Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cuộc sống của chúng ta thật quý giá

21 Tháng Tám 201519:20(Xem: 10138)
Cuộc sống của chúng ta thật quý giá

CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA THẬT QUÝ GIÁ

Kyabjé Thuksey Rinpoché
Hoang Phong chuyển ngữ



Cuộc sống của chúng ta thật quý giáLời giới thiệu của người dịch     

Tập san Hướng nhìn Phật giáo (Regard Bouddhique) của Pháp số 9 (tháng ba và tháng tư năm 2015) với chuyên đề "Phật giáo và việc chữa trị bệnh tật" có một bài của Tseudru Dorjé phỏng vấn nhà sư Tây Tạng Kyabjé Thuksey Rinpoché về thái độ của người Phật giáo đối với các vấn đề bệnh tật và ốm đau.

Kyabjé Thuksey Rinpoché sinh năm 1986 ở Ladakh (Kashmir), là người được xem là biểu tượng của dòng truyền thừa Drukpa của Phật Giáo Tây Tạng. Tuy còn trẻ nhưng ông là một vị Thầy uyên báctinh thông về thiền định, trụ trì một ngôi chùa của dòng truyền thừa Drukpa ở Darjeeling (miền bắc Ấn), và đồng thời cũng là chủ tịch học viện Phật học Hoa Sen Trắng (Druk White Lotus) ở Ladakh, cũng như nhiều trung tâm thiền địnhnghiên cứu Phật học khác ở Âu Châu.

*****

Báo Hướng nhìn Phật Giáo (HnPG): Phải làm thế nào để chăm sóc cho mình và kẻ khác?

Kyabjé Thuksey Rinpoché : Đức Phật có nói một câu thật quan trọng, dịch sang tiếng Tây Tạng là: "Rang Gi Lula Pè Long La, Shenla Neupa Ma Tchè Tchik" (Không nên làm điều gì cho kẻ khác mà mình không muốn kẻ khác làm cho mình). Ý nghĩa của câu này là phải phân tích từng cảnh huống hầu một giúp mình hành động một cách thích nghi. Mỗi khi giao tiếp với kẻ khác thì trước hết phải tự đặt mình vào vị trí của kẻ ấy.

            Chẳng hạn như mỗi khi [giận lên] muốn tát tai một người nào đó, thì trước hết phải tự hỏi: "Nếu ngườì ấy là người sắp tát tai mình, thì việc gì sẽ xảy ra? Phản ứng của mình sẽ ra sao và mình sẽ cảm thấy như thế nào?".

            Đấy là cách hành xử giúp mình biết kính trọng sự hiện hữu của một con người. Bạn không sao biết được là mình sẽ sống đến già hay sẽ chết ngày mai, thế nhưng sự hiện hữu của bạn dù trong trường hợp nào, cũng đều quan trọng cả. Bạn không nên xúc phạm đến kẻ khác, lý do là vì bạn cũng không muốn kẻ khác xúc phạm đến mình. Tất cả mọi sự hiện hữu đều quý giá như nhau, dù sự hiện hữu ấy là một con người, một con chó hay một con cá. Tuy nhiên sự hiện hữu của con người có thể là quý giá hơn đôi chút, bởi vì chỉ có sự hiện hữu ấy mới có thể mang lại được sự Giác Ngộ. Chúng ta được thừa hưởng sự hiện hữu ấy và nhờ đó chúng ta có thể làm được rất nhiều việc [hữu ích].

            Nếu ý thức được tầm quan trọng của cuộc sống của mình, thì cũng phải hiểu rằng cuộc sống của kẻ khác cũng quan trọng như thế. Nên hiểu rằng sự chi phối của quy luật nhân quả (karma) đưa đến vô số các thể dạng tái sinh (thú vật, con người, v.v.) thì sự tái sinh dưới thể dạng con người - mà mình hiện đang có - là cả một điều hết sức hiếm hoi. Nếu so sánh con số dân chúng sinh sống trong các thành phố đông đảo nhất với con số sinh vật trong một khu rừng (côn trùng, sâu bọ và vô số các sinh vật khác trong lòng đất mà chúng ta không trông thấy được) hoặc với hàng tỷ sinh vật trong đại dương, thì tỷ lệ con người quả chẳng có nghĩa lý gì. Được làm người là cả một sự quý hiếm vô ngần!

HnPG: Tại sao người ta lại thường so sánh Đức Phật với một vị Đại Lương Y?

K.T.P.: Đức Phật thuyết giảng cách nay đã hơn 2.500 năm, [thế nhưng] những lời thuyết pháp ấy của Ngài ngày nay vẫn còn được mang ra giảng dạy và ứng dụng. Những lời thuyết giảng ấy vẫn đáp ứng dược những đòi hỏi trong thâm tâm của những con người ngày nay, và hơn nữa còn chinh phục được thế giới Tây Phương ngày càng rộng rãi hơn. Tôi nghĩ rằng những lời thuyết giảng ấy của Đức Phật thật vô cùng thích đáng. Ngài đưa ra hàng ngàn bài giảng thích nghi với các trình độ [hiểu biết] khác nhau, phù hợp với từng người qua các lối sống khác nhau. Đức Phật là một vị Đại Lương Y, Ngài không phải chỉ có một phương thuốc duy nhất mà có cả hàng ngàn phương thuốc khác nhau! Phương pháp y khoa của Ngài có thể chữa trị mọi trường hợp ốm đau.

HnPG:  Việc chữa trị đó mang tính cách lâu dài hay ngắn hạn?

K.T.P: Lâu dài hay ngắn hạn là tùy vào cách áp dụng những lời giao huấn ấy của bạn. 100% là do bạn cả. Một cách vắn tắt, việc chữa trị ấy quả vô cùng kỳ diệu: thí dụ bạn tìm tôi vì đang bị nhức đầu, thế nhưng khi ra về thì bạn lại mang theo cả một phương thuốc giúp mình ứng phó với tất cả mọi cảnh huống xảy ra trong suốt cuộc đời mình! 

HnPG: Giáo Huấn của Đức Phật là nhằm vào việc chữa trị tâm thần với nhiều phép luyện tập thật kỷ cương, thế nhưng dường như không thấy đề cập gì đến việc chữa trị bệnh tật trên thân xác. Tại sao?

K.T.P.: Đối với nền văn hóa Tây Phương, người ta cho rằng tâm thức và thân xác vận hành tách biệt nhau. [Thế nhưng] theo Giáo Huấn Phật giáo, thân xác không thật sự quan trọng. Cá thể con người là một sự kết hợp giữa "thân xác - ngôn từ - tâm thức", trong sự kết hợp đó thân xác và ngôn từ chỉ giữ chức năng phục vụ cho tâm thức. Tâm thức được xem là quan trọng hơn cả. Tất cả những gì hiện ra chung quanh bạn chỉ là các sáng tạo của tâm thức bạn mà thôi. Không có một ngoại lệ nào cả (xin liên tưởng đến học thuyết Duy Thức của Vô Trước). Vậy tầm quan trọng (vai trò) của thân xác là gì? 

            Bạn hãy tưởng tượng mình đang gặp phải tiết trời quá nóng bức không sao chịu đựng nổi, bạn luôn miệng than vãn là trời quá sức oi bức, mồ hôi nhễ nhại, phải mở máy điều hòa không khí thì mới mong chịu nổi. Thế nhưng máy thì hỏng, bạn vô cùng bực tức, tuyệt vọng và phát cáu vì nhiệt độ quá cao.

            Đến đây, bạn lại tưởng tượng là mình đang bệnh và bác sĩ thì lại khuyên mình phải tắm hơi (sauna) và xông hơi nóng. Bạn làm theo lời bác sĩ bảo, mồ hôi tuôn ra đầm đìa, nhưng bạn lại cảm thấy sảng khoái. Chẳng qua là vì bạn nghĩ rằng điều ấy tốt cho sức khỏe của mình! Tất cả đều là do tâm thức mình tạo ra cả. Một khi bạn đã tin vào sự lợi ích của hơi nóng, thì bạn sẽ chấp nhận sự nóng bức và việc vã mồ hôi dễ dàng hơn. Thân xác chạy theo tâm thức là như thế.

HnPG: Thế thì trong khi thân xác ốm đau thì tâm thức có thể mang lại hạnh phúc cho mình hay không?   

            K.T.P.: Hầu hết bệnh tật đều do tâm thức mà ra. Tâm thức tạo ra chứng căng thẳng thần kinh và các bệnh tim mạch, v.v. Tôi nhận thấy sự kiện này thật rõ ràng khi so sánh giữa lối sống của người phương Tây và các dân tộc trên dãy Hy-mã-lạp-sơn. Những người chung quanh chúng ta (tức trong các xã hội Tây Phương), thường lâm vào tình trạng tinh thần căng thẳng, họ sống trong một thế giới lúc nào cũng phải tận lực và ganh đua, do đó đã khiến họ cảm thấy kém hạnh phúc, căng thảng và thường … đau ốm hơn. Họ thường xuyên phải khám bác sĩ và dùng nhiều thuốc hơn. Những người sống trong các vùng núi cao của dãy Hy-mã-lạp-sơn tỏ ra thư giãn hơn, họ nào có lắm công việc đến thế đâu. Buổi sáng thì lo chăm sóc cho vài con bò và trừu, vắt sữa, lấy bơ. Chẳng cần ganh đua gì cả, cũng chẳng có gì để mà lo âu. Sức khỏe của họ rất tốt, dù những gì họ ăn không được ngon như ở đây, và nước sạch trong một vài nơi đôi khi cũng khó tìm. Thuốc chích ngừa cũng không có, thế nhưng họ rất khỏe mạnh. Tất nhiên cũng có những người đau ốm nặng, thế nhưng dù phải nằm nhà hay được chăm sóc ở bệnh viện, thì lúc nào họ cũng mượn các bài kinh để hát hay tụng niệm. Nếu có một vị lạt-ma hay một vị thầy đến thăm thì họ hết sức vui mừng và hớn hở, khiến họ tạm quên đi những sự đau đớn trên thân xác. Tôi đoan chắc rằng ít ra một nửa những thứ đớn đau trên thân xác là do tâm thức mà ra. Những kẻ luôn cảm thấy mình hạnh phúc mà tôi được gặp, đều là những người thật bình dị. Trái lại những người giàu có mà tôi biết lại là những người lúc nào cũng lo lắng. Họ thường không sống lâu, dù thức ăn của họ bổ dưỡng, nước uống tinh khiết, sức khỏe được các bác sĩ giỏi chăm lo, cuộc sống được tổ chức quy củ. Chỉ tội cho tâm thức của họ... (nhà sư Kyabjé Thuksey thở ra). Chẳng có gì có thể giúp họ được.

HnPG: Phải chăng đấy là những kẻ bị chi phối bởi những thứ độc tố tâm thần là sự bám víu, tham lam và ghét bỏ?

K.T.P.: Đúng thế, khi nào còn bám víu quá mạnh vào của cải hay vào kẻ khác thì sẽ không sao tránh khỏi ốm đau.

HnPG: Đối với đám con cháu của mình thì sao, cứ mỗi khi nghĩ đến những điều bất hạnh có thể xảy đến với chúng thì cũng đủ khiến mình ốm đau?

K.T.P.: Phải tạo ra cho mình một tình trạng [tâm thần] thăng bằng (tức là một thể dạng tâm thức thanh thản, an bình hay "buông xả" (upeksa/equanimity). Thuật ngữ "buông xả" thường bị hiểu lầm là một sự buông bỏ hay xả bỏ, nhưng thật ra ý nghĩa của chữ này nói lên một thể dạng tâm thần an bình, thăng bằng, không phân biệt - trong trường hợp này là không phân biệt giữa con cháu mình và những đứa trẻ khác). Nhằm giúp mình tránh khỏi tình trạng bám víu quá mạnh, chúng ta phải nghĩ đến quy luật vô thường (dù là con cháu mình hay những đứa trẻ khác thì tất cả không sao tránh khỏi bệnh tật, già nua và cái chết). Hơn nữa chúng ta cũng phải phát huy lòng từ bi và tình thương yêu thật đồng đều đối với tất cả chúng sinh. Tôi không có con, thế nhưng tôi lại có đến hàng trăm đứa trẻ trong ngôi trường của tôi mà tôi xem chúng như con tôi (một người tu hành chân chính khi nhìn vào một đứa trẻ thì phải thương yêu nó như con mình, phát lộ lòng từ bi của mình trước vô thường và những thứ khổ đau đang chờ đợi nó, không nên nhìn vào một đứa bé để khơi động những xung năng phát sinh từ bản năng dục tính bệnh hoạn của mình). Tôi cảm thấy thương yêu chúng vô ngần! Cứ mỗi khi phải rời chúng để đi xa, thì tôi đều cảm thấy thật buồn, cứ muốn sớm được quay về với chúng. Quả thật khó tạo ra sự thăng bằng (buông xả) khi mình đang bám víu. Điều này không thể thực hiện được trong giây lát, thế nhưng nếu cố gắng từng chút một thì chúng ta cũng sẽ thành công.

HnPG: Cuộc sống ngày nay thật bấp bênh và căng thẳng, người ta có quá ít thì giờ, có thể nói là không còn một chút thì giờ nào cả, hầu giúp mình tu tập hay bước theo một con đường tâm linh. Vậy phải làm thế nào?

K.T.P.: Bước theo một con đường tâm linh không có nghĩa là bắt buộc phải thiền định, thường xuyên tụng niệm và xướng lên những câu man-tra (những câu chú mang tính cách thiêng liêng). Theo tôi con đường tâm linh vượt lên trên các nghi thức tôn giáo. Con đường tâm linh bên trong nội tâm mình quan trọng hơn, và mình phải phát huy nó trong tâm thức mình. "Biến cải mình hầu giúp mình trở thành một con người tốt, với một con tim biết thương yêu và nhiệt tình" mới đúng là con đường tâm linh sâu kín nơi mỗi con người. Nếu muốn biến mình trở thành một con người tốt, một vị thầy, bậc cha mẹ hay một người lãnh đạo, thì phải đủ khả năng mang lại cho kẻ khác những lời khuyên bảo tốt lành. Đấy là cách giúp chúng ta trở  những con người nhu hòa, rộng lượngtừ bi. Khi nào bạn phát huy được lòng thương yêu và nhiệt tình, không tị hiềm và giận dữ, thì khi đó bạn sẽ tạo ra được nhiều hạnh phúc hơn cho cuộc sống của mình.

HnPG: Phải chăng ngày nay sự nóng giận và ganh tị mang lại cho mình mọi thứ khó khăn trong cuộc sống…

K.T.P.: Có quá nhiều người nổi nóng với nhau, nhất là đối với cuộc sống lứa đôi. Tất cả cũng chỉ vì thiếu hiểu biếtbám víu [vào nhau] quá đáng. Sự hiểu biết giữa hai người thật hết sức cần thiết. Nếu người chồng thích uống cà phê và người vợ thì chỉ thích uống trà, thì thỉnh thoảng cũng nên uống một tách trà [với vợ] dù là mình không thích tí nào. Đó là một cách cố gắng giúp mình hiểu người khác hơn. Dầu sao phép luyện tập hiệu quả nhất vẫn là cách nghĩ đến hiện tượng vô thường (bất cứ một sự kết hợp nào rồi cũng sẽ chấm dứt), Chúng ta cứ nghĩ rằng cuộc sống lứa đôi sẽ kéo dài tám thế hệ [con cháu]. Thế nhưng, dù có kéo dài 100 năm thì cũng phải chấm dứt [một lúc nào đó]. Kiếp người bao giờ cũng ngắn ngủi, vì thế nên tận dụng nó để thực hiện một điều gì đó thật tốt đẹp, và tận hưởng những gì mà mình gặt hái được. Biết lắng nghe, thấu hiểu được bản chất vô thường là gì và đánh giá cao kẻ khác là chiếc chìa khóa chủ yếu nhất trong cuộc sống giúp mình trợ giúp [hữu hiệu] những người thân thuộc chung quanh.

Saint Géniès de Malgoirès, 13.08.15

Hoang Phong chuyển ngữ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14372)
Sài gòn không có mùa thu để nhuộm thêm sắc vàng cho những chiếc lá còn lay lắt trên cành. SàiGòn cũng đâu có bầu trời thu trong và mát...
(Xem: 15624)
Mấy hôm nay, trời bắt đầu sang thu, thời tiết đã dần dần dịu lại, không khí mỗi lúc trở nên mát mẻ. Chỉ còn độ mươi ngày nữa thôi là đến ngày Lễ Vu Lan rồi.
(Xem: 17878)
Thử hình dung vào một ngày giữa năm Canh Dần 1920, Người đau nặng và trời nổi gió. Bên ngoài sấm rền, còn bên gối thì Người lấy ngón tay gõ nhịp...
(Xem: 13311)
Muốn hạnh phúc, mục tiêu chính của chúng ta là phải chiến đấu với những cảm xúc khổ đau này. Chúng ta chỉ có thể đạt được hạnh phúc khi chúng ta quyết tâmnỗ lực tu tập...
(Xem: 12166)
Trên con phố đìu hiu, buông rơi tình, mỏi mòn thả dài xuống làn sợi tóc sương ngon ngọt, thấm da buốt thịt, vì áo xanh tơ trời đã mòn mỏng theo năm tháng, không đủ để chở qua cơn giá lạnh...
(Xem: 14202)
Hành tung của chư vị Bồ Tát, mang nhục thân thị hiện cõi Ta bà, hóa độ chúng sanh, bằng cái nhìn bình thường của con người không thể nào biết được.
(Xem: 13840)
Vanga sinh ngày 31/1/1911, mất ngày 11/8/1996. Bà sống ẩn dật cả đời ở vùng hẻo lánh Kozhuth thuộc Petrich, Bungary. Vanga mất thị lực năm 12 tuổi...
(Xem: 13709)
Một ngày mùa đông năm Dân quốc thứ 25, trên tòa giảng trong chùa Cổ Lâm tại Nam Kinh, Hòa thượng Tuệ Học đang giảng kinh “Bát Đại Nhân Giác”.
(Xem: 14468)
Trên bàn thờ Phật hương tàn đã lâu. Hai cây nến đỏ cháy cũng gần hết. Ánh sáng lung linh mờ ảo trên mặt tượng Phật. Ẩn hiện nét cười hiền, siêu thoát.
(Xem: 16420)
Bố mẹ đi làm về. Bé gái miệng rất tươi: "Con chào bố mẹ ạ. Bố mẹ chào ông đi chứ?" Bố mẹ của bé lẳng lặng đi lên lầu.
(Xem: 21025)
Ngày còn nhỏ, tôi thường nghe dì dượng kể về chuyện tình của họ. Một tình yêu thật đẹp được tô điểm bằng những tình khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn...
(Xem: 22190)
Tiến trình lịch nghiệm của con người được trải dài theo từng tiếng khóc, tiếng cười tự thủa nằm nôi. Ai trong chúng ta không có tiếng khóc đầu đời, nụ cười măng sữa?
(Xem: 12832)
MỤC NGƯU ĐỔ là tranh chăn trâu. Tranh ra đời tự triều đại nào, dưới ngọn bút lông nào, khó mà tra cứu cho đích xác được.
(Xem: 13668)
Tôi sinh ra dưới một mái chùa. Nghe kể rằng sư phụ tôi khi ấy còn trẻ, một hôm đi ngang bỗng động tâm hỏi: "Mô Phật, sao sau chùa lại phơi tã lót?"
(Xem: 23142)
Thơ thiền là một bộ phận của thơ nói chung. Thơ, dù là thơ thiền, thì cũng không thể đi ra ngoài nguyên lý của nó. Ở Trung Quốc, nguyên lý tối cổ của thơ...
(Xem: 13320)
Tôi sinh ra thì thế chiến II đang hồi kết thúc. Lớn lên chút nữa, khi biết nghe và hiểu, những chuyện vãn người lớn về việc đánh nhau đâu đó...
(Xem: 30190)
Văn hóa học là một ngành khoa học nghiên cứu về văn hóa còn khá non trẻ so với các ngành khoa học khác như triết học, toán học, xã hội học, nhân chủng học...
(Xem: 13518)
Ngày xửa ngày xưa có một cây táo rất to. Một cậu bé rất thích đến chơi với cây táo hàng ngày. Cậu bé rất yêu cây táo...
(Xem: 13249)
Tiếng sẻ gọi nhau trong nắng mai thật quá hiếm giữa những âm thanh rộn ràng khác. Trước mặt nhà của nhà thơ Quách Tấn chúng ta...
(Xem: 12947)
Những ngọn sóng cứ đập vào vách đá, hôm kia, hôm qua, rồi hôm nay cũng vậy. Mà hình như chưa bao giờ ngừng nghỉ, những con sóng cứ lô xô...
(Xem: 12848)
Cứ đúng mười hai giờ trưa chú Tâm Mãn, trịnh trọng trong chiếc áo năm thân màu lam, mang bình bát đựng cơm cúng Phật đặt lên bàn giữa của Tổ đường...
(Xem: 12882)
Sắp Tết đến nơi rồi. Ngồi bên vỉa hè ngập nắng trước ngôi chùa suốt ngày đóng cổng tam quan im ỉm tịch lặng, dì Thanh rơm rớm nước mắt nhìn dòng người ngược xuôi...
(Xem: 14079)
Sau khi thỉnh được 107 tiếng đại hồng chung, chú Tâm Thể dùng cán vồ chuông khẻ điểm hai tiếng keng keng trên lưng chuông để báo hiệu cho sư huynh...
(Xem: 15133)
Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.
(Xem: 22037)
Kinh ThiKinh Dịch như đôi cánh của con chim nhạn mang chở định mệnh lịch sử của Trung Hoa bay lượn suốt mấy mươi thế kỷ trên vòm trời Viễn Đông.
(Xem: 15012)
Từ bộ phim khiến cho người xem liên tưởngso sánh với giáo điều của Phật gia ở nhiều chiều. Đặc biệt bộ phim rất ấn tượng và sâu sắc...
(Xem: 14281)
Một ngày kia, mẹ bất chợt đến thăm. Nhiều năm rồi bà không gặp tôi, thậm chí bà cũng chưa bao giờ nhìn thấy các cháu. Khi thấy một bà già...
(Xem: 19504)
Thiền sư là những vị chuyên tâm hành thiền và thông hiểu thiền định. Thiền là tiến trình tu tập đưa đến giải thoátgiác ngộ...
(Xem: 14182)
Cứ theo truyền thuyết Trung Hoa thì kẻ sanh trước loài người là ông Bàn Cổ làm chúa thiên hạ. Kế đó là vua Thiên Hoàng , Ðịa Hoàng và Nhơn Hoàng...
(Xem: 13316)
Tố Như, đó là trái tim cảm ứng với thiên thu, quán chiếu muôn đời trái tim Bồ Tát. Ðó là ánh sáng soi thấu vạn tượng, cảm chiếu chúng sinh.
(Xem: 12709)
Mưa thu rả rích, trời thu ảm đạm một màu, thỉnh thoảng một trận gió ào ào lùa qua khóm lá. Con đường mòn dẫn đến đỉnh núi gập ghềnh, khúc khuỷu...
(Xem: 12818)
Thời Phật Ca Diếp có một vị tỳ kheo trẻ tuổi, xướng tán rất hay. Khi cùng ở chung một chỗ với các vị tỳ kheo khác, thầy hay lộ vẻ kiêu ngạo...
(Xem: 15765)
Đứng bên ngoài khung cổng sắt đã khóa kỹ, Nghi nép vào hàng dậu được kết bằng cây dâm bụt, nhìn vào bóng tối yên lặng đang bao trùm cả tu viện.
(Xem: 12219)
Có người hỏi tôi rằng: “Thưa Thầy, phải sống làm sao cho thoải mái, không bị mọi thứ chi phối mình và phải giải quyết cuộc sống nầy ra sao, khi khổ đau đưa đến?”
(Xem: 13466)
Chùa nằm trên một cồn đất nhỏ bên cạnh dòng sông quanh năm nước lớn. Đêm, nghe tiếng ễnh ương ồm oam hòa với tiếng nước vỗ lên bờ kè đá...
(Xem: 15097)
Nếu như tháp là hình ảnh biểu trưng của Đức Phật vốn mang tính ước lệ, thì tượng lại thuộc dòng chảy nghệ thuật điêu khắc mang tính nhân dạng...
(Xem: 14810)
Người Việt có một câu nói: Mỹ là thiên đường giới trẻ, địa ngục giới già. Nay tôi đã vào cái tuổi giữa 70, câu nói này thật là thấm thía... Ôi, Thấm Thía, Tuổi Già Ở Mỹ ! Nguyễn Đức Nguyên
(Xem: 12403)
Cô gái Việt Nam vô cùng rụt rè xuất hiện trước cửa văn phòng giáo sư Baddley sau tiếng gõ rất khẽ. Anh chàng trợ lý có gương mặt rất sáng...
(Xem: 13870)
Năm ứng thân của đức Phật được 80 tuổi, Ngài đưa A Nan đi hành hóa tới tháp Già Bà La, ở đấy có rất nhiều vị tỳ kheo vân tập.
(Xem: 16404)
Rằm tháng Tư có ba sự kiện quan trọng mà người Phật tử nào cũng biết. Đó là ngày Phật đản sanh, thành đạoniết bàn, gọi chung là ngày lễ Vesak
(Xem: 14584)
Đã tròn một năm con xa quê. Ngày ấy ra đi mưa rơi dầm dề, nước chảy từng dòng len lỏi qua từng ngõ xóm. Ở nơi mới này, con vẫn thường thả bộ...
(Xem: 17549)
Những ý nguyện cuối cùng của ngài Alexander Đại Đế khi sắp chết. Ngài Alexander Đại Đế cho triệu tập các quan trong triều đình...
(Xem: 12968)
Yếu tính của Phật pháp là sự vận hành diệu dụng của từ bitrí tuệ. Cho nên, Phật pháp trước hết là ngôi nhà dưỡng lão, là viện cô nhi, là trại tế bần.
(Xem: 14829)
Anh đã ra đi từ đó, từ thời buổi hỗn mang. Trong từng khoảnh khắc sát na, từng quãng liên tục vi tế của hạt bụi, anh từ chối chính mình.
(Xem: 14598)
Đến tháng 10 khi cây lá ở miền đông bắc Hoa Kỳ đã ngã vàng, người ta thấy ở khắp các thị trấn, thành phố và vùng quê đều có những hình ảnh...
(Xem: 28536)
Việt Nam là một trong những nước ở vùng Đông Nam Á, nhiệt đới gió mùa được thiên nhiên ưu đãi, nên có nhiều loại trái cây độc đáo.
(Xem: 14122)
Theo qui chế nhà chùa, Sa di (danh từ gọi chung cho các chú tiểu) được chia làm hai hạng: hạng thứ nhất, tuổi từ 7 đến 12, gọi là Sa di Khu Ô...
(Xem: 13257)
Ngày của Mẹ, xin tặng một đóa hoa hồng cho những ai còn Mẹ. Và xin tặng một biển hoa hồng cho những ai mất mẹ vì biển hoa hồng ấy như lá rừng lao xao...
(Xem: 13887)
Kể lại câu chuyện tại sao tôi quy-y Phật giáo thì hơi dài và cũng hơi phức tạp, câu chuyện đó có vẻ như một vở tuồng nhiều tình tiết...
(Xem: 10663)
Kinh nghiệm sống là kinh nghiệm đầu tiên và tối cùng của hy vọngthất vọng, của hạnh phúc và khổ đau – ta mơ ước quá nhiều, nên ta khổ đau càng lắm...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant