Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Sư Bà Thích Nữ Nguyên Thanh – Bậc Lương Đống Trong Hàng Ni Giới Tại Hoa Kỳ

Thursday, July 12, 201805:58(View: 7448)
Sư Bà Thích Nữ Nguyên Thanh – Bậc Lương Đống Trong Hàng Ni Giới Tại Hoa Kỳ

SƯ BÀ THÍCH NỮ NGUYÊN THANH

BẬC LƯƠNG ĐỐNG TRONG HÀNG NI GIỚI TẠI HOA KỲ


(Thích Nữ Giới Hương)

 
su ba


-         Cựu Thủ Quỹ Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất

-         Phó Ngoại Vụ của Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất - United Buddhist Church of Vietnam

-         Cố Vấn Ni Bộ của Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất Tăng Đoàn

-         Trụ Trì Chùa An Lạc, San Jose, California

 

Sư Bà Nguyên Thanh năm 2017

 

  1. THÂN THẾ & THIẾU THỜI

Sư bà Nguyên Thanh thế danh Lê Thị Quan, sanh năm 1944, tại Quy Nhơn, là con gái thứ ba trong năm người con của ông Lê Đức Khánh và bà Trần Thị Quýt, làng Phú Nhơn, xã Cát Trinh, khuyện Phù cát, tỉnh Bình Định.

  1. XUẤT GIA

Sư bà xuất gia năm 1957 (15 tuổi) với Hòa thượng Ni Tâm Hoa, Chùa Tâm Ấn, Quy Nhơn.

Sư Phụ Tâm HoaSư Bà Nguyên Thanh tại Chùa Tâm Ấn, Quy Nhơn.

 

Thọ Sadini tại chùa Tâm Ấn, Quy Nhơn, năm 1962.

Thọ Thức Xoa Ma Na tại chùa Tâm Ấn, Quy Nhơn, năm 1963.

Thọ Tỳ Kheo Ni tại chùa Từ Nghiêm, Sài Gòn, năm 1965

 

Sadini Nguyên Thanh và Sadini Hạnh Bình

 

3.CÔNG HẠNH

Tham dự các khóa Phật Học ở Trường Bồ Đề, Quy Nhơn và làm giáo thọ dạy Ni trong chùa và địa phương.

Ngôi Tam Bảo: Năm 1968, Sư Bà lập Chùa Lộc Uyển (Sài gòn, Việt Nam) và giao đệ tử xuất gia là TKN Minh Hạnh trông coi và làm trụ trì.

Năm 1984, Sư bà định cư tại Hoa Kỳ. Sư bà đến ở Chùa Đức Viên với Sư Bà Đàm Lựu hai năm (1984-1986). Năm 1986 lập Chùa Ưu Đàm tại Montary, thành phố Marina, Cali.

Năm 1988, mua căn nhà bốn phòng tại San Jose thành lập thành Tịnh Thất An Lạc. Từ tinh thất nhỏ này chư tôn đức tăng ni trong Giáo hội PGVNTN tại Hoa Kỳ hội hợp và phát triển đến ngày nay, có những đại hội đông đảo quần chúng Phật tử đến 2800 phần ăn và tịnh thất An lạc cùng tứ chúng địa phương đã hết lòng lo chu toàn. Uy tínđức hạnh của Sư bà ngày càng vang xa, Phật tử đến càng ngày càng đông, tịnh thất bốn phòng không đủ chỗ để sinh hoạt, hàng xóm than phiền về chỗ đậu xe và tiếng ồn, nên năm 1993, sư bà mua một nhà thờ và chuyển thành Chùa An Lạc hiện nay để độ chúng và nuôi ni.

 

GHPGVN Thống Nhất Hải Ngoại tại Hòa Kỳ ngày 10/11/2009

 

GHPGVNTN (UBCV) mỗi năm hợp một lần và tổ chức Đại hội mỗi 3 năm. Năm 2018 này vào ngày 7-9 tháng 6 là Đại hội 3 ngày tại Chùa An Lạc, sau đó là ngày 10/6/2018 là Giáo hội tổ chức Lễ Phật đản cho Cộng đồng tại Yerba Buena High School, San Jose với hàng ngàn người tham dự. Với lòng yêu đạo vô bờ, Sư Bà nỗ lực vượt gian khó để gầy dựng ủng hộ Giáo Hội, ngôi Tam Bảo và nuôi chúng độ ni.

Đệ tử xuất gia của sư bà: SC Minh Hải, SC Minh Hoa, SC Minh Nguyện, SC Minh Định và đệ tử y chỉ SC Minh Chiếu

Chúng Ni Chùa An Lạc: Sư cô Minh Chiếu, Sư cô Minh Năng, Sư cô Minh Hải, Sư cô Minh Hoa và Sư cô Minh Định.

 

Sư bà Nguyên Thanh về thăm Đệ Tứ Tăng Thống Hòa Thượng Huyền Quang

tại Tu Viện Nguyên Thiều, Bình Định, ngày 3/10/2007

 

3.1. SINH HOẠT CHÙA AN LẠC

Mỗi ngày bốn thời: Công phu khuya (5:30g sáng), cúng ngọ (11:30g trưa), công phu chiều (4g chiều), tịnh độ (6:30g tối: A Di Đà, Pháp Hoa, Lương Hoàng Sámngồi thiền 15 phút).

Mỗi thứ hai (10g sáng-12g trưa) có tụng kinh Dược Sư (Chúng Phật tử Liên Hoa).

Mỗi Thứ Tư (2g chiều -5g chiều) tụng kinh Địa Tạng.

Mỗi thứ bảy (7:30g sáng-4g chiều) có kinh hành, niệm Phậttụng kinh (Chúng Phật tử Liên Trì) cũng như từ thiện, y tế khám bịnh, chữa bịnh...

Chủ Nhật (7:30g sáng-10g sáng) tụng kinh A-di-đà, Cầu an và Cầu siêu, cúng vong và thuyết pháp.

Mỗi thứ bảy đầu tháng âm lịch (9g sáng-5g chiều): thọ Bát Quan Trai

Chùa An Lạc có lớp Việt Ngữ An Lạc dành cho thiếu nhi từ 5-16 tuổi, khóa tu gieo duyên hàng năm cho Phật tử, khóa an cư trong mỗi mùa hạ, thăm, an ủi và tặng quà cho người vô gia cư và người già ở Viện Dưỡng lão tại hai trung tâm ở San Jose, cho thỉnh tượng Phật A-di-đà bằng đồng được khắc tên họ của quý thí chủ trên tôn tượng và được thờ hai bên chánh điện.

Mỗi năm có khóa tu gieo duyên ba ngày.

Chùa An Lạc cũng thường tổ chức lễ Quy Y, Giới Đàn Thập Thiện, Bồ tát Giới tại gia cho Phật tử và vào năm 2009 tổ chức Giới Đàn Sadini, Thức Xoa Ma Na, Tỳ Kheo Ni cho chúng xuất gia. Là một vi ni trưởnguy tín tại Hoa Kỳ, nên sư bà thường được mời làm Hòa Thượng Ni cho các Giới Đàn ở nhiều chùa tại Hoa Kỳ, Pháp Quốc, vv…

Hòa Thượng T Tịnh Từ, HT Thiện Trì và HT Giác Lượng hàng trên.

Sư bà Nguyên Thanh hàng dưới đứng thứ hai từ phải

tại Chùa Ưu Đàm, Marina, Monterey, năm 1986

 

3.2. TỪ THIỆN:

Chùa An Lạc thường bảo trợ các Tăng Ni Sinh 4 năm tại Trường Sơ Cấp thuộc Tu Viện Nguyên Thiều, Bình Định, và thăm viếng tặng quà cho các bịnh nhân, cô nhi, trại cùi, người nghèo, xây nhà tình thương ở Nha Trang, Di Linh, Cần thơ...

 

Sư bà Nguyên Thanh thăm bịnh viện Ung bứu, Sài Gòn

 

Thăm người vô gia cư và tặng quà thực phẩm, quần áo, thăm Viện Dưỡng lão tại hai trung tâm ở San Jose.

Từ thiện bắt mạch, chỉnh hình cho bịnh nhân tại Chùa An Lạc mỗi cuối tuần.

Sư bà mong muốn làm từ thiện để giúp đời bớt khổ, bớt đói, bớt nghèo, nên thùng phước xương Quan Âm lộ thiên ngoài sân  của Chùa An Lạc được ghi chú là để dành cho từ thiện. Ngoài ra, chùa còn trích ¼ thùng phước xương trong chánh điện để thêm vào mục đích từ thiện cao quý này nữa.

 

3.3. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG NGHĨA TRANG

 

Với chí nguyện “Phật tử sống nương tựa cửa chùa. Phật tử chết nương tựa cửa Phật”, sư bà là một vị Ni trưởng cũng nổi bật trong công hạnh tiên phong thành lập Nghĩa Trang Phật Giáo tại Hoa Kỳ.

Lúc đầu, nghĩ rằng Phật tử Việt Nam đông, nhu cầu cần có bịnh viện (hospital) hay nhà dưỡng lão (nursing home) cho tăng niPhật tử khi già bịnh có thể về đó dưỡng và trong đó cũng thiết kế giảng đường nhỏ để cầu nguyện phục vụ nhu cầu tâm linh này. Sư bà trình ý với vài chư tôn đức, nhưng cuối cùng chưa đủ duyên thực hiện được, lý do: ai cũng đa đoan nhiều Phật sự, xây dựng chùa tại địa phương, thiếu nhiều nhân sự và tịnh tài. Sau đó, sư bà đổi sang hướng muốn dựng một di tích Thích Ca Phật Đài (như ở Vũng Tàu), định mua 40 mẫu (ares) đất trên núi, giá khoảng 600 ngàn Mỹ kim, sẽ mướn người (security) 24/24 giờ để trông chừng Phật đài. Ý định làm một di tích bên ngoài trời (outside) này cuối cùng được cụ thể hóa bằng việc đặt tượng Địa Tạng Vương bằng đá cẩm thạch tại Nghĩa Trang Oak Hill (Oak Hill Funeral Home), San Jose. Chương trình dựng tôn tượng ngài Địa Tạng cực kỳ thử thách và khó khăn, nhưng nhờ thần lực gia hộ của ngài, nên buổi lễ dựng tượng được thực hiện theo đúng thời gian ấn định vào Chủ nhật, ngày 10 tháng 12 năm 2005. Từ đó, Nghĩa Trang Oak Hill (Oak Hill Funeral Home), San Jose, thoáng mát yên tĩnh với sự hiện diện của Đức Địa Tạng khiến cho những người yên nghỉ tại đây thêm ấm cúngthanh thoát.

Lễ Dựng Tượng Địa Tạng

tại Nghĩa Trang Oak Hill (Oak Hill Funeral Home) vào ngày 10/12/2005

 

KINH NGHIỆM XÂY CHÙA

Năm 1993, Sư bà mua một nhà thờ và tu sửa gần như 90% để chuyển từ một nhà thờ thành Chùa An Lạc. Nước ngập chảy vô tầng dưới (basement) phải sửa từ năm 1993 đến 1997 (4 năm) mới xong. Giai đoạn xin phép và làm chùa thật vô cùng khó khăn thử thách về cả tài lựcnhân lực và nhất là khâu giấy phép, nhưng nhờ Phật lực gia hộ, nên cuối cùng thành tựu cho đến ngày hôm nay.

Lễ Khánh Thành Chùa An Lạc, năm 2013

 

thân thể già yếu bịnh tật, nhưng tinh thần sư bà vẫn  mạnh mẽ kiên nhẫn chịu đựng vượt qua muôn vàn điều khó để lập chùa Ưu Đàm, chùa An Lạc, xây Đài Địa Tạng tại Nghĩa trang Phật Giáo, rồi độ chúng ni thế phát và lập đạo tràng huân tu hàng ngày cho chúng Phật tử… Thử tưởng tượng biết bao tâm huyết và năng lực sư bà đã đặt vào đó. Từ việc lớn xây dựng cơ sở trang nghiêm, tham gia thành lập giáo hội và độ chúng đến việc nhỏ, chấp tác, trồng cây, lau chùi, nấu nướng, chùi nhà vệ sinh… Sư bà đều dấn thân làm để làm gương cho tứ chúng và kiệm phước từng chút một. Đây là môt việc làm rất đáng nễ phục kính ngưỡng.

 

4. NHỮNG KHOẢNG KHẮC ĐÁNG NHỚ

a)     Năm 1986 mới lập Chùa Ưu Đàm, Sư Bà đã làm bài thơ như sau:

Hoa ưu đàm vừa mới nở

Thơm tỏa ngát muôn nơi

Nụ cười hiền muôn thửo

Xin trao gởi đến người.

 

b)    Qua Châu Âu năm 1991 dự lễ khánh thành Chùa Viên Giác, rồi mới qua Pháp Quốc hai ngày để thăm Sư ông Nhất Hạnh, nhưng không biết đường đi. Nếu không đi thì không có cơ hội, suy nghĩ, trăn trở, Sư bà đã làm bài thơ này:

Ngủ thức dậy mà không dậy

Nằm suy nghĩ quá lan man

Đến đi hai ngã ngỡ ngàng

Đi thì không biết, đường về cũng không

Cầu Phật tổ gia tâm cho con tiến

Đường con đi đã ước nguyện rồi

Giờ Phật tổ quá oai linh

Cho con một giấc mộng vàng

Đến đâu cũng có Phật đà giúp con.

Sư Ông Nhất Hạnh và Sư Bà Nguyên Thanh tại Làng Hồng, Pháp Quốc, 1991.

 

c)     Đại Hội Ni Bộ 3 ngày do Sư Bà Nguyên Thanh làm chủ tòa tại Chùa Diệu Quang, Sacramento năm 1992, có khoảng 100 vị ni đến tham dự. Sư bà Diệu Từ lúc đó là Vụ trưởng Ni Bộ Bắc TôngNi sư Liên Chi là vị đại diện cho Ni giới Khất Sĩ. Sư Bà nguyên Thanh lúc đang không khỏe, nhưng khi ni giới gặp nhau thì sư lên phát biểu huyên thuyên như người khỏe, khiến ni chúng như thêm sinh khí.

Đại Hội Ni Bộ tại Chùa Diệu Quang, Sacramento, năm 1992

 

d)    Thăm Tu viện Nguyên Thiều năm 2016, Sư bà Nguyên Thanh đã làm bài kệ:

Hôm nay ta về đây với niềm thân yêu

Thầy cô đang tu họcNguyên Thiều

Mai sau giúp ích cho nhiều chúng sanh

Đó là báo ân cha mẹ thầy tổ tối cao.

 

e)     Là một trong những bậc Ni Trưởng, lương đống gương mẫu của hàng ni giới ở Hoa Kỳ, nên Sư Bà thường được các chùa tại Hoa Kỳ mời ban đạo từ trước đại tăng trong các buổi đại lễ Vía, Phật Đản, Vu Lan và mời làm Hòa Thượng Ni truyền giới.

Sư bà làm Hòa Thượng Ni đàn đầu cho Giới đàn Sadini

và truyền Bồ Tát Giới cho Phật tử tại Chùa Hương Sen, ngày 20 tháng 5 năm 2017

 

  1. DI NGUYỆN ĐỂ LẠI

Sư Bà theo pháp môn tịnh độ và nguyện sanh tịnh độ: “Cuộc vui nào cũng điêu tàn, cuộc vui Cực Lạc thiên đàng mới thật là vui” hay “Lễ Phật một lạy, tội diệt hà sa, niệm Phật mỗi niệm phước sanh vô lượng.” Nguyện sanh Tây Phương để có nhiều thuận duyên tu tiếp, khi nào có nhiều phước đứcthanh tịnh thì hoàn lai ta bà để độ sanh. Sư bà khuyên nên sống theo lời Đức Phật dạy:

Lấy giới luật làm thầy

Lấy từ bi làm chí nguyện

Lấy trí tuệ làm sự nghiệp.

Thượng báo tứ trọng ân

Hạ tế tam đồ khổ

Trên nguyện thành Phật đạo

Dưới cứu độ chúng sanh.

Mong muốn ni chúngPhật tử thanh tịnhtinh tấn tu tập theo gương mẫu của Tổ Ni Kiều Đàm Di và dấn thân làm từ thiện giúp người. Tu pháp môn nào cũng vậy, cần giữ thân khẩu ý cho thanh tịnh thì mới dứt được nghiệp chướng sâu dày như Đức Phật dạy: “Nếu ta làm việc lành, vì sức mạnh tự nhiên mà được hưởng nghiệp báo tốt. Dầu cho có sức mạnh của nhà vua viện trợ đi nữa, chẳng bằng sức mạnh của nghiệp” (Kinh Ưu Bà Tắc).

Sư bà Nguyên Thanh giáo giới cho Chư Ni nhân mùa An cư

tại Trường Hạ Điều Ngự, Cali, ngày 26/06/2018

 

  1. BẬC THẠC NI GƯƠNG MẪU

Chẳng những tại San Jose, Cali, mà khắp Hoa Kỳ, sư bà là bậc lương đống gương mẫu cho hàng Ni giớiPhật tử trong sự ứng dụnghành trì lời Đức Phật dạy. Theo chân đức Từ Phụ, sư bà thể hiện tinh thần tự giácgiác tha, tiếp chúng độ ni, giữ Bát kính pháp, nghiêm trì giới luật, kiến lập đàn tràng, hướng dẫn chúng xuất giatại gia tu tập, làm từ thiện để phần nào xoa dịu nổi khổ đau và xây dựng nghĩa trang Phật giáo đem lợi ích thiết thực cuối đời cho mọi chúng sanh. Cùng đại tăng chung xây ngôi nhà Phật pháp, Sư bà Nguyên Thanh, bậc ni lưu xuất chúng, đã nâng cao hình ảnh của Ni giới tại hải ngoại.

Dòng xanh nước sạch bởi nguồn trong

Hoa đẹp nguồn tươi nhờ cội tốt.

 

Sư Bà Nguyên Thanh đang nói và chỉ hình để

Ni Sư Giới Hương ghi vài nét về tiểu sử của Sư bà tại Thư phòng Chùa An lạc

Lúc 8g sáng, ngày 22 tháng 6 năm 2018

 

                                                                        Chùa Hương Sen, ngày 26 tháng 6 năm 2018

                                                                                                  Kính ghi,

 

Thích Nữ Giới Hương

(huongsentemple@gmail.com)

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 2293)
Căn cơ của một người bình thường không thể nào biết được có kiếp trước hay kiếp sau.
(View: 2158)
Khi tâm thanh tịnh, người ta sẽ thấy thế giới thanh tịnh. Kinh Duy Ma Cật, phẩm Phật quốc thứ nhất, Đức Phật nói với trưởng giả Bảo Tích:
(View: 2056)
Cái ta trong đạo Phật gọi là ngã, trong triết học gọi là bản ngã, còn cái của ta gọi là ngã sở, tức là những sở hữu của cái ta.
(View: 2051)
rong hệ thống triết học và lề lối suy nghĩ của Tây Phương thì thế giới này có thật, sơn hà đại địa, con người và cái Tôi hay cái Ngã
(View: 1987)
Lần giở từng trang kinh Trung bộ - một trong 5 bộ kinh thuộc Kinh tạng Pāli, người đọc có thể dõi theo những bước chân của Đức Phật
(View: 2249)
Trong kiếp sống nhân sinh đầy gió bụi này, ai cũng mang trên người một chữ NGHIỆP.
(View: 2651)
Thế gian này đang quá nhiều bi thương, bởi con người còn đầy dẫy tham sân si, sống ích kỷ, đố kỵ, chỉ biết lo thâu tóm cho riêng mình,
(View: 2234)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(View: 2535)
“Phật Pháp cao siêu rất nhiệm mầu Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu Nay con nghe thấy chuyên trì tụng Nguyện hiểu Như Lai nghĩa nhiệm mầu”
(View: 2030)
Đôi khi những điều hữu ích nhất mà chúng ta học được không đến từ những người thầy mà từ những người như chúng ta, chỉ đang cố gắng để làm tốt nhất có thể với cuộc sống này.
(View: 1918)
Việt Nam cũng như cộng đồng Phật giáo Việt Nam hải ngoại, Phật giáo bắc truyền chiếm đa số, phần lớn tu sĩcư sĩ đều tu học theo truyền thống bắc tông.
(View: 2158)
Phật pháp lớn như biển, tin là con người có khả năng, nghi là khả năng chướng ngại.
(View: 2005)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(View: 2109)
Trong câu chuyện hằng ngày, thỉnh thoảng chúng tôi có nghe một vài thiền sinh nhắc đến cụm từ “Vạn pháp tùy duyên”,
(View: 2422)
Hiện nay có một hiện tượng đáng ngại là một số tu sĩ thuyết pháp có một số tín đồ nghe theo, hoặc là ...
(View: 2518)
Nhiều người hôm nay đang mạnh khỏe, rồi bỗng dưng ngã bệnh và chết ngay hôm sau.
(View: 2523)
Con người thường sợ cái chết nên làm mọi cách để níu kéo sự sống, níu kéo bằng tiền bạc, bằng thuốc men, thức ăn, bằng các hoạt động thể chất.
(View: 2366)
Vô sanh là một từ được nói trong kinh điển cả hệ Pali và hệ Sanskrit, và trong mọi tông phái, để chỉ giải thoátgiác ngộ.
(View: 2524)
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình.
(View: 2178)
Trong cuộc sống thì sự vật hiện tượng luôn thay đổi không ngừng, trong sự biến chuyển vô thường không cố định thì bất cứ hiện tượng sự vật...
(View: 2156)
Đức Phật dạy chúng ta phát triển giá trị nội tại bằng cách thiền quán về thiện ý, nhưng bạn phải có ý định thực hiện điều đó thì mới thực sự có kết quả
(View: 2704)
Mục tiêu của Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka, Gandavyuha) là giúp ta có được cuộc sống an nhiên, tự tại, hạnh phúc ngay ở đây và bây giờ…
(View: 2349)
Có hai loại Bồ Đề Tâm: Bồ Đề Tâm Nguyện và Bồ Đề Tâm Hạnh.
(View: 2229)
Một thời đức Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pāvārikaṁba. Lúc ấy, thôn trưởng Asibandhakaputta đến gặp Đức Thế Tôn;
(View: 2097)
Quá nửa đời người rong ruổi giữa dòng đời, một ngày kia y soi kiếng chợt nhận thấy...
(View: 1992)
Khi giác hạnh đã viên mãn thì thọ mệnh Đức Phật tuổi đã bát tuần (80).
(View: 2226)
Giới luật là nền tảng căn bản của đạo giải thoát. Người tu nếu không tuân giữ đúng theo giới luật mà Phật đã răn cấm, thì ...
(View: 1965)
Thông thường, người thực hành đạo Phật tìm cách tránh thoát cái vô thường, cái sanh diệt để chứng nhập cái không vô thường, cái không sanh không diệt.
(View: 2378)
Ở đời có người quan niệm rằng, mình sống làm người, sau khi chết mình cũng sẽ tái sinh làm người ở một cõi nào đó, thậm chí có người còn nghĩ mình về sống dưới suối vàng.
(View: 2294)
Con người thường có quan điểm: “mạng sống, sự sống của con ngườivô giá, là giá trị nhất so với sự sống của muôn ngàn loài khác”
(View: 2121)
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai.
(View: 2463)
Tham luận “The Way to World Peace via an Integrated Kantian and Buddhist Perspective” được tác già trình bày tại Diễn Đàn Phật Giáo
(View: 2105)
Xuyên qua các nguyên tắc để tạo điều kiện hưng thịnh cho một quốc giathiết lập một xã hội thanh bình, đức Phật cũng có những bài thuyết pháp rất rõ ràng về các lãnh vực chính trị, chiến tranh, hòa bình, điểm này đã được phổ cập hóa trong cộng đồng xã hội. Đức Phật luôn chủ trương bất bạo động, xóa bỏ hận thù, tái lập tình thươngkiến thiết hòa bình chân chánh.
(View: 2409)
Bản Ngã Càng Lớn, Sĩ Diện Càng Nhiều, Càng Dễ Bị Tổn Thương.
(View: 2239)
Thân mạng chúng tachúng ta không biết yêu thương thì làm sao chúng ta có đủ yêu thương để gửi đến người khác.
(View: 1878)
Mỗ là quan chức thường thường bậc trung, tuy chưa phải là đại gia nhưng cũng có thể gọi là gìau sang có máu mặt.
(View: 2463)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phòng hộ các căn (bảo vệ các giác quan) được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(View: 3184)
Quán tưởngphương pháp Phật tử áp dụng hằng ngày, luyện cả thân tâm, đem lại sự hòa hợp giữa tinh thầnvật chất, giữa con ngườithiên nhiên.
(View: 2426)
Hành động phản ánh được ý thức, tính cách của mỗi người, lời nói, suy nghĩ thế nào sẽ biểu hiện ra hành động như thế đó,
(View: 1899)
Hôm ra mắt đợt đầu 29 cuốn của Thanh Văn Tạng trong công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hội Đồng Hoằng PhápHội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời tổ chức tại Little Saigon, Miền Nam California, Hoa Kỳ, vào ngày 19 tháng 3 năm 2023
(View: 2034)
Đạo Phật được biết đến như một tôn giáo hiền hòa nhất và điều đặc biệtcuộc đời vị lãnh đạo tinh thần tối cao của đạo Phật gắn liền với những cái cây.
(View: 2020)
Là một tiến trình tự nhiên của con người và muôn loài, bệnh vốn là một giai đoạn của vòng luân hồi sanh tử, là một phần của quy luật thành - trụ - hoại - không.
(View: 2467)
Dĩ nhiên là người phàm chúng ta không ai thấy được địa ngục, trừ Đức Phật và các bậc Thánh La-hán.
(View: 2128)
ghiệp là tất cả những hành động có tác ý, biểu hiện thường xuyên bằng thân, khẩu, hay ý.
(View: 2031)
Phật giáo không chỉ chủ trương từ bi đối với con người, tôn trọng đối với mọi sinh mệnh mà còn phải bảo vệ môi trường sống thiên nhiên,
(View: 2233)
Thật sự chúng ta chỉ có một trách nhiệm, tìm đọc và tìm hiểu những lời Phật dạy thật sự là những lời dạy của đức Phật,
(View: 2092)
Trước đây, vào thời niên thiếu, tôi chưa từng tín ngưỡng bất kỳ một tôn giáo nào. Tôi đang đứng giữa ngã tư đường, không Phật cũng không Đạo.
(View: 2431)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thứcquán chiếu được điều đó
(View: 2158)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant