Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chùa Việt trên đất Nga

20 Tháng Mười Một 201616:15(Xem: 6437)
Chùa Việt trên đất Nga
Chùa Việt trên đất Nga
 Thích Như Điển
le-an-vi-phat-chua-thao-duong-moscow-75-

Trong 73 nước mà tôi đã có dịp đi qua từ sau năm 1975 đến nay (2016), thì nước Nga là một trong những nước rất đặc biệt về cả khí hậu, phong tục, tập quán, ngôn ngữ, tôn giáo, chính trị v.v... Tôi đến Nga lần đầu vào năm 1994 và năm nay 2016, là lần thứ năm tôi đã đặt chân đến đất nước nầy. Chỉ 5 lần thôi, thật ra không có gì để nói được nhiều, nhưng hoàn cảnh của nước Nga và người Việt tại đó, đặc biệt là những người Phật tử Nga và Việt đang làm ăn sinh sống tại đây, thật có nhiều điều phải cần đề cập đến.

 

Cuộc cách mạng Nga năm 1917 đã chấm dứt chế độ của Nga Hoàng và sau 70 năm với Đệ nhất (1914-1918) và Đệ nhị (1939-1945) thế chiến, người Nga đã sống dưới chế độ Cộng sản được cai trị bởi những nhà lãnh đạo độc tài như: Lenin, Stalin v.v… Cho đến khi Ông Gorbachev có mặt tại Đông Đức vào cuối năm 1989 với chủ trương đổi mới, thì Đức trước tiên và sau đó lần lượt đến các nước Đông Âu, trong đó có Nga đã chuyển mình để từ bỏ chế độ Cộng sản và lần hồi tiến đến chế độ Dân chủ tự do ở nhiều bình diện khác nhau để sánh vai cùng thế giới. Nếu không có ngày 9 tháng 11 năm 1989, ngày mà cả bao nhiêu triệu người dân Đông Đức đã tự xô ngã bức tường oan nghiệt Berlin sụp đổ sau 40 năm ngăn chia Đông Tây với hai chủ nghĩa Cộng sản và Quốc gia, thì đây là cơ hội để cả hằng triệu triệu người Đông Âu, trong đó kể cả người Nga, họ không được nếm mùi dân chủ tự do là gì để được dân chủ hóa và nếu khôngchủ nghĩa Cộng sản tại Đông Âu sụp đổ từ năm 1989 đến 1991, thì chúng tôi cũng đã không có cơ hội đi Nga và cũng không thể nào biết những sinh hoạt của người Việt của chúng ta tại Nga như thế nào.

 

Năm 1993 có một Hội Nghị Tôn Giáo toàn cầu đã được tổ chức tại Moscow, Nga Sô. Âu Châu có cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm, Trụ Trì chùa Khánh Anh tại Pháp sang tham dự. Từ Hoa Kỳ có Cố Hòa Thượng Thích Trí Chơn và Hòa Thượng Thích Minh Tuyên cũng đã đến tham dự Đại Hội nầy. Thuở ấy tại Nga có rất nhiều người Việt Nam sinh sống và cũng có nhiều khuynh hướng khác nhau, nhưng đa phần là những sinh viên từ miền Bắc Việt Nam sang đây du học, sau khi tốt nghiệp họ không về nước mà ở lại (xin tỵ nạn chính trị, hay kết hôn với người Nga và ở lại làm ăn buôn bán) làm ăn buôn bán, kết hôn với người Nga, xin tỵ nạn chính trị... với một cộng đồng đông đảo tại Moscow, cũng như trên toàn Liên Bang Nga.  Tại Nga lúc bấy giờ có hai Đạo hữu tham gia Đại Hội nầy, đó là Ông Nguyễn Minh Cần và Bà Inna người Nga chuyên về Việt Nam học. Họ đã đến tham vấn Cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm về một Hội Phật Giáo tại Nga. Ông Cần được đảng Cộng sản Việt Nam gửi đi du học tại Nga từ năm 1958 (sau cải cách ruộng đất tại miền Bắc 2 năm), đến năm 1960 Ông xin tỵ nạn chính trị và đã vào quốc tịch Nga từ lâu, vì không đồng quan điểm chính trị với người Cộng sản Việt Nam. Đây cũng là nhân duyên để hai Ông Bà đến với Đạo Phật. Đúng vào dịp Tết và Rằm Tháng Giêng năm 1994 hai Ông Bà có mặt tại chùa Viên Giác Hannover và đã xin tôi làm lễ Quy  y Tam Bảo, tôi đã cho ông pháp danh là Thiện Mẫn và Bà là Thiện Xuân. Kể từ đó chúng tôi đã có sự liên hệ chặt chẽ với Hội Phật Giáo cũng như chùa Thảo Đường tại Moscow, Nga Sô.

Năm 1994 tôi và Thầy Hạnh Bảo được Ông Bà mời qua Nga tham quan, cũng như hướng dẫn để cho Phật Tử tại đó có cơ sở thành lập Hội và Niệm Phật Đường Thảo Đường về sau nầy. Cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm và tôi đã trở thành hai vị lãnh đạo tinh thần của Hội, cũng như chùa Thảo Đường từ năm 1994 cho đến nay cũng đã trên 20 năm rồi. Tất cả đều là nhân duyên và đều do nhân duyên hòa hợp tái tạo mà thành. Những điều nầy các Phật tử tại Nga cũng không chờ đợi, mà tôi cũng như cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm cũng chẳng trông chờ.

 

Mùa Đông năm 1994 ở Nga rất lạnh. Nếu tôi nhớ không lầm nhiệt độ thuở ấy là trừ 40 độ Cellcus. Cái lạnh ngấm đến tận xương tủy. Điều ấy biểu trưng cho việc lấy hai tay của mình sờ lên hai lỗ tai, mình không còn cảm giác gì nữa; và ngay cả đang mùa Đông như vậy, nhưng ăn kem vẫn thấy ấm trong lòng hơn là sự giá buốt từ bên ngoài. Năm đó (1994) Thầy trò chúng tôi (Thầy Hạnh Bảo) đã khệ nệ mang một tôn tượng Đức Bổn Sư cao độ 40 cm đến Nga bằng đường hàng không để tặng cho Hội Phật Giáo Thảo Đường. Mãi cho đến nay ( 2016) dầu cho có dời về chùa mới, có những tôn tượng to lớn hơn đi nữa, thì đây vẫn là một tôn tượng lịch sử của chùa Thảo Đường tại Nga. Thuở ấy tôi được Đạo Hữu Thiện Mẫn dẫn cho đi St. Peterburg (trước là Leningrad), thăm cung điện Mùa Hè của Nga Hoàng và đặc biệt là thăm những trạm xe điện ngầm tại Moscow. Theo lời Đạo Hữu Thiện Mẫn kể lại thì vào thời Lenin, Stalin, ở trên mặt đất là địa ngục và ở dưới mặt đất là thiên đường. Vì lẽ cứ mỗi trạm xe điện ngầm như vậy được cẩn một loại đá cẩm thạch khác nhau, mà ở Moscow có cả hằng trăm trạm xe điện ngầm như thế. Đến quảng trường Đỏ có điện Kremlin (Cẩm Linh). Thực ra chữ Đỏ trong tiếng Nga có nghĩa là đẹp, chứ không phải đỏ là biểu trưng cho lá cờ của Cộng sản. Ở đây có những tòa nhà kiến trúc thật là vĩ đại từ thời Nga Hoàng, cũng như thời hậu hiện đại. Nơi được canh gác cẩn mật, vì xác của Lenin vẫn còn nằm trong một lâu đài của công trường nầy.

 

Vì chưa có chùa nên Thầy trò chúng tôi được cho ở khách sạn gần nhà Đạo Hữu Thiện Mẫn, mà cũng là nơi để dễ tụ họp làm lễ, thuyết pháp và bàn bạc những công việc Phật sự cho tương lai của Thảo Đường lúc bấy giờ. Năm nay trở lại Nga, tôi không ở khách sạn nầy, nhưng buổi lễ cầu an và gây quỹ cho chùa Thảo Đường mới cũng được tổ chức tại Hội Trường trong khách sạn nầy. So ra với 22 năm trước thì bây giờ khách sạn nầy có phong cách hơn nhiều, có lẽ vì nhờ có khách du lịch thế giới đến ở đây nhiều, nên từ cung cách phục vụ cho đến mọi khâu khác đều được tổ chức rất tươm tất.

 

Đạo hữu Inna Thiện Xuân là một người Nga, nhưng tiếng Việt thì quá tuyệt vời. Vì Đạo Hữu ấy đã có thời sang Việt Nam du học và viết luận án ra trường Cao Học, viết về nông nghiệp Việt Nam bằng tiếng Pháp và tiếng Việt. Sau khi tốt nghiệp ở Việt Nam, Đạo hữu ấy về lại Nga và dạy tại trường bang giao quốc tế của Nga. Bây giờ thì bịnh duyên đã làm cho Bà ấy mất trí nhớ đi nhiều và lần nầy khi đến nhà thăm Đạo hữu ấy, Bà ta có lúc nhớ lúc quên. Hai Ông Bà đã soạn một quyển tự điển Nga Việt cả mấy trăm ngàn từ, mà bao nhiêu thế hệ Sinh Viên Việt Nam ở trong cũng như ngoài nước Nga đều cần phải sử dụng đến. Ngoài ra, Đạo hữu Thiện Xuân cũng đã ảnh hưởng tư tưởng của nhà văn Tolstoy không ít. Bà ấy đã khảo sát lại tư tưởng Phật Học của Tolstoy đã có viết trong những tác phẩm trước năm 1910 và tìm tòi giá trị của Đạo Học Đông Phương qua nhiều phương hướng khác nhau. Cuối cùng Bà đã chọn Phật Giáo Việt Nam để làm điểm tựa cho tâm linh khi về già và nhất là chữ Thảo Đường, Bà  đã đề nghị lấy tên nầy để vinh danh vị Thiền Sư Việt Nam của chúng ta, là Tổ thứ ba của Thiền phái Thảo Đường cách đây hơn 1.000 năm về trước, mà cũng còn dụng ý là một “am tranh” để cho người Phật tử Việt xa xứ có nơi nương tựa tinh thần. Đọc những tác phẩm của Đạo hữu Thiện Xuân như: “Dưới Bóng Từ Bi” hay những bài biên khảo về Phật Giáo, chúng ta thấy Đạo hữu ấy có một tấm lòng đối với Đạo Phật không nhỏ.

 

Đạo Hữu Thiện Mẫn mất tại Nga vào tháng 5 năm 2016 vừa qua ở tuổi 89 đã để lại cho Hội và chùa Thảo Đường một khoảng trống vô cùng to lớn, nhất là Đạo Hữu Thiện Xuân không có nơi nương tựa và cho tới giờ nầy vẫn chưa biết là chồng mình tại sao lại phải ở trong nhà thương lâu như thế mà không về lại với gia đình, vợ con. Khi trông thấy cảnh nầy, liền nghĩ đến thân phận mình, rủi một mai đây mà ai trong chúng ta hay chính mình bị bệnh Alzheimer nầy thì phải nói rằng quá mất mát, vì chúng ta đã tích tụ bao nhiêu tư lương trong cuộc sống, mà đến cuối đời lại bị như vậy, thì quả thật đáng tiếc vô cùng. Đâu có ai trong chúng ta muốn việc ấy! Nhưng dẫu sao đi nữa thì Đạo Hữu Thiện Xuân cũng đã mãn nguyện, vì Bà đã có cơ hội đặt chân lên chánh điện Chùa Thảo Đường mới, nơi mà Bà đã ấp ủ từ lâu, là làm sao tại Nga phải có một ngôi chùa như các ngôi chùa Việt Nam tại Đức và Pháp. Giờ đây Đạo hữu ấy đã được toại nguyện rồi.

 

Tôi nhớ như in khi đọc tác phẩm “Dưới Bóng Từ Bi” của Đạo hữu ấy có viết về một số danh ngôn của Nga rất hay như sau: “Mất tiền là không mất gì hết cả, mất danh dự là mất một phần lớn của cuộc đời. Kẻ nào mất hết niềm tin, kẻ ấy mới là kẻ mất hết tất cả”. Hoặc câu nói định nghĩa về hạnh phúc rất hay: “Hạnh phúc là những gì người ta đang có, chứ không phải những gì mà người ta đi tìm”. Quả là những tư tưởng tuyệt vời mà Đông Tây kim cổ chắc rằng lúc nào cũng phải cần đến. Những lần Đạo hữu ấy ghé chùa Viên Giác trong nhiều ngày và ở lại nơi đây thì tôi có cơ hội học tiếng Nga với Đạo Hữu ấy. Tiếng Nga là một ngôn ngữ khó nhất trong những ngôn ngữ mà tôi đã học như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Hoa v.v… Nếu bảo rằng khó như thế nào thì tôi xin so sánh vậy. Tiếng Pháp khó gấp đôi tiếng Anh; tiếng Đức khó gấp đôi tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Tàu; còn tiếng Nga khó gấp đôi tiếng Đức ở mọi phương diện như ngữ pháp, văn phạm, phát âm v.v… cho đến bây giờ tôi chỉ còn nhớ lại một ít tiếng Nga mà thôi. Lúc đầu khi sang Nga tôi nghĩ rằng mình phải nói tiếng Anh hay tiếng Đức, nhưng điều ấy không cần, vì ở Nga có không ít người Nga giỏi tiếng Việt, ngoài ra những anh chị em sinh viên tốt nghiệp tại Nga họ không về nước mà ở lại đây xây dựng gia đình, làm ăn sinh sống v.v… nên những người nầy đã giúp phiên dịch cho chúng tôicửa ải ban đầu về ngoại ngữ, nên khi đến Nga chúng tôi cũng đỡ lo về việc nầy. 

 

Những năm đầu của thập niên 90 quý Phật tử Việt Nam tại Nga đã thuê lúc thì tầng trên, và sau đó là tầng trệt của một ngôi nhà nhiều tầng làm Niệm Phật Đường. Nơi nầy đã cung đón rất nhiều chư Tôn Đức khắp nơi trên thế giới đến Nga để hoằng pháp như: Từ Hoa Kỳ có Cố Hòa Thượng Thích Trí Chơn, Hòa Thượng Thích Minh Tuyên; từ Úc Châu có Hòa Thượng Thích Bảo Lạc, Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng; từ Âu Châu có Cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm, chúng tôi, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, Sư Cô Chân Không, Thượng Tọa Thích Thông Trí, Thượng Tọa Thích Quảng Đạo, Thượng Tọa Thích Hạnh Bảo, Đại đức Thích Hạnh Định, Đại Đức Thích Pháp Quang cùng Ni Sư Diệu Trạm, Sư Cô Hạnh Khánh và Sư Cô Tuệ Đàm Hương v.v… Ngoài ra một số chư Tăng Tây Tạng cũng được cung thỉnh  đến Niệm Phật Đường nầy hay ở Hội trường để chủ lễ hoặc thuyết pháp cho Phật tử Việt Nam của chúng ta.

le-quy-y-tai-thao-duong-moscow-16-
HT Bảo Lạc, ĐĐ Nguyên Tạng
thăm Chùa Thảo Đường năm 2006


Đời sống của người Việt chúng ta tại Nga không tự do như ở Mỹ hay Âu Châu hoặc Úc Châu, vì đa phần họ đều mang quốc tịch Việt Nam,  nên sứ quán Cộng sản rất có quyền uy với quyển sổ thông hành của họ, chỉ trừ những vị đã xin tỵ nạn chính trị và có quốc tịch Nga thì không nói đến, đa phần họ bị cái vòng kim cô nầy kiềm tỏa họ, kể cả trong những việc làm ăn, buôn bán và đi lại v.v… Ngày xưa họ buôn bán tại những khu nhà tập thể, tiếng Nga gọi là Dom, dĩ nhiên là rất phức tạp, không như những khu phố thị sầm uất ở Hoa Kỳ. Một số lớn sống bất hợp pháp tại Nga, vì họ không muốn trở về Việt Nam, mà hợp đồng lao động lại không còn hiệu lực nữa, nên họ chấp nhận làm bất cứ nghề gì, miễn sao nuôi thân được là làm, trong đó có nghề khuân vác. Họ là những người trí thức lẫn những người lao động, nhưng họ đã chấp nhận như vậy để được tự do hơn là sống nơi chôn nhau cắt rốn của mình tại Việt Nam. Tuy nhiên cũng có nhiều chủ hãng may, hãng dệt, hãng trao đổi hàng hóa v.v…vẫn giàu có nhiều hơn những người đang làm ăn buôn bán tại Âu Mỹ, nhưng số nầy rất ít, so với dân số trên 300.000 người Việt hiện đang sinh sống tại Nga.

 

Có một điều phải tán dương cộng đồng Phật tử Việt Nam tại Nga, là dầu cho có gặp bao nhiêu chướng duyên trở ngại đi chăng nữa, thì họ cũng không lãng quên nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo của họ, để cố gắng kiến tạo hoàn thành một ngôi chùa trên đất Nga. Nếu so sánh với ngôi chùa Tây Tạng ở St. Peterburg, mà Đức Đạt La Lạt La thứ 13 đã đến đây làm lễ Khánh Thành thời còn Nga Hoàng, thì ngôi chùa Thảo Đường nầy chưa xứng đáng, nhưng so với tấm lòng của họ, thì ở đây không có uy quyền nào giúp đỡ, mà những người chân lấm tay bùn nầy đã xây dựng nên một ngôi chùa khang trang như thế nầy, thì quả thậtgiá trị vô song. Chúng ta không có quyền như người Nga hay giàu có như người Mỹ, người Hoa, nhưng tất cả người Việt chúng ta tại Nga đã có sẵn được một tấm lòng, nên mới được như vậy. Hằng trăm, hằng ngàn năm sau, nếu có ai đó hỏi rằng: Cha mẹ các Anh Chị đã đến Nga vào thế kỷ thứ 20, 21 rất đông và những người ngày xưa ấy đã làm được điều gì? Thì hãy bảo cho con cháu của quý vị chỉ về ngôi chùa Thảo Đường tại Moscow để làm bằng chứng, vì nơi ấy đã ghi đậm lại nét son của bầy chim Di từ một dải trời Á đã có mặt tại đây và đã làm nên một giá trị tâm linh văn hóa như vậy. Nhằm góp phần tô điểm nội tâm cho 3 tôn giáo được chính quyền tại Nga công nhận. Đó là: Chính Thống Giáo, Hồi GiáoPhật Giáo.

Le Quy Y tai Thao Duong Moscow (10)
Ông Bà Thiện Xuân-Thiện Mẫn

 

Sau khi Đạo hữu Hội Trưởng Thiện Mẫn Nguyễn Minh Cần ra đi vĩnh viễn vào tháng 5 năm 2016 vừa qua, thì sự sinh hoạt của Hội trở nên khó khăn vô cùng, quý vị trong Ban Trị Sự liên lạc với tôi và nhờ đến sự cố vấn là phải nên làm như thế nào? Do vậy từ ngày 24 đến ngày 31 tháng 10 năm 2016 vừa qua, chúng tôi gồm có: Thầy Hạnh Thức, tôi và Sư Cô Tuệ Đàm Hương đã có mặt tại Moscow trong những ngày trọng đại nầy, để giúp giải quyết một số công việc Phật sự tại chùa cũng như Hội Phật Giáo Thảo Đường, nhất là trước đó có hai thành viên trong Ban Trị Sự đã từ nhiệm và ba vị còn lại đồng ý xin giải tán Ban Trị Sự, chờ chúng tôi đến để giúp cho một phương án mới. Tối ngày 25 tháng 10 năm 2016 vừa qua, chúng tôi có một phiên họp đặc biệt tại tư gia của một Phật tử và đã đi đến việc đồng thuận với 32 chữ ký của những Phật tử hiện diện, với quyết định như sau:

- Xin hiến dâng tất cả cơ sở vật chất chùa Thảo Đường tại Nga cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu và xin Giáo Hội quản lý, điều hành ngôi chùa nầy. Đồng thời xin Giáo Hội cử cho một vị Trụ Trì, để vị Trụ Trì thay mặt Giáo Hội điều hành Phật sự nơi đây. Tất cả những tiền đã được cúng dường, không hoàn trả lại, ngoại trừ những Hội Thiện và cá nhân Phật tử đã cho vay không có lời.

- Toàn Ban Trị Sự đã giải tán và xin Vị Trụ Trì bổ nhiệm Ban Hộ Trì Tam Bảo để giúp chùa và Hội được phát triển.

Căn cứ vào những điểm trên, tôi nhân danh Đệ Nhị Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, kiêm lãnh đạo tinh thần của Hội và chùa Thảo Đường từ hơn 20 năm nay chấp nhận lời thỉnh cầu nầy. Đồng thời tôi đã công cử  Sư Cô Thích Nữ Tuệ Đàm Hương (trú xứ Đan Mạch) đứng ra nhận nhiệm vụ Trụ Trì chùa Thảo Đường tại Nga kể từ ngày 28 tháng 10 năm 2016 và thời gian ban đầu ít nhất là 2 năm. Trong thời gian tới Sư Cô sẽ bổ nhiệm thành phần Ban Hộ Trì Tam Bảo.

 

Việc đầu tiên là Sư Cô củng cố nhân sự cũng như lo tổ chức các khóa tu học cho Phật tử Việt Nam tại Nga, tiếp đến là lo trả nợ cho xong phần chùa đã thiếu các Phật tử đã cho mượn không lời trong khi xây dựng. Cuối cùng nếu Sư Cô và chùa không trả nổi nợ đã vay của quý Phật tử thì tôi và chùa Viên Giác tại Hannover sẽ đảm nhận việc nầy.

 

Ngày 29 tháng 10 năm 2016 vừa qua, tại Chánh điện chùa Thảo Đường ở  Moscow, Nga Sô có hơn 100 Phật Tử Việt Nam đến tham dự lễ An Vị Phật, lễ hiến dâng cơ sở cho GHPGVNTNAC và lễ phát nguyện Trụ Trì của Sư Cô Tuệ Đàm Hương cũng như lễ Quy Y Tam Bảo v.v… đã được thành tựu viên mãn. Hy vọng từ đây về sau, chùa Thảo Đường tại Nga sẽ gặp nhiều thuận duyên hơn.

 

Một tin vui khác được Phật tử Thiện Duyên (người Nga) thông báo cho biết là quyển "Thiền Môn Nhật Tụng“ đang được dịch sang tiếng Nga từ bản tiếng Đức và quyển "Phật Giáo và Con Người“ của chúng tôi viết bằng tiếng Việt, Thầy Hạnh Giới dịch sang tiếng Đức và từ tiếng Đức cũng đang được dịch sang tiếng Nga. Riêng quyển Kinh Địa Tạng đã được Đạo Hữu Thiện Mẫn và Đạo Hữu Thiện Xuân dịch sang tiếng Nga từ lâu, cũng đã được những người Phật Tử Nga trì tụng mỗi khi có tang lễ. Đây là những niềm khích lệ về Tôn Giáo, Văn Hóa Phật Giáo, nhất là Phật Giáo Việt Nam đã bắt đầu cắm rễ và ăn sâu vào tiềm thức của những người con Phật tại xứ lạnh thiên thu nầy.

 

Mong rằng mọi Phật sự trong thời gian tới sẽ luôn được hanh thông.

 

Viết xong vào một sáng mùa Đông ngày 18 tháng 11 năm 2016 tại Tu Viện Viên Đức, Ravensburg, Đức Quốc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 595)
Ajaan Dune Atulo (1888-1983) sinh ngày 4 tháng 10/1888 tại làng Praasaat, huyện Muang, tỉnh Surin. Năm 22 tuổi ngài xuất gia ở tỉnh lỵ.
(Xem: 781)
Đức Phật là đấng Toàn giác, bậc trí tuệ siêu việt. Càng hiểu Phật phápcuộc đời, ta càng thấy những gì Đức Phật dạy là vô cùng đúng đắn.
(Xem: 1103)
Một cá nhân hay đoàn thể đệ tử Phật thực sự có tu tập giới-định-tuệ thì được mọi người kính trọng; sống hòa hợp, nhẫn nhịn, không tranh chấp đấu đá lẫn nhau chắc chắn được mọi người thương mến.
(Xem: 1268)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, khi đêm đã qua, vào lúc trời vừa sáng, Đức Thế Tôn đắp y mang bát vào nước Xá-vệ. …
(Xem: 997)
Thánh hiệu của Bồ-tát Quán Thế Âm, tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là Thánh hiệu mà không ai chẳng biết.
(Xem: 1341)
Việc nâng cao các tiện nghi vật chấtphương tiện hỗ trợ phát triển bản thânnhững tưởng giúp ta cởi bỏ phiền lụy để sống an vui,
(Xem: 791)
Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thựctrong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”.
(Xem: 763)
Duy Thức Tam Thập Tụng, tác giả: tổ Thế Thân (316-396), dịch giả Phạn - Hán: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang (602-664), có tất cả 30 bài tụng
(Xem: 808)
Đầu Xuân năm Tân Sửu, tôi có dịp sang chùa Khánh Anh ở Pháp, đã gặp Đạo hữu Seng Souvanh Khamdeng Pháp Danh Quảng Chơn, là chồng của Cô Trung Diệp Phạm Thị Hợi, vốn là em gái của cố Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ.
(Xem: 823)
Việc nâng cao các tiện nghi vật chấtphương tiện hỗ trợ phát triển bản thân những tưởng giúp ta cởi bỏ phiền lụy để sống an vui, nhưng thực tế, ta vẫn còn tiếp tục loay hoay giữa rối ren.
(Xem: 803)
Nước chảy mây bay có khoảnh khắc nào ngưng, hoa rơi lá rụng bốn mùa luân chuyển, người đến rồi đi cũng chưa từng gián đoạn bao giờ.
(Xem: 790)
Khi bạn giữ hơi thở trong tâm, bạn gom bốn niệm xứ vào một. Hơi thở là thân, các cảm giác (thọ) nằm trong thân, tâm (tưởng) nằm trong thân, phẩm chất tinh thần (pháp) nằm trong tâm.
(Xem: 948)
Đêm dần tàn và ngày i đang lên Băng tuyết lạnh mần thủy tiên đã nhú Mùa đông trắng cành đào hồng đơm nụ Xuân rạng ngời hoan hỷ đợi muôn hoa
(Xem: 835)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu b
(Xem: 988)
Phật rời khỏi thế gian này rồi, lưu lại một số kỉ niệm cho chúng ta, chúng ta chiêm ngưỡng lễ lạy như Phật còn tại thế.
(Xem: 1007)
Qua lịch sử, người ta đã vạch ra, lên án những hành vi, những con người hung ác nhưng chưa định nghĩa thế nào là hung ác.
(Xem: 930)
Trong vài thập niên gần đây, thuật ngữ “tâm linh” trở nên rất thời thượng, tràn ngập khắp trên mặt báo chí, truyền thông, mạng xã hội,
(Xem: 932)
Trong kiếp Đức Thích Ca thành PhậtẤn Độ, người đối nghịch, thậm chí phá hoại đưa đến âm mưu sát hại Ngài là Đề Bà Đạt Đa.
(Xem: 858)
Không áo mão cân đai. Không y hồng hiệp chưởng. Một bộ y hậu thường nhật mà thôi. Nơi khám thờ hậu Tổ, một di ảnh đơn sơ, bình dị, vậy mà bao nhiêu bài viết đã xưng tánThiền Sư.
(Xem: 1015)
Con người được mô tả gồm hai phần: Thể xác và tinh thần. Theo thuật ngữ Phật học thì thể xác tức thân thể con người gọi là “Sắc”, còn tinh thần là “Danh” tức là tâm.
(Xem: 956)
Tâm từ bi, lòng trắc ẩn và không làm tổn hại là những những giá trị phổ quát trong Phật giáo, cho nên đối với người dân Bhutan
(Xem: 897)
Trong đời mỗi chúng sinh, đặc biệtcon người, sinh tử vẫn là điều làm cho chúng ta bất an, lo sợ nhất, dẫu biết rằng không ai thoát khỏi quy luật này
(Xem: 995)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(Xem: 910)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ? Chắc chắnkhi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương-ghét.
(Xem: 850)
Từ lâu chúng ta nghe nói nhiều về xá lợi, trong đó xá lợi Phật và chư thánh Tăng với lòng sùng tín.
(Xem: 958)
Tôi không biết. Nhưng tôi biết có kiếp trước. Làm sao biết? Bởi vì nếu khôngkiếp trước, làm sao có tôi ở kiếp này?
(Xem: 885)
Doanh nhân hiện nay không riêng gì ở Việt Nam đang đối đầu với nhiều khó khăn: tình trạng mất đơn hàng do ảnh hưởng suy thoái toàn cầu,
(Xem: 1144)
Dùng bè để qua sông, qua sông rồi thì bỏ bè là thí dụ nổi tiếng về pháp phương tiện trong kinh Phật.
(Xem: 915)
Ông cha ta có câu “gieo nhân nào gặt quả ấy” hay “thiện có thiện báo, ác có ác báo”.
(Xem: 1017)
Các anh chị GĐPT đồng phục áo lam, hoa sen trắng đã nhất tề cung nghinh kim quan Đạo Sư, mà bao lần Đạo Sư đã khuyến thỉnh, sách tấn để giữ trọn phương chăm Bi, Trí, Dũng GĐPT Việt Nam, thể hiện một chút tình, gánh kim quan trên vai để đền ơn đáp nghĩa.
(Xem: 1157)
Đạo Phật do đức Phật Thích Ca mâu Ni (Sakya Muni Buddha) khai sáng ở Ấn Độ. Căn bản của giáo phápTứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo
(Xem: 1617)
Hình ảnh, âm thanh đi vào cõi vô tung, đồng vọng ngàn sau, bặt tích, hay lưu lộ hình ảnh đôi bạn chân tình nơi chốn hiu hắt bụi đường mà đôi chân không hề mỏi.
(Xem: 1165)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 1261)
Nhĩ căn viên thông là khả năng mà Bồ-tát Quán Thế Âmthành tựu được nhờ vào sự tu tập ba phương pháp lắng nghe, tư duy và hành động (Văn, Tư, Tu).
(Xem: 1113)
Người xưa nói “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”. Dù cho miệng lưỡi thế gian có thế nào chúng ta vẫn an nhiên, “tâm không bị biến đổi, miệng không phát ra lời nói cộc cằn”
(Xem: 978)
Immanuel Kant (1724-1804) là triết gia vĩ đại, người sáng lập ra nền triết học cổ điển Đức.
(Xem: 920)
Tu tập hằng ngày chúng ta thường được các vị Thầy hướng dẫn, nhắc nhở nếu muốn giác ngộ, thoát khổ,
(Xem: 960)
Ven. Pannyavaro là một tu sĩ Phật giáo người Úc, Ngài đã cống hiếncả đời mình tu tập thiền định theo giáo lý Đức Phật.
(Xem: 806)
Kinh, Luật, Luận của Phật Giáo cả Nam Truyền lẫn Bắc Truyền đọc tụng suốt cả đời cũng không hết. Bởi lẽ lời Phật, lời Tổ quá sâu sắc nhiệm mầu
(Xem: 1486)
“Để được làm người, sinh mệnh đó thực sự may mắn”.
(Xem: 1366)
Quan điểm của Phật giáo nói chung, mọi biến động của đời sống tự nhiênxã hội đều là biểu hiện của nghiệp, do nghiệp lực của nhân loại hiện hành chi phối.
(Xem: 1330)
Trong Phật giáo Đại thừa, bản chất của sự giác ngộ được gọi là bồ đề tâm, có nghĩa là tâm thức tỉnh.
(Xem: 1274)
Vào thế kỷ trước khi Đức Phật đản sinh, vùng đông bắc Ấn Độ đã trải qua những biến đổi sâu rộng làm định hình lại địa chính trị của khu vực một cách sâu sắc.
(Xem: 1380)
Tâm trí của Đức Phật được gọi là bồ đề tâm, nghĩa đen là “tâm giác ngộ”. Bồ đề tâm có hai khía cạnh
(Xem: 1334)
Hệ thống kinh điển trí huệ (bát nhã) tánh Không thường được xếp thành ba phạm trù: Văn tự Bát nhã, Quán chiếu Bát nhã, và Thật tướng Bát nhã.
(Xem: 1478)
Tăng đoàn thời Đức Phật còn tại thế không những có hai giai cấp quyền quý tại Ấn ĐộBà La Môn như: Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp,…
(Xem: 1355)
Lịch sử truyền thừa của Ni giới ở một số bộ phái Phật giáo nói chung mãi đến hôm nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể lý giải trọn vẹn.
(Xem: 1208)
Thiện ngữ là nói lời lành, chân thật, nhẹ nhàng, xây dựng, đoàn kết, yêu thương.
(Xem: 1267)
Cuộc sống rất ngắn ngủi, vì thế hãy phá bỏ cái tôi ngớ ngẩn của mình, nhanh chóng tha thứ, tin tưởng yêu thương thật lòng
(Xem: 1326)
Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, ở khu vườn Nigrodha.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant