì phải tìm cách cho nó càng khác với ngày thường càng hay, tranh ảnh, màu sắc đóng góp vào điều đó.
(Xem: 12265)
Hằng năm, trong khoảng tháng 5 Dương lịch, người con Phật trên khắp hành tinh, hân hoan và trang trọng kính tưởng ngày đức Thích Tôn đản sanh nơi thế giới Ta-bà.
(Xem: 11827)
Sau mùa tuyết lạnh ở xứ sở Phù tang, người ta bảo mùa đẹp nhất của Nhật bản là mùa này, khi cái nắng nhè nhẹ đưa hơi xuân về...
(Xem: 11612)
Thưa Thầy, năm nay con 19 tuổi. Làm quà kính dâng Thầy nhân ngày Phật đản, không gì bằng một chút suy tư. Tuy sống trong xã hội Âu châu, nhưng từ nhỏ con đã theo Thầy lên chùa mỗi dịp lễ Phật đản...
(Xem: 11397)
Đức Phật ra đời, những lời dạy của Ngài phải chăng đây là lời giải đáp cho sự tìm kiếm và trao chìa khóa để con người mở tung cánh cửa cuộc đời để đi vào thế giới an toànthực hiện ước mơ của mình.
(Xem: 30365)
Trang Vesak tứ từ rơi bụi đỏ sử triết văn đội chữ, gậy đường khuya đức Phật hiện chân dung sen khiết bạch
(Xem: 19950)
Nụ cười Phật êm đềmbuông xả Như nhắc con, giữa trần thế chông gai Đừng hơn thua tranh tìm lỗi đúng sai Mà xin hãy thương yêucảm hóa
(Xem: 28325)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
(Xem: 65675)
Có một ngày lịch sử Nhân loại không bao giờ quên Ngày thiêng liêng trọng đại Chúng sanh thoát khỏi ngục tù.
(Xem: 18730)
Tinh sương hớp cạn chén trà Nhìn vào thế giới Ta bà ngát hương Nơi đây vẫn đoá chân thường Vẫn ngày Mùng Tám tỏ tường sắc không.
(Xem: 11249)
Đức Phật đã đề bạt Tứ Niệm Xứcon đường “độc đạo” để đưa con người đến địa vị tối thượng. Đức Phật đã chứng minh giá trị siêu việt của giáo pháp Tứ Niệm Xứ...
(Xem: 22632)
Trong thời kỳ đầu tạo 30 pháp hạnh Ba La Mật, Đức Bồ Tát phát nguyện trong tâm muốn trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác đã trải qua suốt 7 a-tăng-kỳ.
(Xem: 15211)
Mỗi năm ngày Phật Đản trở về, hình ảnh Ngài nói pháp suốt lộ trình 45 năm đã sống lại trong hàng triệu ngàn con tim của những người con Phật trên khắp năm châu...
(Xem: 16185)
Ðức Phật thị hiện nơi đời bằng bi nguyện độ sinh, Ngài đã thể hiện nhân cách siêu việt qua tình thương yêu muôn loài, tôn trọng sinh mạng của hết thảy chúng sanh.
(Xem: 15567)
Sự xuất hiện của một vị Phật – hay nói một cách rõ hơn, một chúng sinh từ thân phận phàm phu, muốn đạt đến quả vị Phật, phải trải qua lộ trình bảy bước hoa sen ấy.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant