Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thời mạt pháp, pháp có mạt?

15 Tháng Chín 201300:00(Xem: 6140)
Thời mạt pháp, pháp có mạt?

THỜI MẠT PHÁP, PHÁP CÓ MẠT?
Nhụy Nguyên

 

Trong sáu nẻo luân hồi, nếu không tinh tấn tu luyện hẳn nhiều người còn phải “ghé vào” ở các kiếp kế tiếp. Phật thấy được quá khứ vị lai, thấy được tương lai của Pháp mình đã giảng sẽ còn lại những gì. Phật thấy sự suy đồi nhân tâm. Thấy một bộ phận người (trong đó có tôi) sẽ dùng lý trí để phân tích, thậm chí thẩm định lời Phật, hiểu lệch và hiểu cạn. Phật Pháp vốn đại quang minh tạng; sáng hay tối tùy thuộc và sự hiểu và hành ở mức độ nào của mỗi sinh mệnh. Thời còn tại thế Phật dạy đệ tử: “Này Ananda, những ai sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một pháp gì khác, những vị ấy, Này Ananda là những vị tối thượng trong hàng Tỷ-kheo của Ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi.” (Kinh Trường Bộ, bài Kinh Đại Niết Bàn). Đức Phật từng chia mốc thời gian của Pháp như sau: thời Chính Pháp (1.000 năm) - Tượng Pháp (1.000 năm) - Mạt Pháp (10.000 năm)... Theo lịch Đông phương, thời Mạt Pháp đã qua một ngàn năm đầu tiên.

Thực chất Pháp mạt là dosự vô minh thông qua thân, khẩu và ý nghiệp đã khiến lời Đức Thích Ca truyền giảng bị “sử dụng” lệch chuẩn. Kỳ thực dưới hào quang tỏa rạng của Pháp, vô lượng chúng sinh vẫn miệt mài trực chỉ nhân tâm, chân trần vững bước qua biển mê.

Nếu ánh quang minh của Phật qua gần 3 ngàn năm nay đã mờ, sao vẫn sản sinh ra rất nhiều những vị Sư đắc đạo. Thời Lý - Trần được xem là hưng thịnh nhất của Phật giáo Việt Nam. Dưới triều Lý có Thiền sư Từ Đạo Hạnh (1072 - 1116); với minh chứng rõ ràng cho thấy vua Lý Thần Tông chính là hóa thân của ông. Thời Trần có Phật hoàng Trần Nhân Tông, con người thứ 2 sau Phật đưa ra một thông điệp ngàn đời: áo bào không thể cao quý hơn tấm cà sa; ngay cả vua, người ngồi trên đống vàng, trên thiên hạ, người ngồi trên mọi sự hưởng lạc, là người tiêu xài không thiếu thứ gì song khó thể… tiêu nghiệp. Chưa nói đến chuyện, vua, cũng là người có nguy cơ tạo nhiều nghiệp nhất. Viên mãn hơn là 2 sư đắc đạo để lại toàn thân xá lợi ở chùa Đậu. Rồi chúng ta còn có vị Bồ tát khiến nhân loại “quỳ gối” trước trái tim vĩ đại - đó là Thích Quảng Đức. Nhìn ra thế giới, Giáo sư Alexander Berzin (người từng là thông dịch viên cho Đức Đạt Lai Lạt Ma) cho biết, có khoảng một nghìn dòng lạt ma hóa thân đã được xác định. Những vị hóa thân, một phần ra được ngoài Tam giới, tức họ đã nhập Niết Bàn và nay nguyện trở lại cứu vớt chúng sinh. Nói cách khác, họ là những đệ tử chân truyền xuất sắc của Phật, nối dài thêm vào danh sách một vạn hai ngàn năm trăm vị đắc quả La hán thời Phật còn tại thế. Kinh Hoa Nghiêm dạy rất rõ ràng về vô số những vị Bồ tát hóa thân làm “người thường” có mặt ở các ngành nghề trong xã hội thuộc mọi thời đại âm thầm và “tuyệt mật” độ cho những chúng sanhcơ duyên. Chính họ là những minh chứng xương thịt cho thấy: Phật Pháp vẫn nguyên xưa. Ngay đến thời Diệt Pháp, Phật cũng tiên liệu Pháp chỉ còn 4 chữ “A Di Đà Phật”. Nhưng 4 chữ ấy chính là sự “gói gọn” của Pháp giới. "Niệm A Di Đà Phật đến thuần thục thì những giáo lý chí cực của Tam Tạng mười hai bộ kinh cũng đều nằm trong ấy cả. Một ngàn bảy trăm công án, mấu chốt hướng thượng cũng nằm trong ấy cả. Ba ngàn oai nghi, tám vạn tế hạnh, Tam Tụ Tịnh Giới đều nằm trong ấy cả" (Ngẫu Ích đại sư Pháp ngữ). Vậy nên,“Đạo Phật cần những cá nhân Phật tử biết suy tư, biết phân tích, biết tự tìm hiểu rồi xác nhận sự hiểu biết của mình, ngang qua sự hành trì, kinh nghiệm cá nhân. Đạo Phật không cần đến những đoàn người theo đạo Phật, theo một cách ồ ạt mù quáng, theo một cách thụ động nhắm mắt, hay tự mình bóp méo xuyên tạc đạo Phật theo tà kiến dục vọng của mình”; “đạo Phật là đạo đến để mà thấy, chứ không phải đạo đến để nhờ người thấy hộ, đạo của người có mắt (Cakkhumato), không phải đạo của người nhắm mắt, đạo của người thấy, của người biết (Passato Ajànato), không phải là đạo của người không thấy, không biết (Apassato Ajànato)”. (Chánh pháphạnh phúc - HT Thích Minh Châu). 

Phật Pháp thấm nhuần khắp vạn vật cỏ cây, không gì không bao hàm. Bất cứ con người làm gì, nghĩ gì đều nằm trong Pháp; nếu nằm ngoài chính là mê lầm đang dẫn lối. Con người đó dẫu tốt đến mấy, sâu sắc đến mấy, bất quá cũng chỉ là một công dân hạng bét trong quá trình “tiến hóa” thành Phật. Tiền tài danh vọng, tham dục là quả bóng vàng luôn bày sẵn trước nhục nhãn. Với người tu họ sẽ quán đến khi quả bóng ấy thành bóng bay, trương phình và nổ. Cái không. Bình lặng lần trở về chân Tâm. Người không tu sẽ kiễng chân tìm cách với tay nắm bằng được; ngay sau đó liền xuất hiện thêm quả bóng vàng khác to hơn nặng hơn, đặt cao hơn, tiếp tục mê dụ người đời.

Hãy thử nghĩ: có một người tốt chuyên giúp đỡ kẻ khác. Kẻ được giúp đỡ thoát nghèo, rồi kha khá, rồi giàu, trong suốt giai đoạn phát đạt tịnh tiến ấy hầu như tuần nào cũng đến xin xỏ, người tốt có bực mình? Đương nhiên. Người tốt sẽ, một là đuổi kẻ lợi dụng lòng tốt đó, hai là tự dời chỗ khác. Dõi vô chùa chiền. Không phải tất cả song phần lớn người cúng dường đều muốn xin một cái gì đó lớn hơn số vật chất họ cúng, xin thứ mà tiền không mua được (ví như nghiệp nạn họ phải gánh chịu do tự thân tạo tác). Hoặc giả người trắng tay, đến chùa chỉ để quỳ trước tượng Phật xin thoát cảnh bần hàn, xin được trúng số, vân vân. Thiết nghĩ, nếu khoa học chế tạo ra bộ máy đặt phía sau tượng Phật thâu âm những lời nguyện; số người xin có được mái nhà khỏi dột để an tâm học Phật, xin được khỏe mạnh để giúp người khác, nguyện cho kẻ thù bớt hại người, thuần tâm dưỡng tính, xin cho không có chiến tranh… sẽ chiếm tỉ lệ quá khiêm tốn so với người xin trăm nghìn thứ liên quan đến thụ hưởng - cái mà Phật không thể đáp ứng ngoại trừ chỉ ra con đường họ phải đi để thoát nghiệp. Thế nên nếu kẻ nguyện không chân thành, không hiểu đúng bản chất của Phật, thì “ông Phật” trong họ là giả. Nếu họ hiểu Phật, thay vì xin xỏ hãy làm đúng theo lời kinh răn dạy, nghĩ đến người khác trước lúc nghĩ đến lợi ích của mình thì tự khắc Phật tánh xuất hiện. Chúng ta biết, ngay đến đệ tử giỏi thần thông bậc nhất của Phật là ngài Mục Kiền Liên, khi thấy mẹ đội chậu máu đứng trên bàn chông cũng không thể phá rào nhân quả mang mẹ khỏi địa ngục. Mà ông phải quay về dương gian - theo lời Phật dạy: nương nhờ thánh lực của 10 phương tăng cộng trú vào ngày lễ Tự tứ đồng lòng cầu nguyện, mẹ ông mới được sanh lên cõi trời Đao Lợi.

Thời mạt quá trọng nghi lễ, khiến cho việc hành chuyên môn giảm xuống. Không ai muốn phủ nhận việc thi hành một số lễ trước lúc người quá cố về chín suối. Người đạo lực cao, họ có thể hướng dẫn linh hồn vững tin bước vào con đường sáng ở kiếp sau. Việc tụng kinh sẽ động viên hương linh thêm phần chánh niệm. Đến là Phật nếu siêu độ thì người được nhận cũng chỉ sinh lên cõi trời Đao Lợi là cùng. Như tôi chưa hề soi thấu kiếp mình, thì việc tụng kinh sám hối giùm ai với tâm vọng động ngã chấp không chừng lại khiến linh hồn thêm phần hoang mang lầm lạc. Suốt đời tâm hiểm, lúc chết đâu dễ “nhờ ai” có thể giải nghiệp! Có chăng ở phút hấp hối, nếu họ nhận diện lỗi lầm, hồi hướng nương theo Hương bát nhã, tịnh niệm Phật và được nhiều người cùng hộ niệm may ra Phật lực hút khỏi Ta bà. Ở Tây Tạng hiện vẫn tồn tại tục điểu táng, có khi họ chặt khúc người chết cho chim ăn; ở sông Hằng có tục thủy táng (để người tu thấy được sự vô thường của xác thân). Hợp vệ sinh môi trường và nhân văn hơn, trong Di chúc, Bác Hồ cũng mong muốn nước ta có nhiều lò thiêu thay vì địa táng. Ngay trong nước, cùng sự chết song ở một số nơi thuộc miền Bắc thường đưa đám trong vòng ba ngày kể cả ngày mất, còn ở phía Nam có nơi người chết để vài tuần, thối rữa… trên mặt đất! Phật giáo đã khai thị chí lý điều này: chỉ cần thật yên tĩnh trước, trong và sau lúc mất ít nhất 8 tiếng, sau đó mới đụng chạm đến người quá cố; tốt hơn thì trước lúc mất khuyên họ đừng tơ vương cõi trần quyến thuộctrụ tâm niệm Phật cầu vãng sanh về Cực lạc. Làm trọn điều này còn lo chi đến ngày giờ tốt xấu. Tại sao khổ chủ đợi cho kỳ được ngày giờ tốt nhất mới táng người quá cố thân yêu. Trong lúc người dương hoàn toàn có thể giúp bằng cách làm thật nhiều việc thiện rồi nguyện dành cho người âm. Đó là điều có ích nhất mà họ sẽ nhận được từ chúng ta.

Cúng bái là "trò chơi" cuồng tín trong xã hội phong kiến Ấn Độ. Nguyên thủy Phật không đề xướng đi cúng mà chỉ đến giảng pháp, thọ trai tại gia nếu được mời. Phát sinh việc này cũng không hẳn sai. HT Thích Trí Quảng từng dạy: “Thầy cúng cũng có cái hay của họ, khi có người qua đời, hay có người bất an, tất nhiên cũng phải nhờ đến thầy cúng. Tôi quý trọng thầy cúng khi thấy họ chịu cực tụng kinh dẫn vong trong các tang lễ”. Cái sai ở người thực hiện. Để yên lòng người chết (hay yên lòng người sống), nếu là một gia đình nghèo, có khi không đủ kinh phí cúng cấp. Ngày xưa Đức Gô Ta Ma nhận đệ tử ở bất cứ đẳng cấp xã hội nào. Bình đẳng tuyệt đối. Ăn không phân biệt thứ gì được cúng dường, ngủ bất cứ nơi đâu trong rừng hay trên núi. Đoàn giáo sĩ hàng ngàn người của đức Buddha xưa hoan hỷ an cư trong khu rừng của hoàng tử Jeta xứ Kosala trao tặng. Nay có chùa lớn lại chỉ an trú dăm người, ít mở Pháp hội, nên không tránh khỏi chùa ấy trở thành nơi “thờ Phật” chứ không phải “học Phật”. Việc này đặt lên vai những nhà chuyên tu trong chùa đó gánh nặng nghìn vạn cân, khi không những tu cho chính mình mà còn hồi đức cho các thí chủ. Lão Hòa thượng Quảng Khâm, người gần như chỉ ngủ ngồi; là một minh chứng sinh động cho việc liễu thoát sanh tử, một tấm gương ngọc bích không tì vết, là bậc thầy tâm linh vĩ đại của bất cứ người tu thuộc pháp môn nào, đã nói: “Phật pháp khôngmạt pháp, mà “người” thì có mạt pháp - Người không biết kính Phật trọng pháp. Người già thì đặt Phật pháp tại chỗ mạt nhứt của các sinh hoạt - đặt sau tiền tài, sắc đẹp, danh tiếng, ăn uống, ngủ nghê, lại đặt sau “trà dư tửu hậu”, đặt sau “nhân tình thù tạc”. Người mà đem tính trọng yếu của việc học Phật đặt vào chỗ tối mạt là người của thời đại mạt pháp. Nếu là người kính trọng Phật, trọng pháp thì mãi mãi là người của thời đại pháp!”

Đạo Phậthiển bày chân tướng vũ trụ nhân sinh. Trên không gian địa cầu có nhiều cảnh giới khác nhau cùng tồn tại. Đơn cử không gian của người âm. Con ngườitrung tâm. Vậy điều trọng yếu ta phải trang bị là gì nếu trước hết không phải triết lý nhân sinh. Triết lý nhân sinh chính là phần nền tảng trong đạo Phật, nêu ra một cách chi tiếtsinh động về các tầng không gian tâm linh. Có xa vời chăng? Có hay không cõi âm? Đất nước chúng ta có hẳn một viện nghiên cứu về vấn đề này. Một nhà ngoại cảm uy tín, bằng khả năng có được “từ cõi chết trở về” đã nói chuyện với hơn mười nghìn liệt sĩ, những tưởng thừa lý do đục bỏ ba chữ “chết là hết” cùng một dấu chấm than chạm khắc trên tấm bia chấp thủ của bao người. Gần đây, nhà ngoại cảm qua sự tiếp xúc với người âm đã thấy sự nhiệm màu: sống không tu tập, chỉ có đạo Phật là bè cứu sinh. Trong một đại lễ cầu siêu, nhà ngoại cảm thấy Thượng Dương hoàng hậu do sân hận với Nguyên Phi Ỷ Lan nên sau ngàn năm vẫn chưa “siêu thoát”, còn chen lấn cùng chúng sinh bốc cháo cùng đồ vãi cúng.

Để người âm được siêu thoát, người trụ lễ cầu siêu nhất thiết phải là minh tu, là Hòa thượng, bậc đắc đạo chứng quả… Siêu thoát ở đây, thiết nghĩ phải bỏ trong ngoặc kép, bởi siêu thoát đúng nghĩa phải là thoát luân hồi ra ngoài Tam giới. Có thể ví sự siêu thoát trên như một cán bộ tại cơ quan nọ trước làm việc trong căn phòng tối tăm chật hẹp, ẩm mốc, nay được chuyển tới gian phòng thoáng đãng hơn; đó cũng có thể là tầng trời thấp! Mỗi cảnh giớithời gian khác nhau. Chúng ta biết các liệt sĩ được tiếp chuyện với nhà ngoại cảm, sau mấy chục năm họ vẫn ở “tuổi hai mươi”, vẫn không già. Biết đâu ở cõi ấy, một năm chỉ bằng một ngày ở cõi dương. Đời Hán có Lưu Thần và Nguyễn Triệu một lần lên núi Thiên Thai hái thuốc gặp tiên nữ, phải lòng liền cưới làm vợ. Nửa năm (ở cõi trời) chợt nhớ trần gian da diết nên quyết định xuống thăm bà con họ hàng, đâu ngờ chẳng còn ai. Ngẩn ngơ hỏi han mới biết người thân giờ thành thiên cổ bao đời. Thượng Dương hoàng hậu sau hàng ngàn năm, nhà ngoại cảm cũng thấy bà “như cũ”. Như vậy có thể người âm sau nhiều năm (ngồi chưa ấm chỗ) họ vẫn chưa đến thời điểm chịu nghiệp quả tạo tác ở đời hoặc họ đã nhận chịu sự thống khổ vô biên nhưng “bất khả lộ”, hay họ chưa phải đầu thai vào các nẻo trong lục đạo. Gần giáo lý Phật hơn, chính là do chấp nê thân mình; đó chỉ là sự tác động của thần thức, là “ảo”. Còn trong bổn tánh khônglinh hồn; thấp hơn thì chết rồi chúng ta sẽ bị thức/nghiệp dẫn đầu thai; lại chấp một thân mới, sống và chết đi; nếu (hồn) họ chịu tới chùa nghe kinh nghe pháp, chịu niệm Phật khắc sẽ thâm nhập vào một cõi nào đó không tệ, rút ngắn thời gian cập bờ Tịnh độ. Các nhà ngoại cảm nói chung chưa thể nhìn thấy cảnh giới của địa ngục, ngạ quỷ, a tu la… (phải người chứng Đạo mới thấy). Họ chỉ mới thấy cảnh giới Thân trung ấm và “những vấn đề xung quanh”. Điều này cũng là hạn chế lớn khi soi vào định luật nhân quả, rộng hơn là không tránh khỏi khiến nhiều người hiểu sai chân Pháp; ngay cả người thân của Phật cũng không ngoại lệ. Vào thời điểm xảy ra chiến tranh, Ngài Mục Kiền Liên xuống trần gian hốt dòng họ Thích vào bát mang lên trời lánh nạn. Cuộc chiến chấm dứt, Ngài xuống lại trần gian đổ bát ra thì thấy… toàn máu!

Đạo Phật hàng ngày nhắc nhở nhân loại hãy thức tỉnh. Bộ óc con người thật vĩ đại, ai uyên bác không chừng nạp được hết thảy kiến thức liên mạng; chỉ trừ Phật pháp. Mức độ nghiêm trọng hơn, nhân loại gán cho đạo Phậttôn giáo. (Chữ giáo gắn sau Phật phải mang nghĩa giáo dục mới đúng, chứ không phải giáo thuyết. Đạo Phật không mang nghĩa giáo chủ thần quyền! Kinh Nền Tảng Đức Tin viết:(1) Chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong kinh điển hay sách vở; (2) Chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết. Phật chỉ giảng ra những gì mình thấy lúc đại triệt đại ngộ. Ai nghe rồi hãy hành trìtự chứng xem có đúng không? Không đủ duyên thì tự bỏ Phật, không văn bản nào ràng buộc. Từ thời điểm 500 vị chứng quả A la hán đầu tiên do tổ Ca Diếp tập hợp làm chứng cho việc chép lời Phật thành Kinh, (hễ một trong 500 vị ấy bảo lời này không đúng của Phật lập tức phải bỏ ra) cho đến nay đã rất nhiều người “giấu mặt’ chứng Thánh quả, vẫn chưa ai “giải thiêng” một câu Kinh. “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành” - câu nói của thầy giáo Thích Ca Mâu Ni nhẹ như mây khiến những người tu cúi lạy vạn lần còn mang ơn trọng.

Mỗi cảnh giới gần như là sự đặc định từ vũ trụ. Nếu cõi người không cần pháp luật trị ác nhân thì vũ trụ cũng đâu cần tạo ra các tầng cấp để ân sủng Phật. Phật thấy chúng sinh quằn quại trong địa ngục, nhớp nhúa quăng quật trong cõi bàng sanh, giằng xé nhau trong cõi ngạ quỷganh đua tham đắm trong cõi người nên đã cùng các Bồ tát xuống cứu vớt. Nếu thấy được công ơn vô lượng của các Ngài, sẽ không một ai lại kêu “sao cuộc đời lắm bất công oan trái!” Con người không chịu tu để vói tay “lên trời” nên cứ đinh ninh “nho còn xanh quá”. Một người nông dân nghèo họ thường ăn cơm vào buổi sáng lấy sức làm lụng, cơ may được lên phố nhận việc công sở lương bổng kha khá thì chuyển qua dùng bún cháo. Sau một thời gian dư dả họ lại tìm đến những quán ăn xa xỉ, dẫn đến tình trạng tìm kiếm “cảm hứng” cho vị giác. Một người tu, nhờ năng lượng từ thiền định thanh lọc tâm tịnh sáng, một thời gian họ thấy không còn nhu cầu điểm tâm sáng; chuyên tâm miên mật hơn người tu nhập thất hàng tháng hàng năm trời không ăn uống. Người nông dân (trở thành cán bộ) kia sẽ không hề chạm tay được vào niềm hạnh phúc vô bờ của người tu (trở thành thiền sư) khi gần như dứt cái sự ăn uống. Từ Thú tánh họ tập chuyển về sống với Pháp tánh, Phật tánh; niềm an lạc sanh từ dứt phiền não, ngũ dục lục trần - những thứ mà người phàm càng cố khoanh vùng hưởng thụ càng thấy bất lực khi thời gian dành cho sự tỉnh thức dần ráo cạn.

Con người - chủ nhân của trái đất lẽ nào lại phớt lờ căn cốt triết lý nhân sinh?! Không tin đời sau là không muốn biết căn cốt triết lý nhân sinh. Không tin nhân quả báo ứng là không muốn biết căn cốt triết lý nhân sinh. Không tin luân hồi sinh tử là không muốn biết căn cốt triết lý nhân sinh. Không tin nếu tu tập đúng theo lời dạy của Phật sẽ trọn vẹn hết khổ đau là không muốn biết đến cốt tủy triết lý nhân sinh, v.v. Con người lẽ nào muốn trang bị tất cả những triết lý khác trước rồi mới trang bị triết lý nhân sinh? 

Con Người tin sâu triết lý nhân sinh nghĩa là tin sâu lời Phật, sẽ không còn nghĩ ác, không còn hành vi bất thiện, dẫu cho sự nghĩ và hành vi ấy không ai nào biết đến. Kinh Hoa Nghiêm, phẩm mười hai có chép: “Đại hải Long Vương lúc làm mưa/ Có thể phân biệt đếm từng giọt/ Ở trong một niệm biết rõ ràng”. Hàng ngày ta vẫn giấu những việc xấu - gọi là nghiệp, và khoe khoang việc tốt, những việc liên quan đến từ thiện - gọi là đức. Mới chỉ Đại Hải Long Vương thôi trong một niệm đã thấu rõ bao giọt mưa trong trận mưa, huống hồ. Phật trong một niệm biết bao nhiêu lá rụng trong rừng. Tựa như lúc ta đóng ngoặc kép dòng tên một người nổi tiếng cho vào google rồi enter, trong một giây cho ra hàng triệu kết quả. Phật thấu suốt đức nghiệp của hết thảy chúng sinh. Những việc xấu ngay cả mới khởi ý niệm vi tế thôi đã có trung tâm xử lý nhân quả ghi lại.

Sau 7 ngày thiền định dưới cội Bồ đề, Phật chứng quả đầu tiên Túc mạng minh - thấu tỏ những đời quá khứ vị lai. Cuộc đời một sinh mệnh trong Tam giới như sợi dây giăng ngang trời với vô vàn nút thắt, mỗi nút đánh dấu một kiếp, quãng giữa các nút dài ngắn tùy thuộc vào số mạng. Con người nói chung phải bám vào quả địa cầu quay tít mù và luôn trong cảm giác lo sợ run tay mỏi gối văng vào các nẻo thấp thua. Đệ tử của Đức Phật, nhiều cư sĩ đều có một gia đình cần lo lắng, một số nợ cần trả, một sự nghiệp (đã lỡ mang vào) cần hoàn thành ở mức tương đối... Làm việc, âu cũng rất cần thiết cho sự khảo nghiệm tâm tính. Đời là trường tu. Xã hội loài người đang phát phì bởi tích quá nhiều nghiệp. Ta còn nhúng tay vào việc đời ắt còn có nguy cơ làm tổn hại đến nhiều người. Người tu chân chính, ít nhất họ sẽ không đụng chạm đến lợi ích của ai, đã là quý lắm rồi. Người ta làm việc có lương cao, lại chi cho bản năng hưởng thụ mất quá nửa. (Mà, hưởng thụ là tạo nghiệp). Một người tu lương tháng ít ỏi song bản thân cần chút ít đã sống tốt sống khỏe, dư dả giúp đỡ người khác mà bản thân lại ít tích nghiệp. Không ít người tu tại gia, khi đến con cháu chơi, mang nào chén bát xoong nồi; trong lúc nếu thật tâm đoạn cá thịt, chỉ cần chén bát rửa sạch cũng được. Người tu nên biết chấp vào cái gì dẫu là sở đắc, cái đó sẽ trở thành chướng ngại; và ở phương diện này đòi hỏi người không tu cũng nên có cái nhìn rộng lượng hơn. Một gia đình ăn chay trường, đã bị hàng xóm dè bỉu “giả bộ ăn chay để che đậy keo kiệt”; rồi là “chắc chúng gây tội quá nặng nên mới ăn chay trường”. Có người cứ gì ăn nấy không khen ngon cũng chả chê dở, liền bị rủa “đã ăn chay còn thèm mặn ngọt", kỳ thực người này đạt đến tâm không phân biệt, một trình độ tâm linh không tồi. Lại không chừng có những vị Bồ tát hóa thân trước mặt chúng ta lại chẳng biết, đem lòng khinh khi thật lỗi trùng trùng.

Tu là cốt giải thoát luân hồi sinh tử, đạt Niết Bàn. Người không học Phật cứ cứng nhắc Niết Bàn ở tít tận mây xanh. Niết Bàn - từ tia nhìn gần và thô là đạt đến Tâm Bình Lặng giữa xô bồ trần tục. Ai sinh ra, hữu ý hay vô tình đều đã nhờ vào ánh sáng mặt trời mà lớn lên như chính niềm ân sủng vô biên của Phật Pháp.


(CÙNG TÁC GIẢ)



_
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8857)
Cái gì đã đưa đẩy con người vào đường cùng không chút lương tâm để rồi phải sống trên xương máu và sự đau khổ của nhiều người.
(Xem: 8165)
Trong thời Phật còn tại thế, có một vị quan tổng trấn đã từng làm quan gần hai chục năm; nhờ nhân duyên tốt nên ông từ bỏ quyền lực, danh vọng, xuất gia làm Tỳ kheo.
(Xem: 9621)
Quán Thế Âm có nghĩa là quán chiếu, suy xét, lắng nghe âm thanh của thế gian.
(Xem: 10313)
Trong kiếp sống nhân sinh ai cũng phải trãi qua những thăng trầm của cuộc sống để kinh nghiệm được những bài học vố giá của trường đời.
(Xem: 9489)
Tính viên mãn vốn sẵn là một chủ đề chính trong kinh Hoa Nghiêm. Sự viên mãn vốn sẵn có này biểu hiện khắp cả vũ trụ, trong thế giới vĩ mô và thế giới vi mô.
(Xem: 9723)
Nếu chúng ta có một trái tim tràn đầy tình thương yêu thì có phải sẽ mang lại bình an không? Một trái tim tràn đầy thương yêu mà ta đang nói tới có nghĩa là gì?
(Xem: 11363)
Dân gian ta có câu: “Dầu xây chin bậc Phù đồ, Không bằng làm phúc cứu cho môt người”.
(Xem: 9655)
Ni Sư Thubten Chodron thường chú trọng đến việc áp dụng những điều Phật dạy vào đời sống hằng ngày của chúng ta
(Xem: 10148)
Sự hiện hữu của ta bao gồm thân và tâm. Ta cần quan tâm đến cả hai, dầu thiền là một hoạt động của tâm, chứ không phải thân.
(Xem: 9396)
Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền (Theravāda), mùa an cư của chư Tăng bắt đầu từ ngày 16 tháng 6 âm lịchkết thúc vào ngày rằm tháng 9 âm lịch.
(Xem: 9025)
Sinh sống có chánh niệm là một trong các quan niệm của đạo Phật nói về thái độ cẩn trọngsáng suốt của người xuất gia trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
(Xem: 11342)
Hiện nay có rất nhiều người trên thế giới thực hành ăn chay. Có người ăn chay trường, có người ăn chay kỳ, có người ăn chay tùy thích…
(Xem: 11371)
Tâm kinh Bát-nhã có câu nói nổi tiếng đề cập phương pháp giải thoát khổ đau rất truyền thống của đạo Phật Nguyên thủy, được nhấn mạnh trong các bản kinh Nikàya.
(Xem: 9655)
Để có hạnh phúc cho mình, người ta quên bẵng đi những thiệt thòi, tổn hại và khổ đau của kẻ khác. Đến khi khổ đau, mất mát, thì oán trách, đổ lỗi cho tha nhân.
(Xem: 8246)
Nếu chúng ta biết cố gắng làm việc tốt và chuyển tâm xấu ác thành tâm tốt thì quả sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt.
(Xem: 9611)
Chánh mạngphương kế sinh nhai chân chánh (còn gọi là phương tiện sống chân chánh). Trong Kinh DI GIÁO Đức Phật dạy các Tỳ kheo về Phương tiện thanh tịnh:
(Xem: 9867)
”Thế Tôn! Ngài Quán Thế Âm Bồ-tát do nhơn duyên gì mà tên là Quán Thế Âm?”.
(Xem: 9257)
Chắc hẳn quý vị đều nghĩ rằng sau khi đạt được Giác Ngộ thì Đức Phật nhất định phải có một cuộc sống thật thoải mái, có đúng thế hay chăng?
(Xem: 9765)
Đức Phật đã từng nói rằng: "Nầy các Tỳ Kheo, bất cứ ai muốn chăm sóc ta, người ấy phải muốn chăm sóc người bệnh"
(Xem: 9768)
Bái sám nhiều mà tội diệt phước sinh là không đúng về nhân quả.
(Xem: 8171)
Giáo pháp do Đức Phật dạy có rất nhiều nhưng trọng tâm vẫn là Bát Chánh đạo.
(Xem: 9107)
Từ khi trên quả đất này có sự sống, con người và muôn loài vật được tồn tại bằng luyến ái, tức là sự thương yêu,
(Xem: 22552)
Mặt trời hừng đông. Ngày mới lại đến. Buổi sáng bắt đầu cho một ngày mới của đời sống.
(Xem: 9378)
Thiền là một cách huấn luyện tâm, do đó, nếu chúng ta càng thực tập nhiều, càng thực tập đều đặn, chúng ta càng nhìn thấy sự tiến bộ của chúng ta.
(Xem: 17813)
Suy cho cùng, chính bạn chứ không phải ai khác là người chịu trách nhiệm cho việc bạn sử dụng số ngày còn lại của mình trong cuộc đời này ra sao.
(Xem: 10137)
Đức Phật dạy: “Nhứt thiết duy tâm tạo” tất cả đều do tâm tạo, “...Duy ngã độc tôn” “cái ta” là tối cao và quan trọng nhất, quyết định tất cả,
(Xem: 10686)
Đức Phật nêu lên Sự Thật Cao Quý Thứ Nhất và gọi Sự Thật này là dukkha. Thuật ngữ dukkha trong tiếng Pa-li thường được dịch là "khổ đau" (suffering)
(Xem: 10880)
Phát Bồ-đề tâm là phát sanh một ý nguyện đạt đến giác ngộ để cứu thoát tất cả chúng sanh.
(Xem: 9740)
Khi chưa biết tu, thân ta có khi làm việc thiện lành tốt đẹp, có lúc ta làm việc xấu ác gây nhiều tội lỗi, miệng có khi nói lời ngọt ngào dễ thương, có lúc nói
(Xem: 9378)
Nếu chúng ta phản ứng mạnh mẽ với tiếng ồn, nghĩa là chúng ta dấn thân vào cuộc chiến mà chúng ta không thể nào dành được phần thắng.
(Xem: 10368)
Trong nhiều pháp thoại, Thế Tôn thường sử dụng các hình ảnh trực quan để minh họa cho những giáo huấn của Ngài.
(Xem: 9464)
Nói đến tình thương, theo thế tục, chúng ta liên tưởng đến đối tượng của tình thương với những điều kiện (như một sự trao đổi tương xứng).
(Xem: 10640)
Đạo Phật dứt khoát không bao giờ chấp nhận việc mê tín Thần quyền, nhứt là những vấn đề tin nhảm nhí, theo một niềm tin mù quáng, không được điều động bởi lý trí.
(Xem: 9660)
Theo sự chỉ dạy của Thế Tôn, người Phật tử cũng có quyền làm giàu để nâng cao sự sống ngoài việc lo tròn trách nhiệm, bổn phận đối với gia đìnhxã hội.
(Xem: 15442)
Khi đến chùa bạn hãy nhớ những điều dưới đây không được nghĩ tới và cũng không được cầu khẩn mong muốn thành hiện thực nhé, những điều này là không nên.
(Xem: 8552)
Một vị lãnh đạo đất nước muốn giúp dân chúng an cư lạc nghiệp, có được cơm no áo ấm và sống an vui, hạnh phúc trên tinh thần vô ngã, vị tha phải là người có ...
(Xem: 11153)
Từ bisức mạnh thế nào, tới mức độ nào, và có thể chuyển hóa được thế gian hay nhân loại hay không
(Xem: 9313)
Người ta thường ngạc nhiên khi khám phá ra rằng thiền rất khó hành. Nhìn bề ngoài nó có vẻ là việc đơn giản, chỉ ngồi xuống chiếc gối nhỏ và theo dõi hơi thở.
(Xem: 8572)
Những ý niệm như vô ngại, đồng thời, đồng hiện, sẵn đủ, viên mãn… không chỉ có trong kinh Hoa Nghiêm mà có trong tất cả kinh điển, nhất là Đại thừa.
(Xem: 8817)
Thế giới loài vật cũng có sự sống sinh hoạt song hành với loài người nên cũng bị vô minh chi phối.
(Xem: 14617)
Chùa Khánh Anh - Paris Pháp Quốc
(Xem: 12737)
Tìm hiểu về quá trình tu tập của Sa-môn Cồ-đàm - nhất là khi từ bỏ vị thầy thứ hai (Uất-đầu-lam-phất) cùng hội chúng, Ngài đi đến Khổ hạnh lâm trải qua 6 năm khổ hạnh;
(Xem: 9651)
Có nhiều người thích trang sức bằng những viên ngọc quý. Tuy nhiên, viên ngọc đẹp đẽ, và to lớn nhất, là viên ngọc trong tâm.
(Xem: 9282)
Môi trường sống để tu học rất quan trọng cho tiến trình thành quả của người thực hành, nếu không nhận ra sự khác biệt trên giáo pháp Đức Thế Tôn dạy và...
(Xem: 9900)
Thí dụ về chiếc bè là một trong những ngụ ngôn và ẩn dụ, quen thuộcnổi tiếng nhất của Đức Phật.
(Xem: 14748)
Khi chim còn sống trên đời Chim ăn kiến nhỏ thấy thời khó chi, Nhưng khi chim bị chết đi Kiến thời ăn nó có gì khó đâu.
(Xem: 9120)
Mỗi khi phải đương đầu với nghịch cảnh hoặc các thứ chướng ngại, thì quý vị nên xem đấy như là một món quà thấm đượm từ biĐạo Pháp mang tặng mình,
(Xem: 10586)
Chúng ta ai cũng biết sân hậnđau khổ vì nó áp lực chúng ta phải giải tỏa những mối đe dọa bằng mọi giá.
(Xem: 10528)
Đức Phật thường ví mình như một vị y sĩ, và Đạo Pháp là phương thuốc Ngài dùng để chữa bệnh.
(Xem: 9625)
"Tu là quá trình: quán chiếu nội tâm, làm triệt tiêu bản ngãchuyển hóa nghiệp lực của mình” đây là ba điều kiện tiên quyết, cốt yếu và tinh túy nhất, trong phận sự người tu.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant