Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tỉnh Thức Về Sự Chết

02 Tháng Tám 201816:56(Xem: 4166)
Tỉnh Thức Về Sự Chết

TỈNH THỨC VỀ SỰ CHẾT

 

Nguyên tác: Awareness of Death

 

-***-

Giống như khi dệt vải

Ta đi đến kết thúc

Với những sợi chỉ mịn màng xen vào nhau

Đời sống của con người cũng như vậy

- ĐỨC PHẬT  -

 

Thật quan trọng để tỉnh thức về sự chết – để quán chiếu rằng ta sẽ không sống mãi trên cuộc đời này. Nếu ta không tỉnh thức về sự chết, thì ta sẽ không tận dụng tất cả những thuận lợi của đời sống con người quý giá này mà ta đang có được. Nó trọn vẹn ý nghĩa vì căn cứ trên việc ấy thì những tác động quan trọng có thể được hoàn thành.

 

Phân tích sự chết không phải để rồi sợ hãi nhưng để trân trọng đời sống quý giá này, mà trong thời gian sinh tồn ta có thể tiến hành nhiều sự thực tập quan trọng. Thay vì khiếp đảm, ta cần quán chiếu rằng khi sự chết đến, thì ta sẽ đánh mất cơ hội tốt đẹp này để thực tập. Trong cung cách quán chiếu này về sự chết, nó sẽ mang đến nhiều năng lượng hơn cho sự thực tập của ta. 

 

Ta cần chấp nhận rằng sự chết đến trong tiến trình bình thường của sự sống. Như Đức Phật đã nói:

 

Một nơi để ở không bị sự chết chạm đến

Không tồn tại.

Nó không hiện hữu trong không trung, nó không hiện diện trong đại dương.

Nó cũng không có khi ta ở giữa núi non.

 

Nếu ta chấp nhận rằng sự chết là một phần của sự sống, thế thì khi nó thật sự đến, ta có thể đối diện nó một cách dễ dàng hơn.

 

Khi người ta biết rõ trong thâm tâm rằng sự chết sẽ đến nhưng lẫn tránh suy nghĩ về nó một cách cố ý, như vậy không thích đáng với hoàn cảnh và đấy là chướng ngại ẩn tàng. Cũng đúng như vậy khi tuổi già không được chấp nhận như một phần của sự sống lại bị coi là không muốn và bị lẫn tránh trong tư tưởng. Điều này đưa đến một tinh thần không được chuẩn bị, thế rồi khi tuổi già xảy đến không thể tránh khỏi, thì rất khó khăn.

 

Nhiều người già thân thể nhưng tâm hồn luôn luôn trẻ trung. Đôi khi tôi gặp những người bạn lâu năm, chẳng hạn như những nghị sĩ nào đó trong những quốc gia như Hoa Kỳ, tôi chào họ với câu, “My old friend” (Người bạn cũ của tôi), có nghĩa là chúng ta đã biết nhau lâu rồi, không nhất thiết là già.  Nhưng khi tôi nói thế, một số người trong họ [lại nghĩ tôi nói là: “Người bạn già của tôi”], đã sửa sai tôi có tính cách nhấn mạnh, “Chúng ta không già! Chúng ta là những người bạn lâu năm.” Thật sự, họ đã già – với những sợi lông ở lỗ tai, một dấu hiệu của tuổi già – nhưng họ không thoãi mái với cảm nhận tuổi già.

 

Tôi thường nghĩ về tuổi thọ tối đa của đời sống con người như một trăm tuổi, vốn, so sánh với tuổi thọ của hành tinh, thì rất ngắn. Sự tồn tại ngắn ngủi này nên được  sử dụng trong một cung cách thế nào mà không gây khổ đau cho người khác. Nó nên là một chí nguyện không làm việc tiêu cực, nhưng là những hành động tích cực hơn – tối thiểu không làm tổn hại người khác, hay tạo rắc rối cho họ.  Trong cách này, khoảng thời gian ngắn ngủi của chúng ta như một khách du lịch trên hành tinh này sẽ đầy đủ ý nghĩa. Nếu như một khách du lịch viếng thăm một nơi nào đó trong một thời gian ngắn và tạo thêm rắc rối, thì thật là ngớ ngẩn. Nhưng nếu như một khách du lịch ta làm cho người khác hạnh phúc trong thời gian ngắn ngủi  ấy, như vậy là thông tuệ; khi ta di chuyển đến một nơi khác, ta cảm thấy hạnh phúc. Nếu ta tạo ra các rắc rối, mặc dù tự ta không chạm trán với bất cứ khó khăn nào trong thời gian lưu trú, thì ta sẽ tự hỏi có lợi lạc gì trong sự thăm viếng của ta.

 

Trong đời sống một trăm năm, phần ban đầu là tuổi ấu thơ và phần cuối cùng là trong tuổi già, thông thường giống như một động vật ăn và ngủ. Đoạn giữa, có thể là sáu mươi hay bảy mươi năm được sử dụng một cách đầy đủ ý nghĩa. Như Đức Phật đã nói:

 

Phân nửa cuộc đời là giấc ngủ. Mười năm là tuổi thơ. Hai mươi năm mất trong tuổi già. Hai mươi năm tiếp tụcsầu khổ, phiền hà, đau thương, và bối rối chiếm mất nhiều thời gian, và hàng trăm bệnh tật thân thể tàn phá thêm nữa.

 

Để làm cho cuộc sống đầy đủ ý nghĩa, điều quan trọng là hãy chấp nhận tuổi già và sự chết như những bộ phận của sự sống. Việc cảm thấy rằng sự chết là hầu như không thể xảy ra chỉ tạo thêm tham lamrắc rối hơn – đôi khi ngay cả cố ý gây tổn hại cho người khác. Khi chúng ta nhìn sâu vào những nhân vật vĩ đại – những hoàng đế, các triều đại, và v.v… - đã xây dựng những cung điện và những thành quách cư ngụ như thế nào, thì chúng ta thấy bên trong tâm hồn họ là một ý tưởng rằng họ sẽ sống trên đời này mãi mãi. Sự tự lừa dối này đưa đến kết quả của nhiều khổ đau hơn và nhiều rắc rối hơn cho nhiều người khác.

 

Ngay cả đối với những người không tin vào những kiếp sống tương lai, việc quán chiếu vào thực tạiphong phú, hữu ích, khoa học. Bởi vì những con người, các tâm thức và tất cả những thứ khác làm các hiện tượng thay đổi từng thời khắc, điều này mở ra khả năng cho sự phát triển tích cực. Nếu các hoàn cảnh không thay đổi, thì chúng sẽ mãi mãi duy trì bản chất của khổ đau. Một khi chúng ta biết mọi thứ là luôn luôn thay đổi, ngay cả nếu chúng ta đang trải qua một thời điểm vô cùng khó khăn, thì chúng ta có thể tìm thấy sự thoải mái trong việc biết rằng hoàn cảnh sẽ không duy trì trong cách ấy mãi mãi. Vì vậy cho nên, không cần phải thất vọng.

 

Sự may mắn cũng chẳng phải thường hằng, bởi thế, không lợi ích cho việc dính mắc quá nhiều khi mọi thứ đang diễn tiến tốt đẹp. Một viễn cảnh thường hằng hủy hoại chúng ta. Ngay cả nếu chúng ta chấp nhận rằng có những kiếp sống tương lai, thì hiện tại trở thành sự bận tâm của chúng ta, và tương lai chỉ được xem là việc nhỏ thôi. Điều này làm hỏng một cơ hội tốt khi đời sống của ta được phú cho mọi tiện nghithong dong để dấn thân trong những sự thực tập tích cực. Một quan điểm về vô thường sẽ hữu ích.

 

Việc tỉnh thức tỉnh về vô thường làm ta đi tìm sự luyện tập – thuần hóa tâm thức – nhưng điều này không có nghĩa là hành hạ, hay sự kiểm soát từ bên ngoài. Sự luyện tập không có nghĩa là cấm đoán, đúng hơn, nó có nghĩa là khi có một sự mâu thuẩn giữa những quan tâm dài hạn và ngắn hạn, thì ta hy sinh lợi ích ngắn hạn vì mục tiêu lâu dài. Đây là kỷ luật tự giác, vốn xuất phát từ việc xác định nguyên nhân và hệ quả của nghiệp. Thí dụ, vì mục tiêu làm cho bao tử của tôi trở lại bình thường sau cơn bệnh gần đây, tôi đang tránh thực phẩm chua và thức uống lạnh vốn có vẻ ngon và hấp dẫn. Loại luyện tập hay kỷ luật này có nghĩa là sự bảo vệ. Trong một cung cách tương tự, phản chiếu về sự chết làm ta đi tìm kỷ luật tự giác và tự bảo vệ, chứ không phải là sự hành hạ.

 

Loài người có mọi tiềm năng để tạo nên những thứ tốt đẹp, nhưng việc sử dụng hoàn toàn nó đỏi hỏi tự do, khai phóng. Chế độ chuyên chế ngăn trở sự tăng trưởng này. Trong một cung cách bổ sung, chủ nghĩa cá nhân có nghĩa là ta không mong đợi điều gì đó từ bên ngoài hay ta đang chờ đợi những mệnh lệnh; đúng hơn, tự chính ta tạo ra sáng kiến. Do thế, Đức Phật thường kêu gọi “sự giải thoát cá nhân”, có nghĩa là sự tự giải thoát, không qua một tổ chức. Mỗi cá nhân phải sáng tạo một tương lai của chính họ. Tự dochủ nghĩa cá nhân đòi hỏi kỷ luật tự giác. Nếu những thứ này bị lợi dụngmục tiêu của các cảm giác phiền não, thì sẽ có những hậu quả tiêu cực. Tự do và kỷ luật tự giác phải làm việc với nhau.

 

MỞ RỘNG NHẬN THỨC CỦA TA

 

Theo nhận thức của Phật giáo, mục tiêu tối thượng của tất cả là để đạt được Quả Phật nhằm để có thể cứu giúp vô số chúng sanh; tuy nhiên, một trình độ trung bình của việc thành tựu có thể giải thoát ta khỏi vòng sanh, già, bệnh, chết; một trình độ thấp hơn, nhưng vẫn là một trình độ quý giá của thành tựu là sự cải thiện các kiếp sống tương lai của chúng ta. Từ việc cải thiện dần dần các kiếp sống giải thoát của chúng tathể đạt đến được, và căn cứ trên điều này, cuối cùng Quả Phật có thể thành tựu được. Trước tiên, nhận thức của chúng ta mở rộng để bao gồm các kiếp sống tương lai; sau đó qua sự thấu hiểu toàn diện cảnh ngộ của chính mình, thì nhận thức của chúng ta thâm nhập sâu xa để bao gồm tất cả các chu kỳ của khổ đau từ kiếp này đến kiếp khác, được gọi là vòng luân hồi hay samsara. Cuối cùng, sự thấu hiểu này có thể được mở rộng đến những người khác, qua nguyện ước của từ bi mong tất cả chúng sanh được thoát khỏi khổ dau và các nguyên nhân của đau khổ. Lòng từ bi này đưa chúng ta đến nguyện vọng thành tựu Quả Phật.

 

Chúng ta phải quan tâm với những khía cạnh sâu xa hơn của đời sống vốn ảnh hưởng những kiếp sống tương lai trước khi thấu hiểu toàn bộ bản chất của khổ đau và vòng luân hổi. Sự thấu hiểu này về khổ đau, hóa ra, được đòi hỏi cho sự phát triển toàn diện của lòng từ bi. 

 

 

NHỮNG BẤT LỢI CỦA VIỆC KHÔNG TỈNH THỨC VỀ SỰ CHẾT

 

Thật lợi ích để tỉnh thức rằng ta sẽ chết. Tại sao? Nếu ta không tinh thức về sự chết, thì ta sẽ không chánh niệm về sự thực tập, và sẽ chỉ lãng phí đời sống của ta một cách vô nghĩa, không thẩm tra những loại thái độ và hành động nào làm hiện hữu khổ đau và những thứ nào mang đến hạnh phúc.

 

Nếu ta không chánh niệm rằng chẳng bao lâu ta sẽ chết thì ta sẽ thất bại dưới sự quay cuồng của một cảm nhận sai lầm về vĩnh cửu hay thường hằng “Sau này tôi mới chết, lâu lắm kìa.” Rồi thì, đến lúc ấy, ngay cả ta muốn cố gắng để hoàn thành điều gì đó đáng giá, ta cũng sẽ không có năng lượng. Nhiều người Tây Tạng đi vào tu viện lúc tuổi trẻhọc hỏi những kinh luận về sự thực tập tâm linh, nhưng khi đến lúc để thực hành thật sự, năng lực để làm như vậy dường như vắng bóng. Đây là bởi vì họ không có một sự thấu hiểu chân thật về vô thường.

 

Nếu, đã tư duy về vấn đề thực tập như thế nào, thì ta sẽ thực hiện một quyết định rằng ta chắc chắn phải làm như thế trong một khóa tu vài tháng hay thậm chí trong nhiều năm, ta đã được động viên bởi kiến thức của ta về vô thường. Nhưng nếu sự cần kíp ấy không được duy trì bởi việc quán chiếu lặp đi lặp lại về những tàn phá cua vô thường thì sự thực tập của ta sẽ đuối dần. Đây là tại sao một số người cứ ẩn tu bao năm dài nhưng kinh nghiệm không ảnh hưởng sâu sắc trên đời sống của họ sau đấy. Việc quán chiếu về vô thường không chỉ động viên cho sự thực tập của ta, nhưng cũng cung cấp năng lượng cho nó.

 

Nếu ta có một cảm nhận mạnh mẽ về điều chắc chắn của sự chết và việc không biết chắc khi nào nó đến, thì ta sẽ được động viên từ bên trong. Nó sẽ giống như là một người bạn đang cảnh báo, “Hãy cẩn thận, hãy nghiêm túc, một ngày nữa đã qua.”

 

Thậm chí ta có thể trở thành một tu sĩ. Nếu ta làm như thế, ta sẽ được cho một cái tên mới và quần áo mới. Ta cũng có thể sẽ ít bận rộn hơn; ta sẽ phải thay đổi thái độ, hướng chú ý đến những mục tiêu sâu xa hơn. Tuy nhiên, nếu ta tiếp tục tự bận rộn với những mối quan tâm hời hợt – thức ăn ngon, áo quần đẹp, chỗ ngủ tốt, đối thoại hài lòng, nhiều bạn bè và người quen, và ngay cả tạo ra kẻ thù nếu người nào đó làm việc gì đấy mà ta không thích và rồi thì cải vả và đấu đá – ta sẽ không có gì khá hơn trước khi ta vào tu viện, và có thể ngay cả tệ hơn. Hãy nhớ rằng xa rời khỏi những hành động hời hợt nông cạn này vì ngượng ngùng hay sợ những người đồng tu nghĩ về mình là không đủ, mà sự thay đổi phải đến từ bên trong. 

Đây là sự thật cho cả tu sĩcư sĩ thực hiện sự tu tập.

 

Có lẽ ta bị bao vây bởi một cảm nhận về thường hằng vĩnh cửu, bằng việc nghĩ rằng ta sẽ không chết một cách sớm sủa và rằng trong khi vẫn còn sống, thì ta cần thức ăn, áo quần, và những cuộc đối thoại tốt đẹp. Vì những tham muốn cho những ảnh hưởng lạ lùng của hiện tại, ngay cả nếu chúng chỉ có ý nghĩa nhỏ nhoi về sau, thì ta lại sẳn sàng áp dụng mọi loại trơ trẻn, phóng đại và phương chước để có được những gì chúng ta muốn – mượn nợ với lãi xuất cao, nhìn xuống những người bạn, bắt đầu thủ tục tòa án – tất cả vì lợi ích của không gì hơn là những sự dự phòng.

 

Vì ta đã đam mê đời sống của ta qua những hành vi như thế, nên tiền bạc trở nên hấp dẫn hơn là sự học hành, và ngay cả nếu ta cố gắng để thực tập, thì ta không chú ý nhiều đến nó. Nếu một trang sách bị mất, ta ngập ngừng tìm lại, nhưng nếu tiền bạc rơi xuống đất thì không cần phải hỏi. Nếu ta chạm trán với người thật sự dâng hiến đời sống của họ để thâm nhập sâu sắc hơn với những mục tiêu tâm linh, ta có thể nghĩ tốt về sự tận tụy ấy, nhưng tất cả là thế; trái lại nếu ta thấy ai đó ăn vận áo quần lộng lẫy, phô trương sự giàu sang của họ, thì ta có thể mong ước cho điều ấy, thèm khát, hy vọng được những thứ ấy – với sự dính mắc ngày càng nhiều hơn. Cuối cùng, ta làm mọi việc để được những thứ ấy.

 

Một khi ta hăm hở trong sự lộng lẫy của kiếp sống này, những cảm xúc phiền não sẽ gia tăng, vốn hóa ra tất yếu sẽ mang đến nhiều hơn những hạt giống xấu. Những cảm xúc chướng ngại ẩn tàng này chỉ hướng đến rắc rối, làm cho chính ta và những người chung quanh không thoải mái. Thậm chí nếu ta học hỏi tóm tắt vấn đề thực tập như thế nào về những giai đoạn của con đường Giác Ngộ, thì ta lại đòi hỏi ngày càng nhiều hơn những thứ vật chấtliên hệ ngày càng nhiều với những người khác đến mức độ nơi ta ở, để nói như vậy, việc thực tập những tính hời hợt của kiếp sống này, thường trầm tư trau dồi tham khát bạn bè và thù ghét kẻ thùcố gắng tìm ra những phương cách để đáp ứng những cảm xúc phiền não này. Ở điểm ấy, ngay cả nếu ta nghe về những thực tập thật sự, lợi lạc, ta có khả năng  cảm thấy, “Vâng, đó là như vậy, nhưng…” Một chữ “nhưng” tiếp theo sau những chữ “nhưng” khác. Thật sự, ta đã trở thành quen thuộc với những cảm xúc phiền não suốt vòng sanh tử luân hồi, nhưng bây giờ ta đã thêm vào chính sự thực tập nông cạn hời hợt này. Điều này làm cho tình cảnh thậm chí tệ hại hơn, đẩy ta ra xa khỏi những gì thật sự hữu ích.

 

Bị lèo lái bởi những tham muốn ấy, ta sẽ không tìm thấy thoải mái. Ta không làm cho người khác hạnh phúc – và chắc chắn ta cũng vậy. Khi ta trở thành vị kỷ hơn – “cái này của tôi, cái kia của tôi,” thân thể tôi, tài sản của tôi” – bất cứ người nào gây trở ngại, tức thời trở thành một đối tượng của sân hận. Mặc dù, ta có nhiều “bạn bè tôi” và “thân nhân tôi”, nhưng họ không thể giúp đở gì lúc ta sanh ra hay lúc ta chết; ta đến đây đơn độc, và ta sẽ ra đi đơn côi. Nếu ngày ta chết, một người thân có thể đồng hành cùng ta, thì sự dính mắc sẽ có giá trị, nhưng không thể như vậy. Khi chúng ta tái sanh trong một hoàn cảnh hoàn toàn xa lạ, nếu người thân của ta từ kiếp trước có thể giúp đở được điều gì đó, thì đấy cũng là điều gì đó nên quan tâm đến, nhưng nó cũng không phải vậy. Tuy nhiên, giữa sanh và tử (khoảng thời gian tại thế), trong vài thập niên đó là “bạn bè tôi”, “chị em tôi”, “anh em tôi.” Sự nhấn mạnh không đúng chỗ này hoàn toàn không lợi ích gì cả, ngoại trừ sẽ tạo thêm hoang mang, tham luyến, và thù hận.

 

Khi những người bạn được làm nổi bật quá mức, thì những kẻ thù cũng bị làm nổi bật quá mức. Khi ta chào đời, ta không biết bất cứ người nào và cũng không ai biết ta. Mặc dù tất cả chúng ta tất cả chúng ta đều bình đẳng trong việc muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau, nhưng chúng ta thích đối diện với một số người và nghĩ, “Đây là những người bạn của tôi,” và không thích đối diện với những người khác và nghĩ, “Đây là những kẻ thù của tôi.” Chúng ta gắn vào những bản chất và tên hiệu cho họ và cuối cùng thực tập việc phát sinh những tham muốn cho những người bạn và phát sinh thù hận cho những kẻ thù. Có ý nghĩa gì ở đấy trong điều này? Không. Vấn đề là có quá nhiều năng lượng đang được khuếch trương trong việc quan tâm cho một trình độ không gì sâu xa hơn là những mối quan hệ thiển cận của kiếp sống này. Sự thậm thâm bị thua thiệt với sự tầm thường.

 

Nếu ta không thực tập và vào ngày ta chết, ta được vây quanh bởi những người bạn và những thân nhân khác liên hệ sinh thời đang thổn thức, thay vì có một người nào đó nhắc nhở ta về sự thực tập đạo đức, thì sự bi thương của họ sẽ chỉ mang đến rắc rối, và ta sẽ mang lấy nó cho chính ta. Sai lầm ở chỗ nào? Do không chánh niệm về vô thường.

 

NHỮNG THUẬN LỢI CỦA VIỆC CHÁNH NIỆM VỀ VÔ THƯỜNG

 

Tuy nhiên, nếu ta không đợi đến phút cuối của cuộc đời cho nhận thức rằng ta sẽ chết, và ta sẽ lượng định hoàn cảnh của ta bây giờ một cách thực tế, ta sẽ không bị áp đảo bởi những mục tiêu nông cạn, tạm thời. Ta sẽ không quên lãng những vấn đề quan trọng về lâu dài. Thật tốt đẹp hơn để quyết định ngay từ lúc đầu rằng ta sẽ chết và khám phá điều gì đáng giá. Nếu ta giữ trong tâm ta vấn đề kiếp sống này sẽ biến mất nhanh chóng như thế nào, thì ta sẽ lượng định thời gian và làm những gì có giá trị. Với một cảm nhận mạnh mẽ về sự chết nhất định sẽ đến, thì ta sẽ cảm thấy nhu cầu của việc dấn thân trong sự thực tập tâm linh, việc cải thiện tâm thức chúng ta, và sẽ không lãng phí thời gian của ta trong đủ thứ những việc xao lãng xếp loại từ ăn uống đến việc tán gẫu vô ích không ngừng nghĩ.

 

Tất cả mọi chúng sanh muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau. Chúng ta sử dụng nhiều trình độ của kỷ thuật cho việc loại trừ khổ đau không mong muốn trong những hình thức nông cạn và sâu xa của nó, nhưng chính con người đã dấn thân trong kỷ thuật trong buổi đầu của đời sống họ để tránh khổ đau về sau này. Cả những người có và không thực tập tôn giáo đã tìm cầu suốt đời sống của họ để giảm thiểu một số khổ đau và loại trừ những thứ khác, đôi khi ngay cả chịu đựng đau đớn như một phương tiện để chiến thắng nổi khổ lớn hơn và đạt được một mức độ nào đó của hạnh phúc.

 

Mọi người cố gắng để loại trừ khổ đau nông cạn, nhưng có một loại kỷ thuật khác quan tâm đến việc loại trừ khổ đau ở một trình độ sâu hơn – mục tiêu giảm thiểu tối đa đến chấm dứt khổ đau trong những kiếp sống tương lai và, xa hơn thế, ngay cả loại trừ tất cả mọi hình thức khổ đau của tự thân cũng như cho tất cả chúng sanh. Sự thực tập tâm linh là loại kỷ thuật sâu sắc này.

 

Những kỷ thuật này liên hệ đến việc điều chỉnh thái độ; vì vậy, sự thực tập tâm linh một cách căn bản có nghĩa là điều chỉnh tư tưởng của ta một cách hợp lý. Trong Sanskrit nó được gọi là dharma, giáo pháp, có nghĩa là, quy luật, phương pháp, “ngăn lại”. Điều này có nghĩa là bằng việc điều chỉnh những thái độ chướng ngại ẩn tàng, thì chúng ta được giải thoát khỏi một trình độ của khổ đau, và vì vậy được ngăn lại khỏi một sự khổ đau nào đó. Sự thực tập tâm linh bảo vệ, hay ngăn lại, chính ta và những người khác khỏi khổ đau.

 

Từ việc trước tiên thấu hiểu hoàn cảnh của chính ta trong vòng luân hồi và tìm cầu để ngăn lại chính ta khỏi khổ đau, chúng ta mở rộng việc nhận thức rõ của mình đến những chúng sanh khác và phát triển lòng từ bi, vốn có nghĩa là tự cống hiến để ngăn lại khổ đau của người khác. Nó có ý nghĩa thực tiển cho ta, chỉ là một chúng sanh, chọn lựa cho việc bảo trọng những người khác, nhưng cũng là, bằng việc tập trung vào lợi ích của những người khác, tự chính ta sẽ hạnh phúc hơn. Lòng từ bi làm giảm sự sợ hãi về nổi đau của chính ta và gia tăng sức mạnh nội tại. Nó cho ta một cảm giác truyền lực, của việc có thể hoàn thành nhiệm vụ của ta. Nó giúp sức cho sự hăng hái

 

Để tôi cho quý vị một thí dụ. Mới đây, khi tôi ở Bồ Đề Đạo Tràng, tôi bị nhiễm trùng đường ruột mãn tính. Trên đường đến nhà thương, cơn đau ở bụng tôi trở nên nghiêm trọng, và tôi đổ mồ hôi rất nhiều. Chiếc xe đang đi ngang vùng núi Linh Thứu (nơi Đức Phật giảng kinh), nơi những dân làng cực kỳ nghèo khó. Trong tổng quát, bang Bihar thì nghèo, nhưng đặc biệt vùng ấy thậm chí nghèo hơn . Vì vậy tôi ngay cả không thấy trẻ con đến trường hay đi học. Chỉ sự nghèo cùng. Và bệnh tật, tôi có một ký ức rõ ràng về một bé trai bại liệt có những thanh kim  loại bạc màu trên đôi chân và đôi nạng kim loại tận nách. Rõ ràng không ai săn sóc cậu bé. Tôi rất xúc động. Một lát sau, có một ông già ở chỗ bán trà, chỉ có một mãnh vải dơ bẩn trên thân, té xuống đất, nằm ở đấy mà không ai quan tâm.

 

Sau này, ở bệnh viện, tư tưởng của tôi cứ vơ vẫn về những gì tôi đã thấy, quán chiếu vấn đề buồn thảm thế nào khi ở đây có những người săn sóc cho tôi nhưng những người nghèo khổ ấy không ai để ý. Đó là chỗ mà tư tưởng của tôi đã diễn biến, thay vì với sự đau khổ của chính tôi. Mặc dù mồ hôi đang đổ ra khắp thân thể tôi, nhưng sự quan tâm của tôi ở nơi khác.

 

Trong cách này, mặc dù thân thể của tôi đang chịu đựng nhiều đau đớn (một cái lỗ đã thủng trong thành ruột của tôi) làm giấc ngủ khó khăn, nhưng tâm thức của tôi đã không bị bất cứ sự sợ hãi hay không thoải mái nào. Hoàn cảnh chỉ có thể tệ hại hơn nếu tôi đã tập trung vào các rắc rối của chính tôi. Đây là một thí dụ từ một kinh nghiệm nhỏ của tôi về vấn đề một thái độ từ bi đã hổ trợ ngay cả tự thân, nén lại một mức độ nào đó của nổi đau thân thể và tránh xa nổi đau tinh thần, mặc dù thực tế người khác có thể không hổ trợ trực tiếp.

 

Lòng từ bi làm cho mạnh thêm quan điểm của ta, và với sự can đảm ấy chúng ta thư thái hơn. Khi nhận thức của ta bao gồm nổi đau khổ của các chúng sanh, thì nổi khổ đau của riêng ta tương đối nhỏ.

 

Ẩn Tâm  Lộ

Wednesday, August 1, 2018

 

 -***-

 

 

HƯỚNG DẪN VỀ SỰ CHẾT ĐỂ SỐNG TỐT ĐẸP HƠN

 

Nguyên bản: Advice on Dying and Living a Better Life

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma 

Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D.

Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

 

MỤC LỤC

01-Tỉnh thức về sự chết

02- Giải thoát khỏi sự sợ hãi

03- Chuẩn bị để chết

04- Loại trừ những chướng ngại đến cái chết có lợi

05-Thành tựu những điều kiện thuận lợi cho thời điểm lâm chung

06- Hành thiền trong khi đang chết

07- Cấu trúc bên trong

08- Linh quang của sự chết

09- Phản ứng với tình trạng trung ấm thân

10- Đón nhận một sự tái sanh tích cực

11- Thi kệ quán chiếu hàng ngày

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8171)
Trong thời Phật còn tại thế, có một vị quan tổng trấn đã từng làm quan gần hai chục năm; nhờ nhân duyên tốt nên ông từ bỏ quyền lực, danh vọng, xuất gia làm Tỳ kheo.
(Xem: 9622)
Quán Thế Âm có nghĩa là quán chiếu, suy xét, lắng nghe âm thanh của thế gian.
(Xem: 10316)
Trong kiếp sống nhân sinh ai cũng phải trãi qua những thăng trầm của cuộc sống để kinh nghiệm được những bài học vố giá của trường đời.
(Xem: 9492)
Tính viên mãn vốn sẵn là một chủ đề chính trong kinh Hoa Nghiêm. Sự viên mãn vốn sẵn có này biểu hiện khắp cả vũ trụ, trong thế giới vĩ mô và thế giới vi mô.
(Xem: 9727)
Nếu chúng ta có một trái tim tràn đầy tình thương yêu thì có phải sẽ mang lại bình an không? Một trái tim tràn đầy thương yêu mà ta đang nói tới có nghĩa là gì?
(Xem: 11365)
Dân gian ta có câu: “Dầu xây chin bậc Phù đồ, Không bằng làm phúc cứu cho môt người”.
(Xem: 9659)
Ni Sư Thubten Chodron thường chú trọng đến việc áp dụng những điều Phật dạy vào đời sống hằng ngày của chúng ta
(Xem: 10155)
Sự hiện hữu của ta bao gồm thân và tâm. Ta cần quan tâm đến cả hai, dầu thiền là một hoạt động của tâm, chứ không phải thân.
(Xem: 9401)
Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền (Theravāda), mùa an cư của chư Tăng bắt đầu từ ngày 16 tháng 6 âm lịchkết thúc vào ngày rằm tháng 9 âm lịch.
(Xem: 9026)
Sinh sống có chánh niệm là một trong các quan niệm của đạo Phật nói về thái độ cẩn trọngsáng suốt của người xuất gia trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
(Xem: 11345)
Hiện nay có rất nhiều người trên thế giới thực hành ăn chay. Có người ăn chay trường, có người ăn chay kỳ, có người ăn chay tùy thích…
(Xem: 11373)
Tâm kinh Bát-nhã có câu nói nổi tiếng đề cập phương pháp giải thoát khổ đau rất truyền thống của đạo Phật Nguyên thủy, được nhấn mạnh trong các bản kinh Nikàya.
(Xem: 9655)
Để có hạnh phúc cho mình, người ta quên bẵng đi những thiệt thòi, tổn hại và khổ đau của kẻ khác. Đến khi khổ đau, mất mát, thì oán trách, đổ lỗi cho tha nhân.
(Xem: 8246)
Nếu chúng ta biết cố gắng làm việc tốt và chuyển tâm xấu ác thành tâm tốt thì quả sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt.
(Xem: 9614)
Chánh mạngphương kế sinh nhai chân chánh (còn gọi là phương tiện sống chân chánh). Trong Kinh DI GIÁO Đức Phật dạy các Tỳ kheo về Phương tiện thanh tịnh:
(Xem: 9868)
”Thế Tôn! Ngài Quán Thế Âm Bồ-tát do nhơn duyên gì mà tên là Quán Thế Âm?”.
(Xem: 9260)
Chắc hẳn quý vị đều nghĩ rằng sau khi đạt được Giác Ngộ thì Đức Phật nhất định phải có một cuộc sống thật thoải mái, có đúng thế hay chăng?
(Xem: 9771)
Đức Phật đã từng nói rằng: "Nầy các Tỳ Kheo, bất cứ ai muốn chăm sóc ta, người ấy phải muốn chăm sóc người bệnh"
(Xem: 9770)
Bái sám nhiều mà tội diệt phước sinh là không đúng về nhân quả.
(Xem: 8174)
Giáo pháp do Đức Phật dạy có rất nhiều nhưng trọng tâm vẫn là Bát Chánh đạo.
(Xem: 9113)
Từ khi trên quả đất này có sự sống, con người và muôn loài vật được tồn tại bằng luyến ái, tức là sự thương yêu,
(Xem: 22553)
Mặt trời hừng đông. Ngày mới lại đến. Buổi sáng bắt đầu cho một ngày mới của đời sống.
(Xem: 9380)
Thiền là một cách huấn luyện tâm, do đó, nếu chúng ta càng thực tập nhiều, càng thực tập đều đặn, chúng ta càng nhìn thấy sự tiến bộ của chúng ta.
(Xem: 17817)
Suy cho cùng, chính bạn chứ không phải ai khác là người chịu trách nhiệm cho việc bạn sử dụng số ngày còn lại của mình trong cuộc đời này ra sao.
(Xem: 10141)
Đức Phật dạy: “Nhứt thiết duy tâm tạo” tất cả đều do tâm tạo, “...Duy ngã độc tôn” “cái ta” là tối cao và quan trọng nhất, quyết định tất cả,
(Xem: 10687)
Đức Phật nêu lên Sự Thật Cao Quý Thứ Nhất và gọi Sự Thật này là dukkha. Thuật ngữ dukkha trong tiếng Pa-li thường được dịch là "khổ đau" (suffering)
(Xem: 10881)
Phát Bồ-đề tâm là phát sanh một ý nguyện đạt đến giác ngộ để cứu thoát tất cả chúng sanh.
(Xem: 9750)
Khi chưa biết tu, thân ta có khi làm việc thiện lành tốt đẹp, có lúc ta làm việc xấu ác gây nhiều tội lỗi, miệng có khi nói lời ngọt ngào dễ thương, có lúc nói
(Xem: 9380)
Nếu chúng ta phản ứng mạnh mẽ với tiếng ồn, nghĩa là chúng ta dấn thân vào cuộc chiến mà chúng ta không thể nào dành được phần thắng.
(Xem: 10368)
Trong nhiều pháp thoại, Thế Tôn thường sử dụng các hình ảnh trực quan để minh họa cho những giáo huấn của Ngài.
(Xem: 9465)
Nói đến tình thương, theo thế tục, chúng ta liên tưởng đến đối tượng của tình thương với những điều kiện (như một sự trao đổi tương xứng).
(Xem: 10643)
Đạo Phật dứt khoát không bao giờ chấp nhận việc mê tín Thần quyền, nhứt là những vấn đề tin nhảm nhí, theo một niềm tin mù quáng, không được điều động bởi lý trí.
(Xem: 9663)
Theo sự chỉ dạy của Thế Tôn, người Phật tử cũng có quyền làm giàu để nâng cao sự sống ngoài việc lo tròn trách nhiệm, bổn phận đối với gia đìnhxã hội.
(Xem: 15444)
Khi đến chùa bạn hãy nhớ những điều dưới đây không được nghĩ tới và cũng không được cầu khẩn mong muốn thành hiện thực nhé, những điều này là không nên.
(Xem: 8552)
Một vị lãnh đạo đất nước muốn giúp dân chúng an cư lạc nghiệp, có được cơm no áo ấm và sống an vui, hạnh phúc trên tinh thần vô ngã, vị tha phải là người có ...
(Xem: 11155)
Từ bisức mạnh thế nào, tới mức độ nào, và có thể chuyển hóa được thế gian hay nhân loại hay không
(Xem: 9314)
Người ta thường ngạc nhiên khi khám phá ra rằng thiền rất khó hành. Nhìn bề ngoài nó có vẻ là việc đơn giản, chỉ ngồi xuống chiếc gối nhỏ và theo dõi hơi thở.
(Xem: 8572)
Những ý niệm như vô ngại, đồng thời, đồng hiện, sẵn đủ, viên mãn… không chỉ có trong kinh Hoa Nghiêm mà có trong tất cả kinh điển, nhất là Đại thừa.
(Xem: 8822)
Thế giới loài vật cũng có sự sống sinh hoạt song hành với loài người nên cũng bị vô minh chi phối.
(Xem: 14619)
Chùa Khánh Anh - Paris Pháp Quốc
(Xem: 12740)
Tìm hiểu về quá trình tu tập của Sa-môn Cồ-đàm - nhất là khi từ bỏ vị thầy thứ hai (Uất-đầu-lam-phất) cùng hội chúng, Ngài đi đến Khổ hạnh lâm trải qua 6 năm khổ hạnh;
(Xem: 9654)
Có nhiều người thích trang sức bằng những viên ngọc quý. Tuy nhiên, viên ngọc đẹp đẽ, và to lớn nhất, là viên ngọc trong tâm.
(Xem: 9282)
Môi trường sống để tu học rất quan trọng cho tiến trình thành quả của người thực hành, nếu không nhận ra sự khác biệt trên giáo pháp Đức Thế Tôn dạy và...
(Xem: 9903)
Thí dụ về chiếc bè là một trong những ngụ ngôn và ẩn dụ, quen thuộcnổi tiếng nhất của Đức Phật.
(Xem: 14749)
Khi chim còn sống trên đời Chim ăn kiến nhỏ thấy thời khó chi, Nhưng khi chim bị chết đi Kiến thời ăn nó có gì khó đâu.
(Xem: 9121)
Mỗi khi phải đương đầu với nghịch cảnh hoặc các thứ chướng ngại, thì quý vị nên xem đấy như là một món quà thấm đượm từ biĐạo Pháp mang tặng mình,
(Xem: 10589)
Chúng ta ai cũng biết sân hậnđau khổ vì nó áp lực chúng ta phải giải tỏa những mối đe dọa bằng mọi giá.
(Xem: 10529)
Đức Phật thường ví mình như một vị y sĩ, và Đạo Pháp là phương thuốc Ngài dùng để chữa bệnh.
(Xem: 9632)
"Tu là quá trình: quán chiếu nội tâm, làm triệt tiêu bản ngãchuyển hóa nghiệp lực của mình” đây là ba điều kiện tiên quyết, cốt yếu và tinh túy nhất, trong phận sự người tu.
(Xem: 9491)
Họa hay phước không phải do ngày tháng xấu, tốt tạo ra; họa hay phước là do nhân quả mà có
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant