Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Từ Bi Rộng Mở Cõi Lòng

12 Tháng Bảy 201619:48(Xem: 8986)
Từ Bi Rộng Mở Cõi Lòng

TỪ BI RỘNG MỞ CÕI LÒNG

Đức Đạt Lai Lạt Ma & Victor Chan
Tuệ Uyển

Từ Bi Rộng Mở Cõi Lòng

Một vài ngày sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma gặp chàng trai mù ở Đạo Tràng Giác Ngộ, tôi có một buổi ăn tối như thường lệ ở một phòng ăn nhỏ ở tầng hai của tu viện từ nhân viên Văn Phòng Riêng đến các bảo vệ đều ăn buổi tối của họ ở đấy. Hầu hết mọi buổi tối, thức ăn là món truyền thống của Tây Tạng bột nhồi trơn luộc và mì nước với rau cải.

Khi tôi bắt đầu với món súp, Bác sĩ Tseten Dorji Sadutshang nhích đến bên cạnh tôi. Chúng tôi gặp nhau hai năm trước đây ở Spiti, một vương quốc cổ của Tây Tạng phía Bắc Dharamsala. Bác sĩ Tseten, như ông được biết, thì mãnh liệt và ốm như đường rầy xe lửa. Một không khí của uyên bácnội quán gắn liền với ông, và ông nói chuyện trong giọng điệu chu đáo và tiết độ. Ông thường sống một mình, nhưng đôi khi ông có thể gia nhập vào đám đông một cách đáng ngạc nhiên.

Tôi hỏi ông về chàng trai mù, Lobsang Thinley, từ Tây Tạng.

"Tôi được thông điệp từ Đức Thánh Thiện,"Bác sĩ Tseten nói với tôi. "Nhưng trước khi tôi có thể gặp và khám cho chàng trai mù, người nào đó đã đến cho tôi hay một tin tức. Một người trẻ Tây Tạng, một tu sĩ đến từ tu viện Drepung ở Nam Ấn, muốn tặng đôi mắt của ông ta cho chàng trai trẻ ấy."

Tôi dừng ăn mì. Tôi nhìn chung quanh phòng xem có ai nghe tin này không. Nhưng không có ai chú ý.

"Vâng, thật là hết sức ngạc nhiên," vị bác sĩ tốt nghiệp Harvard nói. "Tôi chưa bao giờ nghe chuyện như vậy trước đây. Hiến tặng mắt, vâng, từ những người chết. Nhưng chưa bao giờ từ một người sống."

"Ông đã gặp chàng trai mù rồi chứ?" tôi hỏi.

"Vâng, tôi đã đến trại, nơi những người hành hương đến từ Tây Tạng ở. Có khoảng hai hay ba trăm người ở trong những lều vải chỉ ngay phía sau Đại Tháp. Tất cả họ đều xoay sở để đi xuyên Hy Mã Lạp Sơn đến Nepal và rồi hối lộ cho lính biên phòng để đến Ấn Độ. Chàng trai mù ở trong một lều với khoảng tám hay mười người. Mẹ chàng khóc miết lúc tôi ở đấy."

''Ông đã khám mắt cho chàng trai ấy rồi chứ?"

"Không. Không thể. Ánh sáng kém quá, và tôi không đem theo vật dụng y tế."

"Ông có nói cho chàng trai nghe về việc tu sĩ hiến tặng mắt?''

"Chàng ta đã biết chuyện ấy rồi. Tôi nói với anh ta rằng trước tiên anh ta phải khám nghiệm toàn bộ để chúng tôi xem điều gì xảy ra với mắt anh ta. Và cả hai người đàn ông cần phải được kiểm soát để thấy hai người có tương hợp với nhau không, việc ghép có được hay không?"

Tôi tiếp tục ăn tô mì của tôi. Bác sĩ Tseten nhìn chằm chằm vào tô mì của ông ta. Ông chỉ mới ăn chút ít mà thôi.
Từ Bi Rộng Mở Cõi Lòng 1                                                                               Bác sĩ Tseten


"Chàng trai mù nói với tôi rằng anh ta đã  nghĩ nhiều về việc hiến tặng," ông tiếp tục. "Dĩ nhiên anh ta cực kỳ xúc động. Nhưng anh ta nói cuối cùng phải từ chối. Anh ta đã đau khổ cùng cực qua bao năm tháng, và đơn giản là anh không thể chịu đựng với suy nghĩ về một người khác sẽ phải chịu cùng sự đau đớn như vậy."

Bác sĩ Tseten nói với tôi rằng ngày kế đó ông đã đi đến trại của những tu sĩ thuộc tu viện Drepung ở. Ông muốn gặp Tsering Dhondup, người muốn hiến tặng đôi mắt. Vị tu sĩ đã không có ở đó.

"Hôm qua, tôi đã gặp Đức Thánh Thiện và nói với ngài về việc hiến tặng của tu sĩ," Bác sĩ Tseten  nói.

"Ngài phản ứng thế nào?"

"Thật là một thời điểm quý báu nhất trong đời tôi," Bác sĩ Tseten nói một cách lặng lẽ. "Ngay cả trước khi tôi nói xong về việc của tu sĩ ấy, tôi có thể thấy sự dâng trào cuồn cuộn của thấu cảm, của từ bi, tuôn ra từ bên trong sâu thẳm của ngài. Điều đó là thật, như là một vấn đề tự nhiên. Nhưng ngài không nói một lời nào. Đôi mắt tôi bắt đầu đẩm lệ. Tôi chưa bao giờ cảm thấy điều gì đó như thế này trước đây. Từ bi thật mãnh lực, bao phủ tôi, và thấm nhuần tôi."

***

Từ bi là một chủ đề mà Đức Đạt Lai Lạt Ma lập đi lập lại mãi. Tôi không tin là tôi có bao giờ ngồi suốt buổi diển thuyết hay giảng dạy của ngài mà không nghe ngài tiếp tục nói tràng giang về điều này. Tôi cũng biết là ngài đã thiền quán về từ bi mỗi buổi sáng mà không bao giờ thiếu trong nửa thế kỷ qua.

Trong một cuộc phỏng vấn, tôi đã thỉnh cầu Đức Đạt Lai Lạt Ma trao cho tôi sự thọ trì về từ bi của ngài, như thường lệ, Lhakdor, luôn ở bên cạnh ngài.

"Từ bi là điều gì đó như một cảm nhận săn sóc, một cảm nhận quan tâm cho những khó khăn và đau khổ của người khác," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói. "Không chỉ gia đình và bè bạn, nhưng tất cả những người khác. Những kẻ thù cũng thế. Bây giờ nè, nếu chúng ta thật sự phân tích những cảm giác của chúng ta, một điều sẽ trở thành rõ ràng. Nếu chúng ta chỉ nghĩ về chính chúng ta, quên lãng những người khác, thế thì tư tưởng của chúng ta chỉ chiếm dụng một vùng rất nhỏ. Bên trong vùng nhỏ nhoi đó, ngay cả một rắc rối bé tí cũng xuất hiện rất lớn. Nhưng thời khắc ông phát triển một cảm nhận quan tâm đến người khác, ông sẽ nhận ra rằng, đúng là giống như chúng ta, họ cũng muốn hạnh phúc, họ cũng muốn toại nguyện. Khi ông có cảm nhận quan tâm này, tâm tư ông tự động mở rộng. Vào lúc ấy, những rắc rối của chính ông, ngay cả những rắc rối lớn, sẽ không là quan trọng lắm. Kết quả? Sự gia tăng trong hòa bình của tâm thức. Cho nên, nếu ông chỉ nghĩ về chính ông, chỉ sự hạnh phúc của ông, kết quả thật sự là kém hạnh phúc hơn. Ông cảm thấy băn khoăn hơn, sợ hãi hơn.

Cho nên đây là những gì tôi nghĩ như tác động của từ bi: nếu ông thật sự muốn hạnh phúc chân thật, thế thì bất cứ phương pháp gì ông sử dụng để có nó là đáng để bỏ công. Và thứ tự tốt nhất là: khi ông nghĩ về người khác, ông sẽ là người đầu tiên hưởng lợi ích tối đa."

Tôi hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma làm sao ngài có được sự thấu hiểu từ bi này.

"Lúc tôi ba mươi hai tuổi, tôi đã phát triển một kinh nghiệm mạnh mẽ về từ bi," ngài với tôi. "Trong năm 1967, tôi tiếp nhận giáo huấn 'Hướng Dẫn Lối Sống Bồ tát[1]' của Tịch Thiên từ một lạt ma cao cấp. Từ lúc ấy tôi đọc và tư duy về từ bi. Tâm tư tôi trở thành gần gũi với nó, cảm giác của tôi về nó rất mạnh mẽ. Thường thường, khi tôi quán chiếu về ý nghĩalợi lạc của lòng vị tha, lệ đã rơi trên má tôi."

Ngài hướng qua nói Tạng ngữ với Lhakdor. Lhakdor thông dịch lại: "Căn cứ trên sự thông hiểu của ngài, thì việc phát triển từ bi tiếp diễn từ lúc ấy. Khi ngài thiền quán về từ bi, đôi khi ngài tràn đầy hân hoan và cảm kích. Và có một cảm nhận mạnh mẽ của việc quan tâm cho người khác đồng thời với một cảm giác buồn thảm."

"Có một lối rẻ nào khác trong sự phát triển từ bi của ngài sau năm 1967 không?"

"Liên tục," ngài trả lời bằng Anh ngữ, trước khi nói với Lhakdor bằng Tạng ngữ.

Từ Bi Rộng Mở Cõi Lòng 2                                                                  Đức Đạt Lai Lạt Ma và Lhakdor


"Vào cuối những  năm 1980, kinh  nghiệm của Đức Đạt Lai Lạt Ma về từ bi trở nên mạnh hơn và mạnh hơn," Lhakdor thông dịch. Tôi chú ý rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma không muốn nói trực tiếp với tôi về thành tựu tâm linh của ngài. Có lẻ ngài lo ngại rằng ngài sẽ gây ấn tượng khoe khoang. Ngài rõ ràng thoải mái hơn khi nói chuyện qua Lhakdor.

"Từ lúc ấy, cảm nhận từ bi đến với ngài một cách dễ dàng hơn có phải không?" tôi hỏi.

"Vâng," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói, thêm điều gì đó bằng Tạng ngữ. Lhakdor bắt đầu thông dịch: "Một điều là: sau khi phát triển kinh nghiệm thật sự này với từ bi, có những phần này …"

"Sự tin chắc, từ ngữ thích hợp hơn," Đức Đạt Lai Lạt Ma chen vào. "Tôi không thể nói 'kinh nghiệm thật sự.' Sự tin chắc mạnh mẽ."

"Một biểu lộ của sự tin chắc ấy," Lhakdor tiếp tục. "Bất cứ khi nào ngài hành thiền hay  quán chiếu về từ bi, thì nó sẽ đưa đến những cảm xúc đầy năng lực, dẫn đến những dòng nước mắt trong một số lần giảng dạy công cộng hay học tập riêng tư. Và khi Đức Thánh Thiện quán chiếu về những giải thích thậm thâm nào đó về tánh không, điều này cũng thúc đẩy một cảm xúc mạnh."

"Tôi nghĩ rằng sự tin chắc hay những cảm xúc mạnh ấy thật sự sinh ra thêm sức mạnh nội tại," Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích. "Cho nên khi tôi đối diện một  rắc rối hay chỉ trích nào đó, thí dụ, đôi khi sự chỉ trích vô căn cứ từ Trung Cộng, dĩ nhiên, đôi khi cũng bị kích động."

"Nhưng rồi thì ngài có cảm nhận từ bi này cho họ," Lhakdor thông dịch. "Ngài ân hận rằng họ đã không thực hiện sự liên hệ tích cực với ngài. Nhưng tình cảm của ngài cũng nguyện cho họ có kết quả tích cực mặc dù có sự tiêu cực này. Một vấn đề khác: Đức Thánh Thiện muốn nhấn mạnh rằng sự phát triển của ngài về từ bi là một kết quả của sự thực tập dài lâu."

"Hành động gian khó cần mẫn," tôi thêm vào.

"Không quá gian khó," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói. "Tôi nghĩ buổi sáng sớm, tôi quán chiếu về từ bi, khoảng vài phút. Một sự tĩnh lự nào đó, một sự thiền quán phân tích nào đó. Dĩ nhiên, mỗi buổi sáng, tôi thọ trì thệ nguyện vị tha - Bồ tát giới. Vào lúc ấy, tôi quán chiếu về từ bi, trì tụng một số câu kệ, cho đến khi tôi có một loại cảm giác mạnh mẽ nào đó.

"Bây giờ nè, sự thấu hiểu về tánh không giúp rất nhiều cho việc phát triển từ bi. Không nghi ngờ gì nó củng cố lòng từ bi," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói, điểm vào không khí vài lần với ngón tay trỏ phải của ngài.

Lhakdor giải thích: "Tánh không cho phép chúng ta có một sự thông  hiểu về thực tại cứu kính (chân đế). Nó giúp chúng ta đánh giá đúng tuệ giác liên hệ hổ tương - một quy luật nền tảng của tự nhiên. Chúng ta đạt được sự đánh giá đúng rằng tất cả chúng ta liên hệ với nhau một cách căn bản. Chính là do bởi sự liên hệ hổ tương này mà chúng ta có thể thấu cảm với nổi khổ của người khác. Với sự thấu cảm, từ bi tuôn chảy một cách tự nhiên. Chúng ta phát triển một sự thấu cảm chân thành cho sự khổ đau của người khác và chí nguyện cứu độ làm tan biến nổi đau đớn của họ. Tánh không vì thế làm mạnh thêm những cảm xúc tích cực như từ bi."

Tánh khôngtừ bi. Tuệ giácphương tiện. Đây là hai cột trụ sinh đôi trong sự thực tập của Đức Đạt Lai Lạt Ma - mọi thứ chúng ta cần để biết về sự thực tập tâm linh. Ngài thường sử dụng một ẩn dụ để làm sáng tỏ tầm quan trọng trung tâm của chúng. Giống như một con chim cần hai cánh để bay, một người với tuệ giác và không có từ bi giống như một ẩn sĩ sống đời vô vị đơn độc trong núi rừng; một người từ bi mà không có tuệ giác không gì hơn như một người dễ thương ngờ nghệch. Cả hai phẩm chất là cần thiết, chúng làm mạnh mẽ lẫn nhau. Một khi chúng ta nhận ra tất cả chúng taliên hệ hổ tương, thì thật khó để không có một cảm nhận từ bi nào đó cho những vấn nạn của những con người đồng loại chúng ta.

Đức Đạt Lai Lạt Ma trông trầm ngâm. Sau một lúc, ngài hướng về tôi, đôi mắt ngài tìm kiếm. "Tôi nghĩ một điều mà tôi hoàn toàn chắc chắn,'' ngài nói. "Tôi có thể nói với ông, sự thực tập song song tánh khôngtừ bi là …" Sau đó ngài chuyển sang Tạng ngữ một lần nữa.

Lhakdor thông dịch. "Đức Thánh Thiện có thể nói với sự tin chắc rằng: nếu ông hành thiền về tánh khôngtừ bi, miễn là ông thực hiện năng nổ, thế thì Đức Thánh Thiện bảo đảm rằng, ngày lại ngày qua, ông sẽ có những lợi lạc rõ ràng. Toàn bộ thái độ của ông sẽ thay đổi."

"Tôi nghĩ, hai sự thực tập này thật khéo léo … " Đức Đạt Lai Lạt Ma ngừng lại, không hoàn toàn thỏa mãn rằng chữ "khéo léo'' là thích đáng. Ngài nhìn chăm chăm vào không gian, hai tay nắm lại trước mặt ngài. "Tôi nghĩ … hiệu quả. Tôi nghĩ việc thấu hiểu tánh không làm mọi thứ uyển chuyển, rồi thì từ bi làm nên một hình thái mới." Vào lúc chấm dứt câu cuối cùng của ngài, ngài đụng hai nắm tay ngài với nhau như chập chỏa.

"Như nặn đất sét," Lhakdor tự động.

"Những thứ này về từ bi là điều gì đó sống động - theo kinh nghiệm của riêng tôi," Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục. "Tôi nói một vài kinh nghiệm của tôi cho những người khác, chia sẻ những cảm giác nào đó của tôi, sau đó những người khác thấu hiểu: có điều gì đó thực tế, điều gì đó sống động. Bằng khác đi nhiều người sẽ có ấn tượng rằng: những thứ này là điều gì đó như 'thiên đàng" của Phật Giáo - chỉ là ý tưởng, chỉ là khái niệm, không phải là điều gì đó sống động …"

"Giống như kể một chuyện thần tiên," Lhakdor thông dịch, khi Đức Đạt Lai Lạt Ma lúc lắc tới lui trên chiếc ghế của  ngài, thân thể ngài rung chuyển với giọng cười như sấm của ngài.

Ẩn Tâm Lộ, Wednesday, December 09, 2015

Trích từ quyển The Wisdom of Forgiveness

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8857)
Cái gì đã đưa đẩy con người vào đường cùng không chút lương tâm để rồi phải sống trên xương máu và sự đau khổ của nhiều người.
(Xem: 8172)
Trong thời Phật còn tại thế, có một vị quan tổng trấn đã từng làm quan gần hai chục năm; nhờ nhân duyên tốt nên ông từ bỏ quyền lực, danh vọng, xuất gia làm Tỳ kheo.
(Xem: 9622)
Quán Thế Âm có nghĩa là quán chiếu, suy xét, lắng nghe âm thanh của thế gian.
(Xem: 10316)
Trong kiếp sống nhân sinh ai cũng phải trãi qua những thăng trầm của cuộc sống để kinh nghiệm được những bài học vố giá của trường đời.
(Xem: 9494)
Tính viên mãn vốn sẵn là một chủ đề chính trong kinh Hoa Nghiêm. Sự viên mãn vốn sẵn có này biểu hiện khắp cả vũ trụ, trong thế giới vĩ mô và thế giới vi mô.
(Xem: 9727)
Nếu chúng ta có một trái tim tràn đầy tình thương yêu thì có phải sẽ mang lại bình an không? Một trái tim tràn đầy thương yêu mà ta đang nói tới có nghĩa là gì?
(Xem: 11366)
Dân gian ta có câu: “Dầu xây chin bậc Phù đồ, Không bằng làm phúc cứu cho môt người”.
(Xem: 9659)
Ni Sư Thubten Chodron thường chú trọng đến việc áp dụng những điều Phật dạy vào đời sống hằng ngày của chúng ta
(Xem: 10158)
Sự hiện hữu của ta bao gồm thân và tâm. Ta cần quan tâm đến cả hai, dầu thiền là một hoạt động của tâm, chứ không phải thân.
(Xem: 9401)
Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền (Theravāda), mùa an cư của chư Tăng bắt đầu từ ngày 16 tháng 6 âm lịchkết thúc vào ngày rằm tháng 9 âm lịch.
(Xem: 9027)
Sinh sống có chánh niệm là một trong các quan niệm của đạo Phật nói về thái độ cẩn trọngsáng suốt của người xuất gia trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
(Xem: 11345)
Hiện nay có rất nhiều người trên thế giới thực hành ăn chay. Có người ăn chay trường, có người ăn chay kỳ, có người ăn chay tùy thích…
(Xem: 11373)
Tâm kinh Bát-nhã có câu nói nổi tiếng đề cập phương pháp giải thoát khổ đau rất truyền thống của đạo Phật Nguyên thủy, được nhấn mạnh trong các bản kinh Nikàya.
(Xem: 9657)
Để có hạnh phúc cho mình, người ta quên bẵng đi những thiệt thòi, tổn hại và khổ đau của kẻ khác. Đến khi khổ đau, mất mát, thì oán trách, đổ lỗi cho tha nhân.
(Xem: 8247)
Nếu chúng ta biết cố gắng làm việc tốt và chuyển tâm xấu ác thành tâm tốt thì quả sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt.
(Xem: 9614)
Chánh mạngphương kế sinh nhai chân chánh (còn gọi là phương tiện sống chân chánh). Trong Kinh DI GIÁO Đức Phật dạy các Tỳ kheo về Phương tiện thanh tịnh:
(Xem: 9868)
”Thế Tôn! Ngài Quán Thế Âm Bồ-tát do nhơn duyên gì mà tên là Quán Thế Âm?”.
(Xem: 9260)
Chắc hẳn quý vị đều nghĩ rằng sau khi đạt được Giác Ngộ thì Đức Phật nhất định phải có một cuộc sống thật thoải mái, có đúng thế hay chăng?
(Xem: 9773)
Đức Phật đã từng nói rằng: "Nầy các Tỳ Kheo, bất cứ ai muốn chăm sóc ta, người ấy phải muốn chăm sóc người bệnh"
(Xem: 9770)
Bái sám nhiều mà tội diệt phước sinh là không đúng về nhân quả.
(Xem: 8175)
Giáo pháp do Đức Phật dạy có rất nhiều nhưng trọng tâm vẫn là Bát Chánh đạo.
(Xem: 9116)
Từ khi trên quả đất này có sự sống, con người và muôn loài vật được tồn tại bằng luyến ái, tức là sự thương yêu,
(Xem: 22554)
Mặt trời hừng đông. Ngày mới lại đến. Buổi sáng bắt đầu cho một ngày mới của đời sống.
(Xem: 9383)
Thiền là một cách huấn luyện tâm, do đó, nếu chúng ta càng thực tập nhiều, càng thực tập đều đặn, chúng ta càng nhìn thấy sự tiến bộ của chúng ta.
(Xem: 17817)
Suy cho cùng, chính bạn chứ không phải ai khác là người chịu trách nhiệm cho việc bạn sử dụng số ngày còn lại của mình trong cuộc đời này ra sao.
(Xem: 10141)
Đức Phật dạy: “Nhứt thiết duy tâm tạo” tất cả đều do tâm tạo, “...Duy ngã độc tôn” “cái ta” là tối cao và quan trọng nhất, quyết định tất cả,
(Xem: 10687)
Đức Phật nêu lên Sự Thật Cao Quý Thứ Nhất và gọi Sự Thật này là dukkha. Thuật ngữ dukkha trong tiếng Pa-li thường được dịch là "khổ đau" (suffering)
(Xem: 10881)
Phát Bồ-đề tâm là phát sanh một ý nguyện đạt đến giác ngộ để cứu thoát tất cả chúng sanh.
(Xem: 9750)
Khi chưa biết tu, thân ta có khi làm việc thiện lành tốt đẹp, có lúc ta làm việc xấu ác gây nhiều tội lỗi, miệng có khi nói lời ngọt ngào dễ thương, có lúc nói
(Xem: 9380)
Nếu chúng ta phản ứng mạnh mẽ với tiếng ồn, nghĩa là chúng ta dấn thân vào cuộc chiến mà chúng ta không thể nào dành được phần thắng.
(Xem: 10368)
Trong nhiều pháp thoại, Thế Tôn thường sử dụng các hình ảnh trực quan để minh họa cho những giáo huấn của Ngài.
(Xem: 9466)
Nói đến tình thương, theo thế tục, chúng ta liên tưởng đến đối tượng của tình thương với những điều kiện (như một sự trao đổi tương xứng).
(Xem: 10649)
Đạo Phật dứt khoát không bao giờ chấp nhận việc mê tín Thần quyền, nhứt là những vấn đề tin nhảm nhí, theo một niềm tin mù quáng, không được điều động bởi lý trí.
(Xem: 9664)
Theo sự chỉ dạy của Thế Tôn, người Phật tử cũng có quyền làm giàu để nâng cao sự sống ngoài việc lo tròn trách nhiệm, bổn phận đối với gia đìnhxã hội.
(Xem: 15444)
Khi đến chùa bạn hãy nhớ những điều dưới đây không được nghĩ tới và cũng không được cầu khẩn mong muốn thành hiện thực nhé, những điều này là không nên.
(Xem: 8552)
Một vị lãnh đạo đất nước muốn giúp dân chúng an cư lạc nghiệp, có được cơm no áo ấm và sống an vui, hạnh phúc trên tinh thần vô ngã, vị tha phải là người có ...
(Xem: 11155)
Từ bisức mạnh thế nào, tới mức độ nào, và có thể chuyển hóa được thế gian hay nhân loại hay không
(Xem: 9315)
Người ta thường ngạc nhiên khi khám phá ra rằng thiền rất khó hành. Nhìn bề ngoài nó có vẻ là việc đơn giản, chỉ ngồi xuống chiếc gối nhỏ và theo dõi hơi thở.
(Xem: 8572)
Những ý niệm như vô ngại, đồng thời, đồng hiện, sẵn đủ, viên mãn… không chỉ có trong kinh Hoa Nghiêm mà có trong tất cả kinh điển, nhất là Đại thừa.
(Xem: 8822)
Thế giới loài vật cũng có sự sống sinh hoạt song hành với loài người nên cũng bị vô minh chi phối.
(Xem: 14620)
Chùa Khánh Anh - Paris Pháp Quốc
(Xem: 12740)
Tìm hiểu về quá trình tu tập của Sa-môn Cồ-đàm - nhất là khi từ bỏ vị thầy thứ hai (Uất-đầu-lam-phất) cùng hội chúng, Ngài đi đến Khổ hạnh lâm trải qua 6 năm khổ hạnh;
(Xem: 9655)
Có nhiều người thích trang sức bằng những viên ngọc quý. Tuy nhiên, viên ngọc đẹp đẽ, và to lớn nhất, là viên ngọc trong tâm.
(Xem: 9282)
Môi trường sống để tu học rất quan trọng cho tiến trình thành quả của người thực hành, nếu không nhận ra sự khác biệt trên giáo pháp Đức Thế Tôn dạy và...
(Xem: 9903)
Thí dụ về chiếc bè là một trong những ngụ ngôn và ẩn dụ, quen thuộcnổi tiếng nhất của Đức Phật.
(Xem: 14751)
Khi chim còn sống trên đời Chim ăn kiến nhỏ thấy thời khó chi, Nhưng khi chim bị chết đi Kiến thời ăn nó có gì khó đâu.
(Xem: 9121)
Mỗi khi phải đương đầu với nghịch cảnh hoặc các thứ chướng ngại, thì quý vị nên xem đấy như là một món quà thấm đượm từ biĐạo Pháp mang tặng mình,
(Xem: 10589)
Chúng ta ai cũng biết sân hậnđau khổ vì nó áp lực chúng ta phải giải tỏa những mối đe dọa bằng mọi giá.
(Xem: 10530)
Đức Phật thường ví mình như một vị y sĩ, và Đạo Pháp là phương thuốc Ngài dùng để chữa bệnh.
(Xem: 9633)
"Tu là quá trình: quán chiếu nội tâm, làm triệt tiêu bản ngãchuyển hóa nghiệp lực của mình” đây là ba điều kiện tiên quyết, cốt yếu và tinh túy nhất, trong phận sự người tu.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant