Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thuyền Trôi Trên Sa Mạc

15 Tháng Mười 201300:00(Xem: 10898)
Thuyền Trôi Trên Sa Mạc

THUYỀN TRÔI TRÊN SA MẠC 


Nhụy Nguyên

thuyen_troi_tren_sa_mac

Bạn ơi…

Người nào lại viết một bức thư tay thời @ này nhỉ? Bạn lật xem tên ai ở trang cuối. Không có đâu. Mình đã là một người vô danh. Hãy bình tâm ngồi xuống gác công việc qua một bên, hoặc hãy vùi bức thư này lại cho đến lúc bạn thảnh thơi, hẵng đọc. Rất nhiều lần mình muốn tâm sự với bạn, chỉ đơn giản ngồi vào bàn phím gõ chữ rồi thêm một cái nhấn chuột… Viết rồi lại xóa. Nói chuyện với bạn dễ ợt, ngặt nỗi mình chẳng biết bắt đầu từ đâu. Sáng nay ngồi vào bàn chép Kinh, mình thảo luôn bức thư này gửi tới bạn.

Mình đã tu. Bạn ạ. Bất ngờ lắm? Giật mình phải không. Tu rồi mới hiểu. Lâu nay mình cứ chấp thủ dựng lô cốt tự nhốt mình lại. Học Phật, nghe giảng Pháp rồi bỗng sinh “nghi”. Đời người trăm tuổi là bao so với hàng tỉ tỉ năm tồn tại của trái đất; còn nếu dõi thêm ra các dải ngân hà chẳng khác ta nhìn vòng đời của một con kiến. Bạn hãy đặt một con kiến lên quả địa cầu nhựa rồi thử quay một vòng xem nó có rơi không? Con kiến nhỏ đến mức nó không cảm nhận được sự quay của trái đất ấy kia mà. Ôi, sao chúng ta nhỏ bé đến tội nghiệp, lại có bản ngã lớn ngang bằng trời. Cơ mà tuổi tác thời gian đâu ảnh hưởng đến việc tu luyện. Không ai nhanh hơn ai tính tại thời điểm nhắm bờ giác ngộ phá vô minh.

Điều gì sẽ khởi lên trong tâm bạn lúc này? Có phải bạn nghĩ mình chưa già đã lẩm cẩm. Sống mới một phần ba cuộc đời đã lo tu với chả luyện. Mình biết, bạn sẽ không xua đuổi mình đâu, nhưng bạn sẽ… tránh. Bạn nghĩ nếu gặp mình nhẽ ra hàn huyên chuyện cũ, dự phóng tương lai mình lại “bàn” về nghiệp thức nhân quả… nghe rất “chối” phải không. Giống như ngày xưa cha mẹ hay nhắc nhở đủ thứ. Đến như ăn xong liền nằm xuống mẹ đã “ngồi dậy kẻo đau dạ dày đó”. Mà mình thề mẹ không hề biết đến thứ kiến thức đó, bà chỉ linh cảm và răn con cái. Rất khó chịu. Bây giờ nạp kiến thức vào đầu mình bỗng nhớ lại những thuận ngôn nghịch nhĩ. Phật cũng dạy trong kinh Cú pháp: “Được sinh làm người là khó, được sống trọn đời còn khó hơn, được nghe Chánh pháp là khó”. Khó ở đây cũng là khó nghe bạn ạ. “Tín huệ văn pháp nan trung nan”. Nói vậy nghĩa là mình đang tự nhắc nhở. Đến mình chưa dạy được mình mà. Nếu mình dạy được mình, mình nghe theo mình, hàng phục mình không thuận với rất nhiều xan tham, thì mình đã giải thoát! Chưa chiến thắng thuần hóa được tâm nên mình chưa thể dứt dục; tâm vẫn như sói hoang lúc no lúc đói. Bạn cảm thấy “ngán” chứ gì. Chưa bao giờ bạn đọc một bức thư kiểu như thế này mà. Ừ. Mình… khác rồi. Nhưng đừng bỏ mình bạn nhé. Mình luôn nhớ đến bạn, kiểu như trước đây mình từng gây tội lỗi với bạn; mình muốn sám hối, cầu xin bạn hãy đừng xa lánh. Mình đang “luyện” trở thành một người hoàn toàn vô hại với mọi loài. Tâm bạn dịu hơn rồi thì phải. Bạn đã xích lại bên mình thêm một mm, song nom mặt còn khó chịu. “Mà tu để làm gì”. Cứ cho là có kiếp sau. Thì đã sao. Ừ, chẳng sao cả. Chỉ là mình không muốn chết đi liền phải đầu thai làm động vật bậc thấp thôi. Có tham lam gì cho cam. Mình đọc kinh, nghe Phật hứa nếu xả bỏ uế trược, chú tâm niệm Phật sẽ được tiếp dẫn lên cõi Tịnh độ; ở đó có thể “mặc áo giáp” trở lại trần gian… Phật không đùa đâu bạn. Mình thách bạn dùng tất cả kiến thứcphương tiện tân tiến nhất của khoa học để đánh bại lý thuyết của Phật. Một số khoa học gia hàng đầu thừa nhận: Những khám phá vĩ đại của chúng ta chỉ minh định kinh điển Phật giáo. Mà kinh Phật cũng không chép sai câu nào đâu bạn ạ. Ai vào tu tức có ngộ. Sự ngộ đó tự khắc kiểm định đúng sai lời Phật. Nếu bạn gom bể học nhân loại vào đầu, bạn vẫn thiếu một môn là Đạo Phật. Đạo Phật không phải chứa hết thảy tri thức khác song nếu bạn chỉ học và hành theo Phật mà chưa cần học thêm bất cứ điều gì, vẫn đủ. Cho đến nay Kinh Dịch là “món” chưa một nhóm học giả nào chinh phục được. Có bậc chứng quả thánh phát biểu rằng Kinh Dịch do tiền thân của một Hòa thượng bên Trung Hoa viết ra. Thế nên giả như có ai đó phá được hết các quẻ Dịch thì vẫn… bế tắc, vẫn không giải thoát được bản thể. Vẫn là một sinh mệnh ngơ ngác giữa trần ai chẳng biết sẽ về đâu.

Bạn biết không, đêm qua mình mơ thấy đang chen lấn giữa đám đông, nghẹt thở. Tất cả mọi người (trừ các nhà sư, cư sĩ…) từ già đến trẻ nhỏ trong thành phố mình sống đều tập trung tại sân vận động để nghe “lời phán xử” của Phật. Trên cao. Trong sự tĩnh lặng gần như tuyệt đối hiếm hoi, Ngài nhẹ nhàng nói, “Con người sinh ra từ bào thai, nhưng kẻ ác thì đọa vào địa ngục”. Bạn ạ, trong số chúng ta, nếu chiểu theo nhân quả, may ra chỉ có mấy người [chết đi] sẽ được về Tây phương Cực lạc. 3% trong số người còn lại lên được cõi Trời. 60% trong số người còn lại đầu thai vào tam ác đạo. 50% trong số người còn lại tiếp tục được nhận thân người. Số còn lại xuống địa ngục. Cõi nhân gian khó cưỡng phù hoa giả tạm, khó cưỡng lại danh sắc huống hồ lên cõi trời nữ nhân đẹp vạn lần… nên mê mờ hưởng hết phước chắc chắn thẳng xuống tầng thấp nhất lãnh nghiệp báo. Bạn có biết so với chục năm trước, trước nữa, bây giờ mực nước biển dâng lên bao nhiêu không? Ấy là do hiệu ứng nhà kính, do tầng ô dôn bị chọc thủng, nên lửa mặt trời rọi trực tiếp khiến băng tan, địa cầu nóng lên. Đạo đức nhân loại ngày nay cũng dần tan chảy giống băng vậy đó. Hiệu ứng nhà kính biểu hiện cho tiện nghi vật chất, tầng ô dôn biểu thị cho phướng đức bị lòng tham bắn tơi tả. Bạn biết khi công an thẩm vấn một đứa trẻ giết người, nó trả lời sao? “Cháu thích rứa”. Chẳng cần theo dõi truyền hình báo chí bạn cũng hay chuyện người ta xay nhuyễn trẻ em làm thuốc bổ. Thú hoang trong rừng giết nhau theo bản năng của cái đói, con người thì có thêm cái trí để tính toán và thanh toán, để quét sơn lên tội ác.

Ừ, mình đã Tu bạn à. Bắt đầu là một bữa ăn chay. Từ đó đến giờ… (Mình xa nhau mấy năm rồi nhỉ?). Chắc nhờ ai đó trợ duyên, chứ mình biết tập ăn chay khó lắm. Nói điều này chắc tổn phước quá. Gia đình mình vẫn còn người ăn mặn, nhưng mừng là không còn mua đồ sống nữa. Những người chưa thể ăn chay mình đều tôn trọng… Mình đang tập “hòa đồng” ở mức có thể. Bạn biết không, có một ông sư ở chùa Từ Hiếu, mẹ đau nên sư ra chợ mua cá về nấu cháo; dọc đường nhận tiếng oan “sư mà cũng ăn cá à!”

Cùng là động vật cơ mà. Công nghệ chăn nuôi bây giờ, bạn thấy, các trang trại nuôi hàng triệu con mỗi lứa vẫn hết vèo. Chúng sống tự nhiên với chu trình sinh diệt, sẽ chẳng ảnh hưởng đến con người mà còn lợi nhiều lắm: sinh thái môi trường… Nhân loại bước đến thời điểm này không thể quay lại được nữa bạn ơi. Có người dấm dẳn, nếu ai cũng ăn chay niệm Phật thì xã hội “chết tại chỗ” à? Vậy là nói bừa rồi. Thêm một người vào tu, thêm một người thôi bắt con này giết con nọ là sự kiện trọng đại của cõi thánh rồi, lấy đâu ra chuyện “ai cũng tu”… Mới vừa báo đưa tin một ngư dân bắt được con cá lạ: vây rắn, hình thù kỳ quái, lâu lâu lại khẹc khẹc như người. Bạn sẽ không tin ai đó do chẳng tin nhân quả, vung tay nên luân hồi thành… hải sản. Hễ cứ nhắm mắt định tâm, mình lại nhớ trước đây từng róc vảy cá cắt cổ gà, từng bắn chim giết thú, từng chặt đầu lũ chàng hương ếch nhái… mà rùng mình toát lạnh mồ hôi. Thì chỉ biết hy vọng thôi, chỉ biết ngày ngày cúi đầu mong được an trú dưới ánh hào quang của Phật suốt phần đời còn lại.

Bạn vẫn chưa biết mình là ai đúng không? Lục trong trí nhớ, bạn sẽ chẳng tìm ra ai ngày trước có “Phật tính”. Mình bây giờ cũng chẳng tin mình theo Phật nữa là. Nhắc chuyện này chắc bạn nhớ. Thời đại @ đang tiến đến 100% người biết sử dụng điện thoại di động đều sở hữu ít nhất một. Thật bất tiện khi bạn mang trong mình đến hai điện thoại, vậy nên nhà sản xuất mới cho ra đời loại có 2, 3 sim và nhiều tính năng tiện ích. Tóm lại không ai muốn mang hai di động trong người. Tương tự, bây giờ bạn hãy [phải] xem nghiệp là một cục đá. Vì sao lại cục đá, vì nghiệp là thứ vô dụng, lại nặng nề, nó khiến người ta bực dọc muốn quẳng đi mà không thể trừ phi chúng ta thành tâm cúng dường, pháp thí, phóng sanh… (Bạn và mình chưa cần tính đến phần cực trọng nghiệp, tích lũy nghiệp tồn lưu từ quá khứ, hãy tính ngay khi bạn đọc dòng chữ này). Sáng ấy trước lúc tới công sở, chúng ta tạt vào quán cà phê; mình gọi một ly chanh nóng, đứa chạy bàn nghe lộn nên mang ra chanh đá, mình tức thì nhăn nhó. Bạn nhớ ra chưa? biết mình là ai rồi chứ. Ừ, mình đây. Nhưng bạn đừng cố hồi tưởng lại khuôn mặt mình dạo ấy và nó bây giờ tròn méo ra sao. Chỉ nên biết, hành vi của mình vừa đó khiến phải nhận ngay một cục đá. Mình lại còn nhằn đứa chạy bàn là “đồ lảng tai” trước mặt nhiều người, liền nhận thêm những cục đá nữa. Nó bưng ly nước chanh vào, chủ chặn lại dọa nếu chốc nữa không ai gọi chanh nóng sẽ trừ vào tiền lương của nó [mình nhận thêm một cục đá nữa; tất nhiên chủ quán cũng bị nghiệp nhét vào những cục đá]. Uống cà phê thấy không ngon. Chúng ta đứng dậy sau đó không lâu, vào phòng làm việc. Hôm đó trời rất mát, mình vẫn bật điều hòa [cho một cục đá], rồi mình để mặc điều hòa và quạt tỏa hơi lạnh ngắt, cả màn hình máy tính không ở chế độ tiết kiệm điện; ta chuyện phiếm đủ thứ trên đời [nên được nhận thêm mấy cục đá]… Chưa tính khẩu nghiệp qua đề tài phiếm luận. Bạn còn nhớ không, mình khoe tuần trước “bồ” cho mấy tờ đô… Đồng tiền chúng ta có được cũng nhờ duyên phước. Làm giàu từ nghề chánh mạng không có tội. Ví dụ bạn mở quán chay, bán với mức giá vừa phải; đông khách là biểu hiện của “may mắn”. Nhưng bỗng đâu có người lạ vào ăn một bát lại vui lòng biếu thêm tiền. Người ta cho dĩ nhiên không phải trả, có điều bạn ạ, tiền ấy sử dụng không khéo sẽ quy ra những “cục đá”… Ấy là mình đang hoàn toàn được xem người tốt. Chứ chưa bàn đến người xấu kẻ ác. Hôm nay thứ bảy bạn ạ, mình không đi làm nên chợt nhớ lại khung cảnh này, sẵn thời gian nhẩm xem tích khoảng bao nhiêu nghiệp trong nửa buổi sáng đẹp trời ấy. Rồi trưa tan tầm mình ghé chợ, cố mua bằng được những con còn tươi giãy đành đạch. Nghĩ mình không mua thì người khác cũng mua, chúng cũng chết; mà không hay chúng bị bắt, còn sống là “việc của chúng”, mình mua và giết nó khắc nhận nghiệp… Chừng ấy cục đá cho vào bao, liệu bạn có vác nổi về nhà? Thật may, cũng thật nghiệt ngã là nghiệp ấy vô hình. Vô hình mà hữu hình và nó ở lại với mình. Thế đấy, nghiệp sao giống “chuyện vặt” vậy? Phải, chúng ta chỉ cần gom chuyện vặt [nghiệp] mà không nhất thiết phải ôm “chuyện lớn”, đến lúc bao trắc trở tụ về, hoặc sẽ từ vô vàn những cục đá diễn hóa thành bệnh tật, là lúc chúng ta đang ghé lưng vào ngọn núi khổng lồ!

Bạn với mình, về cuộc sống gia đình không hơn thua nhau nhiều. Mình cũng có công việc ổn định, cứ đến tháng nhà nước trả lương. Đời sống [tùng tiệm] xem như ổn. Vậy tu làm gì? Phải. Mình tu cho kiếp sau bạn ạ. Kiếp này vậy tạm đủ rồi. Mình không có ý nghĩ phấn đấu làm nhà hay sắm sửa tiện nghi này nọ, mình cũng sẽ không tích lũy ngoại trừ một ít tiền, rất ít luôn có sẵn để “chủ động” với việc thật ý nghĩa. Không tích trữ. Tiến tới “vô sản”. Người ta có thể chửi, hắt nước bẩn vào mặt nhưng mình vẫn sẽ nói những gì Phật đã dạy. Bạn vẫn nghĩ chết rồi cũng sẽ được đầu thai lại làm người phải không? Thật không dễ vậy. Nếu suối đời bạn giúp người hành thiện chăng nữa mà không nương Phật, không thiền định và niệm “A Di Đà Phật” thì phước báu lắm chỉ lên được cõi Trời. Sau kiếp ở cõi trời sẽ về đâu… Cái gì không nhìn thấy và không sờ thấy người ta thường phủ nhận. Mình sẽ không giải minh giữa mình với một người hành nghề sát sanh, ai đúng ai sai. Họ có “triết lý” sống của họ. Họ tuyên bố giết một con vật là “hóa kiếp” giùm nó. Thôi thì cứ vậy. Hoàn toàn do ngộ tính thôi bạn. Mình đồng nghĩa với loài vật. Mong rằng họ sẽ “hóa kiếp” giùm “đồng loại” của mình bằng cách cho nó uống một loại thuốc làm tê liệt mọi đau đớn trước lúc nó thọ quả báo đời trước lỡ gieo. Nếu người ta hành hạ một con vật đến chết rồi ăn mà vỗ ngực xưng đại nhân anh hùng thì mình nghi ngờ hết những con người đó. "Còn sát hại chúng sanh, đâu được xưng là Thánh hiền" - Phật nói đấy. Và nhiều bậc thánh nữa, những người xưa nay ta rạp mình nể phục, nhưng nếu giơ ra một câu họ nói về phương diện con người tự chạy theo lối sống của loài vật, thật tội lỗi, không chừng bạn và mình sẽ nhìn họ với ánh mắt khác.

Bạn là một nhan sắc hồng trần. Lật kinh Phật mình hiểu đẹp nhường ấy phải phước báu nhiều lắm ở đời trước, hoặc là “rớt” xuống từ cõi trời. Danh và Sắc nhiều lúc dễ khiến người ta kiêu mạn. Từ kiêu mạn sẽ khởi ý mình xứng đáng được chiều chuộng hưởng thụ, xứng đáng người đời phải hầu hạ. Đó là lý do khiến hậu vận của người đẹp, cụ thểkiếp sau thua thiệt ngàn lần so với người bình thường. Những trường hợp “sao” tương tự chắc bạn cũng dễ liên tưởng… 

Thôi nhé, chắc bạn cũng mệt mỏi lắm rồi. Mấy trang thư có khi khiến bạn ngán đến độ tối nay không ngủ được cũng nên. Nhưng mà nếu bạn thao thức trằn trọc, thì mình đội ơn trời Phật… Mong bạn nghe mình: hãy niệm “A Di Đà Phật”. Hãy thay thói quen nghĩ mông lung bằng thói quen chú tâm niệm Phật trong suốt ngày đêm. Bạn thân mến ơi, chính đó là con thuyền chở ta qua sa mạc xuôi dòng tâm linh miên viễn.

N.N
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13530)
"Cơn Dông Giữa Mùa Hạ" là tựa đề bài tường thuật của Trần Thị Nhật Hưng nói lên nỗi niềm bâng khuâng và xúc động cùng những kỷ niệm tràn ngập dội về tâm trí của tác giả khi hay tin Sư Ông Khánh Anh viên tịch.
(Xem: 25334)
Thể theo giáo luật và truyền thống Phật Giáo, mùa An Cư Kiết Hạ lần 26 năm nay của GHPGVNTN Canada được tổ chức tại Tu Viện Phổ Đà Sơn.
(Xem: 12547)
Buổi lễ khai giảng diễn ra trong bầu không khí trang nghiêmtrầm lặng đầy nước mắt, bao trọn hình ảnh của cố Hòa Thượng Minh Tâm trong những lời phát biểu.
(Xem: 13046)
“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả.
(Xem: 13846)
Loài cỏ bệnh úa tàn thân xác, Đã gầy hao từ gốc rễ cằn khô, Chắc tại nắng, tại mưa, tại bao điều khác, Nằm co ro đợi chết đến giờ
(Xem: 11290)
Trước khi khởi sự tu tập để phát huy lòng từ bi và tình thương, cũng cần nên tìm hiểu ý nghĩa của hai chữ ấy là gì...
(Xem: 11490)
Tất cả chúng sanh vì chẳng thấy Phật tánh nên thường bị phiền não trói buộc mà phải lưu chuyển trong sanh tử.
(Xem: 9923)
Phàm những gì có hình tướng thì tất cả đều bị chi phối bởi sự vô thường, mà đã vô thường thì nguyên nhân chính của nó là khổ...
(Xem: 11396)
Lúc ấy Đức Thế Tôn đã ôn tồn mà nói cùng đại chúng: “Này A Nan! sau khi ta diệt độ các ông hãy nương tựa vào chính mình và hãy lấy giới luật làm thầy.”
(Xem: 9202)
Tất cả những giáo lý của Đức Phật căn cứ trên Bốn Chân Lý Cao Quý. Trong giáo lý Bốn Chân Lý Cao Quý chúng ta nhận ra hai tập hợp của nguyên nhân và hệ quả.
(Xem: 9766)
Thầy dìu dắt từ đó tôi được tiếp xúc gần và rất gần Ngài do vậy tôi học ở ngài được nhiều thứ trong cuộc sống, giờ giấc, tinh tấn, chuyên cần , nhất là việc tu tập v.v...
(Xem: 9848)
Một trong bốn chân lýĐức Phật dạy là chân lý về sự khổ, khổ đế trong Tứ diệu đế. Đức Phật dạy bản chất của thế gian là bất toàn, bất toại nguyện, là vô thường, là đau khổ.
(Xem: 13818)
Chẳng có gì đơn độc sinh ra, tồn tại, chuyển động, và biến mất giữa cõi đời. Chẳng có gì gọi là độc hành, độc lập, độc bộ, độc cư, cô thân, cô độc, cô đơn…
(Xem: 9837)
Đâu hay tất cả đều là sự công bằng tuyệt đối khi ta soi vào nhân duyên nghiệp báo không chỉ ở kiếp này mà từ những kiếp quá khứvị lai được giải thích cặn kẽ trong kinh điển nhà Phật.
(Xem: 12923)
Vận nước như dây quấn, Trời Nam mở thái bình, Vô vi ở điện các, Chốn chốn dứt đao binh...
(Xem: 9925)
Trong giáo lý của đạo Phật, “cho sự không sợ hãi” được xem là một hạnh nguyện cao quý gọi là vô úy thí (abhada-dàna), là Thánh hạnh (Ariya-cariyà), thiện hạnh (kusala- cariyà)
(Xem: 10485)
"Này Angulimala! Ta đã dừng lại từ lâu rồi, chính anh mới là người chưa dừng lại..."
(Xem: 17260)
Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ - Trôi chảy mãi ngày đêm không ngừng nghỉ như thế này ư?
(Xem: 9379)
"Từ lúc này cho đến hết ngày hôm nay, tôi sẽ đưa vào sự thực tập những gì tôi tin tưởng một cách tối đa như tôi có thể"...
(Xem: 10616)
Khi trải qua một cơn bạo bệnh hay tuổi đã xế chiều thì ý niệm về lão-bệnh-tử, tức phải đối mặt với sự chết hiện ra ngày một rõ ràng hơn...
(Xem: 14299)
Một thời đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc nước Xá Vệ (trung Nam Ấn Độ), khi đó Vua Tần Bà Sa La nước Ma Kiệt (trung Bắc Ấn Độ)
(Xem: 10035)
Tôi đến chùa Viên Đức, Đức quốc vào thứ 6, tưởng là sớm, tới nơi lúc 22 giờ 30 Phật tử đã đông nghẹt, mọi phòng đều chật cứng nằm xếp lớp...
(Xem: 11498)
“Vũ trụ mà tôi và bạn thể nghiệm bây giờ, với cây cối, nhà máy, con người, nhà cửa, xe cộ, hành tinh và các thiên hà, chính là ý thức biểu hiện ở một tần số đặc biệt nào đó."
(Xem: 9320)
Sau khi quy y Tam bảo, trở thành Phật tử rồi thì kính lễ, cúng dường Phật-Pháp-Tăng mỗi ngày, mỗi lúc là một trong những hạnh tu căn bản của người con Phật.
(Xem: 11418)
Đọc trong “Tưởng Niệm và Tri Ân,” người đọc sẽ thấy nhà thơ trẻ của chúng ta lúc nào, ở đâu và đối với bất cứ điều gì cũng nghĩ đến ân đức và tình nghĩa.
(Xem: 10906)
Bài phát biểu của của đô đốc William McRaven, người đứng đầu Bộ chỉ huy Các chiến dịch liên hợp đặc biệt - NAVY SEAL - MỸ
(Xem: 14628)
Không có người bạn nào tốt hơn cho tương lai hơn là bố thí - ban cho tặng phẩm thích đáng. Đối với tu sĩ, giáo sĩ, người nghèo, và bạn hữu - Biết những tài sản là chóng tàn phai và vô lực.
(Xem: 10597)
John Stuart Mill: “Tôi đã học cách tìm hạnh phúc bằng cách giới hạn các ham muốn của mình hơn là nỗ lực để thỏa mãn chúng”
(Xem: 9432)
Có lẽ ngày nay nhân loại đã thực sự thức tỉnhnhận ra rằng, không ai có thể cứu rỗi được cho ai hết. Và sẽ không có một thiên đường nào ở ngày mai...
(Xem: 13509)
Khoa học hiện đại đã tiến đến một biên giới, nơi đó sự gặp gỡ của khoa học Tây phương với minh triết truyền thống tâm linh Đông phương là điều tất yếu.
(Xem: 9845)
“Người ngu thấy là ngọt, Khi ác chưa chín muồi; Ác nghiệp chín muồi rồi; Người ngu chịu khổ đau”.
(Xem: 14074)
Tất cả chúng ta vì bị vô minh che lấp nên khi có mặt trên thế gian đều không có nhận thức sáng suốt, do đó ta chỉ lo thụ hưởng sự ăn uốngnhẫn tâm giết hại các loài vật.
(Xem: 20369)
“Nhất thiết hữu vi pháp; Như mộng, huyễn, bào, ảnh; Như lộ diệc như điện; Ưng tác như thị quán.”
(Xem: 10255)
Ta giao tiếp với bạn bè điều tối kỵ nhất là nói về lợi và đừng bao giờ dùng thủ thuật về lợi để mưu cầu.
(Xem: 8674)
Bệnh tật là một nỗi khổ căn bản của chúng sanh, sanh lão bệnh tử khổ. Hễ có thân thì có bệnh, mà đã bệnh tật đau yếu thì không ai muốn và chẳng vui chút nào.
(Xem: 9749)
Nghiệp là một thói quen được tích lũy từ ba nghiệp thân, khẩu, ý, đồng hành với chúng ta trong từng hơi thở, gắn bó thủy chung từ khi ta vừa lọt lòng mẹ cho đến ngày ta nhắm mắt xuôi tay.
(Xem: 8804)
... những câu chuyện buồn và bất hạnh bao giờ cũng để lại những vết khắc sâu thẳm trong tim, khó mà nguôi ngoai dễ dàng.
(Xem: 11058)
Chúng ta đến đây với những giọt nước mắt để hết sức mở một con đường, để rẽ sóng mà đi trên biển đời vô tận.
(Xem: 12570)
Phật tử, chúng ta cần phải nhận định rõ ràng, đức Phật không phải là một vị thần hay thượng đế để ban ơn, giáng họa cho bất cứ ai.
(Xem: 28137)
Tôi tin rằng mọi khổ đau đều sinh ra từ ngu muội. Người ta gây ra đau đớn cho người khác, khi ích kỷ theo đuổi hạnh phúc hay thỏa mãn riêng mình...
(Xem: 10671)
Một vài chiếc thuyền máy lướt qua, tạo những vòng sóng từ nhỏ đến lớn, tỏa ra rồi tan biến trên mặt hồ. Bọt trắng lao xao nổi bật trên giòng nước xanh.
(Xem: 9835)
Đạo Phật là đạo giác ngộ. Giác ngộ là thấy tánh. Muốn thấy tánh thì tu thiền, như đức Thích Ca Mâu Ni do thiền dưới gốc cây Bồ Đềgiác ngộ thành Phật.
(Xem: 11890)
Nhờ chút công đức phóng sanh ngày ấy cho mẫu thân mà tôi cũng được hưởng phước lây, bởi căn bệnh lạ tôi phải chịu đựng 25 năm qua bỗng dưng ra đi không nói lời từ biệt.
(Xem: 10467)
Sống làm sao cho cuộc đời trở nên đáng sống, có ý nghĩa, có lý tưởng, có thương yêu hiểu biết thì đó là Đời Đạo.
(Xem: 8914)
Nhà Phật thường nêu châm ngôn “Bi – Trí – Dũng” để khuyến khích hành giả vận dụng đầy đủ ba đức tính này trong đời sống, không để khiếm khuyết mặt nào.
(Xem: 10578)
Tôi ngồi lặng lẽ, nhìn những lá phong vàng sậm và đỏ ối, âm thầm rơi trong không gian tinh mơ quanh khu nhà quàn. Thấp thoáng vào, ra, là những người chít khăn tang trắng, gương mặt phờ phạc, buồn rầu.
(Xem: 9025)
Cuộc đời của đức Phật rất vĩ đại, vô vàn những điều hay, chúng ta không tài nào học hết được.
(Xem: 9999)
Bài viết dưới đây được dịch từ một bản tiếng Pháp mang tựa là Compassion, medecin insurpassable (Lòng Từ Bi, một vị lương y vô song) của một học giả Phật Giáo rất uyên bác là bà Sofia Stril-Rever.
(Xem: 9649)
Ngọn núi cao như Hy Mã Lạp Sơn cũng từ một hạt bụi mà thành. Đại dương mênh mông như Biển Thái Bình cũng do từng giọt nước mà có.
(Xem: 14087)
Tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên đã là cuốn sách làm say mê độc giả một thời, ấy là vì nó là lời tự bạch của một thế hệ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant