Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cơ Duyên Thuở Trước

01 Tháng Chín 201807:50(Xem: 5700)
Cơ Duyên Thuở Trước

CƠ DUYÊN THUỞ TRƯỚC

Thị Thiện Phạm Công Hoàng



Chắc có lẽ cơ duyên thuở trước

Người ở Nhật, ở Đức khác nhau

Ngờ đâu lại có nhịp cầu

Á Âu gặp gỡ nhiệm mầu Thích Ca

Một nhân duyên mà tôi nêu lên đây là cả một sự ngẫu nhiên mà sau nầy, khi đi đến với đạo Phật, biết và học được giáo pháp của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni, tôi mới ngộ ra một điều: Chắc kiếp trước đã có nhân duyên gì, nên ngày hôm nay trên 41 năm, tôi trở thành đệ tử thứ 5 của vị Thầy, từ Nhật Bản Á Châu sang Đức của trời Âu nầy.....

 

Thay taik Dinh Thu Hien Hannover 1980

Hình chụp tại Dinh Thủ Hiến của Dr. Albrecht Hannover năm 1980

Từ trái qua phải :

HT. Thích Như Điển, Dr. Albrecht, Thị Thiện Phạm Công Hoàng,

Thị Chơn Ngô Ngọc Diệp

 

Gặp gỡ đầu tiên

Mùa hè năm 1977, anh Đ. -một anh sinh viên họcĐại Học Khoa Học Kỹ Thuật (TU) Berlin thuộc Tây Đức. Lúc đó tứ cường còn đóng quân tại Tây Berlin gồm có Mỹ, Anh và Pháp; còn Đông Berlin là quân đội Nga. Anh gặp tôi và nói là có một ông Sư trẻ người Quảng sẽ lên thăm Berlin và nói chuyện với anh chị em sinh viên. Ông sư nầy người Quảng đồng hương với tôi và thuộc thơ văn, chắc hợp với tôi lắm. Vấn đề là làm sao có chỗ để chúng ta tụ họp. Lúc đó tuy tôi đã học xong và làm việc nghiên cứu (Wissenschaftlicher Mitarbeiter) do Ordinius Professor Dr. Ing. Giencke hướng dẫn, tôi đã nạp đơn xin học ngành Physikalische Ingenieur Wissenschaft với mục đích được ở cư xá sinh viên, khỏi bị dọn ra. Và cũng nhờ trước kia trong những lễ Giáng Sinh, hay nghỉ hè, qua sự kêu gọi của Akademie Ausländeramt của Đại Học Khoa Học Kỹ Thuật  Berlin (TUB), tôi ở trong Ban Tổ Chức đón mừng Giáng Sinh, hay các Party trong dịp hè cho sinh viên ngoại quốc tại cư xá, nên sinh viên họ bầu tôi làm đại biểu của cư xá. Vì vậy nên việc mượn phòng không có gì là khó khăn.

 

Tại phòng hội của Cư Xá Sinh Viên Eichkamp gần khu vực triển lãm, bên cạnh đài phát thanh Berlin, anh chị em sinh viên Berlin tiếp đón phái đoàn sinh viên Tây Đức, trong số đó dĩ nhiên là có vị tu sĩ người Quảng mà anh Đ. đã nói từ trước. Chỉ có vị tu sĩ là tôi chưa quen còn những anh sinh viên tháp tùng, thì tôi đã quen biết từ lâu qua Đại Hội Thể Thao tại Stuttgart năm 1970 và một vài lần đá bóng giao hữu và thi đấu bóng bàn tại Hannover...).

Phải nói là cuộc gặp gỡ đầu tiên như có một cái gì đó khá thân thiết, có lẽ vì cùng là người Quảng với nhau qua câu nói: "Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay lo, Bình Định nằm co, Thừa Thiên ních hết" nên gần gũi tự nhiên dễ thông cảm. Hơn nữa cái xứ Quảng nghèo nàn, sông sâu núi cao, đất thịt thì ít, đất cát thì nhiều và lại gần núi, nơi thường gọi là „đất cày lên sỏi đá“ nên họ phải chống chọi với thiên nhiên để sống... Vì thế học sinh cũng như sinh viên người Quảng được mệnh danh là học gạo -ý nói là chăm chỉ, siêng năng học hành để tiến thân.. 

 

Những lần gặp gỡ sau đó 

Khi vị tu sĩ chuyển từ Kiel đến Hannover, được sự giúp đỡ của một số sinh viên, có người đã ra trường, có người còn học, đã giúp xin Zulassung tiếp tục học hậu đại học, cũng như tìm nhà cho vị tu sĩ đó. Đến năm 1978 khi Thống Đốc Tiểu Bang Niedersachsen, ông Dr. Ernst Albrecht, thu nhận hơn 1.000 người Việt tỵ nạn vào, thì một số anh chị sinh viên luôn cả vị tu sĩ cũng đi thông dịch giúp đồng bào. Riêng tôi chỉ về cuối tuần để lo phần Văn Nghệ cho Lễ Phật Đản mà vị nầy dự định tổ chức cũng như chở vị nầy đi đến các trai tỵ nạn mà người Đức gọi là Boat People, để giảng Phật pháp.

Lúc đầu thật là bỡ ngỡ không biết gọi vị nầy là gì, nhưng kể từ năm 1978 bắt chước theo những anh sinh viên tại Hannover, gọi vị nầy là Thầy. Lúc đó tôi đã được hãng chế máy bay VFW Bremen sau nầy là hảng AIRBUS, thu nhận làm việc. Cho nên từ Bremen xuống Hannover không xa và hầu như tôi thường về Hannover vào những ngày cuối tuần. Có lúc chở Thầy đi đây đó, có lúc tập văn nghệ: nào là múa, hát hợp ca, hoạt cảnh. Tôi còn nhớ một lần, trong ngày Lễ Vu Lan, Thầy viết kịch bản với tựa đề: "Hoa rơi trước cửa Phật" và nhờ tôi làm đạo diễn. Trong vở kịch nầy có 2 em từ Lübeck, một đóng vai người Con Gái, một đóng vai người Mẹ. Người đóng vai Mẹ xuất sắc, tôi rất cảm mến và sau nầy trở thành vợ tôi.

 

Cảm nhận được tình cảnh lúc bấy giờ, là đồng bào trong nước ra đi tìm tự do, liều thân với sóng to gió lớn trên biển khơi, thiếu nước uống, thiếu thực phẩm, lênh đênh trên biển cả, 9 phần chết một phần sống, còn bị bọn cướp biển Thái Lan cưởng hiếp và tàn sát... Đài TV Đức đưa tin hầu như hằng ngày, Thầy, cùng quý anh sinh viên và tôi kết hợp với Hồng Thập Tự tại thành phố Hannover lắc lon trên đường với tiêu đề: "Ein Schiff für Vietnam" (Một con tàu cho Việt Nam). Xin nói thêm một điều mà tôi cảm thấy xót xa là trước bối cảnh người Việt ra đi tìm tư do, 50% đã bỏ mình trên biển cả, mà chính phủ đương thời của Thủ Tướng Heklmut Schmidt (SPD) không đả động gì. Chỉ có ông Thống Đốc tiểu bang Nierdersachsen, Dr. Ernst Albrecht, thân phụ của bà Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng hiện tại là Dr. Ursula von der Leyen, là ra tay cứu đồng bào ta. Đợt đầu tiên là 1000 người, không những thế Ông đã gởi thư đến tất cả các tiểu bang tại Đức cũng như tất cả các nước trên thế giới cũng như UNO, kêu gọi họ hãy mở vòng tay nhân ái, cứu vớt thuyền nhân tỵ nạn.

 

Thành lập Tổ Chức Sinh Hoạt liên quan đến Cap Anamur:

Trong thời gian nầy song song với việc kêu gọi người Đức giúp đỡ để có một con "Thuyền Cho Việt Nam", Tổ Chức Nhân Quyền Cho Việt Nam tại Hannover, qui tụ nhiều sinh viên và cả Thầy nữa, vừa vận động với chính phủ Đức để thành lập Tổ Chức Sinh Hoạt Liên Vùng Bắc Đức, ngõ hầu vừa giúp đỡ đồng bào tỵ nạn mới đến, vừa duy trì và phát huy văn hóa Việt trên nước Đức. Nhờ thế họ mới thấy, hiểu được truyền thống văn hóa của chúng ta. Anh chị em sinh viên lúc đó, đã thành lập Ban Vận Động đi khắp nơi trên địa hạt Bắc Đức như Kiel, Berlin, Hamburg, Bremen, Hannover, Vechta, Georgmarienhut, Osnabrück, Lingen, Meppen, Hindesheim, Neustadt, Hamelm, Braunschweig, Göttingen, Nordden, Norddeich, Ausrich, Bielefeld, Oldenburg, Westestede.... để thành lập Hội tại mỗi địa phương. Vào tháng 9.1979 qua 3 ngày Đại Hội Thể Thao tổ chức tại sân thể thao của Đại Học Bremen, một Ban Chấp Hành được thành lập với tên là: Tổ Chức Sinh Hoạt Liên Vùng Bắc Đức. Lúc đó Thầy là là tu sĩ chỉ đứng vai trò cố vấn và tôi được bầu làm Phó Ngoại Vụ, vì tôi đi làm trong hãng còn những vị khác trong Ban Chấp Hành là những anh em đi thông dịch tại những địa phương nêu trên, gần gũi Đồng Bào nhiều hơn.

 

Sau nầy anh chị trong Ủy Ban Nhân Quyền (UBNQ) và Tổ Chức Sinh Hoạt (TCSH) lên Bonn họp cùng với Chủ Tịch Quốc Hội Ông Stückler, Ông Neudeck, Ông Frank Alt, Ông Heinrich Böll, lãnh giải Nobel Văn Chương 1972,... và thành lập một Ủy Ban tham gia vào chiếc tàu Il de Lumierre của Pháp đã cứu vớt đồng bào chúng ta. Sau nầy Ông Neudeck qua sự hỗ trợ của Thống Đốc Tiểu Bang Niedersachsen, Dr. Ernst Albrecht, lập ra Ủy Ban Cap Anamur như chúng ta đã biết. Đó là những vị Ân Nhân của người Việt Tỵ Nạn chúng ta.

 

Một câu chuyện rất vui nhưng mang một trong những kỷ niệm đối với Thầy. Thầy lúc đó chỉ là Đại Đức và bây giờ Thầy là Hòa Thượng Phương Trượng Chùa Viên Giác Hannover. Hôm phái đoàn trong Ban Vận Động, hướng về Lingen/Meppen để kêu gọi bà con lập Hội ở đó. Trên đường đi ngang qua một cánh đồng trồng bắp, anh em nói với nhau là ngừng lại để „nghỉ ngơi“... Trong đoàn, nếu tôi không lầm còn có các anh Lâm Thương ở Osnabrück (đã qua đời), anh Chu Vũ Tập ở Georgmarienhütte, sau nầy là Chủ Tịch và ở Hamburg... Sau chừng 15 phút anh em đi ra với trên tay mỗi người có một vài trái bắp.

Thầy hỏi ngay:

Bộ bẻ bắp trộm hãNhư vậy là phạm giới ăn cắp, một trong năm giới cấm của người Phật Tử đã phát nguyện quy y Tam Bảo 

Anh em trả lời:

Bạch Thầy, chúng con lâu quá không làm gì sai hay phạm giới. Nay hái bắp trộm một chút để chúng con có dịp sám hối... Chắc là Đức Phật thông cảm !

 

Một lần khác mà tôi không bao giờ quên là trong một chiều thứ sáu, tôi lái xe từ Bremen lên Lübeck đón ông Hội Trưởng Hội NVTNCS tại Lübeck, xong đến đường Kestener-Strasse 37 Hannover đón Thầy. Sáng ra Thầy luộc 3 cái trứng (lúc đó Thầy nghèo quá đâu có nhiếu tiền, nên trứng là rẻ nhất) cùng với mấy ổ bánh mì để ăn sáng và ra đi hướng về Stuttgart, đến trại tỵ nạn, làm lễ và thăm đồng bào tại Sollingen (?) cách thành phố stuttgart 7,8 chục cây số.... Đến quá giờ trưa, chúng tôi vào quán ăn, sau khi kêu đồ ăn, tôi đi vào phòng vệ sinh. Khi đi ngang qua bàn ăn của ông bà già đang ngồi ăn, tôi chào và chúc: Grüß Gott und guten Appetit (vì lúc trước tôi học tiếng Đức ở Kochel am See, cách München 64 Km thuộc tiểu bang Bayern). Ông Bà liền hỏi :

Danke, und woher kommen Sie?

Ich komme aus Vietnam... tôi trả lời

Khi trở về, đi ngang qua chỗ của hai ông bà khách Đức, thình lình ông bà nhét vào tay tôi một phong bì. Về đến bàn mở bì thư ra, trong đó có 50 Đức Mã tôi lật đật chạy lại bàn của ông bà Đức lúc nảy để trả lại, nhưng Ông Bà đó đã rời quán tự bao giờ.

 

Thật vậy:                                   

Người Việt Nam ít người biết đến

Đức, con người quý mến vô cùng

Thấy người Việt chào hỏi khiêm cung

Họ thương mến như cùng chung cảnh ngộ

 

Lễ Phật Đản - Lễ Vu LanVăn Nghệ:

Nói đến Văn Nghệ cho Phật Đản và Vu Lan, đáng kể nhất là Lễ Phật Đản được tổ chức tại Rạp Am AGIE Hannover. Lúc đó có phái đoàn chùa Khánh Anh dưới sự điều động của Thầy Minh Tâm sau nầy là Hòa Thượng Phương Trượng Chùa Khánh Anh. Rất tiếc là Ngài đã về cõi Phật trong Khóa Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 25 tại Phần Lan. Trưởng Ban Văn Nghệ GĐPT Quảng Đức là anh Hàn Lệ Nhân đã tháp tùng Thầy Minh Tâm qua Đức để đóng góp văn nghệ. Tôi là Trưởng Ban Văn Nghệ, đảm nhận tập múa, kịch, hợp tấu và hợp ca... Để đáp lại thạnh tình của phái đoàn Paris, Thầy trụ trì Niệm Phật Đường Viên Giác, hướng dẫn phái đoàn đi Paris dự Lễ Phật Đản. Riêng tôi chở các em gồm có đội múa hầu hết là các em trong gia đình Thị Hiện đến Paris và ngủ tại nhà anh chị của tôi tại Pierrefitte ngoại ô Paris.

Có một câu chuyện thật vui là Ban Hợp Tấu, tôi không biết dở hay, nhưng sau khi trình diễn xong, ông chủ nhà hàng ở St. Michel rất thích, khen ngợi và mời cả phái đoàn về nhà hàng để dùng cơm. Dĩ nhiên là có Thầy trụ trì Niệm Phật Đường Viên Giác hướng dẫn. Anh em trong Ban Hợp Tấu lại trình diễn trong tiệm ăn và được các thực khách vỗ tay tán thưởng.

 

Có lần tôi tổ chức Tết trong 3 ngày tại Bürgerhaus Bremen Nord qua sự tài trợ của Bộ Nội Vụ Liên Bang Dr. Geißler và giới thiệu Thầy trụ trì với hơn 1000 người khắp nơi về tham dự. Đài Truyền hình Bunten und Binnen Bremen đã quay phim từ lúc bà con xuống nhà ga Bremen đến nơi tổ chức Bremen Nord. Tôi đã mời Ông Thứ Trưởng Nội Vụ Liên Bang, Dr. Geißler, đáp máy bay từ Bonn xuống Bremen, mời hầu hết các Tòa Lãnh Sự, Đại Diện Bürgermeister Bremen và một số quan khách liên quan đến khâu tổ chức... Sau lời Chào Mừng của Ban Tổ Chức là lời chào mừng của Thầy và tiếp theo sau là lời chào mừng của Dr. Geißler... Những kỳ tổ chức Đại Hội Thể Thao cho Đức Quốc cũng như cho Âu Châu, tôi luôn mời Thầy đến để chào mừng các Lực Sĩ và các phụ huynh tham gia cùng với quan khách Đức địa phương trong ngày Lễ Khai Mạc. Đặc biệc tôi được sự yểm trợ của Thống Đốc hay Bürgermeister của tiểu bang, ngay cả Bộ trưởng Văn hóa gởi thư chúc mừng từ Berlin sau khi bức tường Berlin sụo đổ và một số nhân sĩ người Đức mà tôi quen biết như MBD Mathias Wissmann (hồi đó là chủ tịch của Junge UNION CDU và nay là chủ tịch ngiệp đoàn xe hơi tại Đức (Automobil Gesellschaft Deutschlands). Trong những kỳ Đại Hội Thể Thao như vậy, tôi luôn tổ chức Đêm Văn Nghệ, tôi luôn mời Thầy dành thì giờ đến tham dự.

 

Hầu như trước kia, khi Thầy còn ở đường Kestener và sau nầy khi dời lên đường Eichelkamp, tôi thường có mặt: Nào là chở Thầy đi lên Aachen để mua đồ Á Đông cho Lễ Phật Đản, Vu Lan, hay đi đến những nơi có người Việt tỵ nạn như Hohegeist, Friedland, Sollingen bei Stuttgart, Aachen, Kiel, Nazarette Norddeich; hơạc đến miền Nam Đức, ngay cả qua Salzburg Österreich....

 

Tranh Đấu cho Tự Do Tôn Giáo tại Việt Nam

Phải nói là sau khi Thầy về Hannover và dời Niệm Phật Đường từ Kestener Straße đến Eichelkamp Straße là tôi thường chở Thầy đi biểu tình, tuyệt thực tại Bonn trong ngày 30 tháng 04 và ngày Quốc Tế Nhân Quyền mỗi năm. Biểu tình xong là về Nhà Thờ tại Bonn, tọa lạc sau nhà Quốc Hội Đức chừng một km để hội thảo. Tôi cũng chở Thầy Minh Tâm (Pháp), Thầy Trí Minh (Na Uy) và Thầy Như Điển (Đức) lên thăm Bộ Ngoại Giao Đức để trình bày về vấn đề Nhân Quyền tại Việt Nam, nhất là vấn đề đàn áp tôn giáo. Không những thế tôi còn tháp tùng phái đoàn Chùa Viên Giác gồm có Sư Phụ, Thầy Hạnh Thức, Sư Cô Hạnh Thông, Sư Cô Hạnh Ngộ và Bác Thị Tâm, lúc đó là Hội Trưởng Hội Phật Tử Việt Nam Tỵ Nạn Tại CHLB Đức.... về Genève (Thụy Sĩ) trước UNO, tuyệt thực và trình Thỉnh Nguyện Thư lên Liên Hiệp Quốc về vấn đề Nhân Quyền, Tự Do Tôn Giáo, quyền Căn Bản cho Dân là Tự Do Tín Ngưỡng, Tự Do Báo Chí, Tự Do Ngôn Luận, Tự Do Hội Họp cho Người Dân Việt Nam... Mong rằng một ngày cánh chim câu bay lượng trên quê hương Việt Nam đang khổ đau

... 

Một đóa hoa là ngọn lửa Chi Mai

Thắp sáng lên trong tim tuổi xanh

Một trái tim là một cánh chim câu

bóng mát trên quê hương khổ đau

 

Tôi còn nhớ ngày hôm đó còn có phái đoàn Hưng Ca dưới sự hướng dẫn của chị Nguyệt Ánh và anh Việt Dũng, tôi đã đánh Mandoline cùng hát chung với đoàn Hưng Ca. Sau Mit Tinh, tụng kinh cầu nguyện, trình Thỉnh Nguyện thư lên Liên Hiệp Quốc, phái đoàn Tây Đức qua Lyon viếng Chùa Thiện Minh do Thầy Thích Tánh Thiệt trù trì. Sáng hôm sau phái đoàn trở về trụ xứ và tôi lái xe từ Lyon vượt cà 1000 km đến Hildesheim, tôi không lái nỗi nửa và Sư Cô Hạnh Ngộ lái tiếp về Chùa Viên Giác Hannover. Còn bao nhiêu lần đến Bruxelle, đến Strasbourg để tuyệt thực, trình thỉnh nguyện thư... Đặc biệt là ngày 30.04.2014, lần đầu tiên được Quốc Hội Âu Châu cho GHPGVNTN Âu Châu, tổ chức Lễ Phật Đản và ngày Quốc Hận 30 tháng 04 tại nhà Quốc Hội ở Strasbourg. Thời đểm đó Trung Cộng hăm he xâm lấn lãnh thổ Việt Nam và tôi phát biểu:

 

Việt Nam ơi! Quê Hương tôi đẹp lắm,

Có gió Nồm, có nắng ấm quanh năm

Có dừa xanh, cát rắng biển mênh mông

Có Hòn Chồng, Hòn Rùa có rừng thông hùng vĩ

Đất nước tôi bao cảnh đẹp in sâu vào tâm trí

Với con người sống có thủy có chung

 

Kính bạch quý Chư Tôn Đức, quý Bà Con Cô Bác và quý Anh Chi,

Đất nước ta, quê hương ta đẹp như thế,

Con người Việt hiền hòa chất phát như thế, há để cho bọn Tàu xâm chiếm hay sao.!!!...

 

Đấy! Tôi vẫn luôn sát cánh với Thầy trong công cuộc đấu tranh cho Đạo Pháp và Dân tộc:

 

Thầy - đệ tử một dạ chí thành

Vượt qua vạn dặm nhằm đấu tranh

Tự Do, Dân Chủ, Dân no ấm

Cầu cho dân tộc vạn sự lành.

chua vien giac hannover 2

chua vien giac hannover 3

 
Chuyện Xây Chùa Viên Giác

Lúc còn tạm ở trên đường Eichelkamp, Thầy mua được miếng đất xây chùa, nằm bên kia đường Eichelkamp (là Chùa Viên Giác bây giờ), Thầy đệ đơn xin phép xây chùa. Lúc trước vì có một vài bất đồng ý kiến với anh chị sinh viên sát cánh với Thầy, nên tôi vắng đến chùa sinh hoạt một thời gian. Biết rõ tâm trạng này, Bác Thị Tâm Ngô Văn Phát đã khuyên nhủ tôi nên trở lại chùa sinh hoạt và học Phật pháp. (Thật ra lúc đó tôi chưa hiểu Giáo Lý của Đức Phật là bao nhiêu).

Một hôm, Thầy cùng mấy đạo hữu thân tín họp trong văn phòng, và cũng là hôm tôi về chùa học giáo lý, tình cờ khi đi ngang qua phòng và nghe được Thầy nói là Thầy đã nạp đơn từ lâu mà chưa có giấy phép xây chùa; tôi liền quên đi những bất đồng với Thầy lúc trước mà chỉ nghĩ đến cách giúp Thầy mà thôi.

Về nhà, tôi liền viết thư lên ông Thống Đốc của tiểu bang Niedersachsen, Dr. Ernst Albrecht (là Thân phụ của bà Von der Leyen, Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Đức hiện nay), để xin:

1. Thứ nhất là giới thiệu Sư phụ tôi muốn được làm quen biết ông.

2. Thứ hai là thay mặt cho thuyền nhân tỵ nạn trực tiếp cảm ơn ông.

3. Thứ ba là xin cứu xét giấy phép xây chùa.

May mắn thay, nhận được thư, ông ta trả lời và cho một cái hẹn tiếp kiến, đồng thời ông ta hỏi những người cùng đi với tôi là ai. Tôi trả lời là có Thầy, đạo hữu Thị Chơn và tôi.

 

Chỗ nầy chắc có lẽ mọi người đặt câu hỏi là làm sao mà tôi lại viết thư và được ông Thống Đốc chiếu cố. Có lẽ trước đó ông đã làm người bảo trợ (Schirmherr) cho Tổ Chức Sinh Hoạt của Người Việt Tỵ Nạn miền Bắc tổ chức Đại Hội Thể Thao Hùng Vương tại Bundessportleistungszentrum tại Hannover và đài Nord Deutsche Rundfunk phỏng vấn tôi đã nhân danh đồng bào Thuyền Nhân Tỵ Nạn càm ơn vị Ân Nhân với tấm lòng Bồ Tát, đó là Thống Đốc Tiểu Bang Ernst Albrecht.

Hôm đó ba Thầy trò đến nơi và đã thấy hồ sơ xin xây chùa của Thầy đã nằm trên bàn. Trong dịp nầy tôi đã tặng ông Thống Đốc một chiếc thuyền vượt biển do một anh đã tặng cho tôi. Thật ra mà nói, giấy phép xin xây chùa thuộc thành phố Hannover, nhưng quốc hội của Niedersachsen nằm tại Hannover, nên ông Thống Đốc có quyền ký giấy phép. Vả lại chùa Viên Giác là chùa đầu tiên, nên chính quyền tiểu bang phải đắn đo suy nghĩ, vì có ảnh hưởng đến những cuộc bầu cử tiểu bang. Cho nên mãi đến sau nầy khi về hưu, ông mới đến thăm chùa. Dịp này tôi được tháp tùng ông đi xem chùa và bảo tháp. Ông nói: "Gia đình chúng tôi được sinh ra, lớn lên và được dạy dỗ theo truyền thống Thiên Chúa Giáo, nhưng chúng tôi đọc rất nhiều về giáo lý của Đức Thích Ca Mâu Ni". Cho nên những nghĩa cử của ông hầu hết thuyền nhân người Việt gọi Ông là một vị Bồ Tát hay là một vị Thánh. Rất tiếc là Ông đã qua đời cách đây 4 năm. Thương tiếc Ông tôi đã viết một bài hát với tên là Danke, Thanks, Merci bien, cho Ông Albrecht và cả cho Ông Rupert Neudeck, khi còn sống:

 

Vielen Dank dem deutschen Volk

Vielen Dank Dr. Ernst Albrcht (Dr. Rupert Neudecck)

Vielen Dank alle Menschen, die bereit waren, uns zu helfen

 

Vielen Dank für Ihr Verständnis

Vielen Dank für Ihre Freundlichkeit

Vielen Dank für Ihr Entgegenkommen

Vielen Dank für alles, was wir zum Ausdruck bringen möchten

 

Alles Gute für Ihre Gesundheìt

Alles Gute für Ihr ganzes Leben

Ales Gute wünschen wir Ihnen von ganzen Herzen

 

Alles Gute für Ihre Gesundheit

Alles Gute für Ihr ganzes Leben

Wir wünschen uns, dass unsere Freunbdschaft niemehr vergeht.

 

Tôi còn viết ra bài hát nầy bằng tiếng Anh, Pháp và Việt. Vì quá dài xin chỉ viết bài bằng tiếng Đức thôi.

mới đây cũng như vị Ân Nhân thứ hai là ông Rupert Neudeck, tôi cũng đã viết bản nhạc để nhớ đến Ông hay Ông Neudeck và chỉ cần để tên Người Ân Nhân khi nói về Một trong hai Ông:

 

Một vị Ân Nhân, tên Ông Dr. Ernst Albrecht (Ruppert Neudeck)

Một vị Ân Nhân, tên Ông chúng ta luôn khắc ghi

Một vị Ân Nhân, nhìn thấy cảnh Người Việt ra đi

Tìm Tự Do vượt sóng to gió lớn gian nguy

 

Một vị Ân Nhân, tên Ông Dr. Ernst Albrecht

Một vị Ân Nhân, trong khoảnh khắc luôn nghĩ đến chúng ta

Một vị Ân Nhân, khi thấy người thoát khỏi cảnh phong ba

Luôn nở nụ cười uy nghi nhưng thiết tha

 

Điệp Khúc

 

Ông là Người vị Ân Nhân của chúng ta

Ông là Người có tình thương rộng lớn bao la

Vì người Việt Năm Châu hôm nay

Vì Người Việt Năm Châu tương lai

Ông kêu gọi các quốc gia cứu vớt chung vai

 

Ông là người vị Ân Nhân của chúng ta

Ông là Người có tình thương rộng lớn bao la

 

Đức Phật đã dạy, làm người Phật tử chân chính là phải biết ơn và nhớ ơn. Cho nên đến bây giờ qua bốn mươi mấy năm, tình cảm và sự quý kính của tôi đối với Sư phụ trước sau như một không có gì thay đổi cả.

Vì tôi cũng là con người (Ich bin doch ein Mensch) nên tình cảm có lúc nầy lúc kia, bộc trực hay nói thẳng cho nên có lúc làm cho Thầy không hài lòng và tôi cũng không tránh khỏi buồn phiền vì cứ nghĩ rằng Thầy không hiểu tấm lòng của tôi. Tuy nhiên phải nói một điều là từ ngày trở thành đệ tử Thầy ban cho tôi Pháp danh "Thị Thiện" và trong bao năm qua tôi đã được học, thực hành giáo lý của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni, nên con người của tôi thay đổi rất nhiều, từ tâm tính hay nóng nảy, bộc trực và không bông đùa, nay biết sửa đổi chút ít, luôn suy nghĩ, áp dụng tinh thần Lục Hòa, Tứ Vô Lượng Tâm "Từ Bi Hỹ Xả" và Tứ Trọng Ân...

 

Sắp tới là ngày kỷ niệm 40 Năm Báo Viên Giác và Ngày Quan Trọng đối với hàng đệ tử tại gia hay xuất gia, đó là ngày Sư Phụ tôi Phương Trượng Chùa Viên Giác Thọ 70 tuổi.

 

Ai đâu có được tuổi bảy mươi

Mừng vui đệ tử lẫn mọi người

Cầu chúc Sư Phụ đầy sức khỏe

Sở cầu như nguyện sen nở tươi

 

đệ tử thứ 5 của Sư Phụ, con Thị Thiện xin viết thêm bốn câu thơ với:

 

Thầy tôi đã đến tuổi bảy mươi

Thích đi hoằng pháp, nở nụ cười

Như Bồ Tát lòng rộng mở

Điểnlộ, diệc, đời vẫn vui tươi

 

Xin kính bút,

Thị Thiện Phạm Công Hoàng

Đệ Tử Thứ 5

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1308)
Bốn pháp giới Sự, Lý, Lý Sự vô ngạiSự Sự vô ngại là những từ ngữ của tông Hoa Nghiêm.
(Xem: 1435)
Sống trên đời, có ai không mang ít nhiều âu lo? Người nghèo thì lo làm thế nào để mọi người trong gia đình mình đủ ăn đủ mặc.
(Xem: 1332)
Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.
(Xem: 1406)
Hạnh phúc chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn.
(Xem: 1387)
Cái vòng tròn vô hình lại quay trọn môt vòng, mùa thu lại về với đất trời Bắc Mỹ.
(Xem: 1284)
Trong Trung luận của Bồ tát Long Thọ luận giảng về tánh Không, phần nhiều là những câu phủ định.
(Xem: 1341)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1352)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phụcvượt qua, đó là gì?
(Xem: 2037)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1385)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(Xem: 1412)
Thực tập nhằm tăng cường khả năng tập trung hoặc chú ý đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các truyền thống tôn giáo lớn.
(Xem: 1280)
Trong phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ nhất của Kinh Hoa Nghiêm, các thiên vương, các thần vương cho đến các Đại Bồ tát nói kệ tán thán Phật
(Xem: 1538)
Về pháp thiền quán vô thường tôi chia sẻ hôm nay, tôi sẽ không bàn đến đại vô thường như là cái chết, sự hủy diệt, sụp đổ hay sự chia ly.
(Xem: 1378)
Sau khi quy y Tam bảo, vì muốn tìm cầu tri thức, tôi đã nỗ lực nghiên cứu kinh điển. Kinh Phật mênh mông như biển cả,
(Xem: 1241)
Sống lâu, khỏe mạnh là một phước báu lớn. Nhưng không phải ai cũng có được phước báo này.
(Xem: 1208)
Ăn chay không thực hành trong tâm lý cứng nhắc, khắc nghiệt mà ăn chay cần duy trì trong một tâm thái an lạc, nhẹ nhàng và hạnh phúc!
(Xem: 1272)
Thiểu dục: là ít muốn. Tri túc: là biết đủ. “Thiểu dục tri túc”, tức là ít ham muốn và biết đủ.
(Xem: 1257)
Biết chế ngự tâm thì sẽ giảm đi hoặc chấm dứt hẳn những tham vọng, cuồng nộ, sân hận, bẳn gắt, ganh tỵ, đố kỵ, si mê...
(Xem: 1396)
Con người khi mất đi, vẫn còn âm hồn như trong đạo Phật vẫn luôn nhắc đến thuyết luân hồi,
(Xem: 1129)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(Xem: 1116)
Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ.
(Xem: 1173)
"Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương-xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ, Tôn giả Tam-di-đề cũng đi du hóa ở thành Vương-xá, tại Ôn tuyền lâm.
(Xem: 1313)
"Chánh niệm" - Đó là một từ được bàn tán nhiều khi một người lần đầu tiên tìm hiểu về thiền địnhPhật giáo. Chánh niệm là gì?
(Xem: 1333)
Trí huệ là cái mỗi chúng sanh đều vốn có, chỉ vì bị khuất lấp do những che chướng tạm thời, phiền não chướngsở tri chướng, mà không thấy không biết
(Xem: 1103)
Kinh Vu lan, một bản kinh ngắn nhưng hàm súc, tràn đầy ý nghĩa nhân văn, chan chứa đạo lý, thấm đẫm tình người và đặc biệtgiá trị giáo dục nhân cách với đặc trưng hiếu đạo.
(Xem: 1220)
Đôi khi chúng ta sống cùng nhau, đi ngang đời nhau, đối diệnvới nhau nhưng lại chẳng thấy nhau.
(Xem: 1157)
Các đặc điểm hợp lý trong giáo lý Phật giáo sơ kỳ đã có sức hấp dẫn lớn đối với các học giả châu Âu khi họ nghiên cứu vềPhật giáo.
(Xem: 1300)
Là người Việt Nam, chúng ta ai lại không biết bài hát “Lòng mẹ” của Y Vân với những câu hát như “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào/ Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào…”.
(Xem: 1286)
Ngày Lễ Vu Lan để mỗi người con nhớ đến sự hy sinh, tình thương bao lacông ơn của Cha Mẹ,
(Xem: 1422)
Ngày lễ Vu Lan, những người con ở xa thương nhớ cha mẹ, lòng vẫn luôn hướng về cha mẹ, hướng về nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
(Xem: 1529)
Bám chấp là nguyên nhân của mọi đau khổ, phiền não. Đó là những gì làm phát sinh trạng thái hữu và sinh.
(Xem: 1270)
Đạo Phậttôn giáo từ bỏ bạo lực một cách mạnh mẽ nhất trong mọi hình thức.
(Xem: 1255)
Trong mọi truyền thống Phật giáo đều có việc tụng kinh, từ Nam tông, Bắc tông cho đến Mật tông.
(Xem: 1391)
“Hãy ví khổ như rác và hạnh phúc như những đoá hoa… Chuyển hóa khổ đau chính là biết cách biến rác trở lại thành hoa” (Thiền sư Nhất Hạnh).
(Xem: 1428)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rùng.
(Xem: 1343)
Bất kỳ ai trên thế gian này đều mong muốn tìm cho mình hạnh phúc, an lạc, mà những niềm vui, lạc thú trên đời này rất nhiều.
(Xem: 1673)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn
(Xem: 1316)
Phật giáo thời Hậu Lê tuy không phát triển mạnh như thời Lý-Trần, nhưng thể hiện nên nét đặc sắc về nhiều mặt của Phật giáo
(Xem: 1319)
Những phương cách để đối phó với bệnh khi nó xảy ra là gì? Bình thường phản ứng của chúng tacảm thấy ...
(Xem: 1351)
Phật pháp quả là biển học vô bờ, muôn ngàn pháp môn phương tiện, tùy theo căn cơ trình độ chúng ta chọn và thích hợp với các pháp môn tu khác nhau.
(Xem: 1199)
Hiện nay, vấn đề Bảo vệ Môi trường đang rất được quan tâm ở khắp các nước trên thế giới.
(Xem: 1222)
Hiện nay, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọngViệt Nam và trên thế giới.
(Xem: 1354)
Để lĩnh hội trọn vẹn “cảm giác an lạc” sinh khởi nhờ thiền định, đòi hỏi các thiền sinh phải có một nền tảng định vững chắc.
(Xem: 1475)
Một hôm Ngài A Nan hỏi Đức Phật ? Bạch Đức Thế Tôn, sau khi một chúng sanh qua đời họ sẽ tái sanh về đâu?
(Xem: 1534)
Ba đứa chơi thân với nhau tự thuở nào, thiên hạ ai cũng bảo ba đứa ấy như hình với bóng
(Xem: 1702)
Năng lễ, sở lễ tánh Không tịch Cảm ứng đạo giao nan tư nghì
(Xem: 1565)
Nắng như thiêu đốt suốt những ngày qua. Luồng gió nóng thốc qua sân nhà tưởng chừng làm héo hắt thêm cho những
(Xem: 1458)
Ngũ là năm. Uẩn có nhiều nghĩa, như: chắc chắn, nhóm, thành phần hay yếu tố
(Xem: 1240)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu biết về hơi thở.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant