Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phật Pháp Độ Vua A Dục Hoàn Thiện

18 Tháng Mười Hai 201512:39(Xem: 8452)
Phật Pháp Độ Vua A Dục Hoàn Thiện
Phật Pháp Độ Vua A Dục Hoàn Thiện

Thích Đạt Ma Phổ Giác

Phật Pháp Độ Vua A Dục Hoàn Thiện


Cách thời Phật hiện tiền khoảng một trăm năm có vua A-dục, do có tài nên ông ta bình thiên hạ dễ dàng nhưng thời kỳ này, người ta gọi ông là ông vua độc ác. Khi sắp lên ngôi vua, ông đã giết gần hết số anh em cùng cha khác mẹ, giết vô số quan lại và hàng trăm ngàn cung phi mỹ nữ. Mỗi ngày ông thường đem nhiều phạm nhân ra hành hình, lấy thú vui giết người làm niềm vui chính mình. Ông giết người không gớm tay, riết rồi không còn phạm nhân để giết nữa. Một số quan cận thần thấy thế, mới tìm cách khuyên nhủ nhà vua, tìm một truyền nhân giết người thay thế cho vua, để vua bớt mang tiếng bất nhân, bất nghĩa. Điều kiện duy nhất, làm sao tìm được một người có tâm giết hại giống như nhà vua. Lệnh được truyền đi qua thời gian gần một tháng, mới tìm được người như ý muốn. Tên này là một thợ săn khét tiếng, không những săn thú mà còn hành hung người một cách tàn nhẫn. Để chứng tỏ mình là kẻ giết hại không gớm tay, tên thợ săn liền giết cha mẹ hắn, để chứng minh cho hành động của mình. Sau khi đến gặp nhà vua, hắn đưa ra điều kiện hễ ai vào đó thì không được ra, dù là vua.

 Thế là địa ngục trần gian được lập ra, dưới sự cai quản của hắn. Bên ngoài trang trí giống như hoa viên du lịch để làm mờ mắt thiên hạ. Một hôm, có thầy Tỳ kheo đi hóa duyên vô tình lạc vào địa ngục trần gian. Bỗng một giọng nói đanh thép vang lên, này gã ăn mày kia, ngươi đã lạc vào địa ngục trần gian, hễ ai đặt chân vào đây coi như tan thây mất mạng. Này gã đầu trọc kia, ngươi đã tận cùng bằng số rồi nên mới lạc vào đây, số mi thật xui xẻo, thôi thì hãy ngoan ngoãn chờ ta ban tội chết cho. Ha! Ha! Biết khó bề thoát thân, thầy Tỳ kheo liền tìm kế hoãn binh, nên nói với tên sát nhân rằng: Tôi là người tu hành, tôi không sợ chết đâu, chỉ vì chưa chứng được đạo quả bồ đề, nên ông hãy thương tình gia hạn cho tôi một tháng. Có lẽ nhờ sự gia hộ của chư Phật, tên sát nhân đã kỳ hạn cho thầy Tỳ kheo bảy ngày.

 Đây là cơ hội tốt nhất để thầy Tỳ kheo cố gắng tu tập, nhưng thời gian bảy ngày quá ngắn ngủi. Đối diện với cái chết sắp kề cận bên mình, ấy thế mà đã sáu ngày trôi qua, thầy Tỳ kheo vẫn không có một tia sáng giác ngộ nào hết. Buổi chiều ngày thứ sáu, một phụ nữ được đưa vào với tội danh ngoại tình lăng chạ với người khác, nên bị hành hình rất dã man rồi cuối cùng chết liền tại chỗ. Nhìn thấy hình ảnh thảm thương đó, thầy Tỳ kheo nghĩ đến thân phận con người rất mỏng manh tạm bợ, mạng người không có giá trị gì hết, thấy đó rồi mất đó. Thầy Tỳ kheo chợt nhận ra đạo lý vô thường ngay nơi thân này, không có gì là thường còn vĩnh viễn, và cứ như thế thầy Tỳ kheo quán sát một cách rõ ràng tường tận, nhờ miên mật tinh cần thầy đã chứng quả A-la-hán trong đêm cuối cùng.

 Tờ mờ sáng, tên sát nhân đã vào với vẻ mặt lạnh lùng, giọng nói oang oang nghe đến rợn người: “Giờ chết đã đến, ngươi còn ân hận gì không” ? Thầy Tỳ kheo thản nhiên trả lời: “Hôm nay là ngày tốt, ông muốn giết ta bằng cách nào cũng được.”Tiếng cười vang lên thật quái đản, chúng ném thầy Tỳ kheo vào cái nồi đồng thật lớn, bên ngoài chất thật nhiều củi rồi châm dầu đốt lửa, lửa đã cháy đỏ hừng hực thật lâu, khiến cho nước trong nồi sôi lên sùng sục, kéo dài khoảng gần hai tiếng đồng hồ, sức nóng đã làm cho tên sát nhân phải đứng xa ra. Tên sát nhân yên trí rằng thầy Tỳ kheo đã chết, nên cho người mở nắp nồi ra xem. Không ngờ ai nấy đều ngạc nhiên, chứng kiến vị Tỳ kheo đang ngồi kiết già, sắc mặt người trong sáng lạ thường, tỏa ra một ánh hào quang diệu kỳ làm cho tên sát nhân và mọi người hoảng hồn sợ hãi, liền tấu trình lên cho vua A-dục biết.

 Vua A-dục nhìn thấy tận mắt những đều chưa từng thấy từ trước đến nay. Cuộc đời của ngài đã từng đi chinh chiến khắp nơi đánh đông dẹp tây, tung hoành các nước để thỏa mộng ước bình thiên hạ, không một ai có thể qua khỏi lưỡi gươm của ngài. Vậy mà thầy Tỳ kheo này, vẫn sừng sững hiên ngang ngồi trong nồi đồng với nước sôi sùng sục. Chứng kiến tận mắt, hình ảnh người tu hànhdiệu dụng không thể nghĩ bàn, ngài bất giác rơi lệ, quỳ xuống xin thầy Tỳ kheo tha thứ tội lỗi, ăn năn sám hối hứa chừa bỏ những điều sai trái từ trước tới nay do mình gây ra.

 Sau đó thầy Tỳ kheo giảng pháp cho nhà vua nghe về đạo lý làm người và nhân quả nghiệp báo. Vua liền thức tỉnh phát nguyện quy y Tam Bảo hộ trì chánh pháp, giúp dân chúng an cư lạc nghiệp, tin theo lời Phật dạy giữ gìn năm điều đạo đức.

 Thứ nhất không được giết người và hạn chế tối đa giết hại các loài vật. Không gian tham trộm cướp của người một cách bất chính trộm là lấy lén, cướp là công khai lấy, giành giựt lấy. Ba là không được tà dâm, Phật tử có quyền lấy vợ lấy chồng, nhưng không được quan hệ với người khác ngoài vợ chồng chính thức. Ăn ở với người cùng huyết thống gọi là loạn luân, quan hệ giữa người và thú gọi là cuồng dâm. Tự mình khoái lạc gọi là thủ dâm, quan hệ với người đồng phái gọi là đồng tính luyến ái hay còn gọi là pê-đê, còn quan hệ nếu xảy ra với người trưởng thành và trẻ chưa tới tuổi vị thành niên gọi là bạo dâm. Thứ tư là không được nói dối để hại người. Thứ năm là không uống rượu và dùng những chất gây say có hại cho sức khỏetinh thần. Nhà vua nghe xong phát nguyện đời đời kiếp kiếp hộ trì Tam bảo giúp dân chúng an cư lạc nghiệp theo tinh thần Phật dạy.

 Một vị vua tàn bạo giết người không gớm tay nhưng nhờ gặp giáo pháp của Như Lai thế tôn, bậc chánh đẳng chánh giác, vua A-dục đã được thầy Tỳ kheo dùng thân giáo hóa để trở thành một người Phật tử thuần thành, chuyện này từ xưa đến nay thật là hiếm có. Chỉ có chánh pháp của Phật mới có công năng trị lành tất cả bệnh, nếu ai biết hướng tâm quay về, dù người đó tàn bạo, độc ác tới đâu, cụ thể như vua A-dục. Một khi đã thấm nhuần giáo lý Phật đà rồi, thì có thể trở thành con người hiền lương đạo đức và không làm tổn hại cho ai. Ban đầu vua A-dục là một vị vua khét tiếng tàn bạo và độc ác không ai bằng, lấy sự giết hại làm niềm vui chính mình. Sau nhờ sự diệu dụng không thể nghĩ bàn của Phật pháp, vua A-dục trở thành vị hoàng đế anh minh sáng suốt, hết lòng thương yêu dân chúng như con đẻ của mình.

 Ngày hôm nay, Phật giáo được lưu truyền rộng khắp là nhờ một phần công lao của ngài, một người đã giác ngộphát nguyện hộ trì Tam Bảo. Nếu không phải là giáo pháp của Như Lai thì làm sao có thể chuyển hóa được vị hôn quân mê muội này. Giáo pháp của đức Phật không thể nghĩ bàn, không những thuyết phục bằng lời nói, mà còn dùng thân giáo của chính mình để đối tượng được cảm hóa tâm phục, khẩu phục, không còn lý lẽ nào để nghi ngờ nữa. Nhờ được chuyển hóa mà vua A-dục trở nên người có công rất lớn trong việc phát triển và mở mang đạo lý làm người truyền rộng ra các nước phương xa. Cụ thể là con của ngài xuất gia đầu Phật và đã đến đất nước Tích Lan để truyền bá Phật pháp.

VUA A DỤC DÙNG PHƯƠNG TIỆN GIÁO HÓA

 Từ khi gặp được Phật pháp, vua A-dục mỗi khi ra ngoài đường, gặp bất cứ vị Tỳ kheo nào cũng đều bước xuống xe đảnh lễ và chào hỏi rất tôn kính, làm cho một vị quan đại thần tỏ vẻ không hài lòng và bất bình. Vị quan này quen theo lối phân biệt giai cấp, cho vua là trên hết không ai bằng. Người thời xưa quan niệm trời sinh ra vạn vật, nên các vị vua tự xưng là thiên tử, tức con trời. Vua thay mặt trời trị vì thiên hạ, nên vua là cao cả, là quí báu, thậm chí nếu thần dân thiên hạ lỡ đặt tên con mình đồng tên với gia tộc của vua, đều bị mang tội khi quân. Do đó, quyền lực của những ông vua thời phong kiến rất độc tôn, độc tài, muốn giết ai thì giết, muốn phong quan tiến chức cho ai thì phong, tùy ý giết người như vua A-dục thời kỳ chưa gặp Phật pháp.

 Phật phápcông năng gì mà chuyển hóa được vua A-dục, một con người bạo ác trở thành vị vua anh minh sáng suốt, vì lợi ích nhân loạilợi ích muôn loài? Trở lại câu chuyện, vị quan đại thần không chấp nhận các vị Tỳ kheo là người đáng tôn kính, đảnh lễ, thưa hỏi, cúng dường. Người xưa quan niệm rằng vua là trên hết, vua là con trời, ai gặp vua thì phải đảnh lễ cung kính, nếu không thì mang tội khi quân, sẽ bị trị tội tùy theo mức độ nặng nhẹ. Nếu là ngày trước, vua A-dục chưa biết Phật pháp, có lẽ quan đại thần ấy đã mồ xanh cỏ rồi, làm gì có thời gian để giải bày. Do vậy, vua A-dục vẫn im lặng không thèm trả lời.

 Để chứng minh cho sự hồi đầu của mình sau khi gặp Phật pháp, lấy tình thương bao dungtha thứđộ lượng. Nhà vua đã phương tiện giáo hóa quan đại thần bằng cách ra lệnh cho tất cả quan văn võ trong triều, mỗi người đều đem bán đầu súc vật, riêng vị quan đại thần phải bán đầu người. Đầu súc vật, các quan đều bán được hết, riêng đầu người của quan đại thần là không bán được. Vua A-dục mới hỏi cắc cớ, tại sao đầu người lại không bán được, mà đầu súc vật lại bán được, vậy đầu người hèn hạ nhất trên đời nầy hay sao? Vua lại hỏi thêm, chỉ cái đầu này hèn hạ hay các cái đầu khác cũng vậy? Viên đại thần ấp úng, không trả lời được nên cuối cùng đành im lặng, chờ sự chỉ giáo của vua A-dục. 

 Vua nói:Ta không nhờ Phật pháp thì đầu ngươi cũng chẳng kém chi đầu này, Phật pháp không thể nghĩ bàn, ngươi lấy tâm phàm tục đo lường thánh trí, giống như người mù sờ voi, ngươi cố ý muốn ngăn cản ta, đó là điều tốt theo cách nhìn của ngươi, vì ngươi trung thành với ta, đó là điều đáng khen ngợi, ta không phủ nhận điều ấy. Nhưng ngươi muốn ngăn cản ta, đảnh lễ các thầy Tỳ kheo, đó là do ngươi quá cống cao ngã mạn, thấy mình là trung tâm của vũ trụ, thấy mình là cao cả. Nếu mình là cao cả, tại sao đầu người không bán được, mà đầu súc vật lại bán được? 

 Con người dù hèn hạ đến đâu, một khi biết tu nhân tích đức làm mới lại chính mình, thì ai thấy cũng tôn trọng quý kính. Các thầy Tỳ kheo dám bỏ hết những gì đang có, để sống đời tỉnh thức rày đây mai đó, trên cầu thành Phật, dưới cứu độ chúng sinh, nhà ngươi có làm được như thế không, mà dám khinh khi coi thường. Đó là tâm niệm của ngươi quá nhỏ nhoi và ích kỷ. Trong cuộc đời này nếu mình làm không được thì nên tùy hỷ với người làm được, để được thêm tình yêu thươnghiểu biết. Tùy hỷ với người có nhân cách phi thường, chúng ta sẽ có thêm nhận thức đúng đắn về đạo đứcgiá trị chân thật trong cuộc đời

 Ta nay nhờ gặp Phật pháp, nên làm mới lại cuộc đời, bằng tất cả tấm lòng chí thành chí kính. Như vậy, ta có lầm lỗi chỗ nào mà ngươi dám ngăn cản ta, như thế có phạm tội khi quân hay không? Nghe được những lời nói chân tình của nhà vua, vừa là chỉ dạy, vừa là khuyên nhủ, vị quan đại thần thức tỉnh nhận ra lỗi lầm của mình, ông cúi đầu lạy tạ sám hối, nguyện từ nay về sau không còn nói những lời vô lễ ấy nữa. Một con người vô đạo như vua A-dục, nếu không gặp Phật pháp thì làm gì có được, những lời nói chân thành và hành động cao thượng như trên.

 Phật phápcông năng chuyển hóa tối tăm, u mê thành trong sáng hiện thực, chuyển hóa khổ đau thành an vui hạnh phúc, ngay tại đây và bây giờ. Chỉ có Phật pháp mới phù hợp với lòng người, con người được quyền làm chủ bản thân, họa phúc đều do mình tạo lấy, mình làm lành được hưởng phước, mình làm ác chịu khổ đau. Phật pháp rất thực tế và nhiệm mầu, ai phát tâm tu theo sẽ tự tin chính mình không còn bị lệ thuộcỷ lại vào bên ngoài. Dám làm, dám chịu trách nhiệm hoàn toàn trước những suy nghĩ, nói năng và hành động của mình, không đổ thừa cho ai hết.

 Nhờ tin sâu nhân quả, chúng ta không dám làm điều xấu ác, cái gì hại mình và người thì tìm cách chuyển hóa, nếu đã lỡ lầm gây tạo tội lỗi, thì cố gắng sám hối tìm cách từ bỏ, không lặp lại lỗi lầm xưa. Dám chịu trách nhiệm đối với sự sai trái của mình, hứa nguyện không tái phạm để mình và tha nhân ngày càng gắn bó nhau hơn, trong tinh thần đòan kết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 22335)
Nhân quả rất đa dạng và phức tạp, sự diễn biến từ nhân đến quả còn tùy thuộc vào các duyên, nhân quả có thể báo ứng liền tức khắc như ...
(Xem: 8775)
Kinh Thiện pháp (Trung A-hàm) có nêu lên bảy pháp mà bất kỳ một Tỳ-kheo nào thành tựu cũng có an lạc, đem đến lợi ích cho mọi người.
(Xem: 8228)
Tổng Thống Václv Havel mời Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhiều nhà tư tưởng thế giới đến Prague cho một hội nghị chuyên đề về giáo dụcgiá trị tâm linh.
(Xem: 8027)
Phật giáo là những phương pháp, những con đường để con người thực hiện hạnh phúc;
(Xem: 9011)
Bất cứ thứ gì chúng ta ngỡ là hạnh phúc thì thật ra lại là nguyên nhân gây ra khổ đau. Có thể điều này rất khó chấp nhận nhưng đây là một chân lý sâu xa.
(Xem: 15933)
Bố thícúng dường hay giúp đỡ sẻ chia là hạnh nguyện cao cả của các vị Bồ-tát, người Phật tử chân chính noi theo gương hạnh người xưa mà ...
(Xem: 9555)
Nếu hiểu rõ những khía cạnh tâm lý về các vấn đề của con người, bạn có thể phát huy tình thương đối với người khác.
(Xem: 9032)
Sợ hãi là một thuộc tính cố hữu của tâm lý con người. Chúng ta thường lo sợ về mọi thứ, từ cái...
(Xem: 9150)
Riêng tôi khi tiếp xúc trực tiếp với các tôn giáo tại Âu Mỹ ngày hôm nay thì xin đưa ra nhận định rằng: Mỗi tôn giáo đều giống như hương thơm của những loài hoa quý.
(Xem: 9527)
Năm tháng trôi qua như lớp bụi mờ phủ lên ký ức, hình ảnh mái chùa từ thuở mới xuất gia tưởng chừng như bị đắm chìm trong lớp bụi thời gian ấy.
(Xem: 9308)
Tâm Phật Ví Như Hoa Sen Hoa sen mọc chốn bùn nhơ, Nở hoa tươi thắm ngát thơm cuộc đời. Thân này nhơ nhớp vô thường, Có tâm thanh tịnh sáng soi muôn loài.
(Xem: 8948)
Dễ thay thấy lỗi người .Lỗi mình biết mới khó Lỗi người ta phanh tìm .Như tìm thóc trong gạo. Còn lỗi mình che đậy .Như kẻ gian giấu bài."
(Xem: 10152)
Học rằng cõi Phật chẳng đâu xa. Cõi Phật trong ta. Tâm ta mà thanh tịnh thì cõi Phật thanh tịnh.
(Xem: 10070)
Thi thoảng trong đời chúng ta nên suy nghiệm về cái chết. Đúng ra, chúng ta nên nghiệm về nó hàng ngày.
(Xem: 9186)
Người nghèo tuy ít tiền bạc, đời sống khó khăn nhưng vẫn có tấm lòng rộng mở, lời nói hiền hòa, hành động cao thượng, dù sống trong cảnh nghèo mà vẫn thấy an vui, hạnh phúc
(Xem: 10948)
Để phát tâm bi đối với tất cả chúng sanh, chúng ta cần phải thấu hiểu mọi nỗi khổ của tất cả các loài chúng sanh trong luân hồi, và những nỗi khổ khác nhau của họ.
(Xem: 9670)
Những ngày Tết rộn ràng trôi qua thật nhanh; nhưng hoa xuân vẫn trên cành. Buổi sáng nơi vườn ríu rít tiếng chim.
(Xem: 9345)
Người làm ruộng, trồng hoa màu để cung cấp thức ăn, thực phẩm cho con người cũng phải biết tu.
(Xem: 10088)
Người biết tu trong lúc mua bán sẽ biết cách thu hút khách hàng, giữ mối quan hệ mua bán lâu dài, nên được nhiều người ưa thích.
(Xem: 11860)
Trong cuộc sống của chúng ta dù bất cứ hoàn cảnh nào, ta cũng phải biết cách tu nhân tích đức để ngày càng hoàn thiện chính mình.
(Xem: 12221)
Tôi được biết lạy Phật nên theo cách “ngũ thể đầu địa”, đại thể là hai chân, hai tay và đầu đụng mặt đất, tâm thanh tịnhtrang nghiêm.
(Xem: 9439)
Chúng tôi phải trông thật là thảm não khi được chào đón bởi những binh lính biên phòng Ấn Độ.
(Xem: 11952)
Trong sự tái sinh luân hồi, nhân quả tốt xấu, đúng sai, ân oán trong hiện tại sẽ tiếp tục đến đời sau, nên khi gặp duyên phù hợp nó liền tác động mạnh mẽ...
(Xem: 9800)
Thế thường, nhân gian ''cầu được, ước thấy'' thì mới tin vào Phật, cầu không toại nguyện thì bảo Phật không thiêng, không có Phật.
(Xem: 9747)
Phật luôn khuyên mọi người tin sâu nhân quả mà ráng cố gắng làm điều lành, dứt trừ việc ác và luôn giữ tâm ý trong sạch.
(Xem: 11707)
Hãy có chánh niệm hiểu cầu an là “nguyện an lành” cho chính mình và mọi người xung quanh;
(Xem: 17973)
Người phương Tây không cần coi ngày giờ tốt xấu khai trương cửa hàng nhưng họ vẫn giàu có hơn các nước có nhiều người mê tín.
(Xem: 8751)
Con người sống ở đời đều có một điểm chung là không thể chọn cho mình nơi chốn sinh ra.
(Xem: 9358)
Từ bitrí tuệ trong Phật Giáo chính là sự tịnh hoá của tình và lý.
(Xem: 9020)
Đức Phật khuyên chúng ta nhìn bệnh từ một quan điểm rộng rãi hơn; đó là dầu ta có tìm được phương thuốc phù hợp để chữa bệnh, ta cũng cần...
(Xem: 9470)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài báo của một nữ ký giả và biên tập viên người Thái Sanitsuda Ekachai trên báo Bangkok Post về...
(Xem: 9978)
Chúng ta cần biết được chính mình để sống tốt hơn trong mối quan hệ với gia đình người thân, với bạn bè...
(Xem: 9276)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài thuyết trình của bà Gabriela Frey với chủ đề "Phụ nữ và Phật giáo".
(Xem: 9117)
Khi chưa biết tu, thân ta có khi làm việc thiện lành tốt đẹp, có lúc ta làm việc xấu ác gây nhiều tội lỗi, miệng có khi nói lời ngọt ngào dễ thương, có lúc nói
(Xem: 9054)
Khi mình có những ý nghĩ hạnh phúc, tốt lành thiền quán hay niệm Phật giúp mình nuôi dưỡngduy trì chúng.
(Xem: 10959)
Người Phật tử tại gia hãy nên khôn ngoan, sáng suốt, chọn lựa nghề nghiệp chân chính để không làm tổn hại đến muôn loài vật.
(Xem: 7941)
Tháng mười năm 1950, trong chiến dịch của họ ở miền Đông Tây Tạng, Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Cộng đã gây ra những thất bại nặng nề.
(Xem: 10275)
Khi chưa biết tu, thân ta có khi làm việc thiện lành tốt đẹp, có lúc ta làm việc xấu ác gây nhiều tội lỗi, miệng có khi nói lời ngọt ngào dễ thương,
(Xem: 8841)
Cầu nguyện là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của nhân loại, nó như một món ăn tinh thần của con người.
(Xem: 8910)
Tu thiền để dừng lặng tâm lăng xăng. Tâm lăng xăng lặng xuống thì tâm chân thật hiện đủ.
(Xem: 17924)
Ta tin những lời dạy vàng ngọc của Phật, tức là ta thực hành lý nhân quả-luân hồi-nhân duyên để áp dụng vào trong đời sống hằng ngày.
(Xem: 8177)
Một lòng tin chân chính phải đi theo với một lý trí xét đoán, hiểu rồi mới tin thì cái tin ấy mới là chánh tín.
(Xem: 8670)
Nếu chúng ta suy nghĩ một cách cẩn thận về nó, chúng ta có thể đi đến một kết luận rằng...
(Xem: 10830)
Việc tin vào ngày giờ tốt xấu, nghi lễ cúng sao giải hạn đầu năm có đúng theo tinh thần của Phật giáo Việt Nam hay không?
(Xem: 10145)
Đức Phật dạy rằng, niềm tin chân chánh là niềm tintrí tuệ cân nhắc, soi sáng. Vì thế, đức Phật khuyên chúng ta đừng nghe những gì người khác...
(Xem: 8515)
Nghiệp báo nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(Xem: 10669)
Hãy tin rằng cho dù những việc làm bố thí của bạn trước mắt không nhận được thù lao đi nữa thì trong tương lai bạn cũng nhận được sự hồi báo kỳ diệu!
(Xem: 9047)
Cái gì đã đưa đẩy con người vào đường cùng không chút lương tâm để rồi phải sống trên xương máu và sự đau khổ của nhiều người.
(Xem: 8229)
Để được tự do tự tại trong cuộc sống mà vẫn góp phần làm lợi ích cho xã hội đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên quán niệm, giám sát chặt chẽ thân-miệng-ý của mình.
(Xem: 9289)
Chúng ta giống như con khỉ. Chúng ta muốn thoát khỏi khổ đau, nhưng chúng ta lại không muốn buông bỏ những ham muốn...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant