Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Mẹ Hiền Quán Thế Âm

04 Tháng Tư 201100:00(Xem: 15990)
Mẹ Hiền Quán Thế Âm

Kính lạy Mẹ hiền Quán Thế Âm,

Hôm nay con thầm xin mẹ hiền cho con được trở lại thời thơ ấu, được làm một em bé hồn nhiên; và nhất là để được ngây ngô bộc bạch tâm tình với Mẹ.

Chẳng biết tự bao giờ, con tự trao gởi thân con, cuộc đời con, sự sống con cho Mẹ. Con luôn như đứa trẻ ngã người vào lòng mẹ và con luôn thấy đúng lúc, đúng khi mẹ dang bàn tay từ ái đỡ lấy thân con, không để con ngã ngữa.

Chẳng hay tự thuở nào, mỗi buổi sáng mở mắt bỏ chân xuống đất tìm dép để đi là con gọi mẹ. Cất bước, bước chân đầu tiên trong ngày là con gọi mẹ. Vào bữa cơm ăn sáng, trưa, chiều tối, mỗi khi cầm đũa là con thưa mẹ. Khởi đầu bất cứ công việc chi trong ngày con cũng nhớ mẹ. Và rồi, bắt đầu buông thư vào giấc ngủ là con mơ màng nghe tiếng mẹ hát ru. “À ơi! Con ngủ cho ngon, trăm dâu ngàn biển vẫn tròn từ tâm”.

Có lúc, con ngớ ngẫn tự ăn năn rằng, lúc nào, làm gì, nhất cử nhất động, con cứ tên mẹ hiền mà gọi, như thế có khi nào mẹ bực con chăng? Mẹ có thấy bị quấy nhiểu bởi con chăng?

Sau nầy, khi lớn lên một chút, theo mẹ ruột của con, mỗi tối đi chùa, thỉnh thoảng được nghe quý thầy, quý sư cô, quý Phật tử tụng kinh Phổ Môn, con mới chợt thoang thoáng hiểu ra… Hiểu rằng, không phiền chi cả, con cứ gọi đi, con cứ gọi mẹ bất cứ lúc nào con nhớ đến mẹ; bởi vì mẹ là bà mẹ hiền luôn biết lắng nghe tiếng gọi của con, mẹ là bà mẹ có biệt tài THẤY từng tiếng gọi của con, tiếng con thưa mẹ, lời con nói với mẹ như có hình thù, dáng vóc cụ thể, như môi như mắt như xương như thịt. con tâm tình gì mẹ cũng nghe cũng thấy, chứ không như những phụ nữ người trần mắt thịt, lắm lúc con muốn tâm tình thốt thưa đôi chút, họ chả muốn nghe, thi thoảng có cả người vờ bịt cả tai, che cả mắt. Con “ngộ” ra một điều: có lẽ mẹ là một bà mẹ chịu khó nhất giữa cuộc đời nầy; và mẹ có một khả tính mầu nhiệm, mà người đời khó có, đó là vừa nghe được tiếng lại còn thấy cả hình thù của cái tiếng ấy nữa. Có lẽ vì vậy mà mẹ có tên gọi là Quán Thế Âm.

Có lần đứng trước sân chùa, một ngôi chùa nhỏ ở một vùng quê, chiêm ngưỡng hình tượng lộ thiên của mẹ, rưng rưng đôi mắt chí thành cung kính, tận đáy lòng con đã thốt nên lời tán thán: “Ở giữa trái tim con, trong ngần hình ảnh mẹ, trải bao nước bao non, giọt cam lồ mát mẻ”.

Mẹ ơi! Không đợi đến khi lâm vào “lửa dữ” khi bị “nước lớn cuốn trôi”… con mới gọi mẹ cầu cứu. Cũng không đợi khi ưng “được con trai vừa có phước đức vừa có trí tuệ” hoặc muốn “được con gái đoan chính, đẹp, có gốc rễ phước đức gieo trồng trong đời trước và được mọi người mến trọng” vân vân, khi ấy con mới gọi mẹ, thưa thốt, bộc bạch, cầu nguyện van xin. Dù con biết những việc ấy không trái với bản nguyện độ sanh của mẹ.

Con đã thực tập trong cuộc sống đời thường của con, cố gắng từng ngày từng đêm nhớ đến mẹ, càng nhiều càng tốt, bất cứ lúc nào, làm gì mà cũng nhớ đến mẹ “được” thì thật tuyệt vời làm sao.

Con thực tập nhớ mẹ như thế nên lúc nào, làm gì mà cũng nhớ đến mẹ “được” thì thật tuyệt vời làm sao.

Con thực tập nhớ mẹ như thế nên lúc nào con cũng thấy được mẹ chở che, con ít thấy “đói lòng” vì con luôn có cảm giác được uống những giọt nước ngọt nhiệm mầu từ đầu nhành dương liễu của mẹ. lên thác xuống ghềnh, đầu non cuối bể, những bước chân con đi như luôn luôn được mẹ dẫn dắt, tay mẹ nắm tay con; và con luôn vững lòng bước chân đi tới, không sợ lạc vào chốn ao tù hiểm nguy.

Kính lạy mẹ, nếu được bày tỏ nói lời tôn kính ngưỡng mộ mẹ, ngưỡng mộ mẹ hiền Quán Thế Âm, thú thực với mẹ, con hơi lúng túng, không biết nói lời sao cho “đúng”, cho “phải phép” cho “phải đạo”. Với con, đã là “tín ngưỡng” thì hình như “hơi khó” mà cũng chẳng cần phải “lý luận” nữa. Chẳng cần phải trả lời những câu hỏi “vì răng”, “tại sao”.

Ai lại đi đặt câu hỏi cho một bà mẹ, rằng vì sao mẹ phải cho con bú, mẹ phải mớm cho con ăn. Mẹ mớm cho con ăn là việc tự nhiên “đang làm” của mẹ. Mẹ cho con bú là việc đương nhiên của mẹ khi đôi môi khi con ngậm nuốm vú mẹ.

Với con, từ thẩm sâu tận đáy lòng, con vọng ngưỡng tôn thờ mẹ; con phó thác đời con vô điều kiện cho mẹ; con là đứa trẻ luôn ngã vào lòng mẹ và bao giờ cũng thế, đôi tay mầu nhiệm mẹ luôn đỡ lấy con.

Con tuyệt đối tin, từ sáng tới chiều, từ ngày đến đêm, dù sáng nay trời trong, chiều mai u ám đen kịt, dù đèo cao dốc thẳm, dù bảo táp mịt mùng, con tin vào hồng ân của mẹ che chở bảo bọc đời con, an toàn tuyệt đối. Vì thế từng bước chân con thanh thản vào đời, tâm con trong, hồn con sáng. Và ngôn ngữ loài người trong tâm thức con, tiếng gọi từ hiệu Quán Thế Âm, nhiểu nhiều lúc với con, nghe âm hưởng như tiếng gọi mẹ đầu đời trên đôi môi một đứa trẻ thơ.

Nam mô Đại từ Đại bi Quán Thế Âm Bồ-tát! Mẹ hiền ơi! Mẹ hãy cho con được mãi mãi gọi đứng tiếng “mẹ ơi” của đứa trẻ thơ gọi tiếng Mẹ đầu đời!

Con lắng chờ nghe tiếng mẹ bảo “ừ” với con!

HẠNH PHƯƠNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2998)
Một câu hỏi có thể nêu lên: Đức Phật sau khi thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, Ngài dạy bài Kinh nào đầu tiên?
(Xem: 3036)
Trong thế gian này hận thù không bao giờ làm chấm dứt hận thù, chỉ có không hận thù mới xoá tan hận thù. Đó là quy luật tự ngàn xưa. Kinh Pháp Cú 5
(Xem: 2799)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
(Xem: 2581)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với khái niệm vô thường, nhưng giải thoát vô tướng là gì?
(Xem: 2857)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm. Trong chuỗi thời gian này con người hưởng hạnh phúc không bao nhiêu,
(Xem: 2396)
Đạo đứccăn bản làm người. Một khi có đạo đức rồi, chúng ta mới có thể đứng vững được.
(Xem: 3420)
Đạo Phật thường có câu: "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" (khởi tâm niệm mà chẳng trụ trước vào bất kỳ quan niệm, tình cảm hay hình tướng gì cả).
(Xem: 2566)
Trong nhiều bài kinh về pháp niệm hơi thở (MN 118, AN 10.60), Đức Phật dạy:
(Xem: 2501)
Như một cách lựa chọn để hiểu về sự đa dạng hình thái của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XXI, bài viết này đề xuất một mô hình
(Xem: 2441)
Phật giáo, nhất là Phật giáo trên con đường truyền bá và hội nhập luôn gắn liền với hai yếu tố căn bản: Khế lý và Khế cơ.
(Xem: 3211)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
(Xem: 3983)
Trong lịch sử nhân loại, Đức Phật Thích Ca là người đầu tiên đã giảng dạy những phương thức đem đến hạnh phúc cho con người và cả cho thiên giới.
(Xem: 2986)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
(Xem: 3058)
Sinh – lão – bệnh – tử là quá trình không ai có thể tránh khỏi. Với niềm tin từ kinh sách, truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo, khi có người chết
(Xem: 2606)
Bồ đề tâmphát nguyệnthực hành Bồ tát hạnh để đạt đến giác ngộ trong mong muốn giáo hóagiải thoát chúng sanh
(Xem: 2658)
Khi đọc lịch sử Đức Phật, có lẽ độc giả đều nhận ra lý do Thái tử Tất-đạt-đa (Sidhartha) quyết chí xuất gia tìm đạo.
(Xem: 2676)
Vượt thoát bể khổ, hẳn không ra ngoài chữ buông. Từ buông vật tài, đến buông thân, rồi buông vọng tưởng, âu là lộ trình vật vã.
(Xem: 2334)
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức PhậtTăng đoàn đã thay Phật để truyền bá
(Xem: 2660)
Nếu Đức Phật có thể cứu độ tất cả chúng sinh thì sẽ không có nhiều vị Phật, chỉ một vị Phật là đủ.
(Xem: 3034)
Tôi đào thoát khỏi Tây Tạng vào ngày 31 tháng 3 năm 1959. Kể từ đó tôi sống lưu vongẤn Độ.
(Xem: 3953)
Hiện nay phong trào tu thiền nở rộ nhất là Thiền Chánh Niệm, Thiền Vipassana khiến cho một số người coi thường pháp môn tu tập có tính truyền thống.
(Xem: 2976)
Cầu nguyện không thuộc lãnh địa của logic hay trí óc. Nó vượt lên trên những thứ đó. C
(Xem: 3670)
Người ta thường nói môn Abhidhamma rất khó học, và lại không thực tế. Rất khó học vì nó phân tích rất chi li
(Xem: 2839)
Trong những ngày đầu năm mới, có rất nhiều người tìm đến chùa hay các nhà tử vi, tướng số để xem năm nay mình bị “sao” nào “chiếu”.
(Xem: 2475)
Rỡ ràng tỏ rõ mười hai thì Tự tánh vô công khắp hiện bày Sáu căn vận dụng chân thường thấy Vạn pháp tung hoành: chánh biến tri.
(Xem: 3339)
Một ngày cuối năm, sau tách trà sáng chào ngày mới, tôi vội vàng ra ga tàu đón người bạn đạo xa quê trở về thăm chốn cũ.
(Xem: 2903)
Trong những điển tích Phật giáo, tôi từng băn khoăn về chuyện một con cọp lông vàng. Câu chuyện đơn giản thôi, nhưng rất đáng cho chúng ta suy ngẫm.
(Xem: 2592)
Vận hành thế sự bao quanh, bát quái càn khôn đỉnh là chung, âm dương ngũ hành là như thế, vật đổi sao dời chẳng ai ngờ…! Tất nhiên điệp khúc vẫn là đây.
(Xem: 2881)
Cọp, Sư tửbiểu tượng của chúa sơn lâm. Tiếng rống của Sư tử chúa, làm muôn thú khép mình khiếp sợ, được nhiếp phục trước uy lực dũng mãnh.
(Xem: 3542)
Bài Pháp hôm nay là một trong những bài Pháp có thể nói rằng rất khó quên trong cuộc đời của chúng tôi.
(Xem: 3864)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
(Xem: 3969)
Dù có nao nức đợi chờ hay hững hờ thờ ơ, dù có mong mỏi hay chẳng cầu vọng thì mùa xuân vẫn hiển hiện trong đất trời, trong lòng người.
(Xem: 2574)
Sau khi Đức Phật giác ngộ, Phạm thiên Sahampati thỉnh cầu ngài thuyết pháp, ngài đã nói như sau:
(Xem: 2545)
Năm mới là thời điểm nổi bật trong cuộc sống của chúng ta. Tôi nói thế khi nghĩ về việc thực hành của chúng ta.
(Xem: 2276)
Hiện tại có tính bình đẳng cho tất cả mọi người. Dầu ở bất cứ nơi nào trên trái đất, dầu tôi và anh ở múi giờ khác nhau, người ta vẫn ...
(Xem: 3845)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
(Xem: 2894)
Để đạo Phật được toàn cầu hóa, ngoài những lợi thế sẵn có của Phật giáo Nguyên thủy, như bảo tồn được ...
(Xem: 4115)
Như Lai đã khẳng định “Như Lai chỉ là người dẫn đường”. Quả đúng như vậy, nếu chúng ta muốn đi đến đích mà không biết đường, trước tiên...
(Xem: 3312)
Nếu ăn chay được thì đó là dựa vào lập trường từ bi chứ không phải như người ta hiện này nói nguyên nhân khỏe mạnh và kinh tế.
(Xem: 3762)
Chúng ta phải cẩn thận để không nghĩ rằng hành thiền là phải dẹp bỏ các suy tưởng.
(Xem: 2965)
Bài kinh ngắn “Con Đường Không Có Lầm Lỗi” là bài kinh được trích trong Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikãya)
(Xem: 3854)
Thời Lý – Trần là thời kỳ vàng son nhất của Phật giáo Việt Nam khi nhận được sự ủng hộ rất lớn từ triều đình và
(Xem: 3312)
Kể từ khi Đức Phật thành đạochuyển bánh xe pháp thì lý tưởng thực thi tinh thần bình đẳng giải thoátbình đẳng...
(Xem: 3375)
Cho đến nay, đại dịch COVID-19 đã hoành hành trên thế giới gần hai năm.
(Xem: 2973)
Bình anhạnh phúc là hai phạm trù cơ bản trong cuộc sống mà con người luôn mong ước đạt được đầy đủ và trọn vẹn nhất, để cuộc sống thêm thăng hoa
(Xem: 2800)
Trong một kiếp nhân gian, mọi chúng sinh đều khởi đầu từ sinh và kết thúc ở diệt.
(Xem: 3721)
Trong xã hội hiện nay, chúng ta đề cao tinh thần nhập thế, đem đạo vào đời. Vậy làm thế nào để Phật sự mãi thăng tiến, tỏa sáng, ma sự ngày càng tiêu trừ.
(Xem: 2671)
Liều thuốc giải cho ảo tưởng, bản ngã và từng vấn đề khác mà chúng ta đối mặt là trí huệ của Pháp;
(Xem: 3188)
Sự phát triển của thời đại công nghệ số, cám dỗ vật chất và những thách thức từ khủng hoảng môi trường, dịch bệnh, kinh tế, xã hội,…
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant