Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tái Sanh

09 Tháng Mười Hai 201619:03(Xem: 8475)
Tái Sanh
                                          TÁI SANH                                           

Nguyên tác: On Reincarnation
Tuệ Uyển chuyển ngữ

tai sanh

 

Những người Phật tử có tin trong việc tái sanh kiếp sau vào những thế giới không phải cõi người không? Bạn có tin rằng bạn sẽ là một vị trời hay một con thú không trong tương lai không? Thần thức sẽ đầu thai vào một thân thể khác của một người khác hay một con thú nào đó không? Có gì khác biệt giữa đầu thai (transmigration) và tái sanh (reincarnation)? Có phải chúng là giống nhau? Có phải nghiệp báo cũng giống như số phận? Những câu hỏi này và hàng trăm câu hỏi tương tự như vậy thường dằn vặt trong tôi.

 

Có nhiều sự thấu hiểu sai lạc tồn tại trong Phật giáo ngày nay, đặc biệt là trong khái niệm về tái sanh. Sự thấu hiểu sai lạc thông thường là một người đã trải qua vô lượng kiếp trước thường là một con vật, nhưng thế nào đấy mà trong kiếp này lại được sanh ra như môt con người và trong kiếp tiếp theo người ấy sẽ lại bị tái sanh như một con vật, tùy thuộc vào lối sống của người ấy.

 

Sự thấu hiểu sai lạc này sinh khởi bởi vì người ta thường không biết – đọc kinh luận hay giáo điển như thế nào. Như được nói rằng Đức Phật đã để lại tám mươi bốn nghìn giáo huấn; biểu tượng cho sự trình bày tùy thuộc vào căn cơ của con người, … Đức Phật đã dạy bảo tùy năng lực tinh thầntâm linh của mỗi cá nhân. Đối với những người dân làng giản dị trong thời Đức Phật, giáo lý tái sanh là một bài học đạo đức đầy năng lực. Sự sợ hãi phải tái sanh vào thế giới thú vật làm kinh khủng nhiều người đã hành động như những con thú trong đời sống của họ.  Nếu nghiên cứu giáo lý này theo văn tự ngày này thì chúng ta phải bối rốichúng ta không thể thấu hiểu một cách rõ ràng.

 

Ở đây là vấn nạn của chúng ta. Một câu chuyện ngụ ngôn, khi chúng ta đọc theo văn tự, nó không hợp lý với tâm thức hiện đại. Do vậy, chúng ta phải nghiên cứu để phân biệt những câu chuyện và huyền thoại từ thực tế. Tuy nhiên, nếu chúng ta nghiên cứu để vượt khỏi hay siêu việt văn tự của những câu chuyện và huyền thoại thì chúng ta có thể thấu hiểu lẻ thật.

 

Người ta sẽ nói “Nếu trường hợp là như vậy tại sao không nói một cách trực tiếp vì vậy chúng ta có thể đi đến nắm bắt ngay lập tức lẻ thật?”  Tuyên bố này là có thể hiểu được, nhưng lẻ thật thì thường không thể diễn tả được. [Phụ giải: Như những con người chúng ta thì bị giới hạn trong việc thấu hiểu “tri kiến của Phật”. Chúng ta không thể nói LẺ THẬT, chỉ từ ngữ VỀ Lẻ Thật] Do thế, người viết và giáo thọ thường nhờ đến ngôn ngữ của sự tưởng tượng để hướng người đọc từ bậc thấp đến bậc cao hơn của LẺ THẬT. Giáo lý tái sanh thì thường được hiểu trong sự soi sáng này.

 

Thứ Gì Không Phải là Tái sanh.

 

Tái sanh không phải là một sự sanh sản vật lý giản dị của một người; thí dụ, Giáp bị tái sanh là một con chó vào kiếp tới. Trong trường hợp này Giáp sở hữu một linh hồn vĩnh cửu vốn bị chuyển hóa hình thể thành một con chó sau khi Giáp chết. Vòng lẩn quẩn này lập đi lập lại mãi. Hay nếu may mắn, Giáp sẽ được tái sanh như một con người. Khái niệm này về đầu thai của linh hồn chắc chắnkhông tồn tại trong Đạo Phật.

 

Nghiệp

 

Nghiệp – karma là một từ ngữ Sanskrt có gốc từ “kri” hay hoạt động hay làm có nghĩa đơn giản là “hành động.” Nó hoạt động trong vũ trụ như vòng phản ứng tương tục của nguyên nhân và kết quả. Nó không chỉ giới hạn nhân quả trong ý nghĩa vật lý mà cũng hàm ý đạo đức. “Một nguyên nhân tốt lành, một hệ quả tốt lành; một nguyên nhân xấu ác, một hệ quả xấu ác” là lời nói thông thường. Nghiệp trong ý nghĩa này là một quy luật đạo đức luân lý.

 

Ngày nay con người đang liên tục phát ra những năng lực vật lýtâm linh trong mọi phương hướng. Trong vật lý chúng ta biết rằng không năng lượng nào bị mất đi vĩnh viễn; nó chỉ thay đổi hình thể. Đây là quy luật bảo tồn năng lượng thông thường . Tương tự thế, hành động tâm linhtinh thần không bao giờ mất đi. Nó chỉ chuyển hóa. Vì thế Nghiệp là định luật bảo tồn năng lượng đạo đức.

 

Bằng hành động, suy nghĩlời nói, con người phát ra năng lượng tâm linh vào vũ trụcon người trở lại bị ảnh hưởng bởi những tác động [vốn của con người] đang hướng tới con người. Con người do thế là người gửi và nhận tất cả những tác động này. Toàn bộ hoàn cảnh bao quanh con người là nghiệp của con người vậy.

 

Với mỗi hành viảnh hưởng người ấy gửi đi và cùng lúc, nhận lại, người ấy đang thay đổi. Sự thay đổi cá nhân này và thế giới mà người ấy đang sống, cấu thành tổng thể nghiệp của người ấy.

 

Nghiệp không nên bị lầm lẫn với số mạng. Số mạng là khái niệm rằng đời sống con người được quy định trước bởi một quyền năng bên ngoài nào ấy, và người ta không thể kiểm soát được gì với số phận của chính mình. Nghiệp trái lại có thể thay đổi được. Vì con người là một chúng sanh hữu tình ý thức cho nên người ta có thể tỉnh thức về nghiệp của chính họ và vì vậy cố gắng để thay đổi môi trường của những sự kiện (nhân duyên). Trong Lời Vàng của Phật chúng ta thấy những lời này, “Chúng ta là kết quả của những gì chúng ta suy nghĩ, nó được thấy trong suy nghĩ của chúng ta và được làm nên bởi suy nghĩ của chúng ta.”

 

Thế thì những gì chúng ta là - thì hoàn toàn lệ thuộc vào những gì chúng ta suy nghĩ. Do vậy, đặc tính quý giá của con ngườilệ thuộc vào những tư tưởng, hành động, và lời nói “tốt lành” của người ấy. Đồng thời, nếu người ấy ôm ấp những tư tưởng xấu ác, thì những tư tưởng ấy tác động không thay đổi người ấy vào những tư tưởnglời nói tiêu cực.

 

Thế Giới

 

Theo truyền thống, Đạo Phật dạy về sự tồn tại của mười thế giới. Trước nhất là Phật và trình độ dần xuống như: Bồ tát (một chúng sanh hướng thành Phật, nhưng hiện diện ở trần gian vì mục tiêu giáo hóa những chúng sanh khác), Độc Giác Phật, Thanh Văn (những đệ tử trực tiếp của Phật), chúng sanhcõi trời, loài người, A tu la (những linh thức đấu tranh), súc sanh, quỷ đói, và chúng sanhđịa ngục.

 

Bây giờ, mười cõi này có thể được xem như không cố định, những thế giới phi vật thể, như những thể trạng tinh thầntâm linh của tâm thức. Những thể trạng này của tâm thức được tạo nên bởi những tư tưởng, hành động và lời nói của loài người. Nói cách khác, là những tình trạng tâm lý. Mười thế giới này là “nội tại hổ tương và bao hàm hổ tương, mỗi thế giới có trong nó chín thế giới còn lại.” Thí dụ, thế giới loài người có tất cả chín thế giới khác (từ địa ngục đến Phật quả). Con người cùng lúc có khả năng của sự vị kỷ thật sự, tạo địa ngục cho chính con người, hay là lòng yêu thương thật sự, phản chiếu tâm từ bi của Đức Phật Di Đà. Chư Phật cũng vậy có chín thế giới khác trong tâm thức, vì vấn đề là làm sao một Đức Phật có thể cứu độ những chúng sanh trong địa ngục nếu tự chính Ngài không nhận ra nổi khổ của chúng sanh và hướng dẫn những chúng sanh ấy Giác Ngộ.

 

Bài Học

 

Chúng ta có thể học một bài học bổ ích từ giáo huấn tái sanh.

 

Bạn đang sống trong thế giới nào? Nếu bạn đói khát quyền lực, tình thương, và tự nhận ra mình, thì bạn đang sống trong thế giới của quỷ đói. Nếu bạn bị thúc đẩy chỉ bằng sự khao khát thân thể con người, bạn đang hiện diện trong thế giới của súc sanh. Xem xét rõ ràng rồi thì bạn sẽ có động cơ và xu hướng của bạn. Hãy nhớ rằng loài ngườitính cách đặc biệt ở vào vị trí trung điểm của mười thế giới; cho nên con người có thể hoặc là đột ngột hạ thấp hay dần dần đi vào địa ngục hay qua nguyên tắc đạo đức, trau dồi và tỉnh giác tâm thức để vươn đến thể trạng Giác Ngộ của Quả Phật.

 

Ẩn Tâm Lộ Tuesday, December 6, 2016

http://www.buddhanet.net/e-learning/reincarnation.htm

 

Bài liên hệ

Điều gì xảy ra khi chúng ta chết? đây là những gì Đạo Phật nói!

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8803)
Chúng ta thường bị nhiều thứ ràng buộc từ đời sống, chịu sự chi phối không những đối với cảm thụ vật chất mà còn những ...
(Xem: 5276)
Cách hay nhất là xin chọn tóm lược hoặc dịch các đoạn thực dụng cho việc tu học từ nhiều Kinh và Luận để tặng nhà thơ tiền bối và tất cả những trường hợp tương tự.
(Xem: 8314)
Kinh Kim Cương nói: “Phật bảo: Như vậy! Như vậy! Tu-bồ-đề! Thật không có pháp gì Như Lai đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
(Xem: 13388)
Nhân đọc quyển “Thần chú trong Phật Giáo” của Giáo Sư Lê Tự Hỷ, tôi xin nêu ra đây 3 quan điểm trong khi đọc Kinh, trì Chú hay nói đúng hơn là pháp học, pháp hành và pháp học lẫn pháp hành.
(Xem: 9849)
Rốt cuộc rồi anh cũng về nằm gần chùa để khuya sớm được nghe tiếng mõ câu kinh...
(Xem: 6778)
Con người có rất nhiều khả năng, làm được rất nhiều việc, có những việc làm rất phi thường, nhưng hình như hầu hết lại thiếu khả năng nhận trách nhiệmlỗi lầm của chính bản thân mình
(Xem: 6785)
Hiếu dưỡng với cha mẹ, cúng dường các bậc đáng kính là một trong những pháp lành cao quý, phước báo vô lượng.
(Xem: 6578)
Tinh hoa văn hóa dân tộc đất nước Việt Nam chính là truyền thống đạo đức là nét đẹp tinh thần của cha ông ta ngày xưa.
(Xem: 13971)
Chân thật có nghĩa là không gian manh giả dối. Chân thật là một đóa hoa thơm của đạo đức, là bản chất tốt của bậc hiền thánh.
(Xem: 6366)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một con người giống như tất cả mọi người chúng ta, người cũng được sinh ra từ sự kết tinh của cha và mẹ.
(Xem: 6669)
Nhân cách là vấn đề cơ bản của "tâm lý học"; khoa tâm lý cho rằng nhân cách được hình thành bởi 3 yếu tố:
(Xem: 10594)
Chúng ta đi chùa, học đạo, tập tu, thân cận Tam bảo có khác gì trăng. Ai có phước duyên thì như trăng đầu và giữa tháng, càng ngày càng sáng.
(Xem: 6452)
Theo thực tế, cuộc sống hiện tại có nhiều Phật tử đi chùa nhưng chỉ đến để cầu khẩn, van xin một điều gì đó không liên quan đến nhân quả nghiệp báo.
(Xem: 5716)
Tế đàn hay đại hội tế lễ ở xã hội Ấn Độ cổ đại là hình thức thiết lập đàn tràng, đem các phẩm vật hiến tế thần linh, cúng dường bố thí...
(Xem: 5775)
Ta muốn sống đời an lạc, hạnh phúc với lý tưởng cao thượng, ta phải dứt khoát lìa khỏi con mắt thứ hai, để vượt qua phong ba, bão táp của cuộc đời
(Xem: 6262)
Vào một buổi sáng mùa thu đẹp trời khoảng năm 1999, khi chúng tôi đang vừa đi, vừa đùa với những chiếc lá vàng...
(Xem: 4862)
Giông bão từ đại dương liên tục đánh vào bờ, gây lũ lụt, tàn phá nhà cửa, làm thiệt mạng cả mấy trăm người ở miền trung nam và đông nam Hoa-kỳ, rồi Ấn-độ và Việt-nam...
(Xem: 7510)
Mỗi mùa Vu Lan đến tôi đều trải qua cảm giác ăn năn, hối hận vì đã không phải là đứa con có hiếu khi cha mẹ còn ở trên cõi đời.
(Xem: 7047)
Ngôi chùa đối với người Phật Tử Việt Nam chúng ta nói riêng hay những dân tộc khác tại Á Châu nói chung; chùa đóng một vị trí quan trọng trong đời sống của nhân dân...
(Xem: 7304)
Người con Phật nhờ tin sâu nhân quả, quyết tâm học và ứng dụng theo lời Phật dạy, gìn giữ 5 điều đạo đức nên...
(Xem: 6137)
Tư duy tiêu dùng, dù với tư cáchđệ tử hay bậc thầy tâm linh, đều khiến ta khó đạt được lòng ngưỡng mộ tâm linh sâu xa nhất.
(Xem: 7546)
Sứ mệnh của Gia Đình Phật Tử Việt Nam là "đào tạo Thanh, Thiếu, Đồng Niên trở thành Phật tử chân chánh, góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật Giáo"
(Xem: 9142)
Minh Đức Triều Tâm Ảnh* là một tu sỹ Phật giáo, pháp hiệuGiới Đức. Theo truyền thống Nguyên Thuỷ, tu sỹ Phật giáo Nam Tông...
(Xem: 6797)
Chiến tranh loạn lạc cùng với thiên tai, dịch bệnh là những nguyên nhân chính yếu đe dọa sự tồn vong của loài người.
(Xem: 6096)
Hạnh phúchai mặt huyễn và thật, nhưng chúng ta là người cư sĩ tại gia đương nhiên chúng ta chưa thể sống buông bỏ tất cả.
(Xem: 6281)
Thiền sư Thái Ajahn Brahm chỉ ra con đường từ chánh niệm đến các trạng thái định sâu qua mười sáu bước quán niệm hơi thở.
(Xem: 5672)
Đối với một người quan tâm đến thành tựu giác ngộ thì việc tu học có quan trọng hay không?
(Xem: 6095)
Khuyến khích cha mẹ hiện tiền bỏ ác làm lành, tu tập theo Chánh pháp để luôn được an vui mới là chơn chánh hiếu đạo và cũng là cách báo hiếu trọn vẹn nhất.
(Xem: 8157)
Hẳn ai cũng biết, sân hận nóng nảy là một trong những nguyên nhân căn bản gây nên biết bao tàn hại, đau thương cho chính mình và hết thảy mọi người, mọi loài.
(Xem: 8824)
Đạo Hiếu chính là cương thường của muôn đời. Hãy trân trọng và gìn giữ!
(Xem: 9296)
Người tu hành nhất định là phải bồi dưỡng Tứ Vô Lượng Tâm. Khi có Tứ Vô Lượng Tâm rồi, mình mới có thể giáo hóa chúng sanh và...
(Xem: 5035)
Sư núi về thăm chợ, gặp bạn kiếp rất xa, vẽ thơ, gầy nét cọ, loang mực, lạnh sơn hà
(Xem: 5179)
Ngồi im giữa những náo động. Nghe tiếng cười giỡn của bầy trẻ hàng xóm. Nghe lá khua xào xạc nơi cây bằng lăng trước sân...
(Xem: 4265)
Tôi nguyện thúc đẩy một cảm nhận về tính thống nhất của gia đình nhân loại chúng ta.
(Xem: 5759)
Tự yêu mến thường hoàn toàn bị hiểu lầmlạm dụng như vị kỷ, nhưng nó là cần thiết để biểu hiện thương mến của bi mẫn. Và thật tuyệt vời để nghe quan điểm của ngài.
(Xem: 5782)
Nguyên bản: Encounter with Science (the Universe in a Single Atom), Tác giả: Đức Đat Lai Lạt Ma, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 5637)
Nguyên bản: Encounter, Relativity, and Quantum Physic (the Universe in a Single Atom) Tác giả: Đức Đat Lai Lạt Ma, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – Thích Từ Đức
(Xem: 4546)
Cộng đồng Phật tử Đức quốc cùng hai nước phụ cận giáp biên giới như Thụy Sĩ, Áo vẫn còn hân hoan tham dự lễ sinh nhật của đấng Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni do tu viện Viên Đức Đức quốc tổ chức...
(Xem: 4616)
Chúng ta đang nhìn thấy dân Hoa Kỳ rủ nhau Thiền tập, từ bệnh viện tới nhà tù cai nghiện, từ quân đội tới cảnh sát, từ trường học tới Quốc hội…
(Xem: 5360)
Bồ tát ở trong sinh tử đáng sợ nên để tâm vô trụ khi làm phật sự, tức là không đính mắc một pháp nào, chấp ngã, chấp pháp bởi lẽ tất cả các pháp đều như huyễn, không thật có...
(Xem: 7898)
Kinh Kim Cương dạy phải lìa tất cả tướng, vì “tâm có chỗ trụ” đó là trụ nơi sanh tử.
(Xem: 6561)
Nắng chiều đã tắt nhưng cái nóng còn oi ả, lết theo bước chân mệt nhọc của một gã thanh niên nghèo khó...
(Xem: 6606)
Vu-lan, cung kính tri ân cha mẹ và thầy dạy, đồng thời không quên tưởng nhớ những vị bồ-tát hữu danh, vô danh, một thời lừng lẫy hoặc âm thầm đi qua trần gian nầy...
(Xem: 5652)
Tiếp nối 6 lần khoá tu trước tại Bắc và Nam California, năm nay, Khách sạn Holiday Inn tại thành phố Skokie, Illinois - (Chicago), thuộc miền Đông Bắc Hoa Kỳ, là nơi tổ chức khoá tu Phật Pháp Bắc Mỹ (KTPPBM) lần thứ 7...
(Xem: 5275)
Hãy hình dung về một nhà nước, từ người lãnh đạo cho tới cán bộ cấp làng xóm, rủ nhau tập Thiền mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi giây phút…
(Xem: 6572)
Trong cuộc sống thường nhật chúng ta luôn bị bủa vây bởi những sự biến động của thế giới hiện tượng, nói một cách khác là bị thu hút và chi phối bởi bản chất vô thường của chính sự sống.
(Xem: 5480)
Hoàng tử Anuruddha chính là Tôn giả A Nậu Lâu Đà, trước khi xuất gia. Phụ vương của hoàng tử là em vua Tịnh Phạn, tức phụ vương của thái tử Tất Đạt Đa...
(Xem: 5632)
Khi đọc, hoặc nghe thấy chữ “xuống núi” chúng ta thường tưởng tượng ngay tới hình ảnh những vị đạo sỹ ẩn tu lâu năm chốn thâm sơn cùng cốc
(Xem: 11565)
Niềm tin của mỗi người con Phật là ai cũng muốn học hỏi Phật pháp để thiết lập cho mình một niềm tin kiên định...
(Xem: 5239)
Cần nói rõ ngay từ dòng chữ đầu tiên, rằng đây là chuyện Quốc hội Mỹ, không dính gì tới Quốc hội Tây, Tàu, Ta, Đức, Nhật…
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant