Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Gương báo hiếu của người xuất gia

04 Tháng Tám 201100:00(Xem: 9343)
Gương báo hiếu của người xuất gia

GƯƠNG BÁO HIẾU CỦA NGƯỜI XUẤT GIA 
 Thích Phước Sơn 

 Mỗi năm đến mùa Vu Lan báo hiếu, người Phật tử tại gia thường noi gương hiếu thảo của Tôn giả Mục Kiền Liên báo đáp công ơn cao dày của cha mẹ đã qua đời cũng như còn tại thế, mà cách phổ thông nhất như ca dao từng bảo: 

Cha già là Phật Thích Ca
Mẹ già như thể Phật Bà Quan Âm 

Nhớ ngày xá tội vong nhân 

Lên chùa lạy Phật đền ơn sanh thành. 

Đó là một trong những cách báo hiếu đơn giản nhất của người sơ cơ học đạo. Còn những Phật tử thì vào dịp này, thường sắm sửa phẩm vật, thiết lễ trai tăng cúng dường thập phương tăng chúng - sau ba tháng thanh tịnh tu học - để hồi hướng công đức cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền được phước thọ tăng long, và phụ mẫu quá cố được sinh về nhàn cảnh. Thế còn người xuất gia báo hiếu cha mẹ bằng cách nào? 

I. BÁO HIẾU VỀ MẶT VẬT CHẤT LẪN TINH THẦN

Vào thời đức PhậtTôn giả Tất Lăng Già Bà Ta, sau khi xuất gia hành đạo, chạnh lòng nghĩ đến cha mẹ già yếu, nghèo khổ không ai nuôi dưỡng. Ngài muốn đem y phụcthực phẩm cúng dường cha mẹ, nhưng vì sợ phạm giới luật. Ngài bèn trình bày nỗi băn khoăn của mình lên Thế Tôn. Nhân đó, đức Đạo sư họp các Tỳ kheo và truyền dạy: "Nếu có người nào suốt cả trăm năm, vai phải cõng cha, vai trái cõng mẹ, và dù cha mẹ có đại tiểu tiện trên vai mình, cũng chưa thể gọi là làm tròn hiếu đạo. Hoặc đem những thứ y phụcẩm thực quý nhất trên đời cung phụng cha mẹ cũng chưa đủ báo đền công ơn cha mẹ trong muôn một. Từ nay Ta cho phép các Tỳ Kheo suốt đời hết lòng cúng dưỡng cha mẹ. Nếu ai không cúng dường thì phạm tội nặng". (1) 

Vâng lời Phật dạy, hàng ngày Tôn giả đi khất thực đem về chia cho cha mẹ hai phần, còn mình thọ dụng một phần, và thường dâng cho cha mẹ những nhu yếu khi cần. 

Trường hợp trên đây cho chúng ta thấy, dù là người xuất gia vẫn có bổn phận cưu mang cha mẹ nếu cha mẹ không người nuôi dưỡng. Trường hợp Tổ Liễu Quán (1667-1742) sau đây cũng tương tự như thế. Tổ mồ côi mẹ lúc vừa sáu tuổi, thân phụ bèn dẫn đến chùa Hội Tôn cho thọ giáo với Hòa thượng Tế Viên. Nhưng theo hầu được bảy năm thì Hòa thượng viên tịch. Tổ liền vượt núi băng ngàn tìm ra Thuận Hóa thọ học với Giác Phong Lão Tổ chùa Báo Quốc. Được một năm, lại hay tin cha già không người chăm sóc. Tổ phải trở về nhà, hàng ngày lên núi đốn củi, đem về đổi gạo nuôi dưỡng phụ thân. Dù hoàn cảnh gia đình thanh bạch, Tổ vẫn săn sóc cha già chí tình, chí hiếu, cho đến khi thân phụ qua đời. Sau khi lo việc ma chay chu đáo, Tổ mới trở ra Thuận Hóa tiếp tục con đường tu học. (2) 

Tấm gương của Tổ Liễu Quán có phần nào giống với hoàn cảnh của Lục Tổ Huệ Năng (638-713). Lục Tổ khi còn bé cha mất sớm, chỉ còn một mẹ già, gia cảnh lại nghèo khó. Do đó, hàng ngày Tổ phải lên non đốn củi, gánh ra chợ bán, rồi đổi lấy gạo đem về nuôi mẹ. Một hôm nghe người ta tụng kinh Kim Cương đến câu "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm", Tổ cảm thấy như bừng tỉnh, nên có ý định xin phép mẹ đến núi Hoàng Mai thọ giáo với Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn. Nhưng vì mẹ già không ai phụng dưỡng, nên lòng còn trù trừ chưa nỡ xuất gia. Bỗng có người hiểu được tâm nguyện của Tổ, bèn trợ giúp mười lạng bạc, và hứa sẽ thay mặt Tổ để trông nom nuôi dưỡng bà cụ đến trọn tuổi già. Nhờ thế, Tổ mới an tâm, từ thân xuất gia học đạo, và đã trở thành một trụ cột độc sáng của thiền tông Trung Hoa. (3) 
Nhìn lại nước ta vào thời kỳ vàng son của Phật giáo đời Trần, cũng có vị Tổ thứ ba của thiền phái Trúc Lâm Yên Tửthiền sư Huyền Quang (1254-1334). Tổ là một vị trạng nguyên xuất chúng, mặc dù thi đỗ, làm quan, nhưng xem phú quý như bèo bọt. Một hôm, Tổ theo vua đến chùa Vĩnh Nghiêm tham dự pháp hội, thấy Quốc sư Pháp Loa đang hành đạo, liền nhớ lại duyên xưa, bùi ngùi than rằng: "Làm quan lên bồng đảo, đắc đạo đến Phổ Đà; trên cõi nhân gian là tiên, cảnh giới Tây phương là Phật. Phú quý nào khác lá vàng mùa thu, mây trắng mùa hạ, đâu nên lưu luyến mãi hoài". 

Thế rồi, dâng biểu xin vua xuất gia học đạo tu hành. Bỗng một hôm nghe tiếng chim khách kêu vang trên cành ở trước sân, Tổ chạnh lòng nhớ đến cha mẹ già yếu, nghĩ đến công ơn sinh dưỡng sâu dày, liền sắm sửa hành trang trở lại cố hương, hầu thăm cha mẹ. Về nhà, trông cha mẹ còn khỏe mạnh, và biết ông bà cụ rất sùng tín Tam Bảo, lòng Tổ rất hoan hỉ. Nhân đó cho xây một ngôi chùa ở phía tây nhà, đặt tên là chùa Đại Bi, lấy ý từ câu: "Đại từ đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát cứu độ cha mẹ hướng về Phật đạo". Bấy giờ cha mẹ đã có ngôi bảo điện để hàng ngày tụng niệm, khuây khỏa tinh thần, thấm nhuần pháp vị, di dưỡng tuổi già, Tổ mới an tâm tiếp tục sứ mệnh hoằng dương chánh pháp. (4) 

II. BÁO HIẾU TRÊN PHƯƠNG DIỆN TINH THẦN

Thiền sư Hư Vân (1840-1959) lúc mới sinh được bảy ngày thì thân mẫu từ trần, được kế mẫu thương yêu nuôi dưỡng. Đến năm mười bảy tuổi, Ngài có chí xuất trần, nhưng thân phụ không cho phép. Vì ông đang làm quan, tính tình lại nghiêm khắc, hơn nữa Ngài là con trai độc nhất của gia đình. Thế nhưng, do động cơ xuất gia mãnh liệt, cuối cùng, Ngài đã lặng lẽ thoát ly gia đình, để hoàn thành chí nguyện cao cả của mình. Đến khi thân phụ qua đời, Ngài ân hận đã làm cho cha già phiền lòng, lại nhớ thương mẹ hiền vắng bóng từ lúc còn thơ ấu. Do đó, Ngài phát nguyện hành hương đến Ngũ Đài Sơn - nơi di tích của Bồ Tát Văn Thù - cứ đi ba bước lạy một lạy với mục đích sám hối tội lỗi không phụng dưỡng mẹ cha trọn đạo, đồng thời hồi hướng công đức để nguyện cầu cha mẹ sinh về cảnh giới an lành

Tấm gương hiếu thảo của thiền sư Hư Vân làm cho chúng ta phải thán phục. Thế còn thiền sư Hám Sơn (1545-?) lúc còn bé đã là một đứa trẻ khác thường. Năm lên ba tuổi, Ngài chỉ thích ngồi lặng lẽ một mình hơn là đi chơi với những đứa trẻ khác. Mẹ Ngài lại là một Phật tử thuần thành, suốt đời thờ đức Đại Sĩ Quán Âm. Năm ngài lên bảy tuổi, bà gởi con đến một ngôi trường cách nhà một dòng sông. Một hôm, sau khi về thăm mẹ, Ngài trở lại nhà trường, được mẹ tiễn chân ra tận bờ sông, nhưng vì quá quyến luyến mẹ, Ngài không muốn rời khỏi tay bà. Đang cơn tức giận, bà liền túm tóc con, ném xuống sông rồi quay về nhà mà không một lần ngoái lại. Lúc ấy, bà nội của Ngài có mặt ở đó, kêu cứu, Ngài mới thoát chết. Sau đó, mẹ Ngài nhiều lần đứng khóc một mình trên bờ sông và phân trần với mẹ chồng: "Con phải làm thế để cho nó vượt qua cái tính quá đa cảmhọc hành nghiêm chỉnh". 

Năm mười hai tuổi, Ngài từ giã mẹ cha, dấn thân trên con đường du phương học đạo. Suốt thời gian ấy, mẹ Ngài luôn luôn theo dõi tin tức con mình. Khi nghe tin Ngài đang tham họcNgũ Đài Sơn, bà liền hướng về đó đảnh lễ và niệm danh hiệu đức Bồ Tát Quán Âm. Nhờ thế, bà cảm thấy lòng mình trở nên khuây khỏa. 
Sao bao năm xa cách, Ngài trở về nhà thăm lại song thân và định chọn đất xây mộ cho hai người. Một buổi sáng, Ngài cùng cha mẹ đi thăm mồ mả tổ tiên để tỏ lòng tôn kính. Lúc ấy thân phụ Ngài đã 80 tuổi. Ngài nói đùa với ông: "Hôm nay con chôn cha, như vậy giúp cha khỏi trở lại thế gian này lần nữa". Vừa nói Ngài vừa gõ cuốc xuống đất. Mẹ Ngài lập tức giật lấy cuốc và tiếp: "Phần mụ để mụ tự đào mồ lấy, không cần ai lo cho mụ cả". Rồi bà bắt đầu đào đất một cách vui vẻ
Về sau, Ngài mới hiểu rằng mình có một bà mẹ rất khác thường, và đó chính là một trợ duyên thật quý báu để Ngài thành tựu được đạo nghiệp rạng rỡ. (5) 

Thiền sư Động Sơn Lương Giới (807-869), vị Tổ khai sáng tông Tào Động Trung Hoa, cũng có một bà mẹ rất đặc biệt. Ngài đã trình bày quan niệm hiếu thảo và cách thức báo hiếu của người xuất gia đối với cha mẹ, cũng như sự mong đợi của cha mẹ đối với người con đi tu, qua hai bức thư trao đổi giữa Ngài và mẹ Ngài. Trước hết là lá thư Ngài gởi cho mẹ trình bày lý do và xin phép xuất gia
"Được nghe chư Phật ra đời đều do cha mẹ mà có thân. Muôn loài hàm linh phải nhờ trời đất che chở. Thế nên, không có cha mẹ thì chẳng sinh, không có trời đất thì chẳng trưởng. Nhưng, tất cả hàm thức đều chịu định luật vô thường chi phối. Nghĩ đến ân bú sú thâm trọng, cũng như công nuôi dưỡng cao dày, nếu đem của cải thế gian phụng dưỡng, hoặc cùng máu thịt thân này dâng hiến, cũng không thể đáp đền. Hiếu kinh nói: "Dù một ngày giết đôi ba con vật để cung hiến cha mẹ vẫn là bất hiếu. Vì sẽ lôi nhau vào vòng sanh tử, chịu muôn kiếp luân hồi". Do đó, muốn đền ân sâu dày của cha mẹ đâu bằng công đức xuất gia. Vì sẽ cắt đứt dòng sông khát ái sinh tử, vượt qua bể khổ trầm luân, đáp ân cha mẹ nghìn đời, đền nghĩa từ thân muôn kiếp. Kinh nói: "Một người con xuất gia, chín họ đều sinh lên cõi trời". Con nguyện bỏ thân mạng đời này, để thành tựu đạo quả Bồ đề, đem căn trần muôn kiếp mà thắp sáng trí tuệ Bát nhã. Cúi mong cha mẹ mở lòng hỷ xả, dứt nỗi nhớ mong, noi gương đức vua Tịnh PhạnThánh Mẫu Ma Da, hẹn sẽ gặp nhau trong hội Long Hoa. Còn hiện nay xin cam chịu lìa nhau. Chẳng phải con quên ân dưỡng dục, mà chỉ vì thì giờ chẳng đợi người. Cổ đức từng nói: "Thử thân bất hướng sinh thân độ, cánh hướng hà thân độ thử thân? Thân này chẳng nhắm đời này độ, còn đợi đời nào độ thân này?" 

Kính xin cha mẹ lòng chớ nhớ mong! 
Nhận được thư con, mẹ Ngài hồi âm: 

"Mẹ cùng con đời trước có nhiều nhân duyên nên mới kết thành tình mẹ con. Kể từ lúc mẹ hoài thai, sớm chiều cầu thần khẩn Phật, mong sinh được con trai. Thai bào đủ tháng, mạng sống như chỉ mành. Sinh được con trai, mẹ rất toại nguyện, xem như châu báu, không nề hôi hám nhơ uế, chẳng ngại bú sú nhọc nhằn. Con vừa thành người, mẹ dắt đến trường cho con học tập. Mỗi khi con đi chơi về trễ, mẹ đứng tựa cửa ngóng trông. Nay con viết thư về quyết xin xuất gia. Cha con đã mất, mẹ già, anh yếu, em nghèo, mẹ biết trông cậy vào ai! Con có ý bỏ mẹ, chớ mẹ nào có dạ quên con. Từ khi con cất bước tha phương, ngày đêm mẹ thường rơi lệ, khổ thay! Khổ thay! Nay con lại thề chẳng về nhà, mẹ cũng tùy theo chí nguyện của con. Mẹ không dám mong con như Vương Tường nằm giá, như Đinh Lai khắc cây, mà chỉ mong con như Tôn giả Mục Liên, độ mẹ thoát khỏi trầm luân, tiến lên Phật quả. Nếu mẹ không như vậy, e phải có tội. Mẹ cầu mong cho con hoàn thành chí nguyện của mình". (6) 

Trên đây, chúng tôi đã trình bày một vài tấm gương báo hiếu của người xuất gia, mỗi người có mỗi hoàn cảnh riêng, nhưng chung quy ai cũng mang nặng ân tình của cha mẹ. Vì nhờ cha mẹ mới có thân ta. Do đó, mở đầu bức thư Ngài Động Sơn đã nói "Chư Phật ra đời đều nhờ cha mẹ mới có thân này". Và nhờ có thân này mới tu thành chánh quả cứu độ quần sinh. Thế nên, sự báo hiếu cha mẹ đương nhiên là bổn phận thiêng liêng, không một ai được phép quên lãng.

Vì vậy, người xuất gia, nếu cha mẹ già yếu, cô độc, không người nuôi dưỡng, vẫn có bổn phận phụng dưỡng cha mẹ cho đến trọn đời. Trái lại, nếu cha mẹ đã có người chăm sóc tạm được an lành, thì người tu sĩ cần dốc chí tu học, hoàn thành đạo nghiệp, rồi vận dụng tâm lực, hồi hướng công đức, cứu vớt cha mẹ khỏi vòng trầm luân khổ hãi. Thiết nghĩ, đó là cách báo hiếu chân chính của đạo từ bi, và thích hợp với những ai đã chọn con đường thoát tục. 

Chú thích: 
(1) Luật Ngũ Phần, Đ.22, tr. 140c 
(2) Theo văn bia Tổ Liễu Quán, do T.T Giới Hương phiên dịch 
(3) Kinh Pháp Bảo Đàn 
(4) Tam Tổ Thực Lục, bản chữ Hán, tr. 50b-54a 
(5) Thiền đạo Tu Tập, Trương Trừng Cơ, Như Hạnh dịch, Kinh Thi XB 1972, tr.188-219
(6) Theo bản dịch của H.T Thanh Từ trong băng giảng

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 24104)
Vào dịp lễ Vu-lan Thắng hội, Phật tử có tục lệ cúng thí người chết. Dưới đây Tập san trích dịch đoạn kinh có liên hệ đến ý nghĩa cúng thí này.
(Xem: 16211)
“Con lớn rồi vẫn là con của mẹ, Suốt cuộc đời mẹ vẫn theo con…”
(Xem: 17354)
Tuyển tập những bài viết cho mẹ, cụ bà Nguyễn Thị Sáu của Hư Thân Huỳnh Trung Chánh
(Xem: 13985)
“Nếu chúng ta chia quả đất này thành từng mảnh nhỏ như những hạt cỏ, số lượng những mảnh này không lớn bằng số lượng lần mà mỗi chúng sanh đã là cha mẹ ta”... Karen Villanueva, Nguyên Hiệp dịch
(Xem: 14127)
"Một lòng kính lạy Phật Đà, Ngàn đời con nguyện ở nhà Như Lai, Con hằng mặc áo Như Lai, Con ngồi pháp tọa Như Lai muôn đời"... Tịnh Bình
(Xem: 15180)
Càng lớn con càng thương Mẹ hơn, Tình dâng cao vút đỉnh liên sơn, Tháng năm đời có thêm cay đắng, Mẹ gánh oằn vai chút chẳng sờn... Thích Minh Tuệ
(Xem: 20361)
Thời gian trôi, tiếng đồn về Mẹ ngài bèn gửi thư đi cho ngài: "Con ơi! Mẹ nghĩ kỹ rồi Hiến mình cho Phật, cho nơi đạo mầu
(Xem: 18353)
Thiền sư bước đến lặng yên, Rồi dùng thiền trượng gõ lên quan tài Người ta nghe tiếng của ngài...
(Xem: 17506)
Khuyên con chữ hiếu lo tròn Không thời quả báo sẽ luôn dữ dằn Từ đây kính mẹ, ăn năn Ai hơn mẹ quý, ai bằng tình thâm
(Xem: 12779)
Một thời đức Phật ngự tại núi Kỳ Xà Quật gần thành Vương Xá nước Ma Kiệt với mấy nghìn Tỳ Kheo, mấy vạn Bồ Tát, và vô số trăm nghìn Chư Thiên rải hoa trỗi nhạc cúng dường Phật... Toàn Không
(Xem: 64834)
Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung, Mục-liên mới đặng lục-thông, Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân.
(Xem: 22925)
Vu Lan của người xuất thế ngoài lắng sâu trong tiềm thức tưởng nhớ mẹ cha, hiếu nghĩa ông bà còn phải làm những việc hiếu mà người ngoài thế khó có thể đảm đương nổi...
(Xem: 23454)
Với tự thân, Rahula đã có những nỗ lực tuyệt vời, với mẫu thân, Tôn giả đã thể hiện vai trò một người con hiếu rất mực cảm động.
(Xem: 22438)
Trước mắt tôi hiện lên bao người Mẹ. Này đây nước mắt Mẹ mừng vui khi con khôn lớn, khi con nên vợ nên chồng; này đây dáng Mẹ cánh cò, cánh vạc xăm xăm sớm tối đi về...
(Xem: 19258)
Trước bàn thờ Tổ Tiên, tôi đứng yên lặng thật lâu, để quán chiếu, để đi sâu vào đời sống của hiện tại và từ đó, nhìn lại quá khứ của nhiều thế hệ ông bà, cha mẹ nhiều đời...
(Xem: 19193)
Ai đã một lần hiện hữu làm người, có mặt trên cuộc đời nầy, đều không do Cha Mẹ sanh ra, dù là Thánh nhân hay phàm tục. Cho đến khi khôn lớn, trưởng thành...
(Xem: 17289)
Trong đất trời bao la rộng lớn, em mơ thấy mẹ đang cầu nguyện cho em, mẹ đưa cho em sữa, thứ quý giá của đất trời, mẹ của em ở một nơi rất xa.
(Xem: 13155)
Nhìn đôi tay bé nhỏ của con cài cành hoa hồng vải lên ngực áo mình, nước mắt Hiền lại chực trào ra. Không như chị Ba, Hiền còn diễm phúc cài hoa hồng đỏ...
(Xem: 13350)
Từ trong tâm khảm mình con cảm ơn mẹ đã cho con một lần sinh, một lần ra đời. Mẹ đã nâng niu nhẹ nhàng từng bước đi chậm chạp, lúc cất tiếng khóc chào đời.
(Xem: 19410)
Mẹ già tần tảo tháng ngày Giành con tấm áo kịp tày lứa đôi Hiên ngoài rả rích giọt rơi
(Xem: 12501)
Tình mẹ là gốc của mọi tình cảm yêu thương. Mẹ là giáo sư dạy về yêu thương, một phân khoa quan trọng nhất trong trường đại học cuộc đời.
(Xem: 14778)
Dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đã truyền lại, để nhắc nhở cho các con cháu của các thế hệ sau này phải lấy chữ “HIẾU” làm đầu, vì công ơn mẹ cha thăm thẳm như trời cao...
(Xem: 13210)
Tình thương của cha mẹ đối với con là thứ tình thương tuyệt vời, không bút nào tả xiết, không có bất cứ tình thương nào trên cõi đời này có thể so sánh được.
(Xem: 13214)
Khi Đức Phật còn tại thế, Ngài có đặt ra một giới luật cho hàng tu sĩ là: - Hằng năm, trong 3 tháng mưa (mùa hè ở Ấn Độ), chư tăng ni không được phép du hành ra ngoài...
(Xem: 12057)
Muốn loại bỏ Tham Sân Si, ta cần phải huấn luyện tâm mình, vì một cái tâm thiếu huấn luyện luôn luôn dính mắc vào ưa - ghét, lấy - bỏ: Nắm giữ cái ưa thích...
(Xem: 11851)
Pháp thế gian là mộc bổn thủy nguyên, do đó mình phải thận chung truy viễn, nghĩa là hết lòng hiếu thảo với cha mẹ. Hiếu với cha mẹ, cung kính Sư trưởngđạo lý của trời đất.
(Xem: 12745)
Đạo Phật là đạo giải thoát. Con cái, báo hiếu cha mẹ, không phải chỉ phụng dưỡng cha mẹ bằng tất của cải vật chất, mà còn giúp cho cha mẹ có được lòng tin chân chính...
(Xem: 11798)
Kể từ sau giấc mơ ấy, tôi ngày càng cảm thấy rằng mẹ tôi đúng là hiện thân của Bồ- tát Quán Thế Âm. Thật vậy, đối với tôi thì không ai có thể dịu hiền hơn mẹ...
(Xem: 11763)
Tình mẹ và con, một tình yêu thiêng liêng trong nhân loại. Tình yêu ấy gắn bó thiết tha như sóng và nước. Nước là mẹ và sóng là con. Sóng ôm lấy nước...
(Xem: 10449)
Mẹ tôi qua đời đã hơn 10 năm rồi, nhưng cái bếp thân yêu, như là chỗ ghi nhớ bóng dáng mẹ, thì vẫn được các em tôi dùng làm nơi đun nước hàng ngày...
(Xem: 11568)
Mẹ tôi qua đời đã hơn 10 năm rồi, nhưng cái bếp thân yêu, như là chỗ ghi nhớ bóng dáng mẹ, thì vẫn được các em tôi dùng làm nơi đun nước hàng ngày...
(Xem: 9652)
Ngày rằm, mồng một chị tranh thủ dẫn hai đứa lên chùa lạy Phật. Chị yêu anh Tư, thương chúng như con ruột, nên tuy cực khổ tảo tần mà mái tranh vẫn đầy ắp tiếng cười.
(Xem: 9681)
Mẹ đón mừng, không kịp nghĩ suy, không hề toan tính, với tất cả bản năng hiền từ. Mẹ nói, mẹ cười, mẹ âu yếm, mẹ trìu mến nhìn đứa con ngoan, đang bé bỏng bên mình.
(Xem: 10011)
Thứ bảy, ngày 13 là buổi lễ bắt đầu. Phần khai kinh Trai đàn Bạt độ diễn ra rất long trọng, có sự tham dự rất đông của chư Tôn đức và quý Phật tử khắp nơi.
(Xem: 10169)
Bàn tay ba không đủ làm con ấm. nhưng tình thương ba làm con ấm biết chừng nào. Chúng tôi lớn lên vì tình thương lớn lao của ba.
(Xem: 10109)
Con lớn dần lên, sự vất vả của mẹ cũng tăng dần. Không biết có bao nhiêu buổi chợ trưa như thế đã đi qua đời mẹ.
(Xem: 10063)
Và ở giữa ngạt ngào hương huệ tím Đêm Vu lan anh lặng khóc duyên mình. Em cứ thế, khi gần khi khuất dạng...
(Xem: 9686)
Đạo hiếu nếu xét cho kỹ nó đã được sách vở, kinh giảng nói đến nhiều, nhưng nó là cái đạo tự nhiên từ lúc con người mới xuất hiện.
(Xem: 15546)
Ôi Tình Mẹ dạt dào như biển lớn, Khi con đau Mẹ thức suốt năm canh, Từ sinh ra cho đến tuổi trưởng thành...
(Xem: 9875)
Chữ “Mẹ” đối với ai cũng thật cao quý, thân thương, vì không ai không có mẹ, không ai không được mẹ mang nặng đẻ đau, chăm lo săn sóc...
(Xem: 13695)
Mỗi người sinh ra và lớn lên giữa cuộc đời này, được nên danh và thành công phần nhiều đều nhờ vào công sức nuôi dưỡng dạy dỗ của mẹ cha.
(Xem: 9860)
Tình thương của mẹ là chất liệu nuôi dưỡng trái tim con, nâng đỡ cho con từng bước từ sơ sinh đến lúc trưởng thành.
(Xem: 9715)
Mẹ đã đi xa, nhưng lời dặn dò sáng sớm hôm nay vẫn còn văng vẳng quanh tôi. “Đừng làm gì có tội với tổ tiên, với cha mẹ nghe con…”
(Xem: 18358)
Con đành xa Mẹ từ lâu Đến nay mấy bận bạt màu xiêm y Thời gian còn lại những gì?! Còn hình bóng Mẹ khắc ghi trong lòng.
(Xem: 12055)
Mỗi chúng ta chỉ có duy nhất một người cha, một người mẹ ruột mà thôi. Xin đừng làm cho lòng mẹ đớn đau, đừng làm cho lòng cha chua xót.
(Xem: 9587)
Mẹ ơi! Đường về nhà sao vắng vẻ quá, vẫn ngôi nhà đó, mảnh vườn ngày nào mẹ còn ra vào nhổ cỏ, hái rau. Thế mà nay cỏ mọc đầy mà rau thì lụi tàn đâu mất.
(Xem: 9704)
Cha! Mẹ! Hai tiếng gọi đơn sơ mà cao quý vô cùng! Hãy cho chúng con một lần được quỳ bên chân cha mẹ, đôi chân phong trần đã bao năm nắng mưa xuôi ngược.
(Xem: 8732)
Mười bảy năm, về thăm ba, thắp hương khóc tràn. Nhớ nụ cười ba hiền lành, bao dung… Con đứng nơi bàn thờ, tụng cho ba bài Tâm Kinh Bát Nhã...
(Xem: 8935)
Người cha là ánh thái dương chiếu sáng khắp vũ trụ, soi đường chỉ lối, là kim chỉ nam dẫn dắt, dạy dỗ cho các con đi đúng đường, học đúng lối, trọn vẹn cả đức lẫn tài...
(Xem: 8438)
Mẹ là người đã mang tôi đến cõi đời này để tôi thấy được thế giới bao la muôn màu muôn vẻ. Mẹ là vị giáo sư đầu đời chắp cánh cho chúng tôi bay cao trong cuộc sống.
(Xem: 12352)
Tiếng “mẹ” “cha” ôi sao quá giản dị, quá mộc mạc. Thế nhưng, ẩn chứa bên trong sự mộc mạc, giản dị ấy là cả tình yêu thương bao la, là sự hy sinh bất tận...
(Xem: 13344)
PGVN cùng là hệ phái Bắc Tông, vì thế có nhiều điểm tương đồng gặp nhau và dễ chấp nhận nhau, từ đó trở thành thói quen trong nhận thức lẫn trong hình tượng.
(Xem: 8852)
Lịch sử vẫn như dòng sông xuôi chảy, trải qua bao biến thiên thăng trầm của dân tộc, Phật giáo đã hòa mình gắn liền vận mệnh mình như một định lý không thể tách rời...
(Xem: 9463)
Lòng Hiếu tức là lòng Phật, hoặc “Hiếu vi công đức mẫu” (孝為功德母) - Hiếu là mẹ các công đức... Trí Bửu
(Xem: 11957)
Ân cha, nghĩa mẹ quả thật bao la, rộng lớn, chính vì thế mà trong Kinh Vu Lan Đức Phật đã khuyên dạy các hàng đệ tử: “Dù vai trái cõng cha, vai mặt mang mẹ...
(Xem: 9243)
Đạo Phật là đạo giải thoát. Đức Phật dạy: “Hiếu tâm tức thị Phật tâm. Hiếu hạnh vô phi Phật hạnh. Nhược đắc đạo đồng chư Phật. Tiên tu Hiếu dưỡng nhị thân”
(Xem: 9091)
Xem ra bước vào cửa thiền là bước vào cửa hiếu, cửa hiếu cũng là cửa tỉnh thức, cửa chơn không diệu hữu. Nơi đó mỗi người luôn cất lên tiếng nói yêu thươnghiểu biết.
(Xem: 9696)
Đạo Phật quan niệm, khi vẫn trong cảnh sanh tử lưu chuyển, thì hiện đời có cha mẹ; quá khứ, tương lai trong bao đời sanh tử lại có vô số mẹ cha.
(Xem: 9100)
Tấm gương hiếu thảo của mình đối với cha mẹ là một bài học sống, một hình thức thân giáo đầy thuvết phục, có tác dụng rất sâu sắc đối với con cháu của chính mình...
(Xem: 9123)
Kinh Vu Lan kể rằng: sau khi đắc quả A La Hán, đạt được tâm bất sinh, Bồ Tát Mục Kiền Liên muốn độ cho mẹ là bà Thanh Ðề, bèn dùng thần thông kiếm tìm mẫu thân...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant