Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Vài Nét Biểu Trưng của Người Cư Sĩ Phật Tử nơi Hải ngoại

16 Tháng Ba 201720:53(Xem: 10416)
Vài Nét Biểu Trưng của Người Cư Sĩ Phật Tử nơi Hải ngoại

Vài Nét Biểu Trưng của Người Cư Sĩ Phật Tử nơi Hải ngoại

 

HT Thich Nguyen Sieu
Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu (Ảnh: Sen Trắng)


Tinh thần tu chứng, cũng như phụng sự tha nhân xây dựng quê hương đất nước, Phật Giáo Việt Nam đã khẳng định sự hiện hữu của mình hơn 2000 năm trên suốt dòng lịch sử của dân tộc Việt. Sự hiện hữu đó đã gây giống nẩy mầm từ khi các Thiền sư đặt bước chân đầu tiên lên mảnh đất Lạc Việt, hay từ thời Trung tâm Luy Lâu được khởi xướng. Xuôi theo dòng lịch sử mở nước, dựng nước và giữ nước ấy Phật Giáo Việt Nam đã không ngừng tài bồi, kiện toàn và phát huy những nét cao đẹp, trong sáng tinh ba của đất nước dân tộc. Lý tưởng giác ngộ giải thoát của Đạo pháp được hưng khởi, giá trị của lòng Từ Bi, thương người cứu vật, tinh thần trong sáng của trí tuệ vượt thoát được nêu cao và hoằng dương một cách sâu rộng đến mỗi người, mỗi nhà hay phổ cập chung cho cộng đồng xã hội. Trong công cuộc “Hoằng Pháp Thị Gia Vụ, Lợi Sanh Vi Sự Nghiệp” – Hoằng pháp là việc nhà, lợi sanh làm sự nghiệp – đó có tấm lòng trung kiên với Đạo, có đôi tay cần mẫn hộ trì Phật pháp của người Cư sỹ Phật tử các giới.

Nếu nói rằng, từ thời Đức Thế Tôn còn tại thế đã có bao nhiêu vị Đại thí chủ, bao nhiêu thiện nam tín nữ Phật tử đã phát tâm hộ trì Tam Bảo, bất luận là Vua chúa, Trưởng giả, hay thần dân …. xây dựng tinh xá, phát tâm tứ sự cúng dường, học hỏi giáo pháp và ngay cả tinh thần tu tậpchứng đắc quả thánh đương thời cho đến hôm nay thì lịch sử Phật Giáo Việt Nam hơn 2000 năm qua cũng đã có rất nhiều các cư sỹ Phật tử hy hiến đời mình cho Đạo pháp, bảo vệ ngôi nhà Phật Giáo được vững bền và thăng tiến cùng góp mặt chung với Phật Giáo thế giới.

Người cư sỹ Phật tử đã giữ một vai trò quan trọng trên dòng lịch sử Phật Giáo nước nhà, và dòng lịch sử Phật Giáo đó đã tạo thành niềm tin Đạo pháp truyền thống, tiếp nối nhau từ đời này sang đời khác bất tuyệt. Và cũng chính truyền thống Phật Giáo đó đã giữ gìn người cư sỹ Phật tử sống trọn vẹn trong niềm tin Tam Bảo.

Thế nhưng hôm nay, Phật Giáo Việt Nam đã được hoằng truyền qua các quốc gia trên thế giớichúng ta gọi là Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại, không phân biệt Mỹ Châu, Úc Châu v.v…. thì người cư sỹ Phật tử có cái nhìn tổng quan Phật Giáo Hải Ngoại và đặt mình đúng vị trí trong vai trò hộ pháp

1. Khẳng Định Tín Tâm Đối Với Tam Bảo
Khi chúng ta còn sống nơi quê nhà, theo nề nếp tập tục, theo giáo dục lễ nghi và có thể nói là theo truyền thống lâu đời gia đình theo đạo Phật thì con cháu cứ như vậy mà thừa truyền tiếp nối Đạo pháp trong gia đình và ít có ai đổi đạo. Đó là niềm tin cố hữu của người Phật tử Việt Nam tự nghìn xưa. Nhưng hôm nay, chúng ta là người Phật tử Việt Nam sống nơi hải ngoại – một môi trường mới, một sinh hoạt mới, một văn hóa, một quan niệm mới – chúng ta có còn giữ được niềm tin truyền thống, hay chúng ta phải thấy bằng như thật rằng : Tam Bảo là 3 ngôi báu, cao quý trong thế giankiên định tín tâm nơi 3 ngôi báu ấy để không bị lung lạc hay cuốn hút theo những hình ảnh, màu sắc phù phiếm của các ngoại lực và rồi phản bội lại lý tưởng cao đẹp lâu đời của cha ông.

Tín tâm Tam Bảobước đầu học Phật của người cư sỹ Phật tử. Nếu chúng ta không có tín tâm kiên cố đối với Tam Bảo thì dù cho chúng ta có sưu tra, nghiên cứu Phật pháp giỏi đến đâu cũng không thể gọi là Phật tử và sẽ bị thối tâm khi niềm tin không định hướng.

2. Thích Nghi Với Môi Trường Hiện Sống Mà Tùy Duyên Hộ Pháp
Con người sống trong một xã hội mà nhu cầu đời sống quá cao, thời gian không đủ để phân bố công việc, như thế giới Tây phương ngày nay. Một người có thể làm Hai công việc toàn thời một ngày thì chắc hẳn không còn thời gian cho chính mình để suy tư nghĩ ngợi về đời sống tâm linh. Vì nhu cầu đời sống vật chất, vì sự ràng buộc công việc sở làm mà chúng ta có thể lãng quên hay đánh mất nét đẹp cao quý của tinh thần. Nhưng, nơi đây chúng ta có thể đem những bài học uyên áo giá trị của thế giới Đông phương, áp dụng ngay vào đời sống bận rộn của thế giới Tây phương, nhằm giải tỏa phần nào áp suất những lo âu của cuộc sống cá nhân để tránh bị cuốn hút bởi những nhu cầu vật chất quá cao.

Đó chính là ý thức được giá trị đích thực của sự sống an lành, của niềm bình yên trong tâm hồn, của sự thanh thản trong bận rộn, của sự tri túc trong ý nghĩa thường lạc tự thân. Tinh thần của đạo Phậttùy duyên để thích nghi với hoàn cảnh, môi trường mà không bị chướng ngại khi mình hiện hữu. Tinh thần của đạo Phật là hòa tan, là uyển chuyển – ở bầu thì tròn, ở ống thì dài – là dung hợp như nước với sữa không có sự ngăn chia.

Người Phật tử có được cái nhìn và một nhân sinh quan như vậy, thì đích thực đã kiện toàn cho sự thích nghi môi trường sống, để từ đó mà tùy duyên hộ trì Tam Bảo trong ý thức tự tồn và nhiệt tâm phụng sự.

3. Phát Huy Tinh Thần Tu Học Phật Pháp Qua Các Phương Tiện:
a. Tham gia các khóa tu học được tổ chức tại các Tự Viện.
b. Nghe băng thuyết giảng.
c. Học Phật pháp trên Internet – Paltalk.

Tham học Phật phápbước đầu của người tu Phật. Người Phật tử thông hiểu Phật pháp rồi tu tập Phật pháp tức là làu thông pháp học rồi tiến tới pháp hành thì sự tu tập mới đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Do vậy, sự nghiên tầm giáo điểnnăng lực tài bồi, là tiềm năng đẩy người Phật tử đi xa hơn trên con đường thể nghiệm tinh thần giác ngộ. Có thâm hiểu giáo lý thì mới thâm tín Tam Bảo, mà có thâm tín Tam Bảo thì mới phát huy được những giá trị thù thắng Phật Ngôn.

Người Phật tử có thấm được hương vị giải thoát của giáo pháp thì mới giữ được lòng trung kiên đối với Đạo. Vì giáo pháp là chiếc bè đưa người qua sông, là hóa thành để chúng ta dừng chân trên con đường dài từ phàm tới thánh, là phương tiện thiện xảo đưa chúng ta tới cứu cánh của thành Niết bàn rốt ráo, hay là những gì đem lại sự lợi ích an vui cho một đời sống thường nhật. Là chất liệu xây dựng mái nhà hạnh phúc chân thật của gia đình. Là ý niệm từ hòa tĩnh lặng trong tận cùng thâm tâm của người học Phật. Vậy sự phát huy tinh thần tu học Phật pháp là điều thiết yếu, là mối quan tâm hàng đầu, là trách vụ chung của mọi người Phật tử chúng ta. Trong những điều kiện khả thể đó, chúng ta có thể:

a. Tham Gia Các Khóa Tu Học Được Tổ Chức Tại Các Tự Viện
Trong quá khứ đã có các khóa tu học Phật pháp được tổ chức tại các tiểu bang hay các Châu. Số lượng Phật tử tham gia tu học rất đáng kể. Trong những khóa tu học này, chúng ta thấy tinh thần tu học Phật pháp của Phật tử rất cao và rất chân thành để nghe giáo pháp. Do vậy, các khóa tu học Phật pháp tổ chức tại các Tự viện tại địa phương để cho các Phật tử được thuận tiện tham gia mà không phải mất nhiều thời gian di chuyển. Từ đó người Phật tử được gần gũi với đạo tràng, với Chùa Viện mà thể hiện tính chất bất khả phân, cũng như có được tài sản giáo pháp cho công trình khai triển đời sống tâm linh ngày thêm hoàn thiện.

b. Nghe Băng Thuyết Pháp
Trở về đôi mươi thập niên trước, chúng ta có bao giờ thấy các bậc Tôn túc thuyết giảng và được ghi âm, hay có những bộ kinh được đọc và thâu lại để phân phát cho các Phật tử nghe? Chắc hẳn là không. Nhưng, ngày nay việc thu băng thuyết pháp đã được phổ biến rất rộng rãi trong giới cư sỹ Phật tử. Hầu hết các buổi thuyết giảng, Phật tử đều có băng ghi riêng và sau đó về nhà nghe lại, truyền bá đến bạn bè thân quen. Đây là cách tham học Phật pháp rất tiện lợi cho tất cả mọi giới, vì có thể nghe thuyết giảng ở nhiều nơi, nhiều chỗ : trong lúc lái xe, khi làm việc trong công sở, hay khi nấu ăn dọn dẹp nhà cửa …. thường xuyên nghe thuyết giảng bằng cách này, lâu ngày chầy tháng, tâm hồn người Phật tử được thấm đậm hương vị giáo pháp và thuần hậu trong suối nguồn tĩnh lặng.

c. Hệ Thống Internet – Paltalk
Đây là phương tiện của kỷ nguyên khoa học tiến bộ, rất thích hợp với giới trẻ, và cũng là phương tiện truyền thông nhanh nhất.

Qua những kinh nghiệm thuyết giảng trên hệ thống Internet, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều Phật tử thuần thành, rất kính trọng giáo pháp và tha thiết muốn nghe lời Phật dạy. Khi giảng trên Internet, không riêng gì Phật tử Hoa Kỳ mà khắp thế giới đều có thể nghe được.

Chúng tôi đã nhiều lần được tiếp xúc với các anh chị em trẻ, họ rất nhiệt tình và chân thành trong công việc truyền bá Phật pháp trên Internet. Những người bạn trẻ này với kiến thức khoa học kỹ thuật sẵn có, họ có thừa khả năng hoạt dụng Phật pháp phổ biến rộng rãi đến mọi người nếu chúng ta cùng biết cách cộng tác làm việc.

Sự tiến bộ về khoa học truyền thông ngày nay đã đưa mọi người trên thế giới gần lại với nhau hơn, dễ cảm thông hiểu biết nhau hơn, và trao đổi với nhau những điều cần thiết vượt khỏi giá trị thời gian của nhiều thập niên trước. Vậy thì, với những phương tiện truyền thông thuận lợi như thế, chúng ta có thể dễ dàng hơn trong công việc hoằng truyền Phật pháp. Chúng ta cần quan tâm, nghiên cứu phương tiện kỹ thuật và cập nhật hóa thường xuyên theo đà tiến bộ của nền khoa học hiện đại để khỏi bị lùi dần lạc hậu. Nhất là phổ biến rộng rãi tư tưởng siêu phàm, thanh thoát giác ngộ của Đức Thế Tôn đến thế giới Tây phương.

4. Các Tự Viện Tại Địa Phương Là Ngôi Nhà (Tâm Linh) Phật Pháp Của Chính Mình:
Một ngôi chùa nhỏ có thời khóa tụng kinh thường nhật, thuyết giảng định kỳ, niệm Phật công cứ, thọ bát quan trai đúng ngày trong tháng, vẫn có Phật tử tham gia tu học các thời khóa. Dẫu biết rằng có thể không được đông đảo, nhưng với số lượng người cố định, tham gia sinh hoạt đều đặn, chừng mực, thì cũng đủ để thấy rằng người Phật tử đã tự cho rằng ngôi chùa nhỏ tại làng mình là ngôi nhà tâm linh chung cho những người cùng xóm, hay trong cùng một khu vực, thành phố. Tâm tình của người Phật tử được thể hiện qua rổ khoai đầu mùa đem cúng chùa; Chục cam mới hái trong vườn đem dâng cúng Phật, hay đĩa rau lang mới luộc vội bưng qua mời Thầy trụ trì; quả cà, trái ớt đều tưởng nghĩ đến chùa, sốt sắng không quên. Ân nghĩa là nói theo tình đời, còn công đức là nói theo tình đạo. Một tấm lòng đơn sơ cũng đủ nói lên bao nhiêu phước đức đó. Một ngôi chùa nhỏ tại thôn xóm, cách xa thành thị mà duy trì được phải do sự bao dung ấp ủ bằng tấm lòng son của những người Phật tử này. Sự hiểu biết về Phật pháp của họ rất giản dị, mộc mạc : “để đức cho con cháu về sau” bằng tâm tình thuần hậu, đơn sơ, nhưng rất trung kiên vì ngôi chùa làng cũng được xem như ngôi nhà “tinh thần” chung cho xóm làng. Ngôi chùa đó có từ bao đời, dường như không ai để ý, chỉ biết lớn lên đã thấy sự hiện diện của chùa. Mái chùa đó đã che chở, dìu dắt đời sống tâm linh của nhiều đời cha ông của họ cho đến hôm nay và còn nhiều đời con cháu sau này. Cứ thế, người Phật tử mặc nhiên thấy mình có bổn phận trông coi, thăm viếng; sớm hương khói cúng Phật, chiều đánh chuông công phu bái sám xem như là công việc gia đình. Ấy chính là tinh thần hộ pháp, được hòa quyện trong tâm tư người Phật tử thân thương qua bao thế cuộc thăng trầm, thịnh suy, thất đắc. Nhưng niềm tin với ngôi chùa làng được gắn liền, bất di bất dịch, từ đời nọ sang đời kia.

5. Gây Ý Thức Và Tạo Dựng Niềm Tin Phật Cho Con Em – Thế Hệ Kế Thừa:
Con em của chúng ta được sinh ra và trưởng thành trong nền văn hóa Tây phương, hấp thụhọc hỏi phong tục tập quán Âu Tây từ người bản xứ. Do vậy, sự hiểu biết về cội nguồn, quê hương dân tộc của các thế hệ trẻ này rất là hạn hẹp nếu không được các bậc phụ huynh gia tâm chăm sóc.

Vì nhu cầu đời sống, nhiều bậc phụ huynh cũng tất bật với công việc không đủ thời giờ chăm sóc dạy dỗ con cái. Đây cũng là một trong những lý do, các em đánh mất tình cảm gia đình, quên dần cội nguồn dân tộc. Lâu ngày chầy tháng, khó lòng uốn nắn, giảng dạy các em ý thức về nguồn, gần gũi với cộng đồng Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta cũng chưa tuyệt vọng vì cũng có nhiều gia đình vẫn giữ được kỷ cương giềng mối. Là một bậc phụ huynh Phật tử, chúng ta lại càng gia tâm giáo huấn con em hơn nữa, hướng dẫn và gây ý thức cho con em chúng taniềm tin Phật pháp. Tạo điều kiện thuận tiện cho những thế hệ sau này gần gũi với ngôi Tam Bảo. Tập làm Phật sự nơi các Tự viện, để quen dần với không khí nhà chùa mà không cảm thấy xa lạ, ngại ngùng khi hữu sự.

Chúng ta có nhiều phương cách gây ý thức và tạo niềm tin cho con em Phật tử như sinh hoạt Gia Đình Phật tử, dẫn con em đi chùa tụng kinh niệm Phật, tham dự các khóa lễ, tham dự các khóa tu học Phật pháp cuối tuần, tìm đưa cho các em đọc những kinh sách song ngữ… để từ đó, gieo vào tâm thức các em, những chủng tử Phật pháp để ý thức Phật pháp được nẩy nở phong phú trong tâm tư các em. Có được như vậy, thì thế hệ mai sau mới hy vọng tiếp tục hộ trì Phật pháp. Hơn thế nữa, các bậc phụ huynh phải khuyến tấn, khích lệ con em mình xuất gia. Khi đề cập đến vấn đề này có nhiều người sẽ cười và bảo: “Xứ Mỹ này khó có người đi tu.” Hay cha mẹ thì trả lời: “Tùy nó” hay khi nào “đủ duyên”. Đây là những lý luận để đưa đến kết quả là hơn 2 thập niên qua ở hải ngoại, có bao nhiêu phần trăm giới trẻ đi tu? Và Giáo Hội đã đào tạo được bao nhiêu Tăng tài để tiếp nối giềng mối Đạo pháp? Đây cũng có thể là một vấn đề lớn mà chúng ta không thể không quan tâm.

6. Quan Hệ Mật Thiết Giữa Người Tu Sỹ Xuất Gia Và Người Cư Sỹ Tại Gia
Thời Đức Phật còn tại thế, người cư sỹ Phật tử luôn gần gũi với Đức Thế Tôn, cũng như hàng Thánh Chúng. Sự gần gũi này đúng theo tinh thầný nghĩa Ưu Bà TắcƯu Bà Di. Một nam cư sỹ gần gũi với Phật pháp để hộ trì Phật pháp. Người nữ cư sỹ Phật tử gần gũi với Phật pháp để hộ trì Phật pháp. Đó là ý nghĩa cao đẹp và đạo tình thuần hậu của người cư sỹ Phật tử được nuôi dưỡng trưởng thành trong ngôi nhà Phật pháp. Đời sống của người cư sỹ Phật tử không thể tách khỏi chốn Chùa viện, và cũng không thể phân ly với đời sống của chư Tăng. Không khí Chùa viện được sung túc là nhờ bổn đạo Phật tử, khách thập phương lui tới thường xuyên, cúng dường, phát tâm hộ pháp. Từ đó người Phật tử mới cảm thấy có nhu cầu tham dự tu học, lễ lạc, chư Tăng trau dồi kiến thức Phật học để thuyết pháp giảng kinh.

Người cư sỹ Phật tử phải quan hoài đến vị Thầy Bổn Sư của mình, để thể hiện tấm lòng của người đệ tử, biết cung kính, tôn trọng nhớ ơn người hóa độ. Và ngược lại, vị Thầy đã truyền trao giáo pháp, đã thâu nhận đệ tử thì cũng phải có lòng thương tưởng mà khuyến tu, trợ duyên để cho người đệ tử tại gia đó không thối tâm hộ pháp mà luôn luôn tăng tiến trên con đường phụng hành Phật đạo. Hai nếp sống, hai mối tương quan giữa đạo và đời, chẳng thể phân ly.

Đạo Phật có mặt trong thế gian và từ nơi thế gian tu tập để được giác ngộ giải thoát. Phật pháp không thể xa rời khỏi thế gian mà có. Nếu đi tìm giác ngộ giải thoát ngoài thế gian thì giống như đi tìm lông rùa sừng thỏ. Đạo Phật hiện hữu với đời là vì con người, cho con người hay của con người. Con người vì cầu tiến trên lộ trình giác ngộ giải thoát mà con gnười thừa tự giáo pháp để làm nhơn duyên hoán chuyển địa vị phàm phu thành Thánh giả. Đời sống của tục đế được quyện vào lòng chơn đế để được vận dụng mà thành đạt ý vị nhiệm mầu, siêu nhiên, bất nhị.

Thích Nguyên Siêu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2103)
Một nhóm sinh viên đến chùa để tìm hiểu về đạo Phật và kiến trúc chùa nhằm phục vụ cho chương trình học. Có một em tự giới thiệu mình là tín đồ của đạo Thiên Chúa.
(Xem: 2035)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”
(Xem: 2246)
Đời người như một giấc chiêm bao, sinh-lão-bệnh-tử là điều hiển nhiên không ai tránh khỏi, cuối con đường bóng xế ngả chiều ta rời bỏ nơi đây với bàn tay không.
(Xem: 2624)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
(Xem: 2161)
Xưa nay, nhân loại vẫn mơ ước một thứ ngôn ngữ chung, một thứ ngôn ngữ trực tiếp phản chiếu và thông diễn mọi sắc thái của thực tại sống động
(Xem: 2590)
Giáo pháp tứ y trong đạo Phậtgiáo pháp nói về bốn phương pháp thực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ giải thoát.
(Xem: 2564)
Giáo pháp của Đức Phật tuyên thuyết là một sự trải nghiệm sinh động mang tính ứng dụng rất thiết thực chứ không phải là những giáo thuyết
(Xem: 3175)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
(Xem: 2112)
Mặt trời khi xuất hiệnrạng rỡ, bừng sáng, dứt khoát xóa tan bóng tối để chiếm lĩnh cả không gian của thiên địa càn khôn. Mặt trăng thì không như vậy.
(Xem: 1993)
Từ cạnh tranh sinh tồn giữa các loài sinh vật, cho đến mâu thuẫn xã hội, hận thù tranh chấp, là những nét đặc trưng trong lịch sử tiến hóa, không chỉ riêng loài người.
(Xem: 2314)
Phật tử chúng ta được biết rằng, đã quy y Tam bảothọ trì năm giới ...
(Xem: 2202)
Hơn nửa đời người, hay cả cuộc đời, nếm đủ đắng cay buồn tủi, niềm vui thì khiêm tốn, nỗi buồn quá mênh mông. Chòng chành theo con thuyền thân phận, lúc tàn khoảnh khắc theo cổ máy thời gian, nhìn lại trong rêu phong tĩnh lặng, trên khuôn mặt nhiều nếp chập chùng của ưu phiền, mới hiểu rằng “Ta có đại hoạn do ta có thân. Nếu ta không thân sao có đại hoạn”.
(Xem: 2122)
Khi mà vật chất chi phối cuộc sống, khi mà kinh tế làm chủ đạo nồng cốt kiến trúc xã hội, đạo đức truyền thống dân tộc và nhân cách con người trở thành thứ yếu.
(Xem: 2495)
Đạo Phật nói cuộc đời là biển khổ mênh mông không có ngày thôi dứt, vì nhân loại lúc nào cũng...
(Xem: 2301)
Gần đây một báo cáo Trung tâm nghiên cứu Pew, bể tư duy lớn thứ ba ở Washington, DC, dự đoán rằng một số tôn giáo lớn trên thế giới sẽ mở rộng...
(Xem: 2364)
Sống trong tư duy phân biệt đối đãi ở đời không chuyện gì không phải thị phi (đúng sai).
(Xem: 2483)
Hằng năm vào ngày 28 tháng 6 lần lượt mỗi chùa tại Đức tổ chức sinh nhật cho Hòa Thượng Phương Trượng Tổ đình Viên Giác.
(Xem: 2188)
Từ lâu, trong đời sống an tịnh, mỗi hành giả đều tự biết làm đẹp mình bằng hạnh đầu đà giữ giới.
(Xem: 2321)
Thế giới quan Phật giáo chỉ ra mối quan hệ cơ bản của mọi sự vật hiện tượng là quan hệ nhân quả.
(Xem: 2437)
Ngày nay, thiền định không những được biết đến qua tên tuổi các vị Thiền sư, qua những công án thiền, mà còn thực sự đi sâu vào đời sống tu tập nội tâm của mỗi người.
(Xem: 2300)
Rốt cuộc một mình. Một mình thôi. «Trời cao đất rộng, một mình tôi đi, một mình tôi đi... Đời như vô tận. một mình tôi về, một mình tôi về... với tôi!»
(Xem: 1978)
Bao tao nhân, mặc khách; bao ngôn ngữ của con người đã không tiếc lời ca tụng về Mẹ. Mẹ của tôi. Mẹ của anh. Mẹ của con và Mẹ của tất cả mọi người.
(Xem: 2443)
Tình mẫu tử, một chủ đề quá quen thuộc, không chỉ là mạch nguồn cảm hứng bất tận trong...
(Xem: 2344)
Cứ mỗi độ Vu Lan về, những người con Phật lại nao nao lòng.
(Xem: 2519)
Khi nói đến chữ Hiếu chẳng mấy ai lấy làm xa lạ, vì nó đã trở thành truyền thống rất quen thuộcăn sâu vào tâm trí ngay khi còn bé.
(Xem: 2509)
Khi tu hành được một thời gian, có người thì ngày càng tăng trưởng đạo lực, Giới - Định - Tuệ thêm lớn nhưng ngược lại có người thì suy giảm, thối thất.
(Xem: 2655)
Quán niệm về nhân duyên hình thành đời sống chúng ta, hình thành con người xã hội, hình thành đất nước, và hình thành thế gian. Tất cả cuộc hình thành này đều từ nhân duyên.
(Xem: 2386)
Một buổi sáng, trước tiệm bán hoa, một thanh niên ngừng xe, định vào tiệm đặt mua một chậu lan, gửi tặng sinh nhật mẹ
(Xem: 2159)
Hít vào tâm tỉnh lặng Thở ra miệng mỉm cười An trú trong hiện tại Giây phút đẹp tuyệt vời.
(Xem: 2223)
Trong cuộc sống, khổ đau là điều mà con người không thể tránh được: khổ do tâm, khổ do thân và khổ do hoàn cảnh.
(Xem: 2372)
Kinh Phật chỉ nói lên sự thật để cho mọi người cùng suy xét mà sống sao cho được hạnh phúc an lạc, lợi mình, lợi người.
(Xem: 2205)
Theo truyền thống ở châu Á, thiền địnhgiác ngộlãnh vực của những người xuất gia và người tu luyện yoga
(Xem: 2286)
Mọi người ai cũng biết đạo Phậtđạo trí huệ, từ bi, tôn trọng sự sống của muôn loài.
(Xem: 3793)
“Người ngu nghĩ là ác Khi ác chưa chín muồi Ác nghiệp chín muòi rồi Người ngu chịu khổ đau”
(Xem: 2259)
Sau hơn 2.600 năm hình thành và phát triển, Phật giáo đã có mặt trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ.
(Xem: 2344)
Có người cho rằng có một công việc tốt là lựa chọn của họ trong cuộc sống hạnh phúc.
(Xem: 2823)
Khi gặp chuyện muộn phiền, khó khăn, hay gặp lúc bế tắc, khó xử, người ta thường buột miệng mà nói ra 2 chữ: “Tùy duyên”.
(Xem: 2443)
Xưa nay, hành giả nào chọn cuộc sống tu hành theo chân Phật hướng đến giác ngộ giải thoát, đều phải học những lời Phật dạy, gọi là Pháp học.
(Xem: 2253)
Cuộc sống của con ngườivạn vật chung quanh biến đổi từng giờ từng phút theo không gianthời gian.
(Xem: 2383)
Chúng ta" giống như cây. "Chấp thủ" giống như dây leo. Nếu như ta khao khát được ngắm cảnh, thì cảnh chập chờn quanh mắt ta.
(Xem: 2656)
Nhiều người lấy cái lí "Phật tại tâm" nên không bao giờ đi chùa, lễ Phật, tụng kinh hay tìm hiểu giáo lý.
(Xem: 2295)
Tôi ngồi đây lắng nghe quý thầy cô tụng bài kinh Bát Nhã thật hay.
(Xem: 3183)
Chúng ta không nên quá bận lòng với những việc tốt xấu, đúng sai của thế gian, chỉ cần quản lý tốt
(Xem: 2371)
Sống trong đời, mỗi người nếu khôngthiện tâm nuôi dưỡng thì đời sống sẽ trở nên bức bách; con người sẽ sống mà không có hạnh phúc an lạc.
(Xem: 2145)
Tu căn là một trong những pháp hành quan trọng của giáo pháp Thế Tôn.
(Xem: 2335)
Ajahn Lee Dhammadharo (1907–1961), là thiền sư theo truyền thống tu trong rừng của Phật giáo Thái Lan Nguyên thủy (Thai Forest Tradition).
(Xem: 2631)
Phiền não vô lượng, nghiệp chướng vô cùng nhưng nếu nắm trong tay chìa khóa chánh niệm, tỉnh giác...
(Xem: 2440)
Theo thuật ngữ Phật giáo Tàm – Quý có nghĩa là biết hỗ thẹn, biết liêm sĩ.
(Xem: 2250)
Con người từ khi ra đời đã tồn tại “cá nhân” hay “cái tôi”. Thế nên, rất cần phân biệt “cá nhân hay cái tôi là thực kiện” và “cá nhân hay cái tôi do suy tưởng”.
(Xem: 2066)
Phật giáo, một con đường lý tưởng đi vào lòng dân tộc Việt từ ngàn xưa, trở thành một nếp sống tâm linh thuần thiện và tịnh khiết
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant