Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Dòng sông Tịnh Độ

02 Tháng Tư 201611:23(Xem: 11764)
Dòng sông Tịnh Độ

Dòng sông Tịnh Độ

Dong Song Tinh Do (1)

Một đại văn hào người Pháp đã viết câu “Con người không bao giờ tắm hai lần trên một dòng sông“, nhưng Dòng sông Tịnh Độ của tôi không phải là “Dòng sông định mệnh“ của Quỳnh Dao, nên đã chan hòa đến lần thứ 11 tại chùa Linh Thứu rồi mà vị giải thoát vẫn ngời ngợi tỏa sáng. Vâng, khóa Huân Tu Tịnh Độ kỳ 11 từ ngày 14 đến 20 tháng 3 năm 2016 đã có khoảng 180 Phật Tử đa số từ phương xa và 20 Chư Tăng Ni đến tham dự. Đặc biệt vẫn là HT Phương Trượng chùa Viên Giác Thích Như Điển đến khai mạc và giảng Pháp, để phần hướng dẫn khóa tu cho Thầy Hạnh Giới một chuyên gia hay nói đúng hơn là một Hành Giả chỉ dẫn chúng ta con đường ngắn nhất và nhanh nhất đến gặp Đức  Phật A Di Đà.

Bài viết chi tiết về khóa tu tôi xin được nhường cho cây bút Nguyên Hạnh cũng cùng tham dự, phần tôi sẽ viết các chuyện bên lề như: “Chuyện Tình của một vị Hòa Thượng“ nhân bài giảng về Kinh Lăng Nghiêm, Phẩm số 14 có liên quan đến câu chuyện tình của Ngài A Nan và cô nàng Ma Đăng Già, đã gây nhiều sóng gió trong chốn Thiền môn từ thời Đức Phật.

Vào thời Đức Phật còn tại thế, ngài có nhiều đệ tử thuộc hàng xuất chúng, mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười, nào là đa văn, thiên nhãn thần thông, giới luật nghiêm minh, tánh Không đệ nhất. Nhưng tướng hảo đệ nhất vẫn là ngài A Nan, kế đến ngài Mục Kiền Liên đệ nhị với những thần thông tỏa sáng đầy người. Hai vị này cho thả rong cầm bình bát đi khất thực ngoài đường, không sớm thì chầy sẽ trở thành những đối tượng nóng bỏng của các cô gái đương xuân. Quả thật thế, cô nàng Ma Đăng Già khi nhìn thấy dung nhan tỏa hào quang của Thầy A Nan xong đâm ra cảm mạo phong hàn. Lại càng ốm lăn ốm lóc tương tư sầu não, khi được Thầy giải cho mặc cảm thân phận thấp hèn: “Ta xin nước của nàng chứ không xin giai cấp”. Ôi! Người đâu sao mà đáng yêu đến thế thì thôi!

Mẹ của nàng biết con mình với quá cao, trèo cao kiểu này chắc té lọi xương chứ không phải chơi. Nhưng tình thương con quá bao la, chẳng lẽ để nó vật vã chết dần chết mòn trong bảy thứ tình như thế sao. Bà chơi trò ma giáo, kiếm các bùa ngải đưa cho cô con gái rượu để mê hoặc Thầy A Nan, bắt Thầy phải phạm giới. Nhưng Đức Thế Tôn với tuệ nhãn thần thông đã thấy hết mọi việc, dùng chú Thủ Lăng Nghiêm cứu Thầy A Nan thức tỉnh kịp thời.

Nàng Ma Đăng Già bị mất người yêu đâu chịu ngồi yên, nhất định đến gặp đức Thế Tôn khóc lóc, đòi trả thầy A Nan lại cho nàng. Đức Thế Tôn ôn tồn hỏi:

- Thế con yêu thầy A Nan ở điểm nào?

- Dạ, thưa đức Thế Tôn, con yêu ở đôi mắt đẹp sáng như sao, lại sâu thẳm như nước đại dương. Thật là một kỳ quan của tạo hóa.

- Này con, nếu sáng mai ngủ dậy thầy A Nan chưa kịp rửa mặt, mắt toàn đầy những rữa ghèn, con có yêu được không?

Cô nàng hơi lúng túng, nhưng vẫn tìm được những điểm đáng yêu khác để lách:

- Con yêu cái mũi đẹp của Thầy, cao và thẳng tắp như những rặng dừa.

- Nhưng con ơi, hôm nào Thầy bị cảm nước mũi chảy lòng thòng, lại đỏ au như trái cà chua, con có còn yêu được nữa hay không?

Cô nàng vẫn ngoan cố đòi Thầy A Nan về cho bằng được. Đức Thế Tôn phải đổi chiến lược chiến thuật, khuyên nàng đi tu gieo duyên 2 tuần để khoảng cách giữa hai người về trình độ văn hóa không quá ư chênh lệch. Nàng mừng rỡ nhận lời ngay vì nghĩ mình tu ở đây sẽ có nhiều cơ hội gặp gỡ người yêu. Nhưng chỉ cần vài bài Pháp cỡ Tứ Diệu Đế rồi Tứ Niệm Xứ…, nàng đã quên luôn Thầy A Nan yêu quí của nàng, để hằng ngày theo anh Chánh Niệm đi thiền hành nửa bước cũng chẳng rời. Sau khóa tu gieo duyên nàng đã chứng quả A La Hán trước cả Thầy A Nan, vị này vì quá đa văn nên vẫn còn lận đận mãi trên đường tu.

Do câu chuyện này, thế gian về sau hay xuất hiện các câu vè cho các Thầy trẻ sắp bị các Ma Nữ bắt:

Cảm sương, cảm gió, thấm lần vô tim.

Cần phải tiêm thần chú Thủ Lăng Nghiêm.

Đã gọi là thần chú rồi thì chúng ta cũng không cần phải thắc mắc ý nghĩa lý giải bên trong, chỉ biết rằng muốn diệt Ái ta phải đọc tụng thần chú này mỗi ngày và linh hiệu nhất vẫn là sáng sớm tinh mơ khi gà vừa gáy. Theo nghiên cứu khoa học thì thời gian này cơ thể hay tiết ra các kích thích tố tạo ái dục.

Trở về bài giảng của HT Như Điển trong khóa tu, Người bảo rằng mối tình của ngài A NanMa Đăng Già không phải ngẫu nhiên mà có được trong một kiếp, chắc chắn một kiếp nào đó trong tiền kiếp họ đã là vợ chồng, giờ gặp lại mới đòi nợ tình một cách quyết liệt như vậy. Thế rồi Người cười thật tươi, tự hào cho sự không vướng mắc của mình:

- Kiếp này trong lòng tôi không có hình bóng một người phụ nữ nào! Nhưng người ta yêu tôi thì rất nhiều. Xin mời nhà giáo Nguyên Hạnh lên kể chuyện tình của tôi cho mọi người nghe.

Cụ bà Nguyên Hạnh đang ngồi lim dim trên ghế ở cuối chánh điện vì chân đau, nghe lời mời của Hòa Thượng thấy choáng váng vài giây, nhưng sau đó đã mạnh dạn lên cầm mi-crô kể mạch lạc câu chuyện tình đơn phương của một cô Phật tử cùng vùng München nơi chị ở.

Câu chuyện xảy ra cũng đã hơn hai chục năm, nhưng dư âm hình ảnh cũ cảnh Hòa Thượng của chúng ta phải tháo chạy ra xe, trước tiếng kêu thảm thiết của kẻ tình si rượt chạy đằng sau, vẫn còn đọng lại trong trí nhớ của những người được chứng kiến. Đấy là khóa tu học Phật Pháp Âu châu lần thứ 9 được tổ chức tại Đức Quốc tỉnh München. Sau đây là một vài mẫu đối thoại của chị Nguyên Hạnh với kẻ tình si:

- Không ai cấm cô yêu Thầy cả, nhưng xin cô hãy để trong lòng và đừng quấy phá đường tu của Thầy!

Nhưng cô nàng đâu dễ dàng gì buông tha, khi sóng tình đang trào dâng cuồn cuộn như nàng Ma Đăng Già thuở xa xưa, khóa tu nào ở địa phương cũng có mặt nàng diện thật đẹp ngồi ngay hàng đầu. Thơ tình nàng viết gửi về chùa Viên Giác nhiều không kể xiết, nhưng đã bị chận lại ngay tại văn phòng. Hòa Thượng của chúng ta chưa từng “được” hay “bị” đọc một lá thư nào của nàng, khác hẳn với Liên Hoa Hòa Thượng của Hoàng Cô những 15 lá thư tình.

Do đâu mà Hòa Thượng của chúng ta vẫn như như bất động trước Lửa Tình, ấy là nhờ công phu tu tập trì tụng thần chú Thủ Lăng Nghiêm không phút lãng xao suốt năm chục năm hơn. Và để khuyến tấn lớp trẻ dấn thân học Kinh Lăng Nghiêm, Người đã treo giải thưởng một bằng lái xe (khoảng 2000 Euro) cho những ai thuộc bộ kinh này ở lứa tuổi 17 đến 18. Giải thưởng hấp dẫn thật đấy, nhưng chẳng giới trẻ nào chịu quyết tâm giật giải. Thế nhưng giới già lại thuộc vanh vách, chỉ nội trong chánh điện của chùa Linh Thứu thôi đã có mười mấy cánh tay giơ cao, khi Thầy hỏi ai trong đây đã thuộc Kinh Lăng Nghiêm. Trong khi ấy ở các đạo tràng bên Mỹ, nơi Thầy đi Hoằng Pháp nhiều năm, chỉ có 4 người đã thuộc bộ kinhĐi lính sợ Ải, làm Sải sợ Lăng Nghiêm” này.

Hòa Thượng chỉ có hai thời Pháp mà thôi, nên bài sau chuyên về Tịnh Độ cho hợp với chủ đề “Huân Tu Tịnh Độ”. Nguyên khóa tu tôi chỉ nắm bắt mỗi một câu Hòa Thượng hỏi anh Tâm Nghĩa và chị Diệu Hương, một cặp đôi hoàn hảo trong sân Chùa, họ tu pháp môn Tịnh Độ rất tinh tấn:

- Tâm Nghĩa cho Thầy biết! Cõi Tịnh Độ của Phật A Di Đà trên đó có vĩnh cửu hay không?

Quả không hổ danh là Phật Tử thuần thành, anh đem kinh điển ra dẫn chứng rành mạch:

- Thưa Thầy, trong kinh Quán Vô Lượng Thọ có câu “Nhất thiết duy tâm tạo”, nếu tâm ta không thanh tịnh đầy phiền não, thì dù có được ở trên cảnh giới của Ngài cũng biến mất mà thôi. Còn nếu tâm ta thanh tịnh thì ngay tại nơi đây trong Cõi Ta Bà, ta cũng đạt được cảnh giới ấy.

Giờ giảng của Hòa Thượng nhiều lúc cứ như giờ khảo bài, khiến các đệ tửPháp danh với chữ Thiện hàng đầu phải sốt vó, không dám lơ là ngủ gục. Chẳng hạn Người hỏi, ai trong đây đã đọc bài “Tôn Giáo Học so sánh” viết về tác phẩm của Hòa Thượng Thánh Nghiêm phái Pháp Cổ Sơn bên Đài Loan. Cả chánh điện đều ngơ ngác làm thinh, khiến Người phải điểm mặt chỉ tên cái người đã đưa bài này lên trang web của chùa Linh Thứu, chắc chắn phải đọc qua nhưng nhớ hay không lại là chuyện khác. Câu hỏi là, tại sao thời kỳ kết tập Kinh điển lần thứ nhất sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn 100 ngày tại động Thất Diệp gần thành Vương Xá chỉ có 500 vị A La Hán mà trên thực tế thuở ấy còn nhiều vị A La Hán khác nữa không được cung thỉnh?

Tuy không nhớ trọn vẹn hết các điểm chính, nhưng kẻ bị hỏi vẫn ấp úng trả lời được đến 75 phần trăm câu hỏi đủ điểm đậu:

- Thưa Thầy, tại Ngài Ca Diếp không chịu mời vì Ngài chỉ tu theo hạnh Đầu Đà…

Còn phần “Thiền Định” thì bí lối, nên được ngồi xuống với một tràng pháo tay an ủi.

Trong khi đó những vị A La Hán chuyên về trí tuệ và sự lợi lạc cho chúng sanhtinh thần Đại Thừa thì bị bỏ rơi ra ngoài. Theo HT Thánh Nghiêm, nếu không nhờ lần kết tập thứ ba thời vua A Dục (sau Đức Phật nhập diệt 300 năm) và nếu không là Ông Vua Hộ Pháp nầy thì tinh thần bộ phái Bắc Tông vẫn chưa vươn xa ra khỏi Ấn Độnếu không có Ngài Long Thọ, Mã Minh, Vô Trước, Thế Thân tiếp nốithì Đại Thừa vẫn nằm trong lãnh thổ Ấn Độ chứ không ra ngoài lãnh thổ nầy được”.          

Qua đoạn văn trên, ta có thể kết luận được rằng kinh điển Đại Thừa đã có từ thời Đức Phật, chứ không phải do các Tổ viết ra sau này như chúng ta vẫn lầm tưởng.

Đến sáng thứ tư, Hòa Thượng phải đi sớm để còn về sửa soạn cho chuyến Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ. Trước khi giã từ Người đã tặng cho các Phật tử trong đạo tràng không biết bao nhiêu là quà, nào là bao lì xì trong có 2 đô la loại đặc biệt cho các bác lớn tuổi, rồi sụt dần theo lứa tuổi đến phần tôi chỉ còn 20 cent, mặc dù tôi đã lên hàng sáu. Quà tinh thần lại còn nhiều hơn nữa, một bộ kinh Thiền Môn Nhật Tụng in mới toanh có thêm phần tiếng Anh và tiếng Đức, Kinh Ngũ Bách Danh bản tiếng Việt cho các vị lạy thỏa thích với “Lời tựa” thật tuyệt vời cần phải đọc và tác phẩm Nhật Bản trong lòng tôi mới nhất, chỉ dành cho những vị thích đọc sách đến mòn gáy chứ không phải để chưng hay để thờ.

Trong buổi Công Phu Khuya sáng hôm khai mạc, Hòa Thượng đã cầu siêu cho cây bút báo Viên Giác Trần Bình Nam vừa tạ thế tại Hoa Kỳ. Đây là một sự mất mát lớn cho mọi ngườiđặc biệt cho Những Cây Bút Nữ báo Viên Giác, anh trưởng nhóm là một nhà thơ nên “Bằng Cả Tấm Lòng” đã cho ra mấy vần thơ tuyệt diệu:

Chưa thành công sao anh đành giã biệt
Mộng “Phục Hưng” còn canh cánh bên lòng
Anh nằm xuống bao nhiêu người thương tiếc
Một đời trai chưa thỏa chí tang bồng…

Vài hàng tưởng niệm anh Bình Nam thế thôi! Chứ chúng tôi phải tu tiếp, phải theo Thầy Hạnh Giới đi thiền hành, vừa đi vừa niệm Phật đều đặn theo từng bước chân. Sau một tiếng đồng hồ đi vòng quanh chánh điện, xoay tới xoay lui với hàng trăm hành giả niệm Phật vang rền, nhưng vẫn trang nghiêmđẹp mắt lại thứ tự hẳn hòi. Khác hẳn với lối đi ngoài đời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt” trong “Một cõi đi về”. Chỉ có thế thôi mà Thầy Hạnh Giới đã mỉm cười mỹ mãn bảo rằng, chúng ta đã đi được gần 5 cây số. Không biết Thầy đã dùng phương pháp nào để đo lường? Nhưng thôi miễn sao cứ vui và khỏe là được.

Buổi chiều Thầy có giờ giảng Pháp, đề tài là chữ Tâm, nào là Tâm thanh tịnh, Tâm giải thoát…Thầy muốn soi Tâm của mọi người các bạn ạ! Xem thử sau 11 khóa tu có tiến bộ chút nào không? Ái chà, cái này phải còn xét lại nhỡ “Lực bất tòng tâm” thì sao? Nói thế cho vui chứ các Bác lớn tuổi, các em trai trẻ cũng tu hành tinh tấn lắm, họ đến từ Pháp, Hòa Lan, Thụy Sĩ, Đan Mạch… khóa nào cũng có mặt tại chùa Linh Thứu như một lời hứa “Đến hẹn lại lên”. Chị Thanh Phụng ở Đan Mạch đã đem đến cho mọi người một ngạc nhiên lớn đáng khâm phục, cậu con trai độc nhất của chị vừa cao lớn vừa học giỏi, mới tốt nghiệp Cao học xong đã xuống tóc đi tu theo Thầy Hạnh Giới làm thị giả học chuông mõ sớm khuya. Chúc mừng cho Thanh Phụng nhé! Chẳng bù với tôi có tới 3 cậu con trai mà tạo điều kiện đủ kiểu chẳng cậu nào chịu đi Quy Y, mãi đến khi lấy vợ, cậu cả mới được vợ dẫn đi quy y cho cả gia đình. Hóa ra mẹ nói không nghe, nhưng ai kia chỉ cần thỏ thẻ hay lườm một cái là nghe răm rắp.

Trong khóa tu có một hình ảnh thật cảm động, một ông cụ tóc bạc đi đâu cũng nắm tay dắt một ông cụ gần như mù cho đúng với câu “Ăn cơm có canh, tu hành có bạn”. Đó là Đồng Tuệ và Từ Lương, người của Niệm Phật Đường Linh Thứu từ 30 năm về trước. Ai có ngờ đâu vô thường lại đến nhanh như thế, nhớ ngày nào chú Từ Lương còn tràn đầy nhiệt huyết, chăm lo công quả cho Chùa. Nay đôi mắt đã trở thành vô dụng, nhưng công năng niệm Phật vẫn tràn đầy, không bỏ một khóa tu nào.

Đến từ Nürnberg cũng có nhiều người quen thuộc, nhưng đặc biệt lần này có sự xuất hiện của đạo hữu Đức Hương, người đã có một thời vang bóng trong cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Đức. Chị Diệu Thành ở Hòa Lan vẫn còn giữ được một cuốn báo Viên Giác số IV phát hành năm 1980 khổ A5, trong đó có thông tin các chuyến hoằng pháp đầu tiên của HT Như Điển tại Hoa Kỳ.

Chuyện bên lề của khóa tu thì nhiều vô số kể, nhưng giật gân nhất vẫn là chuyện cảm cúm của mọi người. Chưa bao giờ các con vi khuẩn lại cả gan dám đánh gục đến gần hết nửa đạo tràng. Mặc dù Ni Sư Linh Thứu đã làm biết bao nhiêu chanh muối với mật ong cho mọi người giải cảm sau ngày tu miêm mật, nhưng mọi người cúng dường nhau vài con virus khá nhiều, thật ra phải nói là hàng triệu con mới đúng, khiến tình hình không khá lên được. Trước tiên là Thầy Hạnh Giới khan tiếng rồi sốt li bì, kế đến Sư Cô Tuệ Trí, rồi Sư Cô Tuệ Đàm Hương… Sang phần Phật Tử thì ôi thôi kể sao cho xiết, tôi được nhờ vả đi mua thuốc cảm cho cả phòng. Bữa ăn tối thay vì phở bún đã thay món khẩn cấp sang tô cháo nóng. Thật tội nghiệp cho chị Nguyên Hạnh yêu quý của tôi, mặc dù chị đã “Phòng thủ Đông Nam Á” thật kỹ lưỡng với dầu gió và áo len, nhưng ai đó trong phòng đã mở toang cửa sổ khá lâu khiến chị bị gió lùa làm ngã gục bỏ tu mất 2 ngày. Cứ đến buổi giao mùa là cảm cúm thế thôi, lỗi phải ở đâu không cần biết cứ đổ cho bầu khí quyển đã bị con người hâm nóng bằng khí thải CO2 quá nhiều nên mùa đông không lạnh đủ để làm giá băng các con vi khuẩn.

Trở về với Dòng Sông Tịnh Độ của chúng ta, dòng sông ấy đã chuyên chở được những gì? Và chúng ta đã thu nhận được những gì do dòng sông bồi đắp từ các lớp phù sa? Phải chăng còn tùy vào căn cơ của mỗi chúng ta nhận nhiều hay ít, nhưng dòng sông không biết đợi mà sẽ chảy hoài chảy mãi không thôi.

 Dong Song Tinh Do (3)Dong Song Tinh Do (2)

Hoa Lan - Thiện Giới.

Mùa Xuân 2016.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1350)
Người tu ở một mình hay cùng với đại chúng, chuyên tu hay đi vào đời để hoằng phápsở thích, hạnh nguyện riêng của mỗi người.
(Xem: 1322)
Nhiều Thiền sư tiếp cận với cộng đồng Hoa Kỳ và Tây phương, trong những thời gian đầu dạy Thiền, thường tránh nói về giới,
(Xem: 1364)
Khi sợ hãi, lo lắng, tâm ta đắm chìm trong những ý nghĩ về các biến cố kinh khủng có thể xảy ra trong tương lai.
(Xem: 1327)
Ăn chay là một thói quen ăn uống phổ biến gần gũi với tinh thần từ bi của Phật giáo.
(Xem: 1283)
“Xứng tánh làm Phật sự” là một câu trong bài nguyện hương mở đầu cho bất kỳ thời tụng kinh nào.
(Xem: 1494)
Sinh tử phiền não của mỗi người, đều phải dựa vào công năng tu hành của chính bản thân để đạt được giải thoát;
(Xem: 1570)
Một khi thân tâm ta thanh tịnh, hoàn cảnh sẽ tùy thuộc thanh tịnh.
(Xem: 1611)
Trong cuộc sống, dù khôn khéo hay thánh thiện đến mấy thì không một ai có thể tránh khỏi bị miệng lưỡi người đời chê trách,
(Xem: 1504)
Rất khó tìm hạnh phúcthế gian này. Thật vậy, khi nhìn quanh, ta không thấy gì ngoài đau khổ, phiền muộnhỗn loạn.
(Xem: 1458)
An cưcấm túc ở một chỗ, hạn chế tuyệt đối sự đi lại và nỗ lực tu học trong ba tháng mùa mưa, gọi là kiết hạ.
(Xem: 1241)
Trung Luận của Bồ tát Long Thọ phá trừ mọi bám chấp thuộc về kiến (cái thấy, quan niệm) của con người để hiển bày tánh Không.
(Xem: 1383)
Giáo pháp của Đức Phật nhằm hướng dẫn, giúp chúng sinh đối trị, vượt qua phiền não của chính mình để chuyển hóa thân tâm
(Xem: 1357)
Giới lớn nhất là giới bình đẳng. Phải thấy tâm bình đẳng. Phải giữ tâm bình đẳng.
(Xem: 1441)
Trong tâm lý học, cảm tính là một nội hàm bao gồm những cảm xúc bên trong con người, là một quá trình
(Xem: 1468)
Sáu pháp môn mầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn. Nghĩa sáu phương pháp thực tập thiền quán, giúp ta đi vào cửa ngõ của định và tuệ, cửa ngõ giải thoát hay Niết bàn.
(Xem: 1548)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn và quan trọng hơn nữa là ...
(Xem: 1397)
Thân thể đau nhức mỏi nhừ, từng đốt xương rã rời như rụng rơi, những sợi cơ dường đã xơ cứng vô dụng,
(Xem: 1515)
Căn cơ của một người bình thường không thể nào biết được có kiếp trước hay kiếp sau.
(Xem: 1410)
Khi tâm thanh tịnh, người ta sẽ thấy thế giới thanh tịnh. Kinh Duy Ma Cật, phẩm Phật quốc thứ nhất, Đức Phật nói với trưởng giả Bảo Tích:
(Xem: 1373)
Cái ta trong đạo Phật gọi là ngã, trong triết học gọi là bản ngã, còn cái của ta gọi là ngã sở, tức là những sở hữu của cái ta.
(Xem: 1445)
rong hệ thống triết học và lề lối suy nghĩ của Tây Phương thì thế giới này có thật, sơn hà đại địa, con người và cái Tôi hay cái Ngã
(Xem: 1376)
Lần giở từng trang kinh Trung bộ - một trong 5 bộ kinh thuộc Kinh tạng Pāli, người đọc có thể dõi theo những bước chân của Đức Phật
(Xem: 1549)
Trong kiếp sống nhân sinh đầy gió bụi này, ai cũng mang trên người một chữ NGHIỆP.
(Xem: 1806)
Thế gian này đang quá nhiều bi thương, bởi con người còn đầy dẫy tham sân si, sống ích kỷ, đố kỵ, chỉ biết lo thâu tóm cho riêng mình,
(Xem: 1494)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1803)
“Phật Pháp cao siêu rất nhiệm mầu Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu Nay con nghe thấy chuyên trì tụng Nguyện hiểu Như Lai nghĩa nhiệm mầu”
(Xem: 1386)
Đôi khi những điều hữu ích nhất mà chúng ta học được không đến từ những người thầy mà từ những người như chúng ta, chỉ đang cố gắng để làm tốt nhất có thể với cuộc sống này.
(Xem: 1321)
Việt Nam cũng như cộng đồng Phật giáo Việt Nam hải ngoại, Phật giáo bắc truyền chiếm đa số, phần lớn tu sĩcư sĩ đều tu học theo truyền thống bắc tông.
(Xem: 1531)
Phật pháp lớn như biển, tin là con người có khả năng, nghi là khả năng chướng ngại.
(Xem: 1377)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1454)
Trong câu chuyện hằng ngày, thỉnh thoảng chúng tôi có nghe một vài thiền sinh nhắc đến cụm từ “Vạn pháp tùy duyên”,
(Xem: 1615)
Hiện nay có một hiện tượng đáng ngại là một số tu sĩ thuyết pháp có một số tín đồ nghe theo, hoặc là ...
(Xem: 1821)
Nhiều người hôm nay đang mạnh khỏe, rồi bỗng dưng ngã bệnh và chết ngay hôm sau.
(Xem: 1849)
Con người thường sợ cái chết nên làm mọi cách để níu kéo sự sống, níu kéo bằng tiền bạc, bằng thuốc men, thức ăn, bằng các hoạt động thể chất.
(Xem: 1656)
Vô sanh là một từ được nói trong kinh điển cả hệ Pali và hệ Sanskrit, và trong mọi tông phái, để chỉ giải thoátgiác ngộ.
(Xem: 1849)
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình.
(Xem: 1549)
Trong cuộc sống thì sự vật hiện tượng luôn thay đổi không ngừng, trong sự biến chuyển vô thường không cố định thì bất cứ hiện tượng sự vật...
(Xem: 1503)
Đức Phật dạy chúng ta phát triển giá trị nội tại bằng cách thiền quán về thiện ý, nhưng bạn phải có ý định thực hiện điều đó thì mới thực sự có kết quả
(Xem: 2027)
Mục tiêu của Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka, Gandavyuha) là giúp ta có được cuộc sống an nhiên, tự tại, hạnh phúc ngay ở đây và bây giờ…
(Xem: 1621)
Có hai loại Bồ Đề Tâm: Bồ Đề Tâm Nguyện và Bồ Đề Tâm Hạnh.
(Xem: 1552)
Một thời đức Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pāvārikaṁba. Lúc ấy, thôn trưởng Asibandhakaputta đến gặp Đức Thế Tôn;
(Xem: 1494)
Quá nửa đời người rong ruổi giữa dòng đời, một ngày kia y soi kiếng chợt nhận thấy...
(Xem: 1474)
Khi giác hạnh đã viên mãn thì thọ mệnh Đức Phật tuổi đã bát tuần (80).
(Xem: 1548)
Giới luật là nền tảng căn bản của đạo giải thoát. Người tu nếu không tuân giữ đúng theo giới luật mà Phật đã răn cấm, thì ...
(Xem: 1412)
Thông thường, người thực hành đạo Phật tìm cách tránh thoát cái vô thường, cái sanh diệt để chứng nhập cái không vô thường, cái không sanh không diệt.
(Xem: 1704)
Ở đời có người quan niệm rằng, mình sống làm người, sau khi chết mình cũng sẽ tái sinh làm người ở một cõi nào đó, thậm chí có người còn nghĩ mình về sống dưới suối vàng.
(Xem: 1675)
Con người thường có quan điểm: “mạng sống, sự sống của con ngườivô giá, là giá trị nhất so với sự sống của muôn ngàn loài khác”
(Xem: 1528)
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant