Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nghe Thấy Trong Đời

20 Tháng Giêng 202418:17(Xem: 830)
Nghe Thấy Trong Đời

Nghe Thấy Trong Đời 

Tiểu Lục Thần Phong

 hinhphat1



Nước chảy mây bay có khoảnh khắc nào ngưng, hoa rơi lá rụng bốn mùa luân chuyển, người đến rồi đi cũng chưa từng gián đoạn bao giờ. Dòng sanh tử luân hồi bất tận, biết đâu là điểm đầu đâu là điểm cuối, chỉ biết rằng khởi từ vô minh và sẽ kết thúc khi vô minh tận. Tâm Kinh thì lại bảo “ Vô vô minh”  thì lấy đâu ra “ Vô  vô minh diệt, vô vô minh tận”, thế thì sanh diệt hay vô sanh diệt nào phải là hai.

Ngàn luận muôn thuyết cũng không ngoài mười hai nhân duyênTứ cú bách phi cũng không sao ra khỏi:” Cái này có thì cái kia có, cái này diệt thì cái kia diệt” . Vũ trụ vô cùng tậncũng không ngoài quy luật “ Thành- trụ- hoại- không” . Sự nghiệp con người dù có công cao cái thế thế nào đi nữa cũng trong vòng “ Sanh- trụ- dị- diệt”. Đời người dài lắm cũng trăm năm, trăm năm ấy với người này chỉ là khoảnh khắc nếu họ có nhiều phước báo, sống tháng ngày hoan lạcnhưng số này vô cùng ít ỏi. Cũng trăm năm ấy nhưng với kẻ khác thì ác mộng đêm dài, nếu họ ít phước báo, sống tháng ngày đau khổ, đói kém, bệnh tật, hoạn nạn, số này thì đông đảo vô cùng. Trăm năm ấy, người có phước báo có cầu sống thêm cũng chẳng đặng, người bạc phước có mong chết sớmcũng không xong. Chúng ta đến cõi này chỉ vì báo ân- báo oán- đòi nợ- trả nợ mà thôi!

Thế gian này người bần cùng nhiều lắm, chiếm phần lớn nhân loại, cái bần cùng vật chất còn có thể khắc phục và nó chỉ đau khổ một đời; cái sự bần cùng của trí huệ thì vô cùng khó chữa, nó dây dưa đau khổ nhiều đời. Trí huệ ở đây theo ý nghĩa Phật pháp chứ không phải trí thông minh thế trí biện thôngTrí huệ ở đây là sự nhận biết chân lý, chánh tà, nhận biết bản chất thật của sự vật sự việc, nhận biết con đường giải thoát khỏi vô minh.

Phật pháp như biển lớn, kinh điển chất cao như núi. Phật pháp với lịch sử hai mươi lăm thế kỷ qua đã hình thành và phát triển nhiều tông môn pháp phái, nhiều dòng truyền thừa khác nhau, nhiều quan điểm khác biệt, nhiều phương pháp hành trì… nhưng tất cả đều căn cứ vào “ Cương lĩnh” chung là:

Chư ác mạc tác

Chúng thiện phụng hành

Tự tịnh kỳ ý

Thị chư Phật giáo
Kinh Pháp Cú)

Mục đích tối hậu của Phật pháp là giác ngộ- giải thoáttuy nhiên con người vốn thiên sai vạn biệt, khác nhau về trình độcăn cơvăn hóanăng lực, ý chí… cho nên việc tiếp nhận Phật pháp cũng khác nhau, mục đích không đồng nhau. Với bậc thượng căn lợi trí, hùng tâm tráng khí thì mục tiêuphải là xuất tam giới, liễu sanh thoát tử, chứng ngộ Phật quả. Người thấp hơn một bậc thì tu họcPhật pháp để tự cứu lấy mình sau đó mới có thể độ tha. Hàng Phật tử sơ cơ như chúng ta thì tu học Phật pháp để tìm chút an lạc trong cuộc đời loạn động sóng gió này, thứ nữa tích lũy chút hành trang để hy vọng tái sanh làm người hoặc giả cao vọng hơn một chút thì sanh thiên hay sanh vào một cảnh giới tốt đẹp hơn, an lành hơn. Việc tái sanh làm người hay sanh thiên coi vậy chứ cũng vô cùng khó khăn. Thế gian muôn người chưa được một, vậy cho nên đây là mục tiêu khó chứ không phải dễ, còn như nói đến chuyện liễu sanh thoát tử thì cao vọng ngông cuồng quá, phi thực tế! 
May thay đức Phật từ biPhật pháp nhiệm mầu mở ra nhiều cửa phương tiện để độ sanhPháp môn tịnh độ là một cửa phương tiện vậy! Người tu học Tịnh Độ có hy vọng tái sanh vào một cảnh giới an lành tốt đẹp cụ thể như Tây phương Cực Lạc, để rồi từ đó tiếp tục tu học thăng cao hơn. Người tu học Tịnh Độ cho dù nghiệp ác, nghiệp xấu vẫn còn đấy nhưng “ Đới nghiệp vãng sanh”, một khi đã sanh vào cảnh giới an lành tốt đẹp ấy thì những nghiệp xấu, nghiệp ác ấy không còn điều kiện để khởi tác dụng. Người tu học Tịnh Độ căn cứ vào ba kinh: A Di ĐàVô Lượng Thọ và Quán Vô Lượng Thọchuyên tâm trì niệm danh hiệu Phật A Di ĐàTịnh Độ tiếng là dễ tu học và hành trì ấy là so với các pháp môn khác, thực tế thì cũng chẳng dễ chút nào, niệm Phật để được nhất tâm bất loạn quả là thiên nan vạn nan, muôn người chưa được một.

Pháp môn Tịnh độ ở nước ta được truyến bá lâu đời và sâu rộng trong dân chúng. Người không tu học Tịnh Độ cũng biết niệm Phật A Di Đà, thậm chí người khác đức tin, khác tôn giáo cũng biết Phật A Di ĐàDanh hiệu Phật A Di Đà ở một mức độ nào đó đã trở thành câu chào mỗi khi chúng tagặp nhau ở chùa, hay gặp quý tăng ni dù là ở bất cứ nơi đâu. Pháp môn Tịnh Độ với phương pháptrì niệm danh hiệu Phật quả là quảng đại quần chúng, ai cũng biết và ai cũng có thể niệm, ai cũng có thể thực hànhTuy nhiên có một thực tế là đa phần Phật tử sơ cơ chúng ta chỉ niệm suông, niệm bằng miệng chư chưa niệm bằng tâm, chưa dụng công phu một cách đắc lực. Có một điều chúng tacần phải nhìn nhận là Phật tử sơ cơ chúng ta rất mơ hồ về giáo lý Phật pháp, không nắm vững căn bản giáo lý mà đức Thế Tôn đã dày công giảng dạy. Nếu như các tín đồ của các tôn giáo khác, họ hiểu rõ và nắm vững giáo lý tôn giáo của họ, thậm chí họ còn thuộc lòng từng chương, từng hàng, từng trang kinh. Còn Phật tử sơ cơ chúng ta thì rất mơ hồ, tuy cũng đi chùa đông đảo nhưng đến chùa chỉ bỏ chút tiền vào thùng phước sương, quỳ lạy cầu xin này nọ chứ chẳng biết Phật đã dạy gì, nên làm gì, không nên làm gì. Rất nhiều Phật tử sơ cơ đi chùa để cầu xin, coi quẻ, coi hướng xuất hành, coi đất cất nhà, cầu siêu, cúng sao giải hạn, trừ tà, mở ngải, trục vong… Thậm chí đến chùa nhưng thị phi nhặng xị cả lên, bênh thầy này chê thầy kia, tranh giành ảnh hưởngđịa vị, có nhiều nhóm còn khuynh loát một cách tệ hại đặt để thầy này, đòi trục xuất thầy kia, đem chuyện chính trị vào chùa… và còn bao nhiêu chuyện khác rất đáng buồn mà mắt thấy tai nghe được. Cũng có một điều đáng nói là rất nhiều người cùng thấy cùng nghe nhưng im lặng hoặc giả là bỏ đi chùakhác chứ không một ai dám nói hay phản bác cái sai cái xấu, cái càn rỡ ngông cuồng. Tất cả những điều mắt thấy tai nghe trên hiện đã và đang diễn ra khắp các chùa, ấy cũng vì Phật tử sơ cơ chúng ta thiếu hiểu biết về căn bản Phật pháp, chỉ hành xử theo thói quen và theo đám đông.

Chúng ta vẫn thường nghe nói:” Học mà không tu là đãy sách, tu mà không học là tu mù” , bởi vậy Phật tử sơ cơ chúng ta cần phải trang bị cho mình một vốn kiến thức Phật pháp căn bản, phải hiểu được cốt lõi giáo lý là gì, Phật dạy chúng ta những gì chứ không thể nói chung chung mơ hồ được!

 Hàng ngày chúng ta vẫn thường nghe người này than khổ, người kia nói khổ, đời là bể khổ… nhưng chúng chúng ta không biết tại sao khổ, làm thế nào để hết khổ, con đường nào dẫn đến hết khổ. Chúng ta tìm đến chùa để cầu xin Phật và Bồ Tát độ cho. Rõ ràng đáng tiếc lắm thay, Phât đã dạy mà chúng ta không chịu học. Chúng ta khổ vì sanh- lão - bệnh- tử, khổ vì cầu không được, khổ vì thương phải lìa xa, ghét phải chung đụng, khổ vì cả thân và tâm cháy bừng ( xí thạnh hỏa), nói xa hơn chút nữa là khổ vì ở trong nhà lửa của tam giới, có vô vàn nỗi khổ.

Nguyên nhân khổ cũng quá nhiều nhưng tựu trung bởi sự tham sân si của mình, tham đắm mà không thõa mãn chính là nguyên nhân tái sanh, vì tham danh lợi vật chất mà thân, khẩu, ý luôn trong trạng thái tranh đoạt hay thủ giữ. Vì si mê mà tham và nổi sân, vì sân hận mà si mê, vì tham mà sân hận và si mê cái vòng lẩn quẩn khổ này làm chúng ta khổ não và Phật gọi là vô minh.

Muốn hết khổ, thoát khổ, ra khỏi sanh tử luân hồi thì phải đạt đến cảnh giới niết bànNiết bàn là một khái niệm khó mà giải thích được vì niết bàn vừa là một cảnh giới mà cũng là một trạng tháitâm lý ý thứcNiết bàn tịch diệt hoàn toàn vắng lặng, tâm ý không còn tham sân si dĩ nhiên là không còn khổ và sanh tử luân hồi.  Hàng Phật tử sơ cơ như chúng ta không thể nào cảm nhận, không thể hiểu và cũng không thể với tới được. Mặc dù đức Phật đã dạy: “ Ta là Phật đã thành các ông là Phật sẽ thành” hoặc “ Tất cả chúng sanh đều có trí huệ và đức tướng của Như Lai”… Nhưng Chúng ta cũng phải tự biết mìnhnăng lực mình, khả năng mình. Lý thuyết thì là thế nhưng căn cứ vào thực tế thì chí ít ở kiếp này chúng ta chưa thể đạt được. Đức Phật cũng như chư Phật ba đờimười phương cũng phải tu đến ba a tăng kỳ kiếp mới thành chánh quả kia mà.

Đã biết khổ đếtập đếdiệt đế vậy thì giờ con đường đi đến hết khổ là gì? Đó chính là con đường trung đạobát chánh đạo. Pháp của Phật chỉ có một vị duy nhất là giải thoát, đạo của Phật là một con đường tuy nhiên có nhiều cửa để vào, nhiều phương pháp để tu, nhiều phương tiện hành trì . Chúng ta thường nghe tám vạn bốn ngàn pháp môn ( cũng có ý kiến cho là tám vạn bốn ngàn uẩn. Việc này để cho các bậc tôn túc cao tăng thạc đức bàn).

Pháp môn tu Tứ Niệm Xứ là pháp môn căn bản nhất, lâu đời nhất mà đức Phật dạy chúng ta. Người tu tứ niệm xứ quán thân bất tịnhthân thể chúng ta gồm vô số tế bào hợp thành ( tứ đại giả hợp). Cái thân này ngày ngày nó tiết ra qua cửu khiếu bao nhiêu tanh hôi thúi bẩn thỉu, cái thân này là ba mươi hai thể trược: Tóc,da, lông móng, gan, ruột, phèo, phổi, đờm, dãi, nhớt, máu, mủ… Rồi khi chết đi thì nó trải qua chín giai đoạn từ tím tái đến sình trương, dòi bọ, cho đến tan rã từng lóng xương trắng… Phải qúan như thế để không còn yêu quý và chấp cái thân này. Chúng ta vì chấp cái thân này mà đời đời tạo bao nghiệp xấu, cái thân này một khi tan hoại nhưng nghiệp thì không tan nó sẽ dẫn dắt ta thọ một thân khác tương ưng với nghiệp đã tạo tác.

Quán thọ là khổ, đã thọ thì ắt khổ cho dù đó là thọ sướng vui nhưng cuối cùng vẫn đi đến khổ. Thọ là sự cảm nhận của tâm ý, thọ vừa ý thì thích và sẽ chấp thủ bám lấy, thọ không vừa ý thì chán ghétsẽ giũ bỏ, tránh né, Cả hai kiểu thọ cũng đều đi đến khổ, thọ phi khổ phi vui thì tương đối, chỉ có xả thọ là tuyệt, không bị dính mắc, không bị kẹt hai bên. Cái gì đến mặc nó đến, việc gì đi mặc nó đi, nhìn nhận nó như nó là (look as is) không để cái tâm phán xét, vì một khi để cái tâm phán xét sẽ dẫn tới sự chủ quan thọ nhận yêu- ghét, chấp thủ- chán bỏ. Cái thân tứ đại giả hợp vốn không thậtthì cái thọ có thật sao? Tâm Kinh đã bảo:” Ngũ uẩn giai không”, “ Sắc thọ tưởng hành thức diệt phục như thị!” kia mà! Tất nhiên khi mới quán thọ là khổ, tập xả thọ thì không phải dễ, không phải ngày một ngày hai mà là cả một thời gian dài, một quá trình cần nhiều công phu và tâm lực.

Quán tâm vô thườngthế giới chúng ta đang sống vốn mong manh vô thườngsanh diệt liên lỉ trong từng phút giây. Tâm ta cũng thế, thay đổi không ngừng nghỉ, sáng ghét chiều thương, nay thích mai chán. Cái tâm chúng ta loạn động triền miên như khỉ chuyền cành như ngựa hoang chạy rông trên đồng cỏ. Vì cái tâm như thế nên bất an và khổ, cái tâm lọan động và vô thường này là cái vọng tâm.

Quán pháp vô ngã, pháp là từ để chỉ tất cả mọi sự vật, sự việc, hiện tượng trong đời sống, nhỏ nhiệm từ hạt bụi cho đến lớn lao như sơn hà đại địa thậm chí vô cùng tận như vũ trụ. Tất cả các pháp vốn vô ngã, không có một cái ngã độc lập, không có một vật gì có thể tồn tại độc lậpBản chấtcác pháp vốn duyên hợp mà thành và  rồi cũng vì duyên mà tan. Ta thử xem xét chiếc xe nhé! Chẳng có cái gì để gọi là cái xe, cái xe là do kết hợp của khung gầm, cửa, máy, ghế, vỏ, đèn… Và mỗi bộ phận ấy lại được cấu thành từ sắt, thép, kiếng, cao su, nhựa… Những vật liệu gọi là sắt, thép, cao su, kiếng ấy lại được cấu thành bởi từ vô số những phân tử nhỏ đến mắt thường không thấy được. Còn phải kể đến bản thiết kế của kỹ sư chế tạo, có công sức của những người thợ, có điện, nước, gió, lửa, xăng, nhớt… Vô cùng nhiều những điều kiện hợp lại mới có được vật mà ta gọi là cái xe. Những điều kiện ấy ta gọi là duyên hợp và chiếc xe ấy sẽ có một lúc phải tan nát rã rờira, bấy giờ ta gọi là duyên tan. Chiếc xe là thế, mọi vật khác cũng thếcho đến núi non, sông biển, hành tinh cũng thế. Ngay cả thân xác chúng ta cũng thế, chẳng có cái gì để gọi là cái ngã độc lập, tất cả chỉ là duyên hợp và duyên tan.

Phật tử sơ cơ chúng ta dù có tu học Tịnh Độtu thiền, tu Mật… cũng đều cần phải học và thực hành tứ niệm xứ, có quán thân bất tịnh mới sanh nhàm chán cái thân này, không chấp thân, một mai lâm chung thì dễ dàng rũ bỏ cái xác thân này, dễ dàng đi mà không nuối tiếc hay quyến luyếncái thân và nếu có định lựctâm nguyện thì dễ vãng sanh cảnh giới an lành. Có quán thọ khổ thì mới chán Sa Bà uế độ để dồn tâm lực hướng về tịnh độQuán pháp vô ngã để biết sự thật thế giannày, cái cõi vô thường nhiều khổ lụy bất an để hướng lòng về cảnh giới an lành thanh tịnh.

Hàng Phật tử sơ cơ chúng ta dù là quy y tu học theo Nam tông hay Bắc tông, dù là đệ tử của bất cứ tông môn pháp phái nào cũng đều cần biết một cách chắc chắn về căn bản của con đường trung đạo. Đó là tám chi: Chánh kiếnchánh tư duychánh ngữchánh nghiệpchánh mạngchánh tinh tấnchánh niệmchánh địnhHiểu biết căn bảnthực hành và áp dụng từng tí một tùy theo khả năng và hoàn cảnh của mình. Nếu pháp học mà chẳng có pháp hành thì chẳng lợi ích gì, còn như nếu chỉ pháp hành mà không có pháp học thì lạc hướng và chẳng biết lối nào để tiến tớiPhật giáocó thiên kinh vạn quyển, ngàn kinh muôn luận rộng lược cạn sâu… nhưng tất cả cũng không ngoài con đường trung đạocứ theo trung đạo mà đi.

Chánh kiến đứng đầu trong bát chánh đạochánh kiến có hai là chánh kiến hợp thế và chánh kiếnsiêu thếChánh kiến là sự hiểu biết về khổ, nguồn gốc của khổ, con đường thoát khổ và sự chấm dứt khổ. Chánh kiến tức là tứ diệu đế vậy. Mở rộng và liên hệ một chút là chánh kiến tức cái thấy, cái biết đúng đắn, chân chánh. Chánh kiến là cái nhìn sự vật, sự việc, hiện tượng đúng với bản chấtcủa nó, nói cách khác là như thị . Vì thiếu chánh kiến mà rất nhiều Phật tử sơ cơ chúng ta đã tham gia việc cúng bái cầu xintrừ tà, mở ngải, trục vong,lên đồng, cúng sao giải hạn, soi căn, lên đồng, xem phong thủy, tin ngày giờ tốt xấu, đốt phong long, đốt vàng mã, huy động tiền cúng dường vô tội vạ… Điều này cho thấy chánh kiến quan trọng như thế nào, thiếu chánh kiến thì việc tu học sẽ lệch lạc theo đường tà.

Chánh tư duy là sự suy tư theo hướng ly dụcthiện tâm vô sân và ly hại. Chánh tư duy là sự tư duycó chủ ý đúng, ly dục, ly sân tầm và ly hại tầm, đó là theo kinh sách. Còn chánh tư duy theo cách nghĩ của hàng Phật tử sơ cơ thì chánh tư duy là sự suy nghĩ đúng đắn, chân chánh, hợp chân lýChánh tư duy là những suy nghĩ hiền thiện, đúng pháp, lợi mình, lợi người, lợi vật. Chánhn tư duydẫn dắt nói năng hay hành động của mình đi đúng hướng trên con đường tu học Phật pháp.

Chánh ngữ là lời nói chân chánh, hiền thiện, hợp đạo. Nói năng vì chánh pháp, vì sự thật. Người có chánh ngữ sẽ không nói linh tinh, nói xàm, nói nhảm, nói vì tư lợi, nói vì quyền thế chính trị, danh văn lợi dưỡng… Muốn có chánh ngữ thì ắt phải có chánh kiến và chánh tư duy. Người có chánh kiến tu cái miệng, là một trong tam nghiệp: Thân – khẩu – ý.

Chánh nghiệp thuộc về phần tu giới, không sát sanhtrộm cắptà dâmmở rộng ra thì chánh nghiệp tức là tạo tác sự nghiệp một cách đúng và chân chánh. Nghiệp dẫn dắt tất cả mọi người đi lên hay đi xuống . Nghiệp là do thân-khẩu-ý tạo ra, nghiệp là do tư duy, nói năng hành động của chính mình mà ra. Nghiệp chân chánh thì đem lại lợi lạc cho chính mình, cho gia đình mình và những người xung quanh.

Chánh mạng là sự nuôi mạng hạp đạo, đúng đắntuân theo những gì Phật dạy. Mình sống, mình mưu cầu để sống thì kẻ khác hay vật cũng ham sống sợ chết vậy. Chánh mạng là mưu sinh để nuôi thân mạng này nhưng không được làm hại người, hại vật, hại môi tường xung quanh. Người Phật tử sơ cơ sinh sống bằng những nghề lương thiện, mưu sinh để nuôi thân nuôi gia đình cần tránh những nghề gây đau khổ hay chết chóc cho kẻ khác như: chế tạo hay buôn bán vũ khí, ma túy, rượu, nhà thổ, lò mổ...Mình sống và cần tôn trọng sự sống của kẻ khác, không thể lấy sự đau khổhay chết chóc của kẻ khác hay con vật để nuôi mạng mình.

Chánh tinh tấn tức là sự siêng năng, nỗ lựckiên trì tu bốn điều cần thiết cần thiết chân chánh đó là: Việc ác chưa sanh thì đừng để sanh ra, việc ác đã sanh thì làm cho tiêu trừ đi, điều thiện chưa sanh thì hãy làm cho phát sanh, điều thiện sanh ra rồi thì làm cho tăng trưởngChánh tinh tấn là sự cốgắng một cách đúng và hợp chánh phápCố gắng tu họcnghiên cứu kinh sách, tụng kinhniệm Phậttọa thiềnbố thí, phóng sanh… Nói chung tất cả những gì đem lại lợi mình, lợi người, lợi vật; những gì đem lại an lạcquân bình và khai mang trí huệ.

Chánh niệm là sự có mặt của tâm ở hiện tại quan sát một cách khách quan những gì xuất hiệntrong ta và quanh ta, cái tâm duy trì ở hiện tạilặng lẽsáng suốtChánh niệm đóng vai trò điều khiển tu tậpQuán thân trên thân, quán thọ trên thọ, quán tâm trên tâm, quán pháp trên pháp, đi sâu hơn có lẽ là việc tu học của những bậc xuất gia. Hàng Phật tử sơ cơ chúng ta thì cạn cợt một tí thôi: Chánh niệm là sự nghĩ nhớ đúng, chân chánh ngay hiện tại bây giờ. Quá khứ đã qua không hối tiếc tương lai chưa đến không mong cầu, chỉ có phút giây hiện tại này. Mình làm việc gì thì biết việc ấy, toàn tâm toàn ý vào việc ấy.

Chánh định là sự định tâm đúng pháp, sách vở chỉ dẫn cụ thể có: Tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâmChánh định (Samadhi) là chú tâm vào một điểm. Chánh định có thiền chỉ (Bhavana) và thiền quán ( Vipassana), tùy trình độ mà đi từ thấp đến cao tứ thiền, tứ không… Với hàng Phật tử sơ cơ thì chúng ta chỉ cần biết chánh định tức là định tâm đúng phương phápPhật giáo có nhiều phương pháp để định tâmthiền định là phương pháp rộng rãiphổ biến và được sử dụng nhiều nhất. Thiền định có nhiều cấp độ thích hợp với mọi căn tánh và trình độ khác nhau, có thiền bắc tôngthiền nam tông, có thiềm minh sát, tham thoại đầusổ tức, chỉ, quán...Nói chung tất cả đều giúp cho hành giả định được cái tâm, dẹp được cái vọng… tâm có lắng, có định thì huệ mới phát sanh.

Bát chánh đạo là con đường trung đạocon đường chuyển phàm thành thánhcon đường đi đến niết bàn tịch diệt. Người Phật tử sơ cơ cần hiểu biết căn bản, nắm vững lý thuyếtthực hành từng tí một nhưng phải dụng công, phải cố gắng mới có thể hữu dụng. Phật tử sơ cơ chúng ta tự biết khả năng và năng lực của mình, chúng ta tự biết trí lực và bản lãnh của mình nên không dám cao vọng cuồng ngôn viễn mộng. Chúng ta giữ phận mình cố gắng tu học theo sự chỉ dẫn của quý thầy, đọc thêm kinh sách. Chúng ta là Phật tử sơ cơ lâu nay mơ hồ về giáo lý căn bản, nay chúng ta phải học, đọc, nghe để bổ túc lại pháp học khiếm khuyết của mình. Có nắm vững giáo lý căn bản thì tu học và thực hành mới đúng hướng và hiệu quả.

Phật tử sơ cơ chúng ta xưa nay chỉ biết đi chùa cúng bái cầu xin và làm nhiều việc không đúng như pháp, giờ chúng ta phải quay về lại với chánh pháp, tất nhiên không thể ngay tức khắc được, chúng ta phải cố gắng từng ngày một, phải quyết tâm buông bỏ dần những việc tưởng là tu học nhưng thực chất không đúng như pháp, thậm chí còn là mê tín, bởi thế Phật mới bảo:” Tin ta mà không hiểu ta tức là hủy báng ta”. Trong gia đình chúng ta cũng có ông bà, cha mẹanh chị em, người thân… lâu nay thích làm những việc không đúng như pháp đó, chúng ta tùy duyên, tùy hoàn cảnhmà khuyên hay dụ chứ không nên chống đối cực đoan, bởi vì những việc ấy vốn đã ăn sâu và lâu dài rồi. Chúng ta tìm dịp hay cơ hội thuận tiện để hướng dẫn người thân của mình, tạo cơ hội cho người thân của mình nghe những vấn đề căn bản của giáo lý.

Phật pháp vào sâu đời mạt, suy thoái đã lâu, cả tăng tục đều nặng về hình thức, phù diễn tắc trách, chấp tướng, chuộng phù phiếm, thích sự văn vẻ màu mèlợi dụng chữ phương tiện một cách thái quá… nên Phật tử sơ cơ thiếu hiểu biết về giáo lý căn bản là vậy, việc này chẳng phải là việc của riêng ai nhưng trước hết chính tại bản thân của hàng Phật tử sơ cơ chúng ta. Bút giả viết những dòng chữ này không phải có ý phê bìnhchỉ trích mà thật lòng chỉ muốn hàng Phật tử sơ cơ chúng ta cố gắng tu học Phật pháp, phải học và đọc để nắm vững giáo lý căn bản. Những dòng chữ này chỉ là cái thấy, cái nghe của một Phật tử sơ cơchắc chắn có nhiều sai sót, nhiều chỗ không hợp lý, ngưỡng mong quý thầy, quý đạo hữu chỉ dạy thêm cho.

Phật pháp hay như vậy, đầy trí tuệ và từ bi, rất khoa học và thực tế nhưng ngày nay bị không ít người xem như là đạo cúng bái đầy mê tín kể cũng oan uổng và đau lòng lắm thay! Việc học giáo lý căn bảntu tập tứ diệu đếbát chánh đạo quả là có khô khan hơn so với những bài pháp nói huyền nói diệu, kể chuyện giai thoại thiền, chuyện đông tây, chuyện cười… Tuy nhiên việc nghe khoái tai, vui vẻ hay không đem lại lợi ích như tu học giáo lý căn bảnPhật tử sơ cơ chúng ta thọ tam quy ngũ giới, tu tứ niệm xứ, tu niệm Phậtthực hành bát chánh đạo… cứ giữ vững tín tâm như thế mà hành trì, đôi khi lợi ích sâu xa nhưng chúng ta chưa thể nhìn thấy ngay được. Dù tu học theo pháp mônnào, truyền thống nào chúng ta cũng cần phải nắm vững giáo lý và thực hành bát chánh đạo thì mới có kết quả tốt đẹp.

 

Tiểu Lục Thần Phong

Ất lăng thành, 0223

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 739)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(Xem: 736)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
(Xem: 623)
Ajaan Dune Atulo (1888-1983) sinh ngày 4 tháng 10/1888 tại làng Praasaat, huyện Muang, tỉnh Surin. Năm 22 tuổi ngài xuất gia ở tỉnh lỵ.
(Xem: 811)
Đức Phật là đấng Toàn giác, bậc trí tuệ siêu việt. Càng hiểu Phật phápcuộc đời, ta càng thấy những gì Đức Phật dạy là vô cùng đúng đắn.
(Xem: 1137)
Một cá nhân hay đoàn thể đệ tử Phật thực sự có tu tập giới-định-tuệ thì được mọi người kính trọng; sống hòa hợp, nhẫn nhịn, không tranh chấp đấu đá lẫn nhau chắc chắn được mọi người thương mến.
(Xem: 1303)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, khi đêm đã qua, vào lúc trời vừa sáng, Đức Thế Tôn đắp y mang bát vào nước Xá-vệ. …
(Xem: 1030)
Thánh hiệu của Bồ-tát Quán Thế Âm, tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là Thánh hiệu mà không ai chẳng biết.
(Xem: 1372)
Việc nâng cao các tiện nghi vật chấtphương tiện hỗ trợ phát triển bản thânnhững tưởng giúp ta cởi bỏ phiền lụy để sống an vui,
(Xem: 842)
Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thựctrong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”.
(Xem: 797)
Duy Thức Tam Thập Tụng, tác giả: tổ Thế Thân (316-396), dịch giả Phạn - Hán: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang (602-664), có tất cả 30 bài tụng
(Xem: 840)
Đầu Xuân năm Tân Sửu, tôi có dịp sang chùa Khánh Anh ở Pháp, đã gặp Đạo hữu Seng Souvanh Khamdeng Pháp Danh Quảng Chơn, là chồng của Cô Trung Diệp Phạm Thị Hợi, vốn là em gái của cố Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ.
(Xem: 855)
Việc nâng cao các tiện nghi vật chấtphương tiện hỗ trợ phát triển bản thân những tưởng giúp ta cởi bỏ phiền lụy để sống an vui, nhưng thực tế, ta vẫn còn tiếp tục loay hoay giữa rối ren.
(Xem: 849)
Khi bạn giữ hơi thở trong tâm, bạn gom bốn niệm xứ vào một. Hơi thở là thân, các cảm giác (thọ) nằm trong thân, tâm (tưởng) nằm trong thân, phẩm chất tinh thần (pháp) nằm trong tâm.
(Xem: 980)
Đêm dần tàn và ngày i đang lên Băng tuyết lạnh mần thủy tiên đã nhú Mùa đông trắng cành đào hồng đơm nụ Xuân rạng ngời hoan hỷ đợi muôn hoa
(Xem: 872)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu b
(Xem: 1015)
Phật rời khỏi thế gian này rồi, lưu lại một số kỉ niệm cho chúng ta, chúng ta chiêm ngưỡng lễ lạy như Phật còn tại thế.
(Xem: 1030)
Qua lịch sử, người ta đã vạch ra, lên án những hành vi, những con người hung ác nhưng chưa định nghĩa thế nào là hung ác.
(Xem: 951)
Trong vài thập niên gần đây, thuật ngữ “tâm linh” trở nên rất thời thượng, tràn ngập khắp trên mặt báo chí, truyền thông, mạng xã hội,
(Xem: 957)
Trong kiếp Đức Thích Ca thành PhậtẤn Độ, người đối nghịch, thậm chí phá hoại đưa đến âm mưu sát hại Ngài là Đề Bà Đạt Đa.
(Xem: 882)
Không áo mão cân đai. Không y hồng hiệp chưởng. Một bộ y hậu thường nhật mà thôi. Nơi khám thờ hậu Tổ, một di ảnh đơn sơ, bình dị, vậy mà bao nhiêu bài viết đã xưng tánThiền Sư.
(Xem: 1043)
Con người được mô tả gồm hai phần: Thể xác và tinh thần. Theo thuật ngữ Phật học thì thể xác tức thân thể con người gọi là “Sắc”, còn tinh thần là “Danh” tức là tâm.
(Xem: 998)
Tâm từ bi, lòng trắc ẩn và không làm tổn hại là những những giá trị phổ quát trong Phật giáo, cho nên đối với người dân Bhutan
(Xem: 918)
Trong đời mỗi chúng sinh, đặc biệtcon người, sinh tử vẫn là điều làm cho chúng ta bất an, lo sợ nhất, dẫu biết rằng không ai thoát khỏi quy luật này
(Xem: 1018)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(Xem: 936)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ? Chắc chắnkhi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương-ghét.
(Xem: 873)
Từ lâu chúng ta nghe nói nhiều về xá lợi, trong đó xá lợi Phật và chư thánh Tăng với lòng sùng tín.
(Xem: 975)
Tôi không biết. Nhưng tôi biết có kiếp trước. Làm sao biết? Bởi vì nếu khôngkiếp trước, làm sao có tôi ở kiếp này?
(Xem: 913)
Doanh nhân hiện nay không riêng gì ở Việt Nam đang đối đầu với nhiều khó khăn: tình trạng mất đơn hàng do ảnh hưởng suy thoái toàn cầu,
(Xem: 1167)
Dùng bè để qua sông, qua sông rồi thì bỏ bè là thí dụ nổi tiếng về pháp phương tiện trong kinh Phật.
(Xem: 948)
Ông cha ta có câu “gieo nhân nào gặt quả ấy” hay “thiện có thiện báo, ác có ác báo”.
(Xem: 1034)
Các anh chị GĐPT đồng phục áo lam, hoa sen trắng đã nhất tề cung nghinh kim quan Đạo Sư, mà bao lần Đạo Sư đã khuyến thỉnh, sách tấn để giữ trọn phương chăm Bi, Trí, Dũng GĐPT Việt Nam, thể hiện một chút tình, gánh kim quan trên vai để đền ơn đáp nghĩa.
(Xem: 1192)
Đạo Phật do đức Phật Thích Ca mâu Ni (Sakya Muni Buddha) khai sáng ở Ấn Độ. Căn bản của giáo phápTứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo
(Xem: 1643)
Hình ảnh, âm thanh đi vào cõi vô tung, đồng vọng ngàn sau, bặt tích, hay lưu lộ hình ảnh đôi bạn chân tình nơi chốn hiu hắt bụi đường mà đôi chân không hề mỏi.
(Xem: 1195)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 1281)
Nhĩ căn viên thông là khả năng mà Bồ-tát Quán Thế Âmthành tựu được nhờ vào sự tu tập ba phương pháp lắng nghe, tư duy và hành động (Văn, Tư, Tu).
(Xem: 1141)
Người xưa nói “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”. Dù cho miệng lưỡi thế gian có thế nào chúng ta vẫn an nhiên, “tâm không bị biến đổi, miệng không phát ra lời nói cộc cằn”
(Xem: 999)
Immanuel Kant (1724-1804) là triết gia vĩ đại, người sáng lập ra nền triết học cổ điển Đức.
(Xem: 951)
Tu tập hằng ngày chúng ta thường được các vị Thầy hướng dẫn, nhắc nhở nếu muốn giác ngộ, thoát khổ,
(Xem: 988)
Ven. Pannyavaro là một tu sĩ Phật giáo người Úc, Ngài đã cống hiếncả đời mình tu tập thiền định theo giáo lý Đức Phật.
(Xem: 836)
Kinh, Luật, Luận của Phật Giáo cả Nam Truyền lẫn Bắc Truyền đọc tụng suốt cả đời cũng không hết. Bởi lẽ lời Phật, lời Tổ quá sâu sắc nhiệm mầu
(Xem: 1518)
“Để được làm người, sinh mệnh đó thực sự may mắn”.
(Xem: 1390)
Quan điểm của Phật giáo nói chung, mọi biến động của đời sống tự nhiênxã hội đều là biểu hiện của nghiệp, do nghiệp lực của nhân loại hiện hành chi phối.
(Xem: 1354)
Trong Phật giáo Đại thừa, bản chất của sự giác ngộ được gọi là bồ đề tâm, có nghĩa là tâm thức tỉnh.
(Xem: 1298)
Vào thế kỷ trước khi Đức Phật đản sinh, vùng đông bắc Ấn Độ đã trải qua những biến đổi sâu rộng làm định hình lại địa chính trị của khu vực một cách sâu sắc.
(Xem: 1403)
Tâm trí của Đức Phật được gọi là bồ đề tâm, nghĩa đen là “tâm giác ngộ”. Bồ đề tâm có hai khía cạnh
(Xem: 1356)
Hệ thống kinh điển trí huệ (bát nhã) tánh Không thường được xếp thành ba phạm trù: Văn tự Bát nhã, Quán chiếu Bát nhã, và Thật tướng Bát nhã.
(Xem: 1502)
Tăng đoàn thời Đức Phật còn tại thế không những có hai giai cấp quyền quý tại Ấn ĐộBà La Môn như: Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp,…
(Xem: 1376)
Lịch sử truyền thừa của Ni giới ở một số bộ phái Phật giáo nói chung mãi đến hôm nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể lý giải trọn vẹn.
(Xem: 1231)
Thiện ngữ là nói lời lành, chân thật, nhẹ nhàng, xây dựng, đoàn kết, yêu thương.
(Xem: 1292)
Cuộc sống rất ngắn ngủi, vì thế hãy phá bỏ cái tôi ngớ ngẩn của mình, nhanh chóng tha thứ, tin tưởng yêu thương thật lòng
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant