Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Một niệm (念)

23 Tháng Sáu 201613:33(Xem: 9173)
Một niệm (念)
MỘT NIỆM (念)

Thích Viên Thành


Một niệm (念)

Ngay bây giờ tại đây “tâm” một chỗ
Không mơ hoài chuyện quá khứ tương lai
Biết rõ ràng việc hiện tại mới tài 
Tâm một chỗ mọi điều đều thông đạt  

Trong kinh Phật dạy: “Nhứt niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai” hay “một niệm sân nỗi lên, cháy tiêu cả rừng công đức” ! “ Ái bất nhiễm, bất sanh Ta bà, Niệm bất nhất, bất sanh Tịnh độ”           

Cũng có kinh dạy: “Tâm tịnh quốc độ tịnh, tâm bình thế giới bình”     

Ái dục là gốc khổ đau 
Ham muốn nhiều luỵ khổ càng sâu   
Nhọc nhằn sinh tử bấy lâu  
Đều do tham dục dẫn đầu gây nên "...

Cho nên khi ta không quá tham cầu là đã có được tâm an tịnh rồi, lúc đó chúng ta có được hoàn cảnh chung quanh an tịnh theo, hòa bình thế giới sẽ được thiết lập ngay tại đây và bây giờ, bởi vì “nhất tâm vô tạp niệm, vạn sự tự thông huyền” nếu ngược lại “chỉ cần một niệm khởi lên, niệm kế tiếp nối theo, thì niệm niệm trôi chãy không ngừng, khổ não từ đây sinh khởi, ba cõi sáu đường triền miên dồn dập”.

Đừng thấy nhỏ mà không quan tâm, một niệm tuy nhỏ khởi lên mà không kiểm soát, không điều khiển được, thì hậu quả rất khó lường, cũng giống như một tàn thuốc nhỏ vô ý quăng ra, sẽ có thể cháy tiêu cả một khu rừng, hay “con bướm đập cánh nơi vườn hoa sau nhà, lại có thể góp phần ảnh hưởng đến sóng thần biển đông”. 

Chỉ cần “một niệm” tham sân, muốn chứng tỏ “bản ngã” của Hitler, và phe Trục khởi lên, đã xảy ra cuộc thế chiến lần thứ hai, với mấy chục triệu sinh linh phải chết trong đau thương thảm khốc. Chỉ cần “một niệm” cuồng tín, hận thù, khủng bố đánh bom liều chết của một vài chiến binh Hồi Giáo cực đoan, đã, đang và sẽ gieo rắc hoang mang, khủng hoảng, lo sợ cũng như chết chóc thảm thiết cho nhiều tánh mạng trên toàn thế giới! Chỉ cần “một niệm” tự mãn, kiêu mạn nỗi lên, đã khiến cho Ngộ Đạt Pháp Sư phải bị “mụt ghẻ mặt người” xâm nhập khiến đau nhức thân tâm, nếu không nhờ nhiều kiếp tu hành, tạo phước đức, thì phải trả quả nặng nề, có khi phải đền mạng!

Cho nên ta sống bình dị, chỉ lo tịnh niệm, thường công phu bái sám, luôn hiểu và thương, biết sẻ chia, thì an lạc ngay từ giờ phút nầy, giúp cho ta và thế giới có được những giờ phút “hòa bình” rồi, khỏi cần phải đấu tranh, tìm cầu và vận động ở đâu cho xa.

“Tâm an vạn sự an” chỉ cần tâm bình yên ta sẽ thấy “cảm ơn đời, mỗi sáng mai thức dậy, đã cho ta có thêm ngày mới để yêu thương”. Chỉ cần ta biết tận hưởng những gì đang hiện có, nằm gác chân chữ ngũ, tự tại, thoải mái nhìn trời trăng mây nước lững lờ bay mà không chút vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, thì đã thấy tâm hồn đầy an lạc rồi, đâu cần phải tìm cầu ở đâu xa cho tốn hao sức lực!

Một niệm.      
“Chỉ cần một niệm nầy dừng lại 

Niệm kế tiếp cũng dừng lại và dừng lại tất cả… 
Chỉ một niệm nầy dừng, thì nền tảng an lạc tự thiết lập
Sinh tử luân hồi từ đây chấm dứt        

Tổ Lâm Tế bảo: “Niệm chưa khởi chớ cho khởi. Niệm đã khởi chớ tiếp tục. Thì hơn mười (10) năm ông đi cầu tham học đạo” .

Một niệm quan trọng là như vậy, nên theo Phật Pháp chủ trương Chánh Niệm, nghĩa là mọi suy nghĩ, lời nóiviệc làm đều phải chú tâm, biết rõ vào giờ phút hiện tại và ngay bây giờ, không lưu luyến, nuối tiếc quá khứ, không mơ ước vọng tưởng tương lai là vậy! Được như thế thì mọi suy nghĩ mới chính chắn, mọi lời nói mới chững chạc, mọi việc làm mới cẫn trọng và thành tựu sắc sảo viên mãn.

Trong cuộc sống, nếu có “tâm” tốt để một “niệm tốt” được khởi lên, thì những điều tốt sẽ tiếp theo, mọi người trong xã hội cũng sẽ được nhìn theo chiều tốt, chỉ thấy điều tốt, không nhìn điều xấu, như Ấn Quang Đại Sư dạy: “chỉ thấy cái hay không tìm điều dở” hay Ngài Lục Tổ đã dạy: “Nếu là bậc chân tu, không thấy lỗi của đời. Nếu như thấy lỗi người. Mình chê là kém đó ! Người quấy ta đừng quấy. Ta chê tự có lỗi. Muốn phá tan phiền não. Phải trừ tâm thị phi. Thương ghét chớ để lòng. Nằm thẳng đôi chân nghỉ! (Pháp Bảo Đàn Kinh)

Cuộc đời vẫn đẹp như tự thuở nào, vẫn trời xanh mây trắng lượn, vẫn gió thoảng, chim kêu. Nếu có giông bão, một lát rồi cũng qua, “sau cơn mưa trời lại sáng” kia mà, tại sao ta mãi “dính mắc” vào điều “tối” để khi trời “sáng” rồi, ta vẫn mãi u uẩn trong tâm ? Ta không thay đỗi được hướng gió, nhưng ta có thể xoay chuyển được cánh bườm, Ta không thay đỗi được vị mặn của muối, nhưng có thể cho nhiều nước vào sẽ làm loảng đi vị mặn. Ta không thay đỗi được nghiệp quả, nhưng vẫn làm chủ được vận mệnh, khi biết “tu tâm, dưỡng tánh” tránh xa những điều thị phi, nhân ngãthường hằng việc tạo phước đức, ích đạo lợi đời, thì cuộc đời ta vẫn đẹp, mọi tai ương rồi cũng nhẹ như lông và tương lai nhiều sáng sủa !

Hãy có “niệm tốt” đầy “bao dung độ lượng” khởi lên, để nhìn đời, thấy toàn tấm giấy trắng, hầu lòng đầy hoan hỷ mà tận dụng tờ giấy làm lợi ích cho đời, đừng vì một “niệm xấu”, “bới lông tìm vết” khởi lên, chỉ thấy một dấu chấm nhỏ thôi, mà quên đi phần trắng nhiều còn lại để sanh phiền não, phí bỏ đi tờ giấy, vừa “hủy phước” vừa “tạo tội” gieo nợ với đời.

Niệm tốt khởi đời ta thăng tiến mãi  
Niệm xấu khai dẫn dắt vận mệnh suy 
Trong Phật Pháp nhân quả bất tư nghì  
Tâm ta tốt sẽ cảm chiêu điều tốt

***

An Lạc thất, Nam Úc những ngày tịnh dưỡng     
Mạnh Đông, Bính Thân (2016)
Thích Viên Thành (Hạnh Trung)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7953)
Trong một nghĩa nào đó, chúng ta có thể nói rằng chúng sinh thật sự là nguồn gốc của tất cả những kinh nghiệm của chúng ta về niềm vui, hạnh phúc và...
(Xem: 7415)
Nhìn chung quanh chúng ta, sự vật nào cũng có những nguyên nhân, để có thể giải thích tại sao là cái này mà không là cái khác, tại sao nó có mặt ở đây, vào lúc này.
(Xem: 7449)
Con người cần làm việc để phục vụ an sinh đời sống hằng ngày, con người cần vật chất, con người cần tình cảm, con người cần tinh thần, con người cần ...
(Xem: 8561)
Niệm chết hay tưởng chết là một trong những đề mục tu tập quan trọng trong giáo pháp Thế Tôn.
(Xem: 9635)
Khi nói đến đạo Phật là nói đến sự giác ngộ, đến tuệ giác, đến trí tuệ. Điều ấy có nghĩa là đạo Phật không chấp nhận những vấn đề mê tín dị đoan.
(Xem: 7543)
Từ năm 2001, đầu thế kỷ 21, ngôn ngữ truyền thông bắt đầu nhắc đến nhiều từ ngữ “khủng bố,” “chủ nghĩa khủng bố” (terror/terrorism)...
(Xem: 7789)
Ăn chay đúng cách sẽ tránh được nhiều bệnh tật, các nhà khoa học chuyên nghiên cứu chất dinh dưỡng đều xác định rằng...
(Xem: 8705)
Trong cuộc sống hiện đại, kỹ thuật ngày càng tối tân, con người càng quay như chong chóng theo các công việc, gần như khôngthời gian cho...
(Xem: 8293)
Tinh thần trung đạo tràn ngập tuệ giác, không chấp thủ, thể hiện “tùy duyên mà bất biến, bất biến mà tùy duyên”.
(Xem: 8328)
Lễ Hội Địa Tạng Lần Thứ 5 Lần Thứ 5 vào các ngày 9,10/9/2016 tại Peek Funeral Home Westminster Memorial Park
(Xem: 7695)
Mối quan tâm của tôi trải rộng đến từng thành phần trong gia đình nhân loại, đúng hơn là đến tất cả chúng sinh đang phải gánh chịu khổ đau.
(Xem: 7615)
Người Phật tử chân chính cần phải biết rằng giàu hay nghèo đều là do nhân quả tốt xấu đã gieo tạo từ...
(Xem: 9128)
Khi gặp người cần sự giúp đỡ, nếu có thể hãy giúp họ, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội, vì có thể một cái chìa tay của bạn sẽ làm thay đổi cuộc đời một con người.
(Xem: 13453)
Đức Phật đã từng chỉ dạy cho người tu, nhất là người tu thiền. Muốn tu đến nơi đến chốn thì phải tập tâm mình không dính, không ...
(Xem: 11065)
Câu chuyện này xảy ra khi đức Bổn sư ở tại Kỳ Viên với năm trăm Tỳ-kheo chứng quả.
(Xem: 6629)
Nếu trong tâm bạn chỉ chứa toàn là lòng từ bi, thì hận thù không còn nơi để tồn tại...
(Xem: 9047)
Tại sao gọi sức mạnh của sự tu hành là đạo lực? Bởi vì sức mạnh này khác với sức mạnh thế gian.
(Xem: 7639)
Trong sáu căn, mắt tai mũi lưỡi thân ý, có những căn ta thường xuyên xử dụng, cũng có những căn ta ít xử dụng hơn...
(Xem: 9004)
Giữa những ba đào xô động của cuộc sống hôm nay, có một lúc nào đó trong đời mỗi người, bỗng dưng tiếng vọng của quá khứ nghe ra tuyệt diệu quá chừng. ....
(Xem: 11422)
Dưới áp lực công việc, con người càng biết tận dụng, tranh thủ thời gian trong từng giây phút, cũng nhờ thế mà...
(Xem: 9341)
Hiện nay Phật giáo Việt Nam phần đông đều tu Tịnh độ, phương pháp này rất dễ tu. Tại sao tôi lại dạy tu thiền? Tu thiền khó hay dễ?
(Xem: 8479)
Trong bất cứ nền văn học nào của Phật giáo, chúng ta có thể thấy rằng, dù khởi sự từ đâu, tất cả mọi nguồn cảm hứng đều qui về nhân cách và đời sống của đức Phật.
(Xem: 7235)
Cứ thế, một ngày vụt qua, lững thững ra đi không lời ước hẹn, cứ vậy, mịt mùng trao đổi, thân phận dòng đời, chờ chực vây quanh, chạy quanh lối mộng.
(Xem: 7684)
“Nhành dương liễu ban phép lành khắp cõi, Nước cam lộ dập tắt lửa sân si. Ngàn tay ngàn mắt che chở bước con đi, Mười hai đại nguyện dắt dìu chúng sanh.“
(Xem: 8548)
Người thế gian không hiểu nên thường oán trách cha mẹ không có phước nên sanh ra mình khổ, hoặc cha mẹ không có tài nên...
(Xem: 8024)
Nghiệp là gì ? Chữ nghiệp quá quen thuộc với ai là phật tử và cũng lần lần lan tỏa ra khắp mọi nơi, mọi người.
(Xem: 8169)
So sánh cách đọc Hán Việt (HV) với các cách đọc từ vận thư ("chính thống") của Trung Quốc (TQ) cho ta nhiều kết quả thú vị.
(Xem: 6268)
Cả miền Nam và Bắc California năm nay bị cháy rừng liên tục mấy vụ từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8, thiêu rụi nhiều ngàn mẫu rừng và hàng trăm ngôi nhà.
(Xem: 8048)
"Tự do" là một thuật ngữ ngày nay thường nghe nói đến trong mọi lãnh vực: xã hội, chính trị, luật pháp, tín ngưỡng, ngôn luận, truyền thông và ...
(Xem: 8169)
Tôi thích phòng khách sạn này. Nó rộng rãi và trần cao, một trong ít phòng khách của Circuit House, một tòa nhà lớn...
(Xem: 12971)
Lời dạy của Đức Phật, được ghi chép lại dưới dạng Kinh, Luật, Luận. Hai ngàn sáu trăm năm đã trôi qua, bánh xe Đạo Pháp chuyển động không ngừng.
(Xem: 10203)
Tất cả mọi người đều biết khổ - nhưng không thật sự hiểu khổ. Nếu thực sự hiểu khổ thì chúng ta đã có thể chấm dứt khổ.
(Xem: 9729)
Đối với Phật giáo, nếu lỡ làm lỗi thì cũng không sao cả. Chúng ta không bắt buộc phải toàn hảo.
(Xem: 8822)
Nói đến đạo Phật là nói đến từ bi, lòng từ bi, tâm từ bi, tâm thương yêu, tâm thương xót, lòng nhân từ, lòng khoan dung độ lượng, v.v…
(Xem: 10176)
Sinh ra và lớn lên trong gia đình theo truyền thống Phật giáo, tôi được nuôi dưỡng để trở thành một nữ Phật tử Miến Điện điển hình.
(Xem: 9068)
Từ khi thành phố Đà Nẵng dựng tôn tượng lớn Bồ Tát Quán Thế Âm thì những cơn bảo lớn nguy hiểm ít đi vào vùng đất nầy.
(Xem: 11200)
Tùy duyênhoan hỷ chấp nhận những gì xảy ra trong hiện tại, tạm ngưng tranh đấu và bình thản chờ đợi nhân duyên
(Xem: 8939)
Theo Phật giáo lịch sử, tinh thần đi khất thực trước tiên là thúc liễm thân tâm trao giồi đạo nghiệp.
(Xem: 8904)
Mất quê hương là mất cả cội nguồn yêu thương truyền nối từ bao đời tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Mất quê hương là...
(Xem: 8369)
Bồ đề tâm là nguồn mạch của tất cả chư vị Bồ Tát, và toàn bộ Giáo pháp chỉ để lợi lạc chúng sinh.
(Xem: 7860)
Lục hòa là một trong những nội dung tu tập quan trọng trong giáo pháp của Thế Tôn. Thanh tịnhhòa hợp là...
(Xem: 7808)
Năm người lính biệt kích hình thành một cái bia che chắn chung quanh Đức Đạt Lai Lạt Ma khi ngài cất bước lên con đường...
(Xem: 10307)
Chúng ta cần có sự học hỏi và đối thoại với các vị trưởng lão tỳ kheo, và tôi nghĩ rằng...
(Xem: 8773)
Trong đời sống thường nhật của Thiền môn, chúng ta ai ai cũng từng nghe qua câu phương ngữ...
(Xem: 8901)
Chúng ta có khả năng chuyển đổi thân, thì đối với tâm cũng thế. Thân có thể thay đổi như ...
(Xem: 9007)
Một vài ngày sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma gặp chàng trai mù ở Đạo Tràng Giác Ngộ, tôi có một...
(Xem: 7514)
Xả ly tham ái là một trong những nội dung tu học quan trọng trong giáo pháp của Thế Tôn.
(Xem: 7487)
Nếu chúng ta có tâm tu tậptu tập tốt thì dù là tu Tịnh hay tu Thiền, thảy đều được lợi ích trong hiện tại và...
(Xem: 8451)
Biểu hiện đầu tiên của tu tậpphát tâm buông xả. Sơ tâm hùng tráng là nguyện buông hết.
(Xem: 7718)
Đức Đạt Lai Lạt Ma rời khu vực giản dị của ngài ở tầng thượng một tu viện Tây Tạng tại Đạo Tràng Giác Ngộ và ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant