Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thực Hành Nhẫn Nại

23 Tháng Ba 201612:02(Xem: 9588)
Thực Hành Nhẫn Nại
THỰC HÀNH NHẪN NẠI

Geshe Kelsang Gyatso
Phạm Chánh Cần

Thực Hành Nhẫn Nại

Nhẫn nại là một đức tính cho phép con người chịu đựng được những điều họa hại, những sự đau khổ hoặc chấp nhận được Giáo pháp sâu xa. Thực hành tính nhẫn nại với động cơ bồ-đề tâm được coi là nhẫn nại ba-la-mật hay sự nhẫn nại hoàn hảo.

Mọi người đều cần rèn luyện tính nhẫn nại ngay cả đối với những người không quan tâm đến việc phát triển về mặt tâm linh, vì lẽ nếu thiếu tính nhẫn nại, con người dễ làm mồi cho sự giận dữ, tâm trạng chán nản và thái độ bồn chồn. Thiếu tính nhẫn nại, con người khó có thể giữ được mối quan hệ hòa thuận với người khác.

Mọi người đều cần rèn luyện tính nhẫn nại ngay cả đoán tình hình một cách chính xác và khiến cho người đối với những người không quan tâm đến việc phát ta hành động theo những cách mang lại sự hối tiếc về triển về mặt tâm linh, vì lẽ nếu thiếu tính nhẫn nại, con sau. Sự giận dữ hủy hoại tâm an lạc của con người và người dễ làm mồi cho sự giận dữ, tâm trạng chán nản và làm rối loạn cho bất kỳ ai tiếp xúc với người đang giận thái độ bồn chồn. 

Thiếu tính nhẫn nại, con người khó có dữ. Ngay cả những người thân cận cũng cảm thấy khó chịu trước một người đang bị cơn giận khống chế. Sự giận dữ có thể làm cho con người cự tuyệt chính cha mẹ mình; và khi mà cơn giận lên đến tột đỉnh, nó có thể khiến con người giết chết ngay cả những người mà họ yêu quý, kể cả giết chính mình.

Thông thường, cơn giận nổi lên chỉ vì những điều hoàn toàn không đáng kể; chẳng hạn, từ một lời phê bình vu vơ, từ một thói quen của ai đó bị coi là chọc tức, hoặc từ một niềm kỳ vọng không thành tựu. Căn cứ vào những điều nhỏ nhặt như thế, tâm thức con người thêu dệt những sự tưởng tượng kỳ quái phức tạp, phóng đại những điều bất như ý của tình thếcung cấp cho sự hợp lý hóa và biện minh cho cái cảm thức chán nản, tuyệt vọng, bực tức và oán hờn của mình. Điều đó dẫn con người đến chỗ thốt ra những lời cay nghiệt, phản ứng bằng những hành động thô tháo, làm những điều gây hại để rồi tạo nên sự đối kháng ở người khác và làm cho chuyện bé xé ra to.

Nếu đặt câu hỏi, “ai gây ra những cuộc chiến tranh khiến biết bao nhiêu người chết” thì người ta có thể trả lời rằng đó chính là trách nhiệm của những tâm thức giận dữ. Nếu dân tộc nào cũng chỉ có những con người yêu hòa bình, có tâm thức an lạc và bình lặng, thì làm sao chiến tranh có thể xảy ra? Sự giận dữ chính là kẻ thù lớn nhất của loài người. Nó không chỉ làm hại nhân loại trong quá khứ, hiện nay nó cũng đang gây hại; và, nếu con người không thể khắc phục sự giận dữ bằng cách thực tập sự nhẫn nại, nó sẽ tiếp tục gây hại cho loài người trong tương lai. 

Như Tôn giả Tịch Thiên (Shantideva) nói: Cái kẻ thù là sự giận dữ đó chẳng có chức năng nào khác hơn là gây hại cho tôi. Những kẻ thù ở bên ngoài gây hại cho ta theo những cách thức chậm chạp và chẳng mấy tinh tế; cho nên, nếu ta thực hành được sự nhẫn nại thì chẳng mấy lúc, ta có thể chiến thắng được những kẻ thù ấy và khiến họ trở thành bạn; nhưng ta hoàn toàn không thể có được sự hòa giải với cơn giận. Nếu ta dung dưỡng lòng căm hận, nó chẳng những sẽ lợi dụng để làm hại ta trong đời này mà còn sẽ tiếp tục làm hại ta trong những kiếp sau nữa. Cho nên, ta cần phải triệt tiêu sự giận dữ ngay khi nó mon men thâm nhập tâm trí ta; bởi vì nếu ta không làm như vậy, nó sẽ nhanh chóng trở thành một cơn lửa phừng để đốt cháy mọi đức hạnh của ta.

Sự nhẫn nại, ngược lại, sẽ giúp ta ở đời này và cả trong những đời sau. Tôn giả Tịch Thiên nói: “Không có ác hạnh nào bằng sự giận dữ. Không có thiện hạnh nào bằng lòng nhẫn nại”.

Với lòng nhẫn nại, con người có thể chấp nhận mọi đau khổ tác động đến; nhờ vậy, con người có thể chịu đựng một cách dễ dàng mọi rắc rối và những điều miễn cưỡng. Với tính nhẫn nại, chẳng có điều gì làm rối loạn tâm an lạc của ta và ta chẳng bao giờ phải đối phó với những điều khó chịu. Với tính nhẫn nại, ta duy trì được sự an bình tự nội cho phép những thành tựu tâm linh ngày càng tăng trưởng. Tôn giả Nguyệt Xứng (Chandrakirti) nói rằng nếu ta thực hành sự nhẫn nại, ta sẽ có được hình tướng đẹp đẽ ở những đời sau và ta sẽ trở nên một bậc Thánh có những thành tựu cao vời.

Có ba hình thức nhẫn nại:

Sự nhẫn nại của việc không trả đũa
Sự nhẫn nại của việc tự nguyện chấp nhận đau khổ
Sự nhẫn nại của việc quyết tâm suy nghĩ về Chánh pháp.

Nhẫn nại dưới hình thức không trả đũa
Để thực hành sự nhẫn nại thuộc hình thức này, ta cần phải liên tục duy trì sự chánh niệm về những nguy hiểm của sự giận dữ và những lợi lạc của việc chấp nhận tính nhẫn nại; và mỗi khi sự giận dữ có thể khởi lên, ta cần áp dụng ngay tức khắc những biện pháp để triệt tiêu nó. Ta phải bắt đầu bằng việc học tập cách chịu đựng những khó khăn vụn vặt, chẳng hạn những sự xúc phạm không đáng kể hoặc những chuyện bất như ý nhỏ nhặt trong những hoạt động hàng ngày; thế rồi dần dần ta cải thiện sự nhẫn nại của mình cho đến khi có thể chấp nhận được những rắc rối lớn nhất mà không hề bực tức.

Trong lúc tư duy về sự nhẫn nại, ta có thể sử dụng nhiều tuyến lý luận để giúp ta vượt qua khuynh hướng trả đũa của mình. Chẳng hạn, ta có thể suy ngẫm rằng, nếu ta bị đập bằng một cây gậy thì ta không thể giận cây gậy vì cây gậy bị sử dụng bởi kẻ tấn công ta và nó chẳng thể nào làm khác. Mở rộng ra, ta cũng không thể giận kẻ tấn công ta vì người đó đang bị cơn giận của y sử dụng và y cũng không có lựa chọn nào  khác. 

Tương tự như vậy, bất kỳ kẻ nào làm hại ta hay xúc phạm đến ta, những kẻ đó đều bị chỉ sử bởi tâm thức cấu nhiễm của họ mà họ không có chọn lựa nào khác; cho nên ta cũng không có lý do gì để tức giận. Tương tự như vậy, ta cũng có thể nghĩ rằng, hệt như một vị bác sĩ không thể giận một bệnh nhân tâm thần tấn công mình, ta cũng không thể giận một người làm hại ta vì rõ ràng kẻ làm hại ta cũng là một người bệnh đang chịu đựng đau khổ vì những vô minh trong tâm thức của người ấy. Có rất nhiều những cách lý luận đặc biệt như vậy được diễn tả trong các bản sớ giải về Con Đường (Lamrim) hay Cách Đào Luyện Tâm (Lojong) của Mật giáo Tây Tạng mà ta có thể tham khảo.

Cái lý do nền tảng tại sao ta nhận chịu những họa hại là ta đã gây hại cho người khác trong quá khứ. Có người gây hại cho ta chỉ vì nghiệp cũ của ta đã đến lúc chín muồi; lý do chính của những điều họa hại mà ta phải chịu là kết quả của hành vi tiêu cực của chính ta ngày trước. Trong những hoàn cảnh đó, ta sẽ còn phải chịu nhiều đau khổ hơn nữa trong tương lai. Bằng sự nhẫn nại chịu đựng những bất công hiện tại, chuỗi nhân quả cũ đã bị phá vỡ và những món nợ cũ đã được ta trả xong.

Nhẫn nại dưới hình thức tự nguyện chấp nhận sự đau khổ

Nếu ta không có tính nhẫn nại dưới hình thức tự nguyện chấp nhận sự đau khổ, ta sẽ trở nên mất can đảm mỗi khi ta gặp những trở ngại trong cuộc sống cũng như khi những ước muốn của ta không thành tựu. Ta thấy khó hoàn thành những công việc của mình vì ta cảm thấy muốn bỏ cuộc ngay khi công việc gặp khó khăn, và sự khốn khổ của ta càng nặng nề thêm chỉ vì ta không đủ nhẫn nại. Tuy nhiên, có thể chấp nhậnchịu đựng đau khổ nếu ta có những lý do thích hợp cho điều này; và mỗi khi ta thực hành sự nhẫn nại như vậy thì ta thực sự làm giảm được nỗi đau khổ của mình. Chẳng hạn, nếu có ai đâm vào da thịt ta một vật nhọn, ta sẽ thấy cơn đau là không thể chấp nhận được; nhưng nếu vật nhọn đó lại là một mũi kim chứa đựng một thứ thuốc để chữa bệnh, sự chịu đựng của ta sẽ làm giảm cơn đau một cách thật đáng kể.

Kể cả để thành công trong các mục đích thế tục, con người cũng phải chuẩn bị chịu đựng những điều trái ngược. Chẳng hạn, người kinh doanh phải hy sinh những thú vui và sự thanh thản của tâm hồn để kiếm tiền; người lính làm quen với những sự gian khổ tột bực chỉ để giết hại binh sĩ đối phương. Vậy thì có bao nhiêu khó khăn hơn nữa mà chúng ta phải chịu đựng vì một mục tiêu cao cả hơn hết trong tất cả mọi mục tiêu, việc đạt tới giác ngộhạnh phúc của toàn thể loài người? Vì ta vẫn còn trong cõi luân hồi, ta thường phải đối đầu với những hoàn cảnh khó chịu và những điều bất hạnh

Với tính nhẫn nại dưới hình thức tự nguyện chấp nhận mọi đau khổ, ta có thể cảm thấy bình thản và có can đảm đương đầu với tất cả những tình huống trái ngược bất cứ lúc nào chúng xảy đến. Khi những mong ước của ta không thành tựu, hoặc khi ta bệnh tật, mất mát, hoặc bất kỳ điều không ưng ý nào khác, ta vẫn không nản lòng. Thay vì tự thương cảm, ta nên sử dụng những nỗi bất hạnh để tăng cường sự thực hành tâm linh của mình. Ta có thể nhớ lại rằng mọi đau khổ xảy đến chỉ là kết quả của những nghiệp xấu trước đây của ta và quyết tâm thực hành giới luật tinh chuyên hơn trong tương lai; hoặc ta có thể suy ngẫm rằng bao lâu ta còn trong cõi luân hồi thì những khổ đau là điều không thể tránh, nhờ đó, làm mạnh thêm lòng ước muốn của ta thoát khỏi cõi luân hồi; hoặc ta cũng có thể sử dụng những kinh nghiệm đau khổ của chính mình để minh họa cho những đau khổ lớn lao hơn mà các chúng sanh khác gặp phải để trưởng dưỡng lòng từ bi của chính mình.

Nếu ta có khả năng chịu đựng những điều trái nghịch ta sẽ gặp hái được những thành quả vô cùng lớn lao. Những đau khổ hiện tại của ta sẽ giảm thiểu và ta sẽ thành tựu cả những ước muốn tạm thời cũng như những mong mỏi tối hậu. Như vậy, đau khổ không nên được xem như những trở ngại cho sự thực hành tâm linh của ta mà phải được thấy rằng đó là những trợ duyên. Như Tôn giả Tịch Thiên nói, “Hơn nữa, đau khổ có những phẩm tính tốt. Bởi vì với sự thất vọng, tâm kiêu mạn sẽ bị xua đi, lòng từ xuất hiện cho những người còn bị kẹt trong cõi luân hồi, ác hạnh dần biến mất, và niềm vui được thấy trong thiện hạnh”.

Nhẫn nại dưới hình thức quyết tâm suy nghĩ về Chánh pháp

Nếu ta lắng nghe, suy ngẫm và thiền định về Chánh pháp với tâm nhẫn nại và an vui để đạt được những kinh nghiệm đặc biệt về Pháp, chúng ta đang thực hành tính nhẫn nại dưới hình thức quyết tâm suy nghĩ về Chánh pháp. Tính nhẫn nại dưới hình thức này là vô cùng quan trọng vì nếu tâm thức của ta không đủ kiên nhẫn hoặc cảm thấy bất an trong lúc thực hành Chánh pháp, điều đó sẽ trở ngại cho sự tiến bộ về tâm thức của ta và ngăn cản ta cải thiện trí tuệ của mình. Ngay cả khi ta cảm thấy có những khó khăn trong việc thực hành một pháp môn nào, ta cũng cần phải dấn thân vào việc thực hành với tất cả niềm vui. „■

Kelsang Gyatso là môt trong những vị tu sĩ Phật giáo nổi tiếng thuộc dòng Cách-lỗ (Gelug) của Mật giáo Tây Tạng. Xuất gia năm 8 tuổi; sau khi rời quê hương, ngài ẩn tu trong vùng Himalaya, Ấn Độ suốt mười tám năm. Từ năm 1976, ngài được mời giảng pháp ở Anh quốc. Năm 1991, ngài thành lập Hiệp hội Phật giáo Kadampa Quốc tế (International Kadampa Buddhist Union) dựa trên giáo pháp của dòng Cách-lỗ. Từ 2009, ngài rời bỏ việc quản trị Hiệp hội để ẩn tu và viết sách. Ngài là tác giả nhiều tác phẩm Phật giáo nổi tiếng.

Nguồn: Teachings on the Practice of Patience, Middle Way, tập 3, quyển 68, phát hành tháng 11-1993.Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 192

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9988)
Vào lúc nầy đây, bạn yêu thích sở hữu một khu đất rộng, Trên đó bạn xây một ngôi nhà to lớn, cho bạn vẫy vùng, cùng với vườn đất bao quanh, Nhưng bạn ơi, khi đến giờ phút bạn phải ra đi, Bạn sẽ để lại tất cả sau lưng, và ra đi với hai bàn tay trắng.
(Xem: 9340)
Nhiều người không chịu ở không. Khi có chút thoải mái rồi, họ tìm cách ôm lấy phiền toái của người khác.
(Xem: 9573)
Các pháp đều là phương tiện nên khi đến bờ kia rồi thì buông xả hết. Bước vào đạo, đầu tiên phải bỏ ác làm thiện, tích lũy công đứcphước báo.
(Xem: 9664)
Đời người tưởng dài mà ngắn, chớp mắt cái thôi là đi hết cuộc đời rồi. Có những người cứ đi tìm kiếm mãi từ "phúc" mà không biết "phúc" ở ngay bên mình.
(Xem: 10488)
Bộc lưungôn ngữ biểu tượng được một vị Thiên dùng để đặt câu hỏi với đức Thế Tôn : làm sao vượt khỏi bộc lưu?
(Xem: 9907)
Phật pháp nói đến “vô ngã” là sự dung hòa chính mình, hoàn toàn không nghĩ đến vấn đề của chính mình, cũng không...
(Xem: 9873)
Con người muốn được sống hạnh phúc, thanh thản mà trong tâm lại vẫn cứ ôm giữ các loại tâm tranh đấu, oán hận thì vĩnh viễn không thể nào đạt được.
(Xem: 9902)
Thân người là khó được, vì vậy sống trên đời nhất định phải có tu dưỡng đừng buông lỏng bản thân giống như “nước chảy bèo trôi”,
(Xem: 9689)
Làm người, chúng ta cần phải thời khắc tự mình phản tỉnh lấy chính mình, mới có đủ năng lực tu bồi đức hạnh, tiến tu đạo nghiệp.
(Xem: 8052)
Bà mẹ già ngồi ở băng ghế sau chiếc xe hơi bỏ mui màu đỏ sậm đang rẽ quặt xuống xa lộ.
(Xem: 11343)
Vào ngày cuối cùng trước Lễ Giáng Sinh tôi vội vã tới siêu thị để mua các món quà tặng còn sót lại mà trước đó chưa kịp mua.
(Xem: 8560)
Nếu chúng ta cứ tiếp tục hành hạ quả đất cách nầy, chắc chắn nền văn minh của chúng ta sẽ bị hủy diệt.
(Xem: 8377)
Đức Đạt Lai Lạt Ma và Tổng Giám Mục Desmond Tutu có một lúc yên tĩnh trước buổi sáng đầu tiên của Hội Nghị Chuyên Đề Một Trăm Năm.
(Xem: 8569)
Chính Phật Pháp đặt trước chúng ta những lý tưởng lớn của lòng từ và bi đối với tất cả loài có sự sống và hơi thở, và điều này...
(Xem: 9448)
Ngay hôm nay và về sau người dân Miền Trung sẽ sống trong hoang mang vì biển chết, cá nhiễm độc. Người dân cả nước sẽ nơm nớp lo âu...
(Xem: 8878)
Là nhân viên hiện công tác tại Bộ Môi sinh cho một tiểu bang tại Hoa Kỳ, người viết theo dõi tin tức trong tâm trạng hết sức lo âu về...
(Xem: 9238)
Mỗi người, ở giữa sóng trần cuồn cuộn, đều là những con thuyền có hành trình xa thẳm, gặp được Phật Pháp thì thật đáng trân quý biết bao.
(Xem: 9166)
Khi bạn cho đi là bạn đã nhận được nhiều hơn thế, đó là những niềm vui vô hình mà bạn không chạm vào được.
(Xem: 8382)
Con người sau khi chết, nghiệp không bao giờ mất. Trừ phi, những người hiện đời đã dứt sạch ý nghiệp. Nói rõ ra, là những người đã đạt đạo, thì mới thấy được: “nghiệp tánh bổn lai không”.
(Xem: 8427)
Tỳ-kheo có một nghĩa là bố ma, làm cho ma phải khiếp sợ. Ma chướng trong đường tu rất nhiều, bên trong và bên ngoài, thường gọi là nội ma ngoại chướng.
(Xem: 10937)
Chỉ có Phật giáo lại được một vinh danh vô cùng cao quý là giải thưởng “Tôn giáo tốt nhất thế giới”.
(Xem: 8996)
Cổ nhân cho rằng con người làm việc gì cũng đều có nhân quả báo ứng, thiếu nợ cái gì phải hoàn trả cái đó.
(Xem: 27844)
Hành thiện sẽ tích được phúc báo. Nhưng trong cuộc sống, có rất nhiều việc mà chúng ta vô ý làm sẽ không những không tích được phúc báo mà còn...
(Xem: 9238)
Ôi, thử tưởng tượng đời sống này không có Cha! Một khi trôi lăn, biết đâu nẻo về! Bầu trời sẽ tăm tối hơn.
(Xem: 8990)
Nguyên nhân của khổ đau, luân hồi sinh tử là gì? Là sự chấp ngã bám víu vào sắc thân năm bảy chục ký lô này là ta, là của ta...
(Xem: 11517)
Các giới văn học Việt Nam xưa nay, thường nói : “Là thi sĩ, ai cũng có tâm hồn rất lãng mạn, đa tình trước trăng, sao, núi non, sông, hồ...
(Xem: 10244)
Việc làm rất thiện, rất lành, Nếu làm xong thấy lòng mình thảnh thơi, Chẳng ăn năn, lại mừng vui, Tương lai quả báo đẹp tươi tốt lành.
(Xem: 11847)
Dưới đây là 12 đường nhân quả báo ứngảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đời của mỗi người. Đó là gì, hãy cùng xem nhé!
(Xem: 8994)
Ta bà vốn cõi mộng, do thức biến. Người đang tu chưa thể hiểu thấu, chỉ biết tin theo lời Phật để mong một lần tỉnh mộng.
(Xem: 8981)
Người xưa có câu: “Có đức mặc sức mà ăn”, ý muốn dạy chúng ta rằng làm gì thì cũng phải coi trọng đức, tích đức và đề cao tầm quan trọng của đức.
(Xem: 9806)
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Nhờ lời thuyết pháp tóm tắt này của Thế Tôn...
(Xem: 9420)
Được xuất gia là điều khó, nhưng gia nhập hội chúng xuất gia rồi, từng bước tiến tu để đi đến thành tựu giải thoát lại càng khó hơn.
(Xem: 17521)
Hôm đó là một ngày lịch sử của tiểu bang rộng nhất nhì nước Mỹ nầy và đặc biệt là vùng Houston, nơi có chùa Trúc Lâm đang hiện hữu với một rừng trúc bạt ngàn...
(Xem: 27631)
Năm xưa tôi còn nhỏ, mẹ tôi đã qua đời! Lần đầu tiên tôi hiểu, thân phận trẻ mồ côi...
(Xem: 15755)
Nói một cách đơn giản, Thiện-tri-thức tức là người có trí huệ, ác tri thức tức là người ngu si.
(Xem: 9183)
Cơn giận của con người hiển hiện khắp mọi nơi trên thế giới, là nguồn cơn của cái ác, bất hạnh và khổ đau.
(Xem: 8993)
Nếu ta kháng cự với giây phút-hiện tại là ta đang làm sai— là ta đang khích trương cái ý-chí và càng làm nó mạnh bạo hơn.
(Xem: 10915)
Chưa hoàn mỹ là cơ hội để bạn cố gắng, ước mơ, hy vọng chứ không phải là lý do để bạn tự dằn vặt về sự thiếu kém hay thất bại của mình.
(Xem: 8671)
Một câu trong kinh Hoa Nghiêm: “Nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất” (một là tất cả, tất cả là một).
(Xem: 9609)
Trong trái tim triết lý hòa bình của Đức Đạt Lai Lạt Manăng lực nuôi dưỡng sự tha thứ.
(Xem: 8544)
Rất khó khuyến khích và truyền cảm hứng cho người khác mà không làm họ thất vọng ít nhiều.
(Xem: 8042)
Sự tự lừa phỉnh mình có nhiều lớp chồng lên nhau. Càng tu tập lâu dài và càng tìm hiểu mọi sự vật thì ...
(Xem: 9367)
Nói nghiệp là quyền năng trong tay mình định đoạt. Cuộc sống đời này và đời sau do mình an bài lấy.
(Xem: 9047)
Tất cả chúng ta dù lớn, dù nhỏ có mặt trên trần gian này, ai cũng thấy bản ngã của mình là quan trọng...
(Xem: 8544)
thế gian có những sự việc xảy ra, người mê lấy làm vui thích, người tỉnh không tán thán. Ngược lại có những việc người mê cho là khổ, người tỉnh lại vui vẻ thực hành.
(Xem: 8520)
Ai cũng biết Thế Tôn là bậc Phước trí nhị nghiêm, viên mãn phước đứctrí tuệ. Ấy vậy mà suốt cả cuộc đời, Ngài vẫn tiếp tục
(Xem: 9418)
Biết rõ quả hẳn từ nhân mà có, không có chuyện ngẫu nhiên. Hiên tại khổ hay vui đều do nhân quá khứ đã tạo, muốn không khổ , muốn được an vui, phải tránh nhân xấu.
(Xem: 9216)
Vô thường và cái chết giống như bóng tối trải dài của buổi hoàng hôn ở cửa đèo. Nó đến gần không hề ngơi nghỉ ngay cả trong chốc lát.
(Xem: 9255)
Ai đã từng trải qua nhiều khắc khoải, khổ đau trong cuộc sống mà vẫn có lòng tốt và sự nhiệt tình, là nấc thang thăng tiến của các bậc hiền Thánh trong dòng đời nghiệt ngã.
(Xem: 9176)
Để không đánh mất chính mình chúng ta phải sống tỉnh giác, là khi làm việc gì ta phải biết rõ việc đó; khi đi biết mình đang đi, khi...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant