Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Con Đường

30 Tháng Sáu 201512:06(Xem: 9926)
Con Đường
Con Đường
(The Path – Gil Fronsdal)

 Gil Fronsdal
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến

Con Đường

Con Đường 

 

Khi đến tu viện, các nhà sư và các sư cô mới vào tu, thường hỏi vị sư trụ trì hướng dẫn cách thực hành Con Đường Giải Thoát. Nếu họ giữ lòng cương quyết về việc tìm kiếm Con Đường, vị sư trụ trì sẽ đưa họ đến một góc xa khuất nhất trong khu vườn của tu viện, nơi mà ít có người đặt chân đến. Ở đó, ông chỉ cho họ một lối đi hẹp, nơi mà con đường biến vào đám bụi rậm, hòa lẫn cùng cây cối. Ông nói với họ, "Quý vị sẽ tìm thấy Con Đường ở cuối lối đi nầy." Sau đó, vị sư trụ trì già quay đi, để lại những vị tu sĩ mới tự đi lấy một mình.

Bởi vì nhà sư trụ trì đã khơi dậy tính tò mò, nên những vị tu sĩ mới nầy bắt đầu ngay vào việc tìm kiếm Con Đường. Tuy nhiên, chẳng mấy chốc trên con đường mòn họ đi, xoay vòng qua đột ngột. Khi họ đi vòng theo khúc ngoẹo, họ liền phải đối mặt với một tấm gương rất lớn. Tấm gương đã ngăn chận ngay trên con đường họ đi. Những vị tu sĩ mới, đã bối rối khi nhìn thấy hình ảnh của chính họ trong gương. Có vài người tự hỏi, "Chẳng lẽ tôi đã đi nhầm đường." Tuy nhiên, không cần biết bao nhiêu lần, họ đã cố gắng đi ngược trở lại, hoặc họ đi trở lại từ đầu, sớm muộn gì họ cũng lại trông thấy tấm gương chận đường họ, một lần nữa.

Có một số người phỏng đoán là tấm gương được đặt trên con đường mòn, là để cho họ biết rằng Con Đường thật sự là ở trong tâm họ, chứ không phải là ở thế giới bên ngoài. Sự hiểu biết nầy đã làm cho một số người sợ hãi. Nên họ đã bỏ chạy. Có một số người lại cảm thấy không còn tỉnh táo, và tuyệt vọng. Có một số người lại cảm thấy nóng như lửa, vì tức giận. Thỉnh thoảng, có những người vì quá thất vọng, đã ném một hòn đá nặng vào hình ảnh của họ phản chiếu trong gương. Tuy nhiên, không ai có thể làm vỡ được tấm gương. Mỗi lần họ ném hòn đá vào gương, hòn đá văng ngược trở ra, đập trúng vào người họ. 

Nhưng, đã có một số tu sĩ vẫn còn đứng nán lại trước gương, chăm chú nhìn vào hình ảnh của chính họ. Những hình ảnh nầy làm cho họ như bị thôi miên, và cũng làm cho họ vui mừng. Vì quá vui mừng nên họ sinh ra lòng tự phụ, rồi họ tự nhận họ chính là Con Đường Phật Giáo vĩ đại. Và, dĩ nhiên, trên thực tế họ chỉ là những tu sĩ mới bắt đầu tu hành, đang cố gắng đi vòng chung quanh tấm gương. Họ tin rằng tấm gương đã chặn đường của họ, nên họ nhanh nhẹn tìm lối vượt qua bằng cách nhảy vào những bụi cây rậm rạp bao bọc chung quanh, nhưng vô ích, lúc họ chạy ra thì người họ đã dính đầy máu, bởi vì thân thể họ bị trầy xước, bởi vì gai đầy như là mảng nhện trong bụi rậm.

Thỉnh thoảng, có người lại trông thấy bà mẹ hoặc ông bố đang đứng cạnh họ, hình ảnh đó phản chiếu ở trong gương. Đây thật là một cảnh tượng kỳ lạ, cha mẹ của họ có thật sự đang đi bộ với họ hay không, chắc chắn trong đầu họ đang đặt một câu hỏi như thế. Vì họ biết, họ đang sống ở tu viện một mình. Vào những lúc khác, họ không nhìn thấy hình ảnh của họ trong gương, bởi vì họ đã bị che khuất vào đám đông.

Thế rồi, sau đó vào thời điểm thích hợp, các nhà sư và các sư cô cũng đã dừng lại, họ đã bình tâm, và họ ngắm nhìn lại hình ảnh của họ trong gương. Đối với nhiều người, đây là lần đầu tiên họ có cái nhìn kỹ càng, và sâu xa vào chính bản thân họ. Một số người kết luận rằng tấm gương, và hình ảnh trong gương chính là khúc cuối của Con Đường. Những người mà kết luận như thế, họ sẽ còn tiếp tục bị mắc kẹt bởi ý nghĩ nầy, rất lâu. Tuy nhiên, những người khác nhớ lại lời hướng dẫn của vị sư trụ trì về sự tìm kiếm Con Đường, nơi mà "ở cuối lối đi nầy". Khi các nhà sư và các sư cô nầy dừng lại, rồi nhìn kỹ càng, và sâu xa vào hình ảnh giống như họ trong gương, rồi một sự hiểu biết tuyệt vời đã hiện ra trong tâm trí họ: "Hình ảnh nầy là của tôi, nhưng tôi không phải là hình ảnh nầy." Rồi họ đưa tay ra, và nhẹ nhàng chạm tay vào gương, tấm gương nay đã chào thua họ. Giống y hệt như một cánh cửa lớn, lặng lẽ, mở toang ra, trước mặt họ là một phần của khu vườn đang rộng mở, rực rỡ, chan hòa dưới ánh nắng mặt trời, khu vườn nầy không giống bất cứ khu vườn nào, dù cho họ có tưởng tượng chăng nữa, lại đang có mặt ở trần gian. Và ở ngay nơi góc đường, phía xa kia, vị sư trụ trì già đang đứng chờ đợi họ, tay ông đang giữ hai cái xẻng.

The Path 

When arriving at the monastery new monks and nuns would commonly ask the abbot for instruction on the Path of practice. If they were insistent enough about finding the Path, the abbot would take them to a remote corner of the monastery garden where people seldom went. There he pointed them to a narrow walkway that disappeared into the bushes and trees. He told them, “You will find the Path at the end of this walkway.” Then the old abbot turned away, leaving each novice to walk on alone.

Intrigued, the new monastics set off in search of the Path. Before long, however, the trail took a sharp turn. When they rounded the corner they came face to face with a very large mirror. It blocked their way. Seeing their own image reflected in the mirror confused the new monastics. Some wondered, “Maybe I have taken the wrong path.” Still, no matter how many times they tried to retrace their steps or start over, sooner or later they found the mirror blocking their way again.

More than a few assumed the mirror was placed on the trail to show them that the real Path was in them, not in the external world. This understanding frightened some. They ran away. Others collapsed in hopelessness. Some simmered in anger. Occasionally, someone would become so upset that they would hurl a heavy rock at their reflection. The mirror, however, was impervious. Each time they threw a rock at it the stone bounced back and struck them instead.

There were some monastics among them who lingered in front of the mirror, each gazing at his or her own likeness. It mesmerized and delighted them. They spilled over with the conceit of themselves somehow being the great Buddhist Path. And, of course, there were those novices who simply tried to walk around the mirror. Believing it blocked their way, they plunged headlong into the surrounding thicket of bushes only to emerge scratched and bloodied by an impenetrable web of thorns and undergrowth.

From time to time one of them would see his or her mother or father standing next to them in their reflection. This was an eerie sight, as there was no doubt in their minds about whether their parents were walking with them or not. They knew they were alone. At other times, their reflected image was obscured by crowds of people.

In due course some of the monks and nuns finally calmed down enough to stop and look into their reflection. For many it was the first time they ever really looked deeply into themselves. More than a few concluded that the mirror and the reflection were the end of the Path. Those who did ended up stuck for a very long time. The others, however, remembered the abbot’s directive about finding the Path at the “end of this walkway.” When these monks and nuns stopped and looked deeply into their likeness in the mirror, a wonderful realization arose in their minds instead: “The reflection is of me, but I am not the reflection.” Then when they reached out and lightly touched the mirror, it gave way. Like a great door silently swinging open, it revealed a bright, expansive, sunlit section of garden unlike anything they could ever have imagined existed. Just beyond, at the edge of the path, stood the old abbot holding two shovels.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3445)
Muốn ít và biết đủ tiếng Hán gọi là “Thiểu dục-Tri túc”. Đây là hai khái niệm Phật học được đề cập nhiều trong Kinh tạng, Luật tạng cũng như trong Tạng vi diệu pháp.
(Xem: 3488)
Theo Tứ phần luật thì nguyên nhân Phật chế định sự an cư là do nhóm sáu người gọi là lục quần Tỳ kheo thường du hành trong nhân gian,
(Xem: 4448)
Người Á Châu không ai là không biết đến hoa Sen. Vì Á Châu chúng ta có khí hậu ấm áp, nhất là những xứ như Ấn Độ, Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan, Lào, Cam Bốt, Việt Nam, Trung Quốc và ngay cả Đại Hàn hay Nhật Bản, hoa Sen vẫn thường nở khoe sắc thắm vào mùa Hè nắng ấm.
(Xem: 3478)
Cơn mưa phùn đêm qua còn đọng nước trên đường. Gió thu đã về. Lá vàng theo gió lác đác vài chiếc cuốn vào tận thềm hiên.
(Xem: 4473)
Ấn Độ có nhân vật huyền thoại là Duy-ma-cật; Trung Quốccư sĩ Bàng Uẩn; Việt Nam có Thượng Sỹ Tuệ Trung.
(Xem: 3407)
Theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy y cứ theo lịch Ấn Độ cổ đại, bắt đầu Vũ Kỳ An Cư (Vassavāsa) từ ngày 16 tháng 6 (tháng Āsālha) và kết thúc vào ngày 16 tháng 9 (tháng Āssina).
(Xem: 4595)
Mong rằng quý vị có thể tìm được những thông tin hữu ích để giúp mình có chọn lựa tốt trong việc ăn uốngcách sống để duy trì hoặc cải thiện sức khỏe của mình.
(Xem: 3568)
Trước tiên muốn hiểu về vấn đề này, chúng ta phải biết rõ, tin sâu và chấp nhận thuyết “nhân quả, luân hồi” !
(Xem: 3386)
Cơn dịch Coronavirus vẫn tiếp tục hoành hành khắp nơi, đã gần hai năm rồi nhưng chưa thấy có dấu hiệu nó suy yếuchấm dứt, thậm chí ngược lại, nó còn sinh sản ra những chủng mới nguy hiểm hơn.
(Xem: 3873)
Sách dày 572 trang kể cả phần tiếng Anh. Riêng phần tiếng Việt bắt đầu từ trang 1 đến trang 272 và phần tiếng Anh bắt đầu từ trang 277 đến cuối sách. Sách do Phật Việt Tùng Thư tại Hoa Kỳ xuất bản lần thứ nhất năm 2021
(Xem: 3174)
Đọc tiểu sử của Hòa Thượng Tuệ Sỹ để chúng ta biết rằng Ngài là một bậc Vô Sư Trí, tự tu học, nhưng biết rất nhiều sinh ngữ như: Anh, Pháp, Đức và các cổ ngữ như: tiếng Phạn, Pali, Tây Tạng v.v…
(Xem: 3526)
Giới luật Phật giáo không dành riêng cho đối tượng nào nhưng hàng xuất gia là đối tượng bắt buộc phải học giới luật Phật giáo.
(Xem: 3510)
Trong suốt những năm tháng hoằng pháp độ sanh Đức Phật luôn chú trọng đến mục đích chính là giải thoát con người ra khỏi ...
(Xem: 3470)
Với tâm kiêu ngạo, tự cao tự đại mà nói nhiều lại càng nguy hiểm hơn. Điều mà vị Tỳ-kheo vô sự cần thể hiện là bớt nói lại và nghe nhiều lên.
(Xem: 3636)
Đức Phật dạy “Nhất thiết duy tâm tạo” hay “Tâm dẫn đầu các pháp”, tâm ý quyết định kết quả của hành vi con người.
(Xem: 3316)
“Thiền sư Thường Chiếu (?-1203), thế hệ Thứ Mười Hai, thiền phái Vô Ngôn Thông.
(Xem: 4186)
Vì muốn tạo sự thanh thản cho chư Tôn Đức Tăng Ni và quý Phật Tử Học Viên trong thời điểm căng thẳng của Covid-19, cho nên Giáo Hội quyết định chọn 3 ngày cuối của 2 tuần lễ và 3 ngày cuối tuần lễ thứ nhất là ngày 9, 10, 11/07/2021...
(Xem: 3768)
Bắt phong trần phải phong trần. Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
(Xem: 3574)
“Phật tánh là Như Lai tạng” (phẩm Như Lai tánh). Tạng có nghĩa là bao trùm chứa giữ tất cả chúng sanh và muôn sự muôn vật, tất cả hiện hữu thanh tịnhbất tịnh.
(Xem: 3608)
Đừng vấn vương quá khứvọng tưởng tương lai Quá khứ đã qua rồi Ngày mai còn chưa tới
(Xem: 3947)
Chữ nghiệp trong nhà Phật nói, ý nghĩa của nó rất sâu rộng. Ở đây, chúng tôi chỉ xin giải đáp một cách đại khái sơ lược thôi.
(Xem: 3309)
Phật giáo trên con đường truyền bá và hội nhập luôn gắn liền với hai yếu tố căn bản: khế lý và khế cơ.
(Xem: 3450)
Câu chuyện nhỏ, do cơ duyên, xảy ra đã lâu, dường như lâu tới hơn hai thế kỷ! Lâu vậy, mà như không lâu, câu chuyện, ngỡ bình thường mà...
(Xem: 3286)
Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, đã được chính Đức Thế Tôn tuyên dương là Bổn Kinh Thượng Thừa, bao gồm những bí yếu cực kỳ nhiệm mầu
(Xem: 5509)
Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, đã được chính Đức Thế Tôn tuyên dương là Bổn Kinh Thượng Thừa, bao gồm
(Xem: 3634)
Vận mạng của một thực thể đi qua trong nhận thức được giới hạn ở hai đầu sinh và diệt, đoạn và thường của không gianthời gian
(Xem: 3836)
Trong bài phát biểu của Ngài trước đám đông đến từ Tây Tạng vào ngày 27 tháng 3 năm 2006 vào cuối buổi thuyết giảng
(Xem: 3519)
Theo Phật giáo, nghiệp là hành động có tác ý, chủ ý của thân (Kāya, 身), khẩu (Vacī, 口), ý (Mano, 意).
(Xem: 3580)
Bạch Đức Thế Tôn, sau khi một chúng sanh qua đời họ sẽ tái sanh về đâu?
(Xem: 3776)
Từ xưa đến nay người ta vẫn thường nhắc đến chữ Tâm trong đời sống, coi đó như một phẩm chất đạo đức, một yếu tố ...
(Xem: 3520)
Mỗi năm, khi mùa mưa đến, chư Tăng Ni thường thu xếp mọi duyên để tập trung về một trụ xứ nhằm thực hiện phận sự an cư.
(Xem: 3914)
Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng Lâm, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:
(Xem: 3870)
Từ xưa đến nay, nhiều người cho rằng, Đạo Phật chuyên nói về những điều cao siêu huyền bí, rất khó để một con người bình thường thực hành theo.
(Xem: 3653)
Phật giáo Nam tông Theravāda tuy không chú trọng về lễ nghi, cúng bái hoặc sám tụng nhưng trong các nghi lễ Phật giáo thì...
(Xem: 3830)
Xung quanh các hiện tượng mê tín dị đoan “có tổ chức” diễn ra gần đây, đã có nhiều ý kiến trái chiều về “con đường tu tập”
(Xem: 3542)
Lắng nghe và thấu hiểu là hai chất liệu vô cùng cần thiết để hiến dâng cho đời, có khả năng xóa đi những nỗi khổ niềm đau
(Xem: 4152)
Chủ đề bài này là nói về tỉnh thức với tâm không biết. Như thế, nghĩa là những gì rất mực mênh mông, vì cái biết luôn luôn là có hạn.
(Xem: 3698)
Một khi Đức Đạt Lai Lạt Ma rời Tây Tạng, ngài sẽ phải đối diện với nhiệm vụ khó khăn về việc nói với thế giới những gì đã xảy ra...
(Xem: 4119)
Có hôm nghe một trí thức Việt Nam cho rằng, Phật giáo xem cuộc đời sanh đó, tử đó, thật chẳng có ý nghĩa gì. Mọi sự mọi vật trên thế gian trong cái nhìn của đạo Phật, đều là huyển, ảo.
(Xem: 3524)
Năm 1959 một sự đe dọa của Tàu Cộng chống lại Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa đến sự phản kháng ở Lhasa.
(Xem: 3397)
Đạo Phật ra đời cách đây đã hơn 25 thế kỷ và trải qua bao cuộc thăng trầm của lịch sử, vẫn phát triển rực rỡ đến ngày nay.
(Xem: 3778)
Theo quan điểm Phật Giáo, tâm của một người bình thường thì yếu đuối và bị lệch lạc bởi những ảo tưởng và nỗi khổ mà họ chất chứa bên trong.
(Xem: 3714)
’Khi một ngôi sao đốt cháy hết nhiên liệu, nó có thể bắt đầu quá trình suy sụp.
(Xem: 4261)
Trong cuộc sống, chúng ta thường mong muốn có được hạnh phúc và tránh né sự hiện hữu của khổ đau đến với mình.
(Xem: 3992)
Phật pháp có nhiều pháp môn tu tập thích hợp cho nhiều căn cơ, hoàn cảnh khác nhau.
(Xem: 3506)
Dưới ánh mặt trời, mọi ảo tượng, ảo ảnh đều tan biến. Mọi thứ đều hiển lộ. Không gì khuất tất. Không gì có thể gợi lên sự hoài nghi, mộng tưởng.
(Xem: 3485)
Sau khi đạt được Giác ngộ, Đức Phật nêu lên Bốn Sự Thậtsự thật thứ nhất là "Khổ đau".
(Xem: 3515)
Thiền sư Pháp Loa đã kế thừa và để lại di sản lớn cho thiền phái Trúc Lâm nói riêng, Phật giáo Việt Nam nói chung.
(Xem: 3119)
Trong kỳ Đại Hội Khoáng Đại kỳ II lần nầy chúng con tôi) được phép trình bày với quý Ngài và quý vị một đề tài có liên quan đến sự tu học
(Xem: 3263)
Kinh Đại Bát Niết Bàn nói: “Phật tánh gọi là đại tín tâm. Vì do tín tâmĐại Bồ tát được đầy đủ Bố thí ba la mật cho đến Bát nhã ba la mật.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant