Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Gió Mới Đầu Thu

29 Tháng Tám 201808:16(Xem: 4924)
Gió Mới Đầu Thu

GIÓ MỚI ĐẦU THU

 

Vĩnh Hảo

 

 

Những ngày cuối hạ oi bức, không làn gió thoảng. Cây cối trơ ra như những tượng đá trong vườn thần chết. Mọi thứ như dừng đứng để chờ đợi một phép lạ. Tuần trước, rừng ở quận hạt lân cận bị cháy suốt mấy ngày khiến bầu trời mù mịt khói đen, nắng không xuyên qua được, chỉ ửng lên cả một vùng trời màu vàng nghệ lạ thường. Nay thì trời trong không một gợn mây. Bầy quạ đen lại tranh nhau miếng mồi nào đó, kêu quang quác đầu hè. Rồi im. Bầy chim sẻ đi đâu mất dạng gần một tháng hè gay gắt nắng. Bất chợt, có con bướm cánh nâu lạc vào khu vườn nhỏ. Và gió từ đâu rung nhẹ những nhánh ngọc lan đang lác đác khai hoa, thoảng đưa hương ngát hiên nhà. Phép lạ đã đến. Gió đầu thu.

 

Dục vọng là một bản năng, đến với chúng ta từ khi chào đời, và được nuôi dưỡng theo ngày tháng với sự khích lệ (nhẹ nhàng hay mạnh mẽ, vô tình hay cố ý) của gia đình, học đường, xã hội. Dục vọng, biểu hiện rõ rệt qua cảm giáctư tưởng, luôn có đối tượng của nó. Đối tượng có khi chỉ là cái bánh, viên kẹo, đem lại cảm giác vui thích nho nhỏ; có khi là món quà sinh nhật hay quà Tết với áo quần mới; có khi là bằng cấp, việc làm có lương cao; có khi là nữ trang, hột xoàn của ngày đính hôn, ngày cưới; có khi là sắc đẹp, tài năng, nhà cửa, tài sản, v.v… và hơn thế nữa, là danh vọng cao sang, quyền bính tột bực trong xã hội, quốc gia. Dục vọng không bao giờ thỏa mãn với đối tượng mà nó nhắm đến. Nó luôn nhàm chán, và muốn vượt qua đối tượng, mưu tìm một đối tượng khác cao hơn, mang cảm giác mạnh hơn. Và tiến trình mưu cầu sẽ là con đường dài truân chuyên, khổ ải xuyên qua cuộc đời trăm năm (có khi là nhiều đời kiếp khác ở tương lai), không biết đâu là chỗ dừng lại. 

Tiện nghi vật chất càng tăng trưởng, dục vọng càng được thúc đẩy cho những cuộc săn lùng mới, đầy kích thíchthú vị. Thế giới vì vậy, càng lúc càng trở nên hỗn loạn, bất an, bất toàn. 

Thảng hoặc một lúc nào đó, gã cùng tử mệt mỏi, dừng chân, không muốn tìm kiếm nữa; khát vọng trong hắn vẫn thúc đẩy một cuộc kiếm tìm ở cung bậc cao hơn, nhẹ nhàng, thánh thiện hơn, chẳng hạn một đời sống xả ly, tiết dục, giảm thiểu nhu cầu vật chất. Nhưng đó cũng chỉ là mặt ngoài, là vỏ bọc của một quả cầu lửa—trái đất—mà hắn đang đứng bên trên một cách bình an mỗi ngày. Nếp sống xả kỷ và sự tuân thủ giới luật, vẫn chỉ là hình thức, không thể dập tắt được sự âm ỉ hay hừng hực của lửa dục.

Theo triết lý nhà Phật, vấn đề là phải nhận chân được căn nguyên của dục vọng, chứ không phải là tìm cách dập tắt nó hoặc dẹp bỏ những đối tượng. Một khi nhìn ra được nó một cách rõ ràng, chân xác, nó sẽ không còn sai xử chúng ta truy tìm, chạy đuổi theo những đối tượng, ảo tượng.

 

Căn nguyên của dục vọng là gì?

Khi một người chỉ biết vơ vét, tích lũy, dành dụm của cải tài sản, không biết ban phát hiến tặng một tí gì cho đời: hắn đang bị cột trói bởi một chủ nhân.

Khi một người luôn tự cao, tự đại, tự tôn, kiêu kỳ, ngạo mạn, nghĩ mình là hàng thượng đẳng, nghĩ mình là trung tâm, mọi người phải tuân phục: hắn đang bị cầm đầu bởi một chủ nhân.

Khi một người luôn tự ái, nóng giận, hận thùthường xuyên bị tác động bởi những tiếng khen-chê: hắn đang bị điều khiển bởi một chủ nhân.

Khi một người luôn cho mình là bậc trí tuệ, sáng suốt không ai bằng, chỉ có mình mới có khả năng giải quyết được vấn đề của cuộc đời: hắn đang bị bịt mắt bởi một chủ nhân.

 

Chủ nhân của hắn là ai?

Con chó được người hàng xóm dắt đi dạo, ngang qua nhà người khác, chõ mõm sủa người chủ nhà.

Con quạ giành được miếng ăn, hăm hở mổ, ngấu nghiến nuốt trọng, rồi bay đậu trên nóc nhà, ngoái cổ nhìn qua nhìn lại; kêu lên một tiếng khô khan, ý chừng đã thỏa mãn.

Báo chí nói rừng bị cháy lan suốt cả tuần là do một người bệnh hoang tưởng nổi lửa đốt. Hàng chục ngàn người được lệnh chuẩn bị di tản. Hàng trăm ngôi nhà bị cháy, hàng trăm ngàn mẫu rừng bị thiêu rụi. Nhưng ngôi nhà của người bệnh nầy an toàn, không hề hấn gì.

Ban trưa, bầy chim sẻ bỗng từ đâu quay về, lùng sục thức ăn khắp vườn sau, không thấy gì, réo nhau bay đi, để lại một sân ngập nắng.

Con bướm cánh nâu nhẹ nhàng nhịp cánh, nhởn nhơ, vờn trên những nụ hoa thơm ngát.

 

phép lạ nào đâu! Gió đầu thu hôm nay không giống gió đầu thu năm trước, nhưng cũng là gió, không gì mới; chỉ là sự lặp lại của một vận hành thời tiết.

Con người trong thế giới hiện đại cũng chẳng làm nên phép lạ gì, chẳng làm thêm trò gì mới trong cuộc mộng nhân sinh ngoài việc sáng chế và phát triển những tiện nghi đời thường, sao cho thỏa mãn những thị hiếu tham lam của mọi người. Đối tượng thì có mới, có đổi thay, nhưng bản chất của dục vọng chưa hề thay đổi.

Không chuồn chuồn bay, nhưng biết, gió heo may đã về (*), rồi sẽ có lá vàng rụng khắp nơi cho một mùa thu mới.

 

California, ngày 25 tháng 8 năm 2018

(ngày Rằm tháng Bảy, Vu Lan)

Vĩnh Hảo

 www.vinhhao.info

 

_________________

 

(*) Lời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong ca khúc “Nhìn những mùa thu đi.”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4449)
Vấn đề sau khi chết, linh hồn tồn tại hay không tồn tạilinh hồn người chết sẽ đi về đâu? Đây là một vấn đề rất phức tạp, thật khó chứng minh.
(Xem: 4134)
Đức Phật đã là một bậc Vô thượng chánh đẳng giác, nhưng Ngài cũng là một con người như bao nhiêu người khác nên không ...
(Xem: 4425)
Tôi đang trên đường từ hơn hai tháng nay và bây giờ sắp đến lúc quay về phương trời cũ.
(Xem: 3876)
Xây dựng niềm tinvấn đề căn bản của người đệ tử Phật. Người Phật tử khi đã xác quyết với Tứ bất hoại tín, ấy là tin Phật...
(Xem: 4400)
Nhìn lướt qua tin tức thế giới ngày nay có thể thấy rằng đường đứt gãy nơi Phật giáoHồi giáo giao thoa ở châu Á ngày càng...
(Xem: 3974)
"Thế giới là rỗng không. Nhận thức này tôi đã thâu lượm được trong khi nghiên cứu Phật giáo, hay nói chính xác hơn: từ các tham khảo những lời dạy của Đức Phật...
(Xem: 7287)
Trong cuộc sống hàng ngày, mọi người chúng ta chắc ai ai cũng từng nghe qua câu này:” Sống để bụng chết mang theo”.
(Xem: 4185)
Vào thời Đức Phật, không có cái gọi là Phật Giáo, vì đạo Phật chưa hình thành. Chỉ có giáo hội Tăng già tập hợp những người muốn tu tập
(Xem: 4314)
Hai cụm từ trên đưa ra làm “chủ đề” chúng ta liền nhận ra liền đó là so sánh giữa hay thái cực.
(Xem: 4136)
Chuyện bắt đầu từ việc môn đệ của Ni-kiền Tử tranh chấp, đấu đá, triệt hạ lẫn nhau sau khi bậc tôn sư của họ vừa qua đời.
(Xem: 4350)
Vào thời Đức Phật, không có cái gọi là Phật Giáo, vì đạo Phật chưa hình thành. Chỉ có giáo hội Tăng già tập hợp những người muốn tu tập theo...
(Xem: 4168)
Khi tùy hỷ lòng ta đầy thanh thản Phước Đức sanh tạo thiện cảm với người Khi đố kỵ nét mặt hết vui tươi Tạo oan trái cuộc đời đầy đau khổ.
(Xem: 3366)
Nhan đề bài viết -- Lắng Nghe Bờ Bên Kia -- là một cách viết thơ mộng, dựa theo Kinh Lăng Nghiêm, và cũng mượn ẩn dụ Đức Phật thường nói, rằng hãy nương vào bè pháp để vượt qua dòng sông sinh tử.
(Xem: 4397)
trích dẫn giáo lý của Đức Phật cùng các danh nhân khác thường thấy trên mạng, báo chí và tạp chí đủ loại tại các nước Tây phương.
(Xem: 4794)
Từ ái là ngọn đuốc sáng rực, không bao giờ tắt; đã có thể chiếu sáng, lại có thể tỏa nhiệt. Khi con người cho đi từ ái, nhân gian sẽ thêm sáng sủa, xã hội sẽ thêm ấm nồng.
(Xem: 2924)
Nước. Nước từ đâu cứ dâng lên; lên rồi rút, rút rồi lại lên, ngập tràn đồng ruộng, ao hồ, vườn tược, làng quê, và phố thị của nhiều tỉnh thành miền Trung.
(Xem: 3831)
Thekchen Chöling, Dharamsala, HP, Ấn Độ - Sáng nay, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được mời tham gia dự án Thế Giới Mới
(Xem: 3452)
Khổ là chứng bệnh lớn lao. Vô thường ngũ uẩn khổ đau nhất đời. Nếu ai hiểu đúng vậy rồi. Coi như đạt đến cực vui Niết Bàn.
(Xem: 3879)
Nếu hoa không đẹp thì đời đã không quan tâm tới, và hoa cũng không còn tồn tại.
(Xem: 4923)
Theo Phật-luật, hàng năm, giới xuất gia, tùy hoàn cảnh và môi trường, phải câu hội về một nơi để cùng thúc liễm thân tâm, trau giồi giới đức.
(Xem: 4557)
Nhà văn nổi tiếng nhất trong nền văn học viết bằng tiếng Trung Quốc để kêu gọi bảo vệ nền văn hóa Tây Tạng có lẽ là Tsering Woeser.
(Xem: 4366)
Khi nghe Đạo Phật nói “đời là bể khổ”, nhiều người đã hiểu lầm rằng Đức Phậtquan niệm bi quan.
(Xem: 4688)
Tuổi trời thấm thoắt đã vào Thu Rừng lá vàng rơi dệt mộng mơ Dĩ vãng đã qua nào tiếc nuối Tương lai chưa tới há mong chờ
(Xem: 5505)
Tứ là bốn, nhiếp là thu phục, pháp là phương pháp. “Tứ Nhiếp Pháp” là bốn phương pháp lợi tha, đã được Đức Phật Thích Ca dạy ...
(Xem: 4382)
Nghĩ về sự yên lặng, chúng ta thường nghĩ đến sự cô đơn, đôi khi là sự thất thế, hoặc là những lúc tâm trạng rất không tốt.
(Xem: 4205)
Nền tảng thực tập giáo lý đạo Bụt không dựa trên niềm tin về luân hồi, về nghiệp và quả báo.
(Xem: 3407)
Ngôi chùa tọa lạc lưng chừng ngọn núi, sau rừng sồi, cũng tương tự như bao ngôi chùa nhỏ, xa nơi đô thị
(Xem: 2790)
Bài này sẽ phân tich một số khái niệm nhà Phật về Niết Bàn, nhưng không có ý đi sâu vào các tranh luận bộ phái, đối chiếu ưu tiên chỉ để tìm các phương tiện khả dụng thích nghi cho Thiền tập.
(Xem: 3683)
Hôm nay trời nhẹ lên cao. Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn.
(Xem: 5495)
Trước khi qua đời, một Thiền Sư dạy chúng đệ tử rằng: “Con à, có những điều thầy mong con ghi nhớ:
(Xem: 4114)
Cơm tù kính cẩn tay nâng, Cúng dường bậc Tối Thắng Tôn Giác Toàn, Thế gian máu hận ngập tràn, Bát dâng, mà lệ hàng hàng tuôn rơi ! …
(Xem: 4396)
Thân tứ đại là đất, nước, lửa, gió, khi đã trút hơi thở cuối cùng thì cũng trở về với tứ đại, chẳng còn gì để suy viễn ở tương lai.
(Xem: 3896)
Như chúng ta thấy, sự tức giận là sức mạnh tinh thần bất thiện dẫn con người vào những hoàn cảnh khó chịu và đau khổ khác nhau.
(Xem: 4913)
Đạo Phật vốn là tôn giáo vô ngã, phá chấp, không có tín điều, và tuyệt đối tôn trọng sự thực;
(Xem: 4683)
Sự khác biệt giữa "Trời" và "Thượng đế" dường như là một điều thắc mắc trong tâm trí của nhiều người.
(Xem: 4458)
Có lần khi nói về tám thức tâm vương trong Duy thức học, một người hỏi rằng “con người lo sợ là do thức nào?”.
(Xem: 3425)
Lửa. Lửa lại bùng cháy trên những cánh rừng bạt ngàn miền tây. Khói cuồn cuộn, lan xa hàng nghìn dặm, kéo qua tận miền đông.
(Xem: 4376)
Một trong những đặc trưng khu biệt của văn học Phật giáo với những dòng văn học khác chính là ở cách sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật.
(Xem: 4851)
Con đường xưa…! và con đường nay bây giờ có khác gì không nhỉ? Có những lúc mình đi trên con đường sỏi đá chông gai
(Xem: 4507)
Khi loài người chúng ta bắt đầu giải quyết mọi vấn đề, chúng ta không quan tâm theo một phương cách cẩn thận chu đáo
(Xem: 4317)
Theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy y cứ theo lịch Ấn Độ cổ đại, bắt đầu Vũ Kỳ An Cư (Vassavāsa) từ ngày 16
(Xem: 5337)
Có lần một vị Bà La Môn hỏi Đức Phật, Thưa Ngài! Biết có kiếp sau hay không mà Ngài khuyên răn chúng tôi làm thiện.
(Xem: 4812)
Kẻ cai ngục, dù nơi nhà tù lớn hay nhỏ, xa hay gần, kẻ đó cũng không thể thoát khỏi chu kỳ sinh, lão, bệnh, tử được.
(Xem: 5502)
Nay kính cẩn ghi những lời này, xin gửi đến quý Phật tử nào may mắn Cha, Mẹ còn mạnh khỏe thì đó là phước lớn không gì sánh được trên cõi đời này.
(Xem: 4557)
Lịch sử thật là muôn hình vạn trạng, các Sử gia lại càng biến hóa khôn lường.
(Xem: 4966)
Thế Tôn từng dạy, những ai đến với giáo pháp của Ngài là để thấy chứ không phải để tin. Chính quan điểm đúng đắn, sự thấy biết chính xác sẽ dẫn đường cho tư duy và hành động đúng đắn, hướng đến Chân Thiện Mỹ...
(Xem: 4443)
Cuộc đời con người chỉ mấy mươi năm thôi mà có biết bao nhiêu chuyện xảy ra.
(Xem: 4646)
Sự vô thường, tuổi già và bệnh tật không bao giờ hứa hẹn với bất cứ ai. Bất cứ khi nào chúng đến, chúng sẽ đến mà không một lời báo trước.
(Xem: 5099)
Trên đời này có rất nhiều người thường hay nhắc đến hai chữ “họa và phước” khẳng định là chúng ta ai ai cũng đều hiểu cả.
(Xem: 4305)
Có bốn pháp vật thực là đoàn thực, xúc thực, tư niệm thựcthức thực. Nhờ bốn thực ấy làm duyên, trợ sanh và nuôi dưỡng cho nên ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant