Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bên trong cửa chùa

04 Tháng Năm 201100:00(Xem: 12841)
Bên trong cửa chùa

Giờ nghỉ trưa, cổng chùa đóng kín. Không gian yên tịnh không một tiếng động nhỏ. Ấy vậy mà bụng Nhân cứ sôi sục cồn cào chẳng biết giữ im lặng gì cả. Ngồi trong sân chùa, hắn có cảm giác được chở che yên ổn hơn hẳn. Cổng chùa làm Nhân nhớ đến cánh cổng nhà lao to lớn thâm u mà hắn từng được trải nghiệm qua một lần

 

Một hồi kiểng báo thức vang lên. Chú tiểu có chỏm tóc dài vắt qua mép tai từ nhà trong bước ra mở cổng. Chú ngạc nhiên thấy Nhân ngồi giữa sân nhưng không hỏi gì. Hồi trưa, lúc ra đóng cổng, chú đã không nhìn thấy hắn. Nhờ vậy mà Nhân còn ngồi ở đây. Nếu bị mời, hắn không biết mình phải đi đâu vào giờ này.

wwwxc.jpg

Mái chùa xưa

Cổng chùa mở, đã có Phật tử vào chùa lễ Phật. Nghe họ nói chuyện, Nhân biết hôm nay Chủ nhật, chùa có thuyết giảng. A! Hắn nghĩ thầm. Nếu chùa thuyết giảng, thế nào họ cũng đãi cơm chay. Vậy mình vào ngồi nghe pháp, biết đâu lát nữa sẽ có chút gì bỏ bụng. 

Nhìn mọi người đến chùa trong chiếc áo tràng màu lam tề chỉnh, Nhân cúi xuống ngắm bộ đồ kaki màu xám của mình. Bộ đồ này là của bác Vĩnh mới cho, tuy cũ nhưng cũng sạch sẽ tươm tất. Ăn bận thế này chắc không ai nghĩ hắn là dân cái bang vào chùa xin xỏ hay rình mò chôm chỉa. Vết thẹo chạy dài từ trán xuống gò má trải qua thời gian đã bớt đi dáng vẻ bụi đời từng trải. Trưa qua gặp bác Vĩnh, được bác khuyên bảo đủ điều lại còn cho áo quần, tiền bạc làm Nhân cảm động quá. Và vì muốn thử thời vận nên có ít tiền trong tay, hắn lại ghé sòng bài rồi cũng như bao lần, Nhân nướng sạch số bạc vào trong cuộc đỏ đen may rủi. Chẳng còn đồng xu dính túi, bụng đói meo, hắn đi quanh quẩn đến chiều thì sực nhớ bác Vĩnh có nói về quán cơm chay từ thiện ở đầu phố. Thế là hắn tìm đến.

Quán mở mỗi tuần ba ngày dành cho những người nghèo khổ đói rách, những kẻ vô gia cư đến ăn uống miễn phí. Sớm hiểu sự đời, hắn biết rõ những chuyện tranh chấp hơn thua đến từng miếng ăn chỗ ở trong cuộc sống. Vậy mà có người đem tiền của sức lực ra làm việc không công cho thiên hạ lại không hề bận tâm đến chuyện thu nhập lợi nhuận. Nghĩ cũng lạ. Một người ăn ở không đến núi còn lở, huống chi mỗi ngày có hàng trăm người vào ăn uống no nê chẳng phải tốn đồng xu cắc bạc. 

Nhân bước vào quán, thấy đủ mọi thành phần nghèo khó trong xã hội. Từ những bà bán hàng rong, mấy chú đạp xích lô, người bán vé số cho đến mấy cô cậu sinh viên học sinh còn an phận trong cảnh hàn vi thiếu thốn. Quán chay từ thiện nên người ra vô tấp nập. Mọi người ăn uống trong yên lặng nên dù đông vẫn không gây cảnh ồn ào mất trật tự. Nhân gọi cho mình một phần cơm. Do lạ miệng lại quá đói nên hắn ăn ngon lành, chẳng mấy chốc hết sạch dĩa cơm chiên cùng tô canh cải. 

Ăn xong, Nhân quay qua định bắt chuyện với anh hầu bàn vui tính thì chợt giựt bắn người, mắt hoa lên như nhìn phải lửa. Gã đại ca mặt đen, tên thủ lĩnh một băng nhóm giang hồmâu thuẫn trước đây với hắn đang bước vào quán với mấy tay đàn em dữ tợn. Bọn chúng cũng đến ăn cơm chay miễn phí sao? Thấy Nhân, tên mặt đen ngước cặp mắt xếch lên nhìn rồi bước thẳng tới nói lớn: 

- Ê, Nhân “Mặt Thẹo”. Ra tù rồi à? Tao đang chờ mầy ra để đòi lại món nợ năm trước. Vì mày mà tao thân tàn ma dại, trốn chui trốn nhủi bấy lâu nay. Mày vào tù không có nghĩa là mọi chuyện huề cả làng đâu nhé. 

Nhân im lặng bưng tách trà lên nhâm nhi. Đây là quán cơm từ thiện, tên mặt đen không thể ngang nhiên gây sự. Gã bỏ đi không quên hẹn gặp Nhân nơi dốc cầu vào buổi tối. Nhân không đến chỗ hẹn không phải vì sợ nhưng thực tình thì hắn chán cảnh đâm chém thù hận lắm rồi. Năm trước vì nóng ruột tên đàn em bị ức hiếp, Nhân đã kéo cả băng đến xử gã mặt đen một trận tơi tả. Bởi chuyện đó mà Nhân phải vào tù. Được tự do, hắn quyết tâm làm lại cuộc đời nên lánh mặt cả băng nhóm của mình. Nhưng ở đời đâu phải chuyện gì muốn là được. Bàn tay trót đã nhúng chàm, thật khó lòng muốn trở lại làm người lương thiện

Sáng nay đi loanh quanh một hồi, Nhân vào chùa ngồi suy nghĩ tìm cách đối phó. Nhẫn nhịn có phải là kế sách vẹn toàn, khi mà giới giang hồ chỉ biết hành xử theo luật rừng, mạnh được yếu thua. Nghĩ mãi chẳng ra nước non gì, hắn chặc lưỡi nhủ thầm. Phải đến nhờ bác Vĩnh dàn xếp thôi. Trước đây bác cũng là dân anh chị nổi tiếng, nay hoàn lương rồi mở quán chay từ thiện để cho những người nghèo khó cô thế đến ăn. Giới giang hồ khi túng bấn cũng hay đến nhờ vả bác. Không ít kẻ trở thành người tốt, làm những việc có ích cho đời. Bác đã nói với Nhân như vậy.

Thời pháp vừa xong, mọi người lục tục kéo ra về. Chùa không đãi cơm chay và thế là cơn đói lại hành hạ bao tử Nhân dữ dội. Hắn ngồi bệt xuống tam cấp, thẫn thờ nhìn mọi người vui vẻ chuyện vãn:

 - Mỗi tuần đến nghe pháp học đạo, tâm tánh tôi cũng trở nên thuần lương cởi mở, không còn hay giận hờn cố chấp như trước đây.

- Ừ! Pháp vị của Phật, người biết thưởng thức thì cảm nhận được nhiều sự lợi ích vi diệu lắm. Được nghe một thời pháp hay cũng ví như mình được ăn một bữa tiệc thịnh soạn đầy chất bổ dưỡng vậy.

Một người khác ra vẻ hiểu biết:

Giáo pháp Phật có đến tám vạn bốn ngàn pháp môn nhưng chỉ có một vị. Đó là vị giải thoát. Chúng ta tu niệm tinh tấn một pháp môn nào cũng đạt đến sự an lạc giải thoát. Một trận mưa rào, cây cỏ muôn hoa đều được gội nhuần tươi tốt. 

...

- Cậu nhỏ! Sao mặt mày xanh mét thế kia? Chắc bị trúng gió rồi.

Vị thầy đang bước xuống tam cấp, nhìn thấy Nhân liền cất tiếng hỏi với vẻ lo lắng.

Cơn đói làm hắn bải hoải cả tay chân đầu óc, song vẫn còn đủ tỉnh táo để lý sự đôi câu:

- Người ta bảo có thực mới vực được đạo. Con đến nghe pháp vì tưởng chùa có đãi cơm chay. Nhưng thầy chỉ cho ăn pháp vị. Mà con thì không thể nuốt trôi món đó trong lúc bụng đói lả. Suốt buổi giảng con chỉ nghĩ đến chuyện ăn nên có nghe hiểu thầy nói gì đâu...

Vị thầy bật cười rồi vỗ nhẹ vai hắn:

- Con nói đúng. Không ai có thể nghe pháp với cái bụng trống không. Thôi, con đứng lên theo thầy vào nhà bếp. Thầy sẽ bảo mấy chú dọn cơm cho ăn.

*

... Một năm trôi qua, một cánh cửa mới đã mở ra đưa Nhân cùng đám bạn giang hồ bước sang một dòng đời khác mà chính hắn cũng không ngờ. Bên trong cửa chùa, Nhân trở thành nhà làm vườn chuyên nghiệp tràn đầy niềm say mê sáng tạo cùng với nhiệt tình năng nổ của tuổi trẻ. Hắn có nhiều dự tính cho tương lai. Nhưng niềm vui lớn nhất của Nhân bây giờ là được làm việc - Làm những việc có ích cho đời để tri ân lòng người - những người luôn dang rộng vòng tay yêu thương và giúp đỡ để hắn có được cơ hội hoàn thiện chính mình. 

Tuổi thơ của Nhân trôi qua thật êm ả. Bố mất sớm. Mẹ đi bước nữa. Nhân sống với mẹ cùng người cha dượng. Gia cảnh hắn thuộc loại khá giả. Cửa nhà cũng yên ấm. Ông bố dượng là nghệ nhân trồng hoa kiểng có tiếng ở một vùng ven. Ngoài giờ học, Nhân thường phụ công việc và được ông chỉ dạy cách uốn cành tạo dáng cho cây cảnh. Hôm đó do lỡ tay, hắn làm bể chậu hoa quý, bị bố dượng lớn tiếng rầy la. Thế là Nhân tự ái, bỏ nhà đi biệt.

Nhân gia nhập băng đảng giang hồ và nhanh chóng trở thành thủ lĩnh sừng sỏ, gây ra bao cuộc đâm chém tranh chấp địa bàn làm náo loạn cả hè phố. Lạnh lùng hung bạo với đối phương, song với đàn em hắn sống rất hết lòng và có nghĩa tình. Một lần, một gã đàn em bị băng nhóm Mặt Đen ăn hiếp, hắn bèn tìm tới, đánh cho tên đầu đảng ấy một trận thừa sống thiếu chết. Công an truy bắt, Nhân nhận trách nhiệm một mình rồi bị kết án một năm tù giam. Trong tù, hắn có thời gian suy ngẫm lại những việc làm quấy quá của mình. Ngày trước vì tự ái và cũng muốn thể hiện bản lãnh của cậu thanh niên mới lớn, Nhân đã bỏ nhà bỏ mẹ, chôn vùi cả con đường học vấn tương lai. Bây giờ nghĩ lại, hắn thấy mình thật nông nổi. Khi hay tin con bị tù tội, mẹ Nhân đã vào nhà giam thăm với nước mắt giọt ngắn giọt dài. Thương mẹ, Nhân hứa với bà, ra tù hắn sẽ trở về nhà, làm lại cuộc đời

Rồi Nhân đến chùa và gặp thầy. Bài pháp khô khan không gây ấn tượng gì với một tâm hồn đang cằn cỗi bơ phờ vì đói. Nhưng sau khi được thầy cho ăn một bữa cơm no bụng lại ân cần hỏi han mọi chuyện, hắn bắt đầu thố lộ tâm tình.

- Con sẽ trở về xin lỗi mẹ. Cả nhà rất lo lắng và chờ mong ngày con ra tù. Nhưng con không biết mình phải bắt đầu như thế nào. Nỗi mặc cảm của kẻ giang hồ nhiều tội lỗi còn mãi ám ảnh. Con thấy thật khó lòng hòa nhập trở lại với cuộc sống bình thường.

Vị thầy nhẹ nhàng khuyên nhủ:

- Thời gian đầu, bước đường trở về của kẻ lầm lỡ bao giờ cũng khó nhận được sự cảm thông của mọi người. Nhưng nếu con quyết chí ăn năn, sống đời lương thiện thì mọi việc rồi sẽ ổn thỏa tốt đẹp. Con còn có mẹ và những người thân luôn thương yêu bảo bọc, sẵn sàng tha thứ. Gia đình bao giờ cũng là điểm tựa vững vàng nhất cho mình khi trở về. Biết quay đầu dừng lại đúng lúc thì chẳng bao giờ muộn đâu con ạ. Hơn nữa con là người có chí khí, biết trọng nghĩa tình. Bấy nhiêu cũng đủ giúp con trở thành một con người tốt cho gia đìnhxã hội sau này.

Nghe thầy nói, lòng Nhân càng rộng mở, song hắn vẫn chưa có dự tính gì. Mỗi tuần, Nhân đến quán chay phụ công việc với bác Vĩnh mấy ngày. Thời gian còn lại hắn đến chùa làm công quả, ăn cơm và nghe thầy và mấy chú tiểu nói chuyện. Mọi việc cứ thế trôi qua cho đến một hôm, Nhân mới mạnh dạn thưa:

- Bạch thầy! Con... có điều này xin thưa với thầy. Là... con thấy đất chùa rộng, trồng nhiều cây kiểng nhưng thầy thì luôn bận rộn, mấy chú lại lo học. Vậy thầy cho con... được chăm sóc sửa sang lại khu vườn. Trước đây con có biết chút ít về kỹ thuật trồng hoa kiểng. Mai mốt con về thăm nhà, luôn tiện nhờ ông ba dượng cố vấn viện trợ cho ít cây giống.

Rồi không đợi thầy gật đầu hứa khả, Nhân nói tiếp:

- Dạ... Con muốn làm việc... để tri ân thầy cùng bao người đã cưu mang giúp đỡ cho con bấy lâu nay. Con nghĩ... nếu mình tạo dựng và phát triển được cơ sở hoa kiểng có uy tín thì sẽ có người đến đặt hàng mua bán. Việc mua bánlợi nhuận, sẽ giúp thầy trang trải việc chùa và hỗ trợ mấy chú tu học. Và nếu... được thầy cho phép, con sẽ kêu gọi anh em trong giới giang hồ gác kiếm cùng đến làm việc. Nhiều người trong số họ mong muốn hoàn lương nhưng không biết phải làm gì.

Nhân nói một hơi rồi ngồi im lặng... chờ đợi. Hắn không tin thầy sẽ dễ dàng chấp thuận. Bởi ai lại đi tin tưởng một kẻ bụi đời cù bơ cù bất như hắn. Song thầy lại mỉm cười gật đầu không cần suy nghĩ

- Thầy không rành việc trồng hoa chăm kiểng, cũng không có ý định làm kinh tế, nhưng nghe con nói thật chí lý. Vậy thì chúng ta hãy làm thử xem. Đây là ý tưởng tốt, thầy sẵn sàng ủng hộ, tạo điều kiện cho các con có cơ hội hòa nhập làm lại cuộc đời. Ít ra thì nghề trồng hoa chơi kiểng cũng mang lại niềm vui và nuôi dưỡng tâm hồn thánh thiện cho những ai biết làm điều tốt, hướng tìm cái đẹp. Thầy giao cho con khoảng đất trống bên hiên chùa và cho con tự quyền quyết định công việc. Thầy tin tưởng con sẽ làm nên sự nghiệp.

... Bây giờ, những lúc rảnh rỗi, Nhân vẫn thích ngồi yên lặng một mình trong sân chùa. Hắn ngồi để nhìn lại thành quả một mùa bội thu hoa kiểng và tận hưởng những giây phút an lành thảnh thơi trong hiện tại

Bên trong cửa chùa, không gian cây cảnh trải dài theo mỗi bước chân người tìm về nẻo sáng.

Lam Khê

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1600)
Giới luật là nền tảng căn bản của đạo giải thoát. Người tu nếu không tuân giữ đúng theo giới luật mà Phật đã răn cấm, thì ...
(Xem: 1461)
Thông thường, người thực hành đạo Phật tìm cách tránh thoát cái vô thường, cái sanh diệt để chứng nhập cái không vô thường, cái không sanh không diệt.
(Xem: 1753)
Ở đời có người quan niệm rằng, mình sống làm người, sau khi chết mình cũng sẽ tái sinh làm người ở một cõi nào đó, thậm chí có người còn nghĩ mình về sống dưới suối vàng.
(Xem: 1720)
Con người thường có quan điểm: “mạng sống, sự sống của con ngườivô giá, là giá trị nhất so với sự sống của muôn ngàn loài khác”
(Xem: 1577)
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai.
(Xem: 1626)
Tham luận “The Way to World Peace via an Integrated Kantian and Buddhist Perspective” được tác già trình bày tại Diễn Đàn Phật Giáo
(Xem: 1467)
Xuyên qua các nguyên tắc để tạo điều kiện hưng thịnh cho một quốc giathiết lập một xã hội thanh bình, đức Phật cũng có những bài thuyết pháp rất rõ ràng về các lãnh vực chính trị, chiến tranh, hòa bình, điểm này đã được phổ cập hóa trong cộng đồng xã hội. Đức Phật luôn chủ trương bất bạo động, xóa bỏ hận thù, tái lập tình thươngkiến thiết hòa bình chân chánh.
(Xem: 1863)
Bản Ngã Càng Lớn, Sĩ Diện Càng Nhiều, Càng Dễ Bị Tổn Thương.
(Xem: 1628)
Thân mạng chúng tachúng ta không biết yêu thương thì làm sao chúng ta có đủ yêu thương để gửi đến người khác.
(Xem: 1413)
Mỗ là quan chức thường thường bậc trung, tuy chưa phải là đại gia nhưng cũng có thể gọi là gìau sang có máu mặt.
(Xem: 1697)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phòng hộ các căn (bảo vệ các giác quan) được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 2260)
Quán tưởngphương pháp Phật tử áp dụng hằng ngày, luyện cả thân tâm, đem lại sự hòa hợp giữa tinh thầnvật chất, giữa con ngườithiên nhiên.
(Xem: 1946)
Hành động phản ánh được ý thức, tính cách của mỗi người, lời nói, suy nghĩ thế nào sẽ biểu hiện ra hành động như thế đó,
(Xem: 1310)
Hôm ra mắt đợt đầu 29 cuốn của Thanh Văn Tạng trong công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hội Đồng Hoằng PhápHội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời tổ chức tại Little Saigon, Miền Nam California, Hoa Kỳ, vào ngày 19 tháng 3 năm 2023
(Xem: 1483)
Đạo Phật được biết đến như một tôn giáo hiền hòa nhất và điều đặc biệtcuộc đời vị lãnh đạo tinh thần tối cao của đạo Phật gắn liền với những cái cây.
(Xem: 1483)
Là một tiến trình tự nhiên của con người và muôn loài, bệnh vốn là một giai đoạn của vòng luân hồi sanh tử, là một phần của quy luật thành - trụ - hoại - không.
(Xem: 1765)
Dĩ nhiên là người phàm chúng ta không ai thấy được địa ngục, trừ Đức Phật và các bậc Thánh La-hán.
(Xem: 1534)
ghiệp là tất cả những hành động có tác ý, biểu hiện thường xuyên bằng thân, khẩu, hay ý.
(Xem: 1406)
Phật giáo không chỉ chủ trương từ bi đối với con người, tôn trọng đối với mọi sinh mệnh mà còn phải bảo vệ môi trường sống thiên nhiên,
(Xem: 1546)
Thật sự chúng ta chỉ có một trách nhiệm, tìm đọc và tìm hiểu những lời Phật dạy thật sự là những lời dạy của đức Phật,
(Xem: 1479)
Trước đây, vào thời niên thiếu, tôi chưa từng tín ngưỡng bất kỳ một tôn giáo nào. Tôi đang đứng giữa ngã tư đường, không Phật cũng không Đạo.
(Xem: 1805)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thứcquán chiếu được điều đó
(Xem: 1507)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 1488)
Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể.
(Xem: 1483)
quan niệm rằng người có danh phận, giàu sang là do phước và cúng dường, hộ trì người có phước thì được phước nhiều hơn?
(Xem: 1553)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy,
(Xem: 1732)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm có tên gọi đầy đủ là :"Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm",
(Xem: 1626)
Tôi nhớ lần nào gặp Đại sư cũng thấy Ngài mặt mày hồng hào, tinh thần khang kiện.
(Xem: 1571)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phương pháp phòng hộ các căn môn được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 1460)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền!
(Xem: 1555)
Đối trong nhà Phật thì thế gian gồm có khí thế gianchúng sanh thế gian.
(Xem: 1334)
Đây là một trường hợpThiền sư Thích Nhất Hạnhcộng đồng của Thầy đã thay đổi cuộc đời của một người.
(Xem: 2115)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1434)
Đời tôi gần giống như cuộc đời của cậu bé mồ côi ở Viện Dục Anh trong văn Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi đều sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Từ những ngày còn bé tôi đã không có một cái gì để gọi là riêng tư. Đời tôi gắn liền với tập thể, lớn lên và nương tựa vào tập thể.
(Xem: 1587)
Để giúp người Phật tửđời sống đạo hạnh, đức Thế Tôn đưa ra năm giới căn bản.
(Xem: 3007)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1593)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(Xem: 1767)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(Xem: 1635)
Chu Lợi Bàn ĐặcMa Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(Xem: 2095)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(Xem: 1623)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1813)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 2029)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(Xem: 2213)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(Xem: 1707)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(Xem: 2656)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(Xem: 1744)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(Xem: 1931)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(Xem: 1892)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(Xem: 1681)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant