Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Quà Tặng Trong Mùa Lễ

17 Tháng Mười Hai 201705:07(Xem: 6550)
Quà Tặng Trong Mùa Lễ

Quà Tặng Trong Mùa Lễ

 

Nguyên Giác

 

 Bạn đang nhìn thấy mùa Lễ Giáng Sinh khắp nơi, tại Hoa Kỳ, tại Châu Âu -- kể cả tại Trung QuốcViệt Nam, hai quốc gia có dân số Thiên chúa giáo không đông. Nghĩa là, trong khi Lễ Giáng Sinh, tức Christmas, nơi các quốc giađa số theo Ky tô giáo sẽ được đón bằng nghi lễ tôn giáo để đón mừng ngày Đấng Christ ra đời, nơi các quốc gia khác sẽ được nhìn như một ngày lễ văn hóa.

Như thế, trong khi Tổng Thống Obama viết trong thiệp chúc mừng là “Happy Holidays” (Chúc Mừng Ngày Lễ Hạnh Phúc), Tổng Thống Trump viết trong thiệp là “Merry Christmas” (Chúc Mừng Lễ Chúa Giáng Sinh Tưng Bừng). Mỗi người đều có lý do riêng. Nhưng hiển nhiên là về mặt ngôn ngữ, Trump bày tỏ lòng mộ đạo hơn Obama.

Tuy nhiên, khuynh hướng như TT Obama trên toàn cầu đông hơn, vì lễ này phần lớn đã thế gian hóa, trở thành một mùa lễ để mua sắm, để tặng quà cho nhau, và cũng là để có một tuần lễ tiễn đưa năm cũ qua, trước khi đón thêm một tuổi vào đời. Thực tế, cũng nhờ dịp lễ tặng quà, kinh tế Mỹ tăng vọt trong những tuần lễ cuối năm.

Bản khảo sát năm nay của viện Pew Research Center cho thấy:

-- 52% dân Mỹ nói, họ không bận tâm là họ được chúc mừng kiểu Obama hay Trump.

-- 32% nói rằng họ thích hơn, nếu được chúc "Merry Christmas."

-- 15% nói rằng họ thích hơn, khi được chúc bằng ngôn ngữ trần gian như "Happy Holidays."

-- 90% nói rằng họ mừng lễ, nhưng chỉ 51% nói họ sẽ dự nghi lễ Ky tô giáo vào đêm trước Lễ Giáng Sinh hay trong ngày Lễ.

Bản khảo sát trên thực hiện từ ngày 29/11/2017 tới ngày 04/12/2017 trong người thành niên Hoa Kỳ.

Tổng Thống Trump nói rằng thái độ thích ứng chính trị đã dẫn tới một “cuộc chiến về Lễ Giáng Sinh.” Báo The Hill ghi lời Trump rằng nhờ ông thắng cử Tổng Thống, nên bây giờ dân Mỹ sẽ “tiếp tục nói câu ‘Merry Christmas' trở lại.”

Đối với nhiều vị đạoPhật giáo, Lễ Giáng Sinh cũng là dịp để tiếp cận với những người tôn giáo dị biệt.

Như trường hợp Thiền Sư Nhất Hạnh, một bài nói chuyện nổi tiếng của Thầy tại Plum Village tựa đề là “Have I Got a True Home?” (Tôi Đã Tới Căn Nhà Chân Thực Chưa?) trong đêm trước Lễ Giáng Sinh (ngày Thứ Ba 24/12/2013), trích dịch từ bản tiếng Anh một đoạn như sau:

“Christmas luôn luôn là một cơ hội để thiền định về căn nhà chân thực của chúng ta. Đức Phật không có một căn nhà khi ngài còn trẻ; ngài không hạnh phúc ngay cả dư thừa với tài sản vật chất. Và Jesus Christ sinh ra trong vị trí người tỵ nạn và cũng đang tìm kiếm một căn nhà. Nhưng cả hai, Đức Phật và Đấng Christ đã thực tập và họ đã tìm ra một Căn Nhà Chân Thực. Tôi đã có một căn nhà chân thực chưa?” (https://tnhaudio.org/tag/christmas/)

Không có bao nhiêu người có cái nhìn cởi mở như Thầy Nhất Hạnh như thế.

Câu hỏi bây giờ của chúng ta là, truyền thống Hoa Kỳ là nhận quà và tặng quà trong dịp lễ này, nên làm thế nào cho thích nghi?

Dĩ nhiên, chúng ta phải giữ giới luật. Có nghĩa là, không nên tặng rượu, vì như thế là xúi người phạm giới; đó là chưa kể, say rượu là có khi lắm chuyện. Cũng không nên tặng thuốc lá hay xì gà, hay bất kỳ thứ gì làm người ta mất tỉnh giác, lại hại sức khỏe. Cũng không nên tặng thịt hộp, vì thêm phần chay tịnh chút nào, sẽ tốt thêm chừng đó.

Tặng hương trầm cũng được, trà xanh cũng tốt. Nhưng cũng nên đoán, người được tặng có hài lòng với quà mình tặng như thế hay không.

Tuy nhiên, chúng ta có thể hình dung ra kịch bản hai Thiền sư muốn đùa giỡn nhau: họ sẽ làm gì với việc tặng quà (giả sử, hai vị cũng muốn bày trò cho vui).

Thí dụ, Tuệ Trung Thượng Sĩ tặng một hộp quà cho Vua Trần Nhân Tông. Khi vua Trần mở hộp ra, nhìn thấy trong hộp trống trơn, không có gì trong hộp cả, vua mới nói rằng: “Thế đấy, Trẫm luôn luôn muốn thấy Tánh Không của các pháp.” Dĩ nhiên, chúng ta kể chuyện giả tưởng cho vui thôi. Nhưng tinh thần Phật giáo là, không nên mong đợi những gì trong tương lai, trong khi ngay với những gì của bây giờ và ở đây cũng nên nhìn dưới lăng kính như mộng, như huyễn, như bọt nước, như ảnh hiện… và không có gì để nắm giữ.

Có thể tặng Kinh sách… nhưng cũng tùy. Nếu người được tặng thuộc tôn giáo khác, chúng ta nên tránh những suy nghĩ phiền não có thể khởi lên trong tâm của họ. Đối với em, cháu trong nhà, có thể rằng các thiết bị điện tử dùng cho học đường có thể đang cần hơn, để hỗ trợ các em trong việc học thi. Nếu bạn đi một vòng các thương xá Hoa Kỳ tuần này, sẽ thấy phần nhiều là mua áo quần để tặng nhau, vì thiết thực; nhưng sẽ bất tiện, nếu kích thước không phù hợp, người nhận lại mang tới tiệm đổi lại cho đúng kích thước.

Trường hợp không biết người được tặng theo đạo nào, an toàn nhất là bạn nên tặng những gì họ quan tâm, thí dụ sách về lịch sử Biển Đông, hay sách về truyện cổ dân gian Việt Nam, hay một sách về biên khảo văn học.

Đặc biệt, chớ nên nghĩ rằng ai cũng muốn được tặng quà. Có những người rất mực đơn sơ, có khi một thiệp gửi từ xa cũng đã là quá nhiều. Hay một tin nhắn vài chữ qua điện thoại cũng là đủ vui một năm rồi. Đối với một số người đặc biệt, bạn có thể làm một bài thơ bốn câu là đủ, tuyệt vời hơn rất nhiều các thứ quà tặng vật chất.

Đức Phật nói rằng, trong việc cúng dườngbố thí, cúng dường pháp là tối thắng.

Tuy nhiên, thời này phức tạp. Khi chọn sách để tặng, cũng nên suy tính là có thích nghi không. Ngay cả khi cùng là Phật tử, cũng nên tránh chuyện tranh luận bộ phái. Không có cơ duyên, mà để tranh cãi thì chẳng ích lợi gì cho ai.

Tới đây, có thể có một câu hỏi là, trường hợp quá nghèo, làm sao tặng quà? Không lẽ trong mùa lễ, ai cũng tặng quà, mà mình không có gì để tặng?

Trả lời câu hỏi đó, Thiền sư Cheng Yen đã có một bài giảng đăng lại trên mạng Tzu Chi Foundation http://tw.tzuchi.org tựa đề là “How to Give, for the Person Who Has Nothing” (Với Người Không Có Gì Hết, Làm Sao Tặng Quà). Không thấy trang Tzu Chi ghi rằng Kinh này tên gì.

Tóm lược, và dịch như sau.

Một hôm, một người rất nghèo tới vườn Jeta Grove, nơi trú xứ của Đức Phậtchư tăng. Người này tới xin gặp Đức Phật, trình bày rằng người này nghèo đã trọn đời rồi, từ khi sinh ra, nghèo cả những khi làm việc rất cực nhọc.  Bây giờ người này muốn cúng dường Phật-Pháp-Tăng để có phước, nhưng lại không có gì hết.

Đức Phật nói rằng, ngay cả khi một người nghèo mạt hạng, người đó vẫn có thể cúng dường. Đó là 7 cách cúng dường mà không tốn kém gì.

Cách thứ nhất là thái độ khi gặp người khác, hãy mỉm cười, hoan hỷ, thân thiện, từ ái.

Cách thứ nhì là luôn luôn nói lời dịu dàng, lời tử tế, với bất kỳ ai và về ai, dù trước mặt hay vắng mặt họ.

Cách thứ ba là luôn luôn suy nghĩ với tâm từ bi về tất cả những người gặp trong đời.

Cách thứ tư là dùng mắt sáng của mình giúp người mắt kém, hãy dẫn người mắt kém đi đúng hướng.

Thứ năm, giúp người khác với sức khỏe của bạn. Những việc cần thể lực, như mang, vác, xách… bạn có thể giúp người khác.

Thứ sáu, bày tỏ lòng tôn trọng mọi người chung quanh và tất cả những người khác.

Thứ bảy là yêu thương và chăm sóc những người đang cần giúp đỡ, và cả những sinh vật khác.

Trong một nơi khác, Đức Phật giảng về Kinh Metta Sutta. Và hiển nhiên là, khi bạn sống đúng tinh thần bài kinh này, đó chính là quà tặng lớn nhất bạn có thể trao cho tất cả thế giới này. Trích dịch:

“…hãy tu tâm yêu thương vô bờ bến hướng về tất cả chúng sinh, y hệt như người mẹ bảo vệ đứa con duy nhất của bà bằng chính sinh mạng của bà.

“Hãy chiếu sáng ngời tình yêu thương vô bờ bến này hướng về toàn thể thế giới – các cõi trên, coi dưới và khắp các phương hướng cõi này – không ngăn che, không chút sân hận, không chút bực dọc.

“Trong khi đứng, trong khi đi, trong khi ngồi, trong khi nằm, hễ tỉnh thức, hãy luôn luôn quán sát [chiếu sáng] tâm yêu thương này. Như thế là Sống Thánh Hạnh…”

Vâng. Đúng vậy. Sống như thế, chính là món quà đẹp nhất chúng ta có thể tặng, không chỉ trong mùa lễ này, mà cũng là cho trọn năm, trọn tháng, trọn tuần, trọn ngày, và trong từng khoảnh khắc.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11176)
Trong đạo Phật, cái thương đích thực nó được làm bằng cái hiểu, không hiểu thì không có thương. Cha mà nếu không hiểu con thì càng thương con, con càng khổ.
(Xem: 13241)
Tự lựcyếu chỉ để mình vượt thoát mọi khổ đau, nó có được khi mình hiểu đến nơi đến chốn, khi mình biết thương mình thật sự.
(Xem: 13398)
Khi trong ta đã có tâm tuệ, mọi hành xử của ta đều có mặt của tuệ, nên chúng không bị đối ngại bởi những nhận thức hữu ngã...
(Xem: 14001)
Mỗi tuần lễ đều có hai ngày mà chúng ta không cần phải bận tâm lo âu đến và suy nghĩ đến. Ngày thứ nhứt là Hôm Qua...
(Xem: 13247)
Ngài có công lớn đem Phật giáo vào thế giới phương Tây, mang lại hòa hợp giữa các tôn giáo, trồng cây Bồ Đềvị trí tương xứng với nhân loại ngày nay.
(Xem: 13648)
Cuộc sống là phụ thuộc lẫn nhau. Để có được hạnh phúc, một người cần phải cống hiến nuôi dưỡng hết mình cho xã hội và cho tất cả chúng sinh.
(Xem: 13297)
Ờ, thì nôn nao, thì nhớ, thì… nôn nao. Nhớ hình bóng quê nhà, là nhớ mẹ. Nhớ lúc mẹ lật đật chạy từ trong nhà ra ngõ đón mình về.
(Xem: 13217)
Một vị Bồ tát đạt được giải thoát như một vị a la hán bồ tát trên con đường trở thành một vị Phật. Nhưng ngài không dừng ở đấy; ngài sẽ hoạt động xa hơn để đạt đến giác ngộ.
(Xem: 13019)
Nói đến Tết, chúng ta thường nghĩ tới một dịp vui đầu năm mới - Tết Nguyên đán (còn gọi là Tết cả)...
(Xem: 12523)
Kính đa tạ quý Ôn giảng sư, quý thầy, quý ni sư, quý sư cô luôn hiện diện đầy đủ trong lớp học để thời gian an cư ngắn ngủi tại PHVQT năm 2011
(Xem: 14146)
Đời sống của ngài hàng ngày theo một thời khóa giản dị. Ngài dậy trước khi hừng đông, một thời gian hoàn toàn êm ả và tĩnh lặng thật tuyệt hảo để thiền quán.
(Xem: 12422)
Mỗi ngày được lên trang nhà và đọc một câu chuyện đêm khuya cũng giúp mình tịnh tâm học hỏi được chút ít gì làm hành trang cho chính mình trên con đường tu tập nên mình vui lắm.
(Xem: 13012)
Với dân số khoảng hơn 6 triệu người và có tới 1.400 ngôi chùa lớn nhỏ, Lào là nước có tỉ lệ chùa cao nhất thế giới so với số dân.
(Xem: 13351)
Phật giáo vượt qua giới hạn của cá nhân-nhận ra sự thật của sự liên kết lẫn nhau có nghĩa là cùng tham gia với mọi người trong một thế giới rộng lớn hơn.
(Xem: 11718)
Giới trí thức Phật giáo luôn quan tâm đến nghiệp vận tôn giáo mình trên quê hương cũng như nơi đất khách. Họ vẫn ngồi lại mỗi khi có dịp, nỗi ưu tư được nêu ra...
(Xem: 12588)
Về phương diện tinh thần, hơi thở còn có khả năng làm lắng dịu và chữa trị những cảm xúc tuyệt vọng, lo âu, sợ hãi, bất an v.v... trong ta được bình phục.
(Xem: 13276)
Con người ta nếu sống chân thành, thật thà với chính mình, với người thì cái tâm ấy như vàng, như kim cương nên không sợ chi lửa.
(Xem: 13125)
Văn học Phật giáo có kể về những kỹ nữ là những Phật tử thuần thành. Trưởng lão ni kệ có kể về hai kỹ nữ, cũng là hai chị em Vimala và Sarama.
(Xem: 19470)
Thủ Dầu Một đầu tiên là địa danh vùng, rồi địa danh các đơn vị hành chính các cấp: hạt TDM (1869), tỉnh TDM (1899), thị xã TDM (1975).
(Xem: 13360)
Dù lý giải như thế nào đi nữa thì cũng dễ dàng nhận thấy là mối quan hệ tình cảm của con người là cái quan trọng nhất vượt lên trên cả tiền bạc, vật chất...
(Xem: 13533)
Ta phải thực tập chính niệm để duy trì cái thấy vô thường; cái thấy các pháp tương tác duyên khởi ở trong thế gian, đang bị vô thường bức hại...
(Xem: 17690)
Trước miếu Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút. Trên cây xà ngang trước miếu có con nhện chăng tơ...
(Xem: 14103)
Tại biên giới của tỉnh Tây Khương sát với Tây Tạng có một bà lão sống cô độc, chồng và đứa con trai duy nhất của bà đã qua đời.
(Xem: 12965)
Một vị thiền sư nọ cất túp lều tranh trong rừng sâu sống ẩn dật tu luyện không tranh đua với đời. Thiền sư tiếp xúc với cỏ cây nhiều hơn con người cho nên tâm hồn ông rất thanh thản vô vi.
(Xem: 14048)
Thanh lọc tâm mình bằng cách thiền tập hoặc niệm Phật để tiếp xúc với năng lượng tĩnh lặng từ bên ngoài lẫn bên trong là cách làm của người tin Phật, có trí.
(Xem: 12157)
Có một thứ mà khi càng cho đi thì càng có thêm nhiều, đó là lòng tốt. Có một loại năng lượng nào càng sử dụng, thậm chí càng xài phí thì càng có nhiều thêm, đó là lòng tốt.
(Xem: 11892)
Thời giansự thật, nơi bôi xóa, giấu che và hiển lộ tất cả. Trong nghĩa ấy, thời gianlịch sử. Lịch sử được làm nên từ những ánh rực rỡ và những lặng thầm, trên đường đi của nhân loại.
(Xem: 13093)
Một ngày nọ, chàng trai muốn đi xuất gia. Chàng nói ý định này với người bạn thanh mai trúc mã của mình. Nàng thiếu nữ nghe xong thoáng buồn và hỏi lại...
(Xem: 13380)
Sơ suất có thể làm hại mình, hại người, nhất là trong những quyết định quan trọng. Đó là bài học tôi nghe được từ một người thầy.
(Xem: 11935)
Dầu cuộc đời có bận rộn và nhiêu khê đến đâu, hãy nhớ dừng lại để thở, để nhìn nụ cười trong những đóa hoa, mây bay trong tách cà phê thơm...
(Xem: 17059)
Công việc sẽ chiếm phần lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời.
(Xem: 12417)
Đức Phật đã khẳng định rằng nữ giới và nam giới đều bình đẳng trong khả năng chứng ngộ, và vì lý do đó Ngài đã cho phép họ được xuất gia...
(Xem: 12738)
Hè đến, những cánh phượng nhuộm đỏ một góc đường. Ta lại bồi hồi nhớ lại ký ức xưa cũ. Con đường đất, mái nhà xiu vẹo...
(Xem: 12311)
Hành trang đi vào trong vô thường để tìm chân thường, biết huyễn mộng vẫn đi vào huyễn mộng, để tìm lại con người chân thật, con người của thảnh thơi, thanh tịnh, hạnh phúc...
(Xem: 14005)
Mỗi bước chân và mỗi cái nhìn của mình có thể chế tác được năng lượng an lạc. Mình bước tới và mình biết là mình đang chạm vào tịnh độ.
(Xem: 12380)
Hạnh phúc luôn có mặt trên những chặng đường ta đi qua chứ không phải ở cuối con đường. Hạnh phúc có thể được tìm thấy trong từng phút giây ta sống...
(Xem: 11747)
Nếu mọi người, mọi nhà đều thực hành Luật Nhân Quả họăc biết sợ Nhân Quả thì thế giới này biến thành một Cung Trời mà chẳng cần phải bôn ba tìm kiếm Thiên Đường ở đâu khác.
(Xem: 12487)
Chư Phật Bồ tát xuất hiện ở đời vì chúng sinh mà khởi đại bi tâm, khải mê khai ngộ. Các Ngài đã phát đại nguyện ban vui cứu khổ, phụng sự cho chúng sinh mà không quản nại mọi khó khăn...
(Xem: 12977)
Khi bạn đau khổ, có những vấn đề, mắc bệnh ung thư, bệnh aids, rắc rối trong mối quan hệ, bất kỳ điều gì, hãy nghĩ: “Nguyện đại dương khổ đau sinh tử của tất cả chúng sinh khô cạn.”
(Xem: 13066)
Ở đây, mình đi tìm mùa xuân của lòng người, lòng mình, nên chỉ cần ngồi thật im, thật vững chãi và chế tác năng lượng mùa xuân...
(Xem: 12330)
Để có được sự trưởng dưỡng nội tâm, chúng ta cần phải sống chậm lại, chú ý lắng nghe nhiều hơn, nói ít đi, quan tâm nhiều hơn tới tiếng nói của nội tâm mình...
(Xem: 12403)
Trong cuộc sống cần rất nhiều thiện hạnh để nâng đỡ cho tinh thầnđời sống của chúng ta. Nếu không có những thiện hạnh, chúng ta sẽ dễ sao nhãng tinh thần...
(Xem: 11792)
Một phê bình luôn phải đặt vững trên nền tảng thực tại riêng của nó – thực tại mà nhãn quan của nó làm phát lộ, cái thực tại đặc thù bởi trong cách thức đặc thù mà liên hệ đến cái thực tại...
(Xem: 11842)
VNPG không phải là một phong trào hay một giai đoạn làm ăn phát đạt nhờ mua bán giỏi, mà là một nền tảng đạo đức chuyên biệt, dung chứa những tâm nguyện cao cả...
(Xem: 12117)
Chúng ta may mắn có một đạo Phật, dưới ánh sáng của Đấng Giác ngộ với tấm lòng Từ bi và Trí tuệ, xuất hiện trên cuộc đời uế trược nầy vì lợi ích cho trời người.
(Xem: 13194)
Lắng nghe mọi người, để hiểu và thương. Đó cũng là một cách nói rằng: tôi luôn có mặt cho mọi người, nhất là những người đang khổ đau.
(Xem: 12726)
Khi mình niệm hơi thở, nụ cười, là khi mình làm cho tâm mình lắng dịu, như hồ nước không gợn sóng, có nghĩa là mình có định.
(Xem: 13149)
Giác ngộ mới là cái cần làm, trong đó trước tiên là hiểu mình, đến hiểu bản chất của cuộc sống vạn vật, rồi quay lại với cuộc sống sôi động.
(Xem: 11754)
Thịt bò nói riêng và súc vật nuôi để làm thức ăn cho con người nói chung đã và đang tổn hại môi trường sinh thái.
(Xem: 14930)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã làm rõ ràng việc chúng ta có thể tha thứ ra sao nhưng vẫn tin rằng trong ý chí tự do chọn lựa, tất cả chúng tathể không phải hành động tổn hạithực hiện những điều tốt đẹp.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant