Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phiền NãoĐau Khổ - Gốc Rễ Của Giải Thoát

04 Tháng Tư 201400:00(Xem: 12289)
Phiền Não Và Đau Khổ - Gốc Rễ Của Giải Thoát


PHIỀN NÃO VÀ KHỔ ĐAU

GỐC RỄ CỦA GIẢI THOÁT 


Thiện Ý

 

Có bao giờ bạn tự hỏi: Nếu cuôc đời không có phiền não, khổ đau chúng ta có cần tìm con đường tu giải thoát hay không? Theo quan niệm thông thường thì ai trong chúng ta cũng tìm kiếm con đường đưa đến hạnh phúc và tránh né lối nào dẫn đến khổ đau. Nhưng trên thực tế mấy ai trong chúng ta hoàn toàn thành tựu được vậy! Đa số thường than phiền luôn bị khổ đau vây khốn, còn hạnh phúc thì hiếm hoi như nắng hạn trông mưa. Mình luôn muốn hạnh phúc được lâu bền, nhưng đa phần nó bị đứt đoạn vì phiền não luôn xen vào. Như vậy, hạnh phúc chỉ xuất hiện khi phiền não, khổ đau hoàn toàn vắng mặt. Nói thế để thấy được sự ‘thiếu thực tế’ khi ai cũng trông chờ, hy vọng, tìm kiếm một hạnh phúc hoàn toàn mà không bao giờ phải hứng chịu khổ đau. Sở dĩ, tôi cho là thiếu thực tế vì dù muốn dù không chúng ta ai cũng đều phải kinh qua khổ sầu, từ kẻ sang giàu đến người nghèo khó, và rất có thể từ đây cho đến ngày nhắm mắt! Điều muốn nói ở đây là làm sao chúng ta chuyển hóa chúng để đạt được mục đích giải thoát của mình.

 

Hoa và Cỏ trong Đất Tâm

Tôi quan niệm rằng mỗi khi tiếp xúc với phiền não, khổ đau là mình vừa tìm ra được thêm những đầu mối, gốc rễ giúp mình giải thoát. Nhờ những phát hiện này, tôi mới có dịp thấy rõ sức mạnh của phiền nãovô minh trong tôi. Như phương pháp đức Phật đã chỉ dạy trong Tứ Diệu Đế: trước hết, mình nhận diện khổ đau (khổ đế) và nguyên nhân của nó (tập đế), sau đó, mình xem căn bệnh này có trị được hay không (diệt đế) và phương cách nào để trị (đạo đế). Rõ ràng, những phiền muộn, ưu phiền, lo âu, sân hận, ganh ghét, đố kỵ, thất tình, lục dục, v.v.. là những tâm hành sinh ra những hạt mầm khiến đau khổ đâm chồi, và cũng chính những hạt mầm này nếu bị hủy diệt thì hạnh phúc, an lạc sẽ nảy sinh. Hễ chừng nào những hạt mầm xấu được chăm nom, tưới tẩm thì những khổ đau, phiền não sẽ mọc rể ăn sâu. Gốc càng lớn, rể càng sâu, thì càng khó mà diệt trừ. Trong kinh Trung Bộ số 64 - phẩm Đại kinh Man đồng tử, Phật dạy về 5 hạ phần kiết sử (thân kiến, nghi, giới cấm thủ, tham dục, và sân), là 5 sự buộc ràng khiến chúng ta không thể thành tựu được các quả vị từ tu-đà-hoàn đến a-la-hán. Chỉ khi nào chúng ta tự mình cởi trói, triệt tiêu 5 món buộc ràng này, thì mới thực sự được giải thoát. Trong đời sống hàng ngày, vì luôn bị những tâm hành phiền não quấy nhiễu, thay vì chánh niệm và tỉnh thức để chúng tự hủy chúng ta lại tưới tẩm, nuôi dưỡng chúng. Thử tưởng tượng xem nếu tâm ta là một mảnh đất thì hiện những hoa màu nào đang mọc mạnh nhất trong ta? Tất nhiên là những hoa màu do chúng ta chăm nom, nuôi dưỡng.

Mulla Nasruden quyết định trồng một vườn hoa. Ông ta sửa soạn khoảng đất và gieo hạt của nhiều loại hoa đẹp mà ông thích lên trên đó. Nhưng khi chúng mọc lên cao, vườn hoa của ông lại mọc đầy những hoa dại lấn lướt những loại hoa đẹp ông đã chọn. Ông ta đi tìm hỏi những người làm vườn kinh nghiệm khắp nơi nhờ chỉ cách diệt loại hoa dại này, và đã thử mọi phương pháp học được, nhưng đều vô íchCuối cùng, ông bèn đi đến tận thủ đô để xin sự hướng dẫn của người làm vườn trong hoàng cungTuy nhiên, mọi cách thức ông ta dạy, như những phương cách khác Mulla đã thử qua, đều thất bại. Họ ngồi bên nhau trầm ngâm, suy tư một hồi lâu và sau cùng người làm vườn của hoàng cung nói, “Vậy tôi đề nghị anh hãy học cách yêu thích chúng thì hơn!” Cũng vậy, từ đây cho đến ngày lìa khỏi thế gian này chúng ta sẽ còn phải đối diện với phiền não và khổ đau. Nếu lỡ chúng ta đã trồng nhiều hoa dại trong vườn tâm thì chính chúng ta phải học cách yêu thích chúng như Mulla Nasruden đã làm hoặc tìm cách triệt tiêu những hạt mầm hoa dại ngay từ bây giờ. 

 

Phiền Não tức Bồ Đề

Có một câu chuyện kể rằng: Một người kia vừa mới chết và được sinh vào một nơi thật là xinh đẹp, bao quanh với mọi thứ lạc thú không thể nào tưởng tượng được. Một người bận áo choàng trắng đến đón chào anh ta và nói, “Ngài có thể có mọi thứ ngài muốn - thức ăn, khoái lạc, mọi thứ giải trí.”

Anh ta thật là sung sướng, và cả ngày anh ta thử hết tất cả những món mà anh ta đã mơ ước khi ở trần gian. Nhưng một ngày kia, anh ta đâm chán với tất cả mọi thứ, và cho gọi người hầu đến, và nói, “Tôi chán hết mọi thứ ở đây rồi, tôi cần một việc gì đó để làm. Ông có việc gì cho tôi làm hay không?”

Người hầu buồn bả lắc đầu, rồi đáp, “Xin lỗi ngài. Đó là điều duy nhất chúng tôi không thể thỏa mãn yêu cầu của ngài. Không có việc làm gì ở đây cho ngài cả!”

Nghe người hầu trả lời xong, anh ta bèn nói, “Thật là hay chưa! Tôi chẳng thà sinh vào địa ngục.”

Người hầu bèn nhẹ nhàng đáp, “Vậy ngài nghĩ ngài đang ở đâu đây?”

 

Qua câu chuyện trên, chúng ta nghiệm thấy rằng: khổ đau tức hạnh phúc hay phiền não tức bồ đề. Nghĩa là, muốn thành tựu bồ đề chúng ta phải thấu hiểu phiền nãophiền não, khổ đau vốn là ‘mặt trái’ của tâm bồ đề. Do vậy, việc đối diện, tiếp cận, hay kinh qua những phiền não là điều không thể tránh được nếu chúng ta muốn giác ngộ, giải thoát. Thật là một điều không tưởng khi chúng ta chỉ muốn đạt được giải thoát, giác ngộ mà không phải chịu khổ đau, phiền não. Thế nhưng, thật là oái oăm thay chúng ta chỉ muốn tu tập làm sao để đừng bao giờ bị khổ đau quấy rầy, chỉ muốn theo đuổi con đường nào đưa đến hạnh phúc, giải thoát, và an lạc mà không phải đương đầu với những phiền toái của thế gian! Chúng ta thường nghe và hiểu về con đường ‘Trung Đạo’ mà đức Phật đã dạy, nhưng mình thì cứ theo đuổi và trông mong một con đường ‘Độc Đạo’ để tu ‘cho dễ’!

 

Đi tìm Giải Thoát trong Phiền Não, Khổ Đau

Nếu quán chiếu sâu xa chúng ta thấy rằng trong hạnh phúc có mầm khổ đau và, ngược lại, trong khổ đau có mầm hạnh phúc. Điều quan trọng là thái độ của chúng ta khi đối diện với khổ đau hay hạnh phúc. Như Rita Barber đã khéo léo diễn tả ý trên qua đoạn văn sau: 

“Tôi có thể xem việc con gái nửa đêm chạy vào phòng là một hành động quấy phá giấc ngủ của tôi, hoặc xem đó là một hành động kêu cứu xin dỗ dành, nhận thức được rằng đây là một khoảnh khắc trong cuộc đời của cháu cần sự vỗ về vì cháu bị ác mộng.

Tôi có thể xem việc con gái tôi đào bới những hạt giống mà tôi vừa trồng như là một hành động phá phách, hư hỏng, hoặc là một hành động tò mò tìm hiểu của trẻ thơ muốn tìm hiểu xem cái gì hay ai đã khiến cho hạt giống thành cây.

Tôi có thể xem việc con gái tôi từ chối mặc bộ đồ tôi chọn như là một hành động không vâng lời, hoặc là một ý muốn được tự chọn lựa.

Tôi có thể xem việc dạy con gái tôi như là một sự thách đố khó khăn, hoặc là một người thày dạy tôi cách sống.

Tôi có thể xem việc kêu khóc um sùm của các con như là một sự chống trái đáng bị phạt, hoặc là những bước khởi đầu để tôi học biết cách thương lượng và sống chung hòa bình với người khác.

Nhiều lần tôi cảm thấy bị thử thách để làm một bà mẹ hiền, nhưng hơn tất cả mọi thứ, tôi cảm thấy mình có phước và trọn vẹn hơn tất cả những thứ có thể mua được trên thế gian này, và thực sự vinh dự vì vị thiên thần nhỏ này đã chọn tôi làm mẹ, và đồng thời là học trò và cũng là thầy giáo của cháu.

Tôi có thể xem việc có đứa con này là một món nợ kiếp trước hay là một món quà vô giá của trời cho. Khi nhìn con, tôi thấy thượng đế.

Đồng tiềnhai mặt, nhưng dù tôi được mặt nào, tôi đều là người chiến thắng.”

Thái độ sống của Rita Barber cho chúng ta một cái nhìn tươi mát vào những hiện tượng, hoàn cảnh xảy ra trong cuộc sống hàng ngày và mình đã phản ứng ra sao đối với chúng. Đơn giản qua cách nhìn và những tình cảm (cảm thọ) của chính mình, chúng ta đã mở rộng vòng tay đón chào, hoặc hất hủi, ghê sợ chúng. Như vậy, hiện tượng khổ đau, phiền não không phải hoàn toàn đáng sợkinh hãi. Chúng chứa đựng những cảm giác bất an, bất như ý, bực giận, khó chịu, v.v.. và v.v.. nhưng chính những yếu tố này lại là những nguồn kích thích khiến ta vươn lên và tìm lối giải thoát, tự do. Thiếu chúng, chúng ta như thiếu đi ‘nhân tố hay động lực cần thiết’ để khiến mình phấn đấu, đứng dậy để làm người. 

Xin nhớ rằng: chính nhờ những trải nghiệm khổ đau chúng ta mới đánh giá đúng đắn và hiểu thấu giá trị đích thực của hạnh phúcan lạc như chính bản thân đức Phật đã kinh qua. Những ngày sống trong nhung lụa, kẻ hầu người hạ đến những năm tháng khổ hạnh cực cùng, đức Thế tôn đã nhận chân được giá trị của cả hai thái cựcsung sướng và khổ đau. Từ đó, Ngài không còn thấy khổ đau hay sung sướng là những trở lực cho công phu tu tập của Ngài. Ngược lại, Ngài xem chúng chính là nguồn hứng khởi để luôn tinh tấn trong con đường tìm giác ngộgiải thoát. Có thể nói, chính sự trải nghiệm qua hai thái cực này mà đức Thế tôn đã tìm ra con đường Trung đạoRõ ràng, chúng là nền tảng, gốc rễ giúp đức Phật tìm ra chân lý giải thoát. Nói vậy để cùng nhìn nhận rằng phiền não, khổ đau không hẳn là kẻ thù truyền kiếp của chúng ta; cũng như sung sướng, hạnh phúc không phải lúc nào cũng là bạn hiền muôn thuở. Vì nếu thiếu một trong hai, việc tìm kiếm con đường giác ngộgiải thoát của chúng ta sẽ không thể nào thực hiện được.

Thiện Ý

San Jose, California

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3223)
Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không.
(Xem: 3299)
Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không.
(Xem: 2894)
Học pháp là công việc quan trọng của người con Phật nếu muốn đạt được mục đích tối hậu của sự giải thoát.
(Xem: 3375)
Lắng nghe là một kỹ năng căn bản để kết nối cộng đồng. Lắng nghe để hiểu mình, hiểu người, để trút bỏ những ưu phiền, lạc quan vui sống, xây dựng xã hội tốt đẹp.
(Xem: 3705)
Pháp mang lại an bình, là nơi trú ẩn và hạnh phúc cho thế gian. Nếu thế giới bị tước đoạt Pháp, chúng ta không thể tìm thấy bất kỳ sự bình an nào ở đâu cả.
(Xem: 3530)
Vô Tầm Vô Tứ Định là nền tảng cơ bản của tất cả các loại Định trong Thiền Phật Giáo gồm chung cả ba hệ: Nguyên Thủy, Phát Triển và Thiền Tông.
(Xem: 3513)
Thiểu Dục là muốn ít; Tri túc là biết đủ. Muốn ít là đối với cái chưa có, mà vì nhu cầu, mong cho có.
(Xem: 2853)
Nói đến “Tâm” ai ai cũng hiểu được liền liền, nhưng đi sâu vào vấn đề là việc khác. Theo tôi được biết có nhiều người thường nói “Tâm” là (trái tim) có gì đâu mà diễn bày.
(Xem: 3529)
Theo nhà Phật thì trong kiếp này, có người “ở hiền” nhưng lại không được “gặp lành”, nguyên nhân là bởi họ phải “trả” những thứ đã “vay” ở trước đó!
(Xem: 3048)
Bồ tát là người tu tánh Không, ở trong tánh Không nhưng có lòng bi khi thấy chúng sanh vì không biết tánh Không nên điên đảo vọng tưởng
(Xem: 3561)
Kính số 52 Bát Thành có đoạn viết về sơ thiền một cách ngắn gọn như sau: “Ở đây, này Gia chủ, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ”
(Xem: 3368)
Lời cầu nguyện được đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn của Tây Tạng sáng tác, Vinh Danh và Nguyện Cầu Tam bảo Đại Bi: Đức Phật, Giáo Huấn, và Cộng Đồng Tâm Linh.
(Xem: 3363)
Cổ nhân có câu “họa tòng khẩu xuất” như muốn cảnh tỉnh, khuyên răn người đời chớ để cho cái miệng mình nói năng tùy tiện, lung tung mà có lúc tự rước họa vào thân!
(Xem: 3784)
Từ thuở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, có thể ai cũng từng được nghe những câu nói đại loại như: “Nếu không nói được gì tốt đẹp thì tốt nhất nên im lặng”.
(Xem: 3866)
Nếu kẻ nào cố ý tạo nghiệp, Ta nói rằng kẻ ấy phải thọ lấy quả báo. Hoặc thọ ngay trong đời hiện tại, hoặc thọ vào đời sau.
(Xem: 3248)
Trong Kinh Như Thị Ngữ (Itivutthaka), Đức Phật nói: "Tất cả những công đức mà ta thực hiện ở trên đời góp lại cũng không bằng công đức của sự thực tập Từ Quán.
(Xem: 3575)
Đức Phật khuyên ta mỗi ngày cần quán tưởng đến năm điều. Tất cả chúng ta đều biết những điều ấy, nhưng ta thường dễ quên.
(Xem: 3271)
Chủ đề khá nhạy cảm đã dẫn dắt vô số người trong quá khứ cũng như hiện tại; Phật tử cũng như tín đồ các Tôn giáo hiện nay ...
(Xem: 3108)
Trong Kinh Như Thị Ngữ (Itivutthaka), Đức Phật nói: "Tất cả những công đức mà ta thực hiện ở trên đời góp lại cũng không bằng công đức của sự thực tập Từ Quán.
(Xem: 3131)
Nếu bị người khác làm tổn thương, bạn vẫn cần yêu thương họ, nếu người khác khi dễ bạn, bạn phải tha thứ cho họ đấy gọi là rộng kết duyên lành.
(Xem: 4537)
Tuệ Trí của Đức Đạt Lai Lạt Ma là một phần trích từ xuất bản trước đó của quyển Năng lực của Từ bi
(Xem: 3525)
Quán niệm vô thường là một trong những nội dung tu tập căn bản của người Phật tử. Mọi sự mọi vật quanh ta luôn vận động, biến đổi từng phút, từng giây.
(Xem: 3076)
Xung quanh các hiện tượng mê tín dị đoan “có tổ chức” diễn ra gần đây, đã có nhiều ý kiến trái chiều về “con đường tu tập” với những...
(Xem: 4407)
Bụt đã từng sống với hàng ngàn vị khất sĩ túc trực xung quanh. Bụt cũng đi, cũng ngồi, cũng ăn cơm với những vị nam và nữ khất sĩ khác nhưng Ngài luôn an trú trong sự tĩnh lặng.
(Xem: 3343)
Chúng ta ai ai cũng biết, trong cuộc sống hiện tại đương thời, bây giờ là thời buổi khoa học đương thời đi lên.
(Xem: 3921)
Căn bản đời sống của chúng ta là đi tìm sự hạnh phúc và tránh né sự khổ đau, tuy nhiên điều tốt nhất mà ta có thể làm cho chính bản thân
(Xem: 4483)
Theo quan niệm của Phật giáo, Khổ (zh. 苦, sa. duḥkha, pi. dukkha) là cơ sở quan trọng của Tứ Diệu Đế.
(Xem: 3744)
Thoạt nhìn thì tánh Khôngtừ bi có vẻ ngược hướng nhau, vì tánh Không nhắm đến một thực tại tuyệt đối còn từ bi thì lại hướng về một thế giới và chúng sanh vô thường, tương đối.
(Xem: 3181)
Trong nền văn hóa của chúng ta, mọi người rất khó khăn để hướng sự yêu thương tử tế đến với chính bản thân họ.
(Xem: 3451)
Ngồi lắng lòng lại để cảm nhận từng hơi thở trong ta, nghe những thanh âm của cuộc sống và nghĩ về cuộc đời của những người ngoài kia,
(Xem: 3053)
Trong xã hội Ấn Độ thời cổ đại, vị trí người phụ nữ hãy còn thấp kém. Tôn giáo và các giáo phái đương thời không đồng tình cho người nữ xuất gia.
(Xem: 3251)
Trong đời sống thường nhật, nếu muốn được tự do tự tại tất phải thực hiện bằng được hai nguyên tắc “thiểu dục” và “tri túc”.
(Xem: 3719)
Theo lời Phật dạy, nhân quả là một định luật mang tính tất yếu. Gieo nhân lành thì được hưởng quả lành, tạo nhân ác thì chịu quả báo ác.
(Xem: 3717)
Phật dạy: “Không có gì là ngẫu nhiên”. Dường như nó cũng là một sự sắp xếp tưởng như vô tình mà lại hữu ý để loài người nhận ra những điều quan trọng, điều gì đó lớn hơn con virus...
(Xem: 3293)
Đã có quá nhiều bài trên các trang mạng nói đến chính giáotà giáo. Đứng góc độ nào để phân biệt chính và tà?
(Xem: 3175)
Theo Phật giáo, nghiệp là hành động có tác ý, chủ ý của thân (Kāya, 身), khẩu (Vacī, 口), ý (Mano, 意).
(Xem: 3150)
“Lại nói: Ta vừa khởi một tâm thì nó đã thuộc về quá khứ. Tâm ta chưa khởi mới gọi là vị lai. Chẳng phải tâm vị lai tức là tâm quá khứ, tâm hiện tại lại ở tại chỗ nào.
(Xem: 3087)
Phàm ở đời, những ai muốn xây dựng sự nghiệp lớn, đều phải có đức nhẫn nhục để vượt qua bao lần thất bại mới đạt được thành công.
(Xem: 3499)
Giữa tâm điểm đại dịch COVID-19 diễn ra một cách phức tạp trong đời sống thực tiễn không chỉ ở nước ta mà khắp cả các nước trên hành tinh này,
(Xem: 3344)
Muốn ít và biết đủ tiếng Hán gọi là “Thiểu dục-Tri túc”. Đây là hai khái niệm Phật học được đề cập nhiều trong Kinh tạng, Luật tạng cũng như trong Tạng vi diệu pháp.
(Xem: 3323)
Một người khi sắp mạng chung, hành trang để đi đến đời sống khác chắc chắn không phải là tiền bạc, danh vọng mà đó chính là nghiệp thiện hay ác của chính mình.
(Xem: 3386)
Dzongsar Khyentse Rinpoche lấy phim làm một ví dụ cho lời dạy của Đức Phật về luân hồi, niết bànbản thân đời sống.
(Xem: 3860)
Đức Phật nói rằng không thể có một đời sống tâm linh chân chính nếu không có một trái tim rộng lượng.
(Xem: 3368)
Giữa tâm điểm đại dịch COVID-19 diễn ra một cách phức tạp trong đời sống thực tiễn không chỉ ở nước ta mà khắp cả các nước trên hành tinh này,
(Xem: 3723)
Thật là một thảm họa khi tôi dự khóa tu thiền lần đầu tiên. Lưng tôi yếu sau nhiều năm ngồi gù lưng trước máy tính và ...
(Xem: 3372)
Muốn ít và biết đủ tiếng Hán gọi là “Thiểu dục-Tri túc”. Đây là hai khái niệm Phật học được đề cập nhiều trong Kinh tạng, Luật tạng cũng như trong Tạng vi diệu pháp.
(Xem: 3426)
Theo Tứ phần luật thì nguyên nhân Phật chế định sự an cư là do nhóm sáu người gọi là lục quần Tỳ kheo thường du hành trong nhân gian,
(Xem: 4398)
Người Á Châu không ai là không biết đến hoa Sen. Vì Á Châu chúng ta có khí hậu ấm áp, nhất là những xứ như Ấn Độ, Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan, Lào, Cam Bốt, Việt Nam, Trung Quốc và ngay cả Đại Hàn hay Nhật Bản, hoa Sen vẫn thường nở khoe sắc thắm vào mùa Hè nắng ấm.
(Xem: 3415)
Cơn mưa phùn đêm qua còn đọng nước trên đường. Gió thu đã về. Lá vàng theo gió lác đác vài chiếc cuốn vào tận thềm hiên.
(Xem: 4420)
Ấn Độ có nhân vật huyền thoại là Duy-ma-cật; Trung Quốccư sĩ Bàng Uẩn; Việt Nam có Thượng Sỹ Tuệ Trung.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant