Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Câu Chuyện Buồn Của Chú Tiểu Pháp Đăng

14 Tháng Ba 201608:27(Xem: 17175)
Câu Chuyện Buồn Của Chú Tiểu Pháp Đăng
                                          CÂU CHUYỆN BUỒN CỦA CHÚ TIỂU PHÁP ĐĂNG


                                                                Giác Minh Luật

Câu chuyện buồn của chú tiểu Pháp Đăng

Mấy tháng nay, Chú Pháp Đăng lúc nào cũng ngồi một mình trầm tư ngay gốc cây Sala ở phía trước chùa sau những thời kinh Tịnh Độ.
Mấy chú trong chùa thì cứ đàm tiếu và truyền tai nhau: “Pháp Đăng bị tự kỷ mấy Chú ơi”.
Mặc cho những lời đàm tiếu thế nào, thì cứ sau mỗi thời kinh cầu nguyện thì chú lại cứ chạy thẳng ra gốc cây mà ngồi một mình với vẻ mặt u buồn, nhìn về một phương trời xa xăm nào đó, đôi lúc lại tự cười với nụ cười khiêm tốn và tế nhị một mình để cố không cho ai nhìn thấy.
Chú Pháp Đăng nếu hết mùa hạ năm nay thì được tròn 2 tuổi đạo ở chùa, so với các chú lớn thì thuộc hàng sư em nên phải ngồi kế sau cùng trước chú Pháp Bảo một bậc, vì Pháp Bảo được nhập chúng sau hai tháng.
Pháp Đăng - Nhờ vào nước da ngâm đen, khuôn mặt sáng, đôi mắt to và chân mày rậm …nên thoáng nhìn ai cũng quý chú và đặt cho chú cái biệt hiệu “Chú Thỏ trắng có bộ lông đen”.
Mỗi lần muốn trêu Pháp Đăng, thì các chú cứ tụm năm – tụm bảy lại mà la to “Ơi! Chú Thỏ trắng có bộ lông đen” rồi lại ùa cười trong niềm phấn khởi.
Pháp Đăng đôi lúc cũng cười theo để các chú được vui, nhưng đôi lúc thì tỏ vẻ hơi “nghiêm nghị” lẫn một chút hờn để mấy chú không lấy đà mà trêu chọc tiếp khi giữa chốn đông người.
Mấy nay, lần nào tụng kinh Vu Lan Bồn vào thời công phu chiềuPháp Đăng cũng khóc, đôi lúc khóc hút hít như đứa con nít thiếu đi bầu sữa mẹ.
Nhất là khi chú tụng tới đoạn:
“Mục Liên thấy vậy bi ai
Biết mẹ đói khát ai hoài tình thâm.
Lo phẩm vật đem dâng từ mẫu
Đặng đỡ lòng cực khổ bấy lâu
Thấy cơm, mẹ rất lo âu
Tay tả che đậy, hữu hầu bốc ăn.
Lòng bỏn xẻn tiền căn chưa dứt
Sợ chúng ma cướp giựt của bà
Cơm đưa chưa tới miệng đà
Hóa thành than lửa, nuốt mà đặng đâu.
Thấy như vậy âu sầu thê thảm
Mục-Kiền-Liên bi cảm xót thương
Mau mau về đến giảng đường
Bạch cùng Sư Phụ tìm phương giải nàn.
(Kinh Vu Lan Bồn)
Thấy Pháp Đăng khóc – Chú Pháp Bảo lại ngồi sau vuốt lưng an ủithủ thỉ vào tai ra hiệu ngượng ngùng khi các chú tiểu chung quanh đang nhìn Pháp Đăng một cách chầm chầm, có chú cười khúc khích – có chú cũng thương và đồng cảm nên cũng khóc theo.
Hễ hết thời kinh, thì Pháp Đăng lại chạy thẳng một mạch ra gốc Sala và cứ ngồi im đó mà tiếp tục trầm tư với vẻ mặt u buồn đầy tâm trạng.
Pháp Bảo cũng đã nhiều lần ra ngồi an ủihỏi thăm nhưng chú cứ một mực im lặng mà bảo:
- Huynh không có sao đâu
Mỗi lúc như thế Pháp Bảo cũng chỉ ngồi một bên và im lặng như một sự lắng nghe sâu sắc trong sự đồng cảm với người sư huynh mít ướt và đầy nội tâm của mình.
Mấy ngày qua, Thầy trụ trì đi vắng. Mấy chú trong chùa lại rủ nhau đi tắm suối ngay ở phía cuối con đường làng và đi thêm một đoạn vào sâu trong núi.
Đúng thật “Vắng chủ nhà, gà mọc đuôi tôm” là đây. Chú nào cũng đã bị Thầy trụ trì phạt quỳ hương đến hơn chục lần mà vẫn không chừa cái tật “Anh hùng Tí hon” - Đầu đội trời chân đạp đất hiên ngang mà tiến về phía trước với niềm tin vào số phận đặt đâu ta ngồi đó.
Vậy mà, mỗi lần bị phạt quỳ nhang là các chú lại xúm nhau lại mà thổi đến hụt hơi.
- Pháp Đăng ơi! Mấy chú rủ đi tắm suối kìa. Pháp Bảo kêu to.
- Thôi! Đệ và mấy sư huynh đi đi, để Pháp Đăng ở lại còn có người công phu tối nay chứ! Nhớ mang về cho ít trái dâu rừng là được, để trả công cho người hy sinh ở lại nha. Vừa nói mà Pháp Đăng vừa cười hít mắt.
- Vậy thôi! Đệ cũng ở lại để tụng kinh với huynh tối nay cho ấm cúng. Pháp Bảo nói nhè nhẹ nhưng với tâm trạng đầy luyến tiếc.

Bong! Bong! Bong!

Tiếng đại hồng chung vang lên để bắt đầu cho thời công phu chiều.
Với cái giọng líu lo như chú chim non vừa mới tập hót. Pháp Bảo trong bộ trang phục áo dài nâu, vừa rộng vừa dài đến nỗi phủ hết dưới chân và chạm tới nền nhà.
Vừa đánh chuông, chú vừa đọc to:
- Hồng chung sơ khấu, Bảo kệ cao âm, Thượng thông thiên đường, Hạ triệt địa phủ.

Nam Mô U Minh Giáo Chủ, Cứu Khổ Bổn Tôn, Cứu Bạt Minh Đồ, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát.

Rồi chú đọc tiếp bài kệ:

“Nguyện thử chung thanh siêu pháp giới
Thiết vi u ám tất giai văn
Văn trần thanh tịnh chứng viên thông
Nhất thiết chúng sinh thành chính giác.
Văn chung thanh phiền não khinh
Trí tuệ trưởng Bồ Đề sinh,
Ly Địa ngục xuất hỏa khanh
Nguyện thành Phật độ chúng sanh".
Án già la đế gia sa bà ha.
Chú nhắm mắt, đứng thẳng và đọc to với mức độ phiêu đến nỗi mà hễ khi nhìn vào là chú Pháp Đăng chỉ biết đứng cười thút thít.
- Sư huynh Pháp Đăng, tối nay huynh đệ mình tụng kinh Báo Hiếu Phụ Mẫu Trọng Ân nha. Chú Pháp Bảo kiến nghị.
- Ừ ! cũng được.
Hai chú bắt đầu nghi thức khai chuông mõ một cách nhịp nhàng, do Pháp Đăngsư huynh nên được đại diện quỳ chính giữa niêm hương bạch Phật. Còn chú Pháp Bảo thì đứng kế bên để chờ sư huynh đọc xong bài kệ thì tiếp hương để cắm vào lư. Cứ thế hai chú cứ thay nhau đọc tụng.

Một hồi thì Pháp Đăng im lặng. Thoáng nhìn qua, Pháp Bảo đã thấy Pháp Đăng khóc dòng với những giọt lệ từ từ rơi ra thắm vào chiếc áo dài đang mặc, còn Pháp Bảo thì cứ thế mà đọc to hơn để thay cho sư huynh:

“Mẹ sanh con cưu mang mười tháng
Cực khổ dường gánh nặng trên vai
Uống ăn chẳng đặng vì thai
Cho nên thân thể hình hài kém suy,
Khi sanh sản hiểm nguy chi xiết
Sanh đặng rồi tinh huyết dầm dề
Ví như thọc huyết trâu dê
Nhất sanh thập tử nhiều bề gian nan,
Con còn nhỏ phải lo chăm sóc
Ăn đắng cay, bùi ngọt phần con,
Phải tắm phải giặt rửa trôn
Biết rằng dơ dáy mẹ không ngại gì,
Nằm phía ướt, con nằm phía ráo
Sợ cho con ướt áo ướt chăn,
Hoặc khi ghẻ chóc khắp thân
Ắt con phải chịu trăm phần thảm thương,
Trọn ba năm bú nương sữa mẹ
Thân gầy mòn nào nệ với con”.
(Kinh Báo Hiếu Phụ Mẫu Trọng Ân)
Vừa đọc, mà Pháp Bảo cũng khóc theo. Chắc vì Pháp Bảo cũng nhớ mẹ như sư huynh mà lại cố gắng gượng nín để đọc tiếp bài kinh.
Pháp Đăng đứng dậy xá Phật và chạy một mạch ra ngoài cây Sala mà đứng khóc to như đứa con nít khi mẹ vắng nhà.
Thấy thế, Pháp Bảo cũng dừng lại bài kinh để chạy theo sư huynh.
Nhìn sư huynh Pháp Đăng khóc mà Pháp Bảo cũng khóc theo với từng tiếng nấc nghẹn trong cổ họng không nói nên lời.
Pháp Bảo đến gần hơn và nắm tay sư huynh để ngồi xuống dưới gốc Sala, vì sợ lỡ các chú về bắt gặp thì ngượng lắm.
Pháp Bảo mở lời:
- Sư huynh nè! Sao sư huynh lại nhớ mẹ vậy, lần nào tụng kinh huynh cũng khóc, huynh biết là huynh làm đệ cũng nhớ mẹ lắm không.
Pháp Đăng im lặng và gạt đi dòng lệ với vẻ mặt trầm buồn khó tả.
Một hồi Pháp Đăng nhìn sâu vào mắt sư đệ Pháp Bảo mà bảo:
- Huynh giận và tự trách bản thân mình lắm, sao huynh không được như Ngài Mục Kiền Liên để xuống địa ngục cứu mẹ hả đệ, huynh tệ lắm đúng không - Huynh nhớ mẹ nhiều lắm đệ biết không.
Pháp Đăng nói tiếp:
- Mỗi đêm trước khi ngủ, huynh đều thầm xin Phật cho huynh được một lần, một lần thôi trở xuống địa ngục để được nhìn mặt mẹ như thế nào và cứu mẹ ra khỏi đọa đày như trong kinh Vu Lan vậy - Nhưng không có lần nào mà Phật cho huynh đi cả, chắc Phật không có quan tâm và nhớ tới huynh đâu. Đúng không đệ.
Pháp Bảo lấy chiếc áo tràng nâu đang mặc lau đi dòng nước mắt cho sư huynh Pháp Đăng và tự lau cho chính mình, rồi bảo:
- Huynh nè! Đức Mục Kiền Liênthánh Tăng đắc đạo thì mới đi xuống địa ngục cứu mẹ được chứ! Còn huynh đệ mình mới là chú tiểu thì làm sao mà xuống đó cứu mẹ được.
Pháp Đăng trả lời:
- Nhưng Phật giúp được mà, vì Phật là Đấng giác ngộ - là Đức Đại từ nên Phật sẽ giúp được huynh. Huynh tin Phật sẽ giúp được huynh cứu mẹ. Vì huynh nhớ mẹ nhiều lắm đệ à!
Pháp Bảo tiếp lời:
- Nhưng huynh phải tu đắc đạo mới được, giống như chư Bồ tát và các bậc Thánh Tănghuynh đệ mình thường đọc tụng á!
Pháp Bảo nói tiếp:
- Thôi đệ hứa với huynh, trong hai huynh đệ mình nếu sau này ai đắc đạo trước thì sẽ xuống địa ngục cứu mẹ huynh được không? Huynh nói mẹ huynh chờ đi, một ngày nào đó huynh đệ mình sẽ xuống cứu mẹ.
Nhìn về phía xa xăm với vẻ trầm buồn, Pháp Bảo khóc nghẹn:
- Đệ cũng muốn cứu mẹ của đệ nữa, huynh à! Đệ cũng nhớ mẹ nhiều lắm.
Pháp Đăng vội lấy chiếc áo của mình để lau đi dòng nước mắt của Pháp Bảo và ôm chặt sư đệ vào lòng trong tình thương vô hạn đầy ấm áp như trái tim của mẹ đang sưởi ấm cho hai tâm hồn bé bỏng và ngây thơ.
Pháp Đăng thủ thỉ:
- Thôi! Giờ huynh đệ mình vào lại chánh điện để tụng cho xong bài kinh trước khi mấy chú đi tắm suối về.
Pháp ĐăngPháp Bảo nhìn nhau và cùng đọc to với giọng đọc thanh thoát trong niềm tin cháy bỏng ở những đoạn kinh cuối cùng:
“Sau khi Phật dạy đành rành
Bốn ban Phật tử rất mừng rất vui,
Thảy một lòng vâng theo lời Phật
Và kính thành tin chắc vẹn tuyền,
Đồng nhau tựu lại Phật tiền
Nhất tâm đảnh lễ rồi liền lui ra”.
Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát Ma Ha Tát.

Giác Minh Luật
Dựa trên câu chuyện có thật ở chốn thiền môn, tên nhân vật đã được thay đổi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15815)
Chúng ta điều hòa với đa nguyên tôn giáo như thế nào, điều rất cần thiết trong thế giới hiện nay, với sự quan tâm sâu sắc đến tín ngưỡng của chính chúng ta?
(Xem: 14482)
Năm nay sẽ là một năm đặc biệt để người Nhật trải nghiệm sâu sắc về lẽ vô thường, hư ảo của cuộc sống qua từng cánh hoa rơi.
(Xem: 15463)
Một ngày mùa xuân, thi sĩ ngồi tĩnh tâm bên bờ nước trong vườn. Trời mưa nhè nhẹ, văng vẳng đâu đây tiếng chim bồ câu rung rúc vang vọng lại.
(Xem: 17198)
Daisy là đóa hoa của nàng công chúa Bạch Tuyết, có trái tim yêu thương không sợ hãi - dù gặp bà mẹ ghẻ phù thủy độc ác mà nàng không hận thù.
(Xem: 16272)
Trong cuộc sống, có rất nhiều cái mình không thể, hoặc không đủ trí tuệ, khả năng nhận biết sự hiện diện (từ xa) của nó nên mình đặt nó vào hai chữ… bất ngờ!
(Xem: 12837)
Khác hơn thường lệ, đôi bạn thân Hiển và Phước, đối ẩm trong lặng lẽ, chẳng ai chịu mở lời. Hiển nâng chung trà hớp từng ngụm...
(Xem: 14907)
Tư Lợi có ba cô gái đang xuân tuổi từ 24 đến 30, đều xuất thân đại học, đều có việc làm tốt tại San Jose, California, đứa nào cũng theo nếp sống Âu Mỹ giao du rộng rãi...
(Xem: 17323)
Tuổi thơ là những tối mùa hè cùng chị gái nằm trên trần đếm sao. Đếm mãi không hết, đếm đến tận bây giờ.
(Xem: 56426)
Dẫu cả thế giới quay lưng với bạn thì bạn cũng đừng vội quay lưng với mình. Đừng hết yêu đời, đừng nhìn đời bằng màu đen...
(Xem: 15382)
Khi thấy một con kiến đang bò, hãy thử lấy ngón tay chặn, sẽ thấy nó cuống cuồng quay lui, tìm đường chạy. Có phải vì nó cũng biết sợ, biết đau không?
(Xem: 14387)
Công bình một đề tài tranh cãi quen thuộc trong đời sống gia đình hằng ngày, thí dụ như chuyện ba đứa trẻ, Anne, Bob và Clara, cùng đòi làm chủ một cây sáo.
(Xem: 15684)
Một sớm đầu năm, bật cửa sổ, làn sương mù ùa vào cùng tia nắng đầu tiên, ta sẽ reo lên ngỡ ngàng. Một loài hoa trắng tinh khiết đang phô diễn hết vẻ đẹp trần gian.
(Xem: 14151)
Căn bệnh lớn nhất của chúng ta là muốn chiếm hữu những gì mà mình cho là tốt đẹp, và chạy trốn hoặc chống đối lại những gì mà mình không thích.
(Xem: 16711)
Quán, có nghĩa là nghĩ đến sâu sắc một cái đó… Ngồi thật im, thật vững chải, chú ý từng hơi thở vào-ra và tôi quán mình là em bé 5-6 tuổi.
(Xem: 14228)
Tàng cây có hình dáng lạ kỳ, từng nhánh đơm thêm từng nhánh mới, dường như chỉ cần có một chỗ nhỏ nhoi nào đó ở thân cây thì mầm cây tức thì nẩy nhánh, đơm cành.
(Xem: 16228)
Đá núi vô tri sao lại có ngôn ngữ? Có đấy, đá có ngôn ngữ riêng của nó, thứ ngôn ngữ mang tên tình yêu, mang tên cái đẹp và sự rắn rỏi, can cường…
(Xem: 17463)
Henry Miller là một trong vài ba thiên tài nhân loại đã đánh thức dậy thế lực mãnh liệt nhất của Lòng Đại Bi trong ý thứcvô thức của con người trên mặt đất.
(Xem: 13421)
Sự im lặng rùng rợn của Thi CaVăn Chương là cái “bất khả tư nghị” của tất cả những đỉnh cao nhất của Thi CaVăn Nghệ Nhân Loại.
(Xem: 12903)
Sự bám víu tất cả là ở trong tâm. Thay đổi tâm hành sẽ giúp ta chuyển hóa. Cảm xúc, khổ đau hay niềm vui đều chỉ là tâm tưởng.
(Xem: 15100)
Thôi, đừng than van nữa, bạn hãy nhìn lại mình đi, bạn còn có đủ đôi bàn tay, bạn còn rất trẻ, và bạn hoàn toàn có khả năng lao động để thay đổi cuộc sống của mình.
(Xem: 14583)
Nếu giữ được tâm an lạc tự tại, khi gặp phải nghịch cảnh chướng duyên sẽ là bí quyết giúp bạn chế ngự không để các ác tính giận dữ và thù hận phát khởi.
(Xem: 13760)
Hận thù không thể khắc phục và diệt trừ bởi tâm thù hận. Một người đang tức giận, nếu bạn đáp trả họ bằng sự giận dữ, kết quả rất tai hại.
(Xem: 14071)
Nếu không hiểu rõ giá trị truyền thống của các tôn giáo bạn, thì chúng ta rất khó bày tỏ lòng kính trọng các tín ngưỡng khác biệt.
(Xem: 13775)
Tôi nghĩ là điều sai lầm khi chúng ta hy vọng rằng những vấn đề khó khăn hiện nay của chúng ta có thể giải quyết bằng tiền bạc hay quyền lợi vật chất.
(Xem: 13343)
Hiện nay nhân loại sống trên trái đất này, đang phải đối đầu với một vấn đề nan giải là bằng cách nào chúng ta có thể giúp đỡ mọi người sống có hạnh phúc.
(Xem: 13394)
Trong mọi tình huống có hại cho tinh thần, tình trạng có khả năng nguy hiểm và bệnh hoạn nhất là sự lo nghĩ trường kỳ.
(Xem: 13755)
Tồn tại qua bao nhiêu thế kỷ, ngày nay bánh xe Pháp của vua A Dục với một sứ mạng mới, đã gởi đến mọi quốc gia trên thế giới bức thông điệp hòa bình của Ấn độ ngàn xưa.
(Xem: 14197)
Đức Phật dạy rằng điều lành, nghĩa là các kết quả thiện phát sinh từ những nguyên nhân tốt; và kết quả xấu chỉ có thể dẫn đến từ các nguyên nhân bất thiện.
(Xem: 15027)
Người Tây Tạng vốn có tinh thần tôn trọng cá nhân khá cao, cho nên họ sẵn sàng chấp nhậntôn kính hết thảy mọi hình thức tín ngưỡngtôn giáo.
(Xem: 16250)
Trong lúc làm kẻ khác đau khổ, con người đã tự gây đau khổ cho chính mình. Ðó là điều mê lầm hoặc muốn lầm mê của con người. Vô minh là nguồn gốc của mọi tội ác.
(Xem: 14038)
Điều quan trọng nhất trong cuộc sống của con ngườitình thương. Thiếu tình thương, con người không thể có hạnh phúc chân thật.
(Xem: 15753)
Dr. Rajendra prasad (1884-1963), là một học giả và chính trị gia Ấn Ðố nổi tiếng.
(Xem: 14928)
Dưới đây là một câu chuyện thực, rất cảm động, xảy ra tại Nhật Bản nhiều năm trước đây.
(Xem: 12513)
Bình thản, bình tĩnh, thanh thản, thanh bình, yên lặng, trầm tĩnh, trầm lặng, dịu dàng, nhẹ nhàng, ông tự lặp đi lặp lại trong đầu và tìm cho ra hết tất cả những chữ đồng nghĩa với chữ “Ruhe”
(Xem: 13623)
Khi sống quay cuồng, mải chạy đuổi theo khát vọng, chúng ta vô tình bỏ quên những hạnh phúcchúng ta đang có, đến khi hạnh phúc mất đi...
(Xem: 17089)
Nếu như có thời gian, thì bạn nên đi đâu đó, lang thang qua những miền gió cát, thiên di về những nơi xa lơ, xa lắc nào đó.
(Xem: 14306)
Nhà văn Becsnaso đã từng nói:“ Trên thế giới có biết bao nhiêu kỳ quan đẹp đẽ, nhưng trái tim của người mẹ là kỳ quan vĩ đại nhất”.
(Xem: 14181)
Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km.
(Xem: 19630)
Con Bê khẻ mở mắt nhìn lên. Hai chân trước nó đưa ra tựa như muốn chắp lại. Trên khóe mắt đọng lại đôi dòng lệ nhỏ. Nó đang sám hối...
(Xem: 19810)
Bà Tú sung sướng đón nhận đạo pháp của bậc chân tu đạo hạnh với cõi lòng nhẹ nhàng, êm dịu như vừa hứng được ngọn gió mát lành...
(Xem: 18011)
Hình ảnh những bến đò, những sân ga thường gợi cho chúng ta sự linh động của đến, đi, chia tay và hội ngộ, khởi hành và điểm tới...
(Xem: 21654)
Ở cao nguyên Hùng Hoàng (Manosilā) có rất nhiều Tỳ-kheo quảng học đa văn và tiếng nói thì lớn như tiếng rống của sư tử.
(Xem: 20462)
Đồng hành không có nghĩa chỉ là đi với nhau mà còn phải nương tựa vào nhau, không phải chỉ tìm đến cái đích của chuyến đi mà còn chia sẻ với nhau trong chuyến đi.
(Xem: 23326)
Ngón tay của bậc đạo sư dùng để chỉ mặt trăng cho học trò, chứ không phải ngón tay là mặt trăng. Người học trò lại bám lấy ngón tay và cho ngón tay là mặt trăng.
(Xem: 22597)
Một hôm những chú sâu ăn chơi bất kể đối với những chiếc lá non, bất chợt lại có những chú chim sẻ xuất hiện làm cho những chú sâu khiếp đảm...
(Xem: 17212)
Nắng chiều vừa sụp tắt lúc tôi đặt chân đến chân đồi Mandalay huyễn hoặc. Trăng mùng 8 lên cao trên bầu trời trong vắt. Những bậc thềm có mái che...
(Xem: 16934)
Xã hội Ấn nói chung khá bình lặng, hiền hòa. Họ sống gần gũi với thiên nhiên và rất yêu mến thiên nhiên. Ở đây ta có thể bắt gặp công viên bất cứ nơi đâu.
(Xem: 19029)
Chuyến xe bắt đầu rời khỏi đô thị nhộn nhịp hướng về vùng cao nguyên bạc ngàn đồi núi, và điểm đến của tôi cũng không phải là quá xa, nhưng đã nhiều năm chúng tôi không gặp...
(Xem: 24098)
Với Sparky, việc học rất quan trọng nhưng cũng là điều không tưởng. Bởi nó (tiêu) tất cả các môn ở lớp 8. Nó thi rớt môn vật lý trong trường trung học...
(Xem: 21439)
Con trai tôi đang cẩn thận lau chùi mặt bếp lò, giọt nước mắt của nó hoà lẫn với nước lau cửa sổ rơi xuống bệ. Tôi nhìn quanh căn bếp tôi đã quá mệt mỏi không thể lau dọn nổi...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant