Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đọc Thơ Phật Của Thi Sĩ Tâm Tấn

29 Tháng Tám 202019:32(Xem: 6933)
Đọc Thơ Phật Của Thi Sĩ Tâm Tấn

Đọc Thơ Phật Của Thi Sĩ Tâm Tấn

Viết về tập thơ “Cuối Đời Lọc Những Tinh Sương” của thi sĩ Tâm Tấn

 

Huỳnh Kim Quang

Tu nhà năm mấy tuổi đầu

Lẽ huyền chưa đạt thâm sâu Bến Bờ

Chừ nương cảnh chợ sống hờ

Thử xem nhẫn nhục còn chờ những chi?

Niết BànĐịa Ngục bất ly

Ngoài-trong cánh cửa có gì đâu xa:

Mở thương cảnh loạn Ta Bà

Khép Tâm tịnh lại ấy là Chơn Không.”

(Tâm Tấn, Đêm Huyền)

 

Mấy câu thơ ở trên đã diễn bày được trọn vẹn cuộc đời của một người nữ cư sĩ tu tại gia “nương cảnh chợ sống hờ,” nhưng kiến giảitâm nguyện thì hướng tới cảnh giới bất nhị “Niết Bàn-Địa Ngục bất ly.” 

Đó là một đoạn của bài thơ Đêm Huyền trong tuyển tập thơ “Cuối Đời Lọc Những Tinh Sương,” đã được xuất bản tại Hoa Kỳ vào năm 2004, của nữ sĩ Tâm Tấn, đã qua đời vào ngày 13 tháng 7 năm 2020 tại thành phố Nha Trang, Việt Nam, thượng thọ 100 tuổi. 

Tuyển tập thơ này tôi đã đọc từ sau khi nó được phổ biến tại Hoa Kỳ do người con trai của nữ sĩ Tâm Tấn là nhà văn Vĩnh Hảo thực hiện. Bây giờ nhân cụ ra đi về cõi Phật, nhà văn Vĩnh Hảo tặng cho tôi để đọc lại và cũng để tưởng niệm công đức của nữ Sĩ Tâm Tấn đối với nền văn học nước nhà nói chung và nền văn học Phật Giáo Việt Nam nói riêng. 

Thú thật, lần này đọc lại tập thơ tôi rất đỗi ngạc nhiênthú vị vì chất thơ thấm đẫm hương vị văn chương và chất Phật cao thâm siêu thoát trong thơ của bà.

Nói nào ngay, xét ra tôi cũng rất có duyên với gia đình nữ sĩ Tâm Tấn. Tôi biết bà từ những năm sau 1975, chính xác là năm 1976. Nhưng bà thuộc thế hệ tiền bối nên chỉ biết mà không thân cận. Ngược lại tôi quen thân với nhiều người con của bà, như thi sĩ Phù Du Vĩnh Hiền, nhà văn Vĩnh Hảo, nhà văn Vĩnh Hữu, Vĩnh Hiếu và Vĩnh Bình. 

Trong bài thơ Đêm Huyền vừa trích, có mấy câu đáng suy gẫm:

 

Niết BànĐịa Ngục bất ly

Ngoài-trong cánh cửa có gì đâu xa:

Mở thương cảnh loạn Ta Bà

Khép Tâm tịnh lại ấy là Chơn Không.

 

Thi sĩ Tâm Tấn đưa ra một hình ảnh rất đời thường để nói đến lý bất nhị của Niết BànĐịa Ngục: trong và ngoài cánh cửa. Đọc câu sau chúng ta sẽ thấy đó là cánh cửa tâm. Đúng vậy, Niết Bàn hay Địa Ngục cũng từ tâm mà ra. 

Điều khá lý thú khác ở đây là thi sĩ đưa ra thí dụ về việc mở tâm và khép tâm. Mở tâm thì bước vào cõi Ta Bà khổ đau. Khép tâm thì thể nhập Chơn Không tịnh lạc. Đây là một ẩn dụ rất sâu xa cho thấy thi sĩ Tâm Tấn là người Phật tửtu tập. Mở tâm tức là hướng tâm ra ngoài, là vọng động chạy theo trần cảnh. Khép tâm tức là xoay tâm vào bên trong nội quán để thể nhập Chơn Không. 

Thi sĩ Tâm Tấn kết thúc bài thơ Đêm Huyền với mấy câu thấm đẫm chất Phật:

 

Giấc khuya đầy đọng triền miên

Nửa thương Tục Đế, nửa nguyền Chân Như.

Trăng nương gió lật trang Thơ

Đèn khuya bấc lụn trầm tư đêm huyền.

 

Triết lý nhị đế dung thông của nhà Phật nằm gọn trong câu “Nửa thương Tục Đế, nửa nguyền Chân Như.” Sống trong cõi tục đế, tức cõi thế gian phàm tục, nhưng lòng thì không bao giờ quên đại nguyện chứng nhập vào cõi xuất thế của Chân Đế, Chân Như

Hai câu cuối chuyên chở chất liệu văn chương làm say mê người đọc. Ở đây thi sĩ mô tả cảnh đêm trăng huyền diệu mà bà đang thưởng lãm. Chính tâm cảnh ngắm trăng thơ mộng đó đã như chất liệu kỳ diệu cho thơ trào ra. Thi sĩ đã sử dụng một ẩn dụ đầy sáng tạo “Trăng nương gió lật trang Thơ” để miêu tả cảm trạng xúc cảnh sanh tình gây cảm hứng cho hồn thơ tuôn chảy. Câu sau cùng là một câu thơ có họa và nhạc. Họa là ngọn đèn mà cái bấc đã cháy gần cạn nên ánh sáng còn yếu ớt huyền ảo. Nhạc là qua khung cảnh một người ngồi trước ngọn đèn leo lét nhìn bên ngoài ánh trăng như ảo như mộng, có thể nghe được sự tĩnh lặng sâu lắng trong khung cảnh này.

Trong bài thơ “Quán Thế Âm Tịnh Thánh,” thi sĩ Tâm Tấn đã thổ lộ tâm tư của bà với Bồ Tát:

 

Con từ bao kiếp Vô minh,

Vãng lai vấp ngã Tử Sinh đôi bờ.

Đò thiêng lỡ chuyến bơ vơ,

Xôn xao nghiệp Ái gánh hờ Trần Duyên.

 

Đó là lời bộc bạch chân thật của một người Phật tử tại gia đối trước Bồ Tát Quán Thế Âm. Trong đoạn thơ trên, chúng ta thấy thi sĩ Tâm Tấn trong cõi sâu xa của tâm thức dường như không thể quên ước nguyện từ vô lượng kiếp muốn đáp chuyến đò từ bờ bên này sinh tử luân hồi sang bên kia bờ giải thoát niết bàn. Có lẽ vì thế, đối với bà, nghiệp trần duyên của kiếp này chỉ là “gánh hờ” chứ không phải là sự nghiệp trường cửucứu cánh mà bà nhắm tới. Nhưng nói thế không có nghĩa bà không sống hết mình với vai trò của một người vợ một người mẹ. Nhà văn Vĩnh Hảo đã viết về người Mẹ của ông trong Đôi Lời Vào Tập của tập thơ Cuối Đời Lọc Những Tinh Sương như sau.

“Người mẹ thi sĩ của chúng tôi đẹp, hiền lành, nhân ái, quả cảm, tận tụy một đời chăm sóc chồng con; vất vả trăm chiều sinh và dưỡng bầy trẻ 14 đứa… Cuộc đời Mẹ, từ những con chữ trên trang giấy cho đến những hạt gạo, miếng vải, mồ hôi nước mắt, lời ru giọng hát, tiếng khen thưởng con ngoan, hay tiếng la trách con hư… đều toát lên cái ý vị phong nhiêu diệu vợi của thơ, và của tình.”

Từ bối cảnh tâm thức thấm nhuận Phật Pháp như thế, nên hơn 50 bài thơ trong tuyển tập “Cuối Đời Lọc Những Tinh Sương” không bài nào, không câu nào không bàng bạc giáo lý Phật Đà.

Trong tập thơ nêu bật mấy chủ đề quan trọng mà thi sĩ Tâm Tấn hay nói đến, gồm Lễ Vu Lan với tình mẫu tử và hiếu đạo, tinh thần yêu chuộng hòa bình vì đó là bản chất của đạo từ bi của nhà Phật, các sự kiện liên quan đến lịch sử của đất nước và Phật Giáo Việt Nam từ năm 1963 đến năm 1975.

Trong bài Cảm Niệm Vu Lan 2, thi sĩ Tâm Tấn tưởng niệm ân đức của bậc sinh thành, với lời thơ chí thành tha thiết.

 

Ba mươi năm sau… đầu con sương giá,

Ngồi thương cha nhớ mẹ tuổi hoàng hôn:

Bờ âm dương lấp biển với che nguồn,

Con chỉ thấy núi xa mây trắng hiện…

 

Hai tách trà thơm dâng vào cõi huyễn,

Dĩa trầu cau nồng thắm cũng hư vô!

Những giấc chiêm bao ôm mẹ mơ hồ

Những giọt lệ mừng cha tàn ảo ảnh…

Vén trí phàm phu phút giây nhập thánh,

Tâm là hoa xin hướng cội kỳ hoa.

Kinh Vu Lan ấm phủ mẹ Hồn cha,

Con quỳ lạy minh châu kim trượng chuyển

Ân Đại Hiếu Kiền-Liên muôn kiếp hiển…

Xin mẹ cha mau thoát khỏi luân hồi,

Chín phẩm sen vàng ân phước vào ngôi,

Con hồi hướng với tâm lành trọn kiếp.

 

Trong tình mẫu tử thiêng liêng, thi sĩ Tâm Tấn đã bày tỏ nỗi đau của người mẹ mất con trong bài Khóc Con.

 

Ai nỡ cướp con tôi măng sữa,

Chôn vùi sâu, cách cửa âm dương!

Nơi đây hơi Mẹ ấm giường,

Sao con nằm chốn gió sương mưa dầm?

Dưới huyệt trũng, nắng dầm thiêu đốt

Héo thân con, đau buốt lòng Me!

Mưa Đông rồi tiếp nắng Hè

Đất vun cỏ đắp khôn che ấm tình…

 

Là người Phật tử phụng thừa lời dạy từ bitrí tuệ của Đức Phật có nghĩa là không chủ trương, không hậu thuẫn cho bất cứ cuộc chém giết tương tàn nào đối với muôn vạn sinh linh. Điều đó cũng có nghĩa là người Phật tử luôn luôn sống với suy nghĩ, lời nói và hành động hàm chứa tinh thần hòa bình và nỗ lực kiến tạo cuộc sống hòa bình cho mình và cho tha nhân. Thi sĩ Tâm Tấn là mẫu người Phật tử như thế. Trong bài thơ “Lời Cầu Nguyện Hòa Bình,” thi sĩ Tâm Tấn bày tỏ ước mơ đất nước hòa bình sau bao nhiêu năm chiến tranh.

 

Thắp nến Diêm Phù xin châm lửa Tuệ

Trầm hương dâng, xin ngát Pháp Hoa tâm

Đàn con thơ thống thiết vọng hồng ân

Lễ Thành Đạo xin chuyển vần Xe Pháp.

Lạy Từ Phụ! quê hương con đổ nát

Vì Tham Kiêu đã khoác lốt cuồng chinh

Hai mươi năm thây chất bởi vô minh

Tưởng Tiên Dược đem Trường Sinh Bất Tử:

Chủ nghĩa này trưng chiêu bài, đưa nhủ!

Ý thức kia “Đời nguyên tử” khoe trao!

Năm tiếp năm vết Đạn xoáy Bom cào,

Ngày tiếp tháng Núi Sông gào “Độc Dược”!

Lạy Từ Phụ! xin ban niềm mộng ước

Bóng Thanh Bình làm linh dược hồi sinh.

 

Thi sĩ Tâm Tấn là người thân cận với chư tôn túc lãnh đạo Phật Giáo Việt Nam từ thập niên 1950, khi bà được Cố Hòa Thượng Thích Trí Quang mời cộng tác cho báo Liên Hoa tại Huế. Rồi sau đó bà cộng tác với báo Bát Nhã của Cố Hòa Thượng Thích Trí Thủ. Vì vậy cuộc đời của thi sĩ gắn liền với vận mệnh của Phật Giáo Việt Nam từ đó về sau. Trong biến cố nhà Ngô đàn áp Phật Giáo vào năm 1963, thi sĩ Tâm Tấn đã là một trong những nhân chứng sống. Trong bài thơ Ác Mộng viết vào ngày 16 tháng 8 năm 1963, nghĩa là 4 ngày trước khi chính quyền Ngô Đình Diệm tổng tấn công vào chùa chiền trên toàn quốc, bà đã ghi chú ở cuối bài thơ rằng, “Vừa khóc vừa làm trong đêm 16/08/1963.”

 

Bạn ơi, bạn ơi! núi vun mây hận

Đất phương này sấm động náo tâm tư.

Vừng Từ Vân khuất lấp bởi sương mù,

Hoa Tinh Tấn dập vùi trong bão chướng.

Kinh ngạc sững sờ hồn không định hướng

Ngẩng nhìn cao tìm dấu vết Từ Vân.

Bắc Đẩu tinh phương chiếu rạng tinh thần

Vầng nguyệt từ bi biến mờ đâu cả!

 

Trong bài Áo Vàng Bất Diệt, thi sĩ kể tình hình Phật Giáo vận động cho tự dobình đẳng tôn giáo năm 1963 như sau.

 

Phật Giáo Tăng Ni, tín đồ tranh đấu

Thiết tha đòi Năm Nguyện Vọng thuần từ.

Nạn độc tài vận nước lúc suy hư,

Giáo Kỳ trưng lên, Giáo Kỳ triệt hạ!

Nhìn Thầy tuyệt thực, nắng sương đỏi lả,

Rồi nghe tin Thượng Tọa tự thiêu mình

Và  Sa Di, Đại Đức tiếp hy sinh

Lửa Tử Đạo bừng bừng trong ánh mắt.

 

Khép tập thơ lại. Lòng tôi dâng lên niềm cảm thán và kỳ thú. Cảm thán vì đọc được những bài thơ chứa chan tình đời nghĩa đạo. Kỳ thú vì không ngờ một người “chưa từng cặp sách đến trường” – như nhà văn Vĩnh Hảo đã viết trong lời đầu tập thơ – mà có thể có được kiến vănchữ nghĩa bác lãm và uyên thâm như thế. Đây quả thật là một sự hiếm có. Tôi tự giải thích cho chính mình với hai nhân duyên. Thứ nhất là nỗ lực phi thường của chính thi sĩ Tâm Tấn trong việc tự học trong đời này. Thứ hai là bà vốn có một thiên tư trí tuệ đặc dị mà không phải ai cũng có, nếu không muốn nói là bà mang chủng tử trí tuệ từ nhiều kiếp trước đến đời này. Điều này làm cho tôi rõ lý do tại sao thi sĩ đã nhiều lần nhắc đến ước nguyện trở về cố hương Chân Như trong trong tập thơ “Cuối Đời Lọc Những Tinh Sương.” 

 

Giấc khuya đầy đọng triền miên

Nửa thương Tục Đế, nửa nguyền Chân Như.

 

Xin kính cảm ơn thi sĩ Tâm Tấn. Nhân tuần chung thất của bà, xin cầu nguyện bà sớm hoàn thành ước nguyện.

 Tap tho CUOI DOI LOC NHUNG TINH SUONG

Bìa tập thơ “Cuối Đời Lọc Những Tinh Sương.”

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8556)
Lời xưa thánh triết, Minh sư trao truyền, Thành tâm tự ngộ, Xa dần đảo điên.
(Xem: 8357)
Em về Bát Nhã tinh khôi, Đêm xanh diệu pháp trăng đồi thúy hoan, Gió ru bướm mộng phương ngàn, Rừng cây cỏ thức giăng hàng đuốc hoa.
(Xem: 22427)
Trần gian quán trọ đời mình Đến chơi một chút thình lình rồi đi Trăm năm tay giữ được gì Có mang xuống dưới âm ty bạc vàng?
(Xem: 14339)
“Mùa Xuân bỏ vào suối chơi, Nghe chim hát núi gọi trời xuống hoa, Múc bình nước mát về qua, Ghé thôn mai nọ, hỏi trà mạn xưa”
(Xem: 8817)
Khi cho ra đời thi phẩm Đoạn Trường Vô Thanh, có thể Phạm Thiên Thư cũng ngầm tự ví mình như là một Nguyễn Du thời đại...
(Xem: 9781)
Vâng lời Thầy con đi quét lá, Lá vàng rơi lả tả khắp nơi. Lá khô rơi như kiếp một con người, Giờ phút cuối là về cùng cát bụi...
(Xem: 7920)
Chiều nay nắng ghé sân chùa, Đậu lung linh đủ để vừa đề thơ, Nắng vờn vạt áo thiền sư, Hình như nắng thích phù du đường trần.
(Xem: 12073)
Nét cong tuyệt mỹ cỗi rồi, Lá vàng mới khóc tiễn đời lá xanh, Tượng vàng chùa đất tâm thanh, Hào quang vần vũ tỏa quanh gốc tùng...
(Xem: 17223)
Nhón chân trong cõi hư vô, Vời trông quê mẹ mấy bờ ruộng thưa? Cúi nhìn ngọn cỏ đong đưa, Chắp tay xin một hạt mưa giữa trời.
(Xem: 8184)
Nếu ngày sẽ trôi qua, Thì kiếp người ngắn ngủi, Có đôi lúc hờn tủi, Phải buông xả, bao dung...
(Xem: 8449)
Nhìn vô tác, Thấy tỏ tường, Vọng tưởng hóa Chân Như, Cực lạc quyện từ bi, Ánh Viên Giác hốt nhiên trùm khắp chốn, Giữa vầng trăng, Một niệm vô ngôn.
(Xem: 10645)
Miền Nam Ấn Độ trước đây, Có gia đình hào phú đầy uy danh, Hai con tư chất thông minh, Ca Chiên Diên với người anh của chàng...
(Xem: 10390)
Bảy vương tử dòng Thích Ca, Đợt đầu quyết chí xuất gia lần này, A Nan có mặt trong đây, Tuổi thời nhỏ nhất nhưng đầy tương lai...
(Xem: 10089)
A Na Luật được sinh ra, Ở trong vương tộc rất là nổi danh, Thật thà, hoạt bát, thông minh, Múa ca, âm nhạc quả tình tinh thông...
(Xem: 10543)
Không làm chẳng nói, Có nói chăng chỉ nói với mình, Bình sinh một đời Tri Âm mấy kẻ, Tri Kỷ mấy người chia xẻ tâm tư!
(Xem: 7742)
Nguồn sức mạnh của trẻ thơ, Chính là tiếng khóc bất ngờ kêu la. Nguồn sức mạnh của đàn bà, Là cơn phẫn nộ bùng ra tức thời.
(Xem: 7218)
Nắng hồng rực rỡ trời mây, Chim muông ríu rít, cỏ cây rộn ràng, Hào quang chói lọi ánh vàng, Theo chân Đức Phật lên đàng sáng nay
(Xem: 11294)
Chiều tối, trời vào thu; Con về đây thăm Mẹ, Mẹ nằm đó, xác thân chừ biến đổi, bao người nằm bên Mẹ cũng thay đổi sắc màu theo định luật diệt sinh.
(Xem: 6886)
Thuở xưa ở dãy Tuyết Sơn, Có chim oanh vũ dễ thương, hiền hòa, Vì cha mẹ bị mù lòa, Một mình chim phải bay ra khu rừng
(Xem: 7655)
Thuở xưa có một nhà buôn, Nghe lời biển gọi, căng buồm ra khơi, Nổi trôi buôn bán khắp nơi, Ghé bờ xa lạ, sống đời lênh đênh.
(Xem: 22655)
Đôi khi đời đau khổ, Tập thở nhẹ và cười, Nếu không làm như thế, Chỉ thiệt mình mình thôi...
(Xem: 20199)
Ta bước xuống trần gian tìm đâu đó, Những ưu tư những ước nguyện thật gần...
(Xem: 9746)
Sáng nay hoa sen thắm nở, Nâng chân Bồ Tát vào đời, Một vầng thái dương rạng rỡ, Bao trùm vạn vật nơi nơi.
(Xem: 8114)
Cách nay trên hai ngàn năm, Là ngày thế giới hân hoan chào mừng, Một bậc mãn phúc kinh luân, Đoạn trừ kiết trược giáng trần độ sinh...
(Xem: 11248)
"Nhược dĩ sắc kiến ngã, Dĩ âm thanh cầu ngã, Thị nhân hành tà đạo, Bất năng kiến Như Lai"
(Xem: 8408)
Ai Tư Vãn là bài văn tế của Ngọc Hân công chúa bày tỏ nỗi lòng đau khổ và tiếc thương chồng là Vua Quang Trung.
(Xem: 8409)
Đêm chưa ngủ nghe dòng thác đổ, Nghiêng bờ vai nghe tiếng muôn trùng, Nghe tiếng khóc của bầy con trẻ, Nghe bình minh tràn ngập mùa xuân
(Xem: 9513)
Me suối mát thiên thu đời con tắm, Mẹ hoa thơm tươi thắm cả vườn xuân, Mẹ trăng thanh huyền diệu khắp trần gian, Mẹ gió thoảng giữa vô vàn oi bức...
(Xem: 7883)
Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca tập hợp những dòng thơ của Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 11315)
Nửa khuya đức Phật vào đời, Trong đôi cánh hạc tuyệt vời lên trăng, Cành hoa muộn nở ngoài sân, Thoảng hương xa, Phật đến gần trong hương... Trụ Vũ
(Xem: 9534)
Ngày rằm tháng bốn vô vi, Con về trước mẹ mà quỳ lệ rơi, Trên cao Phật đản hoa trời, Dưới chân có kẻ lặng rơi nỗi niềm… Nguyễn văn Nhị
(Xem: 9982)
Khi Ta thành đạo Bồ đề, Băm hai tướng tốt đề huề tụ thân, Hào quang vô lượng sáng ngần, Chúng sanh ai cũng được phần như Ta... Vi Tâm
(Xem: 7274)
Sáng nay sương động trên cành, Mà như nước mắt lanh đanh phương nào, Tuổi thơ chưa biết ước ao, Mà nay nỗi khổ ba đào ập lên... Thích Liễu Nguyên
(Xem: 9355)
Tuyển tập gồm Thơ, Truyện ngắn, tản bút, Tư tưởng, kinh nghiệm Thiền… Viết từ 1989 đến 2005... Tuệ Thiền Lê Bá Bôn
(Xem: 19241)
Hiệu danh Tự Tại là tôi, Bồ Tát là vị, Như Lai là lòng, Tu hành đã được viên thông, Nguyện đi quảng pháp khắp vùng thế gian... Vi Tâm
(Xem: 8149)
Hôm nay Phật Đản trở về, Ta Bà hiện cảnh hoàng quê năm nào, Từ trời Đâu Xuất trên cao, Hộ Minh Bồ Tát nguyện vào Phật (ứng) thân... Thích Liễu Nguyên
(Xem: 9492)
Bạn hiền ơi, nhớ nhé! Sống hãy mở lòng ra, Nhận chân lời Phật dạy, Hạnh phúc sẽ nở hoa... Hàn Long Ẩn
(Xem: 29032)
Cuộc đời sắc sắc không không, Chỉ xin ta sống thật lòng với nhau, Sống cho có trước có sau, Cõi âm ta lại gặp nhau thôi mà!... Nguyễn Thành Dũng
(Xem: 19672)
Một thường lễ kính chư Phật, Lễ Phật, tâm Phật dung Phật tuệ sanh, Kính Phật phước đức an lành, Nguyện làm Bồ Tát dưới chân Phật đài... Thích Liễu Nguyên
(Xem: 7493)
Biền biệt đường bay, Mịt mờ dấu lặng, Tiếng ai gào thống thiết giữa đau thương... Hàn Long Ẩn
(Xem: 8805)
Phật tử cầu Sư, hỏi đạo Thiền, Sư ngồi tịnh tọa cười an nhiên, Chưa hiểu Phật tử liền gặng hỏi, Sư đứng dậy đi với ý Thiền... Liễu Nguyên
(Xem: 12947)
Muôn đời chánh pháp rạng ngời, Phật Phật hạo hạo, vạn đời truyền trao, Pháp luân thường chuyển đẹp sao, Đương lai Di Lạc tiếp trao Pháp thiền... Thích Liễu Nguyên
(Xem: 9259)
Ta nhốt ta trong lâu đài trú ẩn, Bởi ngôn từ và kiến thức đoanh vây, Những kinh nghiệm chập chờn bao phủ, Ánh mặt trời không lọt nổi kẽ tay... Hàn Long Ẩn
(Xem: 11124)
Ngày xưa nước bồ kết gội, Chiều về buông xõa tóc hương, Sáng nay cam lồ tịnh thủy, Tâm bồ đề lộ kiên cường... Thơ: Nhất Hạnh; Nhạc: Tịnh Thủy; Thiền ca: Chân Pháp Khôi
(Xem: 8010)
Bốn chị em lâm cảnh đời bất hạnh Linh, Huyền, Trang, Thu bé bỏng Quảng Bình Con nhà nghèo lâm nghiệt ngã điêu linh...
(Xem: 11196)
Tập thơ Thanh Âm Cuộc Lữ của Hàn Long Ẩn
(Xem: 7742)
Xuân về đất khách đẹp bao la, Toàn thể bà con người Việt ta, Buồn tiễn Rắn đi, lời tạm biệt, Vui chào Ngựa đến, tiếng hoan ca... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 7946)
Ngựa nòi giống tốt và thông minh là tiền thân Đức Phật. Vị quốc vương là ngài Ananda. Người cưỡi ngựa là ngài Xá Lợi Phất...
(Xem: 8877)
Thầy là một bậc chân tu, một cao tăng thạc đức. Thầy dày công đóng góp sâu rộng cho Phật Giáo... Tâm Thường Định
(Xem: 9497)
Bài Thơ Cư Trần Lạc Đạo của Tổ Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam (1258 – 1308)... Tâm Thường Định
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant