Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chết Là Lẽ Đương Nhiên

07 Tháng Sáu 201506:30(Xem: 7763)
Chết Là Lẽ Đương Nhiên

CHẾT LÀ LẼ ĐƯƠNG NHIÊN
và những bài pháp ngắn khác


Thích Đạt Ma Phổ Giác


Chết Là Lẽ Đương NhiênCó một Phật tử nhân ngày đầu năm đến Thiền Viện thăm Thiền sư và sau đó yêu cầu Thiền sư chúc phúc. Thiền sư liền chúc như sau: “Ông chết, cha chết, con chết, cháu chết, chắt chết, và chít chết.” Vị Phật tử nghe xong quá kinh hoàng, hoảng sợ nói: “Kính bạch thầy, hôm nay là ngày đầu năm sao thầy chúc con toàn sự chết chóc, thật là xui xẻo và bất hạnh cho gia đình chúng con.

Con muốn gia đình, người thân được sống an vui, hạnh phúc lâu dài chớ con đâu muốn gia đình con chết chóc, đau thương như thế. Kiểu chết hàng loạt như vậy thật khủng khiếp, hãi hùng.” Thiền sư từ tốn trả lời: “Ta chúc phúc như vậy là mong cho gia đình anh được đại phước đức. Vì sao? Vì gia đình nào mà được chết theo thứ tự từ lớn đến nhỏ quả là có phước báo to lớn.

Nếu trong một gia đình ông bà còn sống mà con cháu cứ chết dần, chết mòn thì thử hỏi gia đình đó có hạnh phúc được không? Hay là cành già không đổ mà lại đổ cành non. Có ai muốn như vậy không?” 

Thế gian này thật hạnh phúc là nhờ chết có trật tự, tức là ông già rồi thì ông chết, cha già rồi thì cha chết, con già rồi thì con chết, rồi đến cháu-chắt-chít đều theo thứ tự mà ra đi có trật tự. Chết có logic thì được gọi là hạnh phúc trọn vẹn, gia đình nào khi ông bà cha mẹ còn sống sờ sờ mà con cháu, chắt chít đều chết trước quả là một bất hạnh lớn lao. Như vậy, chúng ta thấy theo cách nhìn của thế gian khi được thì vui, khi mất thì buồn; “được” cho là an vui, hạnh phúc; “mất” cho là bất hạnh, khổ đau.

Với cái nhìn của các vị Thiền sư thì được hay mất là lẽ đương nhiên của cuộc đời, do đó không có gì để ta đáng phải bận tâm buồn phiền, lo lắng. Cho nên, “Sanh như đắp chăn Đông, Tử như cởi áo Hạ”. Sinh ra hay mất đi là việc bình thường của thế gian, ai rồi cũng phải đến lúc như thế. Cũng như hoàn cảnh ta đang nghèo khó mà bỗng dưng trúng số 10 tờ độc đắc, đêm đó ta có chắc mình ngủ được hay phải thức trọn cả đêm? Vì từ xưa nay mình chưa bao giờ được như thế, nay khi được lại quá sức tưởng tượng nên không tài nào chợp mắt. Và cũng như thế khi có việc mất mát, đau thương, mọi thứ vất vả gầy dựng đều đội nón ra đi, ta bị sốc, bị buồn rầu, đau khổ mà tiếc nuối mãi. 

Trong cuộc đời này có những việc thuận buồm xuôi gió nên ta được may mắn, tốt đẹp, hay còn gọi là “hên”. Ngược lại, những chuyện không may, xui rủi cứ đến với ta liên tục hết chuyện này đến chuyện khác. Chính vì những cái được-mất này mà làm ta dễ bị hụt hẫng, chới với, chơi vơi giữa dòng đời vô tận.

Ta cảm thấy đau lòng vì sự sống này luôn tràn ngập khổ đau, để rồi chịu chết trong si cuồng, khờ dại khi không đủ năng lực làm chủ bản thân, do đó trên oán trời, dưới trách đất, đổ thừa cho xã hội sao quá bất công. Người Phật tử chân chính khi đã tin sâu nhân quả rồi thì không còn phải bận bịu, lo toan những cái được hay mất mà chỉ biết làm sao trong hiện tại điều phục được từ ý nghĩ, lời nói, cho đến hành động luôn hướng về đạo đức mà làm các việc thiện lành, tốt đẹp.

NGƯỜI ĐỜI ĐƯỢC THÌ VUI MẤT LẠI BUỒN

Có một người họ Tái nên người ta thường gọi là Tái ông. Một hôm, con ngựa yêu quý và tốt nhất trong nhà đi đâu mất biệt không thấy trở về. Nghe tin hàng xóm mới đến chia buồn và nói lời an ủi: “Tội nghiệp cho cụ quá, cụ là người nhân từ, phúc hậu từ xưa nay, vậy mà có con ngựa quý lại bị mất.”

Lúc đó, Tái ông mỉm cười nói: “Cũng chưa chắc như thế đâu, nhiều khi trong cái rủi lại có cái may.” Vài ngày sau con ngựa đi mất trở về và còn dắt theo con ngựa khác đẹp đẽ hơn, khi đó hàng xóm mới đến chia mừng cùng ông: “Đúng thật cụ là người có phước, tưởng đâu mất con ngựa quý, không ngờ lại còn được thêm một con ngựa đẹp khác nữa.”

Lúc này, Tái ông cũng cười và nói: “Cũng chưa hẳn như vậy, biết đâu trong cái may lại có cái rủi thì sao.” Và đúng là rủi thiệt, con trai duy nhất của ông từ ngày có con ngựa mới đến nhà nó vui vẻ, thích thú quá nên cưỡi ngựa suốt ngày, do đó bị té gẫy chân phải bó bột.

Thấy vậy, hàng xóm mới đến chia buồn: “Tội nghiệp cho cụ, cụ chỉ có đứa con trai duy nhất mà bây giờ lại bị gẫy chân, chịu tàn tật suốt đời. Như vậy là trong cái may mắn lại có cái xui xẻo phải không thưa ông cụ?”

Tái ông không vì thế mà buồn phiền, ông nói: “Cũng chưa chắc đâu, biết đâu trong cái rủi lại có cái may thì sao.” Chừng vài tháng sau vì có giặc giã khắp nơi nên nhà vua bắt thanh niên đi lính thú, cậu con trai đó nhờ bị gẫy chân nên được ở nhà sống với cha già trọn vẹn

Chuyện được mất là lẽ đương nhiên trong cuộc đời, ai có đầy đủ phước duyên lắm nên mới ít gặp chuyện rủi ro, xui xẻo. Người đời khi được thì sinh vui mừng, khi mất thì sinh phiền muộn, khổ đau. Chúng ta thử làm một bài toán nhân quả xem sao, nếu kiếp trước ta tạo ít phước báo mà gây nhiều nghiệp ác thì cuộc sống hiện tại ta gặp nhiều gian nan, trắc trở, chẳng được gì. 

Ta muốn cuộc sống được nhiều hơn mất thì ngay bây giờ phải biết gầy dựng từ lòng tin sâu nhân quả, phải tích cực tu tâm dưỡng tánh, làm nhiều việc phước thiện. Chúng ta sống bằng tất cả tấm lòng phát xuất từ ý nghĩ cho đến lời nóithể hiện ra hành động chân chính để cùng mọi người sống bằng trái tim yêu thươnghiểu biết

Ai đã từng có mặt trong cuộc đời mà không một lần gặp hoạn nạn hay vấp ngã, làm việc gì cũng thành công dễ dàng thì thường sinh tâm cống cao ngã mạn, khinh khi mọi người, làm cho thế nhân chán ghét, muốn lánh xa. Khi gặp hoạn nạn, mất mát, đau thương ta mới biết cảm thông cho hai đấng sinh thành đã vì ta mà chịu khổ nhọc trăm bề. 

Tái ông khi lần đầu tiên mất ngựa ai cũng nghĩ ông sẽ đau khổ, buồn rầu nên đến để an ủichia buồn cùng ông. Vậy mà ông vẫn bình thản, an nhiên, chẳng tỏ ra thái độ gì có vẻ buồn phiền nên mới nói “biết đâu trong cái rủi lại có cái may”.

Ông sống lạc quan, yêu đời như thế nên không bị hai ngọn gió được-mất làm lay động tinh thần, do đó luôn sống vui vẻ, thoải mái. Tương tự như thế, khi có thêm con ngựa đẹp do con ngựa mất dắt về ông cũng không vì thế mà hân hoan, vui mừng.

Chúng ta khi được thì vui, khi mất thì buồn nên niềm vui, nỗi buồn lúc nào cũng xâm chiếm tâm hồn. Có khi chúng làm cho ta thất điên bát đảo, có khi làm ta cảm thấy vui mừng, thích thú. Cứ như thế ta luôn bị hai ngọn gió được-mất này làm cho vui buồn lẫn lộn. Trong cuộc sống ai cũng thích được đầy đủ tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn ngon, ngủ nhiều nên khi được thì mọi người thích thú, vui vẻ, phấn khởi, hả hê, cho đó là niềm an vui, hạnh phúc. Chính vì vậy mà ai cũng mong kiếm thật nhiều tiền để hưởng thụ lạc thú dù chúng ngắn ngủi, qua mau.

Khi gặp cảnh làm ăn thua lỗ, mất mát, suy sụp thì phiền não, khổ đau cứ thế chất chồng theo ngày tháng. Có những trường hợp thua lỗ mà tán gia bại sản, tan nhà nát cửa, thân bại danh liệt, sự nghiệp chẳng còn, bao nhiêu công lao gầy dựng gần cả đời người, nhất là những nhà triệu phú thường hay tự tử vì không đủ sức chấp nhận, chịu đựng.

PHẬT AN NHIÊN TỰ TẠI TRƯỚC MỌI KHEN CHÊ

Nói đến khen chê ta hãy xem đức Phật khi bị như vậy Ngài xử trí thế nào? Một hôm, đức Phật đi trước và một nhóm sa môn ngoại đạo theo sau. Các vị sa môn trẻ hết lời khen ngợi đức Phật là vị tu hành chân chính, có trí tuệ và khả năng biện tài vô ngại, dám bỏ cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, thần dân thiên hạ để đi tu và là vị thầy dẫn đường xứng đáng nhất thời đó.

Khi nghe như vậy các vị tỳ kheo cùng đi với Phật rất hân hoan, khoái chí vì thầy của mình được mọi người khen tặng nên bản thân cũng được thơm lây. Đi được một đỗi lại gặp đám đông khác nói: “Ông sa môn Cồ Đàm là kẻ phá hoại sự sống của nhiều người. Ai cũng thích tiền tài, sắc đẹp, danh vọngăn ngon, mặc đẹp, ngủ nhiều. Vậy mà ông ta lại khuyên không nên chạy theo và dính mắc vào chúng mà làm tổn hại thân tâm. Ông ấy đi đến đâu là người ta đổ xô theo đến đó để tu tập khiến chồng bỏ vợ, cha bỏ con để sống đời xuất gia”.

Như chúng ta đã biết, người trẻ tuổi thì khen Phật quá hay, kẻ lớn tuổi thì chê Phật phá hoại hạnh phúc gia cang của nhiều người. Vì Phật nói chuyện nhân quả hay quá nên nhiều người phát tâm tu theo. Khi nghe chỉ trích Phật vẫn an nhiên, bình tĩnh. Trong khi đó các vị tỳ kheo cảm thấy rất khó chịu, bực bội.

Đến chỗ có bóng cây che mát Phật mới bảo các đệ tử ngồi xuống rồi từ tốn nói bài pháp như sau: “Này các đệ tử, khi nghe lời khen ta chớ vội mừng vì mừng quá sẽ mất bình tĩnh, hễ mất bình tĩnh thì tâm bị dao động, khi tâm bị dao động thì làm sao ta biết rõ người ta khen đúng hay sai.

Khi nghe ai đó chê bai hay chỉ trích thì ta chớ có vội buồn, vì khi buồn ta sẽ mất bình tĩnh, lúc mất bình tĩnh thì ta không biết lời chê đúng hay sai. Khen chê là chuyện thường tình của thế gian, có nhiều người khen để lấy lòng thiên hạ, có nhiều người chê vì ganh tị tật đố. Cho nên, chúng ta phải sáng suốt, bình tĩnh trước những lời khen chê đó”.

Cuộc sống của chúng ta hằng ngày lúc nào cũng phải tiếp xúc với hai sự khen-chê. Ta phải lắng nghe lời khen hay tiếng chê để biết mà sửa mình. Ai khen đúng thì ta cố gắng tiếp thu, thay đổi. Ai khen sai ta phải dè dặt, coi chừng nhưng phải bình tĩnh, khoan mừng, khoan buồn, khoan giận, khoan ghét thì chúng ta mới sáng suốt để nhận thức được tiếng khen đó nhằm vào mục đích gì.

Khi bị chê ta phải biết lắng nghe lời chê để biết được họ nhằm mục đích gì, họ chê để hạ nhục uy tín của ta hay chê để ta biết mình sai mà cố gắng sửa sai sao cho tốt đẹp hơn.

Theo tâm lý học Phật giáo, tất cả chúng sinh khi nghe ai khen đều rất phấn khởi, vui mừng; khi bị chê thì rất bực tức, khó chịu, buồn phiền. Nhiều khi ta chịu không nỗi nên tức quá cãi lại thành ra hai bên đấu khẩu nhau, cuối cùng “chó le lưỡi, nai giạt móng”. Lời khen tiếng chê tuy không thật nhưng nếu ta chấp vào đó thì thành ra mình bị nó sai sử, khi thì vui mừng quá mức, lúc lại buồn rầu, khổ đau.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8581)
Lời xưa thánh triết, Minh sư trao truyền, Thành tâm tự ngộ, Xa dần đảo điên.
(Xem: 8376)
Em về Bát Nhã tinh khôi, Đêm xanh diệu pháp trăng đồi thúy hoan, Gió ru bướm mộng phương ngàn, Rừng cây cỏ thức giăng hàng đuốc hoa.
(Xem: 22443)
Trần gian quán trọ đời mình Đến chơi một chút thình lình rồi đi Trăm năm tay giữ được gì Có mang xuống dưới âm ty bạc vàng?
(Xem: 14366)
“Mùa Xuân bỏ vào suối chơi, Nghe chim hát núi gọi trời xuống hoa, Múc bình nước mát về qua, Ghé thôn mai nọ, hỏi trà mạn xưa”
(Xem: 8842)
Khi cho ra đời thi phẩm Đoạn Trường Vô Thanh, có thể Phạm Thiên Thư cũng ngầm tự ví mình như là một Nguyễn Du thời đại...
(Xem: 9795)
Vâng lời Thầy con đi quét lá, Lá vàng rơi lả tả khắp nơi. Lá khô rơi như kiếp một con người, Giờ phút cuối là về cùng cát bụi...
(Xem: 7946)
Chiều nay nắng ghé sân chùa, Đậu lung linh đủ để vừa đề thơ, Nắng vờn vạt áo thiền sư, Hình như nắng thích phù du đường trần.
(Xem: 12108)
Nét cong tuyệt mỹ cỗi rồi, Lá vàng mới khóc tiễn đời lá xanh, Tượng vàng chùa đất tâm thanh, Hào quang vần vũ tỏa quanh gốc tùng...
(Xem: 17251)
Nhón chân trong cõi hư vô, Vời trông quê mẹ mấy bờ ruộng thưa? Cúi nhìn ngọn cỏ đong đưa, Chắp tay xin một hạt mưa giữa trời.
(Xem: 8212)
Nếu ngày sẽ trôi qua, Thì kiếp người ngắn ngủi, Có đôi lúc hờn tủi, Phải buông xả, bao dung...
(Xem: 8466)
Nhìn vô tác, Thấy tỏ tường, Vọng tưởng hóa Chân Như, Cực lạc quyện từ bi, Ánh Viên Giác hốt nhiên trùm khắp chốn, Giữa vầng trăng, Một niệm vô ngôn.
(Xem: 10667)
Miền Nam Ấn Độ trước đây, Có gia đình hào phú đầy uy danh, Hai con tư chất thông minh, Ca Chiên Diên với người anh của chàng...
(Xem: 10409)
Bảy vương tử dòng Thích Ca, Đợt đầu quyết chí xuất gia lần này, A Nan có mặt trong đây, Tuổi thời nhỏ nhất nhưng đầy tương lai...
(Xem: 10102)
A Na Luật được sinh ra, Ở trong vương tộc rất là nổi danh, Thật thà, hoạt bát, thông minh, Múa ca, âm nhạc quả tình tinh thông...
(Xem: 10581)
Không làm chẳng nói, Có nói chăng chỉ nói với mình, Bình sinh một đời Tri Âm mấy kẻ, Tri Kỷ mấy người chia xẻ tâm tư!
(Xem: 7767)
Nguồn sức mạnh của trẻ thơ, Chính là tiếng khóc bất ngờ kêu la. Nguồn sức mạnh của đàn bà, Là cơn phẫn nộ bùng ra tức thời.
(Xem: 7229)
Nắng hồng rực rỡ trời mây, Chim muông ríu rít, cỏ cây rộn ràng, Hào quang chói lọi ánh vàng, Theo chân Đức Phật lên đàng sáng nay
(Xem: 11334)
Chiều tối, trời vào thu; Con về đây thăm Mẹ, Mẹ nằm đó, xác thân chừ biến đổi, bao người nằm bên Mẹ cũng thay đổi sắc màu theo định luật diệt sinh.
(Xem: 6902)
Thuở xưa ở dãy Tuyết Sơn, Có chim oanh vũ dễ thương, hiền hòa, Vì cha mẹ bị mù lòa, Một mình chim phải bay ra khu rừng
(Xem: 7660)
Thuở xưa có một nhà buôn, Nghe lời biển gọi, căng buồm ra khơi, Nổi trôi buôn bán khắp nơi, Ghé bờ xa lạ, sống đời lênh đênh.
(Xem: 22673)
Đôi khi đời đau khổ, Tập thở nhẹ và cười, Nếu không làm như thế, Chỉ thiệt mình mình thôi...
(Xem: 20220)
Ta bước xuống trần gian tìm đâu đó, Những ưu tư những ước nguyện thật gần...
(Xem: 9771)
Sáng nay hoa sen thắm nở, Nâng chân Bồ Tát vào đời, Một vầng thái dương rạng rỡ, Bao trùm vạn vật nơi nơi.
(Xem: 8147)
Cách nay trên hai ngàn năm, Là ngày thế giới hân hoan chào mừng, Một bậc mãn phúc kinh luân, Đoạn trừ kiết trược giáng trần độ sinh...
(Xem: 11279)
"Nhược dĩ sắc kiến ngã, Dĩ âm thanh cầu ngã, Thị nhân hành tà đạo, Bất năng kiến Như Lai"
(Xem: 8436)
Ai Tư Vãn là bài văn tế của Ngọc Hân công chúa bày tỏ nỗi lòng đau khổ và tiếc thương chồng là Vua Quang Trung.
(Xem: 8427)
Đêm chưa ngủ nghe dòng thác đổ, Nghiêng bờ vai nghe tiếng muôn trùng, Nghe tiếng khóc của bầy con trẻ, Nghe bình minh tràn ngập mùa xuân
(Xem: 9539)
Me suối mát thiên thu đời con tắm, Mẹ hoa thơm tươi thắm cả vườn xuân, Mẹ trăng thanh huyền diệu khắp trần gian, Mẹ gió thoảng giữa vô vàn oi bức...
(Xem: 7898)
Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca tập hợp những dòng thơ của Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 11350)
Nửa khuya đức Phật vào đời, Trong đôi cánh hạc tuyệt vời lên trăng, Cành hoa muộn nở ngoài sân, Thoảng hương xa, Phật đến gần trong hương... Trụ Vũ
(Xem: 9560)
Ngày rằm tháng bốn vô vi, Con về trước mẹ mà quỳ lệ rơi, Trên cao Phật đản hoa trời, Dưới chân có kẻ lặng rơi nỗi niềm… Nguyễn văn Nhị
(Xem: 10018)
Khi Ta thành đạo Bồ đề, Băm hai tướng tốt đề huề tụ thân, Hào quang vô lượng sáng ngần, Chúng sanh ai cũng được phần như Ta... Vi Tâm
(Xem: 7295)
Sáng nay sương động trên cành, Mà như nước mắt lanh đanh phương nào, Tuổi thơ chưa biết ước ao, Mà nay nỗi khổ ba đào ập lên... Thích Liễu Nguyên
(Xem: 9374)
Tuyển tập gồm Thơ, Truyện ngắn, tản bút, Tư tưởng, kinh nghiệm Thiền… Viết từ 1989 đến 2005... Tuệ Thiền Lê Bá Bôn
(Xem: 19277)
Hiệu danh Tự Tại là tôi, Bồ Tát là vị, Như Lai là lòng, Tu hành đã được viên thông, Nguyện đi quảng pháp khắp vùng thế gian... Vi Tâm
(Xem: 8179)
Hôm nay Phật Đản trở về, Ta Bà hiện cảnh hoàng quê năm nào, Từ trời Đâu Xuất trên cao, Hộ Minh Bồ Tát nguyện vào Phật (ứng) thân... Thích Liễu Nguyên
(Xem: 9518)
Bạn hiền ơi, nhớ nhé! Sống hãy mở lòng ra, Nhận chân lời Phật dạy, Hạnh phúc sẽ nở hoa... Hàn Long Ẩn
(Xem: 29065)
Cuộc đời sắc sắc không không, Chỉ xin ta sống thật lòng với nhau, Sống cho có trước có sau, Cõi âm ta lại gặp nhau thôi mà!... Nguyễn Thành Dũng
(Xem: 19697)
Một thường lễ kính chư Phật, Lễ Phật, tâm Phật dung Phật tuệ sanh, Kính Phật phước đức an lành, Nguyện làm Bồ Tát dưới chân Phật đài... Thích Liễu Nguyên
(Xem: 7520)
Biền biệt đường bay, Mịt mờ dấu lặng, Tiếng ai gào thống thiết giữa đau thương... Hàn Long Ẩn
(Xem: 8825)
Phật tử cầu Sư, hỏi đạo Thiền, Sư ngồi tịnh tọa cười an nhiên, Chưa hiểu Phật tử liền gặng hỏi, Sư đứng dậy đi với ý Thiền... Liễu Nguyên
(Xem: 12975)
Muôn đời chánh pháp rạng ngời, Phật Phật hạo hạo, vạn đời truyền trao, Pháp luân thường chuyển đẹp sao, Đương lai Di Lạc tiếp trao Pháp thiền... Thích Liễu Nguyên
(Xem: 9280)
Ta nhốt ta trong lâu đài trú ẩn, Bởi ngôn từ và kiến thức đoanh vây, Những kinh nghiệm chập chờn bao phủ, Ánh mặt trời không lọt nổi kẽ tay... Hàn Long Ẩn
(Xem: 11163)
Ngày xưa nước bồ kết gội, Chiều về buông xõa tóc hương, Sáng nay cam lồ tịnh thủy, Tâm bồ đề lộ kiên cường... Thơ: Nhất Hạnh; Nhạc: Tịnh Thủy; Thiền ca: Chân Pháp Khôi
(Xem: 8037)
Bốn chị em lâm cảnh đời bất hạnh Linh, Huyền, Trang, Thu bé bỏng Quảng Bình Con nhà nghèo lâm nghiệt ngã điêu linh...
(Xem: 11213)
Tập thơ Thanh Âm Cuộc Lữ của Hàn Long Ẩn
(Xem: 7755)
Xuân về đất khách đẹp bao la, Toàn thể bà con người Việt ta, Buồn tiễn Rắn đi, lời tạm biệt, Vui chào Ngựa đến, tiếng hoan ca... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 7951)
Ngựa nòi giống tốt và thông minh là tiền thân Đức Phật. Vị quốc vương là ngài Ananda. Người cưỡi ngựa là ngài Xá Lợi Phất...
(Xem: 8908)
Thầy là một bậc chân tu, một cao tăng thạc đức. Thầy dày công đóng góp sâu rộng cho Phật Giáo... Tâm Thường Định
(Xem: 9529)
Bài Thơ Cư Trần Lạc Đạo của Tổ Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam (1258 – 1308)... Tâm Thường Định
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant