Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cõng Nghiệp Rong Chơi Bên Bờ Vực Thẳm

20 Tháng Tư 201613:17(Xem: 8683)
Cõng Nghiệp Rong Chơi Bên Bờ Vực Thẳm

CÕNG NGHIỆP RONG CHƠI BÊN BỜ VỰC THẲM

Nhụy Nguyên

Cõng Nghiệp Rong Chơi Bên Bờ Vực Thẳm

 

Một câu trong kinh Hoa Nghiêm: “Nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất” (một là tất cả, tất cả là một). Chân lý này hơn 20 năm trước đã được nhà vật lý D. Gabo chứng minh qua Lý thuyết toàn đồ và nhờ vậy ông vinh dự nhận giải Nobel. Phật còn dạy: Một hạt vi trần chứa tam thiên đại thiên thế giới. Chúng ta thực tế hiểu chưa tới một phần tỉ chính mình. Ở mỗi người, thức a lại da lưu vô vàn thông tin từ kiếp này và cả những kiếp trước, nên đời người rất phức tạp. Ý khởi từ sâu trong vọng tâm [a lại da], rồi truyền đến mạt na thức; trí não mới bắt đầu nhận [lệnh] và sai sử giặc ngũ căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) tạo tác; nghiệp ấy sẽ lại dội ngược vào tàng thức, lưu cho đến khi [nhờ tu tập mà] Phật tâm hoàn toàn hiển lộ; cảnh mộng mới biến mất.

Chiếu theo khoa học hiện đại, a lại da [vọng tâm] ở mỗi người ví như đài thu phát sóng siêu cấp, hút hết thảy thông tin từ vũ trụ. Nhưng chỉ những thông tin mà ngũ căn của ta nhận bắt xử lý (ước khoảng chưa tới một phần tỉ) mới thực sự sâu đậm, dễ thành chủng tử khởi sinh nghiệp trong thời gian ngắn. Cũng có nhiều trần cảnh thoáng qua tai mắt rồi vùi lấp đâu đó trong a lại da, thậm chí qua những kiếp khác, nhờ tác động mạnh bởi duyên bên ngoài đã khởi dậy sanh nghiệp dữ. Thử xét ở một hiện tượng: Đạo Văn.

Đạo ở đây, xin khoanh vùng ở sự vô tình; (những trường hợp cố ý đương nhiên không nằm trong lộ trình nghiệp thức này). Chẳng hạn người lướt qua một bài thơ trên mạng trên giấy hay thoáng nghe qua ai đó đâu đó, rồi quên hẳn, quên tuyệt đối, đến mức có ai hỏi từng đọc những câu thơ này chưa, cũng không nhớ. Không. Chưa hề. Bỗng một ngày nhân sự kiện tương đồng với bài thơ mình từng đọc dội đến, nhà thơ khởi ý làm một bài thơ. Bật ra tứ. Nhà thơ mang giấy bút bắt đầu nghiêm túc nghĩ được mấy dòng, lại nghĩ, lại viết. Từng câu từng chữ đều từ óc mình nặn ra.

Lúc bài thơ khá trọn vẹn, nhà thơ đọc lại, thấy vẫn còn vài chữ chưa ưng ý, lại suy nghĩ, thay từ này từ kia, đổi đến mấy lần mới chuẩn. Nhưng. (Điều không ngờ, trí thì có thể quên, song a lại da thức thông qua những dạng camera tự động (như mắt), nhoáng cái đã lưu đến từng âm tiết, từng tiếng động nhỏ, từng chi tiết cực vi, kể cả những thông tin mà tai, mắt, mũi không hề tiếp xúc). Nhà thơ không ngờ, duyên tương đồng khởi hiện cũng là lúc thông tin từ a lại da thức giấc, được lôi ra mà trí não không hề hay biết. Tác giả sẽ rất ngạc nhiên lúc người ta đưa đến một bài thơ của người khác giống đến khó tả. Y như cùng một khuôn. Phản đối. Đây là bài thơ tôi làm trăm phần trăm. (Dĩ nhiên). Tôi chưa hề đọc bài thơ này. Chính bài thơ này mới đạo của tôi. Thế là sôi dư luận. Người ta tị hiềm, công kích, cay nghiệt lên án. Người ta nhầm lẫn giữa chống cái xấu cái ác với khuếch trương bản ngã, tự cho mình cái quyền phán xử trong lúc không thể nhìn rõ chân tướng sự việc. Luận về nghiệp, lại càng không. Dẫu người ta lôi chứng cứ rành rành.

Oan! Mà không oan. Đến đây, nhà thơ sau bao thời gian không tin nổi chuyện đã xảy ra, mới lắng tâm suy xét. Trí não bỗng kích hoạt, hình như, hình như có lần nào đó mình có lướt qua bài thơ này đâu đó. Vấn đề lại ở trí não. Mà không phải trí não. Chính là a lại da khởi “tác dụng”. Quy cho cùng, đó cũng là Nghiệp. Dẫu vậy, trong họa có phúc. Giả như ta dư nghiệp, ắt gặp hoạn nạn. Nạn đến (thông qua sự mất mát về tiền tài, danh vọng, bệnh tật v.v), tức ta đang thẩy khỏi mình một ít nghiệp.

Ta tạo ác, cõng nghiệp, mà nạn không/chưa mò tới, một là vẫn còn phước đỡ giùm (phước đỡ từng nào đương nhiên lại phát sinh thêm nghiệp), hai là, mạng chung!, nhẹ hơn cũng sống không bằng chết. Đây cũng là một vòng quay mới của nghiệp. Nhờ sự chết còn hơn sống, nhờ sự chết bất đắc kỳ tử này, [hồn, thức] ấy qua bên kia sẽ nhẹ gánh, dễ được lôi vào một thân tướng khá ổn như thân người hoặc trời (không đọa xuống súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục); còn người ấy với số phận như thế nào lại là một chu trình nghiệp khác nữa tùy vào duyên khởi và chính sự tin hiểu mức nào về chân lý vũ trụ.

Thức a lại da đã được khoa học hiện đại chứng minh. Nó, như một file lưu giữ mọi thông tin kiếp người. Càng minh chứng điều hễ trong không gian này có một tỉ thông tin, thì nó đều tiếp nhận và lưu kỹ, song những thông tin được tai mắt kiểm soát mới dễ bị kích động kích hoạt. Hãy so sánh với ông Google. Lúc ta để trong ngoặc kép một dòng tên nhân vật nổi tiếng hay một địa danh, một sự kiện v.v, chưa tới một giây có khi ông Google cung cấp hàng triệu thông tin liên quan. Trên Youtube cũng vậy. Chẳng hạn search về bốn chữ “A Di Đà Phật”, liền hiện ra hàng loạt clip. Tắt máy, mai ta mở lại Youtube, trên màn hình đã tự hút thêm về những tin tức mới nóng về “A Di Đà Phật”. Đáng nể. Một cỗ máy do con người sáng chế đã làm được nhiệm vụ thu thông tin một cách tự nhiên như vậy, huống hồ chính bản thân con người. A lại da thức của ta chứa hầu như mọi thông tin thế gianvũ trụ (nếu tính cả những tiền kiếp). Tại kiếp này, ví như tác giả nọ muốn viết về đề tài X., lập tức trí não sẽ tự lôi mọi thông tin ta lưu trữ, quan trọng nhất vẫn là lượng thông tin “vô hình” được lưu sâu trong tàng thức, nó sẽ tuôn ra như suối khiến ta ngạc nhiên đến sửng sốt.

Ở góc độ Phật pháp mà nhìn, chỉ cần con người khởi ý về Z., mọi thông tin liên quan đến Z sẽ được quy tụ; là người có tâm lực mạnh, nhất là người với công phu hành pháp cao, những thông tin “mật” độc đáo dưới dạng từ trường, sóng, năng lượng [vô hình] sẽ được hút về, tác động lên não bộ. Những vị sư thâm hậu, họ giảng một bộ kinh chú giải kinh lên tới hơn một ngàn giờ, mà không hề chuẩn bị. Cứ đến là giảng, xong một lần vài tiếng thì gấp lại làm việc khác (đã xếp kín thời gian trong ngày), mai giở ra giảng tiếp tự tại. Điều này thật sự vi diệu.

Cũng thật sự nguy hại đối với người không hành chánh đạo, mà trước hết không sống đời phạm hạnh; bởi vọng tâm vốn dĩ sở bất thiện luôn lấn át sở thiện, ý nghĩ xấu thường nhiều gấp bội tốt. Một người trú trong ngôi biệt thự, hầu như không [cần] có nhu cầu ra ngoài, ngập chìm trong chiếc điện thoại nối mạng, suốt ngày xâm nhập thế giới đồi trụy, nghiện bạo lực và sex đến mờ mắt vẫn còn mê. Đó là người tạo tội nặng khôn kể đối với thế giớivũ trụ; với nghiệp ấy chỉ cần một thời gian ngắn, tuổi thọ do tổn phước bị rút xuống thảm hại, điều này thực không quá. Nghĩ xấu, vô vàn ý niệm xấu tương đồng từ khắp mọi phương sẽ cùng chiêu tụ về trong khoảnh khắc, tạo thành một trường lực tăm tối bao quanh. Chưa nói đến thiền vốn rất siêu tuyệt, ngay những người tu khí công cao họ đã nhìn thấy vầng ánh sáng tựa hào quang nơi mỗi người, nếu chỗ nào lõm khuyết tức chỗ đó bệnh.

Trong nhà Phật, bậc chứng Sơ thiền sẽ nhìn thấy sắc màu ở từng người, dao động theo tâm ý khởi sự. Những kẻ sát nhân đôi khi đơn giản khởi niệm xấu, bỗng chiêu niệm la sát hội tụ, thế là sát khí tăng gấp bội, gấp tỉ lần. Ta đứng xa thấy người này đánh người kia, phân định phải trái rõ ràng, song dẫu sao đó cũng là cái nhìn thấy một phần tỉ nguyên nhân; đằng sau người khởi sự đánh ấy là con tàu nghiệp lực hàng vạn toa chở vô số oan gia trái chủ lao tới hùa với người kia tạo nghiệp. Điều này những bậc tu đắc quả thánh ắt thấy. Họ còn thấy hàng trăm kiếp mình từng trải; a lại da đối với họ lúc ấy như hồ sơ lưu giữ thông tin sống động suốt quá trình họ nổi trôi luân hồi.

Mọi thông tin trên trái đất này đều có trong tàng thức mỗi người, mấu chốt là ta chưa thể biết có mà thôi, nhưng muốn cũng có thể cảm nhận. Ai một lần du lịch nước ngoài hay đến vùng đất lạ trong nước, họ đứng ngẩn ra, ô sao nơi này quen, thân thiết quá, đến muốn ở lại luôn; đơn giản bởi những kiếp nào đó ta từng sống nơi đây. Nguyên lý để ta yêu hay ghét một sự vật hiện tượng, trước hết là: căn (nhãn, nhĩ, tỹ…) tiếp xúc với trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp), ví như mắt (nhãn căn) tiếp xúc với sắc; mũi (tỹ) tiếp xúc với thanh; thiệt (lưỡi) tiếp xúc vị v.v, tâm sẽ khởi lên sự thích hay không.

Sắc hương vị ấy ví như thông tin, thông tin phải qua người lính gác cổng ý thức; ý thức chuyển thông tin vào mạt na (tức người có quyền dưới một người trên vạn người; vị này mới đưa thông tin ấy dâng lên ông-vua-tàng-thức; nếu thông tin từng được lưu lại như một kỷ niệm đẹp trong quá khứ, nó sẽ thích. Thích, a lại da liền gật đầu với mạt na, mạt na báo ra với tên-lính-ý-thức, ý thức bây giờ mới tác động lên trí não để sai khiến chân tay miệng làm nô lệ. Vòng quay từ lúc căn tiếp xúc với trần rồi đến vua, vua gật đầu chuyển ra ngoài sự yêu hay ghét chỉ trong sát na, có thể là một phần tỉ giây. Hoàn toàn trí não không kiểm soát. Lại tỉ dụ. Sau một tuần công tác về, ta tới quán gọi ly cà phê. Nhấp một ngụm, nhăn mặt. Không ngon. Không ngon không hẳn ly cà phê lúc đó không ngon, mà nó không ngon đúng như ký ức ta lưu về một ly cà phê trước đây. Ăn một món cũng vậy. Nó dở trước hết bởi không giống như ta từng ăn món này được nấu rất ngon. Ký ức [tham] lưu toàn vẹn sự ngon đó một cách sâu sắc. Nghe bản nhạc cũng tương tự. Cô này hát dở. Dở là chính ta đang so sánh với ca sĩ khác hát trong quá khứ, trong tiền kiếp với dòng nhạc tương tự; rồi nếu bài này được gắn với một kỷ niệm tình thì ký ức đạt đỉnh. Nhạc sến có cần không? Khẳng định có. Một nhạc sĩ thiên tài nhiều lúc họ vẫn lắng nghe một bài nhạc sến. Họ lục lại ký ức, hồi đó từng ngồi với nàng nơi đó nghe bài này rồi chia tay… nàng đã khóc. Bài nhạc sến trở thành món đặc sản tinh thần đối với một nhạc sĩ có tầm. Nói xa hơn, hiện tượng đồng tính nếu khế lý kinh cũng không khó hiểu. Anh [là đàn ông] bây giờ, kiếp trước mang thân nữ. Kiếp này dẫu đàn ông song ký ức lưu giữ về một cá tính nữ quá mạnh, quá sâu quá lâu, quá trỗi vượt, nên kiếp này [đầu thai] mang thân nam, những cá tính lưu trong a lại da là nữ ấy cứ dâng tràn. Anh [với tính nữ] chỉ muốn yêu một người nam. Nỗi đau này đến trời cũng không cảm thông nổi. Lại gọi đích danh là nghiệp.

Làm sao chế ngự nghiệp lực. Duy chỉ con đường: Tu. Mục tiêu là khiến tâm trụ lại một điểm. (Rồi mới tiến đến mức tối thượng thừaVô Trụ). Có thể đó là ngồi quán hơi thở vô ra, đó là nhiếp tâm tụng kinh, trì chú, niệm Phật. Trì chú tụng kinh hay niệm Phật đều phải tâm khởi (dẫu là khởi thầm) tai luôn nghe rõ, gọi là tánh nghe; giống như ta tưởng đến một tiếng chuông và nghe trọn vẹn nó vậy. Như vậy mới hầu mong bạt được vọng niệm, quy thuận vọng niệm, cảm hóa vọng niệm, dần đắc định, dần tiến đến có niệm mà không niệm. Vọng niệm cũng như một cơn cảm cúm, đến rồi nó sẽ tự trôi, không nhất thiết phải dùng thuốc. Mỗi khi cơn giận khởi, chỉ nên “cười trừ”. Trong những thứ “đồ giả” bất chợt ùa tới, cũng có thể xem là Phật, Bồ Tát đang thử tâm mình.

Mối quan hệ giữa ta với bà hàng xóm từ lâu vẫn rất hiền hòa, tự dưng một ngày bà vu ta thế này thế kia; ngay lập tức không dễ an nhiên song mấy giây sau nên quán, Bồ Tát xúi bà thử tâm mình có định lực không đó; chẳng những thế, chính bả là Bồ Tát hiện tướng. Rồi hướng ngay vào nội giới, tâm lần theo từng chữ A Di Đà Phật. Như vậy, từ vô vàn con người ta gặp (kể cả qua hình ảnh [tĩnh và động], qua giấc mơ), những ảnh đó đều từ vọng tâm phóng chiếu; ta đã nâng lên được tầm giải ngộ cao hơn trong hành trình quán chiếu, rằng họ chính là Bồ tát hiện tướng để thành tựu cho chỉ một mình ta thôi, không ai khác. Vẫn tức, vẫn muốn đôi co phản bác, muốn đánh họ cho hả? Sao được. Sao có thể chửi Bồ Tát, sao có thể đánh Bồ Tát chứ! Chú tâm vào câu A Di Đà Phật đi thôi. Niệm Phật đi thôi! Mỗi chữ hồng danh đều mạnh mẽ như tiếng chuông vỡ trong khuya, loang dần trong huyết quản; phiền não sẽ tan như sương dưới nắng mai chan hòa. Từ này đến sự có thể là quãng đường ngút mắt, nhưng hẳn là thước đo của sự thăng tiến công phu; cho thấy tâm ta đang ngày một “hao hao” tâm Phật.

Ở cấp độ khác, tu là sửa mọi hành vi cho đúng với quy luật vận hành của vũ trụ. Nếu sống theo đúng giới luật Phật chế, chính là sống trong pháp luật của vũ trụ, không vi phạm pháp luật vũ trụ. Là sản phẩm của một gia đình - bạn đang tự hạn chế mình. Ta là sản phẩm của một nước - bạn đang tự hạn chế mình. Là sản phẩm của toàn cầu - bạn cũng đang tự hạn chế mình. Đúng ra, con người là sản phẩm của vũ trụ. Cả vũ trụ ở trong tâm, nhưng ta không biết. Nhập lưu rồi toàn vũ trụ nằm trong chân tâm bổn tánh. Một niệm có thể trùm khắp không gian vượt khỏi giải ngân hà và đi hoài vô tận. Chúng ta tin hay không thì điều này vẫn tồn tại.

Chúng ta tin chết không phải hết hay không?, tin chết rồi thức [a lại da] có thực đầu thai vào một trong các nẻo lục đạo hay không?, tin địa ngục hay không?; tin hay không tin nó vẫn tồn tại. Dẫu bạn theo bất cứ tôn giáo nào cũng không nằm ngoài quy luật vũ trụ. Quy luật vũ trụ luôn thông dự vào cuộc đời ta trong từng ý niệm. Đức Phật đơn giản là người phát hiện quy luật này nhờ vượt qua cả bát định tiếp nhập lực thiền thậm thâm trong mênh mang Niết Bàn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 22343)
Nhân quả rất đa dạng và phức tạp, sự diễn biến từ nhân đến quả còn tùy thuộc vào các duyên, nhân quả có thể báo ứng liền tức khắc như ...
(Xem: 8776)
Kinh Thiện pháp (Trung A-hàm) có nêu lên bảy pháp mà bất kỳ một Tỳ-kheo nào thành tựu cũng có an lạc, đem đến lợi ích cho mọi người.
(Xem: 8228)
Tổng Thống Václv Havel mời Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhiều nhà tư tưởng thế giới đến Prague cho một hội nghị chuyên đề về giáo dụcgiá trị tâm linh.
(Xem: 8035)
Phật giáo là những phương pháp, những con đường để con người thực hiện hạnh phúc;
(Xem: 9012)
Bất cứ thứ gì chúng ta ngỡ là hạnh phúc thì thật ra lại là nguyên nhân gây ra khổ đau. Có thể điều này rất khó chấp nhận nhưng đây là một chân lý sâu xa.
(Xem: 15939)
Bố thícúng dường hay giúp đỡ sẻ chia là hạnh nguyện cao cả của các vị Bồ-tát, người Phật tử chân chính noi theo gương hạnh người xưa mà ...
(Xem: 9556)
Nếu hiểu rõ những khía cạnh tâm lý về các vấn đề của con người, bạn có thể phát huy tình thương đối với người khác.
(Xem: 9032)
Sợ hãi là một thuộc tính cố hữu của tâm lý con người. Chúng ta thường lo sợ về mọi thứ, từ cái...
(Xem: 9150)
Riêng tôi khi tiếp xúc trực tiếp với các tôn giáo tại Âu Mỹ ngày hôm nay thì xin đưa ra nhận định rằng: Mỗi tôn giáo đều giống như hương thơm của những loài hoa quý.
(Xem: 9534)
Năm tháng trôi qua như lớp bụi mờ phủ lên ký ức, hình ảnh mái chùa từ thuở mới xuất gia tưởng chừng như bị đắm chìm trong lớp bụi thời gian ấy.
(Xem: 9311)
Tâm Phật Ví Như Hoa Sen Hoa sen mọc chốn bùn nhơ, Nở hoa tươi thắm ngát thơm cuộc đời. Thân này nhơ nhớp vô thường, Có tâm thanh tịnh sáng soi muôn loài.
(Xem: 8949)
Dễ thay thấy lỗi người .Lỗi mình biết mới khó Lỗi người ta phanh tìm .Như tìm thóc trong gạo. Còn lỗi mình che đậy .Như kẻ gian giấu bài."
(Xem: 10158)
Học rằng cõi Phật chẳng đâu xa. Cõi Phật trong ta. Tâm ta mà thanh tịnh thì cõi Phật thanh tịnh.
(Xem: 10075)
Thi thoảng trong đời chúng ta nên suy nghiệm về cái chết. Đúng ra, chúng ta nên nghiệm về nó hàng ngày.
(Xem: 9189)
Người nghèo tuy ít tiền bạc, đời sống khó khăn nhưng vẫn có tấm lòng rộng mở, lời nói hiền hòa, hành động cao thượng, dù sống trong cảnh nghèo mà vẫn thấy an vui, hạnh phúc
(Xem: 10956)
Để phát tâm bi đối với tất cả chúng sanh, chúng ta cần phải thấu hiểu mọi nỗi khổ của tất cả các loài chúng sanh trong luân hồi, và những nỗi khổ khác nhau của họ.
(Xem: 9677)
Những ngày Tết rộn ràng trôi qua thật nhanh; nhưng hoa xuân vẫn trên cành. Buổi sáng nơi vườn ríu rít tiếng chim.
(Xem: 9350)
Người làm ruộng, trồng hoa màu để cung cấp thức ăn, thực phẩm cho con người cũng phải biết tu.
(Xem: 10089)
Người biết tu trong lúc mua bán sẽ biết cách thu hút khách hàng, giữ mối quan hệ mua bán lâu dài, nên được nhiều người ưa thích.
(Xem: 11861)
Trong cuộc sống của chúng ta dù bất cứ hoàn cảnh nào, ta cũng phải biết cách tu nhân tích đức để ngày càng hoàn thiện chính mình.
(Xem: 12225)
Tôi được biết lạy Phật nên theo cách “ngũ thể đầu địa”, đại thể là hai chân, hai tay và đầu đụng mặt đất, tâm thanh tịnhtrang nghiêm.
(Xem: 9440)
Chúng tôi phải trông thật là thảm não khi được chào đón bởi những binh lính biên phòng Ấn Độ.
(Xem: 11952)
Trong sự tái sinh luân hồi, nhân quả tốt xấu, đúng sai, ân oán trong hiện tại sẽ tiếp tục đến đời sau, nên khi gặp duyên phù hợp nó liền tác động mạnh mẽ...
(Xem: 9802)
Thế thường, nhân gian ''cầu được, ước thấy'' thì mới tin vào Phật, cầu không toại nguyện thì bảo Phật không thiêng, không có Phật.
(Xem: 9749)
Phật luôn khuyên mọi người tin sâu nhân quả mà ráng cố gắng làm điều lành, dứt trừ việc ác và luôn giữ tâm ý trong sạch.
(Xem: 11715)
Hãy có chánh niệm hiểu cầu an là “nguyện an lành” cho chính mình và mọi người xung quanh;
(Xem: 17996)
Người phương Tây không cần coi ngày giờ tốt xấu khai trương cửa hàng nhưng họ vẫn giàu có hơn các nước có nhiều người mê tín.
(Xem: 8758)
Con người sống ở đời đều có một điểm chung là không thể chọn cho mình nơi chốn sinh ra.
(Xem: 9362)
Từ bitrí tuệ trong Phật Giáo chính là sự tịnh hoá của tình và lý.
(Xem: 9027)
Đức Phật khuyên chúng ta nhìn bệnh từ một quan điểm rộng rãi hơn; đó là dầu ta có tìm được phương thuốc phù hợp để chữa bệnh, ta cũng cần...
(Xem: 9480)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài báo của một nữ ký giả và biên tập viên người Thái Sanitsuda Ekachai trên báo Bangkok Post về...
(Xem: 9978)
Chúng ta cần biết được chính mình để sống tốt hơn trong mối quan hệ với gia đình người thân, với bạn bè...
(Xem: 9278)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài thuyết trình của bà Gabriela Frey với chủ đề "Phụ nữ và Phật giáo".
(Xem: 9127)
Khi chưa biết tu, thân ta có khi làm việc thiện lành tốt đẹp, có lúc ta làm việc xấu ác gây nhiều tội lỗi, miệng có khi nói lời ngọt ngào dễ thương, có lúc nói
(Xem: 9056)
Khi mình có những ý nghĩ hạnh phúc, tốt lành thiền quán hay niệm Phật giúp mình nuôi dưỡngduy trì chúng.
(Xem: 10967)
Người Phật tử tại gia hãy nên khôn ngoan, sáng suốt, chọn lựa nghề nghiệp chân chính để không làm tổn hại đến muôn loài vật.
(Xem: 7951)
Tháng mười năm 1950, trong chiến dịch của họ ở miền Đông Tây Tạng, Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Cộng đã gây ra những thất bại nặng nề.
(Xem: 10285)
Khi chưa biết tu, thân ta có khi làm việc thiện lành tốt đẹp, có lúc ta làm việc xấu ác gây nhiều tội lỗi, miệng có khi nói lời ngọt ngào dễ thương,
(Xem: 8917)
Cầu nguyện là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của nhân loại, nó như một món ăn tinh thần của con người.
(Xem: 8919)
Tu thiền để dừng lặng tâm lăng xăng. Tâm lăng xăng lặng xuống thì tâm chân thật hiện đủ.
(Xem: 17927)
Ta tin những lời dạy vàng ngọc của Phật, tức là ta thực hành lý nhân quả-luân hồi-nhân duyên để áp dụng vào trong đời sống hằng ngày.
(Xem: 8179)
Một lòng tin chân chính phải đi theo với một lý trí xét đoán, hiểu rồi mới tin thì cái tin ấy mới là chánh tín.
(Xem: 8678)
Nếu chúng ta suy nghĩ một cách cẩn thận về nó, chúng ta có thể đi đến một kết luận rằng...
(Xem: 10899)
Việc tin vào ngày giờ tốt xấu, nghi lễ cúng sao giải hạn đầu năm có đúng theo tinh thần của Phật giáo Việt Nam hay không?
(Xem: 10154)
Đức Phật dạy rằng, niềm tin chân chánh là niềm tintrí tuệ cân nhắc, soi sáng. Vì thế, đức Phật khuyên chúng ta đừng nghe những gì người khác...
(Xem: 8519)
Nghiệp báo nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(Xem: 10676)
Hãy tin rằng cho dù những việc làm bố thí của bạn trước mắt không nhận được thù lao đi nữa thì trong tương lai bạn cũng nhận được sự hồi báo kỳ diệu!
(Xem: 9049)
Cái gì đã đưa đẩy con người vào đường cùng không chút lương tâm để rồi phải sống trên xương máu và sự đau khổ của nhiều người.
(Xem: 8237)
Để được tự do tự tại trong cuộc sống mà vẫn góp phần làm lợi ích cho xã hội đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên quán niệm, giám sát chặt chẽ thân-miệng-ý của mình.
(Xem: 9356)
Chúng ta giống như con khỉ. Chúng ta muốn thoát khỏi khổ đau, nhưng chúng ta lại không muốn buông bỏ những ham muốn...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant