Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Có Nhiều Cách Để Quét Dọn

29 Tháng Sáu 201512:26(Xem: 9577)
Có Nhiều Cách Để Quét Dọn
CÓ NHIỀU CÁCH ĐỂ QUÉT DỌN 

Gil Fronsdal - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
Source-Nguồn: insightmeditationcenter.org
(The Many Ways To Sweep - Gil Fronsdal)

Có Nhiều Cách Để Quét Dọn


Có Nhiều Cách Để Quét Dọn 

"Vào lúc tôi 13 tuổi, gia đình tôi sai bảo tôi đi lên những vùng núi non chung quanh tu viện, đi tìm kiếm và hái những loại rau ăn được, để dùng cho bữa ăn tối. Những chuyến đi tìm rau hái là việc duy nhất tôi thích làm. Nếu không, tôi sẽ dùng mọi thủ đoạn để né tránh việc làm trong trang trại của gia đình tôi. Tôi hãy còn đi học, nhưng tôi nào có quan tâm gì đến việc học đâu; sự giận dữ trong tâm tôi chính là bức hàng rào cản trở tôi, và làm tôi không học hỏi được gì từ các giáo viên đang giảng dạy.

"Thỉnh thoảng, trong những chuyến tôi đi tìm rau hái, tôi đi ngang qua tu viện vào lúc những nhà sư đang ra ngoài sân quét lá, ở trên những con đường đi vào chùa. Lần đầu tiên tôi thấy các nhà sư làm việc, tôi đã say mê dõi mắt theo cách họ làm việc. Trong nhiều tháng sau đó, tôi thường dừng lại một lúc, để dõi mắt theo cách họ quét lá. Họ thường làm việc với nhau trong yên lặng, có hiệu quả nhưng trông họ dường như không có gì cố gắng, không có gì mệt nhọc.

"Rồi một ngày kia, một nhà sư đi tới chỗ tôi, rồi hỏi tôi đang làm gì ở những vùng núi non nầy.

Tôi cảm thấy như đang phòng thủ. Tôi bực mình khi có người muốn hiểu biết thêm về tôi. Vì thế, thay vì trả lời câu hỏi, tôi hỏi ngược lại là ông đang làm gì. Nhà sư mỉm cườitrả lời rằng ông đã được sai bảo đi quét lá, nên ông chỉ muốn làm cho hết thời gian, và chờ lúc quay trở về phòng, ông sẽ làm một giấc ngủ ngắn.

"Ngày hôm đó, khi tôi đi bộ về nhà, tôi suy nghĩ về câu trả lời của ông, và tôi đã cảm thấy rất vui vì ông không có vẻ gì khác biệt so với tôi. Khi tôi được yêu cầu làm bất cứ điều gì, trái tim tôi đã không bao giờ đặt trong việc làm, và thái độ của tôi là làm cho hết thời gian, và mong cho đến lúc tôi sẽ được miễn làm. Điều chắc chắn thích hợp với tôi là một giấc ngủ ngắn.

"Lần kế tiếp, trong những chuyến tôi đi tìm rau hái, tôi đi ngang qua tu viện, một nhà sư khác ngừng chổi đang quét, và nhà sư cũng lại hỏi tôi đang làm gì. Một lần nữa tôi bực mình vì câu hỏi; tôi cảm thấy như đời tư tôi bị xen vào. Tuy nhiên, lần này tôi không cảm thấy như đang phòng thủ. Tuy nhiên, một lần nữa tôi lại làm chệch hướng câu hỏi, bằng cách hỏi ông đang làm gì. Nhà sư trả lời rằng, ông đang làm việc phụ trội, với hy vọng là ông được cử vào làm nhà bếp, nơi mà mùa đông thì ấm áp, và dường như người đầu bếp nào cũng được nhấm nháp thêm một, hoặc hai cái bánh xôi nếp cất trong tủ.

"Không nói thêm bất cứ điều gì, tôi gật đầu chào ông, và tôi tiếp tục việc tìm kiếm và hái rau. Câu trả lời của nhà sưâm thanh vang dội trong tâm hồn tôi, bởi vì tôi cũng thích sự ấm áp, và chuyện ăn bánh xôi nếp cũng là chuyện tôi yêu thích, chuyện nầy chỉ đứng hạng số hai, sau giấc ngủ là chuyện tôi yêu thích số một.

"Lần kế tiếp, khi tôi đi ngang qua tu viện, một nhà sư thứ ba hỏi tôi cùng một câu hỏi. Lần nầy, tôi ngạc nhiên là tôi không cảm thấy như đang phòng thủ, và tôi cũng không còn bực mình vì lời yêu cầu. Tuy nhiên, tôi lại làm chệch hướng câu hỏi của ông, bằng cách tôi hỏi lại ông. Nhà sư giải thích rằng ông đang xem sự quét dọn như là một sự huấn luyện tinh thần để giúp ông vượt qua được sự giận dữ.

"Sau đó, khi chân tôi bước đi trên đường núi về nhà, mang theo cùng với túi rau, tôi cảm thấy một sự gần gũi, thân thuộc với nhà sư vừa rồi. Giống như tôi, trong lòng ông có sự giận dữ. Nhưng tôi cảm thấy bối rối, khi ông muốn vượt qua sự giận dữ, trong khi tôi lại cảm thấy chính sự giận dữ, đã bảo vệ chung quanh tôi.

"Một tuần sau đó, tôi lại đứng bên ngoài tu viện, dõi mắt theo những nhà sư đang quét dọn, một lần nữa. Tuy nhiên, lần nầy một nhà sư khác đến gặp tôi. Khi ông hỏi tôi đang làm gì, tôi nói lầm bầm về chuyện đi tìm rau hái. Tôi nghĩ ông đã không nghe tôi nói, bởi vì tiếng nói của tôi không rõ ràng, và rất nhỏ. Nhưng rồi tôi đã cố gắng tập trung sự can đảm, để hỏi ông đang làm gì. Ông trả lời rằng ông đang làm cho tu viện tốt đẹp, để tạo nguồn cảm hứng cho những người khác đến thực hành sự chuyển hóa tinh thần. Lúc đó, mắt tôi nhìn thật nhanh, xuống những con đường đã được quét dọn sạch sẽ, và tôi hiểu ra lý do thúc đẩy tôi dõi mắt theo từng bước chân của những nhà sư quét dọn, bởi vì, những nhà sư đã chuyển hóa những con đường, họ biến những con đường thành những cảm giác bình yên và an toàn trong tâm thức tôi.

"Lần sau đó, tôi đứng bên ngoài tu viện dõi mắt theo những nhà sư, người tôi như bị thu hút tiến đến nhà sư thứ năm, và trước khi ông hỏi tôi đang làm gì, tôi đã hỏi ông trước. Ánh mắt của ông nhìn tôi với sự tử tế. Ngừng một lúc lâu, trong sự im lặng và sự dễ chịu, ông giải thích rằng ông đang quét dọn để phục vụ cho mọi người đến thăm tu viện. Bằng cách thực tập nầy, ông hy vọng sẽ tìm thấy sự an lạc tột cùng.

"Lúc tôi rời tu viện ngày hôm đó, tôi suy nghĩ về câu trả lời của nhà sư. Tôi không hiểu những điều ông nói về sự phục vụ, cùng với sự an lạc, và tôi tin chắc rằng những điều nầy không có ý nghĩa, và không có giá trị gì đối với tôi.

"Lần kế tiếp, tôi đến thăm tu viện cũng là lần cuối cùng. Tôi có một cảm giác không quen thuộc khi tôi đi bộ lên núi. Ngay trước khi tôi đến tu viện, tôi nhận ra rằng tôi đang mong muốn nhìn thấy những nhà sư, một lần nữa. Tôi cảm thấy có một nguồn ánh sáng ấm áp của sự vui mừng, cùng với sự dự đoán là tôi sẽ gặp được điều tôi đang đi tìm kiếm. Lúc tôi đến tu viện, tôi bước ngay lên gặp nhà sư già, người mà đang đặt hết tâm trí vào việc quét dọn, rồi tôi hỏi ông đang làm gì.

"Lời nói của ông, giống như giòng suối tinh khiết, đã gội rửa sạch sẽ thân tâm tôi: "Em hỏi về tôi à? Tôi chẳng làm gì cả. Sự-nhận-biết-về-cái-tôi của tôi đã bị quét sạch đi, từ ngày rất xa xưa rồi. Giờ đây, không còn "cái Tôi" để làm gì cả. Bây giờ, sự sống tỉnh thức di chuyển qua tấm thân tôi, qua trái tim tôi, qua ý nghĩ tôi, và qua mồm miệng tôi. Không có ai quét, không có những con đường để quét, và không có bụi đất để phủi đi." Tôi đã choáng váng vì câu trả lời của ông, và trước khi tôi kịp trả lời, ông đưa cho tôi cây chổi, và ông bước ra đi. Tôi đã sống ở đây, tại tu viện nầy, kể từ ngày hôm ấy."  

 

The Many Ways To Sweep 

“When I was 13, my family would send me up to the mountains around the monastery to collect edible plants for our evening meal. These foraging trips were the only work I enjoyed doing. Otherwise, I tried every trick I could to avoid work on my family’s farm. I was still in school but it held no interest for me; my anger was a welcome barrier to learning anything the teacher was teaching.

“Occasionally, during my foraging trips, I would pass by the monastery while the monks were out sweeping the leaves from the many pathways. The first time I saw the monks working, I was mesmerized in watching them going about their work. For many months after, I would often stop awhile to watch them sweep. They went about their work silently and with an efficiency that seemed effortless.

“Then one day, a monk walked up to me and asked what I was doing in the mountains. I became defensive. I resented anyone who tried to get to know me. So, instead of answering the question, I countered by asking what was he doing. The monk smiled and answered that he had been told to sweep and that he was just killing time until he could return to his room for a nap.

“As I walked home later that day, I thought about his answer and was glad that he did not seem any different than me. When I was required to do anything my heart was never in it and my attitude was that I was passing time until I could be excused. Taking a nap was certainly preferable.

“The next time I passed the monastery on one of my foraging trips, another monk stopped his sweeping and also asked what I was doing. Again I resented the question; it felt like an intrusion. However, this time I did not feel as defensive. But again I deflected the question by asking what he was doing. He answered that he was doing extra work in hopes of being assigned to the kitchen which was warm in the winter and always seemed to have one or two extra sweet rice cakes in the cupboard for the cooks to nibble on.

“Without saying anything, I nodded and left to continue my foraging. The monks answer resonated with me since I too liked to be warm and eating sweet cakes was one of my favorite activities, second only to sleeping.

“The next time I passed the monastery, a third monk asked me the same question. This time I was surprised I wasn’t defensive or resentful of being asked. However, again I deflected the question back to him. He explained that he was sweeping as a spiritual discipline to help him overcome his anger.

“Later, as I walked the mountain trail with my bag of plants, I felt a kinship with this monk. Like me, he had anger. But I was perplexed that he would want to overcome it, because I felt my anger protected me.

“A week later, I was again outside the monastery watching the monks sweep. Yet another monk came up to me. When he asked me what I was doing, I mumbled something about collecting plants. I doubt he could hear me, for my voice was so faint. But I did muster up some strength to ask him what he was doing. He replied he was beautifying the monastery so that others might be inspired in their work of spiritual transformation. I glanced down the well-swept paths and realized that one reason I was compelled to watch the monks sweep was that they seemed to be transforming the paths into something that made me feel calm and safe.

“The next time I stood outside the monastery watching the monks, I was drawn to walk over to a fifth monk, and before he could ask me what I was doing, I asked him. He looked at me with kind eyes. After what seemed like a long but soft silence, he explained that he was sweeping to be of service to all who used the monastery. Practicing in this way, he hoped to find ultimate peace.

“As I left the monastery that day, I thought his answer strange. I didn’t understand what he meant by service and by peace, and I certainly couldn’t see how these had any value for me.

“The next time I visited the monastery was the last time. I had an unfamiliar feeling as I walked up into the mountains. Just before I reached the monastery, I realized that I was looking forward to seeing the monks again. I felt a warm glow of gladness in anticipation of what I would find. When I arrived at the monastery, I walked right up to an old monk who seemed absorbed in his sweeping, and I inquired what he was doing.

“His words washed over me like cleansing water: “Me? I am not doing anything. My self-consciousness was swept away long ago. There is no ‘I’ that does anything. Now the awakened life moves through my body, my heart, my mind, and my mouth. No one sweeps, there are no paths to sweep, and there is no dirt to brush away.” I was stunned by his answer and before I could respond, he handed me the broom and walked away. I have been here at the monastery ever since.”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2758)
Một người đàn ông ngã bệnh và tìm đến bác sĩ. Vị bác sĩ khám cho bệnh nhân này và sau đó viết cho anh ta một toa thuốc trên một mảnh giấy.
(Xem: 2538)
Vô ưu, Phạn ngữ Asoka, Hán ngữ phiên âm A du ca, A thúc ca, A thuật ca… dịch nghĩa là Vô ưu hoa, hoa không ưu tư phiền muộn.
(Xem: 2231)
Tu tâmtìm thấy bản tánh của tâm và sống thuần thục trong bản tánh của tâm.
(Xem: 2661)
Ajahn Lee Dhammadharo (1907–1961), là thiền sư theo truyền thống tu trong rừng của Phật giáo Thái Lan Nguyên thủy (Thai Forest Tradition).
(Xem: 2536)
“Xưa kia, ông Bạch Cư Dị hỏi Ô Sào thiền sư: ‘Thế nào là đại ý Phật Pháp?’ Ngài Ô Sào đáp: ‘Đừng làm các điều ác, vâng giữ các hạnh lành.’
(Xem: 2362)
Tu tập tâm linhhộ trì Chánh pháp là sự hướng nguyện của người học Phật và hành theo Phật và mục đích cuối cùngthành Phật.
(Xem: 2673)
Chúng ta nhiều khi đứng ở vào một tình thế khó xử, trước hai thái độ chủ trương bởi đạo Phật
(Xem: 2442)
Khi tôi viết về đề tài sống với cái đau, tôi không cần phải dùng đến trí tưởng tượng của mình.
(Xem: 3256)
Dưới hiên mưa vắng hồn khua nước Thả chiếc thuyền con ngược bến không
(Xem: 2322)
Trong kinh Tăng chi bộ (6.19, kinh Maraṇasati, HT.Thích Minh Châu dịch), Đức Phật gọi các đệ tử của mình lại và nói với họ:
(Xem: 2415)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với khái niệm vô thường, nhưng giải thoát vô tướng là gì?
(Xem: 2545)
Tánh nghe được giảng nhiều trong Kinh Lăng Nghiêm. Sau đây, chúng ta sẽ dùng vài đoạn Kinh Lăng Nghiêm để tìm hiểunhận biết tánh nghe.
(Xem: 2472)
Ngài trụ trì thiền viện Baan Taad nằm tại vùng nông thôn gần ngôi làng nơi ngài đã sinh ra và lớn lên.
(Xem: 2549)
Tội lỗi, ác nghiệp tồn tại ở trong tâm, không nằm ở ngoài thân nên tắm rửa chỉ trừ được bụi bẩn trên người mà thôi, không chuyển hóa được tâm ô uế.
(Xem: 2219)
"Một thời Đức Phật đến Uất-bệ-la, bên bờ sông Ni-liên-nhiên, ngồi dưới gốc cây A-đa-hòa-la Ni-câu-loại vào lúc mới thành đạo.
(Xem: 2581)
Trong Tăng Chi Bộ 6.19, Kinh Maraṇasati, Đức Phật gọi các đệ tử của mình lại và nói với họ:
(Xem: 3052)
Sau khi Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, bài kinh Ngài dạy đầu tiên đó là bài kinh Vô Ngôn. Cốt lõi của bài kinhlòng biết ơn.
(Xem: 2652)
Dẫu có bao công đức, Như tôn kính chư Phật và thực hành bố thí, Tích lũy qua hàng ngàn kiếp sống, Một phút sân hận sẽ thiêu hủy tất cả.
(Xem: 2721)
Bất cứ thứ gì có hình sắc đều đem đến phiền não.
(Xem: 3003)
Trong kinh Trung A-hàm, kinh Trưởng lão thượng tôn buồn ngủ[1] đề cập đến một loại phiền não thường xuất hiện trong quá trình tu tập của bất kỳ ai, đó là phiền não buồn ngủ
(Xem: 2570)
Du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, từ những năm đầu công nguyên, Phật giáo đã được tín ngưỡng truyền thống của người Việt tiếp nhận,
(Xem: 2604)
Giới, Định, Tuệ (Pāli: Tisso Sikkhā) là Tam học, cũng gọi là Tam vô lậu học – một thuật ngữ vô cùng quan trọng
(Xem: 4107)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(Xem: 2776)
Cầu Pháp có nghĩa là tìm hiểuthực hành Chánh pháp. Hiểu đúng về lời Thế Tôn dạy, thấy rõ con đường tu từ phàm lên Thánh,
(Xem: 3071)
Trên thế gian này, không có bất kỳ sự tồn tại nào mang ý nghĩa độc lập mà có thể xuất hiện, muốn tồn tại được chính là nhờ vào các mối quan hệ hỗ tương tạo nên
(Xem: 3319)
Pháp Thủ Nhãn lấy Kinh Hoa Nghiêm làm bộ sườn của sự học hỏi gọi là Lý. Thực hành theo pháp 42 Thủ Nhãn của chú Đại Bi là Sự, là nền tảng của Thủ Nhãn.
(Xem: 2292)
Trong cuộc sống, khổ đau là điều mà con người không thể tránh được: khổ do tâm, khổ do thân và khổ do hoàn cảnh.
(Xem: 2517)
“Phật chủng tùng duyên khởi” – giống Phật do duyên sanh. Không phải chỉ có tạo “duyên” là được mà phải có chủng tử (hạt giống) đã gieo trong nhiều đời nhiều kiếp.
(Xem: 2807)
Trong gần 60 năm qua, tôi đã làm việc với rất nhiều nhà lãnh đạo của các chính phủ, công ty và các tổ chức khác nhau. Qua đó, tôi thấy xã hội của chúng ta đã phát triển và thay đổi như thế nào.
(Xem: 3007)
Mới vào đề chắc có người sẽ thắc mắc tại sao một người tu sao lại nói đến chữ Tình để làm gì? Xin quý vị hãy từ từ đọc vào nội dung sẽ hiểu.
(Xem: 2871)
Viên ngọc và hoa sen Phật tánh là cái không thể hư hoại, dầu trong lửa phiền não cháy mãi của thế gian sanh tử này.
(Xem: 2613)
Khi vào nhà đạo, làm con của Đức Phật thì như trăm sông hòa vào biển cả.
(Xem: 2637)
Trong kinh Tăng Chi Bộ[1] có chép: “Một hôm, có người Bà la môn đến gặp đức Phật, ông ta bạch rằng
(Xem: 3192)
Căn cứ vào lời Phật dạy căn bản trong Kinh Nam Truyền là vào các ngày mồng 1, 8, 14, 15, 23 và 30 là những ngày trai mà người Phật tử
(Xem: 2597)
Lòng Từ không chỉ là chất liệu cho sự hạnh phúc của bản thân mà nó còn là hạt giống cho sự hạnh phúc của toàn nhân loại.
(Xem: 2272)
Này thiện nam tử, ngươi trụ trong giải thoát tự tại chẳng thể nghĩ bàn của Bồ tát, thọ những hỷ lạc của tam muội Bồ tát,
(Xem: 2392)
Để bắt đầu, trước tiên, hãy điều chỉnh động lực của mình, bằng cách nghĩ rằng hôm nay, mình có mặt ở đây để lắng nghe giáo pháp cao cả,
(Xem: 2483)
Trong sự tu hành, danh lợi là những thứ chướng ngại không dễ vượt qua. Lợi thì thô, dễ thấy và còn có điểm dừng nhưng danh thì vi tế và vô hạn.
(Xem: 2602)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2693)
Theo Phật giáo, mặc dầu có nhiều quan điểm hạnh phúc khác nhau, nhưng tất cả không ngoài hai phạm trù: hạnh phúc từ kinh nghiệmcảm thọ giác quan trong cuộc sống
(Xem: 2755)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương II, phẩm Các Hi Vọng, đức Phật dạy: “Có hai hạng người này, này các tỳ kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là hai?
(Xem: 3271)
Tiếng chuông điểm dứt Bát Nhã Tâm Kinh như hoà vào không gian tĩnh lặng khiến làn gió thoảng qua cũng dịu dàng ngân theo lời kinh vi diệu “ … Sắc tức thị không. Không tức thị sắc …”
(Xem: 2559)
Khi nhìn thấy chư Tăng – Ni xếp chân ngồi thiền định, tôi (T.Sư Goenka) nhớ lại lời dạy của đức Phật.
(Xem: 2134)
“Bấy giờ đồng tử Thiện Tài cung kính đi nhiễu bên phải đại Bồ tát Di Lặc xong bèn thưa rằng: Cầu xin đại thánh mở cửa lầu gác cho con được vào.
(Xem: 2602)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương III, phẩm Lớn, bài kinh Sở Y Xứ, đức Phật có nói về quan điểm của ngoại đạo.
(Xem: 2055)
Trước đây không lâu tôi có đọc một quyển sách của một học giả Phật giáo lỗi lạc và tôi chú ý đến nhận định sau đây:
(Xem: 2823)
Đức Phật luôn luôn nhấn mạnh vào tầm quan trọng của cuộc sống bình ổn. Ngài luôn luôn hướng dẫn nhân loại, chúng sinh hướng đến sự hòa bình
(Xem: 2917)
Một câu hỏi có thể nêu lên: Đức Phật sau khi thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, Ngài dạy bài Kinh nào đầu tiên?
(Xem: 2945)
Trong thế gian này hận thù không bao giờ làm chấm dứt hận thù, chỉ có không hận thù mới xoá tan hận thù. Đó là quy luật tự ngàn xưa. Kinh Pháp Cú 5
(Xem: 2724)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant