Phật
giáo truyền vào nước ta đã hai nghìn năm, được nhân dân ta tiếp thu và vận dụng vào đời sống của dân tộc mình. Cho nên nói đến văn minh văn hoá
Việt nam, mà không kể đến vai tròPhật giáo là một thiếu sót lớn. Nói đến văn họcViệt nam, lại càng không thể không nói đến Phật giáo. Phật giáo đã có một vị trívai trònhất địnhtrong lịch sử dân tộc. Vì thế, nghiên cứulịch sử dân tộc, không thể khôngnghiên cứulịch sửPhật giáo. Nhưng để nghiên cứuPhật giáo, tất phải có những công cụ dùng cho người nghiên cứu, trong đó tự điển giữ một vai tròhết sức quan trọng. Từ hậu bán thế kỷ thứ 18 khi viết Kiến văn tiểu lục, Lê Quí Đôn đã nhận ra sự cần thiết phải có một bộ tự điển Phật giáo. Ông sơ bộ ghi lại khoảng gần hai trăm danh mục những thuật ngữ, tạp ngữ Phật giáo,
để làm cơ sở cho việc nghiên cứuPhật giáo của mình. Sống cùng thời với
Lê Quí Đôn, thiền sư Pháp Chuyên Diệu Nghiêm cũng cảm thấyyêu cầu đó, nên đã để lại cho ta hai pho tự điển nhan đề Tam giáodanh nghĩa và Tam giáopháp số. Đây có thể nói là những pho tự điển triết họcViệt nam xưa
nhất hiện còn. Pháp Chuyên biên soạn những bộ tự điển ấy trên cơ sở những qui tắc và thể lệbiên soạn được ý thức và tuân thủ một cách nghiêm chỉnh. Qua đến thế kỷ thứ 19, công trình của Pháp Chuyên chỉ được
kế tục một cách nửa vời với bộ Đạo giáo nguyên lưu của An Thiền và bộ Tam bảo sự loại của một tác giả Minh hương.
Như thế, yêu cầu có một bộ tự điển Phật giáo để làm công cụ cho những người nghiên cứu vẫn chưa được đáp ứng. Yêu cầu đó càng trở nên cấp bách hơn vào lúc này khi nền học thuật nước nhà đang trên đà phát triển mạnh. Không thể nào nghiên cứulịch sử dân tộc, văn học dân tộc, nghệ thuật dân tộc, thậm chí khoa học kỹ thuật dân tộc mà không biết đến Phật giáo. Khoan nói chi tới những thời xa xưa, khi Khương Tăng Hội viết Lục độ tập kinh, hay Đạo Cao
thảo ra những lá thư xưa nhất của văn học hiện còn, và hoàn thành bộ tự
điển chữ quốc âm Tá âm hiện biết tên. Chỉ kể từ Nam Việt vương Đinh Liễn và Lê Đại Hành trở xuống với những tràng kinh mới phát hiện ở Hoa Lư, biết bao những anh tài của đất nước đã chịu ảnh hưởngsâu xa của Phật giáo. Đọc đến lời thơ của vị anh hùng dân tộc Trần Nhân Tôn hai lần
chiến thắng quânxâm lược Nguyên Mông hung hãn.
Dạ xin Thành Kính Tri Ân và Tán Thán Công Đức Vô Lượng của Hoà Thượng Thích Trí Thủ , Giáo Sư Tiến Sĩ Lê Mạnh Thát và Quý Tăng Ni Phật Tử đã Từ Bi cho chúng con Bộ Từ Điển Bách Khoa Phật Giáo Trân Quý này ạ.
Sunday, March 15, 201523:53
Tung Le
Guest
Tu Dieu De
Wednesday, February 4, 201511:59
Bổn Sanh
Guest
Nam Mô A Di Đà Phật.
Phật học sâu xa, thuật ngữ mênh mông đa nghĩa; nhiều Thầy, nhiều học giả đã dày công nghiên cứu, biên dịch cống hiến cho đạo cho đời. Người học Phật có được những bộ Từ điển bản PDF thật rất thuận tiện cho việc tra cứu, tham khảo, công đức ấy thật là vô lượng! Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát.
Tác phẩm “Những Đóa Hoa Vô Ưu” được viết bằng hai ngôn ngữ Việt-Anh rất dễ hiểu. Sau khi đọc xong, tôi nhận thấy tập sách với 592 bài toàn bộ viết về những lời dạy của Đức Phật TổThích Ca Mâu Ni
Hai mươi sáu thế kỷ về trước, Thái TửTất Đạt Đa đã ra đời tại hoa viênLâm Tỳ Ni, dưới một gốc cây Vô Ưu. Ngày đó, Thái Tử đã có dịp cai trị một vương quốc, nhưng Ngài đã từ chối.
Tác phẩm “Những Đóa Hoa Vô Ưu” được viết bằng hai ngôn ngữ Việt-Anh rất dễ hiểu. Sau khi đọc xong, tôi nhận thấy tập sách với 592 bài toàn bộ viết về những lời dạy của Đức Phật TổThích Ca Mâu Ni
Từ Điển Làng Mai sẽ giúp các bạn hiểu thêm về nếp sống và tư trào văn hóa Làng Mai. Những từ ngữ nào có mang ý nghĩađặc biệt của Làng Mai đều có thể được tìm thấy trong Từ Điển này.
Từ ngữđối chiếu Anh-Việt hoặc Phạn âm trong Kinh Pháp Hoa - Tác giả: Vũ Hữu Đệ
Quảng Cáo Bảo Trợ
OK
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.
Phật học sâu xa, thuật ngữ mênh mông đa nghĩa; nhiều Thầy, nhiều học giả đã dày công nghiên cứu, biên dịch cống hiến cho đạo cho đời. Người học Phật có được những bộ Từ điển bản PDF thật rất thuận tiện cho việc tra cứu, tham khảo, công đức ấy thật là vô lượng!
Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát.
cong duc vo luong