Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tập Hạnh Buông Bỏ

20 Tháng Sáu 201804:46(Xem: 8249)
Tập Hạnh Buông Bỏ
Tập Hạnh Buông Bỏ 

Thích Nữ
 Liên Trí


Tập Hạnh Buông Bỏ


Ngày Phật đản, ngày lễ hội văn hóa tâm linh của cả thế giới, là dịp để chúng ta hướng về Đức Phật với niềm tôn kính vô hạn và tri ân sâu xa với những gì Ngài để lại cho đời. Mỗi người con Phật có cách riêng của mình để tưởng niệm bậc Đạo sư nhân ngày lễ trọng đại này. Bản thânngười viết cảm nhận sự tri ân thiết thực nhất là học theo các hạnh lành của Đức Từ phụ để noi theo gương Ngài, soi lại tâm mình để nỗ lực thực hành trên con đường chuyển hóa khổ đau cho tự thân. Một trong những hạnh lành đáng quý nhất, đáng kính ngưỡng nhất nơi Ngài là sự buông bỏ. Ngài thành tựu Vô thượng Chánh đẳng chánh giác và lập nên một con đường sáng cho nhân loạitheo đó sống bình an và hạnh phúc cũng nhờ hạnh buông bỏ cao quý này. 

Sự từ bỏ vĩ đại của Đức Phật 

Ra đi, Thái tử Siddhartha từ bỏ tất cả: phụ vương, ngai vàng, vợ con, cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc tột đỉnh của thế gian dành cho một hoàng tử. Đây không phải là sự từ bỏ của một người cóđiều kiện sống tồi tàn dưới ngưỡng sống, chẳng hạn như già cả, đau ốm, nghèo khó, bệnh tật, ngán ngẫm cuộc đời, mà là sự ra đi của Thái tử là sự hy sinh từ bỏ của một vị hoàng tử đang ở vị trícao tột bựctuổi thanh xuân, đang sống trong sự yêu thương của hoàng thân quốc thích, cung vàng điện ngọc với tương lai huy hoàng của danh vọng và quyền lực, để chọn cuộc sống thanh bần, không nhà cửa vợ con, không của tiền danh vị. Chính vì nhận chân được sự tạm bợ, mong manh của những hạnh phúc đời thường, Ngài đã quyết chí ra đi, buông bỏ tất cả những hạnh phúccó tính giới hạn ở thế gian để có được hạnh phúc vô hạn của giải thoát. Đây quả thật là một sự từ bỏ, sự hy sinh vô cùng vĩ đại, duy nhất trong lịch sử loài người


Sau khi rời khỏi hoàng cung dấn thân vào con đường tìm cầu chân lýthái tử tiếp tục thực hànhhạnh từ bỏ. Khi đến thọ giáo với hai vị đạo sư danh tiếng nhất thời ấy là Alara Kalama và Uddaka Ramaputta, Thái tử nhanh chóng chứng đạt các cấp thiền ngang với thầy mình. Thái tử nhận thấycác cấp thiền mà Ngài chứng được chưa phải là chân lý tối hậu, Niết-bàn, chấm dứt sanh tử và mọi khổ đau, nên Ngài ra đi, dù cho hai đạo sư tha thiết mời ở lại cùng với họ lãnh đạo chúng đệ tửTừ bỏ sự sủng ái của những vị thầy danh tiếng thời bấy giờ, từ chối vị trí lãnh đạo đồ chúng là một sựtừ bỏ không dễ dàng với nhiều người, nhưng Ngài từ bỏ dễ dàng. So với sự từ bỏ cả tương lai thếgian đầy vinh hoa phú quý và quyền lực kia có thấm gì đâu, Ngài lại lên đường tiếp tục cuộc hành trình cầu đạo của mình. 

Rời hai vị thầy, Thái tử ngày nào đã trở thành một đạo sĩ thực hành phương pháp phổ biến như bao đạo sĩ ở Ấn Độ thời bấy giờ: khổ hạnh đủ các kiểu. Thái tử cùng với 5 người bạn đồng tu trong 6 năm ròng rã, kiên trì khổ hạnh ép xác tới mức con người Thái tử gầy khô như bộ xương, đôi mắt sâu hoắm xuống, sức khỏe giảm sút đến nỗi Ngài không còn đi vững được nữa. Ngài nghiệm thấy, càng kiên trì khổ hạnh, càng xa rời chân lý tối hậutâm trí càng mê mờ, thân thể càng suy yếu. Ngài mạnh dạn từ bỏ cách tu mà cả xã hội tôn vinh, Ngài đã dành ra ngót 6 năm để theo đuổi thực hành một cách nghiêm ngặt, mặc cho những người bạn đồng tu thất vọng, chê bai và từ bỏ Ngài. Đây là một sự từ bỏ kiến chấp không hề dễ dàng, nhưng Ngài đã làm được. 

Với sự nỗ lực cá nhân kiên trì không mệt mỏi, Ngài đã thành tựu đạo quả giác ngộ giải thoát,chứng nghiệm hạnh phúc tối thượng. Thế nhưng, một lần nữa, Ngài từ bỏ sự hưởng thụ quả vị giác ngộ một mình, chọn con đường độ sanh đầy gian khổ, sống đời hành khất, không sở hữu gì cả, ngoài y vải cũ sờn và bình bát đất khất thực nuôi mạng sống qua ngày. Không mệt mỏi trên bướcchân độ sanh, ngày đi, đêm nghỉ, miệt mài hành trình soi sáng khai tâm bao người trôi lăn giữa biển trần đưa lên thuyền giác, Ngài tận tụy trên con đường từ bỏ vĩ đại ấy cho đến khi cỗ xe tứ đại mòn mỏi và dừng nghỉ ở tuổi 80. 

Nếu ở vào vị trí của Ngài, thật khó để chúng ta có thể từ bỏ được. Đúng là sự từ bỏ vĩ đại của mộtcon người vĩ đại, để khai sinh ra một đạo Phật giải thoátgiác ngộ hiện hữu trên cõi đời này, để lại cho nhân loại gia tài vô giá là trí tuệ và từ bi mà những người con Phật như chúng ta đời đời đượcthừa hưởng

Tại sao cần buông bỏ? 

Tại sao phải buông bỏ? Kinh nghiệm bản thân sẽ dạy cho chúng ta bài học cuộc sống: nhất thiếtmình phải buông bỏ vì không thể kham nổi khối khổ đau đang đè nặngbức báchNếu không làm vậy, đau khổ chất chồng, bóp nghẹt con tim. Buông bỏ là nhân đưa đến quả hạnh phúc, mà hạnh phúc là điều ai cũng có thể dành trọn đời để hướng đến và tìm cầu. Đức Phật đã dùng vô số cách để nhắc nhở chúng đệ tử của Ngài rằng, nguyên nhân của khổ đau là tham ái, và từ bỏ tham đắmdục lạc là chìa khóa mở cánh cửa hạnh phúc tối thượng. Ngài là người tiên phong đã thành công, là người mở đường khi đặt gánh nặng sanh tử xuống, mở toang cánh cửa Niết-bàn bằng sự từ bỏvĩ đại ấy. Đây là con đường duy nhất để giải thoátgiác ngộ vậy. 


Khi hiểu buông bỏ là việc cần thiết để thong dong tự tại không chướng ngạichúng ta cần thực hành sự buông bỏ để xa lìa khổ đau, thoát ly sanh tử luân hồi, ngay bây giờ và ở đây, không nêntrì hoãnNếu không thực hành lúc này, thì không còn lúc nào khác để tập hạnh buông bỏ, bởi lẽ cuộc sống quá vô thường và ngắn ngủi, ngày mai không bao giờ đến. Sự sống gom vào trong mộthơi thở mong manh, một hơi thở ra mà không thở vào là chuyển sang kiếp khác. Do vậy, tại saocon người chúng ta khi tồn tại trong một hơi thở như vậy lại cứ phung phí thời gian quý báu, vùi tâm mình trong sầu não, lẩn quẩn trong “u mê” và phiền não mà không chịu từ bỏ? 

Buông bỏ những gì? 

Trong giáo lý Tứ diệu đếĐức Phật khẳng định rằng, buông bỏ là ý muốn được tự dothoát khỏitình trạng bất toại nguyện và khổ đau lặp lại và kéo dài theo cuộc sống của một chúng sanh.Buông bỏ không có nghĩa là chúng ta chối từ hạnh phúc, mà là từ bỏ khổ đau và những nguyên nhân của nó mà Đức Phật đã chỉ rõ trong phần “Tập đế”. Sự buông bỏ lớn nhất, toàn triệt nhất mà trong kinh Nguyên thủy thường mô tả là “Các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sửchánh trí giải thoát.” Mục đích rốt ráo của người tu tập là buông bỏ phiền não nhiễm ô ở mức vi tế nhất, thanh tịnh hoàn toànđạt đến tâm giải thoáttuệ giải thoátan lạc hạnh phúc tối thượngĐức Phật và các bậc Thánh đệ tử của Ngài đã thành tựu sự buông bỏ hoàn toàn như vậy. Với tuệ giác và tâm từcủa một bậc Đại Giác ngộ, Đức Phật đã thiết lập vô số pháp môn tu tập hạnh buông bỏ dành cho nhiều đối tượng khác nhau để tất cả đều được an lạchạnh phúc trong giáo pháp của Ngài. 


Sống ở đời, do vô minh bao phủ, chúng ta thường chấp trước vào các ý niệmphổ biến nhất là cho rằng các pháp hữu vi có tính chất thường còn, thân người khỏe hoài không bệnh, trẻ mãi không già, của cải tài sản chúng ta đang sở hữu là bền vững không hư hoại... Cho đến một ngày, mọi thứ không như mơ, chúng ta đau khổ đến cùng tột. Khi không đạt được những điều mong muốn, tất cả mọi hình thái của khổ đau như buồn phiềnmệt mỏicăng thẳnghoài nghiđau đớn, sân giận, phiền não… đều có mặt, chế ngự tâm chúng ta. Đây là lúc cần phải buông bỏ tất cả những tâm lýtiêu cực này để có hạnh phúc. Tâm trạng nhẹ nhàng, thanh thản liền có mặt khi đặt gánh nặng khổ đau xuống, và đây là cách đổi bất an để lấy hạnh phúc khi biết buông bỏ những sự cố, những bất hạnh mà mình không hề mong muốn càng sớm càng tốt. Ngay khi buông bỏhạnh phúc liền có mặt, như khi vừa đặt gánh nặng đang oằn trên vai xuống, chúng ta liền có cảm giác nhẹ nhàng, khỏe khoắn ngay lập tức

Để có thể dễ dàng buông bỏ, môi trường sống góp phần hỗ trợ đắc lực. Theo Đức Phật, sống đờixuất gia thanh bầnđơn giản với những nhu cầu tối thiểu của đời sống vật chấtthoát ly đời sốnggia đình nhiều ràng buộc, lắm trách nhiệm và vô vàn cám dỗ là chọn môi trường tốt nhất để tập hạnh buông bỏTừ bỏ đời sống gia đình, làm người xuất gia giải thoát là một việc khó làm, nên ai làm được, Đức Phật thường dành lời khen ngợi, như được ghi lại rất nhiều lần trong các bài kinhthuộc hệ Nikāya rằng: “Đời sống gia đình đầy những triền phượccon đường đầy những bụi đời.Đời sống xuất gia phóng khoáng như hư không. Thật rất khó cho một người sống ở gia đình có thể sống theo phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc. Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất giatừ bỏ gia đình, sống không gia đình”. 

Thật vậy, chỉ khi nào nới rộng sợi dây thương yêu ra khỏi phạm vi nhỏ hẹp, chật chội của gia đình, người thân, chúng ta mới có nhiều cơ hội để thực hành hạnh buông bỏ. Bởi lẽ còn trong nhà thế tục thì phiền não còn vây khốn chung quanh, không dễ gì gỡ được để sống tự tại không dính mắc.Từ bỏ thân bằng quyến thuộc, phố thị phồn hoatiện nghi vật chất đời thường, sống đời đạm bạc“ba y một bát tùy thân, ngoài ta chẳng bận mảy trần trong tâm”thong dong cảnh tịnh, lấy trời làm màn, đất làm chiếu, bá tánh là quyến thuộc chung thì mới mong tập hạnh buông bỏ được. 
Tuy nhiên, nếu chưa đủ duyên xuất gia thì vẫn có thể tập buông bỏ dần dần, nới lỏng sợi dây ràng buộc để phiền nãobức bách bớt siết chặt lấy tâm chúng ta hơn, để có thể thảnh thơi hơn trong cuộc sống này. 

Buông bỏ thật ra là một sự thay thế 

Buông bỏ là dừng lại và làm cho rơi rụng đi những ham muốn đời thường, những thứ đem lại niềm vui nhất thời nhưng tiềm ẩn nhiều đau khổ thống thiết và triền miên, dài dặc lắm khi dài hơn cả kiếp sống con ngườiTuy nhiên, nhiều người đang nắm giữ những hạnh phúc mong manh tạm bợ không dám buông bỏ, bởi lẽ họ sợ trạng thái trống không, sụp đổ sau khi buông. Thật ra, nói làbuông bỏ, nhưng thực chất đây là một sự thay thế và hoán đổi, nên ai trong chúng ta cũng có thể làm được tùy vào khả năng mỗi người, chọn món nào đưa đi để đổi lấy món nào đem về. Với những người có trí tuệ nhìn xa thấy rộng, hiểu được giá trị đích thực của cái được sau khi buông, họ sẽ chấp nhận buông cái ít giá trị để được cái nhiều giá trị hơn. Chúng ta không thể kêu một người ăn mày cam tâm cho con số tiền đang nắm chặt trong tay họ, cũng không thể nào đưa một nắm sỏi bảo họ đổi nắm tiền đang giữ trong tay. Thế nhưng, nếu dùng vàng là món có giá trị hơn để đổi thì họ vui lòng đổi ngay không cần suy nghĩVì vậythực chất của việc buông bỏ là hoán đổi. 

Tùy vào căn cơduyên nghiệptrí tuệ và mức độ cảm quan cuộc sống của mỗi cá nhân mà nhiều người nhận thức khác nhau về cùng một đối tượng nên cái gọi là “giá trị” đối với mỗi người mỗi khác. Có thứ người này ghê sợ nhưng người khác lại thèm thuồng, có nơi là chỗ ở lý tưởng của người này lại là ác mộng của người kia. Dưới lăng kính Phật pháp, sự hoán đổi khôn ngoan là bỏ đi cái ác để chọn lấy cái thiện, bỏ đi đau khổ để đổi lấy bình yên, bỏ đi hại họa để tìm về an lành. Lấy tuyên ngôn Chánh pháp được ghi nhận ở câu Pháp cú số 183 “Không làm các điều ác, làm các điều lành, giữ tâm ý thanh tịnh” làm tiêu chuẩn để chọn cái thay thế và hoán đổi, chúng ta sẽ tập hạnh buông xả một cách thiết thực và có hiệu quả

Đơn giản và cụ thể thế này, người tu học Phật chọn dùng thức ăn chay thay cho thức ăn mặn, có nghĩa là người ấy buông bỏ được con dao mổ; dùng bố thí thay cho trộm cướp, người ấy sẽ buông bỏ được lòng tham; dùng trí tuệ thay cho ngu dốt, người ấy sẽ buông bỏ được cố chấp; dùngchánh niệm thay cho tạp niệm, người ấy sẽ buông bỏ được lăng xăng, ngông cuồng; dùng nhẫn nhục thay cho báo thù, người ấy sẽ buông bỏ được sân hận; dùng yêu thương thay cho trả thù, người ấy sẽ buông bỏ được hiềm hận. Như vậy, muốn hạnh phúc, không phải là buông bỏ, mà làsử dụng phương pháp thế, như Đức Phật đã từng giới thiệu trong một bài kinh rằng, dùng một tâm thiện đánh bật một tâm ác ra khỏi tâm, ví như dùng một chiếc nêm để đánh bật một chiếc nêm khác (Trung bộ kinh số 19: Kinh Song tầm). 

Điều này cho tất cả chúng ta một niềm tin và động lực rằng, ai cũng có thể tập hạnh buông bỏ, để làm mới, để thay thế, bỏ đi những cái ít giá trị hơn và đem về cái nhiều giá trị hơn. Những ai khôn ngoan biết bỏ niềm vui tạm bợ, chọn đời sống phạm hạnh chân chánh là thực hành hạnh buông bỏ, để giã từ phiền não, chào đón hạnh phúc là đổi kẹo lấy vàng vậy (theo cách nói của Tỳ-kheo Thanissaro). Như một quy luật, sự thay thế này là một quá trình, diễn ra tuần tự từ thô đến tế xuyên suốt thời gian nỗ lực và kiên trì của người thực hành vậy. 

Khi nào mới chịu buông bỏ? 

Vẫn biết buông bỏ là điều cần làm để có hạnh phúc và an lạctuy nhiên, khi vô minh che lấp, sự hấp dẫn của các pháp trần khơi dậy tâm ham muốn và chúng ta cứ ngỡ thỏa mãn những gì mình muốn là hạnh phúc có mặt. Chỉ khi nào có tuệ giác ở mức độ nhất địnhchúng ta mới có thể buông bỏ hạnh phúc phù du thoáng qua để chọn thứ hạnh phúc lâu dài và trọn vẹn. Như vậy, trí tuệ là nền tảng căn bản cho mọi sự buông bỏ, vì chỉ ánh sáng trí tuệ mới có đủ sức soi thấu để chúng tathấy rõ những ham muốn tầm thường có phần ngọn thì ngọt mà phần gốc thì đắng để sớm buông bỏ trước khi quá muộn màng


Cùng với tuệ giác, trực tiếp chạm mặt khổ đau để rồi xuyên qua khổ đau, chạm tận cùng của nỗi khổ niềm đau ấy, người ta mới có thể buông bỏ. Do đó, tập hạnh buông bỏ đối với người chưa từng trải nghiệm đau khổ, nhất là ở những người trẻ, là một điều không dễ, bởi lẽ con đường họ đang đi thỏa hiệp với con đường của sự ham muốn dục lạc và có vẻ mọi thứ đang tốt đẹp. Nhữngham muốn như ăn ngon, mặc đẹp, có nhiều tiền, được khen ngợi, thỏa mãn những sắc dục là điều rất tự nhiên trong con người của chúng ta và đời toàn màu hồng khi thứ hạnh phúc “ngoài da”mong manh kia chưa bong tróc để hiển lộ một sự thật trần trụi. Cho đến khi nào, lớp áo hạnh phúcmong manh bao phủ những ham muốn này rách đi, người ta cảm nhận khổ đau đến cùng tột là lúcbản chất thật của ham muốn ngũ dục được phô bày, họ mới chịu buông. 

Như vậy, không luận hành giả ở độ tuổi nào, tu tập hình thức nào, chỉ khi nào chánh niệm tỉnh giácđể thấy rõ sự ham muốnchấp trước là nguyên nhân gây ra đau khổ thì người ấy mới có thể buông bỏ. Lúc này, trí tuệ quán chiếu, sự trải nghiệm bản thân, kể cả sự vấp váp thất bại đều cần thiếtcho sự buông bỏ. Khi có tuệ giác và trải nghiệm thực tế đủ lớn để nhận ra bản chất thật sự của những đau khổ, nhiêu khê, vướng mắctrần lụy khi theo đuổi những đối tượng của dục vọng, thì người ấy sẽ đi đến quyết định buông bỏ

Thay lời kết: càng buông bỏ, càng hạnh phúc 

Thiền sư Ajahn Chah từng chia sẻ từ sự trải nghiệm thực hành hạnh buông bỏ trong một bài giảng rằng: “Người nào buông bỏ ít, bình an ít, buông bỏ nhiều, bình an nhiều, buông bỏ hoàn toànbình an hoàn toàn.” Điều này truyền cảm hứng cho tất cả chúng ta rằng tất cả đều có thể thực hànhhạnh buông bỏ tùy theo khả năng và nghiệp duyên của mỗi người. Nếu chưa thể buông bỏ hoàn toàn thì vẫn có thể làm vơi nhẹ dần những phiền nãohạn chế dần những ham muốn đời thường và an lạchạnh phúc theo đó cũng lớn dần theo mức độ gia công và nỗ lực của hành giả


Để giúp cho chúng đệ tử dễ dàng hơn trong việc chế ngự tâm, thực hành hạnh buông bỏĐức Phật chế định ra hệ thống giới luậtquy định những điều không nên làm để giảm thiểu tối đa nhữngham muốn mang mầm đau khổ, giúp người thực hành sống trong ranh giới an toàn của đời sốngthiểu dục tri túc thánh thiệnan lạc và hạnh phúcHệ thống giới luật của người xuất gia giúp chohành giả buông bỏ hoàn toàn để có hạnh phúc trọn vẹn. Trong khi đó, giới luật dành cho người cư sĩ tại gia đặt nền tảng trên 5 giới là một cẩm nang quý báu để hỗ trợ cho người thực hành hạn chếham muốnbuông bỏ dần dần trên con đường chuyển hóa khổ đau, mà vẫn còn đang đi trên con đường của sự ham muốn

Điều này có nghĩa là ai ai cũng có thể nương vào cẩm nang Đức Phật để lại cho đời để thực hànhhạnh buông bỏĐơn giản là bạn cứ hưởng thụ hạnh phúc theo kiểu của bạn, cho đến khi sự hưởng thụ ấy đem lại cho bạn chướng ngại và khổ đau thì hãy đem cẩm nang quý báu của Đức Phật dành tặng cho những người có đủ tuệ giác để sợ hãi khổ đau ra mà áp dụng. Với tuệ giác ở mức tối thiểu đó, cùng kinh nghiệm khổ đau vừa trải qua, bạn có thể bắt đầu thực tập sự buông bỏ; sự thực hành lúc này là cần thiết vì bạn không muốn phải chịu đựng khổ đau thêm nữa. Chỉ từ trong đau khổ ngoi lên, chúng ta mới tha thiết thực hành hạnh buông bỏ để thoát ly đau khổ. Do đó, càng đau khổchúng ta càng thấy giá trị của các giới điều như một bảo vật cho chúng ta trong quá trình trị liệu và chuyển hóa khổ đau. Đây là cách thừa hưởng tối ưu gia tài Chánh pháp màĐức Phật đã dày công gầy dựng và để lại cho đời. 

Thực hành hạnh buông bỏ giữa những cám dỗ vật chất đang bủa giăng rình rập với nhiều hình thức hấp dẫn khác nhau là noi theo gương hạnh từ bỏ vĩ đại của Đức Phật, là hành động có ý nghĩa thiết thực nhất để chúng ta tưởng niệm Đức Từ phụ Bổn Sư nhân ngày lễ Đản sanh của Ngài. Những ai đang thao thức với con đường giải thoát giác ngộ, tìm cầu an lạc, giải thoát thật sự thì hãy thực hành hạnh buông bỏ - buông bỏ từng phần, buông bỏ dần dần cho đến lúc có thểbuông bỏ hoàn toàn để có được hạnh phúc trọn vẹn và tối thượng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13215)
Tự lựcyếu chỉ để mình vượt thoát mọi khổ đau, nó có được khi mình hiểu đến nơi đến chốn, khi mình biết thương mình thật sự.
(Xem: 13378)
Khi trong ta đã có tâm tuệ, mọi hành xử của ta đều có mặt của tuệ, nên chúng không bị đối ngại bởi những nhận thức hữu ngã...
(Xem: 13988)
Mỗi tuần lễ đều có hai ngày mà chúng ta không cần phải bận tâm lo âu đến và suy nghĩ đến. Ngày thứ nhứt là Hôm Qua...
(Xem: 13230)
Ngài có công lớn đem Phật giáo vào thế giới phương Tây, mang lại hòa hợp giữa các tôn giáo, trồng cây Bồ Đềvị trí tương xứng với nhân loại ngày nay.
(Xem: 13634)
Cuộc sống là phụ thuộc lẫn nhau. Để có được hạnh phúc, một người cần phải cống hiến nuôi dưỡng hết mình cho xã hội và cho tất cả chúng sinh.
(Xem: 13288)
Ờ, thì nôn nao, thì nhớ, thì… nôn nao. Nhớ hình bóng quê nhà, là nhớ mẹ. Nhớ lúc mẹ lật đật chạy từ trong nhà ra ngõ đón mình về.
(Xem: 13203)
Một vị Bồ tát đạt được giải thoát như một vị a la hán bồ tát trên con đường trở thành một vị Phật. Nhưng ngài không dừng ở đấy; ngài sẽ hoạt động xa hơn để đạt đến giác ngộ.
(Xem: 13006)
Nói đến Tết, chúng ta thường nghĩ tới một dịp vui đầu năm mới - Tết Nguyên đán (còn gọi là Tết cả)...
(Xem: 12510)
Kính đa tạ quý Ôn giảng sư, quý thầy, quý ni sư, quý sư cô luôn hiện diện đầy đủ trong lớp học để thời gian an cư ngắn ngủi tại PHVQT năm 2011
(Xem: 14120)
Đời sống của ngài hàng ngày theo một thời khóa giản dị. Ngài dậy trước khi hừng đông, một thời gian hoàn toàn êm ả và tĩnh lặng thật tuyệt hảo để thiền quán.
(Xem: 12411)
Mỗi ngày được lên trang nhà và đọc một câu chuyện đêm khuya cũng giúp mình tịnh tâm học hỏi được chút ít gì làm hành trang cho chính mình trên con đường tu tập nên mình vui lắm.
(Xem: 12988)
Với dân số khoảng hơn 6 triệu người và có tới 1.400 ngôi chùa lớn nhỏ, Lào là nước có tỉ lệ chùa cao nhất thế giới so với số dân.
(Xem: 13339)
Phật giáo vượt qua giới hạn của cá nhân-nhận ra sự thật của sự liên kết lẫn nhau có nghĩa là cùng tham gia với mọi người trong một thế giới rộng lớn hơn.
(Xem: 11708)
Giới trí thức Phật giáo luôn quan tâm đến nghiệp vận tôn giáo mình trên quê hương cũng như nơi đất khách. Họ vẫn ngồi lại mỗi khi có dịp, nỗi ưu tư được nêu ra...
(Xem: 12573)
Về phương diện tinh thần, hơi thở còn có khả năng làm lắng dịu và chữa trị những cảm xúc tuyệt vọng, lo âu, sợ hãi, bất an v.v... trong ta được bình phục.
(Xem: 13259)
Con người ta nếu sống chân thành, thật thà với chính mình, với người thì cái tâm ấy như vàng, như kim cương nên không sợ chi lửa.
(Xem: 13113)
Văn học Phật giáo có kể về những kỹ nữ là những Phật tử thuần thành. Trưởng lão ni kệ có kể về hai kỹ nữ, cũng là hai chị em Vimala và Sarama.
(Xem: 19448)
Thủ Dầu Một đầu tiên là địa danh vùng, rồi địa danh các đơn vị hành chính các cấp: hạt TDM (1869), tỉnh TDM (1899), thị xã TDM (1975).
(Xem: 13357)
Dù lý giải như thế nào đi nữa thì cũng dễ dàng nhận thấy là mối quan hệ tình cảm của con người là cái quan trọng nhất vượt lên trên cả tiền bạc, vật chất...
(Xem: 13528)
Ta phải thực tập chính niệm để duy trì cái thấy vô thường; cái thấy các pháp tương tác duyên khởi ở trong thế gian, đang bị vô thường bức hại...
(Xem: 17674)
Trước miếu Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút. Trên cây xà ngang trước miếu có con nhện chăng tơ...
(Xem: 14098)
Tại biên giới của tỉnh Tây Khương sát với Tây Tạng có một bà lão sống cô độc, chồng và đứa con trai duy nhất của bà đã qua đời.
(Xem: 12949)
Một vị thiền sư nọ cất túp lều tranh trong rừng sâu sống ẩn dật tu luyện không tranh đua với đời. Thiền sư tiếp xúc với cỏ cây nhiều hơn con người cho nên tâm hồn ông rất thanh thản vô vi.
(Xem: 14032)
Thanh lọc tâm mình bằng cách thiền tập hoặc niệm Phật để tiếp xúc với năng lượng tĩnh lặng từ bên ngoài lẫn bên trong là cách làm của người tin Phật, có trí.
(Xem: 12144)
Có một thứ mà khi càng cho đi thì càng có thêm nhiều, đó là lòng tốt. Có một loại năng lượng nào càng sử dụng, thậm chí càng xài phí thì càng có nhiều thêm, đó là lòng tốt.
(Xem: 11878)
Thời giansự thật, nơi bôi xóa, giấu che và hiển lộ tất cả. Trong nghĩa ấy, thời gianlịch sử. Lịch sử được làm nên từ những ánh rực rỡ và những lặng thầm, trên đường đi của nhân loại.
(Xem: 13082)
Một ngày nọ, chàng trai muốn đi xuất gia. Chàng nói ý định này với người bạn thanh mai trúc mã của mình. Nàng thiếu nữ nghe xong thoáng buồn và hỏi lại...
(Xem: 13366)
Sơ suất có thể làm hại mình, hại người, nhất là trong những quyết định quan trọng. Đó là bài học tôi nghe được từ một người thầy.
(Xem: 11929)
Dầu cuộc đời có bận rộn và nhiêu khê đến đâu, hãy nhớ dừng lại để thở, để nhìn nụ cười trong những đóa hoa, mây bay trong tách cà phê thơm...
(Xem: 17034)
Công việc sẽ chiếm phần lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời.
(Xem: 12409)
Đức Phật đã khẳng định rằng nữ giới và nam giới đều bình đẳng trong khả năng chứng ngộ, và vì lý do đó Ngài đã cho phép họ được xuất gia...
(Xem: 12724)
Hè đến, những cánh phượng nhuộm đỏ một góc đường. Ta lại bồi hồi nhớ lại ký ức xưa cũ. Con đường đất, mái nhà xiu vẹo...
(Xem: 12302)
Hành trang đi vào trong vô thường để tìm chân thường, biết huyễn mộng vẫn đi vào huyễn mộng, để tìm lại con người chân thật, con người của thảnh thơi, thanh tịnh, hạnh phúc...
(Xem: 13993)
Mỗi bước chân và mỗi cái nhìn của mình có thể chế tác được năng lượng an lạc. Mình bước tới và mình biết là mình đang chạm vào tịnh độ.
(Xem: 12374)
Hạnh phúc luôn có mặt trên những chặng đường ta đi qua chứ không phải ở cuối con đường. Hạnh phúc có thể được tìm thấy trong từng phút giây ta sống...
(Xem: 11728)
Nếu mọi người, mọi nhà đều thực hành Luật Nhân Quả họăc biết sợ Nhân Quả thì thế giới này biến thành một Cung Trời mà chẳng cần phải bôn ba tìm kiếm Thiên Đường ở đâu khác.
(Xem: 12475)
Chư Phật Bồ tát xuất hiện ở đời vì chúng sinh mà khởi đại bi tâm, khải mê khai ngộ. Các Ngài đã phát đại nguyện ban vui cứu khổ, phụng sự cho chúng sinh mà không quản nại mọi khó khăn...
(Xem: 12963)
Khi bạn đau khổ, có những vấn đề, mắc bệnh ung thư, bệnh aids, rắc rối trong mối quan hệ, bất kỳ điều gì, hãy nghĩ: “Nguyện đại dương khổ đau sinh tử của tất cả chúng sinh khô cạn.”
(Xem: 13063)
Ở đây, mình đi tìm mùa xuân của lòng người, lòng mình, nên chỉ cần ngồi thật im, thật vững chãi và chế tác năng lượng mùa xuân...
(Xem: 12258)
Để có được sự trưởng dưỡng nội tâm, chúng ta cần phải sống chậm lại, chú ý lắng nghe nhiều hơn, nói ít đi, quan tâm nhiều hơn tới tiếng nói của nội tâm mình...
(Xem: 12314)
Trong cuộc sống cần rất nhiều thiện hạnh để nâng đỡ cho tinh thầnđời sống của chúng ta. Nếu không có những thiện hạnh, chúng ta sẽ dễ sao nhãng tinh thần...
(Xem: 11713)
Một phê bình luôn phải đặt vững trên nền tảng thực tại riêng của nó – thực tại mà nhãn quan của nó làm phát lộ, cái thực tại đặc thù bởi trong cách thức đặc thù mà liên hệ đến cái thực tại...
(Xem: 11774)
VNPG không phải là một phong trào hay một giai đoạn làm ăn phát đạt nhờ mua bán giỏi, mà là một nền tảng đạo đức chuyên biệt, dung chứa những tâm nguyện cao cả...
(Xem: 12102)
Chúng ta may mắn có một đạo Phật, dưới ánh sáng của Đấng Giác ngộ với tấm lòng Từ bi và Trí tuệ, xuất hiện trên cuộc đời uế trược nầy vì lợi ích cho trời người.
(Xem: 13125)
Lắng nghe mọi người, để hiểu và thương. Đó cũng là một cách nói rằng: tôi luôn có mặt cho mọi người, nhất là những người đang khổ đau.
(Xem: 12653)
Khi mình niệm hơi thở, nụ cười, là khi mình làm cho tâm mình lắng dịu, như hồ nước không gợn sóng, có nghĩa là mình có định.
(Xem: 13113)
Giác ngộ mới là cái cần làm, trong đó trước tiên là hiểu mình, đến hiểu bản chất của cuộc sống vạn vật, rồi quay lại với cuộc sống sôi động.
(Xem: 11679)
Thịt bò nói riêng và súc vật nuôi để làm thức ăn cho con người nói chung đã và đang tổn hại môi trường sinh thái.
(Xem: 14896)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã làm rõ ràng việc chúng ta có thể tha thứ ra sao nhưng vẫn tin rằng trong ý chí tự do chọn lựa, tất cả chúng tathể không phải hành động tổn hạithực hiện những điều tốt đẹp.
(Xem: 13866)
Có một ý thức trực giác về nghiệp quả - một sự hiểu biết rằng hạnh phúc, và bất hạnh của chúng ta tùy thuộc vào hành động của chúng ta...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant