Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nỗi Buồn Của Thiên Thần

29 Tháng Mười 201300:00(Xem: 13247)
Nỗi Buồn Của Thiên Thần

Nỗi Buồn Của Thiên Thần
Chiêu Hoàng
(Có bao giờ bạn nghĩ Thiên Thầnnỗi buồn không nhỉ?)

Tôi. Một Thiên Thần bé nhỏ với hoài vọng mơ ước có thể mang lại niềm vui cho tất cả mọi loài… Tôi rất nhỏ, chắc chỉ bằng một đóa hoa nắng trong không gian, vì vậy mà thân tôi rất nhẹ, có thể bay đến bất cứ nơi nào tôi muốn và nghe được rất nhiều tâm tư của mọi người.

Sáng nay, khi mới vươn vai sau giấc ngủ dài, tôi cảm thấy tâm hồn mình rất lạ, có lẽ tôi vừa bước qua một cơn mộng. Mà có phải đó thực là Mộng, hay đó chỉ là một mảnh đời chập chùng mà tôi vừa kinh qua? Nhưng dẫu sao, tôi vẫn luôn gìn giữ tâm mình thật trong sáng, bởi đã từ bao giờ không biết, tôi thường tự cho mình có trách nhiệm là chỉ mang lại Hạnh phúc cho tất cả những người mà tôi gặp trong ngày… Và bây giờ, tôi đang thả mình rơi một cách hồn nhiên, đôi khi tôi thực không còn phân biệt mình có thân hay không nữa, bởi tôi có cảm tưởng mình đang hoà tan vào không gian thênh thang, vào những vạt nắng vàng chơi vơi bay theo những cơn gió không định hướng…

Trong lúc tâm tôi hoà nhập với bản thể nhất như tuyệt diêu ấy, tôi vẫn có thể nghe được nhiều âm thanh khác quanh mình. Tôi có thể nghe được tiếng cười rúc rích của những đóa hoa vạn thọ, tiếng thình thịch của một bày kiến đi vòng vèo như những anh lính đang đi hành quân, tiếng than phiền của chị hoa Hồng vì bụi Hướng Dương đã tình cờ che bớt một ít mặt trời của chị, và tiếng tỉ tê của loài ve sầu sắp phải từ giã cõi đời của một kiếp ve ngắn ngủi sau 17 năm làm con sâu vừa thoát kiếp… Tất cả những tiếng động ấy hoà lẫn vào nhau tựa như một giòng âm thanh xuôi chảy….


1.
Chú Bé và Cánh Diều

Tôi đón ngày mới bằng một nụ cười, mở rộng lòng mình và tung cánh bay đi rất xa, qua đồng bằng, qua một con sông nhỏ. Nước sông ở đây chảy hiền hoà như một niềm bình an hạnh phúc, tựa như nó đang là một tấm gương soi lớn phản ảnh tâm thức tôi bây giờ. Bên cạnh con sông là một dãy bình nguyên thênh thang. Tôi nhìn thấy nhiều chú bé con đang chơi thả diều trên cánh đồng rộng. Những cánh diều đầy mầu sắc bay lượn trên bầu trời bát ngát. Thật là một điều thú vị! Tôi nhập cuộc chơi bằng cách chạy theo chúng, hoà cùng với tiếng đùa vui của lũ trẻ thả diều. Bỗng tôi để ý đến một cánh diều giấy, trên mặt diều vẽ hình ảnh của mặt trời mầu đỏ và một mảnh trăng lưỡi liềm mầu xanh dương, (tựa như phần trên của chủng tử Om mà tôi thường tụng mỗi ngày). Cánh diều thu hút tôi một cách mạnh mẽ bởi hình ảnh vẽ trên nó. Tôi chạy theo cách diều ấy, nó bay nhanh vun vút, vươn cao.., vươn cao…, vượt xa tất cả những đám diều lao xao phía dưới. Chú bé con ở dưới chạy theo, chú tiếp tục thả thêm dây cho diều bay cao hơn nữa. Tôi nhìn thấy nét mặt rạng rỡ và nụ cười hồn nhiên trên mặt chú. Cánh diều vẫn bay bổng, chao lượn trong không gian, dường như nó đang mở tung cánh cửa tâm hồn để hòa vào trong nắng, trong gió, cùng lúc, nó cũng biết được rằng nó đang có một nhiệm vụ rất quan trọng là phải làm cho một tâm hồn bé nhỏ phía dưới kia được vui sướng. Nó ghé mắt nhìn xuống mỉm cười với ông chủ nhỏ của mình (cái tâm hồn mà nó có bổn phận phải gìn giữ). Một trên trời, một dưới đất, cả hai được nối bằng sợi giây diều mong manh, cùng có một niềm vui chơi vơi theo nắng, theo gió. Bỗng một cơn gió thổi mạnh làm cho cánh diều chao đảo, mất thăng bằng, giựt mạnh tạo một tiếng “bực” kẽ. Sợi dây diều đã bị đứt. Cánh diều chao đảo, rồi lao băng băng cắm đầu xuống đất với tiếng rít xé gió như một tiếng kêu đau thương. Tôi nghe chú bé hét lên, chú chạy lao về phía cánh diều, hai bàn tay giơ lên, chơi vơi như muốn đỡ lấy một sinh mạng đang hấp hối. Chú vấp phải hòn đá té nhào, đầu gối rướm máu, nhưng đôi mắt vẫn không rời cánh diều bé nhỏ. Từ trên cao, cánh diều tiếp tục rơi…rơi…. Dưới đất, chú bé vẫn tiếp tục chạy theo, cuối cùng cánh diều vướng vào một cành cây cao ngất, chẳng cách gì có thể với tới được. Sự va chạm làm cho cánh diều bị rách, chia đôi hình mặt trời, mặt trăng thành hai mảnh. Dưới đất, chú bé cũng dừng lại. Chú ngồi dưới gốc cây, đôi vai rung lên vì tiếng khóc. Trên khuôn mặt tinh khôi, những giọt nước mắt chảy dài. Nghe đâu, đó không chỉ là một cánh diều thuần tuý, mà đối với chú, đó chính là tài sản quý giá nhất, là ước mộng, là tâm hồn của chú…
Tôi đậu nhẹ trên vai chú, cảm nhận được nỗi buồn của chú và bắt đầu cầu nguyện…

Sau một trận khóc dài, chú nằm dưới gốc cây ngủ bình yên. Đôi mắt thiên thần giờ đây khép lại, trên khoé còn đọng giọt nước mắt dở dang. Tôi thương giấc ngủ của chú, có lẽ trong mộng, chú tìm lại được cánh diều của mình, tìm lại được tâm hồn mình vẫn bay bổng trong không gian thênh thang…

Tôi cầu nguyện cho chú rất lâu, giá tôi có thể tự biến mình thành cánh diều để tặng chú thì tôi cũng hoan hỷ thực hiện ước nguyện ấy…

Đấy! Tôi chỉ là một thiên thần rất bé nhỏ, ngàn đời sống chỉ với một hoài vọng làm thế nào để mang lại niềm vui cho tất cả mọi loài. Nhưng dường như tôi vẫn chưa làm được một cách trọn vẹn, nên nỗi buồn vẫn lãng đãng trong tôi như những áng mây trôi…


2.
Cầu Bất Đắc Khổ

Tôi rời vai chú, bắt đầu làm một cuộc hành trình mới. Bởi trong tâm vẫn còn hình ảnh của cánh diều với đôi mảnh rách về mặt trờimặt trăng, nên tôi bay về hướng mặt trời, nơi hướng biển. Ở đây, gió biển lồng lộng, mặt biển biến nhấp nhô, ánh nắng vỡ ra lăn tăn thành nhiều mảnh. Xa xa có ngôi chùa thấp thoáng…

Cảnh chùa vắng vẻ, không gian tĩnh lặng một vị thiền. Một vài chú tiểu đang quét lá, tỉa cây trước sân chùa. Bỗng tôi nghe tiếng nấc của một cô bé ngồi trên bực tam cấp, trước mặt là một vườn hoa muôn sắc, xa hơn là bờ cát trắng tinh trước khi ra đến biển. Cô ngồi giữa hoa và nắng, cảnh vật thật đẹp và nên thơ. Nhưng cô lại không nhận ra được cảnh vật đẹp đẽ ấy. Với khuôn mặt trong sáng và giọt nước mắt ngấn mi, cô ngồi đan tay vào nhau, trên cuốn vở mở rộng đặt trên đùi, nhìn tư lự vào khoảng không gian trước mặt... Hình như cô đang rất buồn bã, nỗi buồn làm cô không thể thốt lên được một lời nào. Trên đôi mắt trong đen như mắt con chim câu, tôi thấy những giọt nước mắt tràn ra, lăn dài trên má… Ôi! tại sao cô lại có thể buồn đến thế? Tôi có thể giúp cô điều gì chăng? Hiển nhiên, cô không thể nghe tôi nói nên tôi chỉ nhẹ nhàng đậu trên mái tóc óng ả và lặng lẽ chia sẻ nỗi buồn với cô…

Khóc một lúc, cô cúi mặt xuống quyển vở, đọc những dòng mực tím…

Anh thương yêu,
Thày đã từng dạy em nhiều lần, khổ đau chỉ là một vọng tưởng. Đã là vọng thì chẳng bao giờ có thật, nhưng hình như em chưa thấm được lý “như huyễn” để có thể vượt qua cơn đau này. Em rất đau, anh ơi! Em biết chúng ta không thể đi chung một con đường. Hai người hai ng
ả rẽ. Con đường anh đi thênh thang mở rộng, còn em một mình đứng lại bên bờ vực đầy những chướng duyên ngăn cản không cho em đến được bên anh. Em còn có thể chờ anh đến bao giờ? Mà chờ làm gì nữa khi điều kiện đã thay đổi. Hốt nhiên trong em, cảm nhận được rõ rằng tất cả chỉ còn một con đường duy nhất thoát khổ là phải tu tập. Cuộc đời thật mong manh, cái chết có thể đến bất cứ lúc nào… Mà anh ơi, em thực chưa muốn chết, chưa sẵn sàng để ra đi với một tâm thức bình an, rộng mở. Em vẫn còn tha thiết yêu đời, yêu người, yêu… anh, và nhất là vẫn còn muốn kéo dài mạng sống để có cơ duyên tu tậptích tụ công đức cho những kiếp mai sau. Em như một kẻ cuồng si muốn trốn chạy tình yêu mình một cách tuyệt vọng, tựa như người trốn chạy với cái bóng của chính mình. Nhưng anh ơi, làm cách nào để em có thể trốn chạy nó khi từng sát na, em vẫn sống với nó bằng từng hơi thở ra vào? Dường như chúng ta sinh ra chỉ để gặp nhau một lần oan trái rồi chẳng bao giờ còn có cơ duyên gặp lại, (chứ đừng nói đến chuyện chung đôi). Nghĩ đến đều này làm tim em muốn vỡ ra. Em muốn làm bất cứ gì để có thể thay đổi nghiệp duyên mình, mà duyên nghiệp - khi quả đã trổ - thì đã quá muộn để có thể thay đổi, nhưng em lại cứ ngây thơ, như một đứa con nít, vẫn cầu mong những gì ngược lại. Có phải chăng, em đang làm một chuyện thậm vô lý tới buồn cười là đòi nắm bắt hoa đốm giữa hư không? Mong cầu những điều không thực có, như lông rùa, sừng thỏ phải không anh?

Hôm qua, trong sự thất vọng đến tột cùng, em cuồng dại muốn buông bỏ tất cả để làm một vị ni cô áo vải, hạ thủ công phu, quyết tâm tu học để vượt qua tất cả những chướng duyên và khổ đau em đã gặp. Nhưng em đã lầm, dù có thiện chí cách mấy thì em vẫn phải trôi xuôi theo nghiệp duyên mình, vẫn phải làm những gì mà em đang làm, đã làm và sẽ làm. Vẫn phải sống, vẫn phải làm việc, vẫn tu tập như em vẫn thường tu tập, vẫn thực hành tâm bồ đề và chăm lo cho những người cần được chăm lo chung quanh em. Em không được quyền làm cho họ khổ đau. Đó là điều đi ngược lại những gì mà một người Phật tử phải làm. Không phải sao? Một việc làm căn bản của Phật tửnếu không đem lại Hạnh Phúc cho người thì đừng làm họ đau khổ đấy sao?

Nhưng anh ơi,
Em vẫn cảm thấy đau lắm! Em cần một thời gian tối thiểu để đem lại sự thăng bằng trong tâm thức hầu có thể trở về đời sống cũ. Em sẽ làm được!
Hãy đừng quên cầu nguyện cho em trong những buổi công phu.


À. Hoá ra cô bé đang bị thất tình. Cô đang đứng giữa bờ mé của đời và đạo, cô hiểu trên lý về sự vô thường, nhưng chưa thực chứng về nó nên cô vẫn còn bị khổ đau. Tôi yên lặng chia sẻ nỗi “cầu bất đắc khổ” của cô. Tôi gieo mình, hoà tan trong óc, trong tim cô, với hoài vọng tạo cho cô một sự bình an tối thiểu. Nhưng hiển nhiên tôi vẫn không làm được điều mình mong ước một cách trọn vẹn, tôi thấy những giọt lệ vẫn tiếp tục lăn dài trên má cô, thấm ướt đôi môi hồng và làm cho đôi mắt cô thêm buồn bã…

Khóc chán. Cô dùng tay áo quẹt nước mắt rồi bước vào chánh điện. Dĩ nhiên tôi cũng rón rén vào theo. Nơi đây không khí trang nghiêm tới độ tôi có cảm tưởng những bức tượng trên bàn thờ đều rất sống động. Thoang thoảng một mùi hương lãng đãng. Cô lễ Phật rồi ngồi yên, hai tay để trong lòng tựa như lối ngồi thiền, nhưng duy có điều hơi khác là mắt cô mở lớn ngắm nhìn những tướng hảo trong bức thanka của ngài Quán Âm và nghĩ đến những phẩm hạnh của ngài, nhất là lòng từ bi vô phân biệt mở rộng khắp nơi, nghĩ đến những nỗi khổ của kẻ khác và thấy được cái “khổ” cỏn con của mình quả là chẳng nghĩa lý gì. Cô ngồi rất lâu, trong tâm dần dần lắng dịu đồng thời cô có cảm tưởng hình ảnh ngài Quán Âm càng linh động hơn khi thấy những giải lụa trên thân ngài lay động. Cô chớp mắt nhìn cho rõ, hình như đôi mắt Ngài đang long lanh nhìn cô mỉm cười…


3.
Vị Sư Trẻ

Tôi lại đắm mình trong lời nguyệnhồi hướng cho cô vơi bớt khổ đau trước khi bay đi một chốn khác. Tôi bay lượn trong vườn hoa muôn sắc, trong khuôn viên nhỏ bé của ngôi chùa. Thật tuyệt vời khi thấy các đoá hoa thi nhau khoe sắc thắm trên từng mầu sắc riêng biệt của mình. Trong vườn hoa thơm ngát mùi hương lẫn mùi cỏ dại, mời gọi chàng công tử Nắng từ vương quốc Mặt Trời đang nghênh ngang đi vào chốn trần gian, cộng thêm sự góp mặt của bác Gió làm không khí trở nên sôi động tạo thêm sự chú ý của lũ Ong và bầy Bướm tấp nập ra vào. Thật là một đại hội lớn! Tôi cũng được đón chào như một vị thượng khách. Tôi đậu nhẹ trên một đoá hồng đang rung rinh, cười rúc rich với chàng công tử Nắng đầy nhiệt tình. Đóa hồng thật đẹp, thật kiêu sa, nhưng cô nàng chỉ để ý đến chàng công tử vừa đến từ mặt trời đỏ rực mà chẳng biết gì đến sự hiện diện của một loài Thiên Thần tôi nhỏ bé. Hình như tôi đang ghen. Tôi muốn bật mí cho chị Hồng biết một điều: Tôi là một “sứ giả của Hạnh Phúc” đang cưu mang trong tâm mình môt “Bồ đề tâm nguyện” là làm sao mang lại Hạnh Phúc cho mọi loài. Ý niệm ấy vừa khởi, tôi lại cảm thấy hổ thẹn khi biết rằng cái “Ngã” đang lấn lướt trong tôi. Chà! Việc gì tôi phải thanh minh với ả Hồng tôi là ai, đang làm gì? Việc gì tôi phải ghen với chàng Nắng mà với tâm thức đầy vọng tưởng là chàng đang nghênh ngang làm phách? Tôi thật tệ! Cái ngã thật đáng ghét! Tôi không thích mình xấu xí như vậy. Đã là một Thiên Thần thì không bao giờ được có ý tưởng ghen tuông… Với những ý niệm trong tâm thức như thế, tôi bỗng mỉm cười… Nắng thì muôn đời vẫn vậy, vẫn tràn đầy yêu thương, ân cần cho đi tất cả, chẳng mảy may chừa bất cứ ai. Chàng có thể cùng một lúc ân cần trải tâm mình cho chị Hồng, Hoa Hướng Dương, bụi Cúc và ngay cả những loài hoa bé tí ti mọc xôn xao như một loài hoa cỏ dại trên mặt đất vườn chùa. Hơn thế nữa, chàng còn phân thân nhiều như vi trần trên tất cả mọi nơi, mọi chốn. Chẳng phải sao, lúc nãy chàng cũng đã trò truyện, an ủi với cô bé đang khóc trước sân chùa, âm thầm sưởi ấm cho cô, đậu trên vai cô một cách yên lặng và kiên nhẫn đấy sao? Tôi chợt liên tưởng đến một loại “Tình-Yêu-Vô-Nhiễm” mà tôi đã từng được đọc qua trong một đoản văn nào đó. Có phải chăng, Chàng Nắng đang mang Tình Yêu Vô Nhiễm của mình hóa thành muôn vạn thân trải rộng trên tất cả mọi loài?

Tôi bỏ đại hội Hoa-Nắng lang thang làm “kẻ dại” đi tìm nơi vắng vẻ. Tôi bay lãng đãng lạc đường vào trong tư thất của một vị sư trẻ. Khác với sự xôn xao ngoài vườn hoa. Nơi đây thật yên tịnh. Trong phòng trống trơn, chẳng có đồ đạc gì đáng kể. Sát bên tường là một chiếc giường đơn. Đối diện là cánh cửa sổ mở rộng nhìn ra vườn hoa sau chùa, sát cánh cửa kê một bàn làm việc, trên mặt bàn có một cuốn kinh và cuốn vở mở rộng với những hàng chữ chi chít trên trang giấy. Cuối phòng, đối diện với cánh cửa ra vào là một kệ sách thấp, trên kệ bày biện một bàn thờ với tượng ngài Quán Âm rất đơn sơ. Bên cạnh bức tượng là một đoá hoa cúc còn tươi, chắc mới hái trong buổi sáng sớm, một lư hương, bảy chén nước trong và một đĩa trái cây nhỏ. Dưới đất, ngay trước bàn thờ là một bồ đoàn đã cũ. Tôi gặp vị sư trẻ đang ngồi thiền định ở đây. Không khí trong phòng thoang thoảng một mùi hương trầm thơm ngát. Không gian thật tĩnh lặng. Tôi yêu sự tĩnh lặng này quá sức và quên hẳn những vọng niệm tôi vừa có trong vườn hoa trước sân chùa. Tôi đậu trên tàn hương còn chút hơi ấm rơi vãi trên bàn thờ Phật, bắt chước lối ngồi thiền và tò mò ngắm nhìn nhân dáng của vị sư trong lúc thiền quán. Chàng còn rất trẻ. Với vầng trán rộng, đôi mắt khép hờ nhìn xuống sống mũi thẳng. Hơi thở chàng đều hoà và nhẹ như tơ… Thời gian cứ trôi qua không gian yên tĩnh trong căn phòng nhỏ, chẳng biết bao lâu, nhưng càng lúc, tâm tôi càng cộng hưởng với cái ba động tâm thức từ vị thiền sư này, tôi thấy tâm mình mở rộng, thật bình an… và kìa, thật kỳ lạ, bỗng tôi nhìn thấy giọt nước mắt từ từ lăn ra khoé mi chàng, một giọt.., hai giọt…

Ồ! Chàng cũng có nỗi buồn đấy ư? Bằng một phản xạ tự nhiên, tôi bắt đầu cầu nguyệnhồi hướng cho chàng. Nhưng lạ quá, những giọt nước mắt tôi nhìn thấy hình như không do từ một sự khổ đau nào cả. Tôi cảm nhận tâm chàng rất bình an, chính sự bình an ấy đã lây lan qua tâm làm tôi cảm thấy rất an lạc. Tò mò, tôi bỏ tàn hương trên bàn thờ mà đậu trên trán nhà sư trẻ, tìm cách hoà nhập vào tâm thức chàng…

Tôi trôi vào một vùng ánh sáng dìu dịu. Nhiều hình ảnh phụt lên, tất cả đều là những nhân, duyên đắp đổi làm thành một dòng đời xuôi chảy. Hoá ra, chàng đang tu tập về ba căn bản của đạo lộ: Sự Từ Bỏ, Bồ Đề TâmTrí Huệ Không Tánh. Thật là một điều thú vị khi tôi chợt nhận ra rằng sự tu tập về 3 căn bản của đạo lộ không phải là tu xong từng thứ một trước khi bước qua cái thứ hai, mà cả ba đều phải đắp đổi lẫn nhau, trong một có ba, trong ba có một. Trong tâm chàng đã chín muồi sự chán ngấy và không còn bị trói buộc bởi những chuyện thế gian, nhưng chính vì thế mà lòng từ bi không ngớt lớn mạnh trong chàng khi nhìn thấy các loài đều đang trôi nổi trong sự khổ đau triền miên ấy. Giọt lệ từ bi chảy ra từ khoé mắt, nhưng tâm chàng vẫn bình an, vắng lặng bởi chàng đã ít nhiều chứng được trí huệ của tánh Không… Đường tu dĩ nhiên còn dài, chàng vẫn cần trưởng dưỡng những gì chàng vừa thực chứng cho ngày càng thêm vững mạnh, sau đó chàng sẽ phải bước vào những giai đoạn của thập hạnh, thập hồi hướng rồi vào thập địa của các vị Bồ Tát…

Ồ. Thật tuyệt vời! Tôi xin tùy hỷ với công đức tu tập của chàng. Thấp thoáng, trên khuôn mặt của vị sư trẻ, một nét đẹp rạng rỡ đầy từ bi mà tôi chỉ có thể nhìn thấy qua những tấm hình của các vị Bồ Tát...


4.
Người Thương Gia

Tôi rời vị thiền sư với tâm thức nhẹ hơn tơ trời. Những tâm niệm li ti gần như biến mất. Trong tâm thức, chỉ còn một câu chú duy nhất của ngài Quán Âm. Tôi thả rơi thân mình, nương theo ánh sáng để mặc cho nó muốn đưa tôi tới đâu. Lần này tôi bay lên rất cao, nơi đây chỉ có trời xanh, mây trắng và những cao ốc hình khối. Tôi theo nắng trôi vào một căn phòng làm việc của một thương gia giầu có làm những dịch vụ hái ra cơ man những tiền là tiền. Ông quả là bận, ông bận tới độ ly café trên bàn vẫn còn đầy nhưng đã bắt đầu nguội lạnh. Nghe chừng ông vừa bị mất một dịch vụ lớn. Bảo rằng không tiếc sao được khi cơ hội làm tiền vừa vuột mất? Vừa tiếc của, vừa tức giận, giận cho đám nhân viên chẳng làm được cái tích sự gì. Ông đang bị một cơn giận hành hạ. Quả là nguy hiểm! Cơn giận đến đùng đùng như cơn bão, xoáy nghiến lấy ông làm cho khuôn mặt ông đỏ rực, tim ông đập nhanh với tỷ lệ thuận của cơn giận gia tăng. Ông không còn có thể tự chế được những hành động của mình nữa, ông hét lớn trong phone, bàn tay đập mạnh xuống bàn làm cho ly café run sợ. Âm thanh phẫn nộ bay bắn toả lan khắp phòng, thân người bé nhỏ của tôi cũng bị lộn nhào cùng những đám bụi trong hư không. Tôi cố bám chặt vào một cây viết trên bàn, nhìn ngắm cơn giận đang đốt cháy người thương gia giầu có này mà run sợ. Ông chấm dứt cuộc điện đàm bằng cách giáng mạnh cái điện thoại xuống bàn và ngồi thở dốc. Chừng khoảng một đỗi, cơn bão giận dữ của ông cũng đã giảm, nhưng hơi thở vẫn còn hổn hển, hai tay ôm đầu như cố trấn át một cơn đau. Ông vội mở ngăn kéo lôi ra một ống thuốc nốc một viên. Trên khuôn mặt, cơn giận biến thành một sự thê lương đau khổ vô cùng tận. Ông đau khổ vì tiền bạc và vật chất đang nghiến lấy ông mà chính ông không biết. Mặc dù có rất nhiều tiền, nhưng hình như ông vẫn chưa thấy đủ, ông vẫn phải chạy hụt hơi để phụng sự cho đời sống vật chất của ông. Quả là sung sướng và đầy đủ nếu không nói là xa hoa quá độ. Ông có nhiều ngôi nhà ở nhiều vùng khác nhau, nhiều chiếc xe, nhiều bà vợ, những bà vợ trẻ chỉ bằng tuổi con cháu ông. Để trả giá cho đời sống xa hoa này, ông phải làm nhiều tiền hơn nữa, phải cạnh tranh, giành giật, và phải thường xuyên bị áp lực từ mọi vấn đề tới độ loét bao tử. Tôi trộm nghĩ, dẫu ông có phải…loét thêm một vài chỗ, hay con tim thỉnh thoảng có bị …ngạt thở vì stress thì cũng vui lòng, hả hê, đáng để ông đánh đổi với đời sống đầy hưởng thụ vật chất này.

Nhưng bây giờ, ông đang ngồi đây, hai tay ôm lấy đầu. Cơn đau nơi tim làm cho ông có cảm tưởng hơi thở mình bị nghẽn lại. Mắt ông hoa lên, ông cố lấy tay ấn nút cấp cứu mầu đỏ trên điện thoại. Tiếng còi ré lên trong khi cả thân người của ông đổ ập xuống sàn. Tôi bối rối, chưa biết làm gì để giúp ông thì đã có ba, bốn người tung cửa chạy vào, rồi chỉ năm phút sau đã có một đội bác sĩ, xách những thùng cấp cứu, họ tất tả đưa ông đến nhà thương gần đó, tiếng còi hú của xe cứu thương như xé nát không gian. Tôi và đám bụi trong phòng cũng bị hút theo với đám người nhốn nháo ấy. Người thương gia đang nằm thiêm thiếp. Một chút máu rỉ ra khoé miệng. Các người cứu cấp làm những việc họ cần làm. Nhưng hình như muộn lắm rồi. Ông đã tắt thở trên con đường đến bệnh viện. Tôi đậu nhẹ trên trán ông và cầu nguyện. Suốt đời tôi chỉ có mỗi việc làm này là đáng kể. Cầu nguyện …cầu nguyện… và…cầu nguyện để có thể đem lại an vui cho tất cả mọi người…


5.
Ước Nguyện của Một Cậu Bé

Khung cảnh trong nhà thương lạnh lẽo đầy mùi thuốc trụ sinh. Các vạt nắng chỉ dám đứng nhốn nháo ngoài cửa sổ, thầm thì, chỉ chỏ. Nơi đây, đèn điện thay cho ánh mặt trời được thắp sáng trưng, nhất là những phòng mổ và các hành lang. Nhưng cũng có một vài phòng của các bệnh nhân thuộc loại “hết thuốc chữa” thì mờ ảo như một căn phòng chứa đầy tử khí. Tôi rời vị thương gia, tìm đường bay ra phố chợ thì bỗng nghe một tiếng nói của một đứa trẻ, tiếng nói nhỏ nhẹ, nửa như tâm sự, nửa như van xin. Tiếng nói như một làn gió thoảng qua tai:
- Đừng đi! Hãy ngừng lại một chút có được không?

Ngạc nhiên quá đỗi, tôi ngừng lại trước một căn phòng mở rộng, trong phòng chỉ có một đứa bé trai đang nằm bên cạnh khung cửa sổ lớn nhìn ra bầu trời xanh xanh, nơi đó, một vài đoá hoa nắng đang nhào lộn, đùa vui trong không gian. Chú bé đang nhìn chăm chú vào những đốm nắng ấy, khuôn mặt chú gầy guộc, xanh mét. Duy chỉ có đôi mắt là linh động, sáng ngời. Dường như chú đang nói chuyện với nắng:
- Một ngày kia, tớ cũng sẽ là những đoá hoa nắng như các bạn. Ôi! Thật tuyệt vời biết bao, tớ cũng sẽ bay nhảy một cách thảnh thơi, tự tại... Tớ sẽ không còn bị những cơn đau hành hạ nữa…

Nghe chú nói thế, một bé nắng chui qua khung cửa đậu trên ngón tay gầy guộc của chú đang đan vào nhau trên ngực, mỉm cười thân thiện hỏi:
- Thế đằng ấy bị bệnh gì thế?

- Ai biết được! Nhưng tớ hay bị những cơn đau hành hạ và mỗi ngày phải uống rất nhiều thuốc. Mẹ bảo, ráng uống thuốc cho ngoan để mau khỏi bệnh. (thở dài) Nhưng làm sao có thể khỏi bệnh được, hình như bệnh tớ nặng lắm thì phải. Tớ chỉ nguyện sao thân mình có thể biến thành ánh sáng cầu vồng để bay nhảy như đằng ấy thôi…

- Có phải đó là ước nguyện cuối cùng của đằng ấy không?

- Đúng vậy. (Đổi giọng, nghiêm trang như đang phát đại nguyện) Mai kia, có thể trong một kiếp vị lai nào đó, khi chết, tôi xin nguyện thân mình từ từ biến thành ánh sáng cầu vồng để nhập vào ánh Tịnh Quang…

Nói xong, dường như chú lại cảm thấy mệt, hai mắt nhắm lại. Tấm thân gầy guộc được phủ bằng một tấm mền mỏng hơi cong lại vì cơn đau. Tôi nghe chú thì thầm câu gì không rõ. Tò mò, đến gần ghé tai. Thật ngạc nhiên! Chú đang tụng chú. Câu chú rất quen thuộc mà tôi vẫn tụng hằng ngày để cầu nguyện cho tất cả những người tôi gặp trong ngày. Lòng tôi sung sướng quá, tựa như mình vừa gặp lại cố nhân. Tôi đậu nhẹ trên trán, tìm cách đọc những ý niệm trong tâm thức chú. Chú bé vẫn đắm mình trong lời tụng, nghĩ đến những người đang bị một căn bệnh giống mình rồi nguyện xin gánh nhận tất cả những nỗi khổ đau đó để họ có thể an vui. Tôi cảm động đến rơi lệ về những tâm niệm bồ tát ấy. Tôi nương âm thanh thoát ra trên đôi môi khô héo đang mấp máy cùng tụng chung nhịp với chú. Câu chú gồm có sáu mẫu tự tạo nên sáu âm thanh khác nhau. Cả hai cùng đắm mình trong từng âm thanh của sáu mẫu tự ấy… Kỳ diệu làm sao, âm thanh này nối tiếp âm thanh trước biến thành những giọt cam lồ ánh sáng lan tràn, chảy đầy vào các kinh mạnh, các giọt khí trong thân tâm của chú bé, hộ trì cho câu chú thêm vững mạnh, đồng thời rửa sạch tất cả các ác nghiệp mà chú đang gánh chịu… Độ một đỗi, tiếng tụng nhỏ dần…nhỏ dần… Hình như chú đã chìm vào giấc ngủ rất sâu….

Tôi trịnh trọng đặt trên trán chú một nụ hôn nhẹ. Tùy hỷcầu nguyện cho chú thành tựu được ước nguyện của mình…

Tôi lại bay đi nhiều nơi, nhiều chốn. Tôi gặp một thiếu nữ ngồi mơ mộng bên cửa sổ ước mong có chàng hoàng tử nào đó đến ngỏ lời cầu hôn. Một kẻ ăn xin. Một người bộ hành. Một đứa bé mới sinh được ba ngày vì thời tiết quá lạnh nên đã bị chết vì sưng phổi. Một người mẹ già sống trong khổ đau cô độcthương nhớ các con. Chúng đã lớn, đã có gia đình riêng và mải mê trong những bổn phận và công việc nên chỉ có thể thỉnh thoảng đến thăm mẹ mình một thoáng rồi thôi. Tôi cũng gặp một trẻ tật nguyền vì chiến tranh. Một anh lính trẻ, anh còn trẻ lắm, mắt môi còn đọng nét ngây thơ. Nhưng anh được dạy là phải hận thù, phải giết. Anh cầm súng, giết những người đồng loại mà chẳng hiểu rõ nguyên nhân tại sao mình lại phải làm những việc như vậy. Một lần, tôi ghé thăm trong một buổi tối đầy sao sáng. Anh nằm co tay gối đầu, nhìn lên bầu trời thăm thẳm đầy sao mà bỗng dưng nhớ nhà tới bật khóc. Anh nhớ cũng buổi tối đầy sao thế này trong một quá khứ rất gần (tưởng chừng như mới đêm qua), mẹ anh đã ngồi bên giường kể truyện cổ tích “Các - Vì - Sao” ru anh ngủ. Nay, anh trở thành một kẻ giết người mà thiên hạ gán cho anh một danh từ tao nhã khác là “Người - Lính - Chiến - Oai - Hùng”. Mai đây, anh sẽ làm một nhiệm vụ “thiêng liêng” cuối cùngkết liễu đời mình bằng cách ôm bom lao vào một đám đông người vô tội để tự sát. Càng nhiều người chết, thì nhiệm vụ của anh càng thiêng liêng, cao cả. Ôi, thật khờ khạo biết bao về những việc ngu xuẩn ấy. Tôi đã đậu trên tim anh rơi lệcầu nguyện rất lâu…

Tôi nghe được rất nhiều tiếng khóc, tiếng cười ở mọi nơi, mọi chốn… Tất cả đều rơi vào trong tám cái khổ của cuộc đời: Khen, chê, lợi, suy, vui, khổ, vinh và nhục. Tất cả đều gom vào hai chữ “Khổ - Đau”.

Tôi chợt nhớ đến vị sư trẻ mà tôi đã gặp ở ngôi chùa gần biển, nhớ đến con đường tu tập của chàng và nhận ra một điều rất hiển nhiên: Muốn thoát khổ và có thể mang lại an vui cho tất cả mọi loài thì chẳng còn một con đường nào khác ngoài sự tu tập…

Tôi vươn vai, hít vào buồng phổi một hơi thật dài và lập đại thệ nguyện…

Chiêu Hoàng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2531)
Vô ưu, Phạn ngữ Asoka, Hán ngữ phiên âm A du ca, A thúc ca, A thuật ca… dịch nghĩa là Vô ưu hoa, hoa không ưu tư phiền muộn.
(Xem: 2225)
Tu tâmtìm thấy bản tánh của tâm và sống thuần thục trong bản tánh của tâm.
(Xem: 2658)
Ajahn Lee Dhammadharo (1907–1961), là thiền sư theo truyền thống tu trong rừng của Phật giáo Thái Lan Nguyên thủy (Thai Forest Tradition).
(Xem: 2525)
“Xưa kia, ông Bạch Cư Dị hỏi Ô Sào thiền sư: ‘Thế nào là đại ý Phật Pháp?’ Ngài Ô Sào đáp: ‘Đừng làm các điều ác, vâng giữ các hạnh lành.’
(Xem: 2352)
Tu tập tâm linhhộ trì Chánh pháp là sự hướng nguyện của người học Phật và hành theo Phật và mục đích cuối cùngthành Phật.
(Xem: 2667)
Chúng ta nhiều khi đứng ở vào một tình thế khó xử, trước hai thái độ chủ trương bởi đạo Phật
(Xem: 2438)
Khi tôi viết về đề tài sống với cái đau, tôi không cần phải dùng đến trí tưởng tượng của mình.
(Xem: 3248)
Dưới hiên mưa vắng hồn khua nước Thả chiếc thuyền con ngược bến không
(Xem: 2321)
Trong kinh Tăng chi bộ (6.19, kinh Maraṇasati, HT.Thích Minh Châu dịch), Đức Phật gọi các đệ tử của mình lại và nói với họ:
(Xem: 2411)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với khái niệm vô thường, nhưng giải thoát vô tướng là gì?
(Xem: 2544)
Tánh nghe được giảng nhiều trong Kinh Lăng Nghiêm. Sau đây, chúng ta sẽ dùng vài đoạn Kinh Lăng Nghiêm để tìm hiểunhận biết tánh nghe.
(Xem: 2467)
Ngài trụ trì thiền viện Baan Taad nằm tại vùng nông thôn gần ngôi làng nơi ngài đã sinh ra và lớn lên.
(Xem: 2540)
Tội lỗi, ác nghiệp tồn tại ở trong tâm, không nằm ở ngoài thân nên tắm rửa chỉ trừ được bụi bẩn trên người mà thôi, không chuyển hóa được tâm ô uế.
(Xem: 2211)
"Một thời Đức Phật đến Uất-bệ-la, bên bờ sông Ni-liên-nhiên, ngồi dưới gốc cây A-đa-hòa-la Ni-câu-loại vào lúc mới thành đạo.
(Xem: 2579)
Trong Tăng Chi Bộ 6.19, Kinh Maraṇasati, Đức Phật gọi các đệ tử của mình lại và nói với họ:
(Xem: 3048)
Sau khi Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, bài kinh Ngài dạy đầu tiên đó là bài kinh Vô Ngôn. Cốt lõi của bài kinhlòng biết ơn.
(Xem: 2651)
Dẫu có bao công đức, Như tôn kính chư Phật và thực hành bố thí, Tích lũy qua hàng ngàn kiếp sống, Một phút sân hận sẽ thiêu hủy tất cả.
(Xem: 2710)
Bất cứ thứ gì có hình sắc đều đem đến phiền não.
(Xem: 2995)
Trong kinh Trung A-hàm, kinh Trưởng lão thượng tôn buồn ngủ[1] đề cập đến một loại phiền não thường xuất hiện trong quá trình tu tập của bất kỳ ai, đó là phiền não buồn ngủ
(Xem: 2558)
Du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, từ những năm đầu công nguyên, Phật giáo đã được tín ngưỡng truyền thống của người Việt tiếp nhận,
(Xem: 2592)
Giới, Định, Tuệ (Pāli: Tisso Sikkhā) là Tam học, cũng gọi là Tam vô lậu học – một thuật ngữ vô cùng quan trọng
(Xem: 4099)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(Xem: 2774)
Cầu Pháp có nghĩa là tìm hiểuthực hành Chánh pháp. Hiểu đúng về lời Thế Tôn dạy, thấy rõ con đường tu từ phàm lên Thánh,
(Xem: 3066)
Trên thế gian này, không có bất kỳ sự tồn tại nào mang ý nghĩa độc lập mà có thể xuất hiện, muốn tồn tại được chính là nhờ vào các mối quan hệ hỗ tương tạo nên
(Xem: 3308)
Pháp Thủ Nhãn lấy Kinh Hoa Nghiêm làm bộ sườn của sự học hỏi gọi là Lý. Thực hành theo pháp 42 Thủ Nhãn của chú Đại Bi là Sự, là nền tảng của Thủ Nhãn.
(Xem: 2290)
Trong cuộc sống, khổ đau là điều mà con người không thể tránh được: khổ do tâm, khổ do thân và khổ do hoàn cảnh.
(Xem: 2501)
“Phật chủng tùng duyên khởi” – giống Phật do duyên sanh. Không phải chỉ có tạo “duyên” là được mà phải có chủng tử (hạt giống) đã gieo trong nhiều đời nhiều kiếp.
(Xem: 2803)
Trong gần 60 năm qua, tôi đã làm việc với rất nhiều nhà lãnh đạo của các chính phủ, công ty và các tổ chức khác nhau. Qua đó, tôi thấy xã hội của chúng ta đã phát triển và thay đổi như thế nào.
(Xem: 3001)
Mới vào đề chắc có người sẽ thắc mắc tại sao một người tu sao lại nói đến chữ Tình để làm gì? Xin quý vị hãy từ từ đọc vào nội dung sẽ hiểu.
(Xem: 2870)
Viên ngọc và hoa sen Phật tánh là cái không thể hư hoại, dầu trong lửa phiền não cháy mãi của thế gian sanh tử này.
(Xem: 2608)
Khi vào nhà đạo, làm con của Đức Phật thì như trăm sông hòa vào biển cả.
(Xem: 2634)
Trong kinh Tăng Chi Bộ[1] có chép: “Một hôm, có người Bà la môn đến gặp đức Phật, ông ta bạch rằng
(Xem: 3189)
Căn cứ vào lời Phật dạy căn bản trong Kinh Nam Truyền là vào các ngày mồng 1, 8, 14, 15, 23 và 30 là những ngày trai mà người Phật tử
(Xem: 2595)
Lòng Từ không chỉ là chất liệu cho sự hạnh phúc của bản thân mà nó còn là hạt giống cho sự hạnh phúc của toàn nhân loại.
(Xem: 2271)
Này thiện nam tử, ngươi trụ trong giải thoát tự tại chẳng thể nghĩ bàn của Bồ tát, thọ những hỷ lạc của tam muội Bồ tát,
(Xem: 2388)
Để bắt đầu, trước tiên, hãy điều chỉnh động lực của mình, bằng cách nghĩ rằng hôm nay, mình có mặt ở đây để lắng nghe giáo pháp cao cả,
(Xem: 2479)
Trong sự tu hành, danh lợi là những thứ chướng ngại không dễ vượt qua. Lợi thì thô, dễ thấy và còn có điểm dừng nhưng danh thì vi tế và vô hạn.
(Xem: 2596)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2689)
Theo Phật giáo, mặc dầu có nhiều quan điểm hạnh phúc khác nhau, nhưng tất cả không ngoài hai phạm trù: hạnh phúc từ kinh nghiệmcảm thọ giác quan trong cuộc sống
(Xem: 2745)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương II, phẩm Các Hi Vọng, đức Phật dạy: “Có hai hạng người này, này các tỳ kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là hai?
(Xem: 3266)
Tiếng chuông điểm dứt Bát Nhã Tâm Kinh như hoà vào không gian tĩnh lặng khiến làn gió thoảng qua cũng dịu dàng ngân theo lời kinh vi diệu “ … Sắc tức thị không. Không tức thị sắc …”
(Xem: 2557)
Khi nhìn thấy chư Tăng – Ni xếp chân ngồi thiền định, tôi (T.Sư Goenka) nhớ lại lời dạy của đức Phật.
(Xem: 2131)
“Bấy giờ đồng tử Thiện Tài cung kính đi nhiễu bên phải đại Bồ tát Di Lặc xong bèn thưa rằng: Cầu xin đại thánh mở cửa lầu gác cho con được vào.
(Xem: 2599)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương III, phẩm Lớn, bài kinh Sở Y Xứ, đức Phật có nói về quan điểm của ngoại đạo.
(Xem: 2052)
Trước đây không lâu tôi có đọc một quyển sách của một học giả Phật giáo lỗi lạc và tôi chú ý đến nhận định sau đây:
(Xem: 2818)
Đức Phật luôn luôn nhấn mạnh vào tầm quan trọng của cuộc sống bình ổn. Ngài luôn luôn hướng dẫn nhân loại, chúng sinh hướng đến sự hòa bình
(Xem: 2905)
Một câu hỏi có thể nêu lên: Đức Phật sau khi thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, Ngài dạy bài Kinh nào đầu tiên?
(Xem: 2939)
Trong thế gian này hận thù không bao giờ làm chấm dứt hận thù, chỉ có không hận thù mới xoá tan hận thù. Đó là quy luật tự ngàn xưa. Kinh Pháp Cú 5
(Xem: 2714)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
(Xem: 2510)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với khái niệm vô thường, nhưng giải thoát vô tướng là gì?
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant