Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tìm Đạo và ngộ Đạo qua mấy vần thơ thiền

17 Tháng Mười 201000:00(Xem: 19393)
Tìm Đạo và ngộ Đạo qua mấy vần thơ thiền


Tìm Đạo và ngộ Đạo qua mấy vần thơ thiền


Tác giả thơ Thiền phần nhiều là Thiền sư. Thiền sư là những vị chuyên tâm hành thiền và thông hiểu thiền định. Thiền là tiến trình tu tập đưa đến giải thoátgiác ngộ, là pháp môn Định Tuệ song tu. Vì thế, các nhà thơ - thiền sư thường lấy kinh nghiệm bản thân trong việc tìm Đạo và ngộ Đạo làm đề tài sáng tác. Chúng ta thử tìm hiểu việc tìm Đạo và ngộ Đạo qua mấy vần thơ đậm đà thiền vị của một số Thiền sư.

Thiền sư Thủ Đoan (1) mượn tiếng chim tử qui để nói việc tìm Đạo:

Phiên âm:
Tử qui
Thanh thanh giải đạo bất như qui,
Vãng vãng nhân tâm hội giả hi.
Mãn mục xuân sơn thanh thủy lục,
Cánh cầu hà địa khả vong ky?
Thủ Đoan
Dịch thơ:
Tử qui
Cuốc kêu ra rả bảo quay về,
Ít kẻ trên đời lại chịu nghe.
Nước biếc non xuân đầy trước mắt,
Tìm đâu mới bỏ được lòng mê?
Nguyễn Khuê dịch
Tử qui tức chim đỗ quyên, ta gọi là chim cuốc (cũng viết chim quốc). Cùng một sự vật mà mỗi người cảm nhận một cách khác nhau. Người xưa có câu "Đỗ quyên minh quốc quốc" (chim đỗ quyên kêu quốc quốc). Bà Huyện Thanh Quan ngậm ngùi tưởng nhớ triều đại cũ đã diệt vong khi nghe tiếng cuốc kêu:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc.
Nguyễn Khuyến nghe tiếng cuốc kêu khắc khoải lại đau lòng trước cảnh nước mất:
Có phải tiếc xuân mà đứng gọi
Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ?
Tiếng chim tử qui nghe thảm thiết, khiến lữ khách nghĩ đến việc quay về, nên chim này còn có tên là "tư qui" (nghĩ đến trở về) hoặc "thôi qui" (thúc giục trở về). Với tâm thể của một thiền sư, tác giả nghe tiếng cuốc kêu, không khỏi cảm thán người tu học chậm ngộ đạo. Sư cho rằng ngộ Đạo không khó, nhưng nhiều người lại thường chấp mê mà không ngộ ra. Cũng như mọi người đều biết tiếng chim tử qui kêu gọi người ta sớm quay trở về, nhưng không một ai nghe tử qui kêu mà chịu quay về. Nhà thơ cho rằng Phật tính chân như giống như non xuân nước biếc đầy trước mắt, có thể nhìn thấy, chỉ cần minh tâm kiến tính thì chỗ nào cũng có thể ngộ ra, không phải tìm đâu xa. Điều quan trọng là hành giả cần có ngộ tính, bản thân thể giải và tinh tấn tu hành.
Ngoại cảnh cung cấp nhiều âm thanhhình ảnh để nhà thơ dùng làm chất liệu sáng tác. Không chỉ mượn tiếng chim tử qui, Thiền sư Thủ Đoan còn mượn việc con ruồi cố tìm cách xuyên thủng giấy dán cửa sổ bay ra ngoài để nói về tìm Đạo:
Phiên âm:
Dăng tử thấu song kệ
Vị ái tầm quang chỉ thượng toàn,
Bất năng thấu xứ kỷ đa ban.
Hốt nhiên chàng trước lai thời lộ,
Thủy giác bình sinh bị nhãn man.
Thủ Đoan
Dịch thơ:
Bài kệ về con ruồi
xuyên giấy dán cửa sổ
Xuyên giấy dán song tìm ánh sáng,
Loay hoay chẳng thoát được ra ngoài.
Thình lình gặp lại đường vào cũ,
Mới biết trước kia mắt thấy sai.
Nguyễn Khuê dịch
Đôi khi chúng ta thấy con ruồi bay vào nhà, rồi sau đó đâm đầu vào kính cửa sổ để bay ra ngoài, vì tưởng lầm là ánh sáng. Thay vì dùng kính làm cửa sổ như chúng ta thấy ngày nay, thì xưa kia người ta dùng giấy. Con ruồi vì tưởng lầm giấy dán cửa sổ là ánh sáng nên tìm cách xuyên thủng giấy để chui qua, nhưng không thể nào xuyên thủng được. Cuối cùng nó mới nhận ra rằng nhìn giấy dán cửa sổ mà tưởng ánh sáng là con mắt đã nhìn lầm, là đã bị con mắt đánh lừa. Giấy dán cửa sổ có ánh sáng chiếu qua không phải là ánh sáng, mà trái lại, là chướng ngại ngăn trở con ruồi tìm đến ánh sáng.
Giấy dán cửa sổ dụ cho những lời bàn nói của người xưa, dụ cho đống giấy cũ. Hành giả chỉ chú tâm, chỉ trông cậy vào đống giấy cũ để mong cầu ngộ Đạo thì không khác gì con ruồi tìm cách xuyên thủng giấy dán cửa sổ, không có chút sở đắc nào. Thiền do ngài Đạt Ma truyền, chủ trương "giáo ngoại biệt truyền" (truyền riêng ngoài giáo), không theo văn tự kinh điển, dùng phương pháp tọa thiền để mong được khai ngộ. Lục Tổ Huệ Năng không biết chữ, phải nhờ người khác đọc cho nghe bài kệ của ngài Thần Tú, nhờ người khác viết giúp bài kệ của mình lên vách. Nhưng do biết bản tâm mình, thấy được bản tính mình mà Lục Tổ đại ngộ. Căn bản của việc tu hànhdựa vào sức của chính mình, dựa vào minh tâm kiến tính. "Dăng tử thấu song kệ" hàm ý cao sâu mà lời giản dị tự nhiên, là một bài thơ nổi tiếng nói về tìm Đạo và ngộ Đạo.
Thiền sư Thần Tán cũng có một bài thơ nội dung tương tự bài thơ trên:
Phiên âm:
Không môn bất khẳng xuất
Không môn bất khẳng xuất,
Đầu song dã đại si.
Bách niên toàn cố chỉ,
nhật xuất đầu thì?
Thần Tán
Dịch thơ:
Cửa không chẳng chịu ra
Chẳng chịu ra cửa trống,
Chui cửa sổ quá ngu.
Trăm năm dùi giấy cũ,
Ngày nào mới ló đầu?
Nguyễn Khuê dịch
Cũng như con ruồi ở bài "Dăng tử thấu song kệ" trên đây, con ong ở bài này không chịu bay ra ngoài qua cửa trống mà cứ đâm đầu vào giấy dán cửa sổ. Tác giả mượn việc này để chê những kẻ tham thiền học Phật chỉ dùi giấy cũ là "đại si", dù cho mất cả trăm năm, tức một đời người, rốt cuộc cũng không thể ló đầu ra. Con ong không thể xuyên thủng giấy dán cửa sổ để bay ra ngoài, cũng vậy, người tham thiền chấp trước vào giấy cũ thì khó thành tựu Phật đạo.
Tìm ánh sáng tức tìm Đạo. Tác giả cho rằng hành giả không nên dựa vào tha lực, không nên hướng ngoại tìm cầu, mà chủ yếu dựa vào tự mình minh tâm kiến tính. "Không môn" vừa có nghĩa thông thường là cửa trống không, vừa là từ ngữ nhà Phật. Không chịu ra cửa Không tức không chịu theo pháp môn quán các pháp là không, không chịu nương vào Không để xa lìa chấp ngãpháp chấp thì sao có thể hiển bày chân như thực tính.
Người tu hành tìm Đạo không chỉ bị giấy cũ ngăn trở, mà còn có nhiều chướng ngại khác, như nội dung bài thơ sau đây của Thiền sư Thủ Tuân (3):
Phiên âm:
Chung nhật khán thiên
Chung nhật khán thiên bất cử đầu,
Đào hoa lạn mạn thủy đài mâu.
Nhiêu quân tiện hữu già thiên võng,
Thấu đắc lao quan tức tiện hưu.
Thủ Tuân
Dịch thơ:
Suốt ngày nhìn trời
Ngày trọn nhìn trời chẳng ngẩng đầu,
Ngước trông lả tả cánh hoa đào.
Che trời quanh bạn đều giăng lưới,
Chẳng vượt lao quan chẳng chịu nào.
Nguyễn Khuê dịch
Bài thơ này lấy việc nhìn trời để dụ cho việc tìm Đạo và ngộ Đạo. Mở đầu, tác giả nói một việc nghịch lý: suốt ngày nhìn trời mà không ngẩng đầu. Nhưng trời ở đây không phải là bầu trời. Trời tức là Đạo, cũng tức là Phật tính, chân như. Vậy ý câu đầu muốn nói tác giả suốt ngày nhắm mắt tĩnh tọa, tham thiền nhập định, dùng ánh sáng trí tuệ Bát nhã chiếu rọi tự tính. Và đến lúc "đào hoa lạn mạn" mới ngước mắt lên, tức thấy hoa đào mà tỏ ngộ. Phật tính, chân như không chỗ nào không có, không chỗ nào không thể nhìn thấy. Sở dĩ người ta không khai ngộ được là vì "lưới che trời", tức màn vô minh, tức vọng niệm che lấp. Tác giả bày tỏ quyết tâm phải qua được "lao quan" mới thôi. Lao quan là dụng ngữ Thiền tông, có nghĩa là cửa ải kiên cố, khó vượt qua. Qua được lao quan tức dứt bỏ hết vọng niệm, phá trừ vô minh, thấy được bản lai diện mục của thực tính.
Ni Diệu Tổng (4) cũng có bài thơ chuyển tải kinh nghiệm về tìm Đạo và ngộ Đạo:
Phiên âm:
Ngộ Đạo thi
Nhất diệp thiên chu phiếm miễu mang,
Trình nhiêu vũ trạo biệt cung thương.
Vân sơn hải nguyệt đô phao khước,
Doanh đắc Trang Chu điệp mộng trường.
Ni Diệu Tổng
Dịch thơ:
Thơ ngộ Đạo
Bát ngát thuyền con một lá trôi,
Quẫy chèo riêng có khúc ca rồi.
Núi mây trăng biển đều từ bỏ,
Đạt được Trang Chu giấc bướm thôi.
Nguyễn Khuê dịch
Ni cô mượn việc đi thuyền trên biển cả mênh mông để dụ cho việc tìm Đạo. Đạo mênh mông như biển khơi. Đi thuyền tức tham thiền tìm Đạo. Chèo thuyền là chỉ sự gian khổ, nhưng chính trong sự gian khổ ấy có "biệt cung thương", tức là niềm vui riêng, niềm vui của người đi tìm Đạo. Trên đường đi, hành giả gặp nhiều "vân sơn hải nguyệt", nhưng đều từ bỏ, vì mây đầu núi, trăng trên biển chẳng qua chỉ là những sắc tướng hư huyễn, không thực. Cuối cùng, hành giả đạt tới cảnh giới "vật ngã lưỡng vong". Sách Trang Tử (Tề vật luận) kể chuyện Trang Chu nằm mơ thấy mình là bướm, thích chí không còn biết có Chu; đến lúc tỉnh giấc lại thấy mình là Chu, không biết Chu chiêm bao là bướm, hay bướm chiêm bao là Chu. Nhà thơ mượn chuyện này để nói mình không còn chấp trước vật và ngã, tâm thể ngộ Đạo, lâng lâng tự tại.
Muốn ngộ Đạo thì phải thấy rõ tính hư huyễn vô thường của mọi vật. Thiền sư Diệc Vi (5) cũng có nhãn quan như vậy:
Phiên âm:
Thiền định
Song ngoại ba tiêu lục bán am,
Tâm hương nhất chú tĩnh trung tham.
Vân hà huyễn diệt tầm thường sự,
Thiền định chân như thị bát đàm.
Diệc Vi
Dịch thơ:
Thiền định
Ngoài song tàu chuối nửa xanh am,
Một nén hương lòng ngồi tĩnh tâm.
Mây ráng việc thường tuồng huyễn diệt,
Chân như thiền định ấy hoa đàm.
Nguyễn Khuê dịch
Bài thơ lấy thiền định làm đề tài. Thiền là gọi tắt tiếng Phạn thiền na, người Trung Quốc dịch là tĩnh lự, cũng dịch là tư duy tu. Tư duy trong tĩnh lặng, tâm chuyên chú vào một đối tượng nào đó. Có được sự tịch tĩnh của thiền định thì chân trí mới mở ra.
Ngoài cửa sổ những tàu lá chuối xanh um một nửa am. Nhà thơ ngồi tĩnh lặng tham thiền, quán chiếu sắc tướng của muôn vật, cảm ngộ mây và ráng xuất hiện rồi nhanh chóng tan biến là việc tầm thường trong cõi giả tạm. Tất cả mọi vật đều huyễn diệt như mây và ráng. Chỉ thiền định chân như mới là hoa đàm. Hoa đàm ba ngàn năm mới nở một lần, hoa đàm nở là điềm lành báo hiệu Đức Phật ra đời, nên người Trung Quốc dịch là linh thụy hoa. Ở đây mượn hoa đàm dụ cho ngộ Đạo.
Qua những bài thơ Thiền trên đây, chúng ta thấy việc tìm Đạo và ngộ Đạo của các vị thiền sư có khác nhau tùy theo căn cơ của mỗi người, nhưng nói chung là vô cùng khó khăn. Các vị thiền sư đã thể nghiệm và cho biết người tu thiền không nên dựa vào tha lực mà phải tự mình tinh tấn tu tập thiền định để được minh tâm kiến tính; không nên tìm ánh sáng bằng cách xuyên thủng giấy cũ như con ruồi, con ong đâm đầu vào giấy dán cửa sổ, mà phải hướng thẳng đến ánh sáng chân lý, ánh sáng của Đạo; phải có cái tâm kiên cố để phá trừ vô minh, dứt bỏ vọng tưởng, vượt qua "lao quan" mà ngộ Đạo.
Thưởng thức thơ Thiền giúp tâm trí được thư giãn và thanh thoát sau những ngày giờ căng thẳng, tất bật công việc mưu sinh, đồng thời hiểu thêm việc tìm Đạo và ngộ Đạo của các vị thiền sư, qua đó suy ngẫm sự tu học của chính mình. Như vậy những bài thơ thiền trên đây không chỉ đem lại mỹ cảm mà còn hữu ích cho đạo tâm của người đọc.

Sách tham khảo:
(1) Thủ Đoan (1025 - 1072): họ Cát, người huyện Hành Dương, tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc), thiền sư thuộc phái Dương Kỳ, tông Lâm Tế, đời Tống. Tác phẩm: Bạch Vân Thủ Đoan thiền sư ngữ lục, Bạch Vân Đoan Hòa thượng quảng lục.
(2) Thần Tán: thiền sư đời Đường, tu ở chùa Cổ Linh tại Phúc Châu, nên còn gọi là Cổ Linh Thần Tán. Sư đi hành cước khắp nơi, đến khi gặp ngài Bách Trượng Hoài Hải mới được khai ngộ đắc pháp.
(3) Thủ Tuân (1079-1234): họ Thi, người huyện An Cát, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc), thiền sư tông Lâm Tế đời Tống.
(4) Diệu Tổng (? -1163): họ Tô, người Trấn Giang, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc), cháu nội Thừa tướng Tô Tụng đời Tống, Tỳ kheo ni. Một hôm, trong khi tọa thiền, Sư cô đại ngộ, Đại sư Tông Cảo bèn ấn khả. Từ đó danh vang bốn phương.
(5) Diệc Vi: vị Tăng ở Việt Đông (Quảng Đông, Trung Quốc), đời Thanh.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1308)
Bốn pháp giới Sự, Lý, Lý Sự vô ngạiSự Sự vô ngại là những từ ngữ của tông Hoa Nghiêm.
(Xem: 1435)
Sống trên đời, có ai không mang ít nhiều âu lo? Người nghèo thì lo làm thế nào để mọi người trong gia đình mình đủ ăn đủ mặc.
(Xem: 1332)
Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.
(Xem: 1406)
Hạnh phúc chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn.
(Xem: 1386)
Cái vòng tròn vô hình lại quay trọn môt vòng, mùa thu lại về với đất trời Bắc Mỹ.
(Xem: 1284)
Trong Trung luận của Bồ tát Long Thọ luận giảng về tánh Không, phần nhiều là những câu phủ định.
(Xem: 1341)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1352)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phụcvượt qua, đó là gì?
(Xem: 2037)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1385)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(Xem: 1412)
Thực tập nhằm tăng cường khả năng tập trung hoặc chú ý đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các truyền thống tôn giáo lớn.
(Xem: 1280)
Trong phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ nhất của Kinh Hoa Nghiêm, các thiên vương, các thần vương cho đến các Đại Bồ tát nói kệ tán thán Phật
(Xem: 1538)
Về pháp thiền quán vô thường tôi chia sẻ hôm nay, tôi sẽ không bàn đến đại vô thường như là cái chết, sự hủy diệt, sụp đổ hay sự chia ly.
(Xem: 1378)
Sau khi quy y Tam bảo, vì muốn tìm cầu tri thức, tôi đã nỗ lực nghiên cứu kinh điển. Kinh Phật mênh mông như biển cả,
(Xem: 1240)
Sống lâu, khỏe mạnh là một phước báu lớn. Nhưng không phải ai cũng có được phước báo này.
(Xem: 1208)
Ăn chay không thực hành trong tâm lý cứng nhắc, khắc nghiệt mà ăn chay cần duy trì trong một tâm thái an lạc, nhẹ nhàng và hạnh phúc!
(Xem: 1272)
Thiểu dục: là ít muốn. Tri túc: là biết đủ. “Thiểu dục tri túc”, tức là ít ham muốn và biết đủ.
(Xem: 1257)
Biết chế ngự tâm thì sẽ giảm đi hoặc chấm dứt hẳn những tham vọng, cuồng nộ, sân hận, bẳn gắt, ganh tỵ, đố kỵ, si mê...
(Xem: 1396)
Con người khi mất đi, vẫn còn âm hồn như trong đạo Phật vẫn luôn nhắc đến thuyết luân hồi,
(Xem: 1129)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(Xem: 1116)
Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ.
(Xem: 1173)
"Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương-xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ, Tôn giả Tam-di-đề cũng đi du hóa ở thành Vương-xá, tại Ôn tuyền lâm.
(Xem: 1313)
"Chánh niệm" - Đó là một từ được bàn tán nhiều khi một người lần đầu tiên tìm hiểu về thiền địnhPhật giáo. Chánh niệm là gì?
(Xem: 1333)
Trí huệ là cái mỗi chúng sanh đều vốn có, chỉ vì bị khuất lấp do những che chướng tạm thời, phiền não chướngsở tri chướng, mà không thấy không biết
(Xem: 1103)
Kinh Vu lan, một bản kinh ngắn nhưng hàm súc, tràn đầy ý nghĩa nhân văn, chan chứa đạo lý, thấm đẫm tình người và đặc biệtgiá trị giáo dục nhân cách với đặc trưng hiếu đạo.
(Xem: 1220)
Đôi khi chúng ta sống cùng nhau, đi ngang đời nhau, đối diệnvới nhau nhưng lại chẳng thấy nhau.
(Xem: 1157)
Các đặc điểm hợp lý trong giáo lý Phật giáo sơ kỳ đã có sức hấp dẫn lớn đối với các học giả châu Âu khi họ nghiên cứu vềPhật giáo.
(Xem: 1299)
Là người Việt Nam, chúng ta ai lại không biết bài hát “Lòng mẹ” của Y Vân với những câu hát như “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào/ Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào…”.
(Xem: 1286)
Ngày Lễ Vu Lan để mỗi người con nhớ đến sự hy sinh, tình thương bao lacông ơn của Cha Mẹ,
(Xem: 1422)
Ngày lễ Vu Lan, những người con ở xa thương nhớ cha mẹ, lòng vẫn luôn hướng về cha mẹ, hướng về nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
(Xem: 1528)
Bám chấp là nguyên nhân của mọi đau khổ, phiền não. Đó là những gì làm phát sinh trạng thái hữu và sinh.
(Xem: 1270)
Đạo Phậttôn giáo từ bỏ bạo lực một cách mạnh mẽ nhất trong mọi hình thức.
(Xem: 1254)
Trong mọi truyền thống Phật giáo đều có việc tụng kinh, từ Nam tông, Bắc tông cho đến Mật tông.
(Xem: 1391)
“Hãy ví khổ như rác và hạnh phúc như những đoá hoa… Chuyển hóa khổ đau chính là biết cách biến rác trở lại thành hoa” (Thiền sư Nhất Hạnh).
(Xem: 1428)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rùng.
(Xem: 1343)
Bất kỳ ai trên thế gian này đều mong muốn tìm cho mình hạnh phúc, an lạc, mà những niềm vui, lạc thú trên đời này rất nhiều.
(Xem: 1673)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn
(Xem: 1315)
Phật giáo thời Hậu Lê tuy không phát triển mạnh như thời Lý-Trần, nhưng thể hiện nên nét đặc sắc về nhiều mặt của Phật giáo
(Xem: 1318)
Những phương cách để đối phó với bệnh khi nó xảy ra là gì? Bình thường phản ứng của chúng tacảm thấy ...
(Xem: 1351)
Phật pháp quả là biển học vô bờ, muôn ngàn pháp môn phương tiện, tùy theo căn cơ trình độ chúng ta chọn và thích hợp với các pháp môn tu khác nhau.
(Xem: 1199)
Hiện nay, vấn đề Bảo vệ Môi trường đang rất được quan tâm ở khắp các nước trên thế giới.
(Xem: 1222)
Hiện nay, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọngViệt Nam và trên thế giới.
(Xem: 1354)
Để lĩnh hội trọn vẹn “cảm giác an lạc” sinh khởi nhờ thiền định, đòi hỏi các thiền sinh phải có một nền tảng định vững chắc.
(Xem: 1475)
Một hôm Ngài A Nan hỏi Đức Phật ? Bạch Đức Thế Tôn, sau khi một chúng sanh qua đời họ sẽ tái sanh về đâu?
(Xem: 1534)
Ba đứa chơi thân với nhau tự thuở nào, thiên hạ ai cũng bảo ba đứa ấy như hình với bóng
(Xem: 1702)
Năng lễ, sở lễ tánh Không tịch Cảm ứng đạo giao nan tư nghì
(Xem: 1565)
Nắng như thiêu đốt suốt những ngày qua. Luồng gió nóng thốc qua sân nhà tưởng chừng làm héo hắt thêm cho những
(Xem: 1458)
Ngũ là năm. Uẩn có nhiều nghĩa, như: chắc chắn, nhóm, thành phần hay yếu tố
(Xem: 1240)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu biết về hơi thở.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant