Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đi Đến Một Kết Luận

29 Tháng Mười Một 202019:07(Xem: 3750)
Đi Đến Một Kết Luận
Đi Đến Một Kết Luận

 

Nguyên bản: Coming to a Conclusion

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma

Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

 

di den mot quyet dinh

 

Thực tại được biết chắc sau này

Của những gì trước đây được tưởng tượng bởi vô minh

 

-Tràng Hoa Quý BáuLONG THỌ ĐẠI SĨ-

 

 

Vào giữa thế kỷ thứ mười bảy, Đức Đệ Ngũ Đạt Lai Lạt Ma đã nhấn mạnh tầm quan trọng như thế nào để việc phân tích không trở thành một bài học thuộc lòng như vẹt mà phải là sống động.  Khi chúng ta tìm kiếm cho một “cái tôi” tồn tại cụ thể như vậy mà không thể tìm kiếm được nó hoặc là cùng giống hay khác biệt với tâm thứcthân thể, điều thiết yếu là phải tìm kiếm cùng khắp; bằng khác đi chúng ta sẽ không cảm thấy tác động của việc không tìm thấy nó.  Đức Đệ Ngũ Đạt Lai Lạt Ma đã viết:

 

Cái kiểu thức của sự không khám phá ra chỉ là sự lập lại nghèo nàn của mệnh đề “không tìm thấy.”  Thí dụ, khi một con bò bị mất, người ta không chỉ chấp nhận như thật sự bởi một lời tuyên bố, “Nó không ở trong một vùng như thế như thế.”  Đúng hơn bằng sự tìm kiếm nó khắp mọi nơi trên vùng đất cao, trong vùng trung du, và ở vùng đất thấp, rồi thì chúng ta mới đi đến kết luận chắc chắn rằng nó không thể tìm thấy nó được.  Ở đây cũng thế, qua sự thiền quán cho đến khi mà đi đến một kết luận, chúng ta đạt được một niềm tin.

 

Một khi chúng ta dấn thân trong sự phân tích qua cách này, chúng ta sẽ bắt đầu nghi ngờ về cái cảm giác mạnh mẽ của của một “cái tôi” tự cấu thành mà trước đây dường như hiện hữu vô cùng rõ ràngChúng ta dần dần bắt đầu nghĩ, “Aha!  Trước đây điều này dường như vô cùng chân thật, nhưng có lẽ nó không thật sự như thế.”  Rồi thì, khi chúng ta phân tích nhiều hơn nữa, chúng ta sẽ trở nên chắc chắn hơn (không chỉ một cách giả tạo mà từ trong sâu thẩm) rằng một “cái tôi” như vậy hoàn toàn không tồn tạiChúng ta sẽ vượt khỏi cái giới hạn của ngôn ngữđạt đến sự chăc chắn về điều ấy, mặc dù nó xuất hiện thật cụ thể, nhưng nó không tồn tại trong cách ấy.  Đây là ấn tượng trãi rộng  của sự phân tích:  một quyết định từ trong tâm thức của chính chúng ta rằng “cái tôi” loại này thật sự không tồn tại.

 

Thông thường khi tôi sắp thuyết pháp cho một đám đông, tôi chú ý rằng đối với tâm thức của tôi, mỗi người trong thính chúng dường như hiện hữu riêng biệt tương ứng trên từng vị trí của chính họ qua năng lực của chính họ, hơn là tồn tại chỉ qua năng lực của tư tưởng, chỉ tồn tại một cách quy ước của thế gian.  Tất cả họ dường như tồn tại trong một điều kiện rắn chắc cường điệu; đấy là họ có vẻ như thế nào, họ xuất hiện như thế nào, họ lóe ra trong tâm thức tôi như thế nào.  Nhưng nếu họ thật sự hiện hữu trong cách này, họ sẽ có thể tìm thấy được qua loại thẩm tra mà tôi vừa diễn tả, trái lại không thể tìm thấy họ được.  Có một sự mâu thuẩn giữa việc họ xuất hiện như thế nào và họ thật sự tồn tại như thế nào.  Do vậy, tôi đánh thức tâm thức tôi bất cứ điều gì tôi biết về vô ngã, phản chiếu, thí dụ, qua lời tuyên bố của Long Thọ Đại Sĩ trong Căn Bản Trung Quán Luận -“Tuệ Trí”, ở đấy ngài đã thẩm tra Đức Phậttồn tại một cách cố hữu hay không:

 

Đức Phật không phải là phức hợp của tâm-thân ngài.

Ngài không khác hơn phức hợp thân-tâm ngài

Phức hợp tâm-thân không ở trong ngài; ngài không ở trong ấy.

Ngài không sở hữu nó.  Đức Phật là gì ở đấy?

 

Long Thọ nêu Đức Phật như một thí dụ của biểu hiện vô ngã, của sự vắng mặt một con người tồn tại cố hữu (có tự tính).  Trong cùng cách, chúng ta cần phản chiếu trên sự vô ngã của chính chúng ta.  Khi chúng ta áp dụng  sự phản chiếu này đến chính tôi, tôi nghĩ:

 

Thầy tu Tenzin Gyatso không không phải phức hợp thân- tâm của ông ta.

Ông không gì khác hơn là phức hợp thân-tâm của ông ta.

Phức hợp thân-tâm không phải ở trong ông; ông ta cũng không ở trong nó.

Ông không sở hữu nó.  Tenzin Gyatso là gì ở đấy?

 

Tu sĩ Tenzin Gyatso không là gì trong phức hợp thân-tâm, từ đỉnh đầu cho đến gót chân.  Khi tôi tìm ông đạo Tenzin Gyatso, không thể tìm ra điều gì – không phải là cái thấy, không phải là cái nghe, không phải là cái ngửi, không phải cái nếm, không phải cái xúc chạm, và không phải cái suy tư; không phải ý thức lúc thức, không phải ý thức trong mộng, không phải ý thức ngủ sâu, và cuối cùng ngay cả không phải linh quang lúc lâm chung.  Có bất điều gì ở đây là Tenzin Gyatso không?  Không điều gì có thể tìm thấy là Tenzin Gyatso.

 

Cũng thế, không có điều gì bên ngoài phức hợp thân-tâm là Tenzin Gyatso.  Thêm nữa, Tenzin Gyatso không tùy thuộc trên phức hợp thân-tâm như một thực thể riêng biệt, như một rừng cây trên tuyết; cũng thế, cả hai thứ ấy sẽ đòi hỏi Tenzin Gyatso và phức hợp thân-tâm hoàn toàn khác biệt, và điều ấy là không thể được.  Cũng thế Tenzin Gyatso không sở hữu phức hợp thân-tâm, giống như con người sở hữu con bò, mà điều ấy đòi hỏi những thực thể khác biệt hoàn toàn, hay như một thân cây sở hữu cái lõi của nó, mà chúng sẽ là hoàn toàn giống nhau.

 

Thế thì Tenzin Gyatso là gì ở đấy?  Chắc chắn, không có điều gì có thể tìm thấy – không có một bộ phận nào của phức hợp thân-tâm, không lệ thuộc trên phức hợp thân-tâm như một thực thể riêng lẻ, không trong sự sở hữu của phức hợp thân-tâm, và không ngay cả sự tương tục của phức hợp thân-tâm.  Rõ ràng rằng tự ngã chỉ đơn thuần được thiết lập trong sự lệ thuộc trên phức hợp của thân-tâm.

 

Sự phân tích này giữ quan điểm trong một sự đối lập với cung cách mà chúng ta thường suy nghĩ.  Khi tôi nghĩ, “tôi là một tu sĩ”, có một sự xuất hiện trong tâm thức tôi về một thầy tu với sở hữu thân thểtâm thức.  Tất cả con người chúng ta, điều ấy là chắc chắn, nhưng khi chúng ta xác định chính chúng ta như một con người và khi chúng ta nhận dạng một người nào khác như một kẻ khác biệt ở đấy, hai điều này xuất hiện hầu như một cách cụ thểTuy nhiên, khi chúng ta áp dụng sự phân tích để quyết định con người thật sự là gì – khi chúng ta phân tích con người này là một loại tâm thứcthân thể nào đấy – chúng ta không bắt được bất cứ điều gì là cá nhân ấy.  Cũng thế, không thể có điều gì đấy hoàn toàn riêng biệt với thân thểtâm thứccá thể ấy.  Đây là trường hợp, đây là hệ thống Phật Giáo thậm thâm dạy chúng ta rằng một cá thể chỉ được thiết lập trong sự lệ thuộc trên thân thểtâm thức.

 

Khi tôi sử dụng sự phân tích, tôi hiểu rằng những gì lúc khởi đầu dường như rõ ràng sờ mó được thì hoàn toàn không hiện hữu trong cách này.  Con người xuất hiện để hiện hữu vô cùng quả quyết lại rõ ràng không thể tìm thấy.  Điều này dường như hiện hữu trong tự chính nó được thấy phụ thuộc trên tư tưởng.

 

Phản chiếu trên điều này, khi tôi nhìn vào thính chúng, tôi thấy rằng tất cả hàng chục nghìn người đang nghĩ “tôi”, “tôi”, “tôi” trong một cách mà thực tếsai lạc, đưa đẩy chính họ vào trong rắc rối.  Nhìn họ trong cách này giúp cho tôi – và sẽ giúp quý vị - kêu gọi từ lòng yêu thương quan tâm cho chúng sinh bị vướng trong bẩy sập của nhận thức sai lầm.  Đây là việc tôi thường bắt đầu những buổi thuyết giảng của tôi như thế nào.

 

Bằng việc thiền quán và trau dồi dần dần bốn bước này, chúng ta sẽ phát triển một năng lực để thẩm tra bất cứ điều gì và mọi thứ trong cách này – thấy sự xung đột của hiện tướngthực tại, và sự lừa dối từ những chiều sâu mà con người và sự vật không hiện hữu trong cách mà chúng xuất hiện.  Điều được hiểu bằng tâm thức hoàn toàn quả quyết như thế là việc vắng bóng sự tồn tại cố hữu của “cái tôi”, mặc dù chúng ta thường tin tưởng nó một cách rất mạnh mẽ.  Chúng ta hoàn toàn thấu hiểu sự tồn tại cố hữu hoàn toàn không có.  Tâm thức chúng ta trở nên hòa nhập trong tính không ấy.

 

Thiền Quán Phản Chiếu

 

Ôn tập lại bốn bước đối với nhận thức:

 

1-    Số  không trên mục tiêu, sự xuất hiện của “cái tôi” giống như nó được thành lập trong tự nó và từ chính nó.

2-    Quả quyết rằng nếu “cái tôi” tồn tại trong cung cách dường như thế, nó phải hoặc là một với tâm thứcthân thể hay tách biệt khỏi tâm thứcthân thể.

3-    Quán chiếu một cách hoàn toàn những rắc rối với “cái tôi” và phức hợp tâm-thân giống như vậy.

  1. a.     “Cái tôi” và thân-tâm sẽ phải là một hoàn toàn và trong mọi cách .
  2. b.     Thừa nhận rằng một “cái tôi” sẽ là vô nghĩa.
  3. c.      Sẽ không thể nghĩ về “thân thể tôi”, hay “cái đầu tôi” hay “tâm thức tôi”
  4. d.     Khi tâm thứcthân thể không tồn tại nữa, tự ngã cũng sẽ không tồn tại.
  5. e.      thân thểtâm thức là số nhiều, tự ngã một người cũng phải là số nhiều.
  6. f.       Vì “cái tôi” chỉ là một, thân thểtâm thức cũng phải là một.
  7. g.     Giống như tâm thứcthân thể được sản sinh và tan rả, “cái tôi” được sản sinh một cách cố hữu và tan rả một cách cố hữu. Trong trường hợp này, không có những tác động toại ý của các hành động đạo đức cũng không có những ảnh hưởng đớn đau của các hành vi phi đạo đức sẽ sinh ra kết quả cho chúng ta, hay chúng ta sẽ trãi nghiệm những ảnh hưởng của các hành vi mà chính chúng ta không phạm phải.

4-    Quán chiếu một cách hoàn toàn những rắc rối của “cái tôi” và phức hợp thân-tâm hiện hữu khác biệt một cách cố hữu.

  1. a.     “Cái tôi” và thân-tâm sẽ phải là hoàn toàn tách biệt.
  2. b.     Trong trường hợp ấy, “cái tôi” sẽ có thể được tìm thấy sau khi dẹp hết tâm thứcthân thể.
  3. c.      “Cái tôi” sẽ không có những đặc trưng của sản sinh, vĩnh cửu, và hư hoại, là điều vô lý.
  4. d.     “Cái tôi” một cách ngớ ngẫn sẽ phải chỉ là một điều bịa đặt của sự tưởng tượng hay thường còn.
  5. e.      Một cách phi lý, “cái tôi” sẽ không có bất cứ những đặc trưng vật chấttinh thần.

 

 

Trích từ quyển How to see you as you really are

 

Bài liên hệ

 

Đặt Nền Tảng Để Tuệ Giác Sinh Trưởng

Khám phá cội nguồn của vấn đề

Thấu Hiểu Sự ThậtCần Thiết

Cảm nhận tác động của mối liên hệ hổ tương

Đánh Giá Đúng Lý Duyên Khởi

Thấy mối liên hệ tương duyên của mọi hiện tượng

Đánh Giá Duyên KhởiTánh Không
Tập trung tâm thức chúng ta
Hướng tâm thức chúng ta cho thiền tập
Thiền tập trên chính mình trước nhất
Nhận Ra Rằng Mình Không Thể Tồn Tại Trong Và Tự Chính Mình

Quyết định những sự lựa chọn
Phân tích tính chất đồng nhất

Phân tích sự khác biệt

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8699)
Bé nằm ngủ trên cát Êm ả như nôi hồng Xoải tay nghe gió hát Sóng vỗ bờ mênh mông …
(Xem: 7582)
Aylan ơi! Sao em nằm úp mặt? Hãy ngước lên! Trông kìa, rạt rào muôn ngọn sóng của trùng khơi!
(Xem: 11097)
Đi về một cõi thênh thang, Suối thương yêu chảy mênh mang đất trời. Còn đây áo trắng tinh khôi, Vờn bay thấp thoáng núi đồi mù sương.
(Xem: 7945)
Con hãy ngồi xuống đây Nghe câu chuyện của Thầy Đêm khuya chùa tĩnh lặng Chén trà sen khói bay
(Xem: 10455)
Này đồ đệ lắng nghe Thầy chỉ dạy Việc tu hành cố gắng hỡi này con Con muốn tu cho đạo quả vuông tròn Hãy vâng giữ, y lời Thầy dạy bảo.
(Xem: 10829)
Mong sao chớ hóa thành mây, Lang thang mấy nẻo đường bay cuối trời. Chỉ mơ hóa kiếp con người, Ngả vào tay mẹ thuở ngày ấu thơ.
(Xem: 10814)
Tới giờ con phải đi rồi Mẹ ơi con phải đi thôi mẹ à. Khi trong bóng tối nhạt nhòa Bình minh cô tịch hiện ra dịu hiền
(Xem: 10738)
Núi rừng đùa với mây ngàn, Chim chao cánh đậu trên tàng cây xanh, Mùa về thơm ngát hương lành, Ngại ngùng khép mở mấy cành mẩu đơn
(Xem: 17046)
“Những người tu đạo như là khúc cây, Trôi trên dòng nước cuồng quay, Khôn ngoan thì hãy trôi ngay giữa dòng, Ai muốn vớt cũng khó lòng
(Xem: 10372)
Người con Phật phát tâm quảng đại, Phải ngày đêm chẳng ngại trau dồi, Thực hành SÁU HẠNH không thôi, BA LA MẬT PHÁP thầy thời dạy khuyên
(Xem: 18102)
Chấp tay tôi lạy mây ngàn gió núi Cây lá vườn trời đắm đuối mộng trăng sao. Hồn cô độc tôi giã từ trần gian lễ hội Biển thiên thu ôi biển sóng tuôn trào!
(Xem: 14105)
Chúc em vạn sự hanh thông, Chúc em hòa nhập mênh mông đất trời. Chúc em như đóa sen tươi, Chúc em vui sống trọn đời của em.
(Xem: 12797)
Cuộc đời ném vào ta một mớ lo toan, Bao muộn phiền hối hả, Những đắng cay nghiệt ngã, Giữa bộn bề biển dâu
(Xem: 9787)
Hình Đồng nhập Phật đạo, Nối gót chư Tổ Sư, Đại thừa kinh tham cứu, Nhập thất ngộ Chân Như.
(Xem: 10168)
Có nhân thì có quả. Đó là luật của Trời. Cũng là luật của Phật, Ứng nghiệm với mọi người
(Xem: 16575)
Đầu tiên học “nhận lỗi mình” Chúng sinh thường chẳng có thành thật đâu Cho rằng mình đúng trước sau Lỗi lầm nếu có đổ mau cho người
(Xem: 10454)
Thích cho đi ngày càng nhiều phước báu Thích cảm ơn điều thuận lợi nhiều hơn Thích giúp người ta thường gặp quý nhơn Thích oán trách ngày thêm nhiều phiền não
(Xem: 7772)
“Sanh như đắp chăn Đông, Tử như cởi áo Hạ”. Sinh ra hay mất đi là việc bình thường của thế gian, ai rồi cũng phải đến lúc như thế.
(Xem: 9819)
Ngàn năm màu nhiện Tuyết sơn, Ngàn năm gót ngọc còn vờn chiêm bao, Đêm về ngắm những vì sao !... Mừng ngày Phật Đản ngọt ngào Thế Tôn.
(Xem: 13860)
Bồ Tát Đản sanh xuống cõi đời Niềm vui lan tỏa khắp nơi nơi Trời người cảnh vật đều hoan hỷ Trang sử vàng ghi rất rạng ngời
(Xem: 8434)
Lúc Phật còn chín tuổi, Ngài nghe kể lại rằng Một hôm mẹ nằm mơ Thấy voi trắng sáu ngà Với một đóa sen hồng Quấn trên vòi của voi Đi từ trên trời xuống
(Xem: 12901)
Lòng từ bi kết hợp cùng trí tuệ, thương chúng sanh từ Đâu suất giáng trần. Chốn Ta bà thị hiện tiếng chuông ngân, Ngài thức tỉnh biết bao người giác ngộ.
(Xem: 11978)
Yêu đi nhé, nếu không là sẽ muộn, Thời gian trôi chẳng đợi một ai đâu, Như mây bay, gió thoảng, nước qua cầu, Ngày sẽ hết khi mặt trời giã biệt
(Xem: 8364)
Mong Phật ở mãi đừng đi, Khóa tu còn mãi đến kỳ lại sang, Thầy trò phấn chấn an khang, Con đường giác ngộ thênh thang vĩnh hằng...
(Xem: 8042)
Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều Gia đình êm ấm rộn hương yêu Đời vui hạnh phúc đưa tay hái Bè bạn cười tươi gặp sớm chiều !
(Xem: 9490)
Xuân Di Lặc, hoa bốn mùa vẫn nở. Khắp nhân gian, thành thị đến thôn quê K. ông phải Xuân, ba, bốn bữa ê hề. Không phải Tết, năm, bảy ngày rôm rả.
(Xem: 9117)
Lác đác ngoài sân tuyết đã tan, Tươm tất ngũ quả bày trên bàn, Sột soạt trên tường trang lịch mới… Chợt hay vũ trụ chuyển xuân sang.
(Xem: 9259)
Những bài thi kệ ấy cho rằng, một khi chúng ta dốc hết tâm lực niệm Phật, được sự gia trì của chư Phật, ít nhiều cũng vơi đi bao muộn phiền của kiếp nhân sinh.
(Xem: 8373)
Miền tâm tư dốc ngược cả thời gian Chiếc quả lắc gõ đều như nhịp thở Tiếng côn trùng rên siết cuộc tan hoang Hoa mùa thu và lá rụng mùa xuân.
(Xem: 9369)
Nếu có thể lau khô dòng lệ Thì em ơi, sông biển cạn bao lần Nếu có thể đời không hưng phế Hoa mùa thu và lá rụng mùa xuân.
(Xem: 8313)
Năm Mùi xem Chuyện tiền thân Đức Phật Thích Ca
(Xem: 12162)
Ngày mai sư xuống núi Áo mỏng sờn đôi vai Chuỗi hạt mòn năm tháng Hương trầm lỡ cuộc say
(Xem: 8607)
“Chao ơi! Khát quá lâu, Biết kiếm nước nơi đâu, Thân tôi mệt xiết bao, Không đi nổi nữa nào!”
(Xem: 9573)
Không thể níu những lợi danh trần thế, Thì nhâm nhi hương vị của phù vân...
(Xem: 8326)
Vào đêm ấy có một người không ngủ Có một người đối chọi với ma vương Có một người với năng lực tình thương Quên thân mạng quyết tìm đường mở lối
(Xem: 9565)
Tất cả đã được Mặc Giang thể hiện trong Việt Nam Thi Sử Hùng Ca trong sáng và xúc tích, tràn đầy lòng tự hào dân tộc...
(Xem: 10510)
Nhiều lắm Phù Du sống một ngày Đời mình cũng rứa, có ai hay, Diễm mộng đêm qua thành triệu phú Thức giấc, bật cười... vẫn trắng tay!
(Xem: 9025)
Hôm nay Thánh Đản Phật Di Đà Chúng con dâng phẩm vật hương hoa Quỳ trước đài sen, con kính lễ Với trọn niềm tin, dạ thiết tha…
(Xem: 9100)
Sáng nay trời trong xanh Gặp ai cũng hiền lành Đến chùa cùng với mẹ Em vui từng bước chân
(Xem: 19042)
Về cõi Phật có trăm ngàn vạn lối Chẳng ai hay ai dở gì đâu Người qua sông không chỉ bằng cầu Mà có thể bằng muôn ngàn phương tiện
(Xem: 8832)
Như Lai là đến tùy duyên Là đi tự tại giữa miền hư không Tựa như những giọt nắng hồng Vô tư xuống chốn dương trần rồi tan
(Xem: 14912)
Tết là ngày lễ hội lớn nhất trong năm, là dịp để mọi người đều hớn hở và đặt tất cả những niềm hy vọng và ước mơ của mình vào tương lai.
(Xem: 8612)
Tôi nghe dưới cơn địa chấn Có lòng đen tối của mình Nghe chút nhân từ hoà ái Sáng trong thánh thót tiếng chim
(Xem: 9495)
Tôi bỗng nhớ tác phẩm "Đường Xưa Mây Trắng" Và "Thử Tìm Dấu Chân Trên Cát" mà đi Rồi hàng trăm tác phẩm vần vũ tức thì Nổi trội cùng hành trình hoằng dương chuyển hóa
(Xem: 8297)
Ngàn năm bên lối nhỏ Trút niềm đau muộn phiền Ngàn năm mang hơi thở Dìu vợi trời tam thiên.
(Xem: 8880)
Đường cũ thênh thang ai cất bước Không người biết hát khúc hoàn hương Dưới trăng, gió mát ôm cây đợi Cỏ xanh xuân sắc, thỏ xa phương
(Xem: 8336)
Châu báu chất đầy thế giới Tôi đem tặng bạn sáng nay Một vốc kim cương sáng chói Long lanh suốt cả đêm ngày.
(Xem: 8621)
Bềnh bồng trong những sát-na, Ta luân hồi khắp hằng hà phút giây, Dẫu là một niệm hôm nay, Sẽ mang thông điệp cho ngày hôm sau
(Xem: 23215)
Đêm Rằm tháng Giêng, sân vắng, trăng sáng đầy trời. Trăng vẫn sáng đẹp như xưa, không có gì thay đổi...
(Xem: 11085)
Thơ ca trong nền văn học Việt Nam là nét đẹp trong nếp sống của người dân.Thơ ca dong ruỗi cùng người trong suốt chặng đường đời vui buồn.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant