Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nỗi Lòng & Hạnh Nguyện Của Di Mẫu

28 Tháng Sáu 201807:31(Xem: 6385)
Nỗi Lòng & Hạnh Nguyện Của Di Mẫu

NỖI LÒNG & HẠNH NGUYỆN CỦA DI MẪU

(Truyện cổ sử- Thánh Ni Đại Ái Đạo)


Lam Khê


Mahàpajàpati- Gotami
 


Nhận trọng trách nuôi dưỡng Thái tử Sĩ Đạt Ta, Mahàpajàpati- Gotami không biết mình đã là Di mẫu của một vị Phật tương lai. Và bà hẵn cũng không thể nghĩ có ngày bản thân lại được xuất gia, trở thành vị Ni đầu tiên trong Giáo đoàn Tăng lữ của Sa môn Cồ Đàm.

Khi ấy Gotami chỉ nghĩ đơn giản một điều là vâng theo chiếu chỉ của đức vua Tịnh Phạn và di nguyện của Hoàng hậu Ma Da- người chị ruột vừa qua đời sau khi hạ sanh Thái tử được 7 ngày. Hơn ai hết bà hiểu rõ trách nhiệm một Di mẫu không chỉ đơn thuần là việc nuôi dưỡng một đứa trẻ sơ sinh mà đây là Thái tử, là người sẽ kế vị ngôi vua, là niềm tự hào của cả giòng họ Shakya. Có biết bao điềm lành, bao lời dự đoán về tương lai của vị tiểu Thái tử này. Tiên nhân A Tư Đà từ trên núi cao tìm đến chúc mừng và khi nhìn thấy dung mạo đã phải thốt lên: “ Nếu làm vua ở thế gian, Thái tử sẽ là một vị Thiên tử xuất chúng, thống lãnh cả giang sơn rộng lớn; còn nếu xuất gia học đạo người sẽ là bậc thầy của ba cõi… là cha lành của muôn loại chúng sanh đang đắm chìm trong sông mê biển khổ” 

Sự kỳ vọng lớn lao được đặt lên đôi vai bé nhỏ, tâm trạng Gotami không tránh khỏi những lúc băn khoăn nghĩ ngợi. Áp lực là vậy, nhưng với một trái tim nhân hậu lại giàu cảm xúc, bà nhận ra một sợi dây thâm tình vừa được buộc chặt. Đứa trẻ thơ chào đời đã lan tỏa một sức sống diệu kỳ mãnh liệt, một khuôn mặt khôi ngô sáng đẹp như trăng rằm gợi nhớ hình ảnh người chị thân yêu vừa khuất bóng, khiến lòng bà nguôi ngoai nỗi ưu buồn mất mát. Tình cảm xuất phát tận đáy lòng mang theo niềm vui tràn ngập khi được làm mẹ- dù là di mẫu, Gotami tự nhủ với lòng sẽ yêu thương chăm sóc Thái tử chu đáo như đứa con do mình sanh thành.   

***

Trong suốt nhiều tuần lễ… cung điện Hoàng gia luôn sáng rực ánh đèn, rộn ràng tiếng đàn tiếng trống như đang vào mùa hội lớn. Cũng phải thôi. Nhà vua cùng hoàng tộc đang tiến hành hôn lễ cho Thái tử Sĩ Đạt Ta cùng công chúa Da Du Đà La, con gái Vua Bạch Phạn nước lân bang. Có thể nói… lâu lắm rồi Hoàng cung mới có được không khí tưng bừng náo nhiệt đến vậy. Và cũng lâu lắm rồi… dân chúng kinh thành Ca Tỳ La Vệ mới tận hưởng niềm vui trọn vẹn khi chứng kiến lễ thành thân của vị Thái tử mà họ hết lòng kính yêu ngưỡng mộ. Cuộc hôn nhân vương giả của đôi trai tài gái sắc được tổ chức long trọng trong tiếng reo hò chúc tụng của quần thần cùng bàng dân trăm họ…

Người vui nhất không ai khác là vua cha Tịnh Phạn. Sau bao năm chờ đợi, cuối cùng ngày này cũng đến. Sự chờ đợi của nhà vua cũng như bao bậc làm cha làm mẹ, mong muốn con cái sớm thành gia lập thất. Có khác chăng là sự mong chờ ấy luôn ẩn chứa một nỗi lo sợ vô hình, một chút niềm tin pha lẫn ngờ vực. Suốt bao năm tháng… chứng kiến từng bước đi đầu đời cho đến những ngày lớn khôn chững chạc của Thái tử, nhà vua không che dấu niềm tự hào kiêu hãnh.  

Không tự hào sao được khi mà Sĩ Đạt Ta, đứa con sanh ra với bao điềm lành được báo trước ngày càng tỏ ra thông minh nổi bật hơn hẵn đám trẻ đồng trang lứa. Khi Thái tử được 7 tuổi, nhà vua cho mời các vị danh sư trong nước về dạy và chỉ chưa đầy 5 năm, Sĩ Đạt Ta  đã làu thông cả 5 môn học ( Ngôn Ngữ, Lý Luận, Thiên Văn, Y học, Công Kỹ nghệ) cùng 4 bộ Vệ Đà. Những môn học mà ngay cả người trưởng thành lúc bấy giờ cũng khó tiếp thu hết được trong ngần ấy thời gian. Sau đó, Sĩ Đạt Ta học qua các môn võ thuật cung kiếm và đều tỏ ra xuất sắc vượt trội, khiến cho các vị giáo thọ lỗi lạc nhất cũng phải lắc đầu vì không còn gì để chỉ dạy thêm.

Bước qua tuổi trưởng thành, Thái tử là một chàng trai tuấn tú, văn võ song toàn, khí chất thông thái, phẩm cách đạo đức cũng sớm được bộc lộ qua từng lời nói ứng xử với mọi người. Thái tửtư cách của người lãnh đạo, có phẩm chất là một minh quân lại có cốt cách của một đạo sĩ. Đó là điều khiến nhà vua lo lắng và luôn tìm mọi cách ngăn trở để Thái tử không phát triển về mặt tâm linh đạo học. Là một người cha, một vị vua, Quốc vương chỉ mong đợi một ngày không xa, Thái tử sẽ ngồi lên chiếc ngai vàng trị vì thiên hạ. Cuộc hôn nhân được cho là sự kết thân của hai vương triều, là sự sắp xếp của người lớn… nhưng trên hết vẫn là tình yêu chân thành của Thái tử dành cho nàng công chúa xinh đẹp dịu dàng. Với tình yêu ấy… năm dài tháng rộng sẽ kết thêm hoa quả ngọt ngào, đủ để gắn chặt Thái tử bên vợ đẹp con ngoan cùng với vương quyền thế lực hùng mạnh.

Sự lo lắng của nhà vua lại khác hẵn với nỗi niềm thầm kín lâu nay của Di Mẫu. Là người trực tiếp nuôi dưỡng Thái tử, bà hiểu rất rõ tính cách của Sĩ Đạt Ta. Xuất thân là một Thái tử quyền quý, nhưng Sĩ Đạt Ta không thích tận hưởng cuộc sống xa hoa giữa chốn Hoàng cung tráng lệ mà chỉ tìm đến những nơi thanh vắng để được một mình ngồi trầm tư mặc định. Được nuôi dạy để trở thành người thừa kế ngai vàng, song Thái tử lại không quan tâm đến vấn đề chính trị thời cuộc dù tài trí năng lực có thừa. Chính cuộc sống có phần khép kín của Thái tử khiến Di mẫu phải hứng lấy bao lời chỉ trích chê bai. Người ta cho rằng nhân cách của Thái tử là do tuổi thơ sống thiếu vắng tình mẫu tử, là bởi không nhận được sự chăm sóc mặn mà của người kế mẫu. Sau khi Di mẫu hạ sanh Hoàng tử Nan Đà… mọi người càng khẳng định tình mẹ con của bà đối với Sĩ Đạt Ta đã có ít nhiều sự thay đổi phân biệt.    

Bỏ ngoài tai những lời thị phi đàm tiếu, Mahàpajàpati hiểu rõ cuộc sống và tình cảm bà dành cho Thái tử còn sâu xa thắm thiết hơn mọi thứ trên đời. Từ khi Sĩ Đạt Ta còn nhỏ, bà cảm nhận có sự khác biệt qua ánh mắt vẻ nhìn, qua từng lời nói bước đi của Thái tử. Trải qua năm tháng… Sĩ Đạt Ta trưởng thành thì sự cảm nhận của bà càng trở nên xác thực. Cho đến lúc này, khi Thái tử đã yên bề gia thất, vua Tịnh Phạn có thể an tâm hài lòng, bá quan cùng thần dân trăm họ vui sướng về một đấng minh quân trong tương lai. Chỉ có Mahàpajàpati bình tỉnh nhìn sự việc theo chiều hướng khác. Bởi bà hiểu… không có gì, dù đó là những sợi dây thiêng liêng cao cả nhất có thể buộc chặt được trái tim và ý chí xuất trần của bực đại hùng đại lực.

***

Kinh Thành Kapilavatthu lại thêm một lần dậy sóng. Đợt sóng lần này cao hơn cả lần Thái tử Sĩ Đạt Ta vượt thành tìm đường xuất gia học đạo. Đó là một đêm khi mà cả hoàng cung đắm chìm trong giấc ngủ sau bữa tiệc linh đình, Thái tử trở dậy, lén nhìn vợ con lần cuối rồi cùng Xa Nặc và con ngựa Kiền Trắc trốn đi. Sau hơn 7 năm khổ hạnh, Ngài nhận ra con đường trung đạo chính là chân lý diệu mầu đưa đến sự thành tựu đạo quả vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Sau khi đắc đạo dưới cội bồ đề, bên dòng sông Ni liên Thiền, Đức Thích Ca Mâu Ni rời khỏi Khổ Hạnh Lâm bắt đầu thuyết pháp độ sanh. Chúng đệ tử theo ngài xuất gia tu tập chứng quả có đến ngàn vị. Hàng phật tử tại gia quy y thọ giáo thì nhiều vô kể, từ giới thượng lưu vua quan hoàng thân quốc thích cho đến kẻ thứ dân cùng đinh trong xã hội. Bấy giờ ai cũng gọi Ngài là Phật, là đức Thế Tôn, là Sa môn Cồ Đàm. Tên Sĩ Đạt Ta chỉ còn là hoài niệm trong tâm tưởng của dòng họ Sakyda. Hằng ngày Phật đưa chúng đệ tử đi khất thực. Đây là việc hóa duyên độ sanh của hàng xuất gia, không phân biệt nghèo giàu, không xem trọng thế quyền danh vị ở thế gian. Mỗi ngày ăn một bữa, đêm vào rừng tọa thiền rồi nghỉ lại dưới gốc cây. Lần hồi Sa Môn Cồ Đàm cũng về tới kinh thành Ca Tỳ La vệ.  

Người cha già sau bao ngày mỏi mòn đợi chờ, nghe tin con sắp về thì rất đổi vui mừng, trong lòng vua Tịnh Phạn lại thắp lên chút hy vọng. Bởi vua nghĩ sau nhiều năm thỏa mãn việc tu hành thì Sĩ Đạt Ta lại trở về nhà. Ngai vàng điện ngọc vẫn còn đó. Công chúa Da Du Đà La- người vợ trẻ xinh đẹp bao năm vẫn trung trinh chờ đợi chồng. Và đứa con thơ La Hầu La vừa tròn 7 tuổi đang rất nóng lòng gặp người cha vốn chưa một lần nhìn thấy mặt.   

Điều làm nhà vua ngạc nhiênThái tử không về ngay hoàng cung mà dẫn đoàn đệ tử tuần tự đi vào làng, tay ôm bình bát khất thực xin ăn. Đây quả là một điều sĩ nhục đối với giòng họ Shakya. Không cam lòng thấy con mình hành hạ xác thân như vậy. Vua lệnh cho các quan hậu cần chuẩn bị đầy đủ các món thịt ngon rượu quý để khi thầy trò Thái tử về tới kinh thành sẽ thết đãi một bữa linh đình. Vua còn cho gọi nàng dâu Da Du Đà La đến dặn dò mọi chuyện. Khi Thái tử về… phải dẫn La Hầu Ha ra gặp cha và bày tỏ niềm nhớ thương ngày đêm mong đợi để Thái tử nghĩ đến tình nghĩa vợ chồng cha con mà không nỡ rời xa…

Vừa gặp Phật, vua liền buông lời trách cứ:

- Sao con lại có thể hành xử như thế… thân là một Thái tử lại hạ mình đi ăn xin để sống qua ngày, lại còn tiếp xúc với bọn hạ lưu thì còn gì phẩm giá cao quý của giòng họ nhà ta. Quả thật là một điều sĩ nhục…

Phật trao bình bát cho vua rồi nhẹ lời giải thích:

- Đây là bình bát của Như Lai. Chư Phật quá khứ sau khi chứng đạo đều ôm bát đi xin cơm ngàn nhà để nuôi dưỡng xác thân tứ đại này. Nay Như Lai cũng vậy. Tâm Như Lai bình đẳng thì đâu có sự phân biệt giai cấp sang hèn giàu nghèo. Tăng đoàn khất thực với mục đích cao cảhóa duyên độ chúng. Một bát cơm là một mảnh ruộng để chúng sanh gieo trồng hạt giống phước điền vào đó. Ý nghĩa của việc khất thực là mang lại sự an lạc giải thoát cho mọi người. Đó là hạnh nguyện, là truyền thống cao cả của bậc giác ngộ, sao Phụ vương lại cho đó là điều sĩ nhục…

Vua nghe qua mấy lời đạo lý sâu xa, trong lòng cũng vơi bớt sự hoài nghi sầu muộn. Suốt mấy ngày, Phật vì vua cha thuyết pháp khiến ông liễu ngộ lý vô thường sanh diệt của đời người, bao nhiêu phiền giận tiêu tan, những điều cố chấp kiêu mạn cũng không còn. Nhờ thiện căn được gieo trồng từ nhiều kiếp, không bao lâu vua chứng sơ quả Tu Đà Hoàn.

***

Theo lời thỉnh cầu của Di mẫu… Phật vào nội cung thọ trai, sau đó ngài sẽ cùng chư Tăng lên đường tiếp tục cuộc hành trình du phương hóa đạo. Trong 7 ngày lưu lại hoàng cung, Đức Thế Tôn đi thăm viếng các vị hoàng thân quốc thích, thuyết các pháp sanh diệt vô thường khổ không vô ngã và nhiều người sớm tỏ ngộ xin Phật xuất gia. Nan Đà, con trai của Di mẫuLa Hầu La con của Da Du cũng được Như Lai hóa độ. Điều này khiến vua Tịnh Phạn cảm thấy lo ngại nhưng rồi ông cũng hiểu khó mà ngăn được dòng thác vô sanh đang tuôn chảy vào những khu rừng bạt ngàn hương hoa tuệ giác.  

Từ xa… đoàn Sa môn khất sĩ đang từ từ bước tới, dẫn đầu là đức Thích Ca, hai tay ôm bát, dáng vẽ uy nghiêmthong dong tự tại. Bất giác Mahàpajàpati- Gotami nghe như có nguồn năng lượng chạy khắp châu thân. Hình ảnh này, dáng vẻ này bà đã nhìn thấy đâu đó… trong tiềm thức, trong giấc chiêm bao, hay trong suy tưởng? Bà có ý tưởng- hay ước nguyện, một ngày nào đó chính mình, với rất nhiều chị em trong hoàng tộc sẽ được Như Lai trao cho chiếc y màu hoại sắc thanh cao thoát tục. Giấc mơ ấy dần hiện thực khi bà đang quỳ đây, dưới chân ánh đạo vàng để nghe những âm từ vi diệu vang lên từ kim khẩu bậc xuất thế:

- Di Mẫu! Xin hãy đứng lên. Người đã lớn tuổi, lại là bậc Mẫu nghi thiên hạ. Như Lai dù là thầy của muôn người, nhưng với di mẫu vẫn luôn kính trọng như người mẹ quá cố. Tuy người không sanh thành nhưng ơn dưỡng dục cũng cao như trời bể. Không chỉ trong kiếp này, mà từ vô lượng kiếp trước… người đã là Di mẫu của Như Lai, đã chăm sóc bảo bọc cho Như Lai từ lúc mới chào đời. Ân đức hạnh nguyện của người cũng sắp đến ngày kết nụ tỏa hương… 

Nghe qua mấy lời đạo tình thấu hiểu của Phật, cảm giác của Di mẫu lúc này thật nhẹ nhàng như kẻ lữ hành vừa trút bỏ hết mọi gánh nặng đường xa bấy lâu đeo đẳng.

- Đấng Đại Giác từ bi trí tuệ! Lời nói của người như cam lồ pháp vị, xóa tan bao não phiền của kẻ trần tục. Làm quyến thuộc với Thế Tôn cũng là duyên lành hội ngộ từ nhiều đời. Nay lại được ngài thương tưởng… nhận lời cung thỉnh thọ nhận cúng dường và ban bố những lời pháp nhủ đạo tình, thật là phước đức lớn cho Di mẫu cùng tất cả cung tần thị nữ nơi chốn hậu cung này. Nương nhờ thần lực chú nguyện của người mà những đau khổ ràng buộc lâu nay sẽ sớm được dứt trừ buông bỏ…    

&&&

Tu viện Trùng Các nằm trong khu rừng Đại Lâm cách thành Vaiśāli không xa, là nơi Phật cùng chúng Tăng thường đến an cư thuyết pháp vào mùa mưa. Trong đó có một Tu viện dành cho chư Ni dưới sự hướng dẫn của trưởng lão Mahàpajàpati. Đây là Ni đoàn thành lập đầu tiên vào thời đức Phật.

Sau nhiều lần khổ cầu và được Tôn giả A Nan hết lòng trợ giúp, cuối cùng Phật chấp thuận cho Di mẫu, công chúa Da Du cùng 500 người nữ thuộc dòng họ Sakya và Koliya xuất gia. Giới pháp đầu tiên mà Phật truyền trao mà chư Ni phải tuân thủ suốt đờiBát Kỉnh Pháp. Giáo đoàn của Phật từ đó có đầy đủ tứ chúng xuất gia. Sau khi xuất gia, trưởng lão Mahàpajàpati- Gotami tinh tấn tu tập và không bao lâu chứng quả A La Hán, được Phật xác nhận là vị trưởng lão Nikinh nghiệm bậc nhất.

 Giáo đoàn chư Ni lúc đầu chỉ có các vị vương phi công chúa trong hoàng gia. Sau đó… nhân một mùa hạ tại Kỳ Viên, Phật độ cho một cô gái tiện dân xuất gia. Từ đó những người con gái đức Như Lai góp mặt trong giáo đoàn đầy đủ các giai cấp, từ giới quý tộc cho đến những kẻ nghèo hèn, hàng kỷ nữ hạ lưu trong xã hội. Được Phật xuất giatrưởng lão Gotama hướng dẫn tu tập, rất nhiều người trong số họ đã chứng Tứ quả Thanh Văn, đón nhận niềm tin và sự cung kính của vua quan tín tâm mộ đạo.  

Thắm thoát Mahàpajàpati- Gotami đã ngoài trăm tuổi. Là vị trưởng lão Nithâm niên tu tậpkinh nghiệm bậc nhất nên Ni giới dưới thời lãnh đạo của Ngài là một tập thể chung sống hòa hợp thanh tịnh. Trong giáo lý Phật đà… mọi người đều bình đẳng, không có tâm kỳ thị phân biệt giai cấp sang hèn mà chỉ có sự chứng ngộ để cùng tiến tới con đường giải thoát an vui.  

Hạnh nguyện viên thành, sanh tử đến đi tự tại, trưởng lão thấy mình đã tới lúc cần phải từ bỏ xác thân tứ đại này. Tâm nguyện cuối cùng của Thánh Ni là viên tịch trước khi đức Thế Tôn nhập Niết bàn. Phật cũng đã hứa khả. Sau đó Di mẫu cùng các vị Ni trưởng lão cao minh đã thi triển thần thông cúng dường Phậtchúng Tăng rồi thâu thần nhập diệt.  

Niềm tin về những giá trị chơn thiện mỹ được chứng thực theo thời gian. Trải qua bao cuộc thăng trầm biến đổi, từng trang sử vàng lại được viết tiếp. Công hạnh tu tập chứng ngộ của những người con gái đức Như Lai lại được hậu thế Ni lưu tôn vinh tưởng nhớ. Nhiều thế kỷ đã trôi qua… những bông hoa tuệ giác vẫn luôn nở rộ dưới cội bồ đề, nơi còn lưu bóng bậc Thánh Ni một thời khai sáng./.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10298)
Đức Đạt Lai Lạt Ma từng dạy rằng tiền bạc không mang lại hạnh phúc, vì hạnh phúc thuộc về lãnh vực tinh thần
(Xem: 11161)
Tất cả những lời giáo huấn của Đức Phật được hướng tới việc đạt đến giải thoát khỏi vòng sinh tử
(Xem: 11145)
Các con phải cố gắng niệm Phật, bởi vì công đức niệm Phật rất lớn. Đó chính là áo giáp an toàn nhất có thể che chở cho các con chứ không phải ba mẹ hay của cải vật chất.
(Xem: 10119)
... người ta có thể đoán chiếc thuyền con ấy chính là nhà của lão, vì lão phơi thuốc, xắc thuốc, nấu thuốc ngay trên đó.
(Xem: 11899)
Phái đoàn chúng tôi gồm 34 người đã thực hiện chuyến hành hương Hàn Quốc - Đài Loan - Singapore, dưới sự hướng dẫn của trưởng đoàn Thầy Hạnh Giới.
(Xem: 11689)
Chỉ riêng Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang, dù thịnh hay suy, tiếng chuông sớm khuya vẫn không hề gián đoạn, hay tắt lịm giữa đêm tối vô minh.
(Xem: 11740)
Trong cả thành phố này, anh chị chỉ có tôi là chỗ thân nhất, vừa là thầy vừa là bạn. Buổi sáng anh gọi phone bảo trưa nay đến đón tôi về nhà dùng cơm cho vui.
(Xem: 10217)
Hoàng tử Bồ-Đề-Đa-La thả lỏng giây cương. Con bạch mã thong dong bước qua cổng hoàng thành, đi về phía hoàng cung. Đám lính lệ cúi rạp, đỡ hoàng-tử xuống ngựa.
(Xem: 9513)
Cha mẹ chúng tôi thương yêu, kính thuận nhau, và cũng hết mực thương yêu con trẻ, không bao giờ có ý ngăn cản sự góp mặt chào đời của mỗi đứa chúng tôi trong gia đình ấy.
(Xem: 10373)
Thuở đó, tăng đoàn thường ba Y, một Bát, từng bước chân trần hoằng hóa đó đây, đêm nghỉ trong rừng, tìm gốc cây êm mát, gối đầu mà ngủ.
(Xem: 9836)
Tập quán lì xì của người Việt chúng ta thực sự bắt nguồn từ một truyền thống lâu đời của Trung Quốc...
(Xem: 11864)
Ta đưa đôi mắt thiền quán nhìn sâu vào danh tướng, để thấy rõ danh tướng có làm cho ai khổ đau không? Danh tướng không làm cho ai khổ đau cả, mà danh tướng cũng không làm cho ai hạnh phúc hết.
(Xem: 11548)
Như từ một đống hoa tươi, Lựa ra ghép lại cho đời tràng hoa, Nhiều tràng phô sắc mặn mà, Người đời cũng vậy khác xa đâu nào
(Xem: 10590)
Mỗi ngày khi vừa thức giấc, Hãy nghĩ rằng, May mắn thay hôm nay, Tôi đã thức dậy, Thấy mình vẫn còn sống, Vẫn giữ được sự sống quý giá của con người.
(Xem: 11901)
Khắp nơi trong cõi dương gian, Hận thù đâu thể xua tan hận thù, Chỉ tình thương với tâm từ, Làm tiêu oán hận, giải trừ hờn căm, Đó là định luật ngàn năm.
(Xem: 10327)
“Khi tôi trông thấy một con vật dường như ngu đần mà lại biết khóc, cặp mắt của nó còn lộ vẻ đầy hãi sợ và buồn khổ, tôi bỗng rùng mình!”
(Xem: 10550)
Cứ mỗi lần nhìn bức thư pháp nơi chánh điện chùa Phổ Từ, tôi lại nhớ đến Sư Ông. Không những qua hàng chữ mường tượng ra bóng dáng người mà trong nét bút màu mực lưu lại như còn văng vẳng lời nhắc nhở tràn đầy ưu ái của Sư Ông đối với tôi và mọi người.
(Xem: 10761)
Bài chuyển ngữ dưới đây được trích từ một quyển sách của nhà sư Thái Lan Ajahn Mun (1870-1949), mang tựa là Muttodaya (Un Coeur Libéré/A Heart Released/Con Tim Giải Thoát).
(Xem: 11586)
Bài chuyển ngữ dưới đây được trích từ một quyển sách mang tựa Con tim giải thoát (A Heart Released) của nhà sư Thái Lan Ajahn Mun (1870-1949).
(Xem: 12330)
Ngạn ngữ Tây phương nói: “ Cái Tôi là cái đáng ghét” ( Le moi est haissable). Mặc dù là một câu nói được nhiều người biết, nhưng đó mới chỉ là nhận xét hời hợt về cái gọi là Cái Tôi.
(Xem: 10191)
Cho, không phải chỉ là làm vui kẻ đón nhận; mà còn là một thái độ, một nghệ thuật sống ở đời để có hạnh phúc...
(Xem: 9823)
Khi đức Phật dạy về Khổ thánh đế, Ngài nói đến năm uẩn; Ngài muốn cho chúng ta biết và thấy năm uẩn...
(Xem: 10461)
... ngài Đạt Lai Lạt Ma đã bắt đầu một ngày của mình bằng việc lễ lạy. Từ tư thế đứng, ngài buông dài người ra sàn nhà, với chỉ một tấm đệm mỏng trải trên tấm ván đủ cho phần thân mình.
(Xem: 9691)
Tại một ngôi trường tiểu học trong một thị trấn nhỏ ở Hoa Kỳ hôm nay là ngày đầu tiên khai giảng cho năm học mới...
(Xem: 11318)
Nụ cười của Ngài thật là tinh tế. Thế nhưng tại sao Ngài lại mỉm cười? Có phải đấy là một thể dạng phúc hạnh mà Ngài cảm nhận được trong khi thiền định hay chăng?
(Xem: 9948)
Con người đau khổ bởi sinh già bệnh chết, tâm đau khổphiền não tham sân si, mạn, nghi, ác kiến.
(Xem: 12035)
Ngủ nghỉ mới thức dậy, xin nguyện cho chúng sanh, có trí giác hoàn toàn, nhìn rõ khắp mười phương...
(Xem: 9727)
Mãi cho đến mấy chục năm sau, Thầy mới tìm ra được hình ảnh của một vị Thầy đích thực, một vị Bổn Sư. Bổn Sư chỉ có nghĩa là "Thầy của tôi" thôi.
(Xem: 22054)
30 năm qua được coi là quá đủ cho một thế hệ tiếp nối. Nếu không được ghi lại, kể lại thì lớp người sau chắc chắn sẽ đi vào quên lãng hay hiểu một cách lờ mờ hoặc qua trung gian một người khác kể...
(Xem: 10259)
Thi phẩm “Hạt Cát Mịn” như bản tóm lược, hay nói khác thì đây là công trình “Thi Hóa Duy Thức Học” để làm tài liệu tu học. Một môn học quan trọng bậc nhất đối với người học Phật.
(Xem: 9529)
Gió mùa thu năm nay, trở nên khô khốc, ảnh hưởng bởi nạn hạn hán trầm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua ở xứ này.
(Xem: 10275)
Đức Phật luôn gợi nhắc cho chúng ta rằng mỗi người chúng ta đều sở hữu các khả năng và phẩm chất tốt đẹp, cần phải biết vận dụng và phát huy để làm cho cuộc sống trở nên giàu sang hiền thiện...
(Xem: 16760)
Đạo sư nói: "Tôi cũng là một người du lịch qua cuộc đời này nên không mang theo đồ đạc gì nhiều".
(Xem: 14374)
“Mùa Xuân bỏ vào suối chơi, Nghe chim hát núi gọi trời xuống hoa, Múc bình nước mát về qua, Ghé thôn mai nọ, hỏi trà mạn xưa”
(Xem: 10326)
Người tụng kinh lâu ngày sẽ hiểu ý kinh, Người niệm Phật lâu ngày sẽ thấy cảnh Phật...
(Xem: 9301)
Triều Nguyên sinh năm 1953 tại Đại Lộc, Quảng Nam, bên bến sông Thu Bồn lồng lộng gió nắng, ngan ngát hương đồng cỏ nội.
(Xem: 9383)
“Khi một ý xấu vừa manh nha, biết ngay tai họa của nó, ta liền giữ chánh niệm như cây bám chặt vào đất”.
(Xem: 13116)
Phật giáo đã có ít nhất 2500 năm lịch sử; và có lẽ, cũng đã có chừng ấy lần các thế hệ Phật giáo đồ xao lòng nhớ lại câu chuyện Phật dự hứa ngày viên tịch, báo trước giây phút bỏ lại trần gian.
(Xem: 10950)
Nói đến mùa thu, người ta nghĩ ngay đến lá vàng. Trên cây là những tán lá vàng rợp. Dưới đất là những thảm lá vàng, trải lấp cả lối đi.
(Xem: 12481)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã có những lời dạy thật chí thiết về con người và sự vật, cảnh giớicõi nầy hay những cõi khác.
(Xem: 10946)
Shunryu Susuki Đại sư (1904-1971) là người sáng lập Trung tâm Thiền San Francisco và là một khuôn mặt chủ chốt trong việc truyền bá đạo Phật sang phương Tây.
(Xem: 13114)
Cuối tuần qua, tại Trại Huấn luyện Huyền Trang V ở Hayward, CA. Vừa lắng nghe và thông dịch lại cho các Trại sinh không hiểu tiếng Việt qua đề tài Thấu đáo về Hiện tình Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
(Xem: 11603)
Phật ngồi đó, tiếp tục thiền định với ánh mắt từ bi hướng về những người đang thảnh thơi thưởng thức một tách cà phê ấm hoặc bận chăm chú xem màn ảnh của điện thoại...
(Xem: 9921)
Trong khuôn viên khu nhà tập thể của quân đội, xe Bus của từng đơn vị lần lượt chuyển bánh rời khỏi vùng Fribourg vào sáng ngày cuối khóa tu học
(Xem: 12983)
Tường thuật lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập chùa Bảo Quang và Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu PL 2558
(Xem: 11462)
Suốt bãi biển dài rộng, không ai mong đợi một cái gì trường cửu. Tất cả đều tạm bợ, có đó, rồi để cho sóng vô tình cuốn đi...
(Xem: 13195)
Nó từng đã chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chuyện trò đối đáp đùa giỡn của chúng tôi quanh chiếc bàn này - vui có, buồn có, thương yêu, giận lẫy cũng có.
(Xem: 12728)
Thế giới của chúng ta sẽ hạnh phúc biết bao nếu mỗi người không chỉ chăm lo về lợi ích riêng của mình mà còn chăm lo về lợi ích của người khác nữa.
(Xem: 13525)
"Cơn Dông Giữa Mùa Hạ" là tựa đề bài tường thuật của Trần Thị Nhật Hưng nói lên nỗi niềm bâng khuâng và xúc động cùng những kỷ niệm tràn ngập dội về tâm trí của tác giả khi hay tin Sư Ông Khánh Anh viên tịch.
(Xem: 25320)
Thể theo giáo luật và truyền thống Phật Giáo, mùa An Cư Kiết Hạ lần 26 năm nay của GHPGVNTN Canada được tổ chức tại Tu Viện Phổ Đà Sơn.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant