Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nỗi Bất An Của Người Mẹ

26 Tháng Chín 201718:11(Xem: 6168)
Nỗi Bất An Của Người Mẹ

NỖI BẤT AN CỦA NGƯỜI MẸ

Mary Talbot
Diệu Liên Lý Thu Linh

Nỗi Bất An Của Người Mẹ

 

Mary Talbot là giám thị của một trường công lập ở Nữu Ước, và là Biên tập viên cộng tác của tạp chí Tricycle.

Chúng ta phải bệnh, phải già và chết.  Con cái ta cũng thế.

***

   Vào một buổi sáng mùa thu đẹp trời khoảng năm 1999, khi chúng tôi đang vừa đi, vừa đùa với những chiếc lá vàng dọc theo một lề đường ở thành phố Nữu Ước để đến nhà trẻ, Willa, đứa con gái 3 tuổi của tôi, thao thao về những thứ mà nó và các bạn ở trường thông thạo. “Abby quen hết các cô bảo mẫu,” nó tuyên bố, “Con thì biết hết mấy con chó đấy.  Darcy thì biết các mẹ đưa em xong tất cả sẽ về nhà”.  Tôi nghĩ, biết nhiều nhưng cũng đáng nghi ngờ lắm, vì em của Abby chưa ra đời mà, còn Willa biết về chó chắc chỉ qua mấy cuốn sách của Clifford hay thi thoảng của chương trình Sesame Street.  Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên nhất trong các hạng mục liệt kê của con gái là lòng tin vào chỗ dựa vững chắc nơi các bà mẹ.  Đó là điều người ta thường trấn an Darcy vì ba của bé có lần không về nhà –ông bị bệnh nặng, không cứu chữa được và mất trong bệnh viện, nên đối với Darcy, cũng như bao đứa trẻ khác, là các bà mẹ luôn trở về nhà.  Đó là lẽ tự nhiên, cũng như là lòng từ bi, chưa nói đó là cách dạy dỗ hợp lý, để khẳng định với trẻ em là chúng sẽ được bảo vệ, rằng sẽ luôn có người lo lắng, chăm sóc cho chúng bất kể điều gì xảy ra, và mọi thứ rồi sẽ ổn thôi.  Trong nhiều trường hợp, trẻ em chấp nhận, tin tưởng điều này (như Willa, và có thể cả Darcy nữa đã tin), và điều tốt hơn cả là nhiều lúc chúng ta có thể thực hiện được điều này.

   Nhưng, sớm hay muộn rồi chúng ta cũng không thể giữ được lời hứa này.  Sự an toànchúng ta bảo đảm với con trẻ và với bản thân -sự an toàncha mẹ phải bảo đảm cho con cái trên thế giới này- không thể thực hiện được.  Là Phật tử, chúng ta tụng kinh Upajjhatthana—Những Điều Quán Tưởng- như một sự kiểm kê thực tại đối với những thứ chắc chắn, bảo đảm và không bảo đảm trên thế gianxã hội, văn hóa quanh ta: “Ta phải già, phải bệnh, phải chết . . .”  Và con cái chúng ta cũng thế.  Bên cạnh đó, chúng còn có tánh hay cãi lại, sử dụng ma túy, lì lợm, trầm cảm, tự tử, và biết bao thứ khó hay không thể sửa đổi.  Giống như các đề mục thiền quán, những điều này cũng vượt trên sự kiểm soát của chúng ta; chúng là di sản của chúng sanh và, đặc biệt, là của các bậc cha mẹ.  Nhà văn Nicole Krauss đã tóm tắt cơ địa của bậc cha mẹ qua tiếng nói của một nhân vật trong tiểu thuyết Great House (Đại Gia Đình) của bà.  Bà đã viết, “Tôi dần hiểu rằng làm tròn chức năng của người mẹ, là một ảo vọng”.  “Dầu có cố gắng đến thế nào, cuối cùng người mẹ cũng không thể bảo vệ con cái -khỏi bị đau đớn, khủng hoảng, sự kinh hoàng của bạo lực, tránh những chuyến tàu tốc độ đi lệch hướng, những hành vi sàm sỡ của kẻ lạ, các bẫy rập, hầm hố, lửa, mưa gió, sự may rủi . . .”  Hay, như tôi được biết, từ đáy bùn đất của một hồ nước, nơi con gái của một người bạn thân đã chết cách đây không lâu, hay dưới một toa tàu điện ngầm đầy những người trẻ cỡ tuổi đôi mươi say khướt ở thời điểm một, hai giờ sang.  Giờ thì chính con gái tôi cũng có thể có mặt ở một nơi như thế.

   Đối với cha mẹ, thực tại của việc “tất cả mọi thứ đều không ổn” dồn góp thêm vào bao nỗi ưu tư của họ.  Nhưng ưu tư, hay ít nhất một khía cạnh nào đó của nó, có thể là một cảm xúc rất giá trị theo quan điểm Phật giáoSamvega, một thuật ngữ Pali ngắn để chỉ cho một trạng thái cực mãnh liệt của ưu tư, là cảm xúc đã chắn giữ cơn gió hiện sinh của vị thái tử trẻ Siddharta khi ngài rời kinh thành, và trực tiếp chứng kiến bệnh, già và chết.  Nguyên gốc của từ Pali vega, có nghĩa là “sốc”, “bản năng”, hay “làn sóng”, và tính từ samvega được sử dụng trong kinh tạng để diễn tả nỗi sợ hãi của một sinh vật nhỏ bé khi nghe tiếng rống của sư tử.  Theo tỳ kheo Thanissaro, đó là một thuật ngữ khó dịch chính xác “vì nó ám chỉ quá nhiều thứ -ít nhất có ba chuỗi cảm xúc trong đó”. . .  Samvega đã khiến trái tim thái tử Siddhartha rung động, thúc đẩy ngài rời bỏ gia đình và vương quốc để theo đuổi không mệt mỏi con đường giác ngộ.  Rất may, cho tất cả chúng ta, là Ngài đã thành công.

   Phần đông chúng ta có thể nhớ lại hay kể về bao hoạn nạn –và động lực đưa đến- những kinh nghiệm của samvega: thí dụ cái chết của người ta thương yêu hay một sự phản bội tàn nhẫn, hay ý thức rằng không có sự thỏa mãn dài lâu nào sau nhiều năm quần quật theo đuổi một nghề nghiệp vô vị hay một mối liên hệ chẳng ra gì.  Cũng như các cảm xúc khác, samvega cũng phát khởi rồi qua đi, và nó cũng có thể thay đổi theo thời gian.  Có nhiều cấp độ của samvega, cũng như có nhiều mức độ của hơi thở hay của tuệ giác –các nhận thức này sẽ trở nên rõ ràngvi tế hơn qua sự thực hành thiền định nhuần nhuyễn.  Lúc khởi đầu, sự thật về già và chết, hay nỗi sợ phải sống một cuộc đời vô vị, không mục đích, có thể là khởi đầu của samvega, giống như chúng đã là như thế đối với đức Phật.  Sau đó, tâm bị phân tán và sự vô tâm do ái dục và khổ có thể đưa đến nỗi kinh hoàng này.  Đức Phật khuyên đệ tử của Ngài vung trồng samvega mỗi ngày.  Là bậc cha mẹ, tôi thấy điều này rất dễ làm –tôi luôn chìm đắm trong đó.

   Xin chớ hiểu lầm: tôi thực sự yêu thương con cái và luôn muốn được ở gần với chúng hơn với bất cứ ai khác.  Tôi kết hợp công việc và đời sống cá nhân sao cho tôi có thể dành nhiều thời gian cho con cái, với hy vọng rằng tôi không thuộc các bà mẹ “chỉ vừa đủ tốt”.  Nhưng việc nuôi dạy con cái –và chỉ riêng cái thực tại khắc nghiệt của việc trở thành một bà mẹ- theo kinh nghiệm của riêng tôi, cũng đủ là cách đưa đến samvega, cần gì đến đối mặt với xác chết.  Đó là sự luôn phải đối mặt với cái bình thường và cái không bình thường, giữa lằn ranh của sống và chết. . .

   Khi con cái đã trưởng thành, cuộc sống của chúng trở nên phức tạp hơn, độc lập với tôi hơn, thì samvega mà tôi trải nghiệm với chúng cũng trải qua nhiều biến tướngHiện giờ thì ít vì cái chết bất ngờ trước mắt, mà vì những bất an bình thường khác -của chúng và của tôi.  Đối với các thanh thiếu niên mới lớn, cũng như đối với chúng ta, những mối đe dọa khủng khiếp nhất là do tâm tạo và tâm dung dưỡng chúng.  Và dầu các con tôi yêu thích cuộc sống, tôi thấy chúng cũng không tránh khỏi những căng thẳngthất vọng. Việc học, việc làm, việc chạy qua chạy lại nơi chốn trú ngụ của cặp cha mẹ ly dị, sự cám dỗ giống như đánh bạc của những trò chơi trực tuyến và Facebook –tôi than thầm vì coi đó là sự xuống cấp về chất lượng của cuộc sống.  Khi trách nhiệm của chúng tăng lên thì những sự lựa chọn dường như thu hẹp lại.  Có lần tôi phỏng vấn một nhà thần kinh học trẻ em về những hậu quả tình cảm và tư duy của những trẻ em dành quá nhiều thì giờ trên máy tính hay Iphone:  Điều gì sẽ xảy ra khi chúng phải đối mặt với cạnh tranh trong một thế giới quá đông đúc –khi chúng thi vào các trường đại học, hay tìm việc, hay tìm kiếm hạnh phúc trên một trái đất đang dở chết vì đã cạn kiệt tài nguyên để nuôi sống bao tỉ người.  Đức Phật đã dự báo về cảnh tình này khi diễn tả samvega trong bài kinh Attadanda (The Rod Embraced): Kinh Chấp Trượng:

Ta sẽ nói
Ta đã kinh nghiệm samvega
Như thế nào
Khi nhìn chúng sanh lăn lộn
Như cá trong vũng nước cạn
tranh đua nhau –
Khi nhìn thấy vậy, ta cảm thấy sợ hãi.

Thế giới này hoàn toàn không có bản chất.
Tất cả mọi phương hướng đều lung lay.
Chỉ muốn một thiên đường cho riêng mình,
Ta không nhìn thấy gì chưa bị ai chiếm đoạt.
Không thể nhìn thấy gì ngoài sự đấu tranh, giành giựt,
Ta cảm thấy không vui.
—Kinh Nipata 4.15, Tỳ Kheo Thanissaro chuyển ngữ tiếng Anh.

   . . .

   Theo quan điểm của Phật giáo, hy vọng tìm được hạnh phúc qua con cái là sai lầm, là đi đến samvega không cách nào thối lui.  Nhưng có phương thuốc chữa trị samvega, đó là pasada.  Pasada là sự nhận thức rằng niềm hạnh phúc vô tận là điều có thể, rằng khi sống theo Bát chánh đạo, chúng ta có thể thoát khỏi, một lầnmãi mãi, địa ngục của luân hồiTỳ kheo Thanissaro cho rằng, Pasada là “điều khiến samvega không trở thành vô vọng”.  Bài kệ của đức Phật về samvega và những con cá nhỏ lăn lộn trong vũng nước được kết như sau:

Và rồi ta thấy
một cánh cung ở đây,
rất khó thấy,
vì nó ghim giữa trái tim.
Bị trúng tên đó
Chúng sanh chạy đi khắp hướng.
Nhưng chỉ cần bứng mũi tên ra,
Ngươi không phải chạy,
Ngươi không phải chìm sâu.
—Kinh Nipata 4.15, Tỳ Kheo Thanissaro chuyển ngữ tiếng Anh.

   Pasada, của cha mẹ là nhìn con cái mình qua lăng kính của Tứ diệu đế -là chúng sanh, chúng phải khổ, ta không thể gánh vác cái khổ của chúng, mà chính bản thân chúng phải tự tỉnh thức.  “Cuối cùng rồi cũng đến lúc . . . khi ta không thể chen giữa con cái và nỗi đau của chúng", Betty Smith đã viết trong quyển tiểu thuyết, A Tree Grows in Brooklyn (Cây Mọc ở Brooklyn), nói về những thế hệ trẻ sống ở Nữu Ước.  Thật ra, chúng ta chưa bao giờ đứng giữa con cái và nỗi đau -của chúng hay của ta.  Tin tốt lànhđức Phật đã chỉ cho ta con đường vượt thoát khỏi nỗi đau, vượt thoát khỏi samvega, khỏi khổ.  Lời chúc tốt lành nhất ta có thể dành cho con cái mình là chúng cũng có thể tìm được con đường đó.

Diệu Liên Lý Thu Linh

(Trích dịch theo THE DISMAY OF MOTHERHOOD, tạp chí  Tricycle Xuân 2014)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1296)
Cuộc sống rất ngắn ngủi, vì thế hãy phá bỏ cái tôi ngớ ngẩn của mình, nhanh chóng tha thứ, tin tưởng yêu thương thật lòng
(Xem: 1358)
Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, ở khu vườn Nigrodha.
(Xem: 1339)
Bốn pháp giới Sự, Lý, Lý Sự vô ngạiSự Sự vô ngại là những từ ngữ của tông Hoa Nghiêm.
(Xem: 1459)
Sống trên đời, có ai không mang ít nhiều âu lo? Người nghèo thì lo làm thế nào để mọi người trong gia đình mình đủ ăn đủ mặc.
(Xem: 1358)
Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.
(Xem: 1429)
Hạnh phúc chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn.
(Xem: 1420)
Cái vòng tròn vô hình lại quay trọn môt vòng, mùa thu lại về với đất trời Bắc Mỹ.
(Xem: 1305)
Trong Trung luận của Bồ tát Long Thọ luận giảng về tánh Không, phần nhiều là những câu phủ định.
(Xem: 1370)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1391)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phụcvượt qua, đó là gì?
(Xem: 2084)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1412)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(Xem: 1442)
Thực tập nhằm tăng cường khả năng tập trung hoặc chú ý đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các truyền thống tôn giáo lớn.
(Xem: 1304)
Trong phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ nhất của Kinh Hoa Nghiêm, các thiên vương, các thần vương cho đến các Đại Bồ tát nói kệ tán thán Phật
(Xem: 1568)
Về pháp thiền quán vô thường tôi chia sẻ hôm nay, tôi sẽ không bàn đến đại vô thường như là cái chết, sự hủy diệt, sụp đổ hay sự chia ly.
(Xem: 1421)
Sau khi quy y Tam bảo, vì muốn tìm cầu tri thức, tôi đã nỗ lực nghiên cứu kinh điển. Kinh Phật mênh mông như biển cả,
(Xem: 1267)
Sống lâu, khỏe mạnh là một phước báu lớn. Nhưng không phải ai cũng có được phước báo này.
(Xem: 1246)
Ăn chay không thực hành trong tâm lý cứng nhắc, khắc nghiệt mà ăn chay cần duy trì trong một tâm thái an lạc, nhẹ nhàng và hạnh phúc!
(Xem: 1304)
Thiểu dục: là ít muốn. Tri túc: là biết đủ. “Thiểu dục tri túc”, tức là ít ham muốn và biết đủ.
(Xem: 1286)
Biết chế ngự tâm thì sẽ giảm đi hoặc chấm dứt hẳn những tham vọng, cuồng nộ, sân hận, bẳn gắt, ganh tỵ, đố kỵ, si mê...
(Xem: 1430)
Con người khi mất đi, vẫn còn âm hồn như trong đạo Phật vẫn luôn nhắc đến thuyết luân hồi,
(Xem: 1155)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(Xem: 1146)
Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ.
(Xem: 1189)
"Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương-xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ, Tôn giả Tam-di-đề cũng đi du hóa ở thành Vương-xá, tại Ôn tuyền lâm.
(Xem: 1331)
"Chánh niệm" - Đó là một từ được bàn tán nhiều khi một người lần đầu tiên tìm hiểu về thiền địnhPhật giáo. Chánh niệm là gì?
(Xem: 1354)
Trí huệ là cái mỗi chúng sanh đều vốn có, chỉ vì bị khuất lấp do những che chướng tạm thời, phiền não chướngsở tri chướng, mà không thấy không biết
(Xem: 1115)
Kinh Vu lan, một bản kinh ngắn nhưng hàm súc, tràn đầy ý nghĩa nhân văn, chan chứa đạo lý, thấm đẫm tình người và đặc biệtgiá trị giáo dục nhân cách với đặc trưng hiếu đạo.
(Xem: 1240)
Đôi khi chúng ta sống cùng nhau, đi ngang đời nhau, đối diệnvới nhau nhưng lại chẳng thấy nhau.
(Xem: 1168)
Các đặc điểm hợp lý trong giáo lý Phật giáo sơ kỳ đã có sức hấp dẫn lớn đối với các học giả châu Âu khi họ nghiên cứu vềPhật giáo.
(Xem: 1321)
Là người Việt Nam, chúng ta ai lại không biết bài hát “Lòng mẹ” của Y Vân với những câu hát như “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào/ Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào…”.
(Xem: 1312)
Ngày Lễ Vu Lan để mỗi người con nhớ đến sự hy sinh, tình thương bao lacông ơn của Cha Mẹ,
(Xem: 1450)
Ngày lễ Vu Lan, những người con ở xa thương nhớ cha mẹ, lòng vẫn luôn hướng về cha mẹ, hướng về nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
(Xem: 1556)
Bám chấp là nguyên nhân của mọi đau khổ, phiền não. Đó là những gì làm phát sinh trạng thái hữu và sinh.
(Xem: 1291)
Đạo Phậttôn giáo từ bỏ bạo lực một cách mạnh mẽ nhất trong mọi hình thức.
(Xem: 1267)
Trong mọi truyền thống Phật giáo đều có việc tụng kinh, từ Nam tông, Bắc tông cho đến Mật tông.
(Xem: 1411)
“Hãy ví khổ như rác và hạnh phúc như những đoá hoa… Chuyển hóa khổ đau chính là biết cách biến rác trở lại thành hoa” (Thiền sư Nhất Hạnh).
(Xem: 1452)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rùng.
(Xem: 1364)
Bất kỳ ai trên thế gian này đều mong muốn tìm cho mình hạnh phúc, an lạc, mà những niềm vui, lạc thú trên đời này rất nhiều.
(Xem: 1712)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn
(Xem: 1347)
Phật giáo thời Hậu Lê tuy không phát triển mạnh như thời Lý-Trần, nhưng thể hiện nên nét đặc sắc về nhiều mặt của Phật giáo
(Xem: 1335)
Những phương cách để đối phó với bệnh khi nó xảy ra là gì? Bình thường phản ứng của chúng tacảm thấy ...
(Xem: 1372)
Phật pháp quả là biển học vô bờ, muôn ngàn pháp môn phương tiện, tùy theo căn cơ trình độ chúng ta chọn và thích hợp với các pháp môn tu khác nhau.
(Xem: 1214)
Hiện nay, vấn đề Bảo vệ Môi trường đang rất được quan tâm ở khắp các nước trên thế giới.
(Xem: 1238)
Hiện nay, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọngViệt Nam và trên thế giới.
(Xem: 1374)
Để lĩnh hội trọn vẹn “cảm giác an lạc” sinh khởi nhờ thiền định, đòi hỏi các thiền sinh phải có một nền tảng định vững chắc.
(Xem: 1491)
Một hôm Ngài A Nan hỏi Đức Phật ? Bạch Đức Thế Tôn, sau khi một chúng sanh qua đời họ sẽ tái sanh về đâu?
(Xem: 1564)
Ba đứa chơi thân với nhau tự thuở nào, thiên hạ ai cũng bảo ba đứa ấy như hình với bóng
(Xem: 1737)
Năng lễ, sở lễ tánh Không tịch Cảm ứng đạo giao nan tư nghì
(Xem: 1598)
Nắng như thiêu đốt suốt những ngày qua. Luồng gió nóng thốc qua sân nhà tưởng chừng làm héo hắt thêm cho những
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant