Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phật Giáo Có Thể Cứu Vãn Quả Địa Cầu?

03 Tháng Năm 201611:02(Xem: 8459)
Phật Giáo Có Thể Cứu Vãn Quả Địa Cầu?

PHẬT GIÁO CÓ THỂ CỨU VÃN QUẢ ĐỊA CẦU?

David R. Loy, John Stanley
Thị Giới chuyển ngữ


Phật Giáo Có Thể Cứu Vãn Quả Địa Cầu

“Nếu chúng ta cứ tiếp tục hành hạ quả đất cách nầy, chắc chắn nền văn minh của chúng ta sẽ bị hủy diệt. Cuộc quay đầu nầy đòi hỏi sự giác ngộ, thức tỉnh. Sự giác ngộ của đức Phậttính cách cá nhân. Chúng ta cần một sự giác ngộ tập thể để làm chậm lại dòng hủy diệt nầy. Nền văn minh sẽ đi đến chỗ chấm dứt nếu chúng ta tiếp tục chìm đắm trong sự tranh đua về sức mạnh, tiếng tăm, tình dục, và lợi nhuận.”
(Thích Nhất Hạnh, The Art of Power.)

 

Chúng ta đang sống trong một cuộc khủng hoảng lớn, sự thách thức nghiêm trọng nhất mà nhân loại đang đối diện: những hậu quả về sinh thái do cộng nghiệp của chúng ta gây ra. Các nhà khoa học ngày nay đã không còn nghi ngờ rằng chính sinh hoạt của con người đang gây ra sự sụp đỗ về môi trường trong phạm vi toàn cầu. Đối với người Phật tử, sự quan tâm đến tình trạng nguy ngập về sinh thái và suy nghĩ việc áp dụng những nguồn tài nguyên truyền thống lớn lao của chúng ta trong việc cứu nguy cho địa cầu là một nhu cầu cấp bách.

Báo động toàn cầu xảy ra nhanh hơn những dự đoán của chỉ vài năm trước, đặc biệt là ở các Cực địa cầu. Năm 2007, cơ quan Intergovernmental Panel on Climate Change (IPCC) dự đoán Bắc cực có thể không còn băng mùa hè vào khoảng năm 2100. Ngày nay người ta lại thấy rằng tuyết mùa hè ở Bắc cực sẽ không còn chỉ trong vòng năm năm. Theo cùng bản báo cáo của IPCC, băng ở Hy mã lạp sơn sẽ hoàn toàn tan hết trước năm 2035. Riêng người Tây tạng rất nhạy cảm đối với vấn đề nầy. Đức Đạt Lai Lạt ma đã từng lưu ý: “Những người già nói rằng những rặng núi nầy đươc phủ với lớp tuyết dày khi họ còn trẻ và tuyết đang trở nên mỏng hơn, đó có thể là một dấu hiệu của ngày tàn của thế giới.”

Sự thay đổi khí hậu, phần lớn là do hậu quả của sự khủng hoảng sinh thái, đóng một vai trò chính trong nhiều thứ khác, trong đó có sự tuyệt chủng của một số loài chia sẻ sự sống với chúng ta trên địa cầu nầy. Edward O. Wilson, một trong những nhà sinh vật học khả kính nhất thế giới, là một trong những người dự đoán rằng một nửa cây cối và thú vật trên trái đất có thể sẽ bị tiêu diệt vào cuối thế kỷ nầy. Điều nầy có nghĩa gì đối với những vị Bồ tát, những người nguyện cứu vớt tất cả chúng sanh?

Chúng ta không muốn nghĩ về cuộc khủng hoảng sinh thái, cũng như không muốn nghĩ đến cái chết của chúng ta. Nhưng càng ngày càng có nhiều khoa học gia tin rằng sự sống còn của nền văn minh nhân loại, và có thể sự sống còn của loài người, hiện đang bị đe dọa.

Nói như triết gia về sinh thái và học giả Phật giáo Joanna Macy, phủ nhận điều đang xảy ra là mối nguy hiểm lớn nhất mà chúng ta đối diện. Trấn áp đem đến một giá cao phải trả: theo nhiều nhà tâm lý, con người trong những xã hội kỹ nghệ phát triển cao bị chứng tê liệt tâm lý, kết quả của sự tách rời khỏi thiên nhiên, không còn khả năng cảm nhận cái đẹp của thế giới – hoặc khả năng đáp ứng trước nỗi đau của nó. Điều đó tạo ra khoảng trống trong tâm thức con người. Và họ chạy theo quảng cáo, bỏ ra nhiều thời gian chạy theo những cái thay thế để lấp đầy khoảng trống đó. Nhưng họ không bao giờ cảm thấy thỏa mãncon người không bao giờ có thể có được đầy đủ về cái mà họ không thật sự mong muốn. Họ sống trong những nỗi lo sợ mơ hồ, từ đó bị ám ảnh chạy theo cuộc tranh đua về sức mạnh, danh tiếng, tình dụclợi nhuận.

Tin tức sai lạc về báo động toàn cầu cho chúng ta thấy rằng vấn đề trực tiếp nhất của chúng ta là thiếu sự tỉnh thức. Điều nầy đưa chúng ta trở về với Phật giáo. Con đường Phật giáotỉnh thức trước vọng tưởng. Nói như thầy Thích Nhất Hạnh, chúng ta cần một sự tỉnh thức tập thể trước vọng tưởng tập thể – đặc biệt đối với vọng tưởng gây nên do những mánh khóe thiện nghệ của các tập đoàn nhiên liệu hóa thạch. Chúng ta không thể chỉ dựa vào những hệ thống kinh tế và chính trị hiện tại để giải quyết vấn đề, bởi vì trong phạm vi lớn, chính chúng là vấn đề. Thay vì vậy, chúng ta cần có những chọn lựa có ý thức đặt nền tảng trên sự thức tỉnh nhiều hơn nữa về tình trạng thực sự của chúng ta.

Sự khủng hoảng sinh thái cho chúng ta thấy rõ rằng loại xã hội tiêu dùng của chúng ta ngày nay là nguồn độc hại cho môi trường. Tiếp tục như vậy sẽ là một mối đe dọa lớn cho sự sống còn của chúng ta. Để nói lên nỗi ám ảnh của chúng ta đối với chủ nghĩa tiêu dùng, chúng ta cần những cái nhìn khác nhau về tình trạng nguy ngập và tiềm năng của điều kiện con người. Những kỹ thuật mới không thể cứu vãn chúng ta trừ phi chúng được kết hợp với một thế giới quan mới. Chúng ta cần chuyển sự quan tâm của chúng ta từ lòng mong muốn phát triển không ngừng về kinh tế và kỹ thuật sang việc hàn gắng mối liên hệ giữa chúng ta với Địa cầu.

“Sự phá hoại thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên là kết quả của sự vô minh, tâm tham lam, và thiếu lòng tôn trọng đối với những sự vật sống trên Địa cầu. Sự thiếu lòng tôn trọng nầy còn mở rộng cho đến những hậu duệ loài người của Địa cầu, những thế hệ tương lai, những thế hệ sẽ thừa hưởng một hành tinh xuống cấp trầm trọng nếu nền hòa bình của thế giới không trở thành hiện thực và sự phá hoại môi trường thiên nhiên tiếp tục ở mức độ hiện nay… Rõ ràng đây là một thế hệ then chốt.”
Đạt Lai Lạt ma thứ Mười bốn, Collected Statements on the Environment, 2007.

Giải pháp Phật giáo đưa ra cho sự khủng hoảng môi trường không dễ thực hiện. Tuy nhiên, giáo lý về vô thường, tương duyên và vô ngã cung cấp một cái nhìn sâu sắc có giá trị vào bản chất của tình trạng nguy ngập về sinh thái của chúng ta. Thêm vào đó, việc thấy rằng lòng tham lam, ý chí bịnh hoạn, và vọng tưởng về một cái ngã tách biệt là nguồn gốc của khổ giúp chúng ta tìm thấy phương hướng cứu chữa. Về tập thể, chúng ta khổ sở với cảm giác về ngã, nó làm cho chúng ta cảm thấy không chỉ mất sự kết nối với những con người khác mà còn với quả Địa cầu.

Theo cách nói hiện đại, ý nghĩa của ngã là một cấu trúc tâm lýxã hội, không có một sự hiện hữu tự hữu hay thực tại của riêng nó. Vấn đề nền tảng của cái ngã đó là ảo tưởng về tính chất nhị nguyên. Khi chúng ta tạo dựng một cái ngã riêng biệt bên trong, thì cùng lúc, chúng ta tạo dựng một thế giới bên ngoài khác với cái “tôi.” Phật giáo dạy rằng cảm giác phân ly nầy là khổ (dukkha), bởi vì một cái ngã đánh lừa, không có thực thể, rõ ràng là không vững chãi. Để chống lại cảm giác đó, chúng ta bị ám ảnh với việc tìm cách kiểm soát hoàn cảnh của chúng ta, đưa đến những cạnh tranh về sức mạnh, tiếng tăm, tình dụclợi nhuận. Tuy nhiên, những cố gắng đó thường chỉ làm lớn mạnh thêm cảm giác phân ly.

Giải pháp của Phật giáo cho tình trạng đó không phải là loại trừ cái ngã. Điều đó không thể được vì thật sự chưa từng có một cái ngã. Thay vì vậy, nói như thầy Thích Nhất Hạnh, “Chúng ta ở đây để tỉnh thức khỏi ảo tưởng về sự riêng rẽ của chúng ta.” Khi nhận ra rằng “Tôi” là cái mà toàn bộ thế giới đang hoạt động, ngay tại đây và bây giờ, thì việc chăm sóc “người khác” sẽ trở nên tự nhiên như chăm sóc đôi chân của tôi. Nhận thức nầy là điểm nối sống động giữa trí tuệtừ bi. Sự tốt đẹp của tôi trong cứu cánh không thể tách rời với sự tốt đẹp của những người khác.

Tình trạng của mỗi cá nhân chúng ta tương ứng một cách rõ ràng với tình trạng sinh thái hiện nay của địa cầu. Nền văn minh nhân loại là một cấu trúc tập thể, nó đã dẫn đến sự phân ly tập thể với thế giới thiên nhiên, một sự phân ly tạo nên đau khổ. Đứng trước sự phân ly đó, chúng ta bị chi phối bởi một ám ảnh tập thể về sự an toàn, cố gắng “tạo chỗ đứng” cho chúng ta bằng kỹ thuật và kinh tế. Nhưng cho dù chúng ta có tàn phá hoặc chế ngự thiên nhiên bao nhiêu, chúng ta cũng không bao giờ thấy đủ, vì vấn đề nền tảng không phải là không đủ giàu hay đủ mạnh, nhưng là sự phân ly mà chúng ta cảm thấy đối với quả Địa cầu. Chúng ta không thể “trở về với thiên nhiên” vì chúng ta chưa bao giờ thật sự rời khỏi nó. Chúng ta cần tỉnh dậynhận ra rằng Địa cầu là Mẹ và cũng là nhà của chúng ta – và chúng ta thấy rằng sợi dây rốn nối liền chúng ta với Địa cầu không bao giờ có thể bị cắt đứt.

Đối với những vấn đề toàn cầu như hậu quả nhà kiếng, các tổ chức cá nhân và những quốc gia riêng lẻ sẽ không làm được việc gì. Ngoại trừ chúng ta cùng chung sức làm việc với nhau, chúng ta sẽ không tìm ra giải pháp nào. Mẹ Đất dạy cho chúng ta một bài học về tinh thần trách nhiệm chung.”
Đạt Lai Lạt ma thứ Mười bốn, Collected Statements on the Environment, 2007.

Nhìn thấy sự thất bại của những hệ thống kinh tế và chính trị của chúng ta, các tôn giáo ngày nay có một trách nhiệm đặc biệt về việc cổ vũ cho một thế giới quan tập thể mới. Đây là một cơ hội để các tôn giáo đứng lên bước vào cuộc phấn đấu mà không một tổ chức nào có vẻ có khả năng thực hiện. Để hoàn thành việc nầy, các tôn giáo cần học hỏi thêm việc trao đổihọc hỏi lẫn nhau.

Những tôn giáo khác nhau chỉ có thể thực hiện được việc đó khi nào những nhóm trong cùng tôn giáo đối thoại với nhauhiệu quả. Cuộc khủng hoảng sinh thái toàn cầu đòi hỏi chúng ta, những người Phật tử, làm việc và học hỏi với nhau để đáp ứng một cách thỏa đáng.

Bằng cách làm sáng tỏ giáo lý nền tảng của đức Phật, tiềm tàng trong những hình thức văn hóa khác nhau, chúng ta có thể củng cố thông điệp căn bản sống động của giáo pháp đó cho thời đại then chốt hiện nay. Mặc dầu những tổ chức Phật giáo – giống như những tổ chức của những tôn giáo khác – có khuynh hướng bảo thủ, sự nhấn mạnh của Phật giáo vào tính chất vô thường và không có bản thể cho chúng ta sự cởi mở và chấp nhận đối với những trách nhiệm mới mà chắc chắn chúng ta cần thiết hiện nay. Nếu những truyền thống Phật giáo khác nhau tập hợp lại để phát thảo một đáp ứng chung cho tình trạng khẩn cấp về khí hậu, thì đó thật sự là một điển hình gây cảm hứngPhật giáo có thể cung cấp cho những tôn giáo khác trên thế giới.

Chúng tôi tin rằng cuộc khủng lớn lao hiện nay kêu gọi các nhà lãnh đạo của mọi truyền thống Phật giáo một cuộc hội thảo quốc tế để tìm một sự đáp ứng chung. Tình trạng cấp bách của chúng ta ngày nay cũng nói lên sự cần thiết của một cuộc Kết Tập Phật Giáo – điều đã chỉ xảy ra sáu lần từ trước trong lịch sử Phật giáo. Cuộc Kết tập lần thứ nhất diễn ra tại Rajagaha ngay sau khi đức Phật nhập Niết bàn theo truyền thống Pali; cuộc Kết tập lần thứ sáu diễn ra ở Rangoon (Yangon) vào năm 1954.

Vì có ít nhà lãnh đạo Phật giáo là những người chuyên môn về khí hậu học, cuộc họp được đề nghị mở đầu bằng việc thông qua những số liệu mới nhất và ý nghĩa của chúng do các nhà khoa học khả kính đưa ra. Thời gian còn lại có thể được dùng cho những cuộc thảo luận tập trung giữa những người tham dự, chia sẻ cái nhìn Phật giáo về thời điểm quan trọng nầy, làm việc để đi đến một nhận thức với những nhắn gởi chung cho cộng đồng Phật tử toàn thế giới về cách ứng phó với cuộc khủng hoảng hiện nay. Sự hợp nhất của chúng ta sẽ cung cấp một điển hình có sức mạnh cho những truyền thống tôn giáo khác. Có thể tất cả chúng ta sẽ tham gia vào một cố gắng tạo thế cân bằng với những sức mạnh kinh tế đã kiềm chế và đánh lạc hướng cuộc tranh luận trong thời gian qua cho đến hiện tại.

Trong việc đề nghị một cuộc họp mặt Phật giáo toàn cầu, chúng tôi đã có những cuộc thảo luận khởi sự với các vị giữ những vài trò trọng yếu trong các truyền thống Phật giáo Tây tạng như Trangu Rinpoche, Dzigar Kongtrul Rinpoche, Ringu Tulku Rinpoche, Chokyi Nyima Rinpoche, và Tsoknyi Rinpoche. Sự đáp ứng của các vị nầy rất tích cực. Chúng tôi cũng tiếp xúc những vị Thầy của các tông phái Theravada, Zen, và Tịnh độ tông và những tổ chức thuộc các tông phái nầy ở Á châu và Tây phương. Chúng tôi đề nghị một một cuộc họp vào năm tới, chuẩn bị cho Hội Nghị Về Sự Thay Đổi Khí Hậu Của Liên Hiêp Quốc (United Nations Climate Change Conference) diễn ra vào tháng mười hai năm 2009.

Cuộc họp nầy dù được coi là một hội thảo quốc tế hay một cuộc Kết Tập, tầm quan trọng của nó là nhiều truyền thống Phật giáo sẽ có cơ hội gặp gỡ và xem xét tình trạng chung của chúng ta một cách kỹ lưỡng. Tất cà những kỳ Kết Tập trước kia là để chuẩn định và duy trì Giáo phápGiới luật, nhưng cuộc khủng hoảng ngày nay kêu gọi một nền tảng khác hơn. Thay vì hướng vào bên trong và tập trung vào việc làm sáng tỏ Giáo pháp của đức Phật, các vị Thầy Phật giáo cần nhìn ra bên ngoài và đặt vấn đề làm thế nào để giáo pháp của đức Phật có thể giúp chúng ta hiểu và đáp ứng cho vấn đề cấp bách của hành tinh chúng ta.

Cuộc khủng hoảng môi trường cũng là cuộc khủng hoảng đối với Phật giáo, không phải vì Phật giáo sẽ chịu thiệt hại nếu nền văn minh nhân loại thiệt hại, nhưng bởi vì Phật giáo là một tôn giáo quan tâm trực tiếp đến việc làm giảm sự đau khổ của mọi chúng sanh. Phật giáo có những điều đặc biệt có thể đóng góp cho cơn nguy ngập nầy, khi loài người cần sử dụng những điều tốt nhất cho một giai đoạn lịch sử của họ. Chúng ta cần những vị Bồ tát nguyện cứu độ không chỉ những chúng sanh đơn lẻ, mà còn cứu độ những hệ thống giúp cho sự sống và những loại đau khổ của một sinh quyển đang bị đe dọa.

(Buddhadharma số Mùa Đông 2008)

David R. Loy và John Stanley
Thị Giới dịch

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8857)
Cái gì đã đưa đẩy con người vào đường cùng không chút lương tâm để rồi phải sống trên xương máu và sự đau khổ của nhiều người.
(Xem: 8172)
Trong thời Phật còn tại thế, có một vị quan tổng trấn đã từng làm quan gần hai chục năm; nhờ nhân duyên tốt nên ông từ bỏ quyền lực, danh vọng, xuất gia làm Tỳ kheo.
(Xem: 9622)
Quán Thế Âm có nghĩa là quán chiếu, suy xét, lắng nghe âm thanh của thế gian.
(Xem: 10316)
Trong kiếp sống nhân sinh ai cũng phải trãi qua những thăng trầm của cuộc sống để kinh nghiệm được những bài học vố giá của trường đời.
(Xem: 9494)
Tính viên mãn vốn sẵn là một chủ đề chính trong kinh Hoa Nghiêm. Sự viên mãn vốn sẵn có này biểu hiện khắp cả vũ trụ, trong thế giới vĩ mô và thế giới vi mô.
(Xem: 9730)
Nếu chúng ta có một trái tim tràn đầy tình thương yêu thì có phải sẽ mang lại bình an không? Một trái tim tràn đầy thương yêu mà ta đang nói tới có nghĩa là gì?
(Xem: 11367)
Dân gian ta có câu: “Dầu xây chin bậc Phù đồ, Không bằng làm phúc cứu cho môt người”.
(Xem: 9660)
Ni Sư Thubten Chodron thường chú trọng đến việc áp dụng những điều Phật dạy vào đời sống hằng ngày của chúng ta
(Xem: 10158)
Sự hiện hữu của ta bao gồm thân và tâm. Ta cần quan tâm đến cả hai, dầu thiền là một hoạt động của tâm, chứ không phải thân.
(Xem: 9402)
Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền (Theravāda), mùa an cư của chư Tăng bắt đầu từ ngày 16 tháng 6 âm lịchkết thúc vào ngày rằm tháng 9 âm lịch.
(Xem: 9027)
Sinh sống có chánh niệm là một trong các quan niệm của đạo Phật nói về thái độ cẩn trọngsáng suốt của người xuất gia trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
(Xem: 11345)
Hiện nay có rất nhiều người trên thế giới thực hành ăn chay. Có người ăn chay trường, có người ăn chay kỳ, có người ăn chay tùy thích…
(Xem: 11378)
Tâm kinh Bát-nhã có câu nói nổi tiếng đề cập phương pháp giải thoát khổ đau rất truyền thống của đạo Phật Nguyên thủy, được nhấn mạnh trong các bản kinh Nikàya.
(Xem: 9658)
Để có hạnh phúc cho mình, người ta quên bẵng đi những thiệt thòi, tổn hại và khổ đau của kẻ khác. Đến khi khổ đau, mất mát, thì oán trách, đổ lỗi cho tha nhân.
(Xem: 8247)
Nếu chúng ta biết cố gắng làm việc tốt và chuyển tâm xấu ác thành tâm tốt thì quả sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt.
(Xem: 9614)
Chánh mạngphương kế sinh nhai chân chánh (còn gọi là phương tiện sống chân chánh). Trong Kinh DI GIÁO Đức Phật dạy các Tỳ kheo về Phương tiện thanh tịnh:
(Xem: 9868)
”Thế Tôn! Ngài Quán Thế Âm Bồ-tát do nhơn duyên gì mà tên là Quán Thế Âm?”.
(Xem: 9260)
Chắc hẳn quý vị đều nghĩ rằng sau khi đạt được Giác Ngộ thì Đức Phật nhất định phải có một cuộc sống thật thoải mái, có đúng thế hay chăng?
(Xem: 9773)
Đức Phật đã từng nói rằng: "Nầy các Tỳ Kheo, bất cứ ai muốn chăm sóc ta, người ấy phải muốn chăm sóc người bệnh"
(Xem: 9772)
Bái sám nhiều mà tội diệt phước sinh là không đúng về nhân quả.
(Xem: 8175)
Giáo pháp do Đức Phật dạy có rất nhiều nhưng trọng tâm vẫn là Bát Chánh đạo.
(Xem: 9118)
Từ khi trên quả đất này có sự sống, con người và muôn loài vật được tồn tại bằng luyến ái, tức là sự thương yêu,
(Xem: 22555)
Mặt trời hừng đông. Ngày mới lại đến. Buổi sáng bắt đầu cho một ngày mới của đời sống.
(Xem: 9383)
Thiền là một cách huấn luyện tâm, do đó, nếu chúng ta càng thực tập nhiều, càng thực tập đều đặn, chúng ta càng nhìn thấy sự tiến bộ của chúng ta.
(Xem: 17818)
Suy cho cùng, chính bạn chứ không phải ai khác là người chịu trách nhiệm cho việc bạn sử dụng số ngày còn lại của mình trong cuộc đời này ra sao.
(Xem: 10144)
Đức Phật dạy: “Nhứt thiết duy tâm tạo” tất cả đều do tâm tạo, “...Duy ngã độc tôn” “cái ta” là tối cao và quan trọng nhất, quyết định tất cả,
(Xem: 10688)
Đức Phật nêu lên Sự Thật Cao Quý Thứ Nhất và gọi Sự Thật này là dukkha. Thuật ngữ dukkha trong tiếng Pa-li thường được dịch là "khổ đau" (suffering)
(Xem: 10882)
Phát Bồ-đề tâm là phát sanh một ý nguyện đạt đến giác ngộ để cứu thoát tất cả chúng sanh.
(Xem: 9750)
Khi chưa biết tu, thân ta có khi làm việc thiện lành tốt đẹp, có lúc ta làm việc xấu ác gây nhiều tội lỗi, miệng có khi nói lời ngọt ngào dễ thương, có lúc nói
(Xem: 9380)
Nếu chúng ta phản ứng mạnh mẽ với tiếng ồn, nghĩa là chúng ta dấn thân vào cuộc chiến mà chúng ta không thể nào dành được phần thắng.
(Xem: 10369)
Trong nhiều pháp thoại, Thế Tôn thường sử dụng các hình ảnh trực quan để minh họa cho những giáo huấn của Ngài.
(Xem: 9466)
Nói đến tình thương, theo thế tục, chúng ta liên tưởng đến đối tượng của tình thương với những điều kiện (như một sự trao đổi tương xứng).
(Xem: 10649)
Đạo Phật dứt khoát không bao giờ chấp nhận việc mê tín Thần quyền, nhứt là những vấn đề tin nhảm nhí, theo một niềm tin mù quáng, không được điều động bởi lý trí.
(Xem: 9664)
Theo sự chỉ dạy của Thế Tôn, người Phật tử cũng có quyền làm giàu để nâng cao sự sống ngoài việc lo tròn trách nhiệm, bổn phận đối với gia đìnhxã hội.
(Xem: 15444)
Khi đến chùa bạn hãy nhớ những điều dưới đây không được nghĩ tới và cũng không được cầu khẩn mong muốn thành hiện thực nhé, những điều này là không nên.
(Xem: 8552)
Một vị lãnh đạo đất nước muốn giúp dân chúng an cư lạc nghiệp, có được cơm no áo ấm và sống an vui, hạnh phúc trên tinh thần vô ngã, vị tha phải là người có ...
(Xem: 11155)
Từ bisức mạnh thế nào, tới mức độ nào, và có thể chuyển hóa được thế gian hay nhân loại hay không
(Xem: 9315)
Người ta thường ngạc nhiên khi khám phá ra rằng thiền rất khó hành. Nhìn bề ngoài nó có vẻ là việc đơn giản, chỉ ngồi xuống chiếc gối nhỏ và theo dõi hơi thở.
(Xem: 8572)
Những ý niệm như vô ngại, đồng thời, đồng hiện, sẵn đủ, viên mãn… không chỉ có trong kinh Hoa Nghiêm mà có trong tất cả kinh điển, nhất là Đại thừa.
(Xem: 8823)
Thế giới loài vật cũng có sự sống sinh hoạt song hành với loài người nên cũng bị vô minh chi phối.
(Xem: 14621)
Chùa Khánh Anh - Paris Pháp Quốc
(Xem: 12740)
Tìm hiểu về quá trình tu tập của Sa-môn Cồ-đàm - nhất là khi từ bỏ vị thầy thứ hai (Uất-đầu-lam-phất) cùng hội chúng, Ngài đi đến Khổ hạnh lâm trải qua 6 năm khổ hạnh;
(Xem: 9656)
Có nhiều người thích trang sức bằng những viên ngọc quý. Tuy nhiên, viên ngọc đẹp đẽ, và to lớn nhất, là viên ngọc trong tâm.
(Xem: 9282)
Môi trường sống để tu học rất quan trọng cho tiến trình thành quả của người thực hành, nếu không nhận ra sự khác biệt trên giáo pháp Đức Thế Tôn dạy và...
(Xem: 9904)
Thí dụ về chiếc bè là một trong những ngụ ngôn và ẩn dụ, quen thuộcnổi tiếng nhất của Đức Phật.
(Xem: 14751)
Khi chim còn sống trên đời Chim ăn kiến nhỏ thấy thời khó chi, Nhưng khi chim bị chết đi Kiến thời ăn nó có gì khó đâu.
(Xem: 9121)
Mỗi khi phải đương đầu với nghịch cảnh hoặc các thứ chướng ngại, thì quý vị nên xem đấy như là một món quà thấm đượm từ biĐạo Pháp mang tặng mình,
(Xem: 10590)
Chúng ta ai cũng biết sân hậnđau khổ vì nó áp lực chúng ta phải giải tỏa những mối đe dọa bằng mọi giá.
(Xem: 10532)
Đức Phật thường ví mình như một vị y sĩ, và Đạo Pháp là phương thuốc Ngài dùng để chữa bệnh.
(Xem: 9634)
"Tu là quá trình: quán chiếu nội tâm, làm triệt tiêu bản ngãchuyển hóa nghiệp lực của mình” đây là ba điều kiện tiên quyết, cốt yếu và tinh túy nhất, trong phận sự người tu.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant