Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ngày Về Nguồn - Tưởng Niệm Hành Trạng Của Chư Vị Thiền Sư, Tổ Đức - Bài Đọc Hai

19 Tháng Bảy 201200:00(Xem: 19969)
Ngày Về Nguồn - Tưởng Niệm Hành Trạng Của Chư Vị Thiền Sư, Tổ Đức - Bài Đọc Hai

NGÀY VỀ NGUỒN - TƯỞNG NIỆM HÀNH TRẠNG CỦA CHƯ VỊ THIỀN SƯ, TỔ ĐỨC

(Bài đọc hai)

{Xem bản PDF}

Nền văn học dân gian Việt Nam luôn ca tụng và nhắc nhở đàn con, cháu luôn tưởng nhớ và giữ gìn tinh thần Cội Nguồn Tổ Tiên Làng Nước. Dù sống dưới bất cứ hoàn cảnh nào, trong tình huống nào, giá trị đích thực của đạo đức lễ nghi, nhân nghĩa vẫn là cái tình Nhớ Nước, Thương Nòi, để phát huy và bảo tồn một nền văn hóa đặc thù, cao đẹp của dân tộc Việt nam. Nền văn hóa cao đẹp ấy, nhân bản ấy, chính là: “Uống nước nhớ nguồn. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây. Chim có Tổ người có Tông.”

Nền văn học của Phật Giáo Việt Nam luôn dạy đến hàng hậu học, tử tôn phải biết nhớ ơn và đền ơn đến chư bậc Lịch Đại Tổ Sư, Ân Sư, Tôn Sư… một thời đã khai sinh Giới Thân Huệ Mạng, đã nuôi lớn chúng ta trên con đường sơ phát tâm xuất gia để hoàn thành chí nguyện thượng cầu hạ hóa. Chí nguyện ấy, hình ảnh ấy, chư bậc Tổ đức đã dựng thành: “Phù xuất gia dã, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục. Thiệu long Thánh Chủng chấn nhiếp ma quân, dụng báo Tứ ân, bạt tế tam hữu.” Luận về người xuất gia, mỗi bước chân đi là mở ra một phương trời cao rộng, thoáng đạt, thân tâm không giống người thế tục , phàm tình, để nối nghiệp chư vị Long tượng Thạc đức nơi chốn thiền gia mà gieo trồng hạt giống Thánh quả. Từ giá trị cao quý của sự tu tậpchứng đắc Thánh quả ấy mà hàng phục được quân ma, để trên đền đáp bốn ơn, dưới cứu khổ ba đường. Trên là lời huấn thị, sách tấn của chư vị Tổ Đức vì lý tưởng tu họcphụng sự của chúng ta, hàng hậu học hôm nay, có lẽ nào chúng ta lại không nhớ và nghĩ. Nhớ là để không quên mình, và nghĩ để biết mình đang ở đâu, mà đền ơn đáp nghĩa như lời Tổ Đức đã dạy.

Từ tâm thức của hàng hậu duệ, của người, của hàng thế hệ lâu sau, tưởng niệm về những hành trạng, những công hạnh của chư vị Thiền Sư Tổ Đức là những tấm gương sáng chói được treo cao mà một thời chư Tổ đã dày công tu tập, để góp phần vào công việc hộ quốc an dân, xây dựng một đời sống thái hòa, an cư, lạc nghiệp.

ý nghĩa cao cả, kính quý của sự nhớ ơn và đền ơn ấy, trong chốn nhà Thiền, trong các Tòng Lâm, Tự Viện, cứ mỗi nửa tháng có lễ Thù Ân Chúc tán, tất cả Tăng chúng thảy đều lễ lạy, mong đền đáp ơn sâu trong muôn một. Chúng ta lắng lòng trầm tĩnh ý vị thuần hòa, yếu chỉ thiết tha của lời kệ thán:

“Đại viên mãn giác, ứng tích tây càn. Tâm bao thái hư, lượng châu sa giới. Ngưỡng khấu hồng từ, phủ từ minh chứng…Lương thần, vân tập Tăng chúng, đăng lâm bảo điện, phúng diễn bí chương, xưng dương gia hiệu, sở tập hồng nhân, đoan vị chúc diên…

Phục nguyện: Kim luân vĩnh trấn, ngọc chúc thường điều. Bát huyền an hữu đạo chi trường. Tứ hải lạc vô vi chi hóa, ngưỡng lao đại chúng đồng niệm Kim Cang Vô Lượng Thọ, hộ quốc nhơn vương Bồ Tát Ma Ha Tát. Tuệ giác viên mãn, lưu dấu phương Tây. Tâm trùm thái hư, lượng khắp pháp giới. Ngưỡng mong hồng ân từ bi chứng giám…”

Tăng chúng vân tập lên bửu điện, phúng tụng pháp vi diệu, xưng tán tôn danh, góp công đức lành, xin cùng dâng lên…Phật Pháp trường tồn, trí tuệ rạng soi, bốn biển vui niềm pháp vị. Ngưỡng mong đại chúng nhất tâm niệm Phật.

Đây là một tấm lòng, là tâm thành cầu nguyện cho hết thảy mỗi loài, được no đủ bình an, cho quê hương dân tộc, nhà nhà được hưởng thái bình, nơi nơi âu ca lạc nghiệp. Là cái chân thật, tánh đức vị tha. Là cái ân cái nghĩa, đâu chúng ta không nhớ, không đền? Ấy là chất liệu sống, là giá trị hiến dâng mà mỗi bước chân đi trên con đường hoằng hóa của chư Tổ đã in sâu trên dòng lịch sử. Dấu ấn ấy, hành trạng ấy được lưu lại muôn đời cho chúng ta phụng hành.

Từng chặng đường lịch sử hoằng hóa, từng công hạnh vị tha hiển lộ của chư vị Thiền Sư Tổ Đức chúng ta thấy Tổ Tì Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci) mang hành trạng tạo thành một trong những dòng Thiền của Phật Giáo Việt Nam. Và để từ đó được tiếp tục truyền thừa tâm ấn cho ngài Pháp Hiển…Một khi công viên quả mãn, hạnh nguyện lợi đạo ích đời đã hoàn tất thì Chư Tổ thâu thần thị tịch, chích lý Tây qui, nhưng đâu, những người còn lại mà không nhớ ơn và đền ơn. Vua Thái Tôn (1028-1054) đã làm bài kệ truy niệm tán dương công đức của Tổ:

“Sáng tự Nam lai quốc,

Văn quân cửu tập Thiền.

Ứng khai Chư Phật tín,

Viễn hợp nhất tâm nguyên.

Hạo hạo lăng già nguyệt,

Phân phân Bát Nhã liên,

Hà thời hạnh tương kiến

Tương dự thoại trùng huyền.”

Dịch:

“Mở lối qua Nam Việt,

Nghe ông chỉn học Thiền.

Nguồn tâm thông một mạch,

Cõi Phật rộng quanh miền

Lăng già ngời bóng nguyệt

Bát Nhã nức mùi sen,

Biết được bao giờ gặp

Cùng nhau kể đạo huyền.”

(Việt Nam Phật Giáo sử lược trg 77. T-T Mật Thể)

Hành trạng của Tổ đã cảm hóa được nhà vua, triều đình để rồi tự tay nhà vua làm kệ tán thán lưu lại hậu thế muôn đời. Đó chính là cái ân, cái đức đối với người sau.

Chúng ta thường nghe: “Nhứt tự vi sư, bán tự diệc vi sư.” Một chữ là thầy, mà nửa chữ cũng là thầy. Đó là cái ơn dạy bảo của thầy mà người học trò phải nhớ ghi, trân trọng.

Để thấy được hạnh nguyện của người xưa mà mình vuông tròn đạo lý. Pháp Sư Phụng Đình du hóa bên Trung Quốc, giảng kinh nơi cung nội của vua Đường, khi trở về lại An Nam – Việt Nam, thi hào Dương Cự Nguyên còn làm thơ tiễn biệt để nhớ ơn:

“Cố hương Nam Việt ngoại

Vạn lý bạch vân phong

Kinh luận từ thiên khứ

Hương hoa nhập hải phùng

Lộ đào thanh phạm triệt

Thần cát hóa thành trùng

Tâm đáo trường an mạch

Giao Châu hậu dạ chung.”

Dịch:

“Quê nhà trông cõi Việt

Mây bạc tít mù xa

Cửa trời vắng kinh kệ

Mặt bể nổi hương hoa

Sóng gợn cò in bóng

Thành xây hến mấy tòa

Trường an lòng quất quít

Giao Châu chuông đêm tà…”

(Sđd Tr. 89-90)

Con người có tình, có nghĩa, có thủy, có chung thì sự nhớ ơn và đền ơn là đức tính tự nhiên như hương hoa của mặt đất; như trái ngọt, lá xanh của núi rừng, như nắng ấm ban mai, gió lùa buổi tối. Không ai mời, cũng chẳng kẻ gọi mà phải cưu mang; cưu mang như một tấm lòng thành thiết, ân sủng.

Để thấy thêm ý vị đậm đà của lòng tưởng nhớ, của sự kính trọng tôn vinh chư vị Thiền Sư Tổ Đức mà chính bản thân mình một thời đã thọ ơn dù trực tiếp hay gián tiếp, nhiều hay ít, thân hay sơ, vẫn luôn là niềm quý kính, hình ảnh, ngôn từ mãi tồn đọng rạt rào nơi tâm thức.

Ngài Ngô Chân Lưu sống dưới triều của Đinh Tiên Hoàng, thật đức hiển lộ, giáo pháp tinh nghiêm đã làm cho nhà vua kính phục, và sắc phong ngôi vị Tăng Thống, rồi sau đó lại tôn phong là Khuôn Việt Thái Sư, làm thầy của vua, giúp đỡ sửa sang nước Việt. Về sau đến triều đại vua Lê Đại Hành càng được kính trọng hơn. Bao nhiêu việc trọng đại của triều đình, của nước của dân đều được thỉnh ý Ngài. Vào năm 986 Thiên Phúc thứ bảy, Tiền Lê, nhà Tống sai sứ giả là Lý Giác sang nước Nam, nhà vua thỉnh ý và cầu Ngài tiếp sứ Tầu Lý Giác. Trong cuộc tiếp xúc này, Khuôn Việt Thái Sư đã để lại trong lòng Lý Giác một sự kính phục sâu xa, một cảm tình nồng ấm qua bài thơ:

“Hạnh ngộ minh thời tán thạnh du

Nhất thân lưỡng độ sứ Giao Châu

Đông đô tái biệt tâm lưu luyến

Nam Việt thiên trùng vọng vị hưu

Mã đạp yên vân xuyên lãng thạch

Xa từ thanh chướng phiếm trường lưu

Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu

Khê đàm ba tịnh kiến thiềm chu.”

Dịch:

“May gặp minh quân giúp việc làm

Một mình hai lượt sứ miền Nam

Mấy phen qua lại lòng thêm nhớ

Muôn dặm non sông mắt chữa nhàm

Ngựa đạp may bay qua suối đá

Xe vòng núi chạy tới giòng lam

Ngoài trời lại có trời soi rạng

Vừng nguyệt trong in ngọn sóng đàm.”

(Sđd. Tr. 110-111)

Người dân nước Tầu thời bấy giờ còn có lời ca ngợi chúc tụng quê hương nước Việt.

Chư vị Tổ Đức, Thiền Sư một thời đã đem công hạnh tu tập, thi thiết Đại Bi Tâm để tế độ, làm cho Tổ Ấn Trùng Quang, đèn nhà thiền rạng rỡ, cho hàng con cháu soi chung. Đó là cái ân, cái đức, đâu lẽ nào chẳng nhớ, chẳng nghĩ. Chư vị Thiền Sư Tổ Đức không phải chỉ một lòng phát huy tông môn pháp phái, đạo pháp trường lưu mà còn đem chí nguyện an bang tế thế, giúp vua làm nên nghiệp cả, để giữ vững giềng mối nước nhà, an bình xã tắc. Điều này, chúng ta thấy rõ nơi Pháp Thuận Thiền Sư, Người đã hóa thân vào đời làm lão chèo đò để đưa sứ Tầu Lý Giác trên sông, lấy thơ văn làm phương tiệnhóa độ.

“Nga nga lưỡng nga nga

Ngưỡng diện hướng thiên nha

Bạch mao phô lục thủy

Hồng trạo bãi thanh ba.”

Dịch:

“Song song ngỗng một đôi

Ngửa mặt ngó ven trời

Lông trắng phơi giòng biếc

Sóng xanh chân hồng bơi.”

(Sđd. Tr. 114)

Hành trạng của chư vị Thiền Sư Tổ Đức vì hạnh nguyện dấn thân vào đời nên dưới bất cứ quốc độ, hình hài, phương tiện nào cũng thể hiện tầm tay đẩy bánh xe Bi Trí song vận, để phước huệ được trang nghiêm vận đức từ cho đạo đời nhuần thắm. Công ấy, đức ấy được ghi lại cho người sau, làm nét sử son lưu truyền muôn thuở, làm quy cũ, mô phạm để thăng hoa tài đức cứu người, giúp vật thoát vòng đao binh khói lửa, dựng xây nền Phật lý cơ đồ nghìn sau còn noi dấu. Có lần vua Lê Đại Hành hỏi về việc nước, Ngài trả lời bằng bài kệ:

“Quốc tộ như đằng lạc

Nam thiênthái bình

Vô vi cư điện các

Xứ xứ tức đao binh.”

Dịch:

“Ngôi nước như dây quấn

Trời Nam mở thái bình

Trên điện không sanh sự

Đâu đó dứt đao binh.”

(Sđd Tr. 114)

Công hạnh tu chứng của chư vị Thiền Sư Tổ Đức đã hiển lộ qua hành trạng cứu đời, hộ đạo, tinh thần nhập thế của Bồ Tát Hạnh được thể hiện qua công cuộc hoằng hóa nơi đây.

Vạn Hạnh Thiền Sư đời nhà Lý, đã thực hiện tinh thần Vạn Hạnh Dung Thông. Ngài đem sở học của mình để giúp đời, thành tựu công trạng, vang danh chứng tích huy hoàng, người kính phục, nhưng những sự thành tựu ấy đứng trên mặt tu tập chứng đắc thì dưới cái nhìn của Ngài như giọt sương rơi đầu cành, không mê say, sở hữu. Đó chính là chỗ diệu dụng của bậc tu chứng: “Thật tế lý địa bất thọ nhất trần, phương tiện muôn trung bất xã nhất pháp.” Nơi miền chơn đế, thật tánh, thật chứng, chẳng hề mảy may thọ dụng vì “nhất thiết pháp giai thị Phật pháp” thì có gì để thọ, để giữ. Nhưng nếu là phương tiện tế độ thì Ngài chẳng bỏ một điều nào để ứng cơ lợi vật. Chúng ta thấy bài kệ truy tán của vua Lý Nhân Tôn sau khi Ngài thị tịch, đã nói lên công hạnh độ đời, chứng đạo của Ngài.

“Vạn Hạnh dung tam tế

Chơn phù cổ sấm ky

Hương quan danh cổ pháp

Trụ tích trấn vương kỳ.”

Dịch:

“Thiền sư học rộng bao la

Giữ mình hợp phép sấm ra ngoài lời

Quê hương cổ pháp danh ngời

Tháp bia đứng vững muôn đời đế đô.”

(Sđd Tr. 121)

Cho đến bây giờ khi đọc lại dòng lịch sử của triều đại nhà Lý, ai trong chúng ta cũng đều nhớ đến công hạnh mở mang triều đại nhà Lý huy hoàng để đưa Lý Công Uẩn lên ngôi cửu trùngcông đức của Ngài. Cái ơn ấy, cái đức ấy, ai ai cũng đều tưởng nhớ mà đi theo dấu chân còn in đậm trên dòng sử Phật Việt. Đối với thế gian pháp thì thi thố tài năng hộ quốc an dân, phụng sự sơn hà xã tắc để cho muôn dân được thịnh trị thái hòa. Còn xuất thế gian pháp thì thực chứng lý sự vô ngại, nhơn pháp câu khôngtrở về với bản lai diện mục của pháp giới tánh, an nhiên tự tại trong sự thịnh suy của cuộc đời, như bài kệ trước khi thị tịch:

“Thân như điện ảnh hữu hoàn vô

Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô

Nhậm vận thịnh suy vô bố úy

Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.”

Dịch:

“Thân như bóng chớp chiều tà

Cỏ xuân tươi tốt, thu qua rụng rời

Sá chi suy thịnh việc đời

Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành.”

(Sđd Tr. 120)

Cứ mỗi lần tụng kinh, lễ sám, quý Thầy lạy Tổ trước khi lên chánh điện, nhìn hình ảnh chư Tổ tôn trí trang nghiêm trong khám thờ mà nhớ Tổ Tổ truyền cho nhau, ngọn đèn được mồi tiếp sáng luôn bất tận, từ thế hệ này đến thế hệ khác vô cùng. Đó là sức sống của đạo pháp đã trải qua mấy nghìn năm mà hình ảnh của chư vị Thiền Sư Tổ Đức vẫn sáng ngời trong tâm thức mỗi người chúng ta.

Hình ảnh chùa Một Cột, tiếng chuông Tháp Phổ Thiên như ăn sâu vào tâm khảm Phật Giáo Việt Nam bao đời thăng trầm dâu bể. Hay dầu mòn đường lên núi Yên Tử, tìm lại vết tích xa xưa một thời mà “Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu Đà Tĩnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật” tọa thiền bên vách đá. Hình bóng Ngài trải dài trên quê hương nước Việt tứ Bắc chí Nam như một bài thiền ca miên man, vi vu, tuyệt diệu, hòa quyện với núi đồi, biển xanh man mát dệt thành dòng Thiền thuần vị của Phật Giáo Việt Nam.

Nguyên Siêu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2758)
Một người đàn ông ngã bệnh và tìm đến bác sĩ. Vị bác sĩ khám cho bệnh nhân này và sau đó viết cho anh ta một toa thuốc trên một mảnh giấy.
(Xem: 2539)
Vô ưu, Phạn ngữ Asoka, Hán ngữ phiên âm A du ca, A thúc ca, A thuật ca… dịch nghĩa là Vô ưu hoa, hoa không ưu tư phiền muộn.
(Xem: 2233)
Tu tâmtìm thấy bản tánh của tâm và sống thuần thục trong bản tánh của tâm.
(Xem: 2663)
Ajahn Lee Dhammadharo (1907–1961), là thiền sư theo truyền thống tu trong rừng của Phật giáo Thái Lan Nguyên thủy (Thai Forest Tradition).
(Xem: 2536)
“Xưa kia, ông Bạch Cư Dị hỏi Ô Sào thiền sư: ‘Thế nào là đại ý Phật Pháp?’ Ngài Ô Sào đáp: ‘Đừng làm các điều ác, vâng giữ các hạnh lành.’
(Xem: 2365)
Tu tập tâm linhhộ trì Chánh pháp là sự hướng nguyện của người học Phật và hành theo Phật và mục đích cuối cùngthành Phật.
(Xem: 2675)
Chúng ta nhiều khi đứng ở vào một tình thế khó xử, trước hai thái độ chủ trương bởi đạo Phật
(Xem: 2446)
Khi tôi viết về đề tài sống với cái đau, tôi không cần phải dùng đến trí tưởng tượng của mình.
(Xem: 3260)
Dưới hiên mưa vắng hồn khua nước Thả chiếc thuyền con ngược bến không
(Xem: 2324)
Trong kinh Tăng chi bộ (6.19, kinh Maraṇasati, HT.Thích Minh Châu dịch), Đức Phật gọi các đệ tử của mình lại và nói với họ:
(Xem: 2415)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với khái niệm vô thường, nhưng giải thoát vô tướng là gì?
(Xem: 2547)
Tánh nghe được giảng nhiều trong Kinh Lăng Nghiêm. Sau đây, chúng ta sẽ dùng vài đoạn Kinh Lăng Nghiêm để tìm hiểunhận biết tánh nghe.
(Xem: 2472)
Ngài trụ trì thiền viện Baan Taad nằm tại vùng nông thôn gần ngôi làng nơi ngài đã sinh ra và lớn lên.
(Xem: 2553)
Tội lỗi, ác nghiệp tồn tại ở trong tâm, không nằm ở ngoài thân nên tắm rửa chỉ trừ được bụi bẩn trên người mà thôi, không chuyển hóa được tâm ô uế.
(Xem: 2219)
"Một thời Đức Phật đến Uất-bệ-la, bên bờ sông Ni-liên-nhiên, ngồi dưới gốc cây A-đa-hòa-la Ni-câu-loại vào lúc mới thành đạo.
(Xem: 2585)
Trong Tăng Chi Bộ 6.19, Kinh Maraṇasati, Đức Phật gọi các đệ tử của mình lại và nói với họ:
(Xem: 3053)
Sau khi Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, bài kinh Ngài dạy đầu tiên đó là bài kinh Vô Ngôn. Cốt lõi của bài kinhlòng biết ơn.
(Xem: 2653)
Dẫu có bao công đức, Như tôn kính chư Phật và thực hành bố thí, Tích lũy qua hàng ngàn kiếp sống, Một phút sân hận sẽ thiêu hủy tất cả.
(Xem: 2721)
Bất cứ thứ gì có hình sắc đều đem đến phiền não.
(Xem: 3008)
Trong kinh Trung A-hàm, kinh Trưởng lão thượng tôn buồn ngủ[1] đề cập đến một loại phiền não thường xuất hiện trong quá trình tu tập của bất kỳ ai, đó là phiền não buồn ngủ
(Xem: 2572)
Du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, từ những năm đầu công nguyên, Phật giáo đã được tín ngưỡng truyền thống của người Việt tiếp nhận,
(Xem: 2611)
Giới, Định, Tuệ (Pāli: Tisso Sikkhā) là Tam học, cũng gọi là Tam vô lậu học – một thuật ngữ vô cùng quan trọng
(Xem: 4112)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(Xem: 2780)
Cầu Pháp có nghĩa là tìm hiểuthực hành Chánh pháp. Hiểu đúng về lời Thế Tôn dạy, thấy rõ con đường tu từ phàm lên Thánh,
(Xem: 3073)
Trên thế gian này, không có bất kỳ sự tồn tại nào mang ý nghĩa độc lập mà có thể xuất hiện, muốn tồn tại được chính là nhờ vào các mối quan hệ hỗ tương tạo nên
(Xem: 3321)
Pháp Thủ Nhãn lấy Kinh Hoa Nghiêm làm bộ sườn của sự học hỏi gọi là Lý. Thực hành theo pháp 42 Thủ Nhãn của chú Đại Bi là Sự, là nền tảng của Thủ Nhãn.
(Xem: 2294)
Trong cuộc sống, khổ đau là điều mà con người không thể tránh được: khổ do tâm, khổ do thân và khổ do hoàn cảnh.
(Xem: 2521)
“Phật chủng tùng duyên khởi” – giống Phật do duyên sanh. Không phải chỉ có tạo “duyên” là được mà phải có chủng tử (hạt giống) đã gieo trong nhiều đời nhiều kiếp.
(Xem: 2807)
Trong gần 60 năm qua, tôi đã làm việc với rất nhiều nhà lãnh đạo của các chính phủ, công ty và các tổ chức khác nhau. Qua đó, tôi thấy xã hội của chúng ta đã phát triển và thay đổi như thế nào.
(Xem: 3007)
Mới vào đề chắc có người sẽ thắc mắc tại sao một người tu sao lại nói đến chữ Tình để làm gì? Xin quý vị hãy từ từ đọc vào nội dung sẽ hiểu.
(Xem: 2874)
Viên ngọc và hoa sen Phật tánh là cái không thể hư hoại, dầu trong lửa phiền não cháy mãi của thế gian sanh tử này.
(Xem: 2615)
Khi vào nhà đạo, làm con của Đức Phật thì như trăm sông hòa vào biển cả.
(Xem: 2638)
Trong kinh Tăng Chi Bộ[1] có chép: “Một hôm, có người Bà la môn đến gặp đức Phật, ông ta bạch rằng
(Xem: 3192)
Căn cứ vào lời Phật dạy căn bản trong Kinh Nam Truyền là vào các ngày mồng 1, 8, 14, 15, 23 và 30 là những ngày trai mà người Phật tử
(Xem: 2597)
Lòng Từ không chỉ là chất liệu cho sự hạnh phúc của bản thân mà nó còn là hạt giống cho sự hạnh phúc của toàn nhân loại.
(Xem: 2278)
Này thiện nam tử, ngươi trụ trong giải thoát tự tại chẳng thể nghĩ bàn của Bồ tát, thọ những hỷ lạc của tam muội Bồ tát,
(Xem: 2393)
Để bắt đầu, trước tiên, hãy điều chỉnh động lực của mình, bằng cách nghĩ rằng hôm nay, mình có mặt ở đây để lắng nghe giáo pháp cao cả,
(Xem: 2487)
Trong sự tu hành, danh lợi là những thứ chướng ngại không dễ vượt qua. Lợi thì thô, dễ thấy và còn có điểm dừng nhưng danh thì vi tế và vô hạn.
(Xem: 2604)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2693)
Theo Phật giáo, mặc dầu có nhiều quan điểm hạnh phúc khác nhau, nhưng tất cả không ngoài hai phạm trù: hạnh phúc từ kinh nghiệmcảm thọ giác quan trong cuộc sống
(Xem: 2756)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương II, phẩm Các Hi Vọng, đức Phật dạy: “Có hai hạng người này, này các tỳ kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là hai?
(Xem: 3272)
Tiếng chuông điểm dứt Bát Nhã Tâm Kinh như hoà vào không gian tĩnh lặng khiến làn gió thoảng qua cũng dịu dàng ngân theo lời kinh vi diệu “ … Sắc tức thị không. Không tức thị sắc …”
(Xem: 2561)
Khi nhìn thấy chư Tăng – Ni xếp chân ngồi thiền định, tôi (T.Sư Goenka) nhớ lại lời dạy của đức Phật.
(Xem: 2134)
“Bấy giờ đồng tử Thiện Tài cung kính đi nhiễu bên phải đại Bồ tát Di Lặc xong bèn thưa rằng: Cầu xin đại thánh mở cửa lầu gác cho con được vào.
(Xem: 2603)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương III, phẩm Lớn, bài kinh Sở Y Xứ, đức Phật có nói về quan điểm của ngoại đạo.
(Xem: 2055)
Trước đây không lâu tôi có đọc một quyển sách của một học giả Phật giáo lỗi lạc và tôi chú ý đến nhận định sau đây:
(Xem: 2825)
Đức Phật luôn luôn nhấn mạnh vào tầm quan trọng của cuộc sống bình ổn. Ngài luôn luôn hướng dẫn nhân loại, chúng sinh hướng đến sự hòa bình
(Xem: 2919)
Một câu hỏi có thể nêu lên: Đức Phật sau khi thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, Ngài dạy bài Kinh nào đầu tiên?
(Xem: 2949)
Trong thế gian này hận thù không bao giờ làm chấm dứt hận thù, chỉ có không hận thù mới xoá tan hận thù. Đó là quy luật tự ngàn xưa. Kinh Pháp Cú 5
(Xem: 2725)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant