Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cõi Nhân Sinh

23 Tháng Tư 201300:00(Xem: 13992)
Cõi Nhân Sinh


Cõi Nhân Sinh

 

Ngày xưaViệt Nam Cụ Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ vừa làm văn vừa làm võ tướng có để lại nhiều bài thơ hay cho đời, trong đó có bài chữ nhàn như sau:

“Thị tại môn tiền náo

Nguyệt lai môn hạ nhàn

So lao tâm lao lực cũng một đàng

Người trần thế muốn nhàn sao được

Vậy phải lấy chữ nhàn làm trước

Dẫu trời cho có tiếc cũng xin nài

Cuộc nhân sinh chừng bảy, tám, chín, mười mươi

Mười lăm trẻ, năm mươi già không xiết kể

Thoạt sinh ra thì đà khóc chóe

Trần có vui sao chẳng cười khì

Khi hỷ lạc, khi ái dục, khi sầu bi

Chứa chi lắm một bầu nhân dục

Tri túc, tiện túc, đãi túc, hà thời túc

Tri nhàn, tiện nhàn, đãi nhàn, hà thời nhàn

Cầm, kỳ, thi, tửu với giang san

Dễ mấy kẻ xuất trần xuất thế

Ngã kim nhật tại tọa chi địa

Cổ chi nhơn tằng tiên ngã tọa chi

Ngàn muôn năm ôi cũng thế ni

Ai hay hát mà ai hay nghe hát

Sông Xích Bích buông thuyền năm Nhâm Tuất

Để Ông Tô riêng một thú thanh tao

Chữ nhàn là chữ làm sao”.

Đây là một trong những bài thơ rất hay cũng như có ý nghĩa về vô thường, khổ, không, sanh diệt, rất gần gủi với Phật Giáo. Thuở ấy, cách đây chừng gần 50 năm về trước, những người học trò Trung Học đệ nhứt cấp đều phải trả bài thuộc lòng cho Thầy giáo, cứ mỗi lần có giờ Việt văn. Thuở ấy học cũng chỉ để mà học. Không ngờ bây giờ sau gần hơn nữa thế kỷ có mặt với đời, những gì của Uy Viễn tướng công đã thổ lộ tâm tư của mình trong thế kỷ thứ 20 có lẽ sẽ mãi mãi là những bài học quý giá cho đời sau. Tuy Ông có vẻ bi quan một tí; nhưng đó cũng là lẽ thường tình của những người đã từng trải mọi cuộc vui với đời như Ông; nên mới thổ lộ tâm tình của mình được một cách thực tiển như vậy.

Cõi Người Ta như có lần cố Thi Sĩ Bùi Giáng đã dịch thành tác phẩm từ chữ Terre des Home cũng thật là bất tuyệt. Mặc dầu lúc sống, Ông chỉ có cửa chùa cưu mang và đến khi ra người thiên cổ rồi, lại có nhiều người tìm đến thơ Ông để đọc, nhằm hồi tưởng đến một nhà thơ lớn của quê hương xứ Quảng. Điều ấy cũng hợp với câu:

“Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm

Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say”.

Cõi đời vốn là cõi tạm. Ai trong chúng ta đến đây nhiều lắm là một trăm năm, rồi cũng phải từ giả tất cả. Nhưng trong một trăm năm năm ấy chúng ta đã để lại cõi trần nầy quá nhiều điều bất ổn, để rồi ta buông xuôi hai tay, trở lại với trạng thái uyên nguyên của đất trời. Những gì của gió, xin trả lại cho gió; những gì của hơi nóng xin trả lại cho lửa; những gì của nước, xin gửi lại cho suối nguồn và những gì của đất, xin trả lại cho đất. Thế mà đã có ai ý thức rõ được điều nầy, để khi ra đi được thỏng tay vào chợ chăng?

Tôi đến xứ Âu Châu nầy từ năm 1977, kể đến nay cũng đã 36 năm rồi. Trong 36 năm ấy đã có không biết bao nhiêu việc đi qua đời mình; hay có, dỡ có, thành công có, thất bại cũng chẳng phải là không. Ở cái tuổi xế chiều 65 nầy, cũng nên nhìn lại mọi sự việc của cuộc thế như Uy Viễn tướng công cũng không phải sớm mà cũng chẳng phải muộn màn gì. Mỗi người chúng ta khi sinh ra trong cuộc đời nầy đều có nhiều lý do trong trùng trùng duyên khởitrùng trùng biến hiện của vạn pháp, như trong kinh Hoa Nghiêm Đức Phật đã chỉ bày. Xin cảm ơn đời và xin tạ ân Đạo Pháp đã cho tôi có được nhiều cơ hội để đến, đi, ngồi lại, ngắm nhìn cuộc đời nầy trong bao nhiêu nổi thăng trầm của nhân thế. Tôi phải cảm ơn đời, cảm ơn người. Nếu không có những trợ duyên nầy tôi sẽ chẳng có ý nghĩa nào cả khi tôi hiện hữu trên nơi nầy cả. Có mình phải có họ và có họ phải có mình. Cuộc sống nầy là một sự tương tức với nhau như hơi thở; không thể lọai bỏ ra ngoài cơ thể hay tâm thức được. Chỉ có chuyển hóa khổ đau thành hạnh phúc an lạc giải thoát và cũng chính từ những oan khiên nghiệt ngã của cuộc đời nầy, sẽ giúp ta tự tin hơn khi đi vào cuộc sống của cõi nhân sinh nầy.

Phật pháp vốn không có biên giới; cho nên tôi đã đến với giáo lý Phật Đà cũng như vậy. Không điều kiện nào cả và hoàn toàn không có một sự ép buộc nào. Do vậy tâm tôi rất thư thái khi suy niệm về quá khứ. Tôi cũng không nghĩ rằng mình đến đây để phải ở lại đây lâu dài, ngay cả trăm năm đi nữa, thì cũng giống như gió thổi mây bay thôi. Đúng là cuộc đời nầy nó không dừng lại, mà con người vẫn luôn bị động bởi tử sinh, sinh tử dài lâu, chưa bao giờ vượt ra khỏi.

Tại bắc Âu Châu có 4 nước tiêu biểu. Đó là Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan và Đan Mạch. Mỗi xứ đều có ngôn ngữ riêng, văn hóa riêng và tiền tệ cũng riêng biệt. Mặc dầu trước đây Phần Lan là thuộc địa của Thụy Điển và Na Uy là thuộc địa của Đan Mạch. Ý nghĩa chữ thuộc địa nầy nó không nặng nề như những xứ bị trị tại Á Châu trong thời gian đệ nhất và đệ nhị thế chiến vừa qua. Nó chỉ mang một ý nghĩa là: nước nào mạnh hơn về mọi mặt thì nước ấy sẽ làm chủ cả khu vực ấy. Thế mà điều chẳng ai ngờ được là ngày nay thế giới đã bình chọn 4 nước Bắc Âu nầy có đời sống an ổn nhất so với gần 200 nước khác trên quả địa cầu nầy. Vậy đâu là sự thật ?

Riêng với người tỵ nạn Việt Nam của chúng ta ở Đan Mạch cũng hưởng được những phúc lợi cá nhân khác với những người sống ở Đức hay ở Hoa Kỳ. Ví dụ như sau: Một người trên 60 tuổi chưa có quốc tịch Đan Mạch; hiện đang lưu trú ở diện tỵ nạn; nhưng bây giờ muốn trở lại quê hương để sinh sống thì chính phủ Đan Mạch chấp nhận và cấp mỗi tháng độ 500 USD để chi dùng và sau một năm ở Việt Nam nếu đương sự cảm thấy thích hợp muốn ở lại luôn, thì chính phủ Đan Mạch sẽ cấp 100.000 Kr. một lần và mỗi tháng trong những ngày còn lại ở Việt Nam vẫn nhận được tiền trợ cấp 500 USD như trước. Nếu người nào muốn nhận 5 năm một lần cũng được, khi thấy mình tuổi đã xế chiều, không còn thọ hưởng được bao nhiêu năm nữa, chính phủ vẫn giúp đỡ, không chối từ. Nếu ai muốn trở lại Đan Mạch sau một năm ở Việt Nam cảm thấy không thích hợp, thì chính phủ ở đây cũng cho quay trở lại Đan Mạch để tiếp tục cuộc sống như trước đây. Dĩ nhiên những đạo luật như thế được Quốc Hội thông qua từng thời điểm khác nhau và hoàn toàn không nhứt thiết năm nầy giống năm khác.

Xem Thêm Hình Ảnh Chùa Liên TâmVề Tôn Giáo ở các xứ Bắc Âu nầy cũng có những điều khác hẳn với các nước trên thế giới ngày nay. Ví dụ như Vương Quốc Na Uy là một điển hình. Mỗi ngôi chùa Việt Nam ở đây có bao nhiêu tín đồ thì chính phủ sẽ căn cứ theo đó để giúp lệ phí điều hành hằng năm cho chùa ấy. Đây là quyền lợi sinh hoạt tín ngưỡng sống trong xã hội an bình của người dân tại đây. Điều nầy giống như một giấc mơ đối với những xứ ngoài Âu Mỹ. Có chùa nhận được hằng nhiều triệu NKR để điều hành công việc chùa. Hoặc chính phủ trợ giúp một hai lần trong năm cho các chùa qua các họat động văn hóa v.v…

Tại Phần Lan cách đây chừng gần 30 năm về trước đã có một ngôi Niệm Phật Đường Thọ Quang được thành lập tại Helsinki; nhưng số phận của ngôi Niệm Phật Đường nầy nó cũng yểu mệnh như người sáng lập ra nó. Bẳng đi một thời gian dài, một Hội Phật Giáo tại Turku được thành lập và GHPGVNTN Âu Châu đã đề cử chư Tăng sang đây để đảm trách nhiệm vụ lãnh đạo tinh thần. Thế nhưng trải qua không biết bao nhiêu là sóng gió, tuyết sương; nay ngôi chùa Liên Tâm ở đây đã được hình thành; mặc dầu người cựu Hội Trưởng đã ra đi vĩnh viễn. Ngôi chùa bây giờ có diện tích độ 600 mét vuông được tọa lạc trên một khu đất với diện tích là 11.000 mét vuông, ở giữa cánh đồng thóang mát. Giá thành xây cất cho đến giờ nầy là 800.000 Euro; nhưng vẫn còn nợ ngân hàng và Phật Tử độ 400.000 Euro nữa.

Bộ Xã Hộicho biết rằng trong tương lai gần họ sẽ cho xây một chung cư cho người Việt Nam đối diện bên kia đường với chùa. Quả thật đây là một tin vui cho người lớn tuổi. Vì lại được sống gần chùa. Đây thật là phước báu vô ngần. “Cầu được, ước thấy” là điều mà trong đời ai lại chẳng ước mong, mà nay sắp trở thành hiện thực. Chính phủ ở đây họ lo cho dân như thế đấy. Từ cái ăn cái mặc, cho đến cả đời sống tâm linh nữa. Cho nên thế giới đánh giá cao về đời sống của người dân ở các xứ Bắc Âu cũng phải thôi.

Từ ngày 25 tháng 7 đến ngày 4 tháng 8 năm 2013 nầy đánh dấu một sự kiện lịch sử. Đó là khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 25 được tổ chức tại Turku, Phần Lan do Đại Đức Thích Hạnh Bảo, Trụ Trì chùa Liên Tâm kiêm Hội Trưởng làm Trưởng Ban Tổ Chức địa phương và GHPGVNTNÂU điều hành tổng quát. Điều đặc biệt hơn nữa là Bộ Văn Hóa ở đây cũng giống như Bộ Văn Hóa của một vài Tiểu Bang ở Đức Quốc là không lấy tiền thuê phòng học trong suốt thời gian 10 ngày ấy, mà chỉ lấy tiền điện, Gas, nước tượng trưng mà thôi. Quả thật, chẳng có nước nào ở ngọai quốc hưởng được những điều kiện thuận lợi như thế nầy. Vì chính Phủ tại đây cho rằng: tất cả những hoạt động nầy của Giáo Hội đều nằm trong phạm vi văn hóa.

Bây giờ thì Đạo Hữu cựu Hội Trưởng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Turku Chơn Ngôn Vĩnh Tuyên không còn nữa; nhưng chắc chắn rằng Đạo Hữu cũng hẳn vui, khi thấy hằng trăm Chư tôn đức và hằng ngàn Phật Tử khắp nơi tại Âu, Mỹ, Úc… vân tập về nơi đây để cùng tu, cùng học và cùng chiêm nghiệm giáo lý giải thoát của Phật Đà.

Xin nguyện cầu cho tất cả những ai có thiện duyên với Phật Pháp, dầu thuận hay nghịch trong quảng đời còn lại của mình thì hãy an nhiên để thấy rằng: trong ta có người và trong người có ta. Sự sống của Anh của Chị cũng là sự sống của tôi và ngược lại trong sự tồn tại của tôi ở cõi đời nầy cũng đều có sự tồn tại của Anh và của Chị cũng như của tất cả mọi người. Vì lẽ, không một ai trong chúng ta có thể sống trong kiếp nhân sinh nầy hoàn toàn độc lập được cả. Hãy sống cho nhau và vì nhau để đi nốt con đường còn lại của chúng ta trên cõi đời nầy. Có như vậy mới không hổ danh là người Việt Nam ra đi khỏi nước chỉ để tìm hai chữ TỰ DO thật sự, mà nơi quê hương của chúng ta chưa thể hiện trọn vẹn được điều nầy.

Viết xong vào một sáng mùa xuân tại thư phòng chùa Liên Tâm, Turku, Phần Lan khi bên ngoài ánh thái dương rọi chiếu khắp cả một vùng trời. 

Thích Như Điển - Nhân chuyến Phái Đoàn Hoằng Pháp tại Âu Châu đến đây giảng pháp.

{Xem thêm hình ảnh: Khóa Tu Học Phật Pháp tại Chùa Liên Tâm}


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11485)
Đạo Phật là đạo của từ bi luôn mang yêu thương đến với muôn loài và sẵn sàng chia sẻ những nỗi khổ niềm đau, hầu giúp cho tất cả chúng sinh vượt qua biển khổ sông mê.
(Xem: 8868)
Cái gì đã đưa đẩy con người vào đường cùng không chút lương tâm để rồi phải sống trên xương máu và sự đau khổ của nhiều người.
(Xem: 8178)
Trong thời Phật còn tại thế, có một vị quan tổng trấn đã từng làm quan gần hai chục năm; nhờ nhân duyên tốt nên ông từ bỏ quyền lực, danh vọng, xuất gia làm Tỳ kheo.
(Xem: 9624)
Quán Thế Âm có nghĩa là quán chiếu, suy xét, lắng nghe âm thanh của thế gian.
(Xem: 10323)
Trong kiếp sống nhân sinh ai cũng phải trãi qua những thăng trầm của cuộc sống để kinh nghiệm được những bài học vố giá của trường đời.
(Xem: 9501)
Tính viên mãn vốn sẵn là một chủ đề chính trong kinh Hoa Nghiêm. Sự viên mãn vốn sẵn có này biểu hiện khắp cả vũ trụ, trong thế giới vĩ mô và thế giới vi mô.
(Xem: 9737)
Nếu chúng ta có một trái tim tràn đầy tình thương yêu thì có phải sẽ mang lại bình an không? Một trái tim tràn đầy thương yêu mà ta đang nói tới có nghĩa là gì?
(Xem: 11371)
Dân gian ta có câu: “Dầu xây chin bậc Phù đồ, Không bằng làm phúc cứu cho môt người”.
(Xem: 9668)
Ni Sư Thubten Chodron thường chú trọng đến việc áp dụng những điều Phật dạy vào đời sống hằng ngày của chúng ta
(Xem: 10163)
Sự hiện hữu của ta bao gồm thân và tâm. Ta cần quan tâm đến cả hai, dầu thiền là một hoạt động của tâm, chứ không phải thân.
(Xem: 9404)
Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền (Theravāda), mùa an cư của chư Tăng bắt đầu từ ngày 16 tháng 6 âm lịchkết thúc vào ngày rằm tháng 9 âm lịch.
(Xem: 9032)
Sinh sống có chánh niệm là một trong các quan niệm của đạo Phật nói về thái độ cẩn trọngsáng suốt của người xuất gia trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
(Xem: 11353)
Hiện nay có rất nhiều người trên thế giới thực hành ăn chay. Có người ăn chay trường, có người ăn chay kỳ, có người ăn chay tùy thích…
(Xem: 11382)
Tâm kinh Bát-nhã có câu nói nổi tiếng đề cập phương pháp giải thoát khổ đau rất truyền thống của đạo Phật Nguyên thủy, được nhấn mạnh trong các bản kinh Nikàya.
(Xem: 9667)
Để có hạnh phúc cho mình, người ta quên bẵng đi những thiệt thòi, tổn hại và khổ đau của kẻ khác. Đến khi khổ đau, mất mát, thì oán trách, đổ lỗi cho tha nhân.
(Xem: 8250)
Nếu chúng ta biết cố gắng làm việc tốt và chuyển tâm xấu ác thành tâm tốt thì quả sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt.
(Xem: 9617)
Chánh mạngphương kế sinh nhai chân chánh (còn gọi là phương tiện sống chân chánh). Trong Kinh DI GIÁO Đức Phật dạy các Tỳ kheo về Phương tiện thanh tịnh:
(Xem: 9877)
”Thế Tôn! Ngài Quán Thế Âm Bồ-tát do nhơn duyên gì mà tên là Quán Thế Âm?”.
(Xem: 9266)
Chắc hẳn quý vị đều nghĩ rằng sau khi đạt được Giác Ngộ thì Đức Phật nhất định phải có một cuộc sống thật thoải mái, có đúng thế hay chăng?
(Xem: 9779)
Đức Phật đã từng nói rằng: "Nầy các Tỳ Kheo, bất cứ ai muốn chăm sóc ta, người ấy phải muốn chăm sóc người bệnh"
(Xem: 9775)
Bái sám nhiều mà tội diệt phước sinh là không đúng về nhân quả.
(Xem: 8187)
Giáo pháp do Đức Phật dạy có rất nhiều nhưng trọng tâm vẫn là Bát Chánh đạo.
(Xem: 9141)
Từ khi trên quả đất này có sự sống, con người và muôn loài vật được tồn tại bằng luyến ái, tức là sự thương yêu,
(Xem: 22576)
Mặt trời hừng đông. Ngày mới lại đến. Buổi sáng bắt đầu cho một ngày mới của đời sống.
(Xem: 9389)
Thiền là một cách huấn luyện tâm, do đó, nếu chúng ta càng thực tập nhiều, càng thực tập đều đặn, chúng ta càng nhìn thấy sự tiến bộ của chúng ta.
(Xem: 17842)
Suy cho cùng, chính bạn chứ không phải ai khác là người chịu trách nhiệm cho việc bạn sử dụng số ngày còn lại của mình trong cuộc đời này ra sao.
(Xem: 10149)
Đức Phật dạy: “Nhứt thiết duy tâm tạo” tất cả đều do tâm tạo, “...Duy ngã độc tôn” “cái ta” là tối cao và quan trọng nhất, quyết định tất cả,
(Xem: 10700)
Đức Phật nêu lên Sự Thật Cao Quý Thứ Nhất và gọi Sự Thật này là dukkha. Thuật ngữ dukkha trong tiếng Pa-li thường được dịch là "khổ đau" (suffering)
(Xem: 10885)
Phát Bồ-đề tâm là phát sanh một ý nguyện đạt đến giác ngộ để cứu thoát tất cả chúng sanh.
(Xem: 9758)
Khi chưa biết tu, thân ta có khi làm việc thiện lành tốt đẹp, có lúc ta làm việc xấu ác gây nhiều tội lỗi, miệng có khi nói lời ngọt ngào dễ thương, có lúc nói
(Xem: 9391)
Nếu chúng ta phản ứng mạnh mẽ với tiếng ồn, nghĩa là chúng ta dấn thân vào cuộc chiến mà chúng ta không thể nào dành được phần thắng.
(Xem: 10385)
Trong nhiều pháp thoại, Thế Tôn thường sử dụng các hình ảnh trực quan để minh họa cho những giáo huấn của Ngài.
(Xem: 9467)
Nói đến tình thương, theo thế tục, chúng ta liên tưởng đến đối tượng của tình thương với những điều kiện (như một sự trao đổi tương xứng).
(Xem: 10661)
Đạo Phật dứt khoát không bao giờ chấp nhận việc mê tín Thần quyền, nhứt là những vấn đề tin nhảm nhí, theo một niềm tin mù quáng, không được điều động bởi lý trí.
(Xem: 9669)
Theo sự chỉ dạy của Thế Tôn, người Phật tử cũng có quyền làm giàu để nâng cao sự sống ngoài việc lo tròn trách nhiệm, bổn phận đối với gia đìnhxã hội.
(Xem: 15464)
Khi đến chùa bạn hãy nhớ những điều dưới đây không được nghĩ tới và cũng không được cầu khẩn mong muốn thành hiện thực nhé, những điều này là không nên.
(Xem: 8561)
Một vị lãnh đạo đất nước muốn giúp dân chúng an cư lạc nghiệp, có được cơm no áo ấm và sống an vui, hạnh phúc trên tinh thần vô ngã, vị tha phải là người có ...
(Xem: 11160)
Từ bisức mạnh thế nào, tới mức độ nào, và có thể chuyển hóa được thế gian hay nhân loại hay không
(Xem: 9330)
Người ta thường ngạc nhiên khi khám phá ra rằng thiền rất khó hành. Nhìn bề ngoài nó có vẻ là việc đơn giản, chỉ ngồi xuống chiếc gối nhỏ và theo dõi hơi thở.
(Xem: 8574)
Những ý niệm như vô ngại, đồng thời, đồng hiện, sẵn đủ, viên mãn… không chỉ có trong kinh Hoa Nghiêm mà có trong tất cả kinh điển, nhất là Đại thừa.
(Xem: 8827)
Thế giới loài vật cũng có sự sống sinh hoạt song hành với loài người nên cũng bị vô minh chi phối.
(Xem: 14632)
Chùa Khánh Anh - Paris Pháp Quốc
(Xem: 12744)
Tìm hiểu về quá trình tu tập của Sa-môn Cồ-đàm - nhất là khi từ bỏ vị thầy thứ hai (Uất-đầu-lam-phất) cùng hội chúng, Ngài đi đến Khổ hạnh lâm trải qua 6 năm khổ hạnh;
(Xem: 9658)
Có nhiều người thích trang sức bằng những viên ngọc quý. Tuy nhiên, viên ngọc đẹp đẽ, và to lớn nhất, là viên ngọc trong tâm.
(Xem: 9301)
Môi trường sống để tu học rất quan trọng cho tiến trình thành quả của người thực hành, nếu không nhận ra sự khác biệt trên giáo pháp Đức Thế Tôn dạy và...
(Xem: 9925)
Thí dụ về chiếc bè là một trong những ngụ ngôn và ẩn dụ, quen thuộcnổi tiếng nhất của Đức Phật.
(Xem: 14766)
Khi chim còn sống trên đời Chim ăn kiến nhỏ thấy thời khó chi, Nhưng khi chim bị chết đi Kiến thời ăn nó có gì khó đâu.
(Xem: 9128)
Mỗi khi phải đương đầu với nghịch cảnh hoặc các thứ chướng ngại, thì quý vị nên xem đấy như là một món quà thấm đượm từ biĐạo Pháp mang tặng mình,
(Xem: 10598)
Chúng ta ai cũng biết sân hậnđau khổ vì nó áp lực chúng ta phải giải tỏa những mối đe dọa bằng mọi giá.
(Xem: 10544)
Đức Phật thường ví mình như một vị y sĩ, và Đạo Pháp là phương thuốc Ngài dùng để chữa bệnh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant