Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Vạt Nắng Sân Chùa

12 Tháng Ba 201400:00(Xem: 14402)
Vạt Nắng Sân Chùa


Vạt Nắng Sân Chùa


Chiêu Hoàng

vat_nang_san_chuaNeten Rinpoche:
Người ta thường cho thày là một vị Tulku, là tiếng để chỉ cho những vị đã từng tu tập từ đời trước và có nguyện trở lại tái sanh trong cõi người.
Do sự kính mến, ngoài cái pháp danh của thày là Neten, họ thường kèm theo chữ "Rinpoche" (có nghĩa là cao quý). Neten có phong tư rất hiền hòatừ bi, thày có nhiều Phật tử, và những buổi lễ lớn thày ban thường có rất nhiều tín chúng tới tham dự.
Năm lên bảy. Một vị sư già đi ngang và quả quyết Neten là một vị Lama đã từng tu tập nhiều kiếp, nay có nguyện tái sinh trở về cõi người này. Sư còn bảo, trong tương lai, nếu Neten chọn đi trên con đường đời sẽ là một người rất thành công, còn nếu đi theo con đường tu hành thì sẽ trở thành một vị đại đạo sư nổi tiếng. Cha mẹ Neten rất hoan hỷ khi nghe tin này, lập tức họ đưa Neten đến một tu viện lớn nổi tiếng của người Tây Tạng ở Ấn và xin cho Neten được xuống tóc, quy y. Neten nhớ rõ lòng mình lúc ấy. Thật bồi hồi, sung sướngxúc động tới độ không thể cầm được nước mắt.

Quả nhiên, thày rất thông minh, tựa như người đã từng học qua, nay chỉ ôn lại mà thôi.Thí dụ như một đoản kinh rất khó nhớ, đối với các vị tu sĩ khác cần phải một thời gian dài mới có thể lãnh hội được thì đối với Neten, chỉ khoảng vài ngày thày đã hiểu cặn kẽ và thuộc lòng.
Vị bổn sư của thày rất hài lòng về việc đó, càng quý mến và kỳ vọng ở Neten nhiều hơn nữa.
Năm mười bốn tuổi, Neten thọ giới tỳ kheo. Năm hai mươi hai tuổi, thày xong bằng tiến sĩ Phật học (sau khi đã trải qua tất cả những sự thử tháchtranh luận). Thày được hội kiến với đức Dala Lama nhiều lần. Năm ba mươi tuổi, thày bắt đầu đi khắp nơi thuyết pháp ... Danh thày nổi như cồn, tín chúng còn gọi thày bằng một cái tên Lama thân mến...

Dòng đời cứ xuôi chảy...
Một hôm, thày bổn sư muốn ủy nhiệm Neten đến trụ trì một ngôi chùa mới xây ở tận một tiểu bang xa xôi bên nước Mỹ. Tâm thày dường như không vui. Có lẽ thày không muốn xa vị bổn sư mình.
Ngoài lý do đó, hình như còn một lý do nào mà thày chưa biết rõ, chỉ thấy tâm xao động, mà sự xao động đó thày không sao dằn được. Chẳng biết điều lành hay dữ. Tối đó, thày ngồi nhập định, xem xét tìm hiểu nguyên nhân. Thày chỉ thấy một đám mây đen lởn vởn trên bầu trời. Nó mờ nhòa, không rõ. Chỉ biết sẽ có điềm họa sắp đến, mà chẳng biết đó là điềm gì. Định bụng, sáng ra thưa với thày bổn sư xin được ở lại học tiếp và xin ngài ủy nhiệm một vị khác. Nhưng, ngẫm nghĩ, nếu đó là nghiệp quả phải trả, thì cũng nên dứt khoát trả hết trong kiếp này... Vì ý nghĩ đó. Thày quyết định tuân hành bổn sư mình ..
*
Phái đoàn đi đón Neten Rinpoche ngoài phi trường gồm năm người. Ba nam, hai nữ. Họ đứng thành hàng dọc dâng tấm khăn trắng (một truyền thống của Tây Tạng khi gặp một vị Lama đạo hạnh). Thày nhận khăn rồi lần lượt quàng lại lên cổ để ban phước lành cho người dâng khăn. Tới người cuối cùng là một nữ nhân. Thầy không nhìn rõ mặt, vì nàng dâng tấm khăn lên ngang mày .
Thày chỉ nhìn thấy đôi bàn tay trắng mịn với những ngón thon dài, nhưng thày cũng nhận ngay rằng, đây chính là điềm họa cho mình. Thày hơi khựng lại một thoáng. Nhưng, tâm trở lại bình tĩnh, thày khẽ nhận khăn rồi choàng lại lên cổ nàng. Lập tức, nàng chắp hai bàn tay vào nhau, khuôn mặt nhìn xuống, lưng hơi khom lại tỏ một thái độ cung kính. Thấp thoáng, thầy thấy một khuôn mặt son trẻ, với đôi mắt đen nhánh như mắt con chim câu... Nàng khá đẹp. Nét đẹp dịu dàng của dân gốc Á. Mái tóc dài, mướt như một dòng suối. Trông nàng có một nét rất quen thuộc nào đó, nhưng tuyệt nhiên thày không nhận ra được mình đã gặp nàng ở nơi chốn nào.

Năm người đi đón thày đều là người Việt. Họ vừa líu ríu theo chân thày vừa kể cho thày nghe những sinh hoạt ở Mỹ. Ông Đoàn, người trong ban chấp hành của chùa, tường trình ngay:
- Thưa Neten Rinpoche, vì còn một vài trục trặc về giấy tờ, hiện tại chùa chưa thể xin được để thày có thể thành thường trú dân tại đây. Nhưng chúng con xin được visa, thày có thể ở tại Mỹ sáu tháng. Trong khoảng thời gian này, chúng con sẽ cố gắng xin thẻ xanh cho thày.
- Được. Chuyện ở lại còn tùy có đủ nhân duyên không. Tôi hy vọng trong thời gian ở đâỵ Mọi sự sẽ tốt đẹp...
Con đường từ phi trường về chùa cũng khá xa, mọi người nói chuyện ríu rít. Nhưng nàng chỉ dõi mắt ra ngoài cửa kính xe, nhìn dòng xe cộ chảy ngược xuôi, tuyệt nhiên nàng chẳng nói lên lời nào. Hình như nàng cũng chẳng chú ý gì tới vị thày cho lắm. Ông ta trông còn quá trẻ - nàng nghĩ - chẳng biết sự tu chứng của ông tới đâu...

Những tuần lễ kế tiếp, Neten Rinpoche ban một loạt những buổi lễ quán đảnh. Tín chúng đi dự rất đông. Vì người thông dịch từ Anh ngữ sang Việt ngữ đi xa, nên tình cờ nàng lại được bầu làm thông dịch viên tạm thời trong khi chờ đợi.
Nàng rất sung sướng vì được lựa chọn, đồng thời thật hãnh diện, vì từ hồi nào tới giờ, nàng chưa bao giờ làm được một việc gì hữu ích cho ai. Nay, tự dưng nàng lại được đề cử và nhất là được thân cận với một vị đại đạo sư đầy đủ phẩm hạnh, chẳng ít nhiều gì nàng cũng cảm thấy mình rất quan trọng.
Trong việc thông dịch, thày dành rất nhiều thời gian để giải thích thêm những danh từ Phật học nàng chưa hiểu rõ, nên nàng thường dành một ít giờ trước buổi lễ, hay những buổi giảng lên gặp riêng thày, tóm tắt ghi chép những gì thày muốn giảng. Tuy chưa làm thông dịch viên bao giờ, đôi khi gặp những danh từ chuyên môn làm nàng lúng túng, nhưng vì có được một kiến thức rất khá về Đại thừa, và nhờ sự kiên nhẫn của Neten Rinpoche, cộng với lòng mong học hỏi, trí thông minh, chịu khó của nàng nên cũng hiểu được ít nhiều những gì thày muốn nói.
Tình thân giữa Thày, trò ngày càng đậm. Khác với ý niệm đầu tiên nàng gặp Neten Rinpoche tại phi trường. Ngược lại, nàng nhận ra rằng, cái ông thày này thật đáng nể. Ông có thể đọc suốt được tư tưởng của người đối diện. Hơn thế nữa, hình như ông có thể nhìn thấy được một vài điều của quá khứ và tương lai. Nhưng chẳng bao giờ ông nói, các nhóm đệ tử biết được đều do sự tình cờ rồi họ kháo nhau thêm, từ một thành mười, từ mười thành trăm, tô điểm vị thày mình thêm huyền hoặc... Nàng bắt đầu tâm phục, khẩu phục vị sư trẻ này. Lối hành xử của nàng cũng tỏ vẻ tôn kính và yêu mến thày hơn.

Một buổi sáng. Trong sân chùa ngập nắng, thày Neten thấy nàng mặc chiếc áo dài Á đông bước vào cổng chùa, khuôn mặt rạng rỡ... Nhìn thoáng, thày có cảm tưởng nàng chính là vạt nắng đầu ngày, thày thấy lòng rung động, bàng hoàng, cảm nhận pháp giới này không phải một, cũng không phải khác, nó thật chập chùng biến hiện. Có phải chăng, người thiếu nữ kia đang "biến" thành vạt nắng hòa nhập với bản thể nhất như của vạn pháp? Thày nghiêng tâm nghe lòng mình rung động, rồi với sự phản xạ máy móc của dư nghiệp còn đọng lại trong tâm, thày vội vã bước ra sân "đón" lấy vạt nắng ấy.
Cả hai nhìn nhau. Kỳ diệu thay, thày có cảm giác mình cũng biến thành ánh nắng chan hòa, hợp với vạt nắng vừa xuất hiện thành nhất thể như nước hòa với sữa. Trong phút giây mầu nhiệm ấy, ngôn ngữ quả là "bất khả ngôn thuyết"...
Hình như người nữ cũng cùng trong một tâm trạng ngây ngất ấy. Nàng thốt lên với một giọng tràn đầy xúc động:
- Thầy…
Nàng loạng choạng muốn té quỵ, thân người mảnh mai như muốn đổ ập về phía Neten. Bằng một phản xạ tự nhiên, máy móc, thày Neten vội đưa tay ra đỡ.
Cùng lúc thày cũng đủ tỉnh thức để lùi lại một vài bước, tránh cho toàn thân nàng dựa hẳn vào mình, giọng thày lấy lại bình tĩnh, hỏi khẽ:
- Đệ tử có sao không?
Thiếu nữ ấp úng:
- Không...không...!!
Bỗng dưng… trong con ... có một niềm cảm động… tới muốn bật khóc...
Vì sự tự trọng, Nàng cũng vội vã lùi lại làm cho thân mình bị mất thăng bằng, lảo đảo. Hai bàn tay giơ ra gần chạm nhau lại bị vội vã rụt về. Cả hai đứng nhìn nhau trong suốt chiều sâu của tâm thức. Hốt nhiên, Neten Rinpoche đọc được trong ánh mắt nàng cả một khung trời vừa sụp đổ, trong đó cưu mang một nỗi đau đớn tận cùng của của sự thất vọngyêu thương...

Sau buổi sáng hôm ấy, phong tư của Neten Rinpoche hình như không có gì thay đổi. Nhưng nếu để ý kỹ, trong những hành động và cách cư xử - tuy kín đáo nhưng thày cũng dành cho nàng một sự chăm lo đặc biệt hơn, cùng với lòng bi mẫn như lúc nào cũng phủ chụp xuống nàng. Thày vẫn gặp nàng trước những giờ thuyết pháp. Nhưng có lẽ thày tránh không muốn gặp riêng nàng ở bất cứ chỗ nào trong chùa. Còn riêng nàng, gần như một huyền lực của nghiệp cũ đã chín muồi. Dần dà, nàng bỗng nhận ra một điều "khủng khiếp", nàng không thể sống thiếu thày, nàng bỗng thấy mình có một nhu cầu rất cần thiết mỗi ngày là phải được gặp thày, phải nhìn thày, nghe thày nói, ngắm thày cười, hay chẳng cần làm gì, chỉ cần phục dưới chân thày nghe thầy lần tràng hạt với những câu chú như một chuỗi âm thanh dính liền nhau không dứt. Tệ hơn nữa, trong tận cùng sâu thẳm của tâm thức, nàng khởi tâm muốn "chiếm hữu" thày cho riêng mình, cảm giác chiếm hữu ấy mạnh tới độ nàng nàng cảm thấy rất khó chịu và ghen tức khi thấy thày nói chuyện vui vẻ với những người khác. Những lúc như vậy, tâm nàng thật bồn chồn, không yên và cực kỳ đau khổ. Biết điều đó là xấu, nhưng nàng thực không thể cưỡng nổi sự ghen tuông.

Một hôm lên chùa sớm, định vào chào thày thì nàng đã thấy có một chị Phật tử khác đang trong phòng trò chuyện, chẳng biết chị nói chuyện gì mà nàng nghe tiếng thày cười hòa với tiếng cười ròn rã của chị. Buồn bã, nàng ra ngoài sau hè ngồi khóc. Khóc chán, nàng lại thò đầu vô xem chị Phật tử nói chuyện xong chưa. Vẫn thấy chị ngồi thụp dưới chân thày nói cười vui vẻ.
Nàng thấy tim mình quặn thắt lại. Nàng cũng thấy mình thật vô lý khi cứ quẩn quanh trong một ngõ cụt như thế. Trong lúc này, hình như những giáo lý của Phật mà nàng học hỏi từ bao lâu, cứ chảy trôi theo dòng nước mắt, chẳng giúp được gì cho nàng mấy đỗi...

Nhưng nỗi buồn không hẳn mãi mãi sẽ là thế. Nó chính là "mặt bên kia" của niềm vui. Đôi khi nàng được thày cho tham gia vào công việc của chùa, như việc tô những bức tượng Phật. Thật lạ, chẳng hiểu những tượng Phật đó ở đâu ra mà đầy cả bàn. Mỗi bức cao khoảng một tấc, đủ các vị Phật với những thế ngồi khác nhau. Nàng ngồi sà xuống và hỏi thày với giọng đầy khích động và ngạc nhiên:

- Ôi chao... Tượng Phật ở đâu nhiều thế. Cho con tô với nhé?

Vị thày ngước nhìn người thiếu nữ đọc được tất cả sự khích động trên đôi mắt ngây thơ của nàng, thày cười:
- Được! Nhưng chị tô có khéo không? Tô tượng cũng là một hình thức thiền địnhquán tưởng. Lại nữa, có một vài chỗ phải rất cẩn thận, không được tô lem nhem, nhất là điểm nhãn Phật thì lại càng phải khéo léo lắm!

Sợ thày đổi ý. Nàng nói ngay:
- Con làm được mà!
Nàng sung sướng vô cùng khi được ngồi bên thày như thế. Ban đầu thày cho nàng tô những phần dễ, thấy nàng tô khéo, thày cho tô phần tóc (một chút xíu phần trên trán, nơi đó nếu không khéo sẽ bị lem qua vương miện trên đầu). Nàng thích nhất ngồi tô thân thể Phật một màu vàng ròng. Tô lớp đầu không thấy vàng mấy, nhưng nếu kiên nhẫn tô lên từng lớp chồng nhau, đợi lớp này khô, lại tô thêm lớp mới cho đến khi có một mầu vàng óng đẹp như một khối vàng thật. Nàng thích tới độ mê mải làm mãi tới gần bảy giờ tối mới chịu về. Trước khi về, nàng khoe với thày "công trình" mình vừa làm cả ngày. Một tượng Phật Thích Ca, một tượng của ngài Quán Âm. Cả hai tượng đều có một màu vàng óng trông rất đẹp mắt...

Niềm hạnh phúc của nàng bị cắt đứt khi người thông dịch viên cũ trở về. Nàng không còn có cơ hội gần gũi thày nữa. Nàng nhớ thày, sự nhớ nhung kỳ quặc đến độ nàng cảm thấy hổ thẹn về mặc cảm, nghĩ rằng, mình chính là con ma nữ đến quấy rối người tu hành. Lòng nàng luôn luôn cảm thấy đau khổ và buồn sầu. Đau khổ vì biết rằng, tình yêu (nếu có) của mình chính là một tình yêu bệnh hoạnmù quáng vì nó đã đặt không đúng chỗ. Buồn sầu khi biết chắc rằng mình đã chẳng ít nhiều gì cũng đang tạo những nghiệp xấu, ác... Vì sự mặc cảm ấy, nàng thường có thái độ tránh né và không dám đến gần thầy nữa. Nhưng vì lòng nhung nhớ cứ dâng đầy, nên chẳng bao giờ nàng bỏ một thời thuyết pháp nào cả .

Một buổi chiều, sự nhớ thương gần như không còn chịu đựng được nữa. Nàng lang thang xuống phố, mua ba cành hoa Lilly trắng đem lên chùa dâng thày. Cảnh chùa vắng vẻ, nàng bước vào với nhịp tim đập thình thịch trong lồng ngực. Nàng ôm chặt ba cành hoa trước ngực như một sự chở che, ngăn cấm mình phạm tội.
Các thày nhỏ chắc đang ở sân sau chùa trồng tỉa, chỉ còn lại Neten Rinpoche ngồi trong một phòng cạnh chánh điện đang tô các tượng Phật. Nàng bước vào với một thái độ của một kẻ phạm trọng tội, mặt người nữ tái xanh, rụt rèlắp bắp:

- Con đem... dâng thầy mấy... cành hoa... Lilly... trắng...

Neten Rinpoche ngẩng lên, ánh mắt từ bi như thấy suốt được tâm tư nàng, thong thả đáp:
- Thật là tuyệt diệu. Ta đang đợi chị đến... (Rồi ngắm nhìn ba đóa hoa trắng nuốt, đôi mắt lung linh, hoan hỷ, thày tiếp). Mấy đóa hoa mới đẹp làm sao!!. Chị hãy cắm vào bình dâng lên lễ Phật.

Sau quay lại đây, ta muốn cho chị coi cái này...

Thiếu nữ líu ríu làm theo như một mệnh lệnh. Cắm những cành hoa trắng vào bình, xì xụp lạy trước những tượng Phật đang ngồi trên bệ thờ rất trang nghiêm. Chẳng hiểu sao lúc đó nàng cảm thấy xúc động lạ kỳ và nước mắt cứ tuôn như mưa... Nàng phải đợi một lúc cho tâm lắng đọng mới dám bước qua phòng bên gặp Neten. Thày nhìn nàng chăm chú. Như người đã biết rõ được vấn đề, nhưng vẫn cứ hỏi:
- Chắc chị đang gặp chuyện... khó khăn?
Chỉ chờ có thế, nàng òa lên, nức nở:
- Dạ phải. Xin thày ban bình an cho con...
Vị thày thở dài. Nhìn người nữ một đỗi rồi nắm lấy bàn tay lạnh ngắt của nàng dịu dàng bảo:
- Có những điều ta cần phải nên buông bỏ thì sự khổ đau mới chấm dứt...
Vừa nói đến đó, Neten buông tay nàng, dùng cả hai bàn tay mình ôm lấy khuôn mặt người nữ, (dưới dạng hình thức ban phép lành), rồi thày cúi xuống, thấp dần...thấp dần... cho tới khi trán của Neten đụng lên trán nàng...

Do sự gia trì của vị đạo sư. Mọi sự như được hiển bày trước mắt. Nàng nhìn thấy rõ trong một kiếp quá khứ nào đó của chính nàng. Hình ảnh người nữ đang đứng với chiếc áo cánh trắng mong manh. Trên tay cầm ba cành hoa Lilly mầu trắng nuốt. Sau lưng nàng là một khung cửa chói lòa ánh nắng với vườn hoa muôn sắc. Đối diện là chồng nàng, họ đang trao nhau những ánh mắt thương yêu. Người nữ đặt ba cành hoa lên ngực người nam nhìn chàng say đắm nói khẽ qua hơi thở:
- Anh ạ. Em nguyện sẽ đời đời kiếp kiếp được làm vợ anh và được hạnh phúc như thế này mãi mãi...

Đôi mắt người nữ ngước lên long lanh. Mùi hoa Lilly thơm ngát đâu đây...
*
Vị đạo sư buông tay, rời trán mình khỏi trán nữ nhân. Nàng xúc động tới độ bật khóc. Nàng nhớ lại tất cả như chuyện mới xảy ra hôm qua. Tim nàng run run như con chim non bị lạnh. Giọng đạo sư trầm trầm:
- Đã vài đời, vài kiếp, chúng ta từng là vợ chồng và rất sung sướng, hạnh phúc, đã từng được làm thân người, thân chư thiên, nhẫn đến có được những thân vi diệu trên từng trời Phạm Thiên và đã từng hưởng tất cả những sung sướng của cõi nhân gian này... Dẫu vậy, chúng cũng chẳng đem lại hữu ích gì mấy đỗi. Ngược lại, chúng ta cũng đã từng nhiều đời, nhiều kiếp - do sự vô minh, tham ái - mà phải chịu mang thân ngạ quỷ, súc sanh, nhẫn đến ở trong những địa ngục nóng, lạnh để phải chìm nổi trong luân hồi và thọ nhận tất cả những khổ đau. Nay, cơ may trở lại được thân người, tôi lại được gặp em, dẫu trong một hoàn cảnh hoàn toàn đổi khác, nhưng đó cũng là cơ may cho chúng ta gỡ những nghiệp quả từ kiếp trước. Sao em không nhân cơ hội có được thân người hiếm quý này tu tập cầu giải thoát? Sao cứ phải cam chịu loanh quanh trong luân hồi tạo thêm ác nghiệp? Hạnh Phúc ư?
Thế nào là Hạnh phúc? Nếu lấy cái Hạnh phúc của trần gian này để làm niềm vui thì cái niềm vui ấy thật bọt bèo, dễ vỡ...

Vị đạo sư đứng lên. Ông mở tung cánh cửa sổ trông ra vườn. Nắng vẫn còn lung linh trên những đóa cúc vàng hắt lên những ánh sáng cuối cùng của ngày tàn. Ánh sáng bên ngoài tràn vào căn phòng bắt đầu tối làm thành một viền sáng quanh thân ông. Ông quay nhìn người thiếu nữ vẫn còn đầm đìa nước mắt thong thả nói rõ từng tiếng:
- Phải. Em vẫn còn vướng với tôi một lời nguyện ước. Thảo nào lần đầu tiên gặp em ở phi trường, tôi đã nhận ra được nét thân quen. Nhưng thực tâm tôi không muốn đòi, bởi mọi sự đều đã thay đổi.
Tôi đang đi trên con đường tìm kiếm chân Hạnh phúc cho mình và cho người. Trong tôi, vẫn có tình yêu dành cho em, nhưng tình yêu tôi nay không còn ngừng trên một đối tượng, mà là trên toàn thể pháp giới...
Từ sau buổi sáng tôi đón em như một "vạt nắng sân chùa", em luôn luôn hiện hữu trong tôi, là một điểm sáng, một sự thanh khiết, cao quý nhất. Em đi cả vào trong những buổi cầu nguyện của tôi. Tôi luôn nguyện em cũng sẽ đạt được chân Hạnh Phúc ấy. Muốn vậy, em nên xả bỏ tất cả. Có những điều ta cần phải nên buông bỏ thì sự khổ đau mới thực sự chấm dứt...
Thiếu nữ òa khóc. Nàng nghe trong tim một sự rạn vỡ...
Trong cơn đau đớn tận cùng, nàng cảm nhận được tình yêu rộng lớn của vị đạo sư dành cho mình. Nàng hiểu rất rõ rằng nàng không còn một một sự chọn lựa nào khác. Người chồng năm xưa nay đã đổi hướng đi, không còn muốn đi chung với nàng trên con đường xưa cũ, mà ở đó, Hạnh Phúc hay Đau Khổ đều tùy thuộc vào sự vô thường, bèo bọt của kiếp người.
Nay, nàng cũng phải thay đổi, nàng phải đi tận cùng nỗi khổ đau để vươn lên, để có thể trở thành một "dải nắng thênh thang".
Nơi ấy, nàng sẽ gặp chàng ở đó...

CHIÊU HOÀNG


Lời đính chính của Tác Giả Chiêu Hoàng

về bài viết Vạt Nắng Sân Chùa.


Kính thưa các vị đạo hữu,

Truyện Vạt Nắng Sân Chuà là một câu chuyện hư cấu với những nhân vật không có thật. Nội dung câu chuyện chỉ là để nói lên một “Tình Yêu vô nhiễm” của một vị đại đạo sư đã chứng đắc Bồ Đề TâmTrí Huệ Không Tánh, cùng sự thành công của Ông đã cảm hoá người đệ tử mình, vì còn rơi rớt lại một ít nghiệp duyên nào đó từ những kiếp rất xa xưa, đã chuyển tình đời thành tình đạo cho cô. 

Nhưng không ngờ là có sự trùng tên của một vị Đại Đạo Sư Tây Tạng nên tác giả đã thấy trên nhiều websites, đã có người tự ý đăng hình vị đại đạo Sư Neten Rinpoche lên. Điều đó làm cho nhiều người đọc có cảm giác đó chính là câu chuyện thật của Ngài và đó là một điều KHÔNG ĐÚNG SỰ THẬT

Còn bản thân tác giả chưa từng gặp mặt hoặc được nghe giáo pháp từ vị đại đạo Sư Neten Rinpoche và cũng chưa từng biết gì về cuộc đời của Ngài cả, thì không lý gì những người khác lại tự ý đăng tải hình ảnh của Ngài mà không hề kiểm chứng lại với chính tác giả một cách nghiêm túc trước khi đăng như thế. 

Xin yêu cầu tất cả các websites đã đăng Truyện Vạt Nắng Sân Chùa kèm theo với những hình của Ngài Neten Rinpoche thì xin lấy xuống để tránh khỏi đoạ ác đạo và để tránh cơ hội cho những người, đọc mà không hiểu ý và nhân đó xuyên tạc bài viết. 

Lành lắm thay...

Kính

Chiêu Hoàng

 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17207)
Hình tướng của thời sơ tâm vẫn còn mường tượng. Dòng sông nọ. Mái chùa xưa như vết mòn thời gian lặng mờ trong dĩ vãng... Nguyên Siêu
(Xem: 15224)
Có một năng lượng diệu kỳ nào đó đang lan tỏa trong cơ thể của cô! Cô cảm thấy người mình như vừa thoát khỏi cơn ác mộng, tâm hồn nhẹ nhõm và bình yên hơn.
(Xem: 16288)
Theo quan điểm của Đạo Phật, một người, một đối tượng hay ngay cả một thời điểm nào đấy được diễn tả như 'thiêng liêng' khi nó không bị nhơ uế hay nhiễm ô bởi tham lam...
(Xem: 14989)
Nếu có điều kiện, chùa cần phải hòa nhập với cảnh trí thiên nhiên. Vườn cảnh quanh chùa nếu khéo phối trí có thể làm tăng vẻ u nhàn, thanh thoát, trang nghiêmthiền vị.
(Xem: 17315)
Pháp thoại của HT Thích Nguyên Siêu với đề tài Duy Ma Cật vào lúc 6: 00 pm ngày Thứ năm 8/12/2011 cho Hội Đồng Huynh Trưởng Cấp DŨNG và Cấp TẤN Hoa kỳ... Tâm Đăng
(Xem: 16923)
Tường thuật buổi giảng kinh Duy Ma Cật của HT Thích Nguyên Siêu cho huynh trưởng GĐPT cấp Tấn ngày 9/12/2011 - Tâm Minh
(Xem: 19711)
Thầy là tất cả như bông hoa cỏ nội mây ngàn, núi cao biển rộng hàm tàng đại thể như nhiên...
(Xem: 15075)
Cung điện Potala bắt đầu được xây dựng vào năm 1645 dưới thời Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, phải mất 50 năm mới hình thành quy mô như hiện nay gồm Hồng cung và Bạch cung...
(Xem: 16119)
Tỉnh! Trong thiền thất của vị sư già, tỉnh! Tỉnh như ngọn đèn dầu yên tỉnh. Sáng mà không lay. Cháy mà không chao động... Nguyên Siêu
(Xem: 14055)
Y phục của người xuất gia cũng gây nhiều sự chú ý của giới nghệ thuật, chiếc áo cà sa đã đi vào văn học dân gian, im đậm vào văn hoá và tư tưởng con người.
(Xem: 12761)
Những sự vật đều nằm trong tiến trình của sự trở thành để rồi tan rã. Như thế một vật có tính chất tạm thời thì không thể cho chúng ta hạnh phúc thật sự...
(Xem: 12857)
Cũng một mùa xuân trong sáng đẹp đẽ như hôm nay nhưng là một mùa Xuân xa xăm lắm, một vị Quốc vương có tiếng nhân từ vui vẻ, ngự giá về các làng mạc thôn xóm...
(Xem: 12516)
Chúng ta đến đây là tiếp xúc cho được với niềm vui và nỗi buồn của một triều đại, của một ông vua, để từ đó có thể tiếp xúc được với niềm vui, nỗi buồn của chính mình trong kiếp sống con người này.
(Xem: 13502)
Một hôm, Ðức Phật cùng đệ tử vào thuyết pháp trong thành La Duyệt Kỳ, lúc ra về gặp chành thanh niên đang lùa một bầy bò vừa ăn no, chúng nhảy vọt vào húc nhau...
(Xem: 13707)
Bên trời sương mù đã tan hẳn. Vầng thái dương ẩn hiện sau áng mây thua, chiếu ánh sáng huy hoàng trong khoảng không gian trong tạnh...
(Xem: 13923)
Bước đi trong chánh niệm, chúng ta sẽ tiếp xúc được những sự màu nhiệm của cuộc sống. Từng bước chân thiền hành đã cho tôi tiếp xúc được với đất trời vào Thu...
(Xem: 14311)
Ngày xưa, thuở đức Phật còn tại thế, một hôm có người mẹ ôm xác con tìm đến đức Phật để khóc lóc và xin cứu sống cho đứa con của bà vừa mới chết...
(Xem: 12684)
Sau lễ tiễn đưa Phật và các thầy Tỳ kheo trở về tịnh xá Kỳ Hoàn, vua A Xà Thế cùng với đình thần trở lại nội cung để dự buổi yến thân mật...
(Xem: 13830)
Sau khi kính cẩn chắp tay hình búp sen, tôi quyết định chụp một tấm hình bên cạnh Đức Phật Như Lai. Và cùng với đó là ước nguyện nụ cười luôn nở trên môi mình...
(Xem: 13853)
Hôm nay theo thứ lớp khất thực Ðạo sĩ A La phải đặt chân vào một chiếc cổng cổ kính, nhưng không kém phần tráng lệ và mỹ thuật của một thương gia...
(Xem: 13729)
Con người không nên đổ thừa hoàn cảnh, mà phải có cuộc cách mạng tinh thần phổ cập trong xã hội với giá trị đạo đức Phật giáo để tháo những gỡ vướng mắc trong đời sống hiện tại.
(Xem: 13411)
Ngày mùa đông chúng tôi rủ nhau ra khu rừng chồi nho nhỏ cạnh khu nhà ở mướn của chúng tôi để hái hoa, hái trái dại về cắm bình hoa nhỏ...
(Xem: 16052)
Khi còn đi học, anh nghe chuyện kể rằng: Có nhà thám hiểm đi lạc vào bộ lạc của tộc người hung dữ. Người tù trưởng muốn mượn cớ giết anh để tỏ rõ sự khôn ngoan trước bộ tộc.
(Xem: 16142)
Chùa Từ Đàm từ quốc nội đến hải ngoại - HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 13856)
Xây dựngcủng cố một dòng chính văn hóa để đất nước tiến lên mà không mất gốc không hỗn loạn, đẹp mà dễ thương đó cũng là trách nhiệm của trí thức đương thời.
(Xem: 16789)
Đám lá dừa bắt đầu xào xạc, mùi mưa ẩm ướt xộc vào nhà qua mấy cánh cửa đang mở toan hoang. Tiếng mưa rào rào to dần như đã đến ngay cạnh bờ mương...
(Xem: 14369)
Sự bình an trong đời sống chưa bao giờ bỏ rơi người. Nó chỉ bị che lấp bởi những điều vụn vặt tầm thường. Để tìm lại sự bình an đó, người phải lau rửa, dọn dẹp lại bên trong người.
(Xem: 13075)
Cuộc đời ba trải dài theo năm tháng với bao biến cố bởi sóng gió cuộc đời; như dòng sông quê mình quanh co, uốn lượn mà mỗi khúc sông là một dòng chảy khác nhau...
(Xem: 13505)
Tôi bước lên đồi. Choáng ngợp trước một rừng hoa đại xum xuê rộng lớn. Những gốc cây sù sì, gân guốc tua tủa như đôi tay lực sĩ mạnh mẽ vươn cao. Biển trời bao la.
(Xem: 13476)
Con mèo mù nhìn là động lòng thương tâm, trắc ẩn! Gương mặt non nớt yếu ớt với hai hốc mắt dính lại, đi đứng liêu xiêu. Mỗi lần cho ăn, mình phải bế nó để lên bàn...
(Xem: 17579)
"Cái kiếp con người: Sinh lụy tử". Đó là điều chắc chắn. Nước mắt đã nhỏ xuống quá nhiều cho cái vòng tròn khép kín này.
(Xem: 13216)
Từ những chiếc lá xanh non cho đến lúc úa tàn héo rũ, đã trở thành quy luật thay đổi mất còn của tạo hoá.
(Xem: 14008)
Nếu mai là ngày cuối của cuộc đời tôi sẽ nói với bạn hãy nhìn tôi mà chiêm nghiệm và suy ngẫm một chút về cuộc đời này nhé, bạn ơi! Hãy sống có ích cho chính bản thân mình...
(Xem: 12622)
Sư ông bảo rằng: “Tiếng chuông đại hồng ngân lên không phải chỉ có chúng ta nghe được mà chư vị Bồ tát, Hộ pháp cũng đều nghe thấy. Tiếng chuôngcông năng siêu thoát...
(Xem: 12563)
Người biết yêu điều tốt ghét điều xấu là người biết phục thiện; người biết phục thiện thì dễ tiếp thu đạo lý giác ngộ; người biết tiếp thu đạo lý giác ngộ thì dễ thực hành tự tri...
(Xem: 12811)
Cảm khái từ một bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc, Paul và gia đình vận động mọi người ngày thứ Hai không dùng thịt, như là một phương cách làm chậm lại sự biến đổi của khí hậu.
(Xem: 13012)
Dù là một kẻ ăn mày, những kẻ hèn mạc thấp nhất trong xã hội thì họ cũng có quyền sống và khao khát được sống. Ai tước đoạt quyền ấy của họ thì cũng có ngày sẽ phải trả giá...
(Xem: 15443)
Mỗi đêm trong sự thực tập Phật Giáo của tôi, tôi cho và nhận. Tôi nhận sự nghi ngờ của người Trung Cộng. Tôi tặng lại niềm tintừ bi.
(Xem: 15220)
Hãy quán hơi thở! Hơi thở luôn ở đây cùng chúng ta. Đức Phật đã dạy chúng ta thực hành thiền định về hơi thở, điều này cũng rất hữu ích như thiền định về chánh niệm.
(Xem: 13533)
Con về ngồi bên chân mẹ ngắm nhìn đôi chân xưa nhiều năm tất bật với đôi dép nhựa quanh năm. Bàn chân nứt nẻ đau rát mà mẹ đâu quản.
(Xem: 12905)
Đức Phật vì lòng thương con người nên chỉ rõ con đường Chân thật, tìm lại tâm mình trong những sóng gió khổ đau, biến đổi, mà tìm thấy được Chân thường trong Vô thường...
(Xem: 14318)
Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
(Xem: 14597)
Những ai đang đi trên lộ trình tâm linh và những ai muốn sống hòa hợp với người khác thì việc phát ngôn với sự hiểu biếtthương yêu là điều rất quan trọng.
(Xem: 13037)
Đời sống không chỉ là bung ra, thổi tốc mảnh tâm, đi truy tìm tự ngã trong một chốn sơn khê nào đó, hay trong những đô thị sầm uất, trong một cõi hoang vu...
(Xem: 12323)
Cái tạo nên giá trị làm người ở trong xã hội là nhân cách. Có nhân cách lớn (nhân cách tự-do-tinh-thần) là do có trí-tuệ-nhân-văn cao, có trí-lương-tri trong sáng...
(Xem: 13823)
Giữa đô thị ồn àophồn hoa, giữa nhịp sống náo nhiệt và vội vã, ta đi tìm riêng một khoảng lặng bình yên...
(Xem: 15192)
Với Phật giáo, sự hình thành và tồn tại của mỗi sự vật hay hiện tượng đều do nhân duyên. Duyên hợp thì sự thành, duyên tán thì sự tan.
(Xem: 21531)
Là một người Phật tử, Steve Jobs đã rất tinh tế khi sống lời Đức Phật dạy bằng cách cố vượt ra khỏi sự bức bách của tám nhân duyên ám ảnh trần thế...
(Xem: 14680)
Mặc dù thiền định là kỷ luật tôn giáo chính được thực hành bởi các Phật tử gốc Mỹ, nghi thức tụng niệm là một phần quan trọng của nhiều cơ sở thiền định.
(Xem: 14975)
Cần phảisức mạnh để nhận thức rằng chính nỗi sợ hãi và sự vị kỷ mới gây ra tức giận. Và cần phải có kỷ luật để thiền định về ngọn lửa đang hừng hực cháy của lòng sân hận.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant