Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đức Phật Sẽ Làm Gì, Về Chuyện Khủng Bố Tấn Công Ở Ba-Lê?

28 Tháng Mười Một 201511:53(Xem: 9413)
Đức Phật Sẽ Làm Gì, Về Chuyện Khủng Bố Tấn Công Ở Ba-Lê?

Đức Phật Sẽ Làm Gì, Về Chuyện Khủng Bố Tấn Công Ở Ba-Lê?
What Would Buddha Do About The Terrorist Attack In Paris?


Franz Metcalf & BJ Gallagher - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến

Source-Nguồn: www.huffingtonpost.com - Bài Đăng Ngày 14/11/2015


Duc Phat se lam gi


Trong những ngày sắp tới, qua chuyện khủng bố tấn công những người dân vô tội, chúng ta sẽ có tràn ngập các quan điểm nói về những gì chúng ta nên làm. Chúng ta sẽ lắng nghe các quan điểm về chính trị, quan điểm về quân sự, quan điểm về truyền thông, và phản ứng mạnh mẽ của công chúng. Tuy nhiên, trong sự rối trí, trong sự buồn rầu, và trong nỗi đau khổ cùng cực của chúng ta, chúng ta cũng nên xem xét một quan điểm về tâm linh nữa.

 

Chúng ta cần có sự khôn ngoan trong việc dọn dẹp những cảm xúc của chúng ta, và tìm ra các cảm xúc khác để thay thế, qua các cuộc nổi dậy tấn công của khủng bố vào giai đoạn gần đây. Và trí tuệ của Đức Phật - dù đã có mặt từ 2500 năm trước - chắc chắn vẫn còn đang đứng vững vàng, qua sự thử thách của thời gian. Chúng ta hãy tự hỏi rằng: Đức Phật sẽ làm gì, về chuyện khủng bố tấn công ở Ba-Lê (Paris)?

 

Qua Lời Phật Dạy, chúng ta tìm thấy câu trả lời như sau:

 

(3) "Người kia chửi bới, đánh tôi. Lại còn lấn lướt, cướp hoài. Giận thay!". Ai mà nghĩ mãi điều này. Làm sao dứt bỏ được ngay hận thù.

(4) "Người kia chửi bới, đánh tôi. Lại còn lấn lướt, cướp hoài. Giận thay!". Ai không còn nghĩ điều này. Sẽ mau dứt bỏ được ngay hận thù.

(5) Khắp nơi trong cõi dương gian. Hận thù đâu thể xua tan hận thù. Chỉ tình thương với tâm từ. Làm tiêu oán hận, giải trừ hờn căm. Đó là định luật ngàn năm. (Kinh Pháp Cú, Kệ 3-5, Chuyển Dịch Thơ: Tâm Minh Ngô Tằng Giao)

 

Xung đột, thậm chí bạo lực, là một sự thật của cuộc sống, gây ra bởi lòng ham muốn và sự dính mắc. Vì vậy, dù chúng ta hết sức cố gắng để chấm dứt sự xung đột, và đây là một việc nên làm, tuy nhiên, chúng ta sẽ chẳng bao giờ thành công hoàn toàn. Điều mà chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được, chính là phản ứng của chúng ta, đối với sự xung đột. Khi chúng ta bị tấn công, điều tự nhiênchúng ta muốn tấn công ngược trở lại, tuy nhiên, Đức Phật khuyên chúng ta nên đi xa hơnphản ứng đơn giản nầy. Khi người kia tấn công chúng ta, rồi chúng ta tấn công ngược trở lại, chúng ta đã tiếp tay với nghiệp tiêu cực của họ, và đơn giảnchúng ta đổ thêm dầu vào lửa, vì chúng ta đã gây ra nguy hiểm cho mọi người, kể cả cho chính bản thân mình. Chúng ta đã có nhiều bằng chứng về điều nầy, qua hàng ngàn sinh mạng của người Hoa Kỳ - và khoảng 1 triệu sinh mạng của người A-Phú-Hãn, và người Iraq - đã chết trong cuộc chiến trừng phạt của chúng ta kể từ ngày 11/9/2001. Osama bin Laden, và Saddam Hussein đã chết, tuy nhiên hơn bao giờ hết, nhiều người Hồi Giáo đã thù ghét chúng ta. Sự trả thù của chúng ta đã phải trả bằng một cái giá to lớn, không-thể-đếm được.

 

Câu hỏi là: Chúng ta đã học hỏi được gì, từ bài học quá khứ nầy? Có phải là một lần nữa, chúng ta lại chạy theo niềm đam mê của chúng ta, là chúng ta lại tấn công ngược trở lại, những người đã gây ra sự tàn bạo nầy ở Ba-Lê?

 

Đức Phật khuyên chúng ta, là tình hình nầy không đòi hỏi chúng ta phải trả bằng máu, mà chúng ta cần phải trả bằng tâm-từ-bi. Các vị Thầy, qua mọi thời đại, đã lặp lại lời nói khôn ngoan của Đức Phật, thí dụ như: Chúa Giê-su, Gandhi, Martin Luther King Jr., Đức Đạt Lai Lạt Ma, và nhiều người khác, trong các nền văn hóa khác nhau. Các vị lãnh đạo nầy đã không bao giờ dạy chúng ta sự yếu hèn, tuy nhiên, họ đã luôn luôn dạy chúng ta lòng thương yêu, và họ đã chiến thắng những kẻ thù to lớn hơn họ, như những kẻ khủng bố trong nước và ngoài nước, như nhóm al Quaeda, và nhóm ISIS.

 

Virgil, nhà thơ La-Mã, đã viết rằng "tình thương yêu chinh phục được tất cả." Bạn có thể nghĩ rằng, có nhiều điều tình thương yêu không-thể làm được, tuy nhiên, tình thương yêu thì hoàn toàn phù-hợp để chinh-phục được sự thù hận. Sự tàn bạo, sự trả thù - hiện nay, phản ứng nầy đang được ủng hộ bởi nhiều người - đã tạo ra một năng lượng thù hận to lớn.

 

Trong khi mặt khác, tình thương yêu tiếp nhận năng lượng của sự thù hận, rồi chuyển hóa nó. Sự thù hận không thể chiến-thắng được chính nó. Vì, sức mạnh của sự thù hận là sự-co-rút lại. Tình-thương-yêu chiến-thắng được chính nó, vì sức mạnh của tình-thương-yêu là sự-tăng-trưởng. Vì vậy, tình thương yêu có thể hiểu-biết được sự-thù-hận, và làm cho sự-thù-hận thu nhỏ lại, vì sự-thù-hận bị bao trùm trong môi-trường thương-yêu rộng lớn hơn. Dần dần, sự thù hận bị đánh bại, giống như là một hạt muối bị hòa tan, vào trong một ao nước ngọt. 

 

Nhà sư Phật Giáo, và cũng là triết gia Chandrakirti đã viết rằng, "Chúng tôi không tôn trọng những người hy sinh tài sản của họ, bởi vì rượu. Tôi tự hỏi, tại sao chúng ta tôn trọng những người hy sinh mạng sống của họ, bởi vì chiến tranh." Thật vậy, hy sinh mạng sống cho chiến tranh, thì khác biệt rất ít so với hy sinh mạng sống cho những bệnh nghiện rượu thuốc, có đúng không? Trong cả hai trường hợp, chúng ta đều chọn một điều gì đó thay-vì tình thương yêu, thay-vì nhân quyền, thay vì sức khỏe, thay vì mạng sống của chính chúng ta. Đây là một cuộc trao đổi bất lợi cho chúng ta.

 

Bạn có thể phản đối (và những kẻ khủng bố cũng sẽ đồng ý với bạn) rằng chiến tranh sẽ dẫn đến một điều gì đó vượt qua chính nó, một cái gì to lớn hơn. Tuy nhiên, Đức Phật sẽ đặt ra các câu hỏi về nguyên nhân, và hậu quả của chiến tranh. "Cuộc chiến chống khủng bố" đã mang lại cho chúng ta điều gì? Chúng ta đi tìm hòa bình, nhưng chúng ta kiếm được chiến tranh; chúng ta đi tìm sự an toàn, và chúng ta kiếm được sự nguy hiểm; chúng ta đi tìm sự an ninh, và chúng ta kiếm được sự lo lắng.

 

Đây là lúc chúng ta cần phải hỏi: "So sánh giữa sự thù hận và tình thương yêu, điều gì sẽ tạo ra kết quả tốt đẹp hơn?" Thế giới sẽ cần có sự thay đổi, tuy nhiên, chúng ta không cần xử dụng bạo lực. Thế giới cần có các cơ sở vật chất căn bản, bệnh viện, nông nghiệp, và trường học. Tất cả mọi người đều nhìn thấy rõ điều nầy. Chúng ta cũng cần phải thấy rằng, người nhận-được những lợi-ích nầy không cần phải mang sự khủng-bố đến người đã biếu-tặng họ. Chúng ta luôn luôn có phương cách xử dụng khác hơn là bạo lực.

 

Ngay lập tức, sau ngày 11/9/2001, Đức Phật cũng sẽ kêu gọi chúng ta cùng hiệp nhất. Đức Phật cũng sẽ kêu gọi mọi quốc gia, mọi tôn giáo, cùng đoàn kết chống lại bạo lực, cho dù họ là những kẻ khủng bố, hoặc là những người chống lại khủng bố. Điều nầy cũng không phải là quá muộn, vào lúc nầy. Ngày hôm nay, qua cuộc trổi dậy tấn công ở Ba-Lê, Đức Phật sẽ không kêu gọi chiến-tranh để mang lại sự đổ-máu, mà ngài sẽ kêu gọi lòng từ-bi, để chúng ta hiến-tặng máu cho người khác.

 

Điều nầy có phải là một thách thức khôn ngoan, hay không? Câu trả lời, là tất nhiên rồi. Đức Phật biết rằng, chúng ta chỉ là con người, và ngài cũng là con người, giống như chúng ta. Tuy nhiên, nếu chúng ta ôm lấy hận thù, bởi vì người khác đã làm tổn-thương chúng ta, thì điều nầy cũng giống như chúng ta tự-uống thuốc-độc, và hy-vọng người khác sẽ chết.

 

Chúng ta có thể, hoặc không thể tha thứ, tuy nhiên, chúng ta cần phải buông-xả lòng thù-hận, vì nếu không, chúng ta sẽ trở thành người-tù do chính lòng-thù-hận của chúng-ta, vì sống trong cái vòng-quay tàn-bạo, mà chúng ta gọi là sự-khủng-bố. Vì thế ngày hôm nay, cũng giống như ngày 11/9/2001, chúng ta cần phải dập tắt đi lửa hận thù, nhờ tưới lên bằng biển-nước của tình-thương-yêu. Mặc dù, đây là một việc làm chậm trễ, nhưng chắc chắn sẽ mang đến cho chúng ta hương vị ngọt ngào.

 

Source-Nguồn: http://www.huffingtonpost.com/bj-gallagher/what-would-buddha-do-abou_b_8563990.html



What Would Buddha Do About The Terrorist Attack In Paris

In the coming days, we will be deluged with views on what we should do about this assault on innocent citizens. We will hear political views, military views, media views, and intense public opinion. But in our anguish, grief, and confusion, let us consider a spiritual view as well.

 

We need wisdom in sorting out our feelings and our alternatives in the wake of this most recent terrorist attack. And the Buddha's wisdom - some 2500 years old - has certainly stood the test of time. Let us ask: What would the Buddha do in response to a terrorist attack?

 

In his teachings, we find the answer:

 

"He insulted me, he beat me, robbed me!"
Think this way and hatred never ends.
"He insulted me, he beat me, robbed me!"
Give this up and in you hatred ends.
Not by hate is hate defeated;
hate is quenched by love.
This is eternal law.
(Dhammapada 3-5)

 

Conflict, even violence, is a fact of life caused by desire and attachment. So striving to end conflict, while worthy, can never fully succeed. What we can fully control is our response to conflict. When we are attacked, it is natural to want to attack back, but the Buddha urges us to go beyond this simplistic reactivity. If we meet others' attacks with our own attacks, joining in their negative karma, we are simply adding fuel to the fire, and endangering everyone, including ourselves. We have ample evidence of this in the thousands of American lives - and the million Afghani and Iraqi lives - lost in our wars of retribution since 9/11. Osama bin Laden and Saddam Hussein are dead, but many Muslims hate us more than ever. Our revenge has come at an uncountable price.

 

The question is: Can we learn from this past? Or, are we going to succumb to our passions once again, and attack those who perpetrated this violence in Paris?

 

The Buddha counsels us it is not blood this situation demands; it is compassion. Wise teachers throughout the ages have echoed the Buddha's wisdom: Jesus, Gandhi, Martin Luther King Jr., the Dalai Lama, and many others in many cultures. These leaders have never taught weakness, but they have always taught love, and they have overcome greater foes than both home-grown domestic terrorists and foreign terrorists like al Qaeda and ISIS.

 

The Roman poet Virgil wrote "love conquers all." You may believe there are things love is not well-suited to conquer, but love is perfectly suited to conquer hate. Violence, retaliation - responses currently being advocated by many - add to the tremendous energy embodied in hatred.

 

Love, on the other hand, takes the energy of hate and redirects it. Hate cannot go beyond itself. It draws its strength from contraction. Love lives to go beyond itself, drawing its strength from expansion. Love can thus comprehend hate, integrating it into something larger. Slowly hate is defeated, as a grain of salt dissolves into the sweetness of a pond.

 

The Buddhist monk and philosopher Chandrakirti wrote, "We disrespect people sacrificing their possessions for liquor and such. I ask why we respect them for sacrificing themselves in war." Indeed, giving one's life to a war differs very little from giving it to an addiction? In both we choose something over love, over status, over health, even over life itself. It's a bad bargain.

 

You may object (and the terrorists would agree with you) that war leads to something beyond itself, something greater. But the Buddha would question both war's means and its ends. What has the "war on terror" brought us? We have looked for peace and found war; we have looked for safety and found danger; we have looked for security and found unease.

 

It is time to ask: "What worthy ends are not better achieved through love than through hate?" The world needs changing, but not through violence. The world needs infrastructure, hospitals, agriculture, schools. We all have seen this. We need also to see that people who get these things do not unleash terror upon those who give them. There is always another way than violence.

 

Immediately after 9/11, the Buddha would have called us to unity. He would have called all nations, all religions, to unite against violence, whether by terrorists, or against them. It is not too late. The Buddha calls today, in the wake of the attack in Paris. If the Buddha calls for blood, he calls for blood not shed by others, but given for them.

 

Is this a profound challenge? Of course. We are just human, as the Buddha knows - and as he was, too. But harboring hatred because others have hurt us is like swallowing poison and hoping others will die.

 

We may or may not forgive, but we must let go of revenge, otherwise we become prisoners of our own anger, and of the vicious cycle that is terrorism. As in 2001, so today, we must quench our hate in the waters of love. It's a slow business, but a sweet one.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2211)
Tu tâmtìm thấy bản tánh của tâm và sống thuần thục trong bản tánh của tâm.
(Xem: 2634)
Ajahn Lee Dhammadharo (1907–1961), là thiền sư theo truyền thống tu trong rừng của Phật giáo Thái Lan Nguyên thủy (Thai Forest Tradition).
(Xem: 2516)
“Xưa kia, ông Bạch Cư Dị hỏi Ô Sào thiền sư: ‘Thế nào là đại ý Phật Pháp?’ Ngài Ô Sào đáp: ‘Đừng làm các điều ác, vâng giữ các hạnh lành.’
(Xem: 2319)
Tu tập tâm linhhộ trì Chánh pháp là sự hướng nguyện của người học Phật và hành theo Phật và mục đích cuối cùngthành Phật.
(Xem: 2632)
Chúng ta nhiều khi đứng ở vào một tình thế khó xử, trước hai thái độ chủ trương bởi đạo Phật
(Xem: 2415)
Khi tôi viết về đề tài sống với cái đau, tôi không cần phải dùng đến trí tưởng tượng của mình.
(Xem: 3226)
Dưới hiên mưa vắng hồn khua nước Thả chiếc thuyền con ngược bến không
(Xem: 2298)
Trong kinh Tăng chi bộ (6.19, kinh Maraṇasati, HT.Thích Minh Châu dịch), Đức Phật gọi các đệ tử của mình lại và nói với họ:
(Xem: 2392)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với khái niệm vô thường, nhưng giải thoát vô tướng là gì?
(Xem: 2516)
Tánh nghe được giảng nhiều trong Kinh Lăng Nghiêm. Sau đây, chúng ta sẽ dùng vài đoạn Kinh Lăng Nghiêm để tìm hiểunhận biết tánh nghe.
(Xem: 2451)
Ngài trụ trì thiền viện Baan Taad nằm tại vùng nông thôn gần ngôi làng nơi ngài đã sinh ra và lớn lên.
(Xem: 2523)
Tội lỗi, ác nghiệp tồn tại ở trong tâm, không nằm ở ngoài thân nên tắm rửa chỉ trừ được bụi bẩn trên người mà thôi, không chuyển hóa được tâm ô uế.
(Xem: 2180)
"Một thời Đức Phật đến Uất-bệ-la, bên bờ sông Ni-liên-nhiên, ngồi dưới gốc cây A-đa-hòa-la Ni-câu-loại vào lúc mới thành đạo.
(Xem: 2568)
Trong Tăng Chi Bộ 6.19, Kinh Maraṇasati, Đức Phật gọi các đệ tử của mình lại và nói với họ:
(Xem: 3032)
Sau khi Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, bài kinh Ngài dạy đầu tiên đó là bài kinh Vô Ngôn. Cốt lõi của bài kinhlòng biết ơn.
(Xem: 2633)
Dẫu có bao công đức, Như tôn kính chư Phật và thực hành bố thí, Tích lũy qua hàng ngàn kiếp sống, Một phút sân hận sẽ thiêu hủy tất cả.
(Xem: 2683)
Bất cứ thứ gì có hình sắc đều đem đến phiền não.
(Xem: 2950)
Trong kinh Trung A-hàm, kinh Trưởng lão thượng tôn buồn ngủ[1] đề cập đến một loại phiền não thường xuất hiện trong quá trình tu tập của bất kỳ ai, đó là phiền não buồn ngủ
(Xem: 2525)
Du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, từ những năm đầu công nguyên, Phật giáo đã được tín ngưỡng truyền thống của người Việt tiếp nhận,
(Xem: 2558)
Giới, Định, Tuệ (Pāli: Tisso Sikkhā) là Tam học, cũng gọi là Tam vô lậu học – một thuật ngữ vô cùng quan trọng
(Xem: 4056)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(Xem: 2760)
Cầu Pháp có nghĩa là tìm hiểuthực hành Chánh pháp. Hiểu đúng về lời Thế Tôn dạy, thấy rõ con đường tu từ phàm lên Thánh,
(Xem: 3031)
Trên thế gian này, không có bất kỳ sự tồn tại nào mang ý nghĩa độc lập mà có thể xuất hiện, muốn tồn tại được chính là nhờ vào các mối quan hệ hỗ tương tạo nên
(Xem: 3283)
Pháp Thủ Nhãn lấy Kinh Hoa Nghiêm làm bộ sườn của sự học hỏi gọi là Lý. Thực hành theo pháp 42 Thủ Nhãn của chú Đại Bi là Sự, là nền tảng của Thủ Nhãn.
(Xem: 2276)
Trong cuộc sống, khổ đau là điều mà con người không thể tránh được: khổ do tâm, khổ do thân và khổ do hoàn cảnh.
(Xem: 2491)
“Phật chủng tùng duyên khởi” – giống Phật do duyên sanh. Không phải chỉ có tạo “duyên” là được mà phải có chủng tử (hạt giống) đã gieo trong nhiều đời nhiều kiếp.
(Xem: 2788)
Trong gần 60 năm qua, tôi đã làm việc với rất nhiều nhà lãnh đạo của các chính phủ, công ty và các tổ chức khác nhau. Qua đó, tôi thấy xã hội của chúng ta đã phát triển và thay đổi như thế nào.
(Xem: 2980)
Mới vào đề chắc có người sẽ thắc mắc tại sao một người tu sao lại nói đến chữ Tình để làm gì? Xin quý vị hãy từ từ đọc vào nội dung sẽ hiểu.
(Xem: 2855)
Viên ngọc và hoa sen Phật tánh là cái không thể hư hoại, dầu trong lửa phiền não cháy mãi của thế gian sanh tử này.
(Xem: 2597)
Khi vào nhà đạo, làm con của Đức Phật thì như trăm sông hòa vào biển cả.
(Xem: 2614)
Trong kinh Tăng Chi Bộ[1] có chép: “Một hôm, có người Bà la môn đến gặp đức Phật, ông ta bạch rằng
(Xem: 3176)
Căn cứ vào lời Phật dạy căn bản trong Kinh Nam Truyền là vào các ngày mồng 1, 8, 14, 15, 23 và 30 là những ngày trai mà người Phật tử
(Xem: 2585)
Lòng Từ không chỉ là chất liệu cho sự hạnh phúc của bản thân mà nó còn là hạt giống cho sự hạnh phúc của toàn nhân loại.
(Xem: 2261)
Này thiện nam tử, ngươi trụ trong giải thoát tự tại chẳng thể nghĩ bàn của Bồ tát, thọ những hỷ lạc của tam muội Bồ tát,
(Xem: 2370)
Để bắt đầu, trước tiên, hãy điều chỉnh động lực của mình, bằng cách nghĩ rằng hôm nay, mình có mặt ở đây để lắng nghe giáo pháp cao cả,
(Xem: 2467)
Trong sự tu hành, danh lợi là những thứ chướng ngại không dễ vượt qua. Lợi thì thô, dễ thấy và còn có điểm dừng nhưng danh thì vi tế và vô hạn.
(Xem: 2581)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2669)
Theo Phật giáo, mặc dầu có nhiều quan điểm hạnh phúc khác nhau, nhưng tất cả không ngoài hai phạm trù: hạnh phúc từ kinh nghiệmcảm thọ giác quan trong cuộc sống
(Xem: 2723)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương II, phẩm Các Hi Vọng, đức Phật dạy: “Có hai hạng người này, này các tỳ kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là hai?
(Xem: 3250)
Tiếng chuông điểm dứt Bát Nhã Tâm Kinh như hoà vào không gian tĩnh lặng khiến làn gió thoảng qua cũng dịu dàng ngân theo lời kinh vi diệu “ … Sắc tức thị không. Không tức thị sắc …”
(Xem: 2545)
Khi nhìn thấy chư Tăng – Ni xếp chân ngồi thiền định, tôi (T.Sư Goenka) nhớ lại lời dạy của đức Phật.
(Xem: 2120)
“Bấy giờ đồng tử Thiện Tài cung kính đi nhiễu bên phải đại Bồ tát Di Lặc xong bèn thưa rằng: Cầu xin đại thánh mở cửa lầu gác cho con được vào.
(Xem: 2579)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương III, phẩm Lớn, bài kinh Sở Y Xứ, đức Phật có nói về quan điểm của ngoại đạo.
(Xem: 2035)
Trước đây không lâu tôi có đọc một quyển sách của một học giả Phật giáo lỗi lạc và tôi chú ý đến nhận định sau đây:
(Xem: 2805)
Đức Phật luôn luôn nhấn mạnh vào tầm quan trọng của cuộc sống bình ổn. Ngài luôn luôn hướng dẫn nhân loại, chúng sinh hướng đến sự hòa bình
(Xem: 2880)
Một câu hỏi có thể nêu lên: Đức Phật sau khi thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, Ngài dạy bài Kinh nào đầu tiên?
(Xem: 2915)
Trong thế gian này hận thù không bao giờ làm chấm dứt hận thù, chỉ có không hận thù mới xoá tan hận thù. Đó là quy luật tự ngàn xưa. Kinh Pháp Cú 5
(Xem: 2688)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
(Xem: 2497)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với khái niệm vô thường, nhưng giải thoát vô tướng là gì?
(Xem: 2762)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm. Trong chuỗi thời gian này con người hưởng hạnh phúc không bao nhiêu,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant