Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Câu chuyện ngụ ngôn về những giá trị của cuộc sống

04 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 16703)
Câu chuyện ngụ ngôn về những giá trị của cuộc sống

Một người thanh niên đang ngồi trên một tảng đá gần nhà vào một ngày nọ. Một nhóm những người thông tuệ từ ngôi làng của anh ta đi ngang qua và một người trong họ hỏi anh ta, “cậu đang làm gì, người trai trẻ?”

“Không làm gì cả,” người thanh niên trả lời. “Không có việc gì để làm ở trong ngôi làng giản dị này.” Anh ta lượm một hòn đá và ném lên một con chim đang hót trên cành cây. “Không có chuyện gì đáng để làm nơi này, và cũng không có chuyện gì đáng để suy nghĩ.”

“Và thế là cậu ngồi ở đây và chẳng làm gì cả?” một người đàn bà tóc trắng nói. “Hãy đi và tìm điều gì quan trọng trong đời sống.” Người trai trẻ nhìn vào bà ta, nghĩ xem bà khoảng bao nhiêu tuổi. Bà ta nói tiếp, “Tìm điều gì quan trọng trong đời sống của cậu mà cậu đang sống với nó bây giờ, nó có đáng giá không chứ. Đi đi!”

Người thanh niên ngồi lại một hồi lâu nữa. Những trưởng lão đang bảo cậu điều phải làm một lần nữa. Nhưng rồi thì, bởi vì cậu ta thật sự không có điều gì khác để làm, cậu ta bắt đầu cất bước trên đường. Cậu ta nghĩ rằng mình đang bắt đầu một hành trình không phải để tìm một điều gì; chắc chắn cậu ta sẽ không tìm ra ý nghĩa của cuộc đời. Nhưng anh ta sẽ rời khỏi làng.

Một trong những người thông tuệ trong làng anh ta nói rằng những bí mật của cuộc sống có thể tìm thấy trên đường từ bờ biển đên núi non. “Ô, có thể…”anh ta nghĩ khi đang bước đi. “Mọi thứ có thể tốt hơn là ở mãi tại một nơi.” Anh ta sẽ đi từ bờ biển đến đỉnh núi.

Chẳng bao lâu anh ta đến bờ biển. Bước đi dọc theo bãi biển hàng dặm. Ngắm nhìn những làn sóng vổ vào bãi bát. Lắng nghe khi nhìn những đàn chim bay trên bầu trời. Tất cả là im lặng, và rồi thì anh ta nghe tiếng thì thầm của làn gió. Anh ta dừng lại và cố gắng lắm để hiểu những ngôn từ.

Làn gió nói, “tôi là thế giới, và tôi mở rộng ra cho cậu. Tôi mở rộng ra đến những đàn chim trên bầu trời và con sao biển trong làn sóng. Tôi ở đây vì cậu và cho tất cả những động vật. Có những cơ hội cho tất cả, và không có ai là đặc biệt trong tâm tôi. Tất cả những đối tượng đều cùng dưới một quy luật. Tất cả mọi thứ phải theo quy luật của trái đất. Quyền lợi được mang đến từ sự làm việc khó nhọc, bằng sự nhận lãnh trách nhiệm mà mỗi thứ làm nên.”

Người thanh niên nghỉ rằng làn gió ngu ngơ thế nào ấy. Con người chắc chắn quan trọng hơn những tạo vật khác một cách rõ ràng. Con người đầy năng lực hơn những con chim hay những con cá hay những động vật trên cánh đồng và rừng rậm. Khi người thanh niên lắng nghe, anh ta chú ý đến làn sóng vừa đẩy một con sao biển nằm chờ chểt trên bãi biển. Anh ta khom người và nâng con sao biển từ bãi bát và ném nó trở lại làn nước của đời sống sao biển; anh ta gật đầutiếp tục bước đi. “Chỉ có những quyền lợi cho những ai nhận lấy trách nhiệm,” làn gió thì thầm bên tai anh ta. Người thanh niên tự gật đầu; anh ta cảm thấy sảng khoái tốt lành vì đã cứu con sao biển. Anh ta đã giành được cái quyền cảm thấy tử tế đạo đức về hành động của mình.

Người thanh niên bước vào một thung lũng dài và hẹp. Anh ta thấy một con gấu và một con nai tại một dòng suối. Chúng đang uống nước và người trai trẻ cảm thấy khát nước. Anh ta cầm lấy một nhánh cây nặng và dài rồi hướng đến dòng nước. Anh ta vừa định la hét đến gấu và nai và vung cành cây lên khi điều gì đấy làm anh ta dừng lại. Thật là lạ lùng – gấu và nai đang uống nước bên nhau. Anh ta buông cành cây xuống và nói.

“Tôi có thể uống một ngụm chứ?” anh ta hỏi. Gầu và nai nhìn anh ta và nói, “Hàng khối nước đấy. Không ít ỏi thiếu thốn gì đâu. Nước là của tất cả chúng ta.” Thế là người thanh niên khom người xuống và uống nước cho đã đời. Và anh ta nghe thông điệp, lập lại trong làn gió nhẹ, “Không khan hiếm; có hàng khối cho tất cả chúng ta chia sẻ.”

Người thanh niên mệt mỏi ngồi xuống để nghĩ ngơi, gấu và nai cũng đến ngơi nghĩa cùng anh ta. Anh hỏi có phải gấu và nai là bạn với nhau. Gấu nói, “Không, chúng tôi không phải là bạn, nhưng chúng tôi đã học với nhau.” Nai tiếp, “một ngày nọ gấu và tôi đến dòng suối cùng lúc. Gấu muốn nước, tôi cũng thế. Tôi đã đá gấu với những cái móng chân cứng của tôi.”

Gấu tiếp, “và tôi đã cào nai với móng vuốt của tôi. Chúng tôi đã chiến đấu cho đến khi cả hai đểu tổn thương và đổ máu.”

Nai tiếp, “Chẳng có ai trong chúng tôi vui sướngđánh nhau; cả hai chúng tôi vẫn khát nước, và cả hai đều thương tổn. Dường như tốt hơnđồng ý không đấu đá nhau nữa, và để sẻ chia nước của dòng suối.” Và làn gió thì thầm bên tai người thanh niên lần nữa, “Thật là sai lầm để chiến đấu khi cả hai cùng muốn những thứ giống nhau và khi nó cùng đủ cho tất cả.” Người thanh niên nghĩ một lúc nữa và rồi thì chia tay với gấu và nai đang ngũ dưới làn nắng ấm.

Người trai trẻ cất bước cho đến khi anh ta lại cảm thấy mệt nhọc. Anh ta tìm thấy một nơi gần bụi rậm dày đặc những bông hoa để nghĩ ngơi. Trên bụi rậm, một con bướm đang cố nhoài mình thoát khỏi chiếc kén chật chội bó chặc nó. Bị quyến rũ, người thanh niên ngồi xuống tảng đá gần bên và nhìn bướm vươn mình một cách chậm chạp. Thế rồi bướm bay ra khỏi kén. Người thanh niên nghe tiếng kêu tanh tách trong những đóa hoa trên một cành cây khác và quay đầu anh ta lại. một con bướm khác đang chiến đấu để xuất hiện. Với sự khao khát giúp đở, anh ta xé toạt chiếc kén. Con bướm bên trong chiếc kén thoát ra ngoài tự do, nhưng khó khăn mở đôi cánh của nó rồi nín bặt, và lặng im trong sự chết. Người thanh niên bất động nhìn con bướm không thể cử động. Con bướm này đáng ra phải vươn mình ra khỏi chiếc kén một cách chậm chạp, mở đôi cánh nó, phơi mình trong ánh nắng, và rồi bay đi - anh ta không cố gắng giúp đở nó. Người trai trẻ cảm thấy buồn bả. Một lần nữa anh ta nghe làn gió thì thầm trong tai: "Hãy để những kẻ khác tự làm việc của chính họ. Đừng cố gắng để làm thế họ. Đây là Quy Tắc Thép."
Thế rồi anh ta chú ý đám mây mưa trên đỉnh núi. Làn gió lạnh, gay gắt bắt đầu thổi lên. Rồi sấm chớp chói lòa trên sườn đồi, và tiếng sấm gầm thét. Khi mưa đổ xuống từ bầu trời, người thanh niên tìm nơi ẩn trú trong một chiếc hang nhỏ. Anh ta nhìn gió bảo quét ngang những chiếc lá của một cây sồi to lớn vững chắc và thấy cả cây đồ sộ ấy gãy ngang. Anh ta nhìn một cây liễu cong mình và đu đưa, và cúi sát xuống mặt đất. Anh ta nghe cây sồi gãy đổ nói, "tôi mạnh, cứng, chắc, và bây giờ đổ gãy." Cây liễu nói, "tôi mềm mại, uyển chuyển, tôi là món trò chơi của làn gió. Tôi uốn mình." Khi cơn bảo im dịu xuống, người thanh niên nghe một giọng thì thầm, "uốn mình xuống như cây liễu hiện tại; rồi vì thế cậu có thể ngắm những thứ to lớn và học từ chúng mà không gãy đổ."
Chẳng bao lâu cơn mưa chấm dứt, ,mặt trời ló dạng, và người thanh niên đứng lên và bước đi. Anh ta mệt mõi. Anh ta bắt đầu tự nhủ với chính mình, nói rằng chẳng hề gì cho dù anh ta đi lên đỉnh núi hay không. Anh ta ngồi xuống trong bóng mát của một mõm đá, và mặt đất lay chuyển bên dưới anh ta. Làn gió quất chung quanh những tảng đá và cảnh báo, "Đừng bỏ cuộc!" nó kêu gào với anh. "Đứng lên, và hoàn thành sự mong ước của cậu. Đứng lên!"
Tấn thối lưỡng nan, anh ta do dự. Đột nhiên người trai trẻ nhìn vào cánh đồng đáng yêu kia. Hương thơm của bông hoa và âm nhạc dịu dàng dường như bao trùm khắp không gian, và người thanh niên bị lôi cuốn vào trong ấy. Những người đang cười nói ca múa, và ăn uống thức ăn ngon lành. Và người trai trẻ muốn tham dự vào cuộc vui của họ. Anh ta cúi mình hái một vài bông hoa để làm một tràng hoa rộ nở, và một đóa hoa hướng dương to lớn nói dịu dàng với anh ta. ''Đừng để đầu óc cậu bị lay chuyển bởi những thứ ngọt ngào đẹp để của thời khắc này. Đừng để những tiếng cười của tiệc tùng làm thay đổi tầm nhìn của cậu. Đừng cho phép sự quyến rũ này làm đổi hướng con đường của cậu." Người thanh niên lắng nghe đóa hoa. Anh ta nhìn những người đang nô đùa một hồi lâu, và anh ta hướng theo lối mòn đến đỉnh núi.
Anh ta đã ướt đẫm mồ hôi và mệt nhoài khi thấy đỉnh núi. Một con ngựa đi ngang, tươi mát và khí thế. Người trai trẻ tiến đến bắt lấy ngựa để cưỡi lên đỉnh núi. Nhưng làn gió thổi qua người kỵ mã nói với anh ta rằng, "Hãy mạnh mẽ lên; cậu có thể làm việc ấy bằng sức của chính mình. Cậu không cần sự cứu giúp."
Trên đỉnh núi, người thanh niên thấy một con chim ưng với một cuộn giấy trong mõ của nó. Người thanh niên nghĩ, "Cuối cùng, đây là những ngôn từ của tuệ trí!" Anh ta tiến đến và lấy cuộn giấy trong mõm chim ưng. Nhưng chim vươn đôi cánh to lớn của nó và bay lên không trung. Trong tiếng kêu rít của con chim to lớn ấy, người thanh niên nghe những lời này, "Đừng cố gắng để lấy cuộn giấy ấy của tôi. Đừng giữ bí mật! Hãy tự hỏi những gì cậu muốn."
Người trai trẻ rơi xuống đất và khóc trong thất vọng. "Mình đã đến từ nơi xa xôi, đi bộ bao nhiêu dặm đường, và bây giờ mình cần tuệ trí của núi non." Anh ta khóc. Van xin hết lần này đến lần khác đến chim ưng hãy cho anh ta tuệ trí mà anh ta đã đi tìm kiếm. Mệt mõi, người thanh niên rơi vào giấc ngũ chẳng bao lâu sau đó.
Anh tỉnh giấc và thấy mặt trời đã ló dạng, những con chim đang hót líu lo, những bông hoa và cây cối đang uốn mình trong làn gió nhẹ. Cuộn giấy của chim ưng đã nằm dưới chân anh ta tự bao giờ. Anh ta cầm lên để đọc nó. Với sự ngạc nhiên của anh, chẳng có gì trong ấy. Anh ta cuộn tờ giấy lại và để trong túi của mình. Một cách chậm rãi, chán nãn người thanh niên bắt đầu bước theo lối mòn trở về làng của minh. Anh ta nói với chính mình, anh ta đã leo núi, và chẳng học được gì. Nó giống như anh đã nghĩ. Chẳng có gì để học trong một hành trình như thế.
Tuy nhiên, khi bước đi, người trai trẻ nghĩ về những gì anh đã thấy và nghe. Anh đã học được những gì đấy. Bất cứ khi nào nghĩ ngơi. anh ta ghi lại những gì đã học trên cuộn giấy.
Lối mòn xuống từ đỉnh núi dễ dàng hơn con đường đi lên núi, nhưng khi người thanh niên bước đi, lần đầu tiên anh ta chú ý nhiều thứ. Hành trình đến bãi biển và nhà dường như dài hơn nhiều.
Vài tuần sau, người thanh niên đã về đến nhà. Ngôi làng dường như sáng sủa hơn, sạch sẽ hơn, đẹp để hơn, dễ thương hơn trước đây. Anh ta ngồi trên tảng đá để nhìn chung quanh. Một nhóm những người thông tuệ dừng lại và hỏi anh ta đã học được gì. Người thanh niên rút cuộn giấy ra và đọc:
-Từ làn gió bên bãi biển tôi học được rằng con người có những quyền lợi nếu chúng ta giành lấy chúng bằng sự nhận lãnh trách nhiệm vì chính mình và vì những người khác. Tôi đã thấy một con sao biển bị sóng đẩy vào bờ chờ chết trên bãi cát. Tôi có thể cứu nó. Tôi đã nhặt nó lên và ném nó trở lại làn nước. Tôi giành được quyền cảm thấy tốt đẹp về điều ấy. Tôi đã học để xử dụng khả năng của chính mình, sức lực của mình cho những điều tốt lành.
- Từ nai và gấu bên cạnh hồ nước, tôi học rằng tranh đấu làm thiếu thốn, nhưng nguồn tài nguyên có đủ cho tất cả - nếu chúng ta tìm cách xử dụng chúng một cách thông minh. Thực tế, nai và gấu không phải là bạn, chúng rất khác nhau. Nhưng chúng hiểu rằng, tất cả mọi tạo vật cần những thứ gì đấy, và nếu chúng chiến đấu vì những thứ ấy, cả hai phía đều mất mát.
- Nai và gấu cũng dạy tôi rằng thật sai lầm nếu chúng ta đấu tranh nếu cả hai đều cùng muốn một thứ như nhau; bằng đối thoại về vấn đề, chúng ta có thể giải quyết chúng. Chiến tranh sẽ lãng phí tài nguyên và năng lượng.
- Từ cây sồi và cây liễu, tôi học được sự nguy hiểm của cứng nhắc và tuệ trí của sự mềm dẽo. Cây sồi có thể là mạnh mẽ nhất trong những cây cối. Nó có thể đứng vững chống lại nhiều cơn bảo. Tuy thế, nếu có một cơn bảo mạnh hơn sức chịu đựng của nó, cơn bảo sẽ phá hũy toàn bộ cây sồi. Cây liễu thì mong manh và những cành của nó như những sợi dây mãnh khãnh. Cơn bảo thổi qua nhánh lá của nó, nhưng những cành lá nó không bị gãy vở. Cả cây uốn mình và đu đưa trong gió. Cây liễu, vì thế, thật sự mạnh hơn cây sồi.
- Từ những con bướm tôi học được rằng hãy để những kẻ khác tự làm những việc của chính họ, rằng tôi không thể cứu giúp chúng. Làn gió gọi nó là "Quy luật thép": Không nên làm điều gì cho người khác khi mà chính họ có thể tự làm một mình. Tôi đã cố gắng để giúp con bướm cần sự giúp đở, và sự cố gắng của tôi đã giết hại con bướm.
- Từ cơn động đất tôi học rằng thật sai lầm để bỏ dở khi tôi vẫn còn khả năng để tiếp tục. Tôi muốn dừng lại, để nghĩ ngơi, để bỏ cuộc, nhưng trái đất rung chuyển bên dưới tôi. Những giá trị và những niềm tin của tôi rõ ràng rằng tôi đang trong sự nguy hiểm. Sự nguy hiểm giúp cho tôi nhận thức rằng hành động nào tôi phải làm. Để làm cho đời sống của tôi thật sự đáng giá, tôi phải mạnh mẽ. Tôi phải tránh bỏ cuộc.
- Từ hoa hướng dương tôi học rằng không nên đắm mình trong đam mê quyến rũ của dục vọng, vì có những thứ nào đó có thể phá ngầm những nổ lực cao quý. Tôi đã học để nhận ra rằng những thứ có thể cám dỗ tôi khỏi những mục tiêu của những hành động của tôi. Có nhiều sự làm xao lãng, và mặc dù có những thời gian để giải trí, chúng ta phải hoàn thành những việc làm của mình trước nhất.
- Từ con ngựa tôi học xử dụng năng lượng của chính mình trước và không tìm sự cứu giúp. Tôi học tin tưởng ở chính mình, dựa vào năng lực của chính mình, và để thấy rằng việc làm của tôi đã được hoàn thành bởi chính tôi.
- Từ con chim ưng tôi học để hỏi những gì mình muốn, không giữ nó bí mật trong chính mình bời vì người khác không thể đọc được những gì thầm kín trong tôi. Họ không thể biết ngoại trừ tôi nói ra. Và tôi học rằng thật sai lầm khi xử dụng sức mạnh để đạt được mục tiêu của mình.
Một người thông tuệ trong làng nói, "Vâng cậu đã học phương thức hòa bình và tuệ trí của một đời sống tốt đẹp để sống. Một người trai trẻ hiểu những quy luật này để sống an bình trong chính anh ta, và anh ta đã học để sống hòa bình với những người khác. Bây giờ hãy đến và sống trong làng của chúng tôi."
Người thanh niên nhìn vào những người thông tuệ, những người không trông già nua đối với anh ta nữa. Anh ta bước xuống tảng đá và bước đi cùng bước đi qua làng.

AN ALLEGORY OF VALUES
Understanding Cultures
Susan Faust/Jean Zukowski


Tuệ Uyển chuyển ngữ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2760)
Một người đàn ông ngã bệnh và tìm đến bác sĩ. Vị bác sĩ khám cho bệnh nhân này và sau đó viết cho anh ta một toa thuốc trên một mảnh giấy.
(Xem: 2539)
Vô ưu, Phạn ngữ Asoka, Hán ngữ phiên âm A du ca, A thúc ca, A thuật ca… dịch nghĩa là Vô ưu hoa, hoa không ưu tư phiền muộn.
(Xem: 2235)
Tu tâmtìm thấy bản tánh của tâm và sống thuần thục trong bản tánh của tâm.
(Xem: 2664)
Ajahn Lee Dhammadharo (1907–1961), là thiền sư theo truyền thống tu trong rừng của Phật giáo Thái Lan Nguyên thủy (Thai Forest Tradition).
(Xem: 2536)
“Xưa kia, ông Bạch Cư Dị hỏi Ô Sào thiền sư: ‘Thế nào là đại ý Phật Pháp?’ Ngài Ô Sào đáp: ‘Đừng làm các điều ác, vâng giữ các hạnh lành.’
(Xem: 2367)
Tu tập tâm linhhộ trì Chánh pháp là sự hướng nguyện của người học Phật và hành theo Phật và mục đích cuối cùngthành Phật.
(Xem: 2678)
Chúng ta nhiều khi đứng ở vào một tình thế khó xử, trước hai thái độ chủ trương bởi đạo Phật
(Xem: 2447)
Khi tôi viết về đề tài sống với cái đau, tôi không cần phải dùng đến trí tưởng tượng của mình.
(Xem: 3260)
Dưới hiên mưa vắng hồn khua nước Thả chiếc thuyền con ngược bến không
(Xem: 2331)
Trong kinh Tăng chi bộ (6.19, kinh Maraṇasati, HT.Thích Minh Châu dịch), Đức Phật gọi các đệ tử của mình lại và nói với họ:
(Xem: 2420)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với khái niệm vô thường, nhưng giải thoát vô tướng là gì?
(Xem: 2553)
Tánh nghe được giảng nhiều trong Kinh Lăng Nghiêm. Sau đây, chúng ta sẽ dùng vài đoạn Kinh Lăng Nghiêm để tìm hiểunhận biết tánh nghe.
(Xem: 2472)
Ngài trụ trì thiền viện Baan Taad nằm tại vùng nông thôn gần ngôi làng nơi ngài đã sinh ra và lớn lên.
(Xem: 2554)
Tội lỗi, ác nghiệp tồn tại ở trong tâm, không nằm ở ngoài thân nên tắm rửa chỉ trừ được bụi bẩn trên người mà thôi, không chuyển hóa được tâm ô uế.
(Xem: 2221)
"Một thời Đức Phật đến Uất-bệ-la, bên bờ sông Ni-liên-nhiên, ngồi dưới gốc cây A-đa-hòa-la Ni-câu-loại vào lúc mới thành đạo.
(Xem: 2586)
Trong Tăng Chi Bộ 6.19, Kinh Maraṇasati, Đức Phật gọi các đệ tử của mình lại và nói với họ:
(Xem: 3056)
Sau khi Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, bài kinh Ngài dạy đầu tiên đó là bài kinh Vô Ngôn. Cốt lõi của bài kinhlòng biết ơn.
(Xem: 2653)
Dẫu có bao công đức, Như tôn kính chư Phật và thực hành bố thí, Tích lũy qua hàng ngàn kiếp sống, Một phút sân hận sẽ thiêu hủy tất cả.
(Xem: 2722)
Bất cứ thứ gì có hình sắc đều đem đến phiền não.
(Xem: 3011)
Trong kinh Trung A-hàm, kinh Trưởng lão thượng tôn buồn ngủ[1] đề cập đến một loại phiền não thường xuất hiện trong quá trình tu tập của bất kỳ ai, đó là phiền não buồn ngủ
(Xem: 2573)
Du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, từ những năm đầu công nguyên, Phật giáo đã được tín ngưỡng truyền thống của người Việt tiếp nhận,
(Xem: 2614)
Giới, Định, Tuệ (Pāli: Tisso Sikkhā) là Tam học, cũng gọi là Tam vô lậu học – một thuật ngữ vô cùng quan trọng
(Xem: 4117)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(Xem: 2782)
Cầu Pháp có nghĩa là tìm hiểuthực hành Chánh pháp. Hiểu đúng về lời Thế Tôn dạy, thấy rõ con đường tu từ phàm lên Thánh,
(Xem: 3074)
Trên thế gian này, không có bất kỳ sự tồn tại nào mang ý nghĩa độc lập mà có thể xuất hiện, muốn tồn tại được chính là nhờ vào các mối quan hệ hỗ tương tạo nên
(Xem: 3322)
Pháp Thủ Nhãn lấy Kinh Hoa Nghiêm làm bộ sườn của sự học hỏi gọi là Lý. Thực hành theo pháp 42 Thủ Nhãn của chú Đại Bi là Sự, là nền tảng của Thủ Nhãn.
(Xem: 2294)
Trong cuộc sống, khổ đau là điều mà con người không thể tránh được: khổ do tâm, khổ do thân và khổ do hoàn cảnh.
(Xem: 2523)
“Phật chủng tùng duyên khởi” – giống Phật do duyên sanh. Không phải chỉ có tạo “duyên” là được mà phải có chủng tử (hạt giống) đã gieo trong nhiều đời nhiều kiếp.
(Xem: 2808)
Trong gần 60 năm qua, tôi đã làm việc với rất nhiều nhà lãnh đạo của các chính phủ, công ty và các tổ chức khác nhau. Qua đó, tôi thấy xã hội của chúng ta đã phát triển và thay đổi như thế nào.
(Xem: 3014)
Mới vào đề chắc có người sẽ thắc mắc tại sao một người tu sao lại nói đến chữ Tình để làm gì? Xin quý vị hãy từ từ đọc vào nội dung sẽ hiểu.
(Xem: 2877)
Viên ngọc và hoa sen Phật tánh là cái không thể hư hoại, dầu trong lửa phiền não cháy mãi của thế gian sanh tử này.
(Xem: 2623)
Khi vào nhà đạo, làm con của Đức Phật thì như trăm sông hòa vào biển cả.
(Xem: 2638)
Trong kinh Tăng Chi Bộ[1] có chép: “Một hôm, có người Bà la môn đến gặp đức Phật, ông ta bạch rằng
(Xem: 3194)
Căn cứ vào lời Phật dạy căn bản trong Kinh Nam Truyền là vào các ngày mồng 1, 8, 14, 15, 23 và 30 là những ngày trai mà người Phật tử
(Xem: 2598)
Lòng Từ không chỉ là chất liệu cho sự hạnh phúc của bản thân mà nó còn là hạt giống cho sự hạnh phúc của toàn nhân loại.
(Xem: 2279)
Này thiện nam tử, ngươi trụ trong giải thoát tự tại chẳng thể nghĩ bàn của Bồ tát, thọ những hỷ lạc của tam muội Bồ tát,
(Xem: 2394)
Để bắt đầu, trước tiên, hãy điều chỉnh động lực của mình, bằng cách nghĩ rằng hôm nay, mình có mặt ở đây để lắng nghe giáo pháp cao cả,
(Xem: 2490)
Trong sự tu hành, danh lợi là những thứ chướng ngại không dễ vượt qua. Lợi thì thô, dễ thấy và còn có điểm dừng nhưng danh thì vi tế và vô hạn.
(Xem: 2605)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2695)
Theo Phật giáo, mặc dầu có nhiều quan điểm hạnh phúc khác nhau, nhưng tất cả không ngoài hai phạm trù: hạnh phúc từ kinh nghiệmcảm thọ giác quan trong cuộc sống
(Xem: 2757)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương II, phẩm Các Hi Vọng, đức Phật dạy: “Có hai hạng người này, này các tỳ kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là hai?
(Xem: 3277)
Tiếng chuông điểm dứt Bát Nhã Tâm Kinh như hoà vào không gian tĩnh lặng khiến làn gió thoảng qua cũng dịu dàng ngân theo lời kinh vi diệu “ … Sắc tức thị không. Không tức thị sắc …”
(Xem: 2565)
Khi nhìn thấy chư Tăng – Ni xếp chân ngồi thiền định, tôi (T.Sư Goenka) nhớ lại lời dạy của đức Phật.
(Xem: 2134)
“Bấy giờ đồng tử Thiện Tài cung kính đi nhiễu bên phải đại Bồ tát Di Lặc xong bèn thưa rằng: Cầu xin đại thánh mở cửa lầu gác cho con được vào.
(Xem: 2604)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương III, phẩm Lớn, bài kinh Sở Y Xứ, đức Phật có nói về quan điểm của ngoại đạo.
(Xem: 2058)
Trước đây không lâu tôi có đọc một quyển sách của một học giả Phật giáo lỗi lạc và tôi chú ý đến nhận định sau đây:
(Xem: 2832)
Đức Phật luôn luôn nhấn mạnh vào tầm quan trọng của cuộc sống bình ổn. Ngài luôn luôn hướng dẫn nhân loại, chúng sinh hướng đến sự hòa bình
(Xem: 2923)
Một câu hỏi có thể nêu lên: Đức Phật sau khi thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, Ngài dạy bài Kinh nào đầu tiên?
(Xem: 2956)
Trong thế gian này hận thù không bao giờ làm chấm dứt hận thù, chỉ có không hận thù mới xoá tan hận thù. Đó là quy luật tự ngàn xưa. Kinh Pháp Cú 5
(Xem: 2727)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant