Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Lòng khoan dung của mẹ

08 Tháng Tám 201100:00(Xem: 10366)
Lòng khoan dung của mẹ


Khi con bắt đầu lớn khôn nên người, thì lúc đó con mới cảm nhận được tình thương bao la, rộng lớn mà mẹ đã dành cho con - một sinh mạng nhỏ nhoi được lớn khôn và trưởng thành trong tình thương của mẹ.

Ngày con sinh ra là một đêm mưa bão của miền Trung đầy nắng gió. Chính lúc ấy, trong sự đớn đau tột cùng của thân xác, mà mẹ không một chút giận hờn, oán trách, để ban cho con sự sống giữa cõi đời.

ANH ME.jpg

Mẹ đã cho dư dả nụ cười và tiếng hát - Ảnh minh họa

Ắt hẳn đó chính là một phép mầu kỳ diệu để con được tồn tại trên thế gian này, dù thế gian này chỉ là giả tạm phù du. Nhưng người đã cho con những ân huệ cao quý, một con người đầy đủ tứ chi, một mầm sống mới đang được thành hìnhsinh trưởng. Cất tiếng khóc chào đời đầu tiên và lớn lên, con mãi niệm ơn mẹ: “Xin cảm ơn mẹ, người đã cho con sự sống”.

Thời nông nỗi

Tháng ngày trôi… con sống nhờ vào gánh hàng rong của mẹ. Sự cơ cực vất vả, mẹ cố gượng sống qua ngày, chắt chiu từng đồng để nuôi 7 người con. Ngày cha mất để lại cho mẹ một đàn con còn quá dại khờ, mà mẹ dường như hụt hẫng buông xuôi cho số phận. Mỗi ngày trong buổi cơm đạm bạc của gia đình, mẹ đều chừa cho ba một chén cơm, một đôi đũa. Mẹ bảo:“Để mời linh hồn của ba các con về ăn cho ấm cúng”, rồi mẹ khóc.

Con đã đến tuổi bước vào lớp một, mẹ chắt chiu từng đồng, nhịn khát nín thèm, vay mượn bà con lối xóm để có chút đỉnh tiền cho con đi học, không phải xấu hổ với bè bạn. Mà con nào hay biết đó là sự hy sinh đầy cao cả, mà mẹ đã gánh chịu biết bao sự vùi dập vinh nhục của cuộc đời.

Đôi khi con chỉ coi đó là một trách nhiệm mà mẹ phải làm. Con đã tìm đủ mọi cách, viện mọi lý do để xin mẹ thật nhiều tiền, nào là: Hôm nay đóng học phí, ngày mai đóng tiền quỹ lớp, tiếp đến là mua dụng cụ học tập... để lấy những đồng tiền đó lao vào những tiệm game, những quán ăn sang trọng, mua vé ca nhạc để được xem người nổi tiếng...

Đồng tiền mà con đang xài phung phí đó chính là mồ hôi, nước mắt mà mẹ đã đổ xuống, để gánh từng gánh hàng rong nặng trĩu đôi vai, giữa cái nắng gắt của những buổi trưa hè, để có tiền lo cho con.

Mẹ biết tất cả những lý do của con chỉ là bịa đặt để xin tiền mẹ đi chơi, mà mẹ không một lời than van hay trách móc, mẹ phải kiên cường, vươn lên để sống. Có khi mẹ bảo: “Các con là niềm an ủi sau cùng của đời mẹ. Mẹ sẽ gánh chịu hết tất cả, miễn các con được đầy đủ như mọi người là mẹ đã vui lòng”. Với những ngôn từ bình dị, mẹ đã dạy con phải biết sống và mỉm cười với thất bại, dẫu cuộc đời này đầy những khó khăn trở ngại, nhưng con phải dũng cảm đối diện với điều đó. “Con xin cảm ơn lòng bao dung của mẹ”. Người đã dùng tình thương để xoa dịu những lỗi lầm mà con đã gây nên.

Mẹ đã cười với nụ cười thánh thiện, thắm đượm những giọt nước mắt vui mừng, khi nhìn thấy con được đắp trên mình tấm y vàng Khất sĩ, trở thành một vị sư ôm bát trì bình. Con mãi nhớ về ngày đó, ngày mà con đã làm cho mẹ vui thật sự qua bao năm tháng nhọc nhằn mà mẹ đã cam chịu.

Thế mà đôi khi con lại làm mẹ buồn vì quá bướng bỉnh, không nghe lời, nóng nổi vô cớ, để rồi buông ra những lời thô thiển đầy bất hiếu. Mẹ phạt con, rầy la thì con lại càng ghét mẹ, con trốn học theo bè bạn để quậy phá, “trả thù” mẹ. 

Nghỉ học quá ngày, nhà trường mời mẹ lên làm việc. Mẹ phải nghỉ bán, ngồi chờ ngoài cổng trường, cho đến khi tan học mới vào tiếp chuyện được với giáo viên chủ nhiệm. Mẹ khóc lóc, năn nỉ, xin lỗi thầy con, viết cam kết… làm đủ mọi cách để con được tiếp tục đi học.

Mẹ chấp nhận sự nhục vinh chỉ vì tương lai của con. Nhìn thấy được tình thương mà mẹ đã dành cho con vô cùng rộng lớn, thì con mới nhận ra sự sai phạm nghiêm trọng của mình.

Rồi mẹ lại khoan dung, tha thứ tất cả những lỗi lầm con đã gây nên. Mẹ luôn cổ vũ, động viên những khi con đau khổ, buồn chán. Mẹ không dám rời xa con, vì sợ con nghĩ quấy hoặc bỏ nhà đi bụi. Không trách móc than phiền, mẹ luôn tin tưởng vào con, ngợi khen những khi con làm điều tốt, không bao giờ buộc con làm những việc mà con không thích, chỉ vì sợ con buồn.

Ngộ ra con đường đi…

Rồi một ngày kia… con nói lời từ giã mẹ để xin đi xuất gia theo Phật, vì con đã phần nào nhận chân được sự giả tạm, khổ đau của kiếp người, giữa cái chết của ba, nỗi cơ cực của mẹ giữa kiếp sống phù sinh đầy vướng bận.

Mẹ đã khóc trong nghẹn ngào, buồn vui lẫn lộn. Vui vì biết con mình còn nhỏ mà biết nghĩ đến con đường thánh thiện, đạo đức, con đường mà ít có ai dám nghĩ đến. Nhưng mẹ khóc, vì nếu chấp nhận thì mẹ phải xa vắng một đứa con mà đã cùng chung sống với mình với bao năm tháng cơ cực.

Mẹ đã hy sinh hạnh phúc riêng tư của mình, không một lời than vãn, chấp nhận cho con được xuất gia tu học theo giáo pháp cao quý của Đức Phật. “Con xin cảm ơn lòng khoan dung của mẹ đã dành cho con”.

Mẹ đã cười với nụ cười thánh thiện, thắm đượm những giọt nước mắt vui mừng, khi nhìn thấy con được đắp trên mình tấm y vàng Khất sĩ, trở thành một vị sư ôm bát trì bình. Con mãi nhớ về ngày đó, ngày mà con đã làm cho mẹ vui thật sự qua bao năm tháng nhọc nhằn mà mẹ đã cam chịu.

Để rồi trên con đường đạo, mẹ vẫn mãi là người dõi theo từng bước con đi, để con được trưởng thành và khôn lớn. Mẹ đã giúp con hiểu được thế nào là giá trị cuộc sống, lòng dũng cảm, khoan dung độ lượng, sự khiêm tốn, đừng sống vị kỷ, biết cám ơn và xin lỗi... Tất cả những đạo lý đó mãi là hành trang quan trọng để con được tự tin, vững bước từ đây và mãi về sau. “Con xin cảm ơn lòng bao dung của mẹ”.

Giác Minh Luật

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 24122)
Vào dịp lễ Vu-lan Thắng hội, Phật tử có tục lệ cúng thí người chết. Dưới đây Tập san trích dịch đoạn kinh có liên hệ đến ý nghĩa cúng thí này.
(Xem: 16217)
“Con lớn rồi vẫn là con của mẹ, Suốt cuộc đời mẹ vẫn theo con…”
(Xem: 17357)
Tuyển tập những bài viết cho mẹ, cụ bà Nguyễn Thị Sáu của Hư Thân Huỳnh Trung Chánh
(Xem: 13990)
“Nếu chúng ta chia quả đất này thành từng mảnh nhỏ như những hạt cỏ, số lượng những mảnh này không lớn bằng số lượng lần mà mỗi chúng sanh đã là cha mẹ ta”... Karen Villanueva, Nguyên Hiệp dịch
(Xem: 14135)
"Một lòng kính lạy Phật Đà, Ngàn đời con nguyện ở nhà Như Lai, Con hằng mặc áo Như Lai, Con ngồi pháp tọa Như Lai muôn đời"... Tịnh Bình
(Xem: 15186)
Càng lớn con càng thương Mẹ hơn, Tình dâng cao vút đỉnh liên sơn, Tháng năm đời có thêm cay đắng, Mẹ gánh oằn vai chút chẳng sờn... Thích Minh Tuệ
(Xem: 20370)
Thời gian trôi, tiếng đồn về Mẹ ngài bèn gửi thư đi cho ngài: "Con ơi! Mẹ nghĩ kỹ rồi Hiến mình cho Phật, cho nơi đạo mầu
(Xem: 18367)
Thiền sư bước đến lặng yên, Rồi dùng thiền trượng gõ lên quan tài Người ta nghe tiếng của ngài...
(Xem: 17518)
Khuyên con chữ hiếu lo tròn Không thời quả báo sẽ luôn dữ dằn Từ đây kính mẹ, ăn năn Ai hơn mẹ quý, ai bằng tình thâm
(Xem: 12783)
Một thời đức Phật ngự tại núi Kỳ Xà Quật gần thành Vương Xá nước Ma Kiệt với mấy nghìn Tỳ Kheo, mấy vạn Bồ Tát, và vô số trăm nghìn Chư Thiên rải hoa trỗi nhạc cúng dường Phật... Toàn Không
(Xem: 64854)
Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung, Mục-liên mới đặng lục-thông, Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân.
(Xem: 22931)
Vu Lan của người xuất thế ngoài lắng sâu trong tiềm thức tưởng nhớ mẹ cha, hiếu nghĩa ông bà còn phải làm những việc hiếu mà người ngoài thế khó có thể đảm đương nổi...
(Xem: 23455)
Với tự thân, Rahula đã có những nỗ lực tuyệt vời, với mẫu thân, Tôn giả đã thể hiện vai trò một người con hiếu rất mực cảm động.
(Xem: 22442)
Trước mắt tôi hiện lên bao người Mẹ. Này đây nước mắt Mẹ mừng vui khi con khôn lớn, khi con nên vợ nên chồng; này đây dáng Mẹ cánh cò, cánh vạc xăm xăm sớm tối đi về...
(Xem: 19275)
Trước bàn thờ Tổ Tiên, tôi đứng yên lặng thật lâu, để quán chiếu, để đi sâu vào đời sống của hiện tại và từ đó, nhìn lại quá khứ của nhiều thế hệ ông bà, cha mẹ nhiều đời...
(Xem: 19201)
Ai đã một lần hiện hữu làm người, có mặt trên cuộc đời nầy, đều không do Cha Mẹ sanh ra, dù là Thánh nhân hay phàm tục. Cho đến khi khôn lớn, trưởng thành...
(Xem: 17297)
Trong đất trời bao la rộng lớn, em mơ thấy mẹ đang cầu nguyện cho em, mẹ đưa cho em sữa, thứ quý giá của đất trời, mẹ của em ở một nơi rất xa.
(Xem: 13166)
Nhìn đôi tay bé nhỏ của con cài cành hoa hồng vải lên ngực áo mình, nước mắt Hiền lại chực trào ra. Không như chị Ba, Hiền còn diễm phúc cài hoa hồng đỏ...
(Xem: 13351)
Từ trong tâm khảm mình con cảm ơn mẹ đã cho con một lần sinh, một lần ra đời. Mẹ đã nâng niu nhẹ nhàng từng bước đi chậm chạp, lúc cất tiếng khóc chào đời.
(Xem: 19422)
Mẹ già tần tảo tháng ngày Giành con tấm áo kịp tày lứa đôi Hiên ngoài rả rích giọt rơi
(Xem: 12503)
Tình mẹ là gốc của mọi tình cảm yêu thương. Mẹ là giáo sư dạy về yêu thương, một phân khoa quan trọng nhất trong trường đại học cuộc đời.
(Xem: 14785)
Dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đã truyền lại, để nhắc nhở cho các con cháu của các thế hệ sau này phải lấy chữ “HIẾU” làm đầu, vì công ơn mẹ cha thăm thẳm như trời cao...
(Xem: 13216)
Tình thương của cha mẹ đối với con là thứ tình thương tuyệt vời, không bút nào tả xiết, không có bất cứ tình thương nào trên cõi đời này có thể so sánh được.
(Xem: 13224)
Khi Đức Phật còn tại thế, Ngài có đặt ra một giới luật cho hàng tu sĩ là: - Hằng năm, trong 3 tháng mưa (mùa hè ở Ấn Độ), chư tăng ni không được phép du hành ra ngoài...
(Xem: 12060)
Muốn loại bỏ Tham Sân Si, ta cần phải huấn luyện tâm mình, vì một cái tâm thiếu huấn luyện luôn luôn dính mắc vào ưa - ghét, lấy - bỏ: Nắm giữ cái ưa thích...
(Xem: 11855)
Pháp thế gian là mộc bổn thủy nguyên, do đó mình phải thận chung truy viễn, nghĩa là hết lòng hiếu thảo với cha mẹ. Hiếu với cha mẹ, cung kính Sư trưởngđạo lý của trời đất.
(Xem: 12753)
Đạo Phật là đạo giải thoát. Con cái, báo hiếu cha mẹ, không phải chỉ phụng dưỡng cha mẹ bằng tất của cải vật chất, mà còn giúp cho cha mẹ có được lòng tin chân chính...
(Xem: 11806)
Kể từ sau giấc mơ ấy, tôi ngày càng cảm thấy rằng mẹ tôi đúng là hiện thân của Bồ- tát Quán Thế Âm. Thật vậy, đối với tôi thì không ai có thể dịu hiền hơn mẹ...
(Xem: 11767)
Tình mẹ và con, một tình yêu thiêng liêng trong nhân loại. Tình yêu ấy gắn bó thiết tha như sóng và nước. Nước là mẹ và sóng là con. Sóng ôm lấy nước...
(Xem: 10461)
Mẹ tôi qua đời đã hơn 10 năm rồi, nhưng cái bếp thân yêu, như là chỗ ghi nhớ bóng dáng mẹ, thì vẫn được các em tôi dùng làm nơi đun nước hàng ngày...
(Xem: 11577)
Mẹ tôi qua đời đã hơn 10 năm rồi, nhưng cái bếp thân yêu, như là chỗ ghi nhớ bóng dáng mẹ, thì vẫn được các em tôi dùng làm nơi đun nước hàng ngày...
(Xem: 9658)
Ngày rằm, mồng một chị tranh thủ dẫn hai đứa lên chùa lạy Phật. Chị yêu anh Tư, thương chúng như con ruột, nên tuy cực khổ tảo tần mà mái tranh vẫn đầy ắp tiếng cười.
(Xem: 9684)
Mẹ đón mừng, không kịp nghĩ suy, không hề toan tính, với tất cả bản năng hiền từ. Mẹ nói, mẹ cười, mẹ âu yếm, mẹ trìu mến nhìn đứa con ngoan, đang bé bỏng bên mình.
(Xem: 10013)
Thứ bảy, ngày 13 là buổi lễ bắt đầu. Phần khai kinh Trai đàn Bạt độ diễn ra rất long trọng, có sự tham dự rất đông của chư Tôn đức và quý Phật tử khắp nơi.
(Xem: 10172)
Bàn tay ba không đủ làm con ấm. nhưng tình thương ba làm con ấm biết chừng nào. Chúng tôi lớn lên vì tình thương lớn lao của ba.
(Xem: 10119)
Con lớn dần lên, sự vất vả của mẹ cũng tăng dần. Không biết có bao nhiêu buổi chợ trưa như thế đã đi qua đời mẹ.
(Xem: 10066)
Và ở giữa ngạt ngào hương huệ tím Đêm Vu lan anh lặng khóc duyên mình. Em cứ thế, khi gần khi khuất dạng...
(Xem: 9689)
Đạo hiếu nếu xét cho kỹ nó đã được sách vở, kinh giảng nói đến nhiều, nhưng nó là cái đạo tự nhiên từ lúc con người mới xuất hiện.
(Xem: 15554)
Ôi Tình Mẹ dạt dào như biển lớn, Khi con đau Mẹ thức suốt năm canh, Từ sinh ra cho đến tuổi trưởng thành...
(Xem: 9878)
Chữ “Mẹ” đối với ai cũng thật cao quý, thân thương, vì không ai không có mẹ, không ai không được mẹ mang nặng đẻ đau, chăm lo săn sóc...
(Xem: 13697)
Mỗi người sinh ra và lớn lên giữa cuộc đời này, được nên danh và thành công phần nhiều đều nhờ vào công sức nuôi dưỡng dạy dỗ của mẹ cha.
(Xem: 9870)
Tình thương của mẹ là chất liệu nuôi dưỡng trái tim con, nâng đỡ cho con từng bước từ sơ sinh đến lúc trưởng thành.
(Xem: 9726)
Mẹ đã đi xa, nhưng lời dặn dò sáng sớm hôm nay vẫn còn văng vẳng quanh tôi. “Đừng làm gì có tội với tổ tiên, với cha mẹ nghe con…”
(Xem: 18373)
Con đành xa Mẹ từ lâu Đến nay mấy bận bạt màu xiêm y Thời gian còn lại những gì?! Còn hình bóng Mẹ khắc ghi trong lòng.
(Xem: 12060)
Mỗi chúng ta chỉ có duy nhất một người cha, một người mẹ ruột mà thôi. Xin đừng làm cho lòng mẹ đớn đau, đừng làm cho lòng cha chua xót.
(Xem: 9599)
Mẹ ơi! Đường về nhà sao vắng vẻ quá, vẫn ngôi nhà đó, mảnh vườn ngày nào mẹ còn ra vào nhổ cỏ, hái rau. Thế mà nay cỏ mọc đầy mà rau thì lụi tàn đâu mất.
(Xem: 9717)
Cha! Mẹ! Hai tiếng gọi đơn sơ mà cao quý vô cùng! Hãy cho chúng con một lần được quỳ bên chân cha mẹ, đôi chân phong trần đã bao năm nắng mưa xuôi ngược.
(Xem: 8735)
Mười bảy năm, về thăm ba, thắp hương khóc tràn. Nhớ nụ cười ba hiền lành, bao dung… Con đứng nơi bàn thờ, tụng cho ba bài Tâm Kinh Bát Nhã...
(Xem: 8938)
Người cha là ánh thái dương chiếu sáng khắp vũ trụ, soi đường chỉ lối, là kim chỉ nam dẫn dắt, dạy dỗ cho các con đi đúng đường, học đúng lối, trọn vẹn cả đức lẫn tài...
(Xem: 8442)
Mẹ là người đã mang tôi đến cõi đời này để tôi thấy được thế giới bao la muôn màu muôn vẻ. Mẹ là vị giáo sư đầu đời chắp cánh cho chúng tôi bay cao trong cuộc sống.
(Xem: 12359)
Tiếng “mẹ” “cha” ôi sao quá giản dị, quá mộc mạc. Thế nhưng, ẩn chứa bên trong sự mộc mạc, giản dị ấy là cả tình yêu thương bao la, là sự hy sinh bất tận...
(Xem: 13345)
PGVN cùng là hệ phái Bắc Tông, vì thế có nhiều điểm tương đồng gặp nhau và dễ chấp nhận nhau, từ đó trở thành thói quen trong nhận thức lẫn trong hình tượng.
(Xem: 8854)
Lịch sử vẫn như dòng sông xuôi chảy, trải qua bao biến thiên thăng trầm của dân tộc, Phật giáo đã hòa mình gắn liền vận mệnh mình như một định lý không thể tách rời...
(Xem: 9469)
Lòng Hiếu tức là lòng Phật, hoặc “Hiếu vi công đức mẫu” (孝為功德母) - Hiếu là mẹ các công đức... Trí Bửu
(Xem: 11962)
Ân cha, nghĩa mẹ quả thật bao la, rộng lớn, chính vì thế mà trong Kinh Vu Lan Đức Phật đã khuyên dạy các hàng đệ tử: “Dù vai trái cõng cha, vai mặt mang mẹ...
(Xem: 9255)
Đạo Phật là đạo giải thoát. Đức Phật dạy: “Hiếu tâm tức thị Phật tâm. Hiếu hạnh vô phi Phật hạnh. Nhược đắc đạo đồng chư Phật. Tiên tu Hiếu dưỡng nhị thân”
(Xem: 9103)
Xem ra bước vào cửa thiền là bước vào cửa hiếu, cửa hiếu cũng là cửa tỉnh thức, cửa chơn không diệu hữu. Nơi đó mỗi người luôn cất lên tiếng nói yêu thươnghiểu biết.
(Xem: 9703)
Đạo Phật quan niệm, khi vẫn trong cảnh sanh tử lưu chuyển, thì hiện đời có cha mẹ; quá khứ, tương lai trong bao đời sanh tử lại có vô số mẹ cha.
(Xem: 9101)
Tấm gương hiếu thảo của mình đối với cha mẹ là một bài học sống, một hình thức thân giáo đầy thuvết phục, có tác dụng rất sâu sắc đối với con cháu của chính mình...
(Xem: 9125)
Kinh Vu Lan kể rằng: sau khi đắc quả A La Hán, đạt được tâm bất sinh, Bồ Tát Mục Kiền Liên muốn độ cho mẹ là bà Thanh Ðề, bèn dùng thần thông kiếm tìm mẫu thân...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant